1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các loại trực thăng chiến đấu của Soviet và Nga: Mi-24, Ka-50/52 và Mi-28

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Russianfan, 06/10/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. spyders

    spyders Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2009
    Bài viết:
    526
    Đã được thích:
    12
    bác quạt bmắc đi dâu sao í mà.tiếp dô bác quạt ơi,đang hứng chí,tự nhiên bác dừng lại làm em mất cả cái chớn luôn
  2. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    MI-35M, MI-35M-1, MI-35M-2 & MI-35M-3
    Để hiểu rõ hơn về các phiên bản này cũng như quá trình phát triển của chúng, chúng ta nên quay lại một chút về các phiên bản Mi-24 & Mi-35 có đính kèm chữ M (Modernization / Hiện đại hóa).
    Xem lại ở đây: http://vndefence.info/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=1656&postdays=0&postorder=asc&start=50
    1 - MI-35M năm 1995: Đây là phiên bản nâng cấp đầu tiên của Mi-24 & Mi-35 được thực hiện với mục đích dành cho xuất khẩu. Nó được trưng bày lần đầu tiên tại triển lãm hàng không Pháp Le Bourget năm 1995.
    [​IMG]
    2 - MI-35M năm 1997: Đây là phiên bản nâng cấp Mi-24 & Mi-35 thứ hai với mục đích chào hàng cho quân đội Nga (sử dụng nội địa). Nó được trưng bày lần đầu tiên tại triển lãm hàng không Nga MAKS năm 1997.
    [​IMG]
    3 - MI-24VM năm 1999: Như đã phân tích ở các bài bên trên, cả 2 bản Mi-35M năm 1995 và Mi-35M năm 1997, dành cho xuất khẩu và nội địa, đều có hạn chế đó là không có khả năng dẫn bắn tên lửa chống tank AT-6 và AT-9 vào ban đêm và trong điều kiện thời tiết xấu. Một thiếu sót khác của chúng chính là thiếu một thiết bị đo lường laze, một thiết bị cực kỳ quan trọng giúp các loại vũ khí như rocket "ngu" và súng máy có khả năng bắn chính xác ở tầm xa hơn.
    Chính vì thế mà một dự án mới được ra đời nhằm cho ra đời một bản hoàn thiện hơn. Dự án đó được gọi là Mi-24VM (Mi-24V Modernization / Mi-24V hiện đại hóa). Nó được Mil thai nghén từ năm 1996 và hoàn thành chuyến bay đầu tiên dài 25 phút 3 năm sau đó, ngày 4 tháng 3 năm 1999.
    Như đã đề cập tới ở bài trước, Mi-24VM là một phiên bản nâng cấp tập hợp các đặc tính từ block 1 cho tới block 4. Các đặc tính của block 5, phần quan trọng và đắt tiền nhất cung cấp khả năng hoạt động, ngắm và dẫn bắn tất cả các loại vũ khí kể cả tên lửa chống tank AT-6 và AT-9 vào ban đêm và trong điều kiện thời tiết xấu cho máy bay, đã không được thực hiện trên chiếc Mi-24VM ra mắt công chúng.
    Điều này có thể đến từ việc hệ thống Chlio của Pháp (trang bị duy nhất 1 camera hồng ngoại) và hệ thống GOES-320 của Nga (chỉ trang bị 1 camera hồng ngoại và 1 TV camera) có nhiều hạn chế (không có khả năng dẫn bắn tên lửa chống tank AT-6 và AT-9 vào ban đêm và trong điều kiện thời tiết xấu cũng như thiếu một thiết bị đo lường laze) nhưng một hệ thống hoàn thiện hơn (Hệ thống GOES-342 sau này) khi đó vẫn còn đang trong giai đọan phát triển và thử nghiệm.
    Mi-24VM
    [​IMG]
    4 - MI-35M năm 2001:
    Có thể nói phiên bản Mi-35M năm 2001 chính là Mi-24VM được trang bị hệ thống quang điện GOES-342 (Còn có tên khác là OPS-24N) và hệ thống hiển thị KNEI-24 hay nói cách khác Mi-35M năm 2001 mang đặc tính của cả 5 block nâng cấp từ 1 cho tới 5.
    Như đã đề cập tới ở các phần trước, hệ thống GOES-342 vừa có khả năng quan sát, ngắm và dẫn bắn tất cả các loại vũ khí của Mi-24 và Mi-35 trong mọi điều kiện ban ngày, ánh sáng yếu, ban đêm và thời tiết xấu. Ngoài ra GOES-342 cũng được tích hợp một thiết bị đo lường laze giúp tăng độ chính xác và tầm bắn hiệu quả của các loại vũ khí như rocket "ngu" và súng máy. Nhờ sự trợ giúp của đo lường laze là rocket S-8 80mm được cho là có khả năng bắn chính xác ở tầm bắn lên đến 3,000m.
    Xin nói rõ hơn về cách đánh số các hệ thống GOES (gyrostabilized optical-electronic system / hệ thống quang-điện được ổn định ngắm bằng con quay hồi chuyển) của UOMZ . Sau GOES- là 3 con số trong đó số đầu tiên là để chỉ kích thước của quả cầu chứa hệ thống. Số thứ hai chính là số kênh và thiết bị quang học của hệ thống được kết hợp giữa camera hồng ngoại, camera thu nhận các hình ảnh nhìn thấy bằng mắt thường, camera bắt bám tên lửa (dùng để dẫn bắn AT-6 và AT-9) và đo lường laze. Số thứ 3 là để chỉ series của sản phẩm.
