1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các loại trực thăng chiến đấu của Soviet và Nga: Mi-24, Ka-50/52 và Mi-28

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Russianfan, 06/10/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    He he, thế bạn đọc được mấy bài viết của tôi ở topic này rồi ? Nếu bạn muốn góp ý gì thì phải đọc hết các bài tôi viết để chắc chắn rằng vấn đề chưa được nêu ra chứ còn cứ nhảy ngang & lặp lại như thế này thì mất thì giờ của nhau lắm. Dưới đây là hình tôi chú thích ở bài Mi-24D. Bạn muốn biết 1, 2, 3,4, 5 này là gì thì cứ việc xem lại bài về Mi-24D ở các trang đầu của topic này hoặc ở nguồn tôi đưa bên trên rồi xem thử có gì khác giữa những điều bạn nói bên trên và những cái tôi viết ngay từ đầu kgông?
    [​IMG]
    Gợi ý cho bạn thêm nhé. Hệ dẫn đường tên lửa của tên lửa AT-6 và AT-9 là SACLOS. Đây là thuật ngữ chuyên dùng và được viết tắt từ cụm từ "Semi Automatic Command to Light Of Sight" tạm dịch là "Lái bán tự động vào đường ngắm thẳng".
    Nhìn chung kiểu dẫn đường CLOS (Command to Light Of Sight) phải trải qua các 3 bước:
    Bước 1 - Sau khi tên lửa được bắn đi, bệ phóng (Từ bây giờ được hiểu là hệ thống theo dõi ngắm bắn + hệ thống xử lý dữ liệu ra lệnh điều khiển tên lửa + hệ thống truyền phát dữ liệu + xạ thủ) phải duy trì đường ngắm liên tục lên mục tiêu cho tới khi nó bị tên lửa đánh trúng.
    Bước 2 - Cùng trong lúc đó bệ phóng cũng sẽ phải theo dõi và bám sát liên tục cùng lúc cả tên lửa và mục tiêu và tiến hành việc đo góc tạo thành giữa tên lửa và đường ngắm thẳng.
    Bước 3 - Ngay khi phát hiện ra góc này khác 0o, bệ phóng sẽ điều khiển và điều chỉnh sao cho đường bay của tên lửa trùng với đường ngắm thẳng (góc giữa chúng bằng 0o).
    Căn cứ vào mức độ tự động hóa đến đâu của các bước này mà người ta chia ra làm "Lái thủ công" (Manual CLOS), "Lái bán tự động" (Semi-automatic CLOS) hay "Lái tự động hoàn toàn" (Automatic CLOS).
    Ở tên lửa AT-6 và AT-9, bước 2 và bước 3 nêu trên được thực hiện tự động bởi hệ thống còn bước 1 (duy trì đường ngắm thẳng) vẫn phải do xạ thủ đảm nhiệm nên hệ dẫn đường của chúng gọi là SACLOS.
    Như vậy chúng ta thấy rằng để dẫn bắn SACLOS thì bên cạnh các hệ thống khác (đã được nêu ở các bài trước rồi nên không cần phải lặp lại) thì riêng hệ thống ngắm bắn phải có một thiết bị theo dõi tên lửa và đo góc.
    Trong khi đó brochure của Sagem về hệ thống OLOSP - NADIA lại hòan tòan không đề cập tới thiết bị này như là một phần cấu tạo nên OLSP. Khác hẳn với việc nó (IR goniometer) được nhắc tới như là một phần cấu thành nên hệ thống HMOSP của IAI gắn trên chiếc Mission-24 của Ấn Độ.
    Tuy nhiên dù cho hệ thống ngắm bắn có được tích hợp thiết bị đo góc thì cũng vẫn chưa chắc là nó dẫn bắn được tên lửa AT-6 hoặc AT-9. Đó chính là vấn đề mà IAI đã gặp phải khi nâng cấp Mi-24 của Ấn Độ và buộc phải nhờ tới sự trợ giúp của nhà thiết kế - sản xuất ra AT-6 là Koloma - Tula.
    Brochura của Sagem về OLOSP
    [​IMG]
    LInk về Mi-35 Ấn Độ nâng cấp bởi IAI: http://www.bharat-rakshak.com/IAF/Aircraft/Current/609-Mi35-Himanshu.html
    Được russianfan sửa chữa / chuyển vào 03:06 ngày 23/01/2010
  2. bebedoll

