1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các loại trực thăng chiến đấu của Soviet và Nga: Mi-24, Ka-50/52 và Mi-28

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Russianfan, 06/10/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Anonymous_boy

    Anonymous_boy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2006
    Bài viết:
    548
    Đã được thích:
    1
    Em xin góp bằng 1 tấm ảnh:
    [​IMG]
  2. SSX999

    SSX999 Guest

    Hay!
    Quả này không biết ở đâu? Serbia chăng?
  3. nhoccongsan

    nhoccongsan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    1.551
    Đã được thích:
    101
    [​IMG]
    Nhìn mấy chú đang check heli cũng đại diện cho đặc tính của những chiếc heli đó
    Được nhoccongsan sửa chữa / chuyển vào 09:19 ngày 18/10/2009
  4. berkut

    berkut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2008
    Bài viết:
    1.144
    Đã được thích:
    0
    É, mà cánh quạt của Mi đâu rùi?
    Chả lẽ Mi dễ bảo trì thế sao bác? Quần đùi cởi trần, 2 chú => mộc mạc đơn giản..
  5. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    Nghe nói quân đội Ba Lan trong lực lượng liên quân tại Iraq có đem theo Mi-24 nhưng không thấy logo nên không chắc có phải là Mi-24 của Ba Lan hay không.
  6. negropone

    negropone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2006
    Bài viết:
    959
    Đã được thích:
    18
    Để ý kỹ bên thân chiếc Mi-24 sẽ thấy sơn hình cờ Iraq rất to, đây là nơi mà ai cũng biết là nơi nào đấy rồi
  7. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    HỌC THUYẾT TRỰC THĂNG CHIẾN ĐẤU CỦA SOVIET
    Khi các nhà hoạch định chiến lược Soviet sau cùng đã chấp nhận và bám chặt lấy ý tưởng trực thăng chiến đấu vào cuối thập niên 1960, viễn cảnh và khả năng mà các OMG (Các đơn vị tinh nhuệ sẵn sàng) có thể thọc sâu một cách nhanh chóng vào hậu phương của Nato sau khi phòng tuyến của Nato bị chọc thủng được mở ra. Mi-24 được coi như là "Phương tiện chiến đấu biết bay của bộ binh" có khả năng tiêu diệt các điểm kháng cự và đoạt lấy các vị trí chiến quan trọng trên đường tiến quân của OMG.
    Vào thời kỳ đầu, có 2 dạng trung đoàn trực thăng cơ bản được thành lập và đều thuộc về các tập đòan Không Quân Tiền Phương trong Quân Đội Soviet. Những tập đoàn này là một phần của không quân nhưng lại được điều hành bởi các quân khu. Những quân khu này sẽ hợp thành các mặt trận một khi chiến tranh nổ ra. Trong hoàn cảnh đó, các đơn vị không quân sẽ phụ thuộc vào lục quân. Tất cả các yếu tố như việc điều hành, hành chính và nhận sự sẽ thuộc quyền của ban lãnh đạo quân khu, những người báo cáo trực tiếp lên bộ tổng tham mưu. Không quân chỉ chịu trách nhiệm về vấn đề huấn luyện và trang bị cho các đơn vị Không Quân Tiền Tuyến mà thôi. Vào các năm 1970, mỗi tập đoàn Không Quân Tiền Tuyến thường có:
    - 1 trung đoàn trực thăng vận tải, với 20 trực thăng Mi-6 và 40 Mi-8 được vũ trang chia thành 3 tiểu đoàn 20 máy bay.
    - Vài trung đoàn trực thăng vận tải-chiến đấu, với mỗi trung đoàn có 20 trực thăng Mi-24 và 40 Mi-8 không vũ trang và cũng được chia thành 3 tiểu đoàn 20 máy bay.