    Ví dụ như GOES-342. Nó sử dụng hệ thống có kích thước "3" tức 460x613mm, có 4 kênh và thiết bị quang học và thuộc series 2.
    KNEI-24 là hệ thống hiển thị với 3 màn hình SMD (Smart Multifunction Display / Hiển thị đa năng thông minh), 1 cho xạ thủ và 2 cho phi công, giúp hiển thị tất cả các thông tin và hình ảnh của mục tiêu, các dữ liêu bay, vị trí và trạng thái của máy bay, v...v...
    Ngoài ra Mi-35M năm 2001 cũng được trang bị hệ thống máy tính kiểm soát bắn-dẫn hướng PRVK-24 mới. Động cơ được dùng để gắn cho phiên bản này vẫn là loại TV3-117VMA bởi động cơ VK-2500 chỉ vừa mới chấm dứt thử nghiệm và được cấp giấy chứng nhận cho đi vào phục vụ.
    Phiên bản này được trưng bày lần đầu tiên tại triển lãm hàng không Le Bourget và triển lãm hàng không Nga MAKS cùng trong năm 2001. Trưng bày kèm theo nó là sự pha trộn giữa vũ khí theo chuẩn Nga và vũ khí theo chuẩn Nato
    Mi-35M tại Le Bourget 2001
    [​IMG]
    Cánh bên phải mang 8 tên lửa chống tank AT-9 và 2 tên lửa phòng không Igla-V
    [​IMG]
    Loại vũ khí mới của Mi-24/35, rocket S-13 130mm, bên cạnh lọai rocket S-5 truyền thống.
    [​IMG]
    Cánh trái mang 1 rocket-pod, chứa 19 rocket 70mm theo chuẩn Nato, và gun-pod NC-621 , chứa 1 khẩu GIAT-20 20mm và 250 viên đạn 20x102mm. Ngoài ra một khẩu súng máy 12.7mm cũng được gắn bên trong khoang chuyên chở.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Gun-pod NC-621
    [​IMG]
    Bên tay trái của máy bay có trưng bày 2 hệ thống súng máy dùng để gắn dưới mũi của Mi-35M. Hệ thống thứ nhất là THL-30 (đặt bên ngoài), gồm 1 khẩu GIAT-30 30x155Bmm gắn trong tháp súng, loại cũng được sử dụng để gắn cho trực thăng Euro Tiger của châu Âu. Hệ thống thứ hai là THL-20 (đặt bên trong), gồm 1 khẩu GIAT-20 20x102mm gắn trong tháp súng. Nếu khách hàng yêu cầu, các loại này sẽ được dùng để thay thế cho khẩu Gsh-23L 23mm 2 nòng vốn đang được gắn trên Mi-35M. Tuy nhiên Mil tuyên bố là khẩu Gsh-23L có cùng uy lực bắn nhưng chỉ có trọng lượng bằng một nửa khẩu GIAT-30 và tất nhiên là vượt trội khẩu GIAT-20.
    [​IMG]
    THL-30
    [​IMG]
    THL-20
    [​IMG]
    5 - Mô hình MI-35M tại triển lãm hàng không Pháp Le Bourget 2003: Không biết vì lý do gì mà Mil chỉ đưa tới triển lãm Le Bourget 2003 mô hình buồng lái + hệ thống của Mi-35M
    Mô hình Mi-35M
    [​IMG]
    Buồng lái phi công
    [​IMG]
    Buồng điều khiển của xạ thủ
    [​IMG]
    6 - MI-35M từ năm 2005 trở đi: Đây chính là phiên bản Mi-35M năm 2001 được gắn loại động cơ VK-2500 hiện đại nhất.
    Bảng so sánh các thông số giữa động cơ VK-2500 và động cơ TV-117VMA cùng của Klimov
    [​IMG]
    Với động cơ VK-2500, Mi-35M từ năm 2005 trở đi đạt có các thông số như sau:
    - Tải trọng rỗng: 8,050 kg
    - Tải trọng cất cánh tối đa: 11,500 kg
    - Tải trọng chiến đấu bình thường: 10,900 kg
    - Tốc độ tối đa: 310 km/h
    - Tốc độ hành trình: 260 km/h
    - Tốc độ leo cao tối đa: 12.4 m/s
    - Tầm bay với tải trọng chiến đấu 10,900 kg và 5% nhiên liệu dự trữ: 450 km (Mi-35M với động cơ TV3-117VMA chỉ đạt 435 km)
    - Tầm bay tối đa: 1,085 km
    - Trần bay: 5,700 m
    - Tần lơ lửng tại chỗ: 3,100 m (Mi-24VM / Mi-35M với động cơ TV3-117VMA chỉ đạt 2,100 m)
    Mi-35M tại MAKS-2005
    [​IMG]
    [​IMG]
    Mi-35M tại MAKS-2007, không khác gì chiếc trưng bày năm 2003
    [​IMG]
    (Còn tiếp)
    Được russianfan sửa chữa / chuyển vào 23:40 ngày 24/12/2009
  3. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    MI-35M, MI-35M-1, MI-35M-2 & MI-35M-3 (tiếp theo)
    Xem lại đầy đủ & đã được chỉnh sửa tại đây: http://vndefence.info/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=1656&postdays=0&postorder=asc&start=50
    MI-35M, MI-35M-1, MI-35M-2 & MI-35M-3
    Trong quá trình thực hiện các phiên bản nâng cấp Mi-24 và Mi-35, các kỹ sư của phòng thiết kế Mil và nhà sản xuất Rosvertol nhận ra rằng rất nhiều khách hàng tiềm năng quan tâm tìm kiếm một gói nâng cấp cho máy bay cũ hay các máy bay sản xuất mới rẻ tiền và đơn giản hơn.
