1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các loại trực thăng chiến đấu của Soviet và Nga: Mi-24, Ka-50/52 và Mi-28

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Russianfan, 06/10/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huyphongssi

    huyphongssi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2009
    Bài viết:
    926
    Đã được thích:
    7
    Hà hà! Rú zờ phen chưa bảo được thằng kopyo-21 bên dê phần cám ơn mình nhắc bài lại còn cắt dán bài dịch đầy lỗi của hắn sang đây để tiêm nhiễm anh em là sao? Tay Michal Fiszer đang kêu ầm trên mạng và nhờ mình sờ gáy thằng kopyo-21 vì tội đạo bài học thuyết của lão rồi xuyên tạc bên dê phần mà không ghi nguồn đấy. Hành xử giang hồ mạng quốc tế phải đàng hoàng chớ
    Nếu là Rú zờ phen, mình sẽ ghi rằng bài này được kopyo-21 dịch từ bài của Sir Michal Fiszer và vectorsite.net. Có thế anh em trên này mới đối chiếu và chỉ cho chỗ người dịch sai chứ không bảo người viết bài thộn nhế. Nói thế nghe hay không thì tuỳ, đừng cay cú chởi bậy rồi chạy mất à nghen
    Hình do russianfan sưu tầm
    [​IMG]
    DŨNG SĨ DIỆT GIẶC DỐT ON-LINE
  2. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    CÁC PHIÊN BẢN CỦA MI-24 HIND
    Để chia phiên bản của một dòng máy bay, ta có thể căn cứ vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên với Mi-24 chúng ta có thể chia nó theo 2 cách, một là theo thiết kế khung sườn và một là theo hệ thống kiểm soát bắn và vũ khí.
    Nếu căn cứ theo thiết kế khung sườn, chúng ta có thể chia Mi-24 làm hai thế hệ.
    Mi-24 thế hệ khung sườn đầu tiên (bên trên) và Mi-24 thế hệ khung sườn thứ hai (bên dưới)
    [​IMG]
    Thế hệ khung sườn đầu tiên: Mi-24 (Hind-B), Mi-24A/B (Hind-A) và Mi-24U (Hind-C).
    [​IMG]
    Đặc điểm khung sườn của các máy bay này là xạ thủ và phi công sử dụng chung một khoang với ghế và các thiết bị hỗ trợ cho xạ thủ được bố trí ở phía trước. Trong khi đó ghế và các trang thiết bị điều khiển máy bay của phi công được đặt ở phía sau, cao hơn một chút và lệch về phía bên trái.
    Cánh quạt đuôi của một số máy bay đầu tiên được đặt bên phải nhưng kiểu đặt này khiến máy bay mất ổn định bởi gió thổi ngang nên cánh quạt này nhanh chóng được chuyển qua bên trái ở các máy bay sản xuất sau đó.
    Tổng cộng chỉ có khoảng 240 các máy bay loại này trong tổng số hơn 3,000 Mi-24 tất cả các loại đã được sản xuất.
    Thế hệ khung sườn thứ hai: Các máy bay từ Mi-24D trở về sau
    [​IMG]
    Ngạc nhiên thay, dù buồng lái sử dụng rất nhiều kính nhưng ở Mi-24 thế hệ đầu tiên tầm quan sát của phi công rất kém. Điều này không chỉ bởi phi công bị chắn bởi xạ thủ ngồi trước mà còn bởi các thanh chống và nẹp của buồng lái kính. Việc sử dụng quá nhiều kính cũng làm giảm khả năng bảo vệ tổ lái trong việc chống lại các loại đạn phòng không. Chính vì thế mà Mi-24 mau chóng được thiết kế lại.
    Ở thiết kế mới, buồng lái cho phi công được tách riêng và đẩy lên cao. Mỗi buồng lái có một cửa ra vào riêng. Nhờ kiểu thiết kế này mà tầm quan sát cho phi công được tăng lên đáng kể. Tổng diện tích mặt trước của máy bay cũng giảm xuống giúp tăng khả năng bảo vệ tổ lái chống lại đạn phòng không cũng như tăng khả năng thao diễn của máy so với thế hệ trước.
    Mặt trước của Mi-24A thuộc thế hệ khung sườn đầu tiên
    [​IMG]
    So với mặt trước của Mi-24V thuộc thế hệ khung sườn thứ hai
    [​IMG]
    Với kiểu thiết kế này, Mi-24 thế hệ thứ hai trở thành một máy bay trông cực kỳ "xấu xí" và "hung tợn" vì thế nó mau chóng có biệt hiệu là "Crocodile / Cá sấu". Nếu có cuộc thi "trực thăng xấu nhất" thì có lẽ chiếc Mi-24 thế hệ thứ hai này sẽ đạt giải nhất mà không có đối thủ. Tuy nhiện sự vững chắc, độ tin cậy và tính hiệu dụng của nó lại tỉ lệ thuận với sự "xấu xí" và "hung tợn" này.
    Được Russianfan sửa chữa / chuyển vào 11:44 ngày 07/10/2009
    bloodheartvn thích bài này.
  3. TimeBreak