    Trực thăng Mi-6
    [​IMG]
    [​IMG]
    Trực thăng Mi-8 vũ trang
    [​IMG]
    [​IMG]
    Trực thăng Mi-8 không vũ trang
    [​IMG]
    Đây là số lượng và dạng máy bay chuẩn được phân chia còn trong thực tế sẽ thay đổi tùy theo yêu cầu và sắp xếp tổ chức. Về mặt lý tưởng thì mỗi tập đoàn quân trong thời chiến sẽ được nhận một trung đoàn trực thăng chiến đấu-vận tải. Nhiệm vụ của trung đoàn này là cung cấp cho bộ binh khả năng di chuyển và đột kích đường không (Các cuộc đột kích đường không thường bao gồm từ 1 cho đến 2 tiểu đoàn bộ binh), hỗ trợ hỏa lực, trinh sát chiến trường, chỉ điểm cho pháo binh, liên lạc và các vấn đề hậu cần khác.
    Các cuộc đột kích đường không thường được các đơn vị ưu tiên thực hiện để đánh chiếm các điểm trọng yếu trên các trục tấn công như các nút giao thông, các cây cầu hoặc các mục tiêu tương tự để ngăn chặn sự di chuyển và tiếp viện của lực lượng đối phương đến các cứ điểm quan trọng trên chiến trường. Trong mỗi một trung đoàn cơ giới hóa, tiểu đoàn thứ hai thường được sử dụng để làm nhiệm vụ trinh sát và đột kích đường không.
    Một tình huống quan trọng cũng cần phải được tính tới đó là khi vũ khí hạt nhân bị buôc phải sử dụng dù cho nó đã cố được tránh. Khi đó vũ khí hạt nhân sẽ gây nên những thiệt hại nặng nề tại các đô thị đông đúc của Đức và các đơn vị bộ binh sẽ khó có thể giữ vững được nhịp hành quân khi đi ngang các khu vực này. Vì thế để tránh việc đối phương có cơ hội chiếm giữ và củng cố các vị trí yết hầu, các tuyến giao thông quan trọng sẽ bị khóa và chiếm giữ trước bởi các cuộc đột kích đường không. Mỗi cuộc đột kích đường không cấp tiểu đoàn sẽ được chia làm hai bước:
    - Bước đầu tiên: Một đại đội sẽ được trực thăng Mi-24 chuyên chở và hỗ trợ hỏa lực để đánh chiếm, dọn dẹp khu vực đổ quân. Mi-24 sẽ tấn công các mục tiêu có lớp bảo vệ yếu bằng rocket và tiêu diệt các điểm phòng không đối phương bằng súng máy. Trong khi đó các mục tiêu kiên cố như lô cốt, thiết giáp và các ụ chống tank sẽ bị tiêu diệt bởi tên lửa chống tank.
    - Bước tiếp theo: 2 đại đội sẽ được chuyên chở bằng trực thăng Mi-8 dưới sự hộ tống của Mi-24 sẽ đổ xuống khu vực vừa được đại đội đầu tiên dọn dẹp.
    Mi-24 vừa có nhiệm vụ chở quân đợt đầu tiên cho nhiệm vụ đột kích đường không vừa giúp đè bẹp các ổ kháng cự
    [​IMG]
    [​IMG]
    Mi-8, được sự hộ tống của Mi-24 sẽ đổ quân xuống khu vực đã được dọn dẹp
    [​IMG]
    [​IMG]
    Như là một phương tiện hỗ trợ hỏa lực, nhiệm vụ chính của Mi-24 không phải là chống tank mà là hỗ trợ lính bộ trong việc dọn dẹp sạch các ổ kháng cự cũng như là các ụ chống tank. Nhiệm vụ tiêu diệt xe tank trong Quân Đội Soviet thông thường được thực hiện bởi các máy bay chiến đấu-ném bom sử dụng bom chùm và các lực lượng mặt đất sử dụng đa dạng các loại vũ khí chống tank.
