1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các loại trực thăng chiến đấu của Soviet và Nga: Mi-24, Ka-50/52 và Mi-28

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Russianfan, 06/10/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
    Bài trên hay quá, em đã vote 5 sao (lúc mới khai trương topic) cho chủ đề và cả bài này luôn!
    Khoang sau em thấy lớn, mà sao cũng chỉ chở được 11 người phải không bác?Em thấy trong tài liệu ghi là: 2 điều khiển, 1 chỉ huy và 8 binh lính.
  2. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    Cơ cấu và phân chia nhiệm vụ của Mi-24 nói chung thường như sau:
    1 - Phi công kiêm chỉ huy: Lái máy bay và điều khiển các loại vũ khí "câm" như rocket, bom và súng máy gắn cố định (gắn bên trong máy bay hoặc trong các pob gắn bên ngoài cánh)
    2 - Xạ thủ kiêm dẫn đường: Điều khiển các loại vũ khí dẫn đường chính xác như tên lửa chống tank, tên lửa phòng không R-60 hay Igla và súng máy gắn trên tháp xoay.
    3 - Kỹ thuật viên kiêm xạ thủ súng máy: Đảm bảo các vấn đề kỹ thuật của máy bay. Khi chiến đấu, người này phụ trách 2 khẩu súng máy gắn ở cửa sổ 2 bên của khoang chở quân Mi-24.
    4 - Có thể chở thêm tối đa 8 lính đặc nhiệm hoặc 4 thương binh tùy tùy theo nhiệm vụ.
  3. SSX999

    SSX999 Guest

    Nếu để ý kỹ tấm hình trên ta thấy khối động cơ+cánh quạt đặt hơi nghiêng sang bên trái một chút.
    Đó là vì khi bay tốc độ cao, theo chiều quay cánh quạt, một bên vận tốc+, một bên vận tốc-. Vận tốc tuyệt đối 2 bên sẽ khác nhau do đó lực nâng 2 bên sẽ không cân bằng. Để bù lệch, người ta đặt lệch sẵn như trên. Cách khác là đặt cánh quạt đuôi hơi chúc xuống (hoặc ngửa lên) chứ không đặt theo phương ngang như quan sát thấy ở ở một số trực thăng.
  4. vam35bm

    vam35bm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Bù lệch kiểu này cũng ngộ nhỉ. Em trình còi nên chưa hiểu lắm, cảm phiền bác khai sáng thêm: làm sao đặt như thế lại bù lệch được nhỉ, phía vận tốc - và vận tốc + bên nào lệch lên cao, bên nào lệch xuống thấp? em tưởng người ta bù lệch bằng cách điều chỉnh cái đĩa nghiêng gì đó của rotor chứ nhỉ.
    Khối động cơ + cánh quạt của con này có dùng chung hay có họ hàng gì với Mi8/mi17 không các bác, trông giống quá.
  5. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    Đúng là chúng cùng sử dụng loại động cơ Klimov TV3-117. Nói chung là các phiên bản của gia đình động cơ này được sử dụng cho hầu hết các loại trực thăng của Soviet và Nga như Mi-8/17, Mi-14, Mi-24, Mi-28, Ka-27/29/32/50/52.
    2 động cơ Klimov TV3-117 gắn trên Mi-24
    [​IMG]
    Được Russianfan sửa chữa / chuyển vào 10:03 ngày 12/10/2009
  6. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN TRANH LẠNH TẠI CHÂU ÂU VÀO THẬP NIÊN 1960 - 1970, THỜI ĐIỂM RA ĐỜI CỦA MI-24
    Trong các lĩnh vực của nghệ thuật quân sự Soviet, nghê thuật sử dụng trực thăng chiến đấu tỏ ra vô cùng độc đáo và rất khác với các ý tưởng tương tự được thực hiện ở các quốc gia khác. Mi-24, trực thăng chiến đấu chủ yếu của Soviet, đã được sản xuất hơn 3,000 chiếc và vẫn là trực thăng chiến đấu được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Điều này phần nào gây ngạc nhiên bởi Mi-24 không chắc là chiếc tốt nhất trong phân khúc trực thăng chiến đấu. Vậy tại sao Mi-24 lại đạt được điều này?
