1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các loại trực thăng chiến đấu của Soviet và Nga: Mi-24, Ka-50/52 và Mi-28

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Russianfan, 06/10/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. TVinhR

    TVinhR Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2004
    Bài viết:
    391
    Đã được thích:
    1
    Rất hay,cảm ơn bác Quạt nhé, cá nhân mình thích AH-1 Super Corba hơn Mi vì nhìn nó côn đồ hơn có điều ít bài review quá,hay xong phần này bác Quạt chuyển qua làm thớt về trực thăng Mỹ để đổi gió đi bác
    Được TVinhr sửa chữa / chuyển vào 14:45 ngày 13/10/2009
    Được TVinhr sửa chữa / chuyển vào 14:47 ngày 13/10/2009
  2. vyhachit

    vyhachit Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Bài viết:
    1.173
    Đã được thích:
    62
    *****.Bác phân tít,cứ như hàng ngày bác đi dạo phố phường bằng con Mi-24 Em thấy nó xí chai thiệt, nhưng qua những gì bác cung cấp,em mới thấu dì sao mà nó ga đời gần tới 2.000 con .
    [/quote]
    trời ạ, quote nguyên con nói được 2 dòng.
    cố lên
  3. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
    [​IMG]
    Các bộ phận phía đầu :
    [​IMG]
    Lang thang tìm các thông tin về Mi, em thấy con này, không biết đây là Mi-24 đời nào vậy bác?Em nhớ lóang thóang hình như con này do Nam phi nâng cấp, có phải vậy không bác?
  4. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    @ Bạn Tombuys
    Con này là Super-Hind, phiên bản nâng cấp Mi-24 của hãng ATE Nam Phi cho Algeria. Tôi sẽ nói về con này kỹ hơn ở phần cuối giới thiệu về các bản nâng cấp Mi-24 do Nga, Israel, Nam Phi, Pháp, Anh, .... thực hiện.
    @ Bạn TVinhR
    Hiện tại tôi đang tập trung vào Mi-24, Ka-50/52 và Mi-28 nên hẹn bạn dịp khác nhé.
  5. ctthk80

    ctthk80 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/08/2009
    Bài viết:
    510
    Đã được thích:
    14
    Mi-24 superhind
    Do công ty ATE Aerospace của nam phi nâng cấp,có một số điểm khác biệt về hoả lực so với mi-24 của Nga là súng trước được thay bằng súng Vekor 20mm,trang bị tên lửa chống tăng Mokopa.Hệ thống điện tử điều khiển hiển thị bay hiện đại.
    Được trang bị cho Nam Phi và An gie ri
    Đây là đoạn giới thiệu của ATE về super Hind:
    http://www.mediafire.com/download.php?2zv3t3kymym
  6. TimeBreak