    Đối với họ thì động cơ TV3-117VM cũ vẫn tốt, cánh quạt chính bằng thép và cánh quạt đuôi dạng tam giác dẫu có nặng nề và ồn ào khi vận hành hay càng bánh là loại gập vào khi bay cũng chẳng sao. Cặp cánh mới ngắn hơn, nhẹ hơn và mang được tối đa 16 tên lửa chống tank cũng chẳng cần thiết khi mà vũ khí được dùng chủ yếu là rocket "ngu'''''''', bom "ngu" và các loại súng máy
    Điều mà các khách hàng này cần thực sự là kéo dài được tuổi thọ và thời gian phục vụ của máy bay, tăng được tầm bắn và độ chính xác của các loại vũ khí rẻ tiền lên với một chi phí và giá cả thấp nhất. KQ Zimbabwe là một trong số đó, họ đã mua mới 6 máy bay Mi-35 chỉ với các trang bị cơ bản nhất mà thôi.
    Để đáp ứng được những điều này, Mil và Rosvertol đã đưa ra 3 phiên bản sản xuất mới (khác hàng cũng có thể chọn để nâng cấp các máy bay cũ lên các chuấn này)
    Mi-35M
    Các máy bay Mi-35V và Mi-35P sản xuất mới dựa trên phiên bản Mi-24VP và được gắn động cơ TV3-117VM được gọi là Mi-35M. Những Mi-35M sản xuất mới sẽ được trang bị để dẫn bắn tên lửa Ataka-V (AT-9) bởi Nga không còn sản xuất loại AT-6 nữa. 6 máy bay Mi-35 của Zimbabwe mua từ Nga năm 1998 và 6 máy bay Mi-35 của Indonesia mua từ Nga năm 2003 - 2008 chính là Mi-35M sản xuất mới.
    Mi-35M của Zimbabwe
    [​IMG]
    Mi-35M của Indonesia
    [​IMG]
    [​IMG]
    Mi-35M-1:
    Các máy bay sản xuất mới hoặc máy bay cũ nâng cấp tập hợp các đặc tính của chiếc Mi-35M nêu trên cộng thêm:
    - Cặp cánh ngắn và các càng bánh gắn cố định
    - Động cơ TV3-117VMA
    - Thêm một bộ làm mát nhớt hộp số.
    - Kính ngắm ban đêm cho phi công và xạ thủ GEO ONV-2
    - Hệ thống kiểm soát bay KAU-115 mới thay cho hệ thống KAU-110 cũ giúp Mi-35M-1 cải thiện được khả năng thao diễn.
    - Mi-35M-1 có trọng lượng rỗng khoảng 8,350 kg
    12 Mi-35 mà Cộng Hòa Síp mua của Nga năm 2001 chính là Mi-35M-1. Cần nói thêm một chút về cuộc tranh cãi giữa Síp và Nga diễn ra năm 2007. Síp than phiền rằng trong 11 máy bay Mi-35M của họ (1 đã bị tai nạn) thì chỉ có 1 máy bay có khả năng hoạt động còn 10 chiếc còn lại phải nằm đất do việc mua phụ tùng thay thế rất khó khăn cũng như các tài liệu hướng dẫn đều viết bằng tiếng Nga. Tuy nhiên phía Nga phản pháo lại và chỉ ra rằng tất cả các tài liệu mà Nga cung cấp cũng như bảng điều khiển máy bay đều viết bằng tiếng Anh và phía Síp đã không bảo trì máy bay như tiêu chuẩn đề ra từ phía nhà sản xuất. Phía Nga cũng nói thêm là trung bình 1 máy bay Mi-35 sẽ cần khoảng 1.5 triệu usd để mua phụ tùng thay thế hàng năm và trong thực tế Síp chỉ bỏ ra ít hơn 1/10 con số này.
    Mi-35M-1 của Cộng Hòa Síp
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Mi-35M-2
    Các máy sản xuất mới hoặc máy bay cũ nâng cấp tập hợp tất cả các đặc tính của chiếc Mi-35M-1 nêu trên cộng với:
    - Cánh quạt chính composite và cánh đuôi dạng chữ X.
    - Trang bị hệ thống quang điện GOES-342 thay cho Raduga-Sh
    - Hệ thống điện tử và hiển thị KNEI-24 với 3 màn hình MFI-10 kích thước 211x160 mm, 1 cho xạ thủ và 2 cho phi công.
    - Hệ thống mát tính kiểm soát nhiệm vụ Breo-24
    - Kính ngắm đêm GEO ONV-3 cho xạ thủ và phi công.
    - Kính ngắm chỉ định mục tiêu trên mũ xạ thủ và phi công kết nối, dẫn hướng và chĩ định mục tiêu tự động cho GOES-342 và tháp súng máy NPPU-23 dưới mũi.