    Vào nửa cuối của thập niên 1960, các lực lượng vũ trang Soviet tiến hành nhiều sự thay đổi mang tính cách mạng. Sau khi Leonid Brezhnev nắm quyền lực vào năm 1964, học thuyết phòng thủ của Soviet có sự thay đổi đột ngột. Sự thay đổi này chủ yếu là để đáp trả lại việc Nato thay thế học thuyết "Giáng trả hủy diệt hàng loạt bằng vũ khí hạt nhân" bằng học thuyết "Phản ứng linh hoạt" tùy theo tình hình và chú trọng trên vũ khí quy ước. Các nhà hoạch định chiến lược của Soviet đã cố gắng điều chỉnh các kịch bản chiến tranh để phù hợp với tình hình mới. Trọng tâm quan trọng được chuyển từ "Chiến tranh hạt nhân mang tính chiến lược" sang "Chiến tranh trên bộ" tại châu Âu và các kịch bản chiến tranh khác có sử dụng vũ khí hạt nhân và vũ khí hóa học chiến thuật.
    Năm đáng nhớ nhất của các lực lượng vũ trang Soviet chính năm 1967. Trong năm này, nhiều loại vũ khí mới được chấp nhận đưa vào phục vụ những cái mà sau này đã trở thành các biểu tượng như xe tank T-64A, xe bọc thép chiến đấu BMP-1 (dạng này đầu tiên trên thế giới), hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Luna-M và R-17, súng phòng không tự hành ZSU-23-4 và các hệ thống tên lửa đất-đối-không (SAM) khác.
    Cùng thời gian này, các chỉ huy và lãnh đạo của Soviet bị sốc bởi chiến thắng ấn tượng của Israel trong cuộc chiết tranh "Sáu ngày" chống lại khối Arab những nước được trang bị vũ khí và huấn luyện bởi Soviet. Năm 1967 cũng là năm mà các ý tưởng chiến thuật mới được thử nghiệm trong cuộc tập trân khổng lồ mang tên "Don" được tổ chức tại Ukraine.
    Một trong những vấn đề khó khăn lớn nhất được rút ra từ cuộc tập trận khổng lồ này là làm thế nào để chọc thủng được phòng tuyến kẻ thù trong cuộc chiến trên bộ. Xuyên suốt những năm cuối thập niên 1960, câu trả lời rất đơn giản: Sử dụng vũ khí hạt nhân và hóa học tấn công dọn đường cho các mũi đột kích. Tuy nhiên căn cứ vào các ý tưởng mới, chiến tranh hạt nhân và hóa học sẽ được tránh cho đến khi không thể tránh được nữa. Điều này là bởi các chuyên gia Soviet nhận định rằng vũ khí hạt nhân sẽ đem lại lợi thế cho khối Nato trước sức mạnh vũ khí quy ước của khối Warsaw và vì thế nhiệm vụ của các nhà hoạch định chiến lược Soviet là phải loại bỏ được lợi thế này của Nato và luôn giữ các cuộc chiến ở mức độ quy ước.
    Trong chiến tranh thế giới lần thứ II, quân đội Soviet chọc thủng phòng tuyến đối phương bằng cách tập trung hỏa lực pháo binh và bộ binh tại các nút được lựa chọn và sau đó đột phá bằng lực lượng xe tank và bộ binh cơ giới. Tuy nhiên vào cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, việc tập trung một lượng lớn tại một khu vực không phải là một ý hay bởi rất dễ bị bị đối phương hủy diệt bằng không quân hay thậm chí vũ khí hạt nhân. Chính vì thế mà học thuyết "Tập trung đông lực lượng" sẽ được thay thế bằng học thuyết "Tập trung đông hỏa lực" đặc biệt là bằng các hệ thống phóng rocket hàng loạt (Kiểu như Cachiusa) và không quân. Những kỹ thuật mới cũng được phát triển:
    1 - Nhanh chóng di chuyển lực lượng mặt đất dọc theo các trục được lựa chọn trước khi vươn tới phòng tuyến của kẻ thù.
