1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các loại trực thăng chiến đấu của Soviet và Nga: Mi-24, Ka-50/52 và Mi-28

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Russianfan, 06/10/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. terminaterx300

    terminaterx300 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/04/2006
    Bài viết:
    2.245
    Đã được thích:
    1
    cái cây súng của Ka-5x đó ko phải cố định mà nó cũng điều chỉnh dc một ít đó

    cũng chẳng phải do tản mát đâu,2 súng khác nhau hoàn toàn mà chứ có giống nhau đâu là tính tản mát,
    vd như gắn cây AK lên đó,dùng trục quay thì nhắm tốt hơn nhưng tản mát cao hơn khi bắn liên tục so với gắn vào thân nhưng khi gắn vào thân thì khó ngắm hơn,tuy rằng dòng kamov có mức ổn định khi đứng yên cao hơn nhưng vẫn ko = dc trục xoay có ổn định 2 mặt phẳng,cứ tính bắn liên tục mà 1 phát 3 viên thì bác chọn cái nào(còn mà xả liên tục thì cái kia hỏng trục xoay còn cái này tiêu luôn cái khung sườn )
    p/s lý do là bọn này dùng tên lửa vikhr + rocket là chính ,ai từng chơi DCS-Black Shark sẽ hiểu
    Được terminaterx300 sửa chữa / chuyển vào 03:19 ngày 09/10/2009
  2. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Ko biết mấy cây súng đó bắn ai. Chứ vào tầm bắn, hay tìm được mục tiêu thì vác vai nó hốt xác mất roài
  3. gulfoil

    gulfoil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    3.090
    Đã được thích:
    4
    ---------------
    trong tương lai Nga dùng Ka-52 và Mi-28N.Trong đó K-52 rất cơ động đóng vai trò đột phá như máy bay cường kích vậy, còn Mi-28N có tác dụng hộ trợ bộ binh.Không hiểu Ka-52 xuất khẩu đã gắn tên lửa chống tăng "Hermes" -15 km chưa hay vẫn dùng "Vikhr"-11 km.Cả hai loại đang xuất khẩu có lẽ làm không kịp phải mất 2-3 năm thực hiện hợp đồng
    K-52
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được gulfoil sửa chữa / chuyển vào 14:17 ngày 09/10/2009
  4. gulfoil

    gulfoil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    3.090
    Đã được thích:
    4
    Đây là Mi-28N được trang bị vũ khí mạnh cả tên lửa chống tăng và tên lửa phòng không "Igla-S" nhưng không cơ động và tàng hình như K-52 nhưng có hệ thống điện tử bảo vệ khá mạnh.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được gulfoil sửa chữa / chuyển vào 14:14 ngày 09/10/2009
  5. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    @ Bạn Gulfoil
    Bạn vui lòng re-size lại hình mà bạn post nhé, vỡ khung màn hình hết rồi. Tôi chuẩn bị post thêm bài mà với màn hình bị vỡ như vậy sẽ khiến mọi người rất khó đọc. Nếu được thì cỡ màn hình 15 int là ok rồi còn nếu không thì bạn chỉ cần đưa link hình là được rồi.
    Cám ơn bạn nhiều nhé!
  6. khesanh1968