    - Động cơ mới nhất Klimov VK-2500
    - Cảnh báo khi radar Pastel, đèn gây nhiễu tên lửa hồng ngoại L-166 thế hệ mới và đạn mồi loại mới nhất
    - Mi-35M-2 được cho là có trọng lượng rỗng khoảng 8,050 kg.
    Tất cả các trang bị trên chính là tấp hợp của tất cả các đặc tính từ block 1 cho tới block 5 đã được nói rõ ở phần trước. 10 máy bay mà Venezuela mua từ Nga trong hai năm 2006 và 2007 chính là Mi-35M-2. Chúng được cho có giá 15 - 17 triệu usd / chiếc và được người Venezuela gọi là Caribe.
    Mi-35M-2 của Venezuela
    [​IMG]
    [​IMG]
    Buồng điều khiển xạ thủ với một màn hình hiển thị thông minh đa năng MFI-10. Màn hình này cũng kiêm luôn nhiệm vụ của kính ngắm.
    [​IMG]
    Buồng lái phi công với 2 màn hình MFI-10
    [​IMG]
    Nằm trên 2 màn hình SMD là kính ngắm ban ngày ASP-17V của phi công. Phía trên kính ngắm là bảng hiển thị của cảnh báo radar Pastel
    [​IMG]
    Súng Gsh-23L gắn trong tháp xoay NPUU-23 được kết nối, dẫn hướng và chỉ định mục tiêu tự động bởi kính ngắm trên mũ xạ thủ và phi công.
    [​IMG]
    Tầm phát hiện mục tiêu bằng camera hồng ngoại của hệ thống GOES-342 vào ban đêm. Màu hồng là tầm phát hiện còn màu xanh là tầm định dạng được mục tiêu
    [​IMG]
    Mi-35M-3
    Đây chính là phiên bản Mi-35M-2 được hiện đại hóa và gắn thêm cảm biến cảnh báo khi bị tên lửa tấn công Mak-UFM. Cảm biến này sẽ được gắn ở mặt dưới đuôi giúp phát hiện các tên lửa tấn công máy bay từ phía sau và hai bên cảnh báo cho phi công để thực hiện các thao diễn né tránh và kích hoạt đạn mồi gây nhiễu ở 2 chế độ:
    - Chế độ kích hoạt tự động khi Mak-UFM phát hiện đe dọa.
    - Chế độ kích hoạt thủ công bởi phi công
    Với các thiết bị gắn thêm, Mi-35M-3 sẽ có trọng lượng rỗng là 8,200 kg. Chưa có thông tin nào về việc Mi-35M-3 tìm được khách hàng bởi tuy Brazil đã ký hợp đồng trị giá 300 triệu usd với Nga để mua 12 Mi-35 tức 25 triệu usd / máy bay nhưng giá này là kèm theo phụ tùng và vũ khí nên ta không chắc là số máy bay này sẽ là Mi-35M-2 hay Mi-35M-3.
    Cảnh báo tên lửa Mak-UFM
    [​IMG]
    Vị trí gắn của Mak-UFM trên Mi-35M-3
    [​IMG]
    Phần tiếp theo Saudi Arabia: Mi-35M-4 & Mi-35M-5 ???
    Được Russianfan sửa chữa / chuyển vào 11:07 ngày 31/12/2009
  4. TomCatF14

    TomCatF14 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/11/2009
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    88
    Bác cho nhà em hỏi chút thằng Mi này liệu có kiểu ghế thoát hiểm cho phi công như mấy con hai tầng cánh của Kamov không bác.Chứ nó cứ lừ đừ thế kia bay trong chiến tranh hiện đại với vô khối tên lửa vác vai thì nó quả là một mục tiêu quá dễ bắn hạ cho bất cứ một xạ thủ nào đúng không bác,không có ghế thoát hiểm cho phi công thì cũng hơi ngại
    ________________________________________
    Tôi là người Việt Nam ​
  5. thangtutai

    thangtutai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2009
    Bài viết:
    1.086
    Đã được thích:
    43
    Hình như mấy trang trước cũng đã có nói rồi , ko có . Vấn đề Ở đây chính là cái cánh quạt .Nếu đc trang bị ghế phóng cho phi công lỡ đâu phóng trúng vào cánh quạt thì sao ??? Mà có lần đc ở đâu đó thấy người bảo khắc phục vấn đề này là làm cho cánh quạt dừng lại ở vị trí thích hợp sao cho phi công có thể bật ghế phóng ra ngoài .(chả nhớ đọc ở đâu cả ) Nhưng có thể làm mất sự cân = của trực thăng khiến nó rơi 1 cách vô phương.(người viết nói còn phục thuộc vào 1 số yếu tố khắc ) .Đương ta ko thể dừng cánh quạt 1 cách đột ngột đc .
    và nếu có ghế phóng thì người ta phải thế kế lại phần kính của khoang lái.

    hiệu quả nhất bây g là phải đi theo đội hình , bọc lót cho nhau đối với chiến tranh hiện đại ngày nay.
  6. prohezt

    prohezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2008
    Bài viết:
    881
    Đã được thích:
    0
    Trực thăng Nga có loại có ghế phóng nhảy dù mờ?
  7. vyhachit

    vyhachit Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Bài viết:
    1.173
    Đã được thích:
    62
    Thay vì phóng lên thì cho tụt xuống , khỏi vướng cánh quạt
    Cho nhà em hỏi: trong bụng máy bay trực thăng và máy bay chiến đấu thì chứa cái gì ở trong? máy à??