    2 - Thâm nhập vào sau phòng tuyến kẻ thù bằng các lực lượng chiến thuật hoạt động độc lập và bằng các cuộc đột kích đường không.
    Kỹ thuật thứ hai, thâm nhập vào sau phòng tuyến kẻ thù, là một ý tưởng chiến tranh mới được thêm vào của Soviet. Nó ban đầu là phiên bản "Đông Âu" của chiến thuật "Chiến tranh không-bộ" của Nato. Không có gì là bí mật, kỹ thuật này xuất phát từ việc các chuyên gia quân sự Soviet rất ấn tượng với chiến thuật sử dụng trực thăng một cách rộng rãi của quân đội Mỹ tại chiến trường Vietnam chứ không phải là do họ tự phân tích và đưa ra kết luận.
    Một vấn đề phải giải quyết khác đó là việc phải làm chủ được tốc độ và nhịp độ của một cuộc chiến quy ước tại châu Âu, sân khấu chính của cuộc đối đầu Đông-Tây. Từ quan điểm của Soviet thì "Nhanh hơn sẽ tốt hơn" bởi hai lý do:
    - Lý do đầu tiên là để tận dụng việc các lãnh đạo Nato, với rất nhiều thành viên, cần rất nhiều thời gian để bàn bạc, quyết định là có hay không việc sử dụng vũ khí hạt nhân (NATO = Not Action Talk Only / Chỉ nói mà không làm). Thêm vào nữa lực lượng tình báo và lính dù thuộc lực lượng đặc biệt của Soviet cũng sẽ tham gia phá hoại và gây chia rẽ tổ chức Nato cho cùng một mục đích là trì hoãn và kéo dài việc đưa ra quyết định của ban lãnh đạo Nato một khi chiến tranh xảy ra.
    - Lý do thứ hai là lực lượng tiếp viện từ Mỹ sẽ cần 5 ngày bằng đường không và 15 ngày bằng đường biển để tới được châu Âu. Để ngăn chặn việc này, quân đội Soviet đã phát triển một ý tưởng OMG (Operational maneuver group / Nhóm tinh nhuệ sẵn sàng). Những nhóm này dưới cấp mặt trận và luôn được thành lập bởi một tập đoàn quân thiết giáp được đánh số (Các tập đoàn quân của Soviet thường được đánh theo số) và một đơn vị không quân kèm theo.
    Các OMG này sau khi đã chọc thủng qua phòng tuyến kẻ thù sẽ di chuyển nhanh nhất có thể xuyên qua các khoảng trống giữa các tuyến phòng thủ của Nato để tiến tới các vị trí yết hầu mà đặc biệt là các hải cảng và sân bay nơi mà lực lượng tiếp viện của Mỹ sẽ đổ xuống. Để đạt được điều này, tất cả sự kháng cự trên đường hành quân sẽ bị hoặc là tiêu diệt hoặc là bị bỏ qua.
    bloodheartvn thích bài này.
  7. TimeBreak

    TimeBreak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2004
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    9
    Tiếp đi ông
    Ông cứ yên tâm là có một cơ số anh em động vật đang ngóng theo bài ông, như Lừa tôi chẳng hạn
    Ông hãy kết hợp giữa chữ ký của ông với OMG của Soviet đi : " các cụm kháng cự trên đường đi sẽ bị dập tắt hoặc bỏ qua "
    Miễn là bài của ông đúng cơ cấu, không bị phá vỡ!
    Theo sát ông, RusFan
  8. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
    Chỉ theo sát để...xem với khen không thì bác RusFan sẽ đứt gánh giữa đường mất. Mọi người dạo này chủ yếu lên xem, gặp Topic spam thì xông vào mà xả stress, chắc đang bận rộn đấu võ mồm bên "TQ cầm cự với Mỹ" rồi, rảnh hơi thật, chán thật! Hay quá, tiếp đi bác, khi cuối bài lịch sử Mi-24, bác bật tín hiệu để cho em 1 bài về cái con mà em thắc mắc muốn hỏi tí.