    Ban đầu, hệ thống phòng vệ của Mi-24 chỉ là cảm biến cảnh báo radar SPO-10 Syrena-3. Các thiết bị khác như hệ thống chủ động gây nhiễu hồng ngoại, đạn mồi và hệ thống làm mát khí xả động cơ được trang bị trễ hơn chỉ sau khi các kinh nghiệm và bài học được rút ra từ thực tế chiến đấu của Mi-24 tại chiến trường Afghanistan. Vào đầu thập niên 1980, hầu hết các Mi-24D trong phục vụ đều được trang bị thiết bị gây nhiễu hồng ngoại L-166 Ispanka, còn được gọi là LIP (Lampa Infrakrasnykh Pomekh / a lamp for infrared jamming / Đèn gây nhiễu hồng ngoại). Cái tên này nhanh chóng được chuyển một cách không chính thức thành LIPA có nghĩ là ?oCây chanh?. Mặt dưới của đuôi Mi-24 được gắn 4 băng đạn mồi ASO-2V, 2 băng cho mỗi bên máy bay, và được kích hoạt thủ công bởi phi hành đoàn. Sau đó những băng đạn mồi này được di chuyển qua 2 bên sườn máy bay với số lượng được tăng lên 3 mỗi bên.
    Thông thường trực thăng Mi-24D, Mi-24V và Mi-24P được gắn 4 tên lửa chống tăng và 4 ống phóng đa rocket. Ống phóng đa rocket ban đầu được sử dụng là loại UB-32 (chứa 32 rocket S-5 57mm) nhưng sau đó được thay thế bằng loại có tầm bắn và uy lực bắn hơn là B-8-20 (chứa 20 rocket loại S-8 78mm) và loại rocket mới này được trang bị trên Mi-24V và Mi-24P.
    Các Mi-24 luôn luôn được tổ chức thành một nhóm 2 hoặc 4 máy bay để có thể bao quát được cả khu vực và đợt tấn công đầu tiên là để tiêu diệt các ụ phòng không trong khu vực. Chúng ta nên lưu ý rằng các trực thăng sẽ chỉ hoạt động trong khu vực mà các hệ thống tên lửa phòng không mặt đất đã bị tiêu diệt và áp chế vì thế Mi-24 sẽ chỉ phải đối mặt với các vũ khí phòng không hạng nhẹ mà thôi.
    Các cuộc tấn công thường được thực hiện tại độ cao thấp, từ 5m cho tới 50m, để tận dụng các chướng ngại tự nhiên che chắn cho máy bay. Phương pháp tấn công thường được sử dụng là máy bay di chuyển ở tốc độ 150-250 km/h, các cuộc tấn công bằng súng máy và tên lửa điều khiển sẽ được thực hiện khi máy bay bay ngang còn rocket được bắn là khi máy bay thực hiện các cú bổ nhào nhẹ từ độ cao 100-150 m. Rocket S-5 57mm có thể bắn từ khoảng cách 800-1,500 m còn rocket S-8 80mm là 1,500-2,500 m.
    Sau mỗi đợt tấn công, Mi-24 quay đầu 90 độ để chuẩn bị cho đợt tấn công mới. Các phi công được khuyên là nên thực hiện đợt tấn công đầu tiên là từ phía mặt trời để làm lóa mặt đối phương trong khi mỗi đợt tấn công tiếp theo đều được thay đổi hướng khác nhau. Số đợt tấn công cũng nên được hạn chế ở mức thấp nhất có thể. Điều này có nghĩa là máy bay phải tăng hiệu quả tiêu diệt mục tiêu ở mỗi lần tấn công lên để giảm thiểu số lần phải quay lại.
    Cuộc tấn công đầu tiên thường được thực hiện từ phía mặt trời
    [​IMG]
    Sau khi các ụ phòng không bị tiêu diệt, mục tiêu ưu tiên tiếp theo sẽ là các xe thiết giáp và các vị trí kiên cố, đặc biệt là các ụ chống tank để dọn đường cho các đợt tấn công về phía trước của bộ binh. Mi-24D theo lý thuyết có thể tấn công các mục tiêu bằng tên lửa AT-2C từ khoảng cách 2-3 km. Khi tên lửa AT-2C được bắn từ khoảng cách 3 km trong khi máy bay di chuyển với tốc độ 200 km/h, nó sẽ mất khoảng 10 giây để bay tới mục tiêu. Trong thời gian này, máy bay cũng đi được một quãng đường khoảng 500m. Hệ thống kiểm soát bắn Raduga-F cho phép phi công được thao diễn máy bay trong góc giới hạn mà không sợ bị mất sự kiểm soát đối với tên lửa.