  8. Santanas

    Santanas Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0

    Trên thế giới chỉ có Ka-50/52 là có ghế thoát hiểm thôi. Trước khi phóng ghế thì có một khối thuốc nổ sẽ kích nổ làm tung cánh quạt rồi ghế mới phóng đưa phi công thoát hiểm. Tôi thấy đây cũng là ý tưởng hay sao không thấy các trực thăng khác làm theo
  9. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    MI-35M-4 & MI-35M-5
    Xin nói ngay từ đầu là không có bất kỳ nguồn nào nói tới Mi-35M-4/M-5 bởi vì chúng chưa tồn tại trên thực tế hoặc ít nhất là chưa bao giờ được Mil công bố. Vì thế Mi-35M-4/5 ở đây chỉ là các phiên bản ?oMade by RF? dựa trên các yếu tố sau:
    - Các hệ thống, thiết bị và vũ khí đang sẵn có của Nga
    - Tính khả thi hoàn toàn về mặt kỹ thuật khi sử dụng chúng để gắn trên máy bay Mi-35M-X.

    - Mil đã từng có 1 dự án bị hủy bỏ nhằm cho ra đời một phiên bản có khả năng chiến đấu như Mi-28 nhưng chở thêm được 7 lính nữa gọi là Mi-40. Một câu hỏi đặt ra là tại sao Mil không đem hệ thống và vũ khí của chiếc Mi-28N để gắn vào khung sườn của Mi-24 hay Mi-40 đã được Mil thay thế bằng Mi-35M-X ???
    - Và cuối cùng, quan trọng nhất, là có một khách hàng chịu bỏ tiền để đặt hàng và mua các sản phẩm cao cấp này bởi ?oKhông có việc gì khó, chỉ sợ không có tiền?
    Mô hình Mi-40
    [​IMG]
    Arabia Saudi được cho là đã ký một hợp đồng trị giá 2.2 tỷ usd để mua 30 máy bay Mi-35 và 120 Mi-17. Có thể với tính cách mua hàng của người Arabia Saudi, chúng ta sẽ lần đầu tiên được nghe tới những phiên bản mới của Mi-35 là Mi-35M-4 và Mi-35M-5.
    Mi-35M-4
    Phiên bản này sẽ là Mi-35M-2 được hoàn thiện hóa về hệ thống cảnh báo, phòng vệ và hệ thống kiểm soát bắn và vũ khí.
    1 ?" Hệ thống cảnh báo
    - 4 cảm biến Mak-UFM với 2 ở phía trước và 2 ở phía sau giúp phát hiện tên lửa tấn công ở phạm vi 360 độ xung quanh máy bay thay vì chỉ 1 cảm biến duy nhất như trên Mi-35M-3.
    - Gắn thêm 4 cảnh báo khi máy bay bị ngắm bắn bằng laze L104 Otklik với 1 gắn phía trước, 1 gắn phía sau, 2 gắn 2 bên hông giúp cảnh báo việc máy bay bị ngắm bắn bằng laze ở phạm vi 360 độ xung quanh máy bay.
    Cảm biến cảnh báo laze L104 Otklik
    [​IMG]
    2 ?" Hệ thống phòng phòng vệ L370-5 Vitebsk
    Bên cạnh loại đạn mồi uy lực nhất hiện tại ra, Mi-35M-4 còn được trang bị hệ thống gây nhiễu tên lửa dẫn đường quang-điện thế hệ mới nhất để thay cho hệ thống L-166 cũ.
    Đây chính là hệ thống L370-5 Vitebsk do Nga sản xuất và được sử dụng để gắn cho các trực thăng Ka-50/52 và Mi-28N. Nó là một đèn phát laze được kết nối và dẫn hướng tự động bởi hệ thống cảnh báo tên lửa Mak-UFM. Khi Mak-UFM phát hiện cũng như xác định được vị trí của tên lửa đang tấn công máy bay, L370-5 sẽ tự động kích hoạt và hướng thẳng về phía tên lửa. Tia laze phát ra từ L370-5 sẽ làm chóa đầu dò quang học của tên lửa khiến nó mất định hướng và bay trệch mục tiêu. Nó sẽ được gắn ở vị trí của L-166 cũ.
    L370-5 Vitebsk
    [​IMG]
    Sơ đồ bố trí các hệ thống Mak-UFM (màu đỏ), L104 Otklik (màu xanh), L370-5 (màu vàng)
    [​IMG]
    3 ?" Hệ thống máy tính kiểm soát bắn-dẫn hướng IKBO
    IKBO là hệ thống bao gồm 2 bộ xử lý dữ liệu kỹ thuật số Baget và một bộ data-bus tương tự như bộ Mil-Std 1553B của Nato. Hệ thống này sẽ phối hợp các chức năng tấn công và dẫn hướng cũng như là hình ảnh mục tiêu từ camera hông ngoại và camera TV của GOES-342.
    4 - Khẩu 2A42 + tháp súng NPPU-28 thay khẩu súng Gsh-23L + tháp súng NPPU-23
    2A42 là một khẩu súng 30mm được Nga sử dụng để gắn cho các xe bọc thép BMP-2/3 và cả Mi-28 và Ka-50/52. Khẩu súng này sẽ cung cấp thêm cho máy bay một loại vũ khí chính xác và rẻ tiền có khả năng diệt xe tank, xe bọc thép và các mục tiêu khó nhằn khác.