    khesanh1968 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2003
    Bài viết:
    496
    Đã được thích:
    0
    Đây có đoạn phim về Mi24 ở Apganistan
    http://www.youtube.com/watch?v=wb2FAW9nho4&feature=related
  7. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    Trước khi tiếp tục với các phiên bản chính của Mi-24 thuộc thế hệ hung sườn thứ hai, chúng ta điểm qua một số phiên bản đáng chú ý của Mi-24 thế hệ khung sườn thứ nhất
    A-10
    Một trong số 10 chiếc Mi-24 tiền sản xuất được làm nhẹ hơn, bao gồm cả việc bỏ đi 2 cánh, nhằm đạt các kỷ lục về tốc độ của trực thăng. Đáng lưu ý là cả 2 phi công của chiếc A-10 này đều là phụ nữ.
    1 - Đạt tốc độ trung bình 332.65 km/h trong suốt quãng đường gần 1,000km. Kỷ lục được này được lập vào ngày 13 tháng 8 năm 1975 và vẫn giữ vững cho tới tận ngày nay.
    2 - Đạt tốc độ 368.4 km/h trong suốt quãng đường 25 km. Kỷ lục được này được lập vào ngày 21 tháng 9 năm 1978 và
    bị phá vào năm 1986 bởi 1 chiếc Westland Lynx sửa đổi.
    A-10
    [​IMG]
    Mi-24 Fenestron
    Mil cũng thử nghiệm gắn cánh quạt đuôi dạng Fenestron cho Mi-24. Tuy nhiên thử nghiệm này không thành công với chỉ duy nhất 1 mẫu thử được sản xuất.
    Cánh quạt đuôi kiểu Fenestron
    [​IMG]
    Mi-24 Fenestron
    [​IMG]
    Mi-24BMT
    Một số lượng nhỏ Mi-24A được hoán cải để làm nhiệm vụ rà quét thủy lôi trên biển cho hải quân. Tất cả vũ khí và phần bọc thép được tháo đi. Lưới quét và các thùng dầu phụ được đặt trong khoang máy bay.
    Mi-24BMT
    [​IMG]
    MẪU THỬ NGHIỆM MI-24V
    Như đã đề cập tại các phần trước, do một loạt các hạn chế của Mi-24A với khung sườn thế hệ thứ nhất nên Mi-24 được thiết kế lại. Mi-24 thế hệ khung sườn thứ hai được thiết kế với khoang lái cho phi công phía sau được tách rời và đẩy lên cao hơn so với khoang của xạ thủ phía trước.
    Hai trong số 10 máy bay Mi-24 tiền sản xuất được hoán cải lại khung sườn để làm các mẫu thử cho thế hệ khung sườn mới này. Chúng cũng được dành để thử nghiệm tên lửa chống tank thế hệ thứ hai là Shturm-V (AT-6). Trong bảng chữ cái của Nga, tiếp sau A và B chính là V vì thế các máy bay này được gọi là Mi-24V. Tuy nhiên các khó khăn và trì hoãn trong việc phát triển AT-6 đã khiến các cuộc thử nghiệm này kéo dài hơn 4 năm và trong thời gian chờ đợi này, một phiên bản chuyển tiếp được ra đời. Đó chính là Mi-24D.
    Được Russianfan sửa chữa / chuyển vào 15:19 ngày 09/10/2009
  8. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Đề nghị bác cho hình vừa vừa thôi
  9. spyders