    Tên lửa AT-6 trên Mi-24V và Mi-24P cho phép xạ thủ tấn công mục tiêu từ khoảng cách 4 km, tốc độ siêu âm của tên lửa cho phép nó hoàn tất quãng đường bay trong khoảng 8-10 giây ( khỏang 6-7 giây cho quãng đường 3 km). Một trong những nhiệm vụ độc đáo của Mi-24 chính là dọn dẹp mìn bằng cách bắn liên tục các rocket vào khu vực ngay trước các mũi tiến công của bộ binh. Tất nhiên là tất cả các nhiệm vụ nêu trên phải được thực hiện vào ban ngày bởi các hệ thống ngắm bắn quang học Raduga-F và Raduga-Sh trên Mi-24D/V/P chỉ sử dụng được trang điều kiện ban ngày mà thôi. Tuy nhiên các hoạt động vào ban đêm cũng có thể được thực hiện dưới sự trợ giúp của các bom phát sáng SAB-100, được thả từ độ cao lớn xung quanh khu vực của mục tiêu.
    Sự hiện diện của trực thăng Mi-24 trong các đơn vị đã cho phép phát triển thêm các ý tưởng về đột kích đường không. Vào tháng 1 năm 1980, bộ trưởng bộ quốc phòng Liên Xô là khi đó là Dmitriy F. Ustinov đã ra lệnh tổ chức lại các tập đoàn Không Quân Tiền Tuyến. Khi chiến tranh nổ ra, chúng sẽ được chia thành các đơn vị Không Quân Tiền Tuyến và các đơn vị Không Quân Quân Đội.
    Mỗi đơn vị Không Quân Tiền Tuyến có một trung đoàn trực thăng vận tải bao gồm:
    - 40 trực thăng Mi-8 chia thành 2 tiểu đoàn
    - 20 trực thăng Mi-6 lập thành một tiểu đoàn
    - Vài tiểu đoàn trực thăng hỗ trợ như trung đoàn trực thăng chỉ huy trên không Mi-22 Hook-C, trung đoàn trực thăng làm nhiệm vụ gây nhiễu điện tử Mi-8PPA, ?..
    Trong khi đó, mỗi đơn vị Không Quân Quân Đội lại bao gồm:
    - Từ 1 cho tới 3 trung đoàn trực thăng vận tải-chiến đấu. Các trung đoàn này cũng được tổ chức lại và bao gồm 2 tiểu đoàn Mi-24 và 1 tiểu đoàn Mi-8 với 20 máy bay mỗi tiểu đoàn (tổng cộng mỗi trung đoàn có 60 máy bay). Việc tổ chức lại này cũng có nghĩa là số lượng trực thăng Mi-24 đòi hỏi phải tăng lên (một trung đoàn trực thăng vận tải-chiến đấu kiểu cũ có 20 Mi-24 và 40 Mi-8 ) khiến việc sản xuất Mi-24 đạt cao điểm vào giai đoạn từ năm 1978 cho tới năm 1986.
    - 1 tiểu đoàn trực thăng làm nhiệm vụ hỗ trợ như thực thăng chỉ huy Mi-26 Hook-C, trực thăng gây nhiễu điện tử Mi-8PPA, trực thăng làm nhiệm vụ chỉ điểm mục tiêu và dẫn bắn cho pháo binh Mi-24K,....