    bebedoll Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0
    Ấy! Quả là tôi chưa có thời gian đọc hết các bài của bác thật. Nhưng thiết nghĩ dù đọc nhiều hay đọc ít thì đâu có liên quan tới tôi bẻ luận điểm dưới đây của bác:
    Vấn đề ở đây là bác nhầm lẫn trong mớ thuật ngữ bệ phóng lái SACLOS, hệ thống ngắm bắn là Olosp - Nadia hay HMOSP khi xét tới việc điều khiển AT-6 liệu có đi kèm Raduga-F/Sh hay không nhằm bổ trợ cho cái thiết bị đo góc tưởng tượng nào đó
    Xin nhắc lại là Olosp-Nadia-Hmosp-Zarevo-RadugaF/Sh chỉ là các hệ thống khí tài trinh sát và cung cấp tham số mục tiêu. Chúng khác nhau ở chỗ có khả năng trinh sát cả ngày lẫn đêm hay chỉ ban ngày, trinh sát mục tiêu có hoặc không kèm bám sát tên lửa, công nghệ cao hay thấp, có hệ thống tính toán sơ cấp dùng kênh riêng hay vẫn dùng máy tính điều khiển vũ tính trung tâm, vân vân và vân vân.
    Vì thế, vấn đề Nadia/Olosp có tích hợp chức năng theo dõi/bám sát tên lửa tự động hay không mới có ý nghĩa chứ không phải có thiết bị đo góc hay không bạn quạt nhé
    Về SACLOS thì bác do đang hỏi về hệ dẫn đường tên lửa AT-6 của Nga. Người Nga không nói hệ dẫn đường SACLOS mà sẽ nói hệ thống điều khiển vô tuyến bán tự động bám sát đạn bằng hồng ngoại dùng phương pháp bắn 3 điểm, hay ngắn là hệ thống điều khiển bán tự động. Nếu tìm hiểu sâu hơn cơ chế phóng của AT-6 và AT-9, bạn sẽ thấy Bước 3 của bạn không hoàn toàn chính xác đâu
  3. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    He he, bạn chưa đọc nhưng lại rất thích nói mà đặc biệt là nói lại những cái mà tôi đã viết và đã giải thích rất rõ từ các bài đầu tiên rồi.
    He he, nếu bạn không đủ khả năng đọc hiểu thì tôi cũng bó tay mà thôi
    Qua những gì bạn nói bên trên tôi thấy bạn còn hổng kiến thức nhiều lắm nên tôi gợi ý tiếp cho bạn nhé. Dưới đây là các thông số về 2 hệ thống quang-điện cùng của Sagem là OLOSP (đã nói khá kỹ ở bài trước) và OSIRIS (được sử dụng để gắn trên trục cánh quạt chính của trực thăng UHT Tiger). Bạn thử tự tìm hiểu xem tên lửa chống tank HOT dùng hệ dẫn đường kiểu nào ? Có giống AT-6 và AT-9 hay không? và tại sao OSIRIS lại cần "IR goniometer" để ngắm bắn HOT?
    OSIRIS
    [​IMG]
    Trang 48: www.groundsystems-index.com/images/2008homegsi/MHH08.pdf
    [​IMG]
    Hay người Nga dùng cách khác đặc biệt hơn? Xin thưa là không. Hệ thống Zarevo gắn trên Mi-24PN cũng dùng thiết bị tương tự
    [​IMG]
    Người Israel có cách khác không? Xin thưa cũng như Nga - Pháp mà thôi: http://www.bharat-rakshak.com/IAF/Aircraft/Current/609-Mi35-Himanshu.html
    [​IMG]
    Vàng 1: Những tham số này là gì? Góc lệch giữa tên lửa và đường ngắm thẳng có phải là 1 trong các tham số bắt buộc để dẫn bắn CLOS hay không? Nếu phải thì làm sao đo được góc này khi không có thiết bị đo góc (IR Goniometer)?
    Vàng 2: Cái chức năng này để làm gì nếu không phải là để luôn đo góc lệch giữa tên lửa và đường ngắm thẳng. Các tài liệu khi nói về các hệ thống quang điện ngắm bắn cho các tên lửa dẫn đường CLOS sẽ chỉ nói chung chung và cho dễ hiểu là hệ thống có camera / thiết bị theo dõi bắt bám tên lửa (missile tracker). Thực ra mục đích phía sau của thiết bị / camera này chính là để xác định được góc lệch giữa mục tiêu và đường ngắm thẳng. Vì thế một số tài liệu nói chi tiết và sâu hơn là IR goniometer
    He he, nói tóm lại là tôi kết luận hệ thống OLOSP - NADIA gắn trên Mi-24 nâng cấp do Sagem thực hiện không ngắm bắn được cho tên lửa AT-6 bởi nó không có thiết bị bắt bám-đo góc. Nếu bạn chứng minh được ngược lại là nó có thiết bị này hoặc dùng cách khác để có được tham số "góc lệch" thì xin mời bạn
    Được Russianfan sửa chữa / chuyển vào 11:25 ngày 23/01/2010
  4. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    Tôi đã load được về rồi, cám ơn bạn rất nhiều (hệ thống có vấn đề hay sao mà tôi không vote 5*cho bạn được ). Đúng là sách của Yefim Gordon có khác, luôn rất nhiều thông tin và hình chụp mang tính "quý hiếm & độc quyền". Chỉ tiếc một điều là không có hình chụp buồng điều khiển dành cho xạ thủ của Mi-24PN, cái mà phía Nga dấu kính như bưng.
  5. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Bác gửi em 1 bản dc ko?, em ko load dc, thank
  6. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    Nó nặng những 109 Mb nên không biết gửi cho bạn bằng cách nào đây? Bạn cứ PM cho tôi địa chỉ e-mail của bạn để tôi thử gửi qua Yousen*** xem sao.
  7. gulfoil

