1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các loại trực thăng chiến đấu của Soviet và Nga: Mi-24, Ka-50/52 và Mi-28

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Russianfan, 06/10/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    MI-24 TRONG CUỘC CHIẾN IRAN - IRAQ
    Bài này vốn không nằm trong ý định ban đầu của tôi khi giới thiệu về trực thăng Mi-24. Tuy nhiên sau khi bạn Gabeo đưa ra thông tin thú vị về các cuộc đối đầu giữa Mi-25 (Mi-24D xuất khẩu) của Iraq và AH-1J Cobra của Iran, tôi quyết định thêm phần này vào để giúp mọi người có cái nhìn tổng quan hơn về Mi-24
    LỊCH SỬ & CHIẾN THUẬT SỬ DỤNG MI-24 TRONG QUÂN ĐỘI IRAQ
    Các IrAAC (Iraq Army Air Corps / Các quân đoàn không quân của quân đội Iraq) được thành lập vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8 năm 1980, trong suốt quá trình chuẩn bị cho cuộc chiến với Iran và được dựa trên mô hình của Không quân Quân đội Pháp (ALAT). Nó sử dụng tất cả các dạng máy bay trực thăng để hỗ trợ cho quân đội với các phi công chủ yếu được đào tạo từ Pháp, Liên Xô và Anh. Tuy nhiên vào giai đọan này, các đơn vị IrAAC vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh. Dù cho các phi công đã được đào tạo và huấn luyện tốt, các sỹ quan của nó vẫn còn phải học hỏi nhiều về các hoạt động và cách vận hành các đơn vị trực thăng. Trong rất nhiều lần, hoạt động của nó ít nhiều sao chép từ chiến thuật của kẻ thù Iran. Lực lượng không quân này này đã tham gia vào cuộc chiến tranh ngay từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc, thực hiện hàng trăm cuộc xuất kích mỗi ngày. Ví dụ như ngày 30 Tháng 10 năm 1980 trực thăng của IrAAC đã xuất kích không ít hơn 120 lần.
    Tuy nhiên, vào thời điểm ban đầu của cuộc chiến, người Iraq thiếu các trang thiết bị phù hợp để chiến đấu. Những trực thăng Mi-8, được vũ trang mạnh và là những con ngựa thồ của IrAAC, tuy lý tưởng cho việc vận chuyển quân và tiếp viện nhưng lại quá lớn, thiếu lớp giáp đủ vững chắc và không được trang bị đầy đủ cho nhiệm vụ chống tank cũng như rất dễ bị Iran đánh chặn. Tương tự, các trực thăng SA.342 của Pháp cũng có lớp giáp quá yếu và cho đến tận khi một lô hàng lớn các tên lửa chống tank HOT đầu tiên tới Iraq từ Pháp, chúng cũng không được trang bị đầy đủ cho nhiệm vụ chống tank.
    Một loại trực thăng khác của Pháp là SA.316C, được Iraq mua vào đầu thập niên 1970, được trang bị súng máy hạng nặng cũng như các tên lửa chống tank của Pháp như AS.11 và AS.12. Những trực thăng này trước đó đã được sử dụng cho các cuộc tấn công vào quân nổi dậy người Kurd. Các tên lửa của nó đã có sức tàn phá ghê gớm mà đặc biệt là các mục tiêu nằm trong hang động. Người Kurd đã sợ những chiếc trực thăng nhỏ của Pháp hơn bất cứ điều gì khác. Tuy nhiên, phần lớn các trực thăng SA.316C này được sử dụng như là máy bay trực thăng liên lạc và chỉ điểm cho pháo binh. Chúng được bố trí ở miền bắc Iraq.
    Mi-25 của Iraq
    [​IMG]
    Mi-8 vũ trang của Iraq
    [​IMG]
    Trực thăng SA-342
    [​IMG]
    Một chiếc SA-342 của iraq bị phá hủy trong chiến tranh vùng vịnh
    [​IMG]
    Trực thăng SA-316 của Iraq
    [​IMG]
    Mặc cho các thiệt hại nghiêm trọng mà Iraq đã phải gánh chịu trong hai năm đầu của cuộc chiến tranh với Iran, người Iraq vẫn bướng bỉnh và sẵn sàng để học hỏi. Thực tế là cuộc xâm lược của họ đã kết thúc thất bại với một chi phí kinh khủng và buộc họ phải đầu tư mạnh để nâng cao tính hiệu quả của các lực lượng sẵn có, bao gồm các đơn vị IrAAC, thay vì tăng số lượng vũ khí. Họ sẵn sàng mời các chuyên gia quân sự nước ngoài và lắng nghe mọi ý tưởng tốt, đặc biệt là các ý tưởng liên quan tới trực thăng Mi-25 Hind (Phiên bản xuất khẩu của Mi-24D với hệ thống điện tử bị giản lược bớt qua các nước ngoài khối Vác-xa-va gọi là Mi-25).