    TimeBreak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2004
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    9
    Có lẽ anh em ta nên để bác RusFan trình bày đủ về Hindxx rồi mọi ý kiến hỏi ta sẽ tập trung " thẩm vấn " khi kết thúc loạt bài về nó, bác RusFan sẽ giải thích với anh em xong dứt điẻm rồi mới chuyển sang con khác
    Trên đường bác trình bày, anh em vào động viên , mặt cười cho bác hưng phấn
    Mọi ý kiến xì đểu, chê bai, mong Mods vệ sinh cho sạch topic!
    Em đang chờ bác kết thúc để hỏi bác câu hỏi đau đáu nhất của em về Hind : Tại sao CCCP lại cho ra đời một gã con lai GunShip + Transport như Hind? Và việc sử dụng nó phù hợp như thế nào trong chiến tranh thực tế cũng như học thuyết chiến tranh của CCCP cũ và Nga hiện nay ?
  7. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    MI-24P & MI-35P (HIND-F)
    [​IMG]
    Phiên bản Mi-24P là phiên bản ra đời tiếp theo và được sản xuất song song với Mi-24V trên dây chuyền từ năm 1981 đến tận năm 1989 với tổng cộng 635 chiếc được sản xuất. Phiên bản xuất khẩu của Mi-24P sang các nước ngoài khối Vac-Xa-Va được đặt tên là Mi-35P. Chúng được Nato đặt tên là Hind-F
    Mi-35P của KQ Nigeria bên ngoài không có bất kỳ sự khác biệt nào với Mi-24P
    [​IMG]
    Mi-24P ra đời là nhằm đáp ứng các đòi hỏi của chiến trường Afghanistan, nơi có các mục tiêu quá vững chắc để có thể tiêu diệt bằng súng 12.7mm nhưng lại quá phí nếu sử dụng rocket. Tầm bắn của súng 12.7mm trên các phiên bản Mi-24 trước đó cũng quá ngắn khiến máy bay phải áp sát quá gần mục tiếu nếu muốn tấn công nó bằng súng và vì thế máy bay sẽ nằm trong phạm vi đáp trả của các loại súng phòng không vốn có tầm và uy lực cao hơn hẳn như súng 14.5mm, 23mm của phiến quân.
    Thêm một điều nữa là đạn 12.7mm sẽ chẳng thể làm gì được các loại xe bọc thép, xe tank, hay thậm chí xe bọc thép phòng không của Nato như Gepard và Roland vốn là các mục tiêu chính của Mi-24 tại châu Âu nếu như chiến tranh nổ ra. Trong các trường hợp nêu trên, việc trang bị một khẩu súng 30mm cho Mi-24 sẽ giải quyết được mọi vấn đề.
    Ban đầu các kỹ sư của Mil định gắn khẩu 30mm này trên tháp xoay dưới mũi nhưng việc không có sẵn một khẩu súng 30mm nào tại thời điểm đó phù hợp với kiểu gắn này cũng như độ giật của nó quá lớn khiến ý tưởng này mau chóng bị loại bỏ. Sau cùng thì họ quyết định gắn nó cố định ở mạn phải máy bay.
    Loại súng được sử dụng là khẩu Gsh-30K được phát triển dựa trên khẩu Gsh-30-2 gắn trên máy bay Su-25 với nòng súng được kéo dài từ 1.5 m lên thành 2.4m để tăng tầm bắn và uy lực bắn. Tốc độ bắn tối đa của nó cũng được điều chỉnh giảm xuống còn 2,600 viên/phút với khả năng bắn 400 viên liên tục. Nó dùng loại đạn 30mm x 165mm với 2 loại đầu đạn cho các mục đích khác nhau, đầu đạn xuyên thép dùng cho mục đích chống tank và xe bọc thép và đạn đạn nổ mảnh dùng cho mục đích sát thương, tiêu diệt trực thăng và các mục tiêu khác của đối phương.
    Cho đến tận ngày nay, khẩu Gsh-30K vẫn là súng uy lực nhất đã và đang được trang bị cho các loại trực thăng chiến đấu trên khắp thế giới cho cả mục đích tấn công mặt đất và không chiến với các trực thăng đối phương. Khẩu 30mm 2A42 trên Ka-52 và Mi-28 tuy có nòng dài tương đương và dùng chung loại đạn với Gsh-30K nhưng tốc độ bắn tối đa thấp hơn rất nhiều, chỉ 800 viên/phút với khả năng bắn liên tục 200 viên. Khẩu GIAT-30 trên trực thăng Eurocopter của Châu Âu hay khẩu M230 30mm trên trực thăng Apache của Mỹ thì lại càng kém xa Gsh-30K về tất cả mọi phương diện từ tầm bắn, tốc độ bắn cho tới uy lực của đầu đạn. Nếu xét về uy lực thì có lẽ là chỉ có khẩu GAU-8A 30mm 7 nòng gắn trên máy bay A-10 của Mỹ là có thể so sánh với nó.
    - Đạn 30mm x 165mm của Nga có đầu đạn nặng 0.39kg
    - Đạn 30mm x 173mm của Mỹ sử dụng đầu đạn nặng 0.36kg
    - Đạn 30mm x 155mm của châu Âu đầu đạn chỉ nặng 0.275kg.