    Đây thực ra không phải là một ý tưởng mới bởi năm 1994 Mil đã đưa nó vào gói nâng cấp Mi-24 chào cho quân đội Nga. Tuy nhiên chẳng hiểu vì lý do gì mà điều này đã không được thực hiện trên bất kỳ bản nâng cấp nào của Mi-24 và Mi-35. Điều này về mặt kỹ thuật cũng không quá khó bởi tuy độ giật khi bắn 1 viên đạn 30x165mm sẽ cao hơn khoảng 2.4 lần so với độ giật của súng khi bắn 1 viên 23x115mm nhưng tổng độ giật của cả loạt bắn lại thấp hơn nhiều (do tốc độ bắn của 2A42 thấp hơn nhiều so với Gsh-23L) nên máy bay không cần phải gia cố lại nhiều phần khung sườn.
    Khẩu 2A42 có phần nòng xoắn dài 1,914 mm (~ 64 cal.) và có 2 cổng nạp đạn. Cổng đầu tiên là dành cho đạn xuyên giáp AP-T hoặc APDS-T và cổng còn lại là dành cho 2 loại đạn, đạn nổ mạnh gây cháy HE-I và đạn nổ mạnh HE-T, được sắp theo tỉ lệ 4 - 1. Súng có 2 cổng nạp đạn sẽ giúp xạ thủ lựa chọn loại đạn phù hợp với mục tiêu trước khi bắn giúp tiết kiệm đạn cũng như tăng xác suất tiêu diệt mục tiêu. Nòng súng sẽ phải thay sau khi súng bắn được 6,000 viên.
    2A42 sử dụng loại đạn cỡ 30x165mm có sơ tốc bắn từ 960 ?" 1,120 m/s tùy loại đạn với tốc độ bắn điều chỉnh được ở 200-300 viên/phút hoặc ở tối thiểu 550 viên/phút. Hai chế độ bắn này được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên mặt đất. Khi không chiến hoặc tấn công các mục tiêu có tính di động cao, xạ thủ sẽ chọn chế độ "bắn nhanh" với tốc độ bắn tối đa là 800 viên phút.
    Tháp súng NPPU-28 có góc xoay ngang là + / - 110o , góc nâng + 13o, góc hạ 40o với nòng súng được ổn định bằng con quay hồi chuyển. Điều này có nghĩa là dù máy bay và mục tiêu cùng di chuyển, nòng súng luôn được hướng tự động sao cho đạn bắn trúng mục tiêu.
    Xạ thủ cũng có thể cài đặt loạt bắn 1 giây tức số đạn 1 lần bắn sẽ là 10 / 20 / 25 viên tương ứng với từng tốc độ bắn được cài như ở bên trên. Với hệ thống ổn định nòng súng bằng con quay hồi chuyển theo hai trục với sự trợ giúp của đo lường laze và máy tính kiểm soát bắn dẫn hướng cộng với khả năng bắn cực kỳ chính xác của 2A42, số đạn này đủ để vô hiệu hóa một mục tiêu đơn lẻ.
    Theo như tài liệu thì đầu đạn đạn xuyên giáp AP-T của 2A42 nặng 0.4 kg làm từ tungsten với sơ tốc 960 m/s có khả năng xuyên thủng lớp thép dày 30mm ở tầm bắn 500m, 28mm ở tầm bắn 1,000m và 25mm ở tầm bắn 1,500m. Lưu ý là các tấm thép này được đặt nghiêng 60o nên độ xuyên sẽ lớn hơn gấp đôi (một số nguồn nói là 69mm) trong trường hợp góc tấn của đạn vuông góc với các tấm thép. Với uy lực này thì khẩu 2A42 đủ sức bắn xuyên nóc, phía sau và 2 bên hông của hầu hết các loại tank và xe bọc thép hạng nặng hiện nay trên thế giới.
    Độ xuyên thép của đầu đạn xuyên giáp APDS-T, có trọng lượng 0.304kg và sơ tốc 1,120 m/s, thì không có số liệu nhưng chúng ta chắc một điều nó có khả năng xuyên cao hơn đạn AP-T bởi nó có sơ tốc cao hơn 16% (1,120 m/s so với 960 m/s) và đối với đạn xuyên giáp thì sơ tốc đạn cao hơn đồng nghĩa với việc nó duy trì được vận tốc cao hơn khi chạm mục tiêu dẫn đến khả năng xuyên tốt hơn. Giá của nó cũng gấp đôi đạn AP-T (1,500 usd so với 750 usd băng 100 viên). Lưu ý là các đạn có chữ ?oT? phía sau (viết tắt của ?oTracer?) là loại đạn mà đế của nó có chứa chất gây cháy và phát sáng có thể duy trì trong 1.5-3.5 giây tùy theo loại đạn. Khi được bắn đi, xạ thủ có thể thấy được đường bay đạn để điều chỉnh súng sao cho đạn đi trúng mục
    Theo như Jane?Ts thì khẩu 2A42 có thể hạ xe APC hạng nhẹ ở tầm 1,500m trong tư thế đối đầu (tức xuyên giáp trước), xe cơ giới ở 4,000m và các mục tiêu bay chậm ở khoảng cách 2,000m - 2,500m.