    Vào năm 1982, IrAAC có tổng cộng 8 tiểu đoàn, được đánh số từ 61 cho tới 68. Đây chỉ là sự khoe khoang của Iraq vì thực tế lực lượng này chỉ vận hành khoảng 70 trực thăng bao gồm Mi-8, Mi-25, SA.342L và SA.316C mà thôi (Sau đó IrAAC được tổ chức lại thành 2 trung đoàn trực thăng vận tải - chiến đấu số 1 và số 2). Mỗi tiểu đoàn trực thăng được triển khai ở một số đơn vị riệng rẽ phân bố dọc theo chiến tuyến. Ví dụ như tiểu đoàn trực thăng "Đột kích, vận tải, huấn luyện và họat động đặc biệt" số 64, được trang bị toàn bộ số trực thăng Mi-25 của Iraq, với 8 Mi-25 được bố trí cố định theo từng cặp tại các căn cứ Samarah, Baiji, Mousel và Falujah. 8 trực thăng Mi-25 này được trang bị đặc biệt để có thể ném bom hóa học và được bố trí bên cạnh các trực thăng SA.342L và Mi-25 thông thường khác.
    Những cặp Mi-25 khác cũng được triển khai tại căn cứ Basrah, gần phủ tổng thống tại Baghdad, (nơi mà chúng được sử dụng để hộ tống cho các máy bay trực thăng được sử dụng bởi Saddam và gia đình) tại Kut, Kirkuk, Nasseriyah, Jalibah, Routba, hoặc tại Tallil. Các Mi-25 của Iraq thường xuyên hoạt động tại các khu vực gần với các hệ thống radar cảnh báo sớm của Iran nên hết lần này tới lần khác chúng trở thành trở thành mục tiêu cho cuộc tấn công bởi lực lượng commando khét tiếng của Iran, phần lớn trong số đó đã trở thành thảm họa cho người Iraq.
    Trong cuộc chiến đấu diễn ra vào mùa thu năm 1982, Các Mi-25 của tiểu đoàn số 64 được triển khai thành hai đơn vị tách rời và đóng tại Kut, Mousel, và Kirkuk. Từ các nơi đó chúng cũng có thể được sử dụng để chống lại người Kurd. Thiếu tá K. A'' ti là chỉ huy của đơn vị phía bắc gọi là "Đơn vị hoạt động đặc biệt số 1" và thiếu tá Badreldeen là chỉ huy của đơn vị phía Nam gọi là "Đơn vị hoạt động đặc biệt số 4".
    Vào năm 1982, Mi-25 vẫn còn là một loại vũ khí tương đối mới của Iraq. Người Iraq đã đặt hàng 12 Mi-25 đầu tiên vào năm 1977. Đây là một phần nằm trong một thỏa thuận rất lớn vào năm 1979 mà Iraq ký với Liên Xô để đặt mua không ít hơn 250 máy bay và trực thăng khác do Liên Xô chế tạo (hầu hết chúng được chuyển giao chỉ sau năm 1982 bởi khi cuộc chiến Iran ?" Iraq nổ ra vào tháng 9 năm 1980, Liên Xô đã ngừng hầu hết các đợt giao hàng của mình cho Iraq do lệnh cấm vận vũ khí quốc tế).
    4 Mi-25 đầu tiên đến Iraq vào tháng 4 năm 1980, 4 máy bay tiếp theo đến vào tháng 6 cùng năm. Vào thời gian nổ ra cuộc chiến Iran - Iraq ngày 22 tháng 9, 6 Mi-25 vẫn đang hoạt động trong tiểu đoàn thứ 4 của lực lượng IrAAC vừa được thành lập, 1 máy bay khác đang trong sửa chữa nhỏ và 1 máy bay còn lại bị bắn rơi bởi máy bay F-14A của Iran vào ngày 7 tháng 9 năm 1980, khi các cuộc đụng độ nhỏ giữa lực lượng hai bên nổ ra.
