1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các loại trực thăng chiến đấu của Soviet và Nga: Mi-24, Ka-50/52 và Mi-28

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Russianfan, 06/10/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Khác nhau nhiều chứ bạn Russianfan!
    Khi tôi nhắc bạn về CZ Hồ Chí Minh, điều đó có nghĩa là OMG được hình thành theo nghệ thuật tác chiến chiến dịch Soviet thuần chủng đặt trong bối cảnh chiến trường Nam Việt Nam. Chiến dịch thọc sâu có sử dụng OMG của Soviet có mục tiêu chiến lược chiến dịch cụ thể là tấn chiếm toàn bộ Tây Âu trước khi Mĩ kịp can thiệp và NATO kịp điều động binh lực kháng cự. Kiểu OMG bạn đề cập là dạng lai tạp thường được NATO nhắc tới từ sau những năm 80 do ảnh hưởng của cái gọi là Trường phái Đông Âu hay cụ thể hơn là OMG Ba Lan. OMG Ba Lan phản ảnh nghệ thuật tác chiến chiến dịch của các nước thành viên Đông Âu trong Vác sa va với mục tiêu chiến lược chiến dịch gói gọn trong lãnh thổ Tây Đức. Từ OMG Ba Lan mới khai sinh ra OMG tập đoàn quân cấp độ sư đoàn với OMG mặt trận cấp độ quân đoàn, trong khi ở nghệ thuật chiến dịch Soviet thì OMG dù cấp sư hay nhiều sư khi được giao nhiệm vụ chiến dịch cũng đều được xem là loại đơn vị cơ động cấp chiến dịch hoạt động độc lập ở tuyến trước với các mục tiêu chiến dịch cụ thể. Bạn nên tìm hiểu thêm nghệ thuật quân sự Soviet phân biệt thế nào là nhiệm vụ cấp chiến thuật, chiến dịch, chiến lược và cùng với nó là quy mô đơn vị chiến đấu cho các nhiệm vụ này để xem chúng có khập khiễng không nhé!
    Trực thăng tấn công đa năng Mi-24 là để sử dụng vào các nhiệm vụ cơ động chiến thuật trực tiếp hoặc hỗ trợ các đơn vị cơ động cấp chiến thuật của lực lượng đổ bộ đường không hay tăng thiết giáp ở cả các OMG và hướng chủ lực. Học thuyết trực thăng cơ động chiến thuật này xuất hiện từ cuối thấp niên 70 và thể hiện rõ nhất trong cuộc tập trận Phương Tây 81 của Liên Xô vào năm 1981. Về Mi-28 dưới thời Soviet thì khi bàn cái gì tại sao xuất hiện vào thời điểm nào như thế nào cũng cần phải cụ thể bạn ạ!
    Tôi rất bận nên chỉ nêu ra những gì thuộc hệ thống mà không đi vào chi tiết bạn trẻ ạ! Vả lại lâu nay tôi cũng tránh chuyện thị phi trên này nên mấy lời trao đổi thế để bạn tham khảo thôi. Bạn cứ vui vẻ viết tiếp nhé!
  2. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    Thực ra cụm từ OMG (Operational Maneuver Groups) dịch là gì cho chính xác chắc phải nhờ tới bạn Gabeo hoặc SSX tìm hiểu dùm xem cụm từ gốc tiếng Nga của nó là gì. Chứ còn từ tiếng Nga dịch qua tiếng Anh rồi từ tiếng Anh dịch ngược ra tiếng Việt thì cũng không chắc là chính xác.