    spyders Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2009
    Bài viết:
    526
    Đã được thích:
    12
    bác gulfoil này có chuyền thống ở các chang,là hay xả cho 1 đống hình tét lét quá cỡ
  10. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    Mi-24D (HIND-D)
    [​IMG]
    THIẾT KẾ
    Mi-24D chính là sự kết hợp của hệ thống điện tử và vũ khí của chiếc Mi-24B với khung sườn thế hệ thứ hai của mẫu thửa Mi-24V. Thứ tự trong bảng chữ cái của Nga là A, B, V, G, D. Đáng lẽ phiên bản tiếp theo Mi-24V phải có tên là Mi-24G nhưng có lời đồn rằng Viacheslav Kuznetsov, trưởng dự án Mi-24, biết rằng Mi-24A có tiếng tăm rất xấu trong quân đội nên ông ta sợ rằng nếu đặt tên Mi-24G thì rất có thể một kẻ tếu táo nào đó sẽ gọi nó là Mi-24 "Ghovno" có nghĩa là Mi-24 "phân". Tuy nhiên thực tế đã chứng minh rằng lo lắng của ông ta là thừa.
    Cuối năm 1973, Mi-24D được chính thức đưa vào sản xuất. Có thể nói thiết kế khung sườn mới với hệ thống kiểm sóat bắn và vũ khí của Mi-24D đã làm thỏa mãn các yêu cầu của quân đội dù cho họ vẫn muốn có tên lửa chống tank Shturm-V (AT-6). Vì thế Mi-24D được quyết định là sẽ thay thế toàn bộ số Mi-24A/B/U ở các đơn vị tiền tuyến. Số Mi-24A/B này sẽ được chuyển cho các trường huấn luyện, lưu trữ hoặc xuất khẩu và viện trợ tới Algeria, Afghanistan, Vietnam, ... Nato cũng mau chóng đặt tên cho nó là Hind-D.
    Thú vị thay, quân đội vẫn không chính thức chấp nhận Mi-24D vào phục vụ cho tới tận tháng 3 năm 1976, tức là rất gần với thời điểm mà Mi-24V, phiên bản phát triển trước đó của Mi-24D đi vào phục vụ. Vì hình dạng "xấu xí" và "hung tợn" mà Mi-24 mới mau chóng có nick name là "Crocodile / Cá sấu", cái tên vẫn còn được duy trì cho đến tận ngày hôm nay.
    Tổng cộng đã có 625 Mi-24 được sản xuất và khoảng một nửa trong số đó được xuất khẩu và viện trợ. Mi-24D được sử dụng tại hầu hết các nước trong khối Vac-Xa-Va ngoại trừ Romania. Ngoài ra nó cũng còn được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới như Cuba, Nicaragua và Peru ở châu Mỹ. Tính hiệu quả của nó đã được chứng minh tại chiến trường Afghanistan và ở cuộc chiến Iran-Iraq. Trong một lần xuất kích, 8 máy bay Mi-24D của Iraq đã tiêu diệt 17 xe tank của Iran. Thậm chí Iraq còn tuyên bố rằng Mi-24D của họ đã dùng tên lửa AT-2C bắn hạ một máy bay ... F-14 của Iran. Tuy nhiên thông tin này bị nghi ngờ về tính chính xác của nó.
    HỆ THỐNG KIỂM SOÁT BẮN
    Như đã giới thiệu ở bên trên, Mi-24D chính là "bình mới" (khung sườn mới) "rượu cũ" (hệ thống kiểm soát bắn và vũ khí của Mi-24B). Nó được trang bị hệ thống kiểm soát bắn Falanga-P để dẫn bắn bán tự động cho tên lửa AT-2C và máy tính dẫn hướng-kiểm soát bắn cho các loại vũ khí khác. Hệ thống này bao gồm:
    1 - Kính ngắm quang học Raduga-F sử dụng trong điều kiện ban ngày được gắn cố định bên mạn phải bên dưới thân máy bay. Nó có thể được điều chỉ ở hai chế độ phóng lớn, 3.3 lần hay 10 lần. Góc quan sát tối đa của nó là +(-) 15 độ.
    Ngoài ra nó còn được được tích hợp với một thiết bị đo góc giúp tự động đo góc giữa mục tiêu và tên lửa, cung cấp cho hệ thống kiểm soát bắn để điều chỉnh đường bay của tên lửa cho tới khi nó đánh trúng mục tiêu.