    3 máy bay Mi-25 nữa bị mất trong chiến đấu chống lại Iran vào cuối năm đó, và sau khi mất chiếc thứ 5, vào tháng Giêng năm 1981, người Iraq đã đặt hàng thêm 16 Mi-25 mới (mặc dù Moscow đã tuyên bố một lệnh cấm vận vũ khí với Iraq khi cuộc chiến nổ ra). Cuối cùng vào tháng 5 năm 1982, một đơn đặt hàng mới cho thêm 18 Mi-25 được thực hiện và có vẻ như là một số máy bay của đợt đặt hàng này đã bắt đầu tới Iraq vào tháng 10 cùng năm 1982.
    Liên Xô đặc biệt cung cấp rất chậm các trực thăng Hind vào thời điểm đó vì phải ưu tiên cho nhu cầu tại chiến trường Afghanistan vốn được xem là cấp bách hơn. Vào tháng 8 năm 1982, chỉ có khoảng 20 Mi-25 phục vụ trong IrAAC. Tất cả chúng được bay bởi phi công của tiểu đoàn số 64, những người được cho là các phi công trực thăng Iraq giỏi và trung thành nhất. Sự tin tưởng của chế độ Iraq vào đơn vị này được thể hiện qua việc 2 máy bay Mi-25 được đặt cố định tại các căn cứ xung quanh Baghdad, nơi chúng có thể liên tục theo dõi và hộ tống sự di chuyển của các lãnh đạo hàng đầu Iraq.
    Phi công Mi-25 của Iraq rất thích dạng máy bay này, ca ngợi tầm hoạt động, tải trọng vũ khí, tốc độ và tính linh hoạt của nó. Tuy nhiên họ không thích các điểm yếu của hệ thống vũ khí, cái được cho là thiếu sự chính xác và độ tin cậy, cũng như là không thích kích thước quá lớn dẫn đến sự chậm chạp của nó.
    Nhắc lại một thực tế là là các phi công F-5 của Iran đã phát triển một chiến thuật đặc biệt để săn và bắn hạ máy bay trực thăng Iraq từ phía trước. Cựu phi công Mi-25 thuộc đơn vị IrAAC Mi-25, Capt Aduan Hassan Yassin, đã kết luận rằng: "Tôi luôn luôn cảm thấy như đang dùng một mục tiêu lớn nhất để bay xung quanh?. Thật vậy, người Iran đã sớm học cách chống Mi-25 bằng tất cả các phương tiện và vũ khí sẵn có và thường xuyên sẽ tổ chức đúng cách thức "các cuộc đi săn" Mi-25.
    Kết quả là vào mùa hè năm 1982 IrAAC đã phải mời một đội ngũ các cố vấn quân sự Đông Đức để giúp phát triển tốt hơn phương pháp và chiến thuật sử dụng của Mi-25 Hind trong chiến đấu, một vấn đề gây nên sự tranh cãi quyết liệt giữa một số sĩ quan cao cấp Iraq. Một trong những kết quả ra đời, đó là mô hình ?o Đội đi săn và tìm diệt?, trong đó Mi-25, với khoang lái được bọc thép vững chắc, được sử dụng để đè bẹp các đơn vị phòng không của Iran trước khi các trực thăng SA-342 Gazelles, vốn mỏng manh hơn, lọt vào dùng tên lửa chống tank HOT tiêu diệt các mục tiêu quan trọng của Iran bao gồm cả xe tank. Năm đội như vậy đã được thành lập và một trong số đó đã được chỉ huy bởi một đại úy người Đông Đức tên là Ralf Geschke.
    Điều thú vị, những người Iraq chưa bao giờ được coi Mi-25 của họ là máy bay trực thăng "diệt tăng", họ ưa gọi chúng như là " trực thăng chiến đấu-vận tải". Vì vậy các Mi-25 của Iraq chưa bao giờ được trang bị tên lửa chống tank AT-6 cũng như là loại vũ khí này chưa bao giờ được chuyển giao cho Iraq cả trong và sau chiến tranh vùng vịnh lần thứ nhất như một số báo chí phương Tây và Nga đưa tin. Các tên lửa AT-6 thậm chí còn không được triển khai tới Iraq để thử nghiệm bởi Liên Xô đã làm tất cả những thử nghiệm chiến đấu cho tên lửa AT-6 tại chiến trường Afghanistan.