    Sở dĩ tôi không dịch "Operational" là "Cấp chiến dịch", "Maneuver" là "cơ động" là bởi theo những gì mô tả thì các OMG này không có ý định "tấn chiếm toàn bộ Tây Âu" mà mục tiêu quan trọng nhất của nó là thọc sâu vào hậu cứ Nato sau khi phòng tuyến của Nato đã bị chọc thủng để chiếm giữ các vị trí quan trọng trên các nút giao thông chính bao gồm các hải cảng và sân bay. Điều này là để ngăn chặn lực lượng tiếp viện từ Mỹ cũng như là chia cắt sự liên lạc và tiếp viện giữa các đơn vị Nato và tạo điều kiện cho các đơn vị khác của Soviet và đồng minh trong khối Vác-Xa-Va tiêu diệt. Chính vì vai trò quan trọng như vậy nên lực lượng của nó phải tinh nhuệ và chuyện cơ động là đương nhiên khỏi cần bàn.
    Chính vì thế mà trên đường tiến tới các vị trí yết hầu, để thực hiện quan điểm "nhanh hơn - tốt hơn", các ổ kháng cự của Nato trên đường đi của nó không nhất thiết phải bị tiêu diệt mà có thể bị bỏ qua.
    Ý tưởng về các đơn vị OMG thực chất được ra đời vào cuối thập niên 1960 sau khi Leonid Brezhnev lên nắm quyền vào năm 1964 cũng như là sự thay đổi các học thuyết chiến tranh từ sử dụng "vũ khí hạt nhân chiến thuật" sang "vũ khí quy ước của Soviet nhằm đáp ứng các thay đổi về học thuyết chiến tranh của Nato.
    Chính xác hơn là phải sau cuộc tập trận khổng lồ "Don" tại Ukraine năm 1967 với vấn đề và cũng là câu hỏi lớn nhất cần phải được trả lời là làm thế nào để ực lượng Soviet và đồng minh có thể chọc thủng được phòng tuyến của Nato khi mà ý tưởng sử dụng vũ khí hạt nhân và sinh hóa học để đột phá đã bị loại trừ bởi sự thay đổi về học thuyết chiến tranh nêu trên.
    Tuy nhiên ý tưởng OMG chỉ thực sự hoàn thiện và khả thi bắt đầu từ năm 1976, khi phiên bản Mi-24D được phía quân đội chấp nhận chính thức đi vào phục vụ và chỉ sau đó chút ít là Mi-24V.
    Sở dĩ tôi đưa ra câu hỏi là Mi-28 đi vào phục vụ cho KQ Soviet khi nào là bởi dù được phôi thai từ thời Soviet nhưng phải phải rất lâu sau khi Liên Xô tan rã thì nó mới đi vào phục vụ trong quân đội Nga. Chính vì nó không tồn tại dưới thời Soviet (ngoại trừ trên giấy) nên chẳng ảnh hưởng nhiều hoặc chưa kịp ảnh hưởng gì tới học thuyết trực thăng của Soviet cả.
  3. gabeo2010

    gabeo2010 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/04/2009
    Bài viết:
    2.616
    Đã được thích:
    8
    Tớ cũng chả biết đâu, cái món chiến lược chiến thuật chưa nghiên cứu.
    Chỉ cso quyển "Chiến lược quân sự" của nguyên soái Xô cô lốp xki được NXB QDND in năm 1977 có nói về chiến tranh trên bộ cỡ đại chiến thế giới như sau:
    " Đặc điểm nổi bật của các hoạt động tác chiến trên cá chiến trường trên bộ là không có tuyến kéo dài trong các hoạt động của bộ đội, không có chính diện dày đặc; các hoạt động tác chiến sẽ triển khai trên nững không gian rộng lớn về chính diện và chiều sâu; theo mức độ hiểu biết hiện nay thì các hoạt động đó sẽ mang tính cụm chốt.
    Dặc điểm quan trọng thứ hai là tính cơ động cao của các hoạt động tác chiến,là việc sử dụng rộng rãi các loại xe, máy bay lên thẳng, máy bay để cơ động bộ đội."
    một kịch bản được đề ra như sau:
    "Việc đột phá chính diện không khó khan nư trước đây, phức tạp nhất là phát triển tiến công theo chiều sâu, ở đó bên tấn công sẽ vấp phải các cuộc phản kích mạnh và sẽ bị tập kích hạt nhân.