  9. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    PHIÊN BẢN MI-24V & MI-35V (HIND-E)
    [​IMG]
    QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
    Trong suốt quá trình phát triển Mi-24A/B/D, Mil vẫn ầm thầm tiến hành thử nghiệm việc trang bị AT-6 cho Mi-24 như yêu cầu đặt ra ban đầu của dự án. Mãi đến tận năm 1976, việc thử nghiệm mới thành công và Mi-24V được đưa vào sản xuất. Việc sản xuất kéo dài tới tận năm 1986 và có tổng cộng 1,493 máy bay loại này đã được sản xuất và chủ yếu là dành cho xuất khẩu. Khi xuất khẩu ngoài khối Vác-Xa-Va, nó được mang tên là Mi-35V.
    HỆ THỐNG KIỂM SOÁT BẮN VÀ VŨ KHÍ
    Chúng ta nói thêm chút ít về tên lửa chống tank AT-6. Đây là loại tên lửa được dẫn bắn theo kiểu SACLOS, dẫn bắn bán tự động theo đường ngắm thẳng. Để giúp hệ thống quang học theo dõi tốt hơn và tránh bị đối phương gây nhiễu cũng như là để nhận lệnh được tốt và xa hơn, đuôi của AT-6 được gắn một đèn hồng ngoại và một ăng ten thu sóng radio nằm lộ ra ngoài. Việc điều chỉnh đường bay của AT-6 sẽ do 2 cánh nhỏ nằm ở phía trước đảm nhận.
    Tên lửa AT-6 với tầm bắn tối đa 5 km, xa hơn hẳn loại AT-2B/C trang bị trên các bản Mi-24 trước đó vốn chỉ có tầm 3.5 - 4 km, cùng với kiểu dẫn đường bán tự động là một bước tiến quan trọng trong hệ thống vũ khí của Mi-24V. Nó không những giúp Mi-24V tránh phải vào quá gần mục tiêu mà còn tăng xác suất đánh trúng mục tiêu lên tới hơn 85 - 90%. Ngoài ra, tốc độ siêu âm của nó (khoảng 345 m/s) cũng rút ngắn hành trình bay tới mục tiêu khiến đối phương ít có thời gian để phát hiện và phòng chống hơn. Đầu nổ lõm chống tank của nó được cho là có khả năng xuyên thép dày hơn 600mm
    Tên lửa AT-6
    [​IMG]
    Đèn hồng ngoại và antenna thu sóng phía sau tên lửa AT-6
    [​IMG]
    Mi-24V có 3 mấu cứng ở dưới mỗi cánh vì thế nó có thể mang 4 tên lửa AT-6 ở mấu cứng 2 đầu cánh và để lại 4 mấu cứng bên trong cho các loại vũ khí khác hoặc là 8 tên lửa AT-6 và để lại 2 mấu cứng cho các loại vũ khí khác.
    Mi-24V với 4 tên lửa AT-6 và 2 ống phóng UB-32 loại chứa 32 rocket S5 57mm
    [​IMG]
    Để đáp ứng và tương thích với tên lửa AT-6 cũng như là các loại vũ khí mới khác, hệ thống kiểm soát bắn và vũ khí cũng được thay đổi và nâng cấp đáng kể:
    1 - Hệ thống ngắm quang-điện Raduga-Sh được thay thế cho hệ thống Raduga-F và vẫn gắn ở vị trí cũ. Raduga-Sh vẫn là hệ thống ngắm trong điều kiện ban ngày nhưng có độ phóng đại hình ảnh và tầm quan sát theo dõi lớn hơn 5km so với 4km của Raduga-F để đáp ứng được tầm bắn 5km của tên lửa AT-6.
    Ngoài ra thiết bị đo góc của Raduga-Sh cũng có khả năng theo dõi hồng ngoại, chuyên dùng để theo dõi đèn hồng ngoại phía sau đuôi của AT-6. Raduga-Sh có góc quan sát là +/-9 độ ở chế độ tìm kiếm, +/-2 độ ở chế độ theo dõi và bắt bám mục tiêu.