    Ngoài ra, trái với các báo cáo khác, máy bay trực thăng vũ trang Iraq chưa bao giờ gắn tên lửa chống tank AT-4 (Fagot/9K11) mặc dù các loại vũ khí này đã được chuyển giao cho quân đội Iraq thậm chí là từ trước khi chiến tranh nổ ra. Dù mong muốn làm như vậy nhưng người Iraq đã không thể gắn nó vào trực thăng Mi-8 và trực thăng Mi-25 vì hai lý do: vì chúng không có kính ngắm ổn định thích hợp cho xạ thủ và vì đuôi phụt lửa về sau quá mạnh (3 ?" 5m) khi bắn của tên lửa AT-4. Cũng chính việc thiếu hệ thống ổn định súng mà Soviet đã chọn tên lửa AT-2 như là vũ khí chính trước hết cho tất cả các trực thăng Mi-25. Mặt khác, đuôi lửa quá lớn của AT-4 khi bắn cũng khiến ý tưởng gắn nó trên các giá treo của trực thăng Soviet cũng bị loại bỏ.
    Do vậy, trong toàn bộ cuộc chiến tranh, các tên lửa chống tank được được sử dụng bởi các trực thăng Mi-25 của lực lượng IrAAC vẫn là loại AT-2C chậm và yếu. 1,000 tên lửa loại này đã được chuyển giao cùng với hai đợt đầu tiên của Mi-25 giao tới Iraq.
    Tuy nhiên trong thực tế, như Đại tá Sergey Bezlyudnyy và Thiếu tá Dark Gurov - hai cựu cố vấn Liên Xô đã bỏ ra không ít hơn sáu năm ở Iraq trong chiến tranh với Iran (1980-1983 và 1986-1989) - nhận xét, Mi-25 của Iraq trong các phi vụ chiến đấu rất hiếm khi được gắn loại tên lửa chống tank AT-2C này.
    MI-24 HIND vs. AH-1 COBRA
    Chúng ta cũng nên đề cập một chút tới các cuộc đối đầu giữa các máy bay Mi-25 Hind của Iraq và AH-1 Cobra của Iran.
    AH-1J Cobra của Iran
    [​IMG]
    Vs. Mi-25 (Mi-24D xuất khẩu) của Iraq
    [​IMG]
    Các Mi-25 của Iraq được thấy trong các trận chiến quan trọng giữa Iran và Iraq trong suốt cuộc chiến 8 năm từ 1980 ?" 1988. Các trực thăng chiến đấu của Iraq được sử dụng rộng rãi để tấn công vào bộ binh Iran, gây ra các cuộc tàn sát cũng như là sự sợ hãi kinh hoàng. Mi-25 cũng là trực thăng đầu tiên tham gia hàng loạt trận không chiến với trực thăng AH-1J của Iran do Mỹ sản xuất .
    Mi-24 Hind được cho là ít nhiều chịu ảnh hưởng từ trực thăng AH-1 Cobra của Mỹ nên phi công của Mi-24 coi AH-1 là đối thủ nghiễm nhiên. Mỗi cái đều có điểm mạnh và yếu riêng của nó. Tuy Mi-24 có tốc độ cao hơn và có khả năng chịu đạn tốt hơn (Mi-24 chịu được đạn 20mm, loại gắn trên AH-1 Cobra) nhưng AH-1 lại nhỏ và nhanh nhẹn hơn. Một cuộc thử nghiệm của Soviet đã chứng minh rằng, trong không chiến giữa hai trực thăng, cái nào có thể quay đầu gấp hơn, cái đó sẽ thắng.
    Căn cứ vào một câu chuyện có thật, lợi thế về khả năng thao diễn của chiếc AH-1 đã được chứng minh vào đầu năm 1980. Một trực thăng Mi-24 của Soviet đóng tại Đông Đức bay dọc theo đường biên với Tây Đức, đóng vai ?omèo?, chơi trò đuổi bắt với 1 chiếc AH-1, đóng vai ?ochuột?, bay bên kia giới tuyến. Việc cố gắng thao diễn theo viên phi công của của chiếc AH-1, một tay chuyên nghiệp thực sự, đã khiến chiếc Mi-24 mất kiểm sóat và lao xuống đất khiến viên phi công tử nạn. Kết quả của cuộc đụng độ này được ghi nhận là do viên phi công Soviet thiếu sự phán đoán và suy xét đối với các tình huống nguy hiểm hơn là do kỹ năng của phi công Mỹ.