    Nhiệm vụ trước tiên của bộ đội tiến công là tiêu diệt pháo binh nguyên tử, tên lửa và không quân chiến thuật trong toàn bộ chiều sâu của đội hình địch.Các khu vực bố trí phương tiện đó nằm trong tầm hoạt động cảu tên lửa chiến dịch-chiến thuật và không quân phương diện quân, có thể bị các cuộc tập kích hạt nhân tiêu diệt nhanh chóng nếu được phát hiện kịp thời và chính xác. Tiếp sau đòn tấn công hạt nhân là các cuộc đổ bộ đường không và các tập đoàn xe tăng chuyển sang tấn công mãnh liệt"
    "Việc vượt qua vùng nhiễm xạ nếu không thể tránh dùng xe thiết giáp chịu nhiễm xạ và máy bay trực thăng"
    "Có thể dùng máy bay lên thẳng làm chủ yếu để thực hiện các cuộc đổ bộ đường không chiến thuật, Với các cuộc đổ bộ chiến lược là máy bay vận tải chở quân"
    Nhận xét :
    -có lẽ OMG đã được các dịch giả xưa dịch là "cụm chốt"
    - Như vậy Mi 24 nhiệm vụ chính phục vụ đổ quân trong chiến dịch kiểu tổng lực, hoả lực được đi kèm là để dẹp các ổ đề kháng còn sót đã được không quân oanh kích trước đó.
    Về sau Nga có lẽ sử dụng khái niệm "chiến tranh cường độ thấp" nên làm Mi 28 theo mô hình gunship, tách rời nhiệm vụ yểm trợ hoả lực và đổ quân để mềm dẻo hơn về số quân đổ bộ.
    Máy bay gunship có thể đi săn lính lẻ vẫn đảm bảo cơ động.
    Còn Mi 24 là kiểu cứng nhắc, cứ cần đột phá là ngần nấy máy bay là có ngần nấy quân, ngần nấy pháo, rốc két...nghĩa là máy bay của cuộc chiến lớn
  4. gabeo2010

    gabeo2010 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/04/2009
    Bài viết:
    2.616
    Đã được thích:
    8
    Một minh hoạ nhỏ
    [​IMG]
  5. gabeo2010

    gabeo2010 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/04/2009
    Bài viết:
    2.616
    Đã được thích:
    8
    Về cái OMG thì ở đây:
    http://www.voina-i-mir.ru/dicdefinition/?id=391
    nói thế này:
    ""РУYYА zY.РАТ~'НАЯ oАН.'Р.ННАЯ, Yz"'~-НАЯ (zo", Y") об?евойсковое обSединение (соединение) ,иповой о?ганиза?ии (,анковая а?мия, ,анковая дивизия) или имеZ?ее особfZ о?ганиза?иZ (а?мейский ко?пfс), п?едназна?енное для в<сокоманев?енн<. дейс,вий в ,<лf и на "ланга. п?о,ивника в о,?<ве о, свои. главн<. сил. zo" (Y") дейс,вfZ, п?и подде?жке д?fги. об?евойсков<. обSединений (соединений), ''С, д?fги. видов 'С и во взаимодейс,вии с воздf^н<ми десан,ами.
    Y" ^и?око п?именялисO в fсловия. ',о?ой ми?овой войн<. sак п?авило, сос,ояли из мобилOн<. с,?елков<. и ,анков<. соединений, fсиленн<. десан,но-^,f?мов<ми, а?,илле?ийскими и д?fгими ?ас,ями спе?иалOн<. войск. zб<?но вводилисO в дейс,вие в fсловия. п?о?ванного "?он,а, но иногда могли исполOзова,Oся и для доп?о?<ва обо?он<.
    ' 80-е год< в СССР на zo" возлагалисO зада?и введения в п?о?<в, в<.ода в ,<л г?fппи?овке п?о,ивника, об?азования нового "?он,а бо?Oб< с ним.