    TimeBreak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2004
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    9
    Cứ tiếp tục đi bác RusFan, đang hay!
    Có thể nói, ngoại hình của Hind là có 1 không hai trong đại gia đình Heli, để có thể nói về nó, phải dùng đến từ : Dị hợm
    Và đây là loại Heli em thích nhất trong tất cả các dòng Heli
  4. TimeBreak

    TimeBreak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2004
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    9
    Tặng bác mấy hình em tâm đắc nhất
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. daisycutter

    daisycutter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2007
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Mới vote cho bác Quạt Nga và Giờ nghỉ.
    Bài viết của bác Quạt Nga hay lắm, bác cố gắng viết liền mạch theo dàn ý mà bác đã nêu nhé.
    Mấy tấm hình của bác Giờ nghỉ nhìn đúng là độc thiệt.
    Mình cũng rất thích cái vẻ "ngầu" và "dị hợm" của mấy em Mi này lắm
  6. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    CÁC PHIÊN BẢN MI-24 CHIA THEO HỆ THỐNG KIỂM SOÁT BẮN VÀ VŨ KHÍ
    V-24:
    2 mẫu thử nghiệm đầu tiên của Mi-24 . Đặc điểm để nhận ra là nó có hình dạng bên ngoài của Mi-24 thế hệ khung sừơn đầu tiên nhưng không được trang bị vũ khí và hệ thống kiểm soát bắn tên lửa chống tank. 2 cánh của nó có thể tháo rời ra và được đặt nằm ngang chứ không dốc về trước như các phiên bản sau này.
    V-24
    [​IMG]
    Mi-24 (Hind-B):
    Như tôi đã đề cập ở phần trước, ngoài 2 mẫu thử V-24 ra, Mil cũng được yêu cầu sản xuất 10 máy bay tiền sản xuất. Chúng chỉ được dùng để thử nghiệm hệ thống và vũ khí phát triển cho các phiên bản Mi-24 sau này. Tuy là các máy bay đầu tiên được sản xuất nhưng bởi chỉ dành cho thử nghiệm nên tình báo của Nato phát hiện ra chúng trễ hơn và vì thế chúng co tên Nato là Hind-B thay vì phải là Hind-A theo như đúng thứ tự ra đời.
    Tùy theo mục đích thử nghiệm mà chúng có thể mang các hệ thống kiểm soát bắn và vũ khí khác nhau. Có ít nhất 2 trong số này đã được hoán đổi thành mẫu thử cho Mi-24 thế hệ khung sườn thứ 2 và được dùng để thử nghiệm tên lửa chống tank AT-6.
    Mi-24A (Hind-A):
    Thiếu sót lớn nhất của Mi-24 (Hind-B) chính là khả năng mang được tên lửa chống tank AT-6 dẫn đường bán tự động (SACLOS) thông qua sóng radio như yêu cầu đặt ra ban đầu của dự án. Điều này là bởi các khó khăn và trì hoãn trong quá trình phát triển tên lửa AT-6. Chình vì thế trong thời gian chờ đợi, các phiên bản chuyển tiếp được ra đời và đầu tiên là Mi-24A.
    Mi-24A có 6 mấu cứng ở 2 cánh với cách được làm dốc xuống 2 bên cũng như là dốc về phía sau 16 độ. Một gun-camera cũng được trên cánh bên phải tại mấu cứng trong cùng. Đây cũng chính là một trong các đặc điểm bên ngoài giúp chúng ta phân biệt Mi-24A với Mi-24.
    Vũ khí thường được mang bởi Mi-24A bao gồm:
    - Súng 12,7mm 1 nòng với 900 viên đạn được lắp trong bệ xoay ngay ở mũi. Nó dùng lọai đạn 12.7mm x 108mm
    - Rocket không điều khiển loại S-5 57mm,
    - Bom "câm" loại 100/250kg
    - Tên lửa chống tank AT-2A/B (3M11 Falanga) dẫn đường hoàn toàn bởi xạ thủ (MCLOS) thông qua sóng radio. Tầm bắn tối đa 3,500m
    Mi-24A được trang bị hệ thống kiểm soát bắn Falanga-M. Hệ thống này bao gồm một kính ngắm chuẩn trực PKV, được sử dụng để ngắm cho cả súng 12.7mm và tên lửa AT-2A/B. Cần điều khiển tên lửa được gắn ở bên phải giúp xạ thủ lái tên lửa với lệnh điều khiển được truyền thông qua một thiết bị phát sóng radio có tên là Raduga nằm nhô ra ngoài ở bên dưới thân máy bay.
    Trong các tài liệu, chúng ta không thấy đề cập tới kính ngắm cho phi công cũng như là không thấy hình ảnh của thiết bị này buồng lái phi công của Mi-24A. Vì vậy chúng ta có thể suy luận rằng ở Mi-24A, phi công chỉ tập trung vào việc điều khiển máy bay còn xạ thủ sẽ đảm nhiệm việc điều khiển và bắn tất các các loại vũ khí.