    Đó có thể coi là vụ chạm trán đầu tiên giữa Mi-24 và AH-1, các vụ chạm chán tiếp theo lần lượt là:
    - Vào tháng 11 năm 1980, không lâu sau khi cuộc chiến Iran ?" Iraq nổ ra vào ngày 22 tháng 9 năm 1980, 2 trực thăng AH-1 của Iran luồn vào bên trên và tấn công 2 trực thăng Mi-24 của Iraq bằng tên lửa chống tank TOW. Một Mi-24 rơi ngay lập tức, một chiếc khác bị hư hại nghiêm trọng và rơi xuống trước khi kịp về căn cứ.
    - Người Iran lặp lại chiến công của họ khi tiếp tục bắn hạ 2 Mi-24 nữa của Iraq vào ngày 24 tháng 4 năm 1981 mà không mất máy bay nào.
    - Sau đó người Iraq phản công ngược lại, bắn hạ 1 trực thăng AH-1 vào ngày 14 tháng 9 năm 1983, hạ tiếp 3 chiếc AH-1 khác vào ngày 5 tháng 2 năm 1984 và hạ thêm 3 chiếc nữa vào ngày 25 tháng 2 năm 1984.
    - Sau một thời gian yên tĩnh, mỗi bên mất 1 máy bay vào ngày 13 tháng 2 năm 1986.
    - Vài ngày sau vào ngày 16, 1 chiếc Mi-24 bắn hạ 1chiếc AH-1
    - Chỉ 2 ngày sau vào ngày 18, 1 chiếc AH-1 bắn hạ lại 1 chiếc Mi-24.
    - Lần chạm chán được cho là cuối cùng của 2 loại máy bay này là vào ngày 22 tháng 5 năm 1985 khi mà các máy bay Mi-24 bắn hạ 1 chiếc AH-1.
    Tỷ số các cuộc chạm trán giữa Mi-24 của Iraq và AH-1 của Iran là 10 ?" 6 nghiêng về phía Iraq. Số lượng khá nhỏ cũng như là các cuộc tranh cãi về con số bắn / bị bắn hạ thực sự khiến chúng ta rất khó phán xét máy bay nào tốt hơn máy bay nào giữa Mi-24 và AH-1. Kết quả của các cuộc đối đầu giữa Mi-24 và AH-1 dường như phụ thuộc nhiều vào tình huống chiến thuật, kỹ năng của phi công hơn là vào phẩm chất vốn có của mỗi loại máy bay.
    Các trực thăng Mi-24 của Iraq tuyên bố đã bắn hạ tổng cộng 43 trực thăng của Iran bao gồm cả trực thăng Agusta-Bell Hueys. Thậm chí Iraq còn tuyên bố là một trực thăng Mi-24 của họ đã bắn hạ 1 máy bay F-4 bay thấp của vào ngày 26 tháng 10 năm 1982 nhưng tuyên bố này bị nghi ngờ về tính xác thực của nó.
    Được russianfan sửa chữa / chuyển vào 00:12 ngày 27/10/2009
  2. terminaterx300

    terminaterx300 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/04/2006
    Bài viết:
    2.245
    Đã được thích:
    1
    xin hỏi là hạ máy bay iran bằng súng máy,rocket hay tên lửa phòng không vậy bác quạt Ngố
  3. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    Tôi vẫn chưa tìm hiểu được là các Mi-25 (Mi-24D xuất khẩu) của Iraq bắn hạ các AH-1 Cobra của Iran bằng vũ khí gì. Tuy nhiên, Mi-25 có 3 loại vũ khí có thể tiêu diệt được AH-1:
    1 - Khẩu súng Yak-b: 12.7mm 4 nòng được gắn trong tháp xoay dưới mũi.
    2 -Tên lửa có điều khiển AT-2C: Được thiết kế để chống tank nhưng cũng có thể được dùng cho các mục đích khác bao gồm cả việc bắn hạ các máy bay trực thăng.
    3 - Rocket câm: Tuy là loại không có điều khiển và bắn không chính xác lắm nhưng cứ tưởng tượng là nếu Mi-25 trút liên tục cả 132 rocket loại 57mm (chứa trong 4 ống phóng đa rocket UB-32-5) về phía AH-1J thì nó cũng không dễ để né tránh.