    Oerlikon của Thụy Sỹ, nhà sản xuất súng và đạn nổi tiếng đã sáng chế ra loại đạn 30x173mm mà Mỹ đã sao chép để làm đạn cho khẩu GAU-8A gắn trên chiếc A-10, cũng phát triển và sản xuất 3 loại đạn cỡ 30x165mm cho các nước đang sử dụng súng 30mm của Nga trong đó có loại đạn xuyên giáp APFSDS-T . Tuy nhiên không có thông số nào về độ xuyên thép của loại đạn này.
    250 viên đạn của 2A42 được chứa trong hai thùng đặt cố định bên trong thân. Thùng thứ nhất chứa 125 viên đạn xuyên giáp và thùng thứ hai chứa 125 viên đạn nổ mạnh.
    2A42 với 2 cổng nạp đạn nằm song song phía trên
    [​IMG]
    2A42 và tháp súng NPPU-28 gắn dưới mũi của Mi-28. Ở Mi-35M-5, 2 thùng đạn sẽ được đặt trong thân máy bay thay vì gắn ngay 2 bên súng như ở Mi-28
    [​IMG]
    Các loại đạn 30mm của súng 2A42. Lần lượt từ trái qua phải: Đạn xuyên giáp AP-T, đạn nổ mạnh gây cháy HE-I, đạn nổ mạnh HE-T dành cho huấn luện, đạn nổ mạnh HE-T và đạn xuyên giáp APFSDS-T
    [​IMG]
    4 ?" Động cơ mới
    Để giải quyết vấn trọng lượng rỗng tăng lên do các thiết bị gắn thêm và bảm đảm các tính năng thao diễn của máy bay, loại động cơ được sử dụng sẽ là ТV7-117VK.
    Đây là loại động cơ sẽ được sử dụng để gắn cho các Mi-28N và Ka-52 nâng cấp thay cho động cơ VK-2500 hiện tại. Nó có công suất cao hơn 20% nhưng có kích thước tương đương và trọng lượng nặng hơn không đáng kể so với động cơ VK-2500.
    Dự kiến máy bay Mi-35M-4 sẽ có trọng lượng rỗng khoảng 8,800 kg với trọng lượng cất cánh tối đa đạt khoảng 13,500 ?" 13,800 kg.
    Bảng so sánh các loại động cơ gắn cho Mi-35M/M-1/M-2/M-3/M-4/M-5
    [​IMG]
    Và cuối cùng: Mi-35M-4 với tất cả hệ thống cảnh báo, phòng vệ và ?obig-gun? 2A42
    [​IMG]
    Mi-35M-4U- PHIÊN BẢN DÀNH CHO HUẤN LUYỆN
    Với một máy bay hiện đại như Mi-35M-4 thì nhu cầu có một máy bay huấn luyện cho nó là rất cần thiết và máy bay này cũng phải có tính năng chiến đấu như một Mi-35M-4 thông thường. Chúng ta tạm gọi máy bay này là Mi-35M-4U.
    Về hệ thống và trang bị thiết bị thì Mi-35M-4U cũng giống như Mi-35M-4 nêu bên trên. Tuy nhiên khẩu súng 2A42 + tháp súng NPPU-28 sẽ được bố trí ở vị trí khác, chừa lại không gian ở phần mũi máy bay để lắp đặt một các thiết bị điều khiển máy bay dành cho phi công thày giáo. Tương tự như Mi-24P, một kính ngắm sẽ được gắn bên trên có thể mở xuống hoặc gấp lại để khi cần phi công thày giáo có thể sử dụng nó để ngắm bắn rocket ?ongu? và súng máy gắn ngoài.
    Khẩu súng 2A42 + Tháp súng NPPU-28 sẽ được gắn ở hông phải máy bay ở vị trí mà khẩu Gsh-30K được gắn trên Mi-24P. Tuy nhiên khác với khẩu Gsh-30K được gắn cố định, khẩu 2A42 trên Mi-35M-4U sẽ có khả năng xoay một chút ít, hạ -37°, nâng +3,5°, qua trái -2,5° và qua phải +9° giống như khẩu 2A42 gắn bên hông của Ka-50/52.
    Tương tự như khi gắn ở mũi, xạ thủ có thể dùng kính ngắm để dẫn hướng và chỉ định mục tiêu cho khẩu súng này, tất nhiên là trong góc giới hạn. Khi đó việc tấn công một mục tiêu nào đó bằng súng 2A42 cần phải có sự phối hợp giữa phi công và xạ thủ. Cụ thể thì phi công sẽ lái máy bay sao cho mục tiêu nằm trong phạm vi tấn công của súng còn xạ thủ sẽ là người thực hiện việc ngắm và bóp cò. Tuy cách bố trí này sẽ thiếu linh hoạt hơn là gắn ở mũi nhưng bù lại việc gắn súng ở gần trọng tâm máy bay sẽ khiến độ rung giật khi bắn sẽ giảm xuống. Cộng với việc nòng súng vẫn được ổn định bằng con quay hồi chuyển trong góc giới hạn, đạn sẽ đi chính xác hơn.
    2A42 + tháp súng NPPU-28 sẽ được gắn bên hông Mi-35M-4U giống như là Ka-50/52.