    Điểm khác biệt bề ngoài của Mi-24A so với V-24 chính là súng máy 12.7mm - Thiết bị phát sóng Raduga - Gun camera - Cánh.
    [​IMG]
    Cấu hình vũ khí thông thường của Mi-24A: 4 ống phóng đa rốc két loại UB-32-5 mang tổng cộng 128 rocket S-5 57mm và 4 tên lửa chống tank AT-2A/B trên 6 mấu cứng ở 2 cánh
    [​IMG]
    Kính ngắm chuẩn trực PKV của xạ thủ
    [​IMG]
    Cần điều khiển tên lửa AT-2A/B
    [​IMG]
    Buồng lái phi công
    [​IMG]
    Buồng chở quân
    [​IMG]
    Mi-24B (Hind-A)
    Nhược điểm lớn nhất của chiếc Mi-24A chính là hệ thống kiểm sóat bắn Falanga-M và tên lửa chống tank AT-2A/B của nó. Vì đươc lái hoàn toàn bởi xạ thủ nên xác suất đánh trúng mục tiêu của nó cực kỳ thấp, chỉ khoảng 30 - 40%. Thêm vào nữa, khẩu 12.7mm 1 nòng cũng không làm quân đội hài lòng khi mà tốc độ bắn của nó bị cho là quá thấp. Chính vì thế mà một loại máy bay mới ra đời với các cải tiến về hệ thống kiểm soát bắn và vũ khí gọi là Mi-24B. Chỉ có khoảng 30 chiếc Mi-24B được sản xuất nên chúng chưa bao giờ nhận được tên Nato vì thế ta có thể xếp chúng vào Hind-A
    Các đặc điểm khác biệt bên ngoài của Mi-24B so với Mi-24A:
    - Súng 12.7mm 4 nòng Yak-B được gắn trong tháp súng mới, USPU-24, với 1,470 viện đạn thay cho khẩu 12.7mm 1 nòng cũ.
    - Hệ thống kiểm soát bắn Falanga-MP tương thích với tên lửa dẫn đường bán tự động (SACLOS) AT-2C, phiên bản phát triển từ tên lửa AT-2A/B trước đó, với tầm bắn tối đa là 4,000m.
    - Hệ thống ngắm quang học trong điều kiện ban ngày Raduga-F được gắn nhô ra phía dưới mạn phải của máy bay. Nó giúp xạ thủ quan sát và định dạng mục tiêu cũng như tự động đo góc giữa mục tiêu và tên lửa, cung cấp thông tin này cho hệ thống kiểm soát bắn để tự động ra lệnh điều chỉnh đường bay của tên lửa AT-2C cho tới khi nó đánh trúng mục tiêu.
    Mi-24B với Súng 12.7mm 4 nòng, hệ thống ngắm quang học Raduga-F và tên lửa AT-2C
    [​IMG]
    Raduga-F
    [​IMG]
    Tháp xoay USPU-24 mang súng Yak-B 12.7mm 4 nòng.
    [​IMG]
    Tên lửa AT-2C
    [​IMG]
    Mi-24U (Hind-C):
    Mi-24U là phiên bản dành cho huấn luyện của Mi-24. Buồng lái của xạ thủ được thiết kế lại với súng máy 12.7mm và kính ngắm được dời đi để lấy chỗ cho các trang thiết bị điều khiển máy bay. Buồng lái này là dành cho phi công hướng dẫn. Các điểm khác biệt bên ngoài của Mi-24U so với Mi-24A/B:
    - Không được trang bị súng 12.7mm ở mũi.
    - Không có các giá treo cũng như là hệ thống kiểm soát bắn cho tên lửa AT-2
    - Không có thiết bị truyền lệnh radio cho tên lửa AT-2 ở dưới thân.
    Mi-24U của Việt Nam
    [​IMG]
    Được Russianfan sửa chữa / chuyển vào 15:28 ngày 07/10/2009
  7. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
    [​IMG]
    Con dưới đây có 2 khẩu (hình như 12,7ly) cố định, phiên bản nó là gì vậy các bác?
    [​IMG]
  8. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    Đó là khẩu Gsh-30K 30mm chứ không phải là 12.7mm đâu bạn. Đây là phiên bản Mi-24P (Hind-F) sẽ được giới thiệu kỹ hơn ở các phần tiếp theo.
  9. Sigsauer

    Sigsauer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2007
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Bác tombuys lại nóng ruột rồi.!Chịu khó chờ bác Russianfan copy các bài bác ấy đã viết bên vndefence sang bên này,có nói về đời Mi-24 đó đấy,khuyến mãi thêm cả về chiến thuật sử dụng Mi của Liên Xô nữa;đọc hay phết !
  10. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
    Thấy nó trơ 2 khẩu pháo cố định (không như đời sau ở trên), lại thấy bọn Nga và các nước Liên Xô cũ hiện còn sử dụng khá nhiều, em nghĩ cũng thuộc dòng cổ lỗ sĩ nên thắc mắc(lâu nay) hỏi vậy

Chia sẻ trang này