    Thậm chí nếu xét về loạt bắn ngắn dưới 1 giây, Gsh-30K thậm chí còn uy lực hơn cả khẩu GAU-8A 30mm bởi Gsh-30K sử dụng khí thuốc để nạp đạn nên nó đạt vận tốc bắn tối đa 2,600 viên / phút ngay khi bắn. Trong khi đó, dù có tốc độ bắn tối đa là 3,900 viên / phút nhưng khẩu GAU-8A lại dùng động cơ điện quay ngoài nên phải mất khoảng 1 giây thì nó mới đạt vận tốc bắn tối đa như thiết kế.
    Vì thế trong 1 giây đầu tiên, số lượng cũng như là tổng khối lượng đạn mà khẩu GAU-8A bắn được không bằng con số 43 viên - 16.77 kg như của Gsh-30K. Nếu so loạt bắn 1/2 giây thì sự chênh lệch càng lớn hơn nhiều. Nên lưu ý là theo thống kê thì các loạt bắn 1/2 giây và 1 giây được sử dụng nhiều nhất.
    Khẩu GAU-8 30mm 7 nòng gắn ở mũi A-10
    [​IMG]
    Việc gắn súng cố định tại mạn phải của máy bay không phải là một giải pháp hoàn hảo hoàn toàn. Nó tuy giúp súng bắn được chính xác hơn nhưng lại kém linh hoạt hơn kiểu gắn súng trên tháp xoay. Chính vì thế mà Mi-24P được sản xuất cùng chứ không phải là thay thế Mi-24V. Trong một trung đoàn trực thăng Mi-24V và Mi-24P được sử dụng song song và khi chiến đấu, Mi-24P sẽ tập trung tiêu diệt các mục tiêu "khó chơi" như xe bọc thép bằng súng 30mm còn Mi-24V sẽ đảm nhiệm các mục tiêu có lớp bảo vệ kém hơn bằng súng 12.7mm.
    Súng Gsh-30K
    [​IMG]
    Được gắn thêm 2 chóa lửa vào miệng súng
    [​IMG]
    Hệ thống điều khiển và kiểm soát bắn
    Về hệ thống kiểm soát bắn thì Mi-24P cũng tương tự như Mi-24V như hệ thống Raduga-Sh ngắm và dẫn cho tên lửa chống tăng AT-6, kính ngắm APS-17 cho phi công và ống ngắm nối xạ thủ với hệ thống ngắm và dẫn bắn Raduga-Sh dùng cho tên lửa AT-6.
    Do việc điều khiển và bắn súng Gsh-30K đã được chuyển qua cho phi công (Do nó được gắn cố định) nên kính ngắm cho xạ thủ KPS-53AV trên Mi-24P bị bỏ đi. Cộng với không gian có thêm từ việc tháp súng 12.7mm ở mũi bị tháo đi, buồng lái của xạ thủ được trang bị các thiết bị để điều khiển máy bay và vì thế Mi-24P có thể sử dụng làm máy bay huấn luyện.
    Buồng lái xạ thủ
    [​IMG]
    Buồng lái phi công
    [​IMG]
    Hệ thống vũ khí
    - Súng 30mm với 750 đạn
    - Ngoại trừ sự khác biệt về súng trang bị, Mi-24P mang và dẫn bắn các loại vũ khí tương tự như Mi-24V như tên lửa chống tank AT-6, các loại rocket như S5 57mm, S-8 78mm, S-13 130mm và S-24B 240mm, các loại súng gắn ngoài cũng như là các loại bom chùm, bom cháy và bom câm từ 100kg cho tới 500kg.
    Mi-24P với bộ vũ khí: Súng Gsh-30K 30mm, bom 250 và 500kg, rocket S8 78mm, S-24 240mm, súng máy 23mm gắn ngoài, bom chùm KMGU và tên lửa AT-6.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Các loại bom con bên trong bom mẹ KMGU
    [​IMG]
    Hệ thống phòng vệ bản thân cả thụ động và chủ động chống lại các tên lửa tầm nhiệt như SA-7, Stinger, Redeye và AIM-9
    1 - Cảnh báo radar SPO-15 được gắn hai bên sườn máy bay như Mi-24V. Ban đầu chúng được gắn ở bên dưới khoang lái xạ thủ của Mi-24V đợt đầu nhưng sau đó được dời ra sau buồng lái phi công ở các máy bay sản xuất đợt sau.
    2 - Trang bị bộ làm mát khí xả động cơ EVU khiến các tên lửa tầm nhiệt khó khóa bắn nó hơn.
    3 - Thiết bị gây nhiễu hồng ngoại L-166 Ispanka nằm ở vị trí tương tự như ở Mi-24V.
    4 - 6 băng đạn mồi ASO-2V, chứa 32 đạn 26mm mỗi băng khi nổ phát ánh sáng nhiệt hoặc bột kim loại , được gắn ở 2 bên mạn sườn của Mi-24P.
    Tất cả các Mi-24D đang phục vụ ở ở Afghanistan cũng mau chóng được gắn đầy đủ các thiết bị phòng vệ này.
    Antenna của thiết bị cảnh báo radar được dời ra phía sau buồng lái phi công
    [​IMG]
    L-166 Ispanka + 3 băng đạn mồi x 32 đạn được mở ra khi đi làm nhiệm vụ
    [​IMG]
    Bộ làm mát khí xả ra từ động cơ được gắn trên Mi-24P
    [​IMG]
    Chúng ta có thể thấy các hệ thống phòng vệ của chiếc Mi-24D trong bức hình được chụp tại Afghanistan dưới đây
    [​IMG]
    Được russianfan sửa chữa / chuyển vào 23:06 ngày 14/10/2009
  8. anheoinwater