    Hệ thống quang học này sẽ giúp xạ thủ quan sát mục tiêu và ngắm bắn tên lửa AT-2C thông qua một ống ngắm nằm bên phải của buồng lái. Khi dẫn bắn AT-2C, xạ thủ chỉ cần giữ dấu thập của kính ngắm trên mục tiêu cho tới khi tên lửa đánh trúng là đủ. Phần còn lại sẽ được thực hiện tự động bởi hệ thống.
    2 - Thiết bị điều khiển tên lửa để truyền lệnh từ máy bay tới tên lửa thông qua sóng radio. Nó được gắn trên một pod tách rời ở mạn trái bên dưới thân máy bay. Ngoài ra nó cũng có thể định tầm mục tiêu khi được sử dụng ở chế độ radio-rangefinder.
    3 - Hệ thống máy tính kiểm soát bắn-dẫn hướng bao gồm bộ xử lý dữ liệu Aist analog được gắn trong thân máy bay
    4 - Kính ngắm KPS-53AV dùng cho xạ thủ. Kính ngắm này được kết nối với bộ xử lý dữ liệu Aist analog cái tổng hợp tất cả các dữ liệu như tốc độ và góc bay của máy bay, tốc độ di chuyển của mục tiêu, áp suất không khí để tính toán và điều chỉnh đường đạn của súng 12.7mm 4 nòng.
    Kính ngắm này cũng được sử dụng để định tầm sau khi xạ thủ nhập kích thước của mục tiêu vào kính ngắm.
    5 - Kính ngắm phản xạ PKV dùng cho phi công ngắm bắn cho rocket "câm". Kính ngắm này được gắn trên khung của buồng kính phi công thay vì gắn trên bệ điều khiển như ta thường hay thấy. Đây là loại kính ngắm khá đơn giản, nếu muốn định tầm mục tiêu phi công sẽ phải nhập kích thước mục tiêu vào kính ngắm.
    Nơi bố trí
    [​IMG]
    Hệ thống ngắm quang học Raduga-F với nắp đóng mở bằng thép
    [​IMG]
    Tên lửa AT-2C và cấu tạo bên trong của thiết bị điều khiển tên lửa.
    [​IMG]
    Buồng lái của xạ thủ với kính ngắm KPS-53AV (ở chính giữa) và ống ngắm nối với hệ thống quang học Raduga-F (ở bên phải)
    [​IMG]
    Buồng lái phi công với kính ngắm PKV được gắn bên trên.
    http://i729.photobucket.com/albums/ww293/binhbeo78/Mi-24Dpilot-****pit.jpg
    CÁC LOẠI VŨ KHÍ
    - Rocket "câm" S5 57mm
    - Tên lửa chống tank dẫn đường bán tự động (SACLOS) AT-2C
    - Súng máy Yak-b 4 nòng 12.7mm gắn trong bệ xoay USPU-24 với 1,470 viên đạn
    - Bom "câm", bom chùm loại 100 - 250 - 500kg.
    - Tất cả các vũ khí được treo trên 6 mấu cứng ở 2 cánh. Gun-camera cũng được dời từ bên trong ra đầu cánh để tranh việc nó bị khói của các vụ bắn rocket che phủ ống kính.
    Ở Mi-24D, công việc sẽ được chia như sau:
    - Xạ thủ sẽ đảm nhiệm việc dẫn đường, điều khiển và bắn súng máy 12.7mm gắn trong tháp xoay dưới mũi và tên lửa chống tank AT-2C
    - Phi công đảm nhiệm việc lái máy bay, bắn rocket "câm" và cắt bom.
    Tên lửa AT-2C
    [​IMG]
    [​IMG]
    MI-24DU (HIND-D)
    Đây là phiên bản dành cho huấn luyện của Mi-24D. Kính ngắm ở buồng xạ thủ và tháp súng 12.7mm 4 nòng ở mũi được dời đi để lấy chỗ cho các thiết bị điều khiển máy bay của phi công hướng dẫn. Tuy nhiên hệ thống Falanga-P và kính ngắm Raduga-F để dẫn bắn tên lửa AT-2C và các loại vũ khí khác như ở Mi-24D vẫn giữ nguyên.
    Mi-24DU
    [​IMG]
    Buồng lái phía trước của phi công hướng dẫn
    [​IMG]
    Được Russianfan sửa chữa / chuyển vào 15:38 ngày 09/10/2009

Chia sẻ trang này