    ' нас,оя?ее в?емя в fс,авн<. докfмен,а. 'С РФ ,е?мин не fпо,?ебляе,ся. "
    Nói thì dài nhưng trong WWW2 LX dùng khái niệm PG-cụm cơ động để chỉ tập hợp các đơn vị cùng binh chủng (như tập đoàn, sư đoàn tăng) có khả năng cơ động cao dánh vào sườn hay hậu phương đối phương, độc lập với lực lượng chính của mình.
    Đến những năm 80 thay khái niệm PG bằng OMG: OMG sẽ chọc thủng vòng ra sau lưng địch để tạo mặt trận mới.
    Chú ý: Hiện tại trong tài liệu chính thức quân đội Nga không dùng khái niệm này
  6. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    @ Bạn Gabeo2010
    He he, cám ơn bạn rất nhiều vì đã cung cấp thông tin!
    Sẵn nhờ thêm bạn luôn là theo bạn cụm từ ""РУYYА zY.РАТ~'НАЯ oАН.'Р.ННАЯ" (OM") nên dịch như thế nào theo 2 cách sau:
    1 - Từ sang từ
    2 - Đúng nhất với vai trò & nhiệm vụ của OM"
    Cám ơn bạn trước nhé
  7. gabeo2010

    gabeo2010 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/04/2009
    Bài viết:
    2.616
    Đã được thích:
    8
    Cụm đấy nó hơi ngược trật tự một tý, thường viết là:
    zY.РАТ~'НАЯ oАН.'Р.ННАЯ "РУYYА
    còn quan điểm 1 hay 2 thì tuỳ việc dịch để làm gì:
    Nếu dịch để ra thuật ngữ chuyên ngành thì phải chọn cụm từ khó trùng lặp
    Nếu dịch cho mình hay cho đại chúng thì dịch kiểu diễn giải.
  8. SPL

    SPL Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Quay về chủ đề chính đi bác RF ơi, đang đọc hay mà cứ lan man tận đâu mất roài Lang thang trên mạng tự nhiên thấy cái này lạ quá, sao nó làm được vậy nhỉ, bác chỉ cho em với
    http://www.videobomb.cz/video/Mi-24__Akta_X_
  9. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Tiếng Nga hay tiếng Anh thì cụm từ đó cũng được viết tắt là OMG với nghĩa đơn vị cơ động cấp chiến dịch hay đơn giản hơn là đơn vị cơ động chiến dịch.
    Lịch sử quân sự hiện đại VN cũng thường xuyên sử dụng cụm từ đơn vị cơ động chiến dịch khi nhắc tới các cánh quân tham gia chiến dịch. Trước CZ Hồ Chí Minh còn có CZ Trị - Thiên 1972 cũng sử dụng OMG. Cụm từ này đã được Việt hoá từ lâu trên các tài liệu tổng kết chiến tranh và báo chí quân sự. Trên này hình như bạn antey2500 cũng có nhắc tới khi bàn về deep operation. Các bạn bàn về học thuyết vũ khí của nước ngoài muốn hay và chính xác thì cần biết nguyên gốc từ đó ở ngôn ngữ mẹ đẻ của nó, rồi tìm xem nghĩa tiếng Việt như người Việt đã hiểu và vận dụng trong thực tiễn từ trước tới nay thế nào nhé!
  10. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHIẾN THUẬT TRỰC THĂNG CHIẾN ĐẤU SOVIET
    Vào cuối năm 1966, phòng thiết kế của Mil cực kỳ quan tâm tới cuộc ?obùng nổ trực thăng? tại Vietnam nơi mà quân đội Mỹ đang chứng minh tính linh hoạt và hữu dụng của các máy bay trực thăng chiến trường. Mil đã tự mình chuẩn bị đề án Mi-24 đầu tiên dù chưa có bất kỳ yêu cầu chính thức nào từ phía quân đội. Theo như đề án thì Mi-24 sẽ được trang bị một động cơ TV3-117 có công suất 2,200 HP có thể chở theo 8 lính kèm trang bị trong một khoang nhỏ. Một quan chức cấp cao của Soviet khi đó còn gọi nó là ?omột sự lãng phí thời gian và nguồn lực?. Tuy nhiên thời gian đã chứng minh tất cả.