    Hệ thống ngắm quang hoc theo dõi hồng ngoại Raduga-Sh bề ngoài không khác gì Raduga-F
    [​IMG]
    2 - Thiết bị truyền tín hiệu điều khiển tên lửa cũng được cải tiến và nâng cấp để phù hợp với tầm bắn của AT-6. Nó cũng thể được sử dụng như là một thiết bị đo xa bằng radio. Nó được thiết kế dạng pod tròn, dính liền với thân với mũi được sơn màu đen. Đây cũng chính là đặc điểm giúp ta phân biệt Mi-24D và Mi-24V qua vẻ bề ngoài
    Pod điều khiển tên lửa trên Mi-24V
    [​IMG]
    Rất khác với pod điều khiển tách rời, dạng vuông và được sơn trắng trên Mi-24D
    [​IMG]
    3 - Kính ngắm dành cho phi công ASP-17 hiện đại hơn cũng được thay thế cho loại kính ngắm dạng phản chiếu PKV trên Mi-24D với các thông tin được hiển thị trên kính ngắm dạng HUD. ASP-17 cũng là loại kính ngắm được gắn trên Mig-23/27 và Su-24M3/M4 được kết nối với máy tính kiểm soát bắn-dẫn hướng trung tâm và radar đo độ cao DISS-15. Nó có thể điều chỉnh được ở 11 vị trí khác nhau để tính toán đường đạn cho 11 loại vũ khí khác nhau mà phi công muốn sử dụng.
    Kính ngắm ASP-17 gắn bên trên ở giữa bệ lái của phi công
    [​IMG]
    Nhờ kính ngắm mới này mà Mi-24V có thể mang và ngắm bắn thêm nhiều loại vũ khí mà trước đó Mi-24D không thể hoặc ngắm thiếu chính xác như:
    - Súng gắn ngoài GUV chứa 1 súng 12.7mm 4 nòng Yak-B (tương tự loại gắn ở mũi Mi-24V) với 300 viên đạn. Ngoài ra nó còn có 2 súng loại 4 nòng 7.62mm GShG-7.62 với 700 viên đạn mỗi súng.
    GUV gắn trên Mi-24V
    [​IMG]
    Cấu tạo bên trong của GUV pod
    [​IMG]
    - Súng phóng lựu gắn ngoài 213P-A chứa 1 súng phóng lựu AGS-17 Plamya 30mm với 300 viên đạn. Loại vũ khí này được phát triển cho chiến trường Afghanistan, được Mi-24 sử dụng cho các nhiệm vụ chống nổi loạn.
    - Súng gắn ngoài UPK-23-250 chứa súng 2 nòng 23mm GSh-23L và 250 đạn.
    - Ống phóng rocket loại B-8-20 chứa 20 rocket "câm" loại S8 78mm (tối đa 4 ống )
    213P-A pod (bên trái) + UPK-23-250 (bên phải) + Ống phóng đa rocket B-8-20 (gắn trên cánh máy bay)
    [​IMG]
    - Rocket S-24B 240mm: Tối đa 4 rocket.
    S-24B
    [​IMG]
    - Bom chùm KMGU-1: Tối đa 4 bom, mỗi bom chứa 8 bom con, mỗi bom chứa hoặc 12 bom nhỏ chống tank PTAB-2.5 hoặc 256 bom nhỏ chống xe bọc thép PTAB-1 hoặc 12 bom sát thương AO-2.5 hoặc 12 mìn chống tank PTM-1 hoặc 24 mìn sát thương PFM-1.
    - Bom chùm RBK-250, bom sát thương phá mảnh 100 / 250-kg và bom Napalm ZB-300: Tối đa 4 bom. Việc mang bom khiến Mi-24 là trực thăng duy nhất trên thế giới được sử dụnh để ném bom. Tại Afghanistan Mi-24 thường dùng bom loại 100kg để đánh phá các mục tiêu kiên cố của phiến quân.