  4. spyders

    spyders Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2009
    Bài viết:
    526
    Đã được thích:
    12
    đang coi hứng chí,gả tẹt tét nì nhảy dô hỏi 1 câu đánh đố chớt quớt,sao gả ko chịu hỏi luôn bác quạt ngố có lái chiếc Mi đó không hỉ
  5. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    hỏi hay đấy chứ , trong điều kiện chiến trường rộng lớn như vậy việc bắn hạ trực thăng có thể ở khoảng cách hằng km !
  6. lqmmanh

    lqmmanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2008
    Bài viết:
    351
    Đã được thích:
    133
    Hỏi thì để người ta viết xong rồi hỏi. Chen ngang dễ mất hứng.
    to quạt nga: chừng nào cậu viết xong thì vui lòng tuyên bố 1 câu là quạt nga nhà tui đến đây cạn nhíe. Có nhiều thắc mắc nhưng ngại loảng topic
  7. terminaterx300

    terminaterx300 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/04/2006
    Bài viết:
    2.245
    Đã được thích:
    1
    thì có tiêu diệt nhưng tỏng bài của bác quạt Ngố thì lại không thấy nêu vũ khí được sử dụng,mà nhựng post trước thì Hind có rất nhiều vũ khí có thể tiêu diệt dc trực thăng nhưng ko rõ bản xuất khẩu cho Irắc có món nào
    p/s tiếp tục đi , chờ tới Mi-28 Havoc và Ka-50 Black Shark và Ka-52 Alligator thì sẽ cho quạt Ngố nhiều câu hơn
  8. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    Quan điểm của tôi lại khác, càng nhiều người tham gia càng vui, càng nhiều câu hỏi và trả lời thì càng làm các vấn đề rõ hơn mà thôi. Tốt nhất là "xào tới đâu, ăn tới đó" cho nóng , các thắc mắc nên nêu ra ngay sau mỗi bài viết.
    Bản thân tôi cũng không chắc là khi nào sẽ kết thúc phần về Mi-24 vì nhiều vấn đề nảy sinh ngoài dự liệu (ví dụ như phần về Mi-25 trong cuộc chiến Iran - Iraq) nên nếu chờ viết xong hết mới trao đổi thì "nguội thịu" vấn đề mất rồi.
    Vì vậy nếu bạn và các bạn khác có thắc mắc gì liên quan trực tiếp tới bài viết thì cứ nêu ra luôn nhé, không có vấn đề gì đâu.
    Được Russianfan sửa chữa / chuyển vào 18:42 ngày 28/10/2009
  9. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Xin lỗi bác, em thắc mắc 1 tí!
    - Rocket câm 57mm thì Hind D liệu có phóng 1 hơi 132 quả được không ạ?
    - Thứ 2 là vì nó không chính xác cho lắm nên rất khó trúng cùng lúc nhiều quả vào con Cá lẹp được, vậy trong trường hợp trúng thì đạn nổ mảnh làm gì được vỏ giáp của con AH1 không ạ?
  10. 272chip272

    272chip272 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2007
    Bài viết:
    1.717
    Đã được thích:
    3
    Ơ, bác này hỏi câu rất chi là kỳ lạ! Ai bắt bác bắn vào vỏ của nó, bắn thì nhằm chỗ nào yếu mà táng chứ. Loại máy nào chả có điểm yếu, bất kể là máy gì, nhất là máy bay. Kiểu gì con cá lẹp của bác chả có chỗ yếu. Em thì khoái nhất là cái khớp nối cánh quạt với thân máy bay. Há há... Chả dại gì chơi vào chỗ giáp dày làm gì, hơn nữa, trong chiến đấu có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng chứ. Giáp bác chịu được đạn 14.5mm chẳng hạn, nhưng nếu 2 máy bay bay ngược chiều nhau thì phải khác bay cùng chiều và bắn đuổi chứ nhỉ!
    Nói chung, chính vì những yếu tố bên ngoài tác động đến kết quả cuộc chiến mà con người là yếu tố quyết định của cuộc chiến.

Chia sẻ trang này

Mudim v0.8 Disable VNI Telex VIQR Mix mode Auto detect Use speller featureUse new accent rule [ Toggle (F9) Toggle Panel (F8) ]