    [​IMG]
    Mi-35M-4U
    [​IMG]
    Được Russianfan sửa chữa / chuyển vào 19:02 ngày 01/01/2010
  10. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    Mi-35M-5
    Mi-35M-5 sẽ là bước phát triển tiếp theo từ Mi-35M-4 với các trang bị mới sau:
    1 - Gắn thêm hệ thống GOES-521
    Hệ thống này cũng do UOMZ sản xuất tích hợp 1 camera hồng ngoại và một đo lường laze. Máy bay khi đó sẽ có hai hệ thống riêng biệt với GOES-342 dành cho xạ thủ còn GOES-521 dành riêng cho phi công thay vì cả hai phải sử dụng chung GOES-342 như Mi-35M-2.
    Phi công sẽ sử dụng GOES-521 để không những quan sát địa hình, địa vật và đo khoảng cách khi điều khiển máy bay cất cánh, hạ cánh và bay thấp mà còn ngắm bắn chính xác ở tầm xa hơn các mục tiêu bằng rocket và súng máy cả ban ngày, ban đêm lẫn thời tiết xấu.
    Với 2 hệ thống song song, phi công và xạ thủ có thể cùng lúc theo dõi, ngắm và bắn 2 mục tiêu khác nhau bằng các loại vũ khí riêng của mình giúp giảm thời gian máy bay phải ở lại trong khu vực nguy hiểm.
    Cách bố trí 2 hệ thống riêng biệt cho phi công và xạ thủ là cách làm được áp dụng cho tất cả các loại trực thăng chiến đấu hiện đại hiên nay như Mi-28N, Ka-52, AD-64H Longbow.
    2 - Radar N025 Almaz-280
    Tương tự như chiếc Mi-28N, Mi-35M-5 được gắn radar N025 ở trên trục cánh quạt chính. Không giống như radar của chiếc AH-64D Longbow của Mỹ, N025 có cả khả năng tấn công lẫn dẫn đường giúp chiếc Mi-35M-5 trở thành một máy bay có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết đúng nghĩa.
    Radar N025 có 2 chế độ dành cho đối không sử dụng bước sóng cm, và chế độ đối đất sử dụng bước sóng mm giúp Mi-35M-5 tìm kiếm và phát hiện các mục tiêu cả dưới mặt đất lẫn trên không cũng như các tên lửa tấn công máy bay phạm vi 360 độ xung quang máy bay. Radar N025 có thể phát hiện ra một mục tiêu cố định lớn như 1 chiếc cầu ở tầm 25km, xe chở tên lửa đạn đạo ở 15km, xe tank và xe bọc thép hạng nặng ở 10 - 12km và xe cơ giới ở 6 - 8km.
    Khi mà xạ thủ và phi công không thể dùng GOES-342 và GOES-521 để quan sát và ngắm bắn do sương mù và thời tiết xấu, N025 sẽ đảm nhiệm vai trò của hai thiết bị này. Ngoài ra radar này cũng có chế độ bám địa hình giúp máy bay có thể bay cực thấp. Mi-28N với radar N025 đã từng được quân đôi Nga thử nghiệm bay thành công ở độ cao chỉ 5m so với mặt đất.
    3 ?" Thiết kế lại khung sườn
    Khung sườn và giáp bảo vệ của Mi-35M-5 sẽ được thiết kế lại để sử dụng vật liệu composite nhiều nhằm làm giảm trọng lượng của máy bay mà không làm giảm kết cấu và giáp bảo vệ vững chắc của nó. Dự kiến máy bay Mi-35M-5 với radar N025 và GOES-521 gắn thêm vẫn có trọng lượng rỗng khoảng 8,800 kg.
    4 ?" Các trang thiết bị khác
    Còn nhiều hệ thống và trang thiết bị khác có thể gắn trên Mi-35 để trở thành Mi-35M-X nữa nhưng nếu thế thì làm thế nào để bán được Mi-28N và Mi-28NM đây ???
    Mi-35M-5U
    Tương tự, nếu khách hàng yêu cầu thì bản huấn luyện Mi-35M-5U cũng có thể được sản xuất dựa trên cấu hình và cách bố trí của chiếc Mi-35M-4U.
    Radar N025
    [​IMG]
    GOES-521 có 2 cửa sổ, 1 cho camera hồng ngoại và một cho đo lường laze.
    [​IMG]
    Mi-35M-5 với radar N025 gắn trên trục cánh quạt và GOES-520 gắn bên hông trái ngay phía trên radio-pod điều khiển tên lửa (Hình minh họa)
    [​IMG]
    [​IMG]
    Mi-35M-5U
    [​IMG]
    Có thể sẽ có người thắc mắc là với trọng lượng rỗng tăng lên khá nhiều so với Mi-35M-2 (8,800kg so với 8,085 kg) thì liệu Mi-35M-4/4U và Mi-35M-5/5U có bảo đảm được tính năng thao diễn của chúng. Dưới đây là bảng so sánh tỉ lệ giữa công suất cho 1kg tải trọng cất cánh bình thường. Tuy thông số này của Mi-35M-4/5 khi cất cánh thấp hơn Mi-35M-2/3 chút ít nhưng lại cao hơn nhiều khi bay hành trình. Vì thế chắc chắn một điều là khả năng thao diễn của Mi-35M-4/4U và Mi-35M-5/5U không tệ hơn Mi-35M-2
    [​IMG]
    Bài tiếp theo: Mi-24PN - GIẢI PHÁP TÌNH THẾ VÀ RẺ TIỀN CỦA QUÂN ĐỘI NGA
    Được Russianfan sửa chữa / chuyển vào 19:21 ngày 01/01/2010

Chia sẻ trang này