    Bom chùm KMGU-1 (bên trái)
    [​IMG]
    Tuy nhiên việc mang được nhiều loại vũ khí cũng khiến công việc của phi công trở nên nặng nề hơn. Như đã đề cập tại các phần trước, phi công sẽ phải đảm nhiệm không những lái may bay mà còn tất cả các loại vũ khí chỉ trừ tên lửa chống tank AT-6 và súng máy 12.7 ở tháp xoay dưới mũi.
    4 - Xạ thủ vẫn dùng kính ngắm KPS-53AV để điều khiển ngắm bắn súng 12.7mm gắn dưới mũi và một ống ngắm bên phía phải nối với hệ thống quang học Raduga-Sh để ngắm bắn tên lửa AT-6.
    Buồng lái của xạ thủ trên Mi-24V, cũng tương tự như ở Mi-24
    http://i933.photobucket.com/albums/ad171/binhbeo-79/KPS-53AV-Front****pitMi-124V.jpg
    Buồng lái của phi công trên Mi-24V
    [​IMG]
    HỆ THỐNG PHÒNG VỆ
    1 - Hệ thống cảnh báo RWR khi bị radar đối phương khóa với 2 antenna được gắn 2 bên sườn máy bay.
    2 - Hệ thống phòng vệ chủ động L-166 Ispanka chống lại tên lửa phòng không dẫn đường bằng hồng ngoại. Nó được gắn trên nóc của Mi-24V và ở giữa 2 ống xả. Sở dĩ nó được đặt ở vị trí đó là bởi phiến quân thường dùng tên lửa Stinger tấn công Mi-24 từ phía sau, nơi mà 2 ống xả của Mi-24 lộ ra với nhiệt độ cao nên dễ khóa bắn hơn cũng như là tạo được sự bất ngờ và không bị nguy hiểm bởi hỏa lực của Mi-24 vốn chỉ bao quát phía trước và hai bên.
    Hệ thống L-166 Ispanka, cũng tương tự như hệ thống L-166 được gắn ở đuôi của Su-25, được gọi là "hot brick / gạch nóng". Nó là một đèn phát ra ánh sáng hồng ngoại cực mạnh nhằm làm chóa "mắt" của các loại tên lửa tầm nhiệt và khiến nó bị lạc hướng.
    Tuy nhiên hạn chế của kiểu gây nhiễu này là đôi khi đèn phát ánh sáng hồng ngoại này không những không làm chóa "mắt" được tên lửa mà còn dẫn nó đánh Mi-24 thậm chí còn chính xác hơn. Vì thế Mi-24V còn được trang bị đạn mồi gây nhiễu. Đạn này khi nổ sẽ tạo ra các chùm sáng rất mạnh để đánh lừa và thu hút tên lửa tầm nhiệt lao về nó thay vì là về phía máy bay.
    3 - Thiết bị làm mát khí xả động cơ để giảm tín hiệu hồng ngoại của Mi-24 khiến phiến quân khóa nó bằng tên lửa phòng không tầm nhiệt khó hơn.
    2 antenna của thiết bị cảnh báo radar.
    [​IMG]
    Thiết bị làm mát khí xả động cơ
    [​IMG]
    Đèn phát ánh sáng hồng ngoại gây nhiễu
    [​IMG]
    Vị trí gắn
    [​IMG]
    Cơ chế tên lửa tầm nhiệt bị gây nhiễu
    [​IMG]
    Các băng đạn "mồi" ban đầu được gắn ở mặt dưới của đuôi .....
    [​IMG]
    .....nhưng sau đó được di chuyển tới 2 bên sườn của máy bay
    [​IMG]
    Đạn mồi được kích hoạt khi phát hiện mối đe dọa
    [​IMG]
    Được Russianfan sửa chữa / chuyển vào 12:27 ngày 13/10/2009
  10. spyders

    spyders Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2009
    Bài viết:
    526
    Đã được thích:
    12

     
    *****.Bác phân tít,cứ như hàng ngày bác đi dạo phố phường bằng con Mi-24 Em thấy nó xí chai thiệt, nhưng qua những gì bác cung cấp,em mới thấu dì sao mà nó ga đời gần tới 2.000 con .
     

    được maseo sửa chữa / chuyển vào 13:48 ngày 20/10/2009

Chia sẻ trang này