    anheoinwater GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    25/10/2007
    Bài viết:
    2.811
    Đã được thích:
    1.208

    To: Russianfan , không thê? vote được, muốn cô? vuf cho bác nhưng vote mafi ko được. Thôi thi? va?i lơ?i ca?m ơn bác mang tới cho anh em một topic có giá trị cao. Cố gắng bác nhé.
    Heo thích nội dung chưf ký cu?a bác. Chấp chi bọn tiê?u nhân. Cho du?... hê? hê?.... nó xúc phạm đến giống no?i nha? Heo. Mặc kệ, hô?i nhưfng năm 8x có một ngươ?i ba? con ơ? Ha? Nội va?o (nguyên quán cu?a Heo) thốt lên: Giơ?i ạ, đúng la? con heo nó khác con lợn thật, con heo to thế kia, ngoa?i ấy nuôi con lợn bé tí.
    To TimeBreak: câu ho?i ơ? trên cu?a bác sui rất hay, đáng đô?ng tiê?n bát gạo lắm ấy. Tớ cufng mong lafo Russiafan gia?i đáp cho anh em. Sef đáng đê? chơ? đợi đây.
    Được anheoinwater sửa chữa / chuyển vào 21:59 ngày 14/10/2009
  9. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    @ Bạn Anheoinwater:
    He he, cám ơn bạn và các bạn khác nữa rất nhiều vì đã khích lệ động viên. Như vậy là mình vui lắm rồi Nếu cái chữ ký kia có gì mạo phạm tới lòai "heo cao quý" thì xin lỗi mọi người nhé
  10. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
    Xin lỗi các bác( nếu đã ai nói rồi).
    Cho em hỏi, tại sao máy bay Nga hay đặt cái quạt cóc ở trong buồng lái phi công nhỉ. Nom nó cứ thế nào í.

Chia sẻ trang này