    gulfoil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    3.090
    Đã được thích:
    4
    Gần đây có gặp hãng Mil vào VN với các loại Mil-24 cải tiến .Không hiểu quân ta đến đâu rồi.Trên mạng Nga có mấy loại sau.các bạn đi đến đâu rồi
    MI-24A Multi-purpose attack helicopter
    MI-24V Multi-purpose attack helicopter
    MI-24VK multipurpose attack helicopter
    Mi-24VM multipurpose attack helicopter
    Mi-24VP multipurpose attack helicopter
    MI-24D Multi-purpose attack helicopter
    Mi-24P Multi-purpose attack helicopter
    MI-24PK Multi-purpose attack helicopter
    MI-24PN multipurpose attack helicopter
    Mi-24PS search and rescue multi-purpose helicopter
    Mi-25 multipurpose attack helicopter
    MI-28 helicopter gunships
    Mi-28N attack helicopters
    Mi-35 multipurpose attack helicopter
    MI-35M Multi-purpose attack helicopter
    MI-35P Multi-purpose attack helicopter
    ------------------------------------------------------------
    o~-24А oного?елевой fда?н<й ве?,оле,
    o~-24' oного?елевой fда?н<й ве?,оле,
    o~-24's oного?елевой fда?н<й ве?,оле,
    o~-24'o oного?елевой fда?н<й ве?,оле,
    o~-24'Y oного?елевой fда?н<й ве?,оле,
    o~-24" oного?елевой fда?н<й ве?,оле,
    o~-24Y oного?елевой fда?н<й ве?,оле,
    o~-24Ys oного?елевой fда?н<й ве?,оле,
    o~-24YН oного?елевой fда?н<й ве?,оле,
    o~-24YС oного?елевой поисково-спаса,елOн<й ве?,оле,
    o~-25 oного?елевой fда?н<й ве?,оле,
    o~-28 'е?,оле, огневой подде?жки
    o~-28Н 'е?,оле, огневой подде?жки
    o~-35 oного?елевой fда?н<й ве?,оле,
    o~-35o oного?елевой fда?н<й ве?,оле,
    o~-35Y oного?елевой fда?н<й ве?,оле,
  8. bebedoll

    bebedoll Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0
    Tất nhiên lúc trước tôi cho rằng bạn chỉ nhận định không chính xác đoạn dưới do nhầm lẫn giữa dẫn bắn vô tuyến bán chủ động với ngắm bắn theo đường ngắm thẳng, nhưng tới đoạn kết luận dưới nữa thì tỏ ra là bạn không hoặc chưa hiểu những tờ rơi về khí tài mà bạn lượm được Quạt ạ
    Bạn giải thích mấy câu hỏi sau để làm rõ mấy chỗ bôi vàng ở trên nhé:
    1 - Ngắm bắn là ngắm vào mục tiêu hay ngắm vào tên lửa thế bạn Quạt?
    2 - Nếu Olosp ngắm bắn mục tiêu thì có phải nó đã tạo LOS không bạn?
    3 - Phối hợp giữa Olosp và Raduga-F/Sh thế nào khi ngắm bắn mục tiêu và điều khiển tên lửa tới mục tiêu vào ban đêm?
  9. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    @-bebedoll
    He he, lần cuối trả lời nhé: Tôi không dư thời gian để dạy mấy cái @, linh tinh, vớ vẩn đó đâu, đặc biệt là cho những người như bạn. Tự học đi rồi hẵng quay lại đây!
  10. bebedoll

    bebedoll Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0
    Bờ ra vô
    To bạn Quạt: tôi hỏi bạn những vấn đề cơ bản về khí tài điều khiển tên lửa trên Mi-24 để giúp bạn khắc phục chỗ hổng kiến thức khi nêu những luận điểm, lập luận hay kết luận tương tự, chứ tuyệt nhiên không bắt bẻ bởi bạn cũng đã nhận chỉ đi dịch tài liệu lấy trên mạng. Tôi đồng ý với maseo là bạn nghiệp dư mà dịch thế cũng là cố gắng và tốt rồi, nhưng làm ơn đừng vội kết luận khi chưa rõ cơ chế điều khiển và đừng tỏ thái độ lên lớp người khác khi chính mình còn đang hổng kiến thức cơ bản.
    Lẽ ra tôi sẽ tìm giúp bạn các nguồn tài liệu của Nga về khí tài điều khiển tên lửa chống tăng trang bị cho trực thăng chiến đấu để trả lời mấy câu hỏi tôi đã đưa, nhưng giờ thiết nghĩ cũng không còn cần thiết nữa.
    Lời cuối kiến thức về Olosp tặng bạn: Olosp cung cấp chức năng ngắm bắn tên lửa chống tăng AT-6/AT-9 và cho phép Mi-24 chuyển từ chế độ điều khiển полfав,ома,и?еская T/T (tức SACLOS) sang ав,ома,и?еская T/T (tức ACLOS). Bạn Quạt nên tìm hiểu cụ thể vấn đề vừa được gợi ý để cập nhật kiến thức nhé!
    Tôi phải làm việc đây! Chúc vui!

Chia sẻ trang này