    Trực thăng chỉ huy trên không Mi-22 Hook-C (phát triển từ trực thăng Mi-6)
    [​IMG]
    Bên trong Mi-22 Hook-C là ghế ngồi và các thiết bị điều khiển - thông tin liên lạc cho các kỹ thuật viên
    [​IMG]
    Trực thăng gây nhiễu điện tử và cắt đứt liên lạc điện đài của đối phương Mi-8PPA
    [​IMG]
    Mi-24K
    [​IMG]
    Được Russianfan sửa chữa / chuyển vào 12:00 ngày 19/10/2009
  8. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
    Trên mạng ghi chú đây là con Mi-24 5 do Israel Aircraft Industries (IAI) nâng cấp cho Ấn độ, nhưng không ghi rõ cấu hình nâng cấp:
    [​IMG]
  9. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Có nhiều vấn đề cần bàn trong phần học thuyết trực thăng của bạn Russianfan. Dưới đây tôi chỉ lấy 2 ví dụ:
    Đầu tiên là về OMG. OMG không phải là các đơn vị tinh nhuệ sẵn sàng. Nếu bạn tìm hiểu về CZ Hồ Chí Minh sẽ thấy đây là dạng chiến dịch thọc sâu điển hình có sự tham gia của các OMG, mỗi OMG là một cánh quân cấp đội hình tương đương quân đoàn thiếu để thực hiện các nhiệm vụ chiến dịch ngoài đội hình thọc sâu chính. Trong thuật ngữ quân sự, người ta gọi đây là loại đơn vị cơ động cấp chiến dịch.
    Về ứng dụng trực thăng vũ trang của khối Vác sa va và Liên Xô trước đây gắn liền với hiệp đồng chiến đấu giữa không quân và lục quân cho các đơn vị trong mũi thọc sâu và các đơn vị giữ sườn đội hình. Nhiệm vụ hiệp đồng thứ nhất làm xuất hiện các loại trực thăng tấn công đa năng như Mi-24, nhiệm vụ hiệp đồng thứ hai làm xuất hiện trực thăng hỗ trợ hoả lực như Mi-28. Đấy là dưới thời Soviet.
  10. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    He he, nhiều là bao nhiêu vậy bạn? Sao bạn không chỉ ra luôn nhỉ?
    Theo như cơ cấu khi có chiến tranh xảy ra, OMG sẽ tồn tại ở các cấp độ khác nhau:
    1 - Cấp tập đoàn quân (cơ cấu từ 4 - 5 sư đoàn) nằm dưới cấp mặt trận.
    2 - Cấp sư đoàn nằm dưới cấp tập đoàn quân.
    OMG tồn tại ở cấp sư đoàn nên nếu dịch nó là "cấp chiến dịch" coi bộ khá khập khiễng.
    Tóm lại là ở ý này có gì khác những gì tôi viết ở bài trên vậy bạn?
    Cần gì phải làm phức tạp lên thế nhỉ? Bài viết đề cập rất rõ là các tập đoàn Không Quân Tiền Tuyến trực thuộc và dưới quyền chỉ của quân khu trong thời bình và mặt trận trong thời chiến.
    Khi chiến tranh nổ ra thì về mặt lý tưởng thậm chí mỗi tập đoàn quân còn được nhận một trung đoàn trực thăng chiến đấu-vận tải ban đầu gồm 20 Mi-24 và 40 Mi-8 sau được cơ cấu lại gồm 40 Mi-24, 20 Mi-8 và 20 trực thăng làm các nhiệm vụ hỗ trợ khác.
    Nhiệm vụ chính của Mi-24 cũng đã được đề cập rất rõ:
    1 - Chở quân cho đợt đột kích đường không thứ nhất, hỗ trợ hỏa lực để đơn vị này dọn dẹp sức đề kháng của địch, đánh chiếm các vị trí trọng yếu hoặc chí ít là thiết lập được bãi đáp an toàn cho đợt đổ quân thứ hai.
    2 - Hộ tống các máy bay Mi-8 đổ quân đợt thứ hai xuống khu vực đã được dọn dẹp nêu trên.
    3 - Các hỗ trợ khác như vận chuyển thương binh trên chiến trường, trinh sát pháo binh, trinh sát vũ khí hạt nhân và sinh hóa học,...
    Còn về Mi-28 thì nó đi vào phục vụ quân đội Soviet khi nào vậy bạn?
    Được Russianfan sửa chữa / chuyển vào 12:45 ngày 19/10/2009

Chia sẻ trang này