    Chiến thuật trực thăng chiến đấu của người Nga đã và đang được phát triển một cách có cân nhắc từ kỷ nguyên chiến tranh lạnh. Trong hơn hai thập kỷ, các trực thăng chiến đấu của Soviet và sau đó là Nga được sử dụng rộng rãi trong các cuộc chiến quy mô nhỏ tại Afghanistan (1979 ?" 1989) và Chechnya (1994-1996 và 2001 cho tới nay). Điều gì là thú vị nhất? Trong suốt ba thập kỷ, cũng những chiếc trực thăng chiến đấu Mi-24D/V/P đó được sử dụng mà không có bất kỳ sự hiện đại hóa và nâng cấp lớn nào.
    Suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, mỗi tập đoàn bộ binh có một đơn vị Không Quân Quân Đội gọi là VVA (Vozdushne Voiska Armiy). Về mặt lý thuyết, mỗi VVA được nhóm lại bởi tổng cộng 60 trực thăng Mi-24, 100 trực thăng Mi-8 và 20 trực thăng Mi-6 và được chia thành 4 trung đoàn với số lượng như sau:
    - 1 trung đoàn trực thăng chiến đấu bao gồm 2 tiểu đoàn 20 máy bay Mi-24 và 1 tiểu đoàn 20 máy bay Mi-8.
    - 2 trung đoàn hỗ trợ bao gồm 1 tiểu đoàn 20 máy bay Mi-24 và 2 tiểu đoàn 20 Mi-8
    - 1 trung đoàn vận tải bao gồm 2 tiểu đoàn 20 máy bay Mi-8 và 1 tiểu đoàn 20 máy bay Mi-6.
    - Các đơn vị làm nhiệm vụ hỗ trợ và hậu cần
    Mi-24 thường hoạt động theo nhóm 2, 4 hoặc 8
    [​IMG]
    Hộ tống Mi-8 tùy theo từng nhiệm vụ
    [​IMG]
    Hỗ trợ hỏa lực cho bộ binh mặt đất
    [​IMG]
    Đến đây tôi cũng xin giới thiệu sơ lược một chút về cơ cấu của quân đội Soviet. Trong thời bình quân đội Soviet được chia thành 16 quân khu đóng tại Liên Xô và 4 đạo quân đóng tại Đông Âu (Đạo quân Soviet tại Tiệp Khắc, Đạo quân Soviet tại Ba Lan, Đạo quân Soviet tại Đức và Đạo quân Soviet tại khu vực Balkans). Dưới các quân khu và đạo quân là các tập đòan quân, các đơn vị hậu cần, các căn cứ quân sự và các trường quân sự, ...
    Mỗi tập đoàn quân sẽ có từ 4 cho tới 5 sư đoàn. Trước WW2 bên dưới tập đoàn quân là cấp binh đoàn (bao gồm 2 sư đoàn) rồi mới tới cấp sư đoàn. Tuy nhiên khi WW2 nổ ra, kiểu quản lý này có nhiều hạn chế nên đã bị bãi bỏ, cấp sư đoàn trực tiếp thuộc cấp tập đoàn.
    Khi chiến tranh nổ ra, các quân khu và các đạo quân sẽ tập hợp lại trở thành các mặt trận tùy vào tình hình.
    - Mỗi mặt trận sẽ có từ 1 cho tới 2 tập đoàn OMG (Đơn vị tinh nhuệ sẵn sàng) cấp tập đoàn quân.
    - Mỗi tập đoàn quân sẽ có 1 sư đoàn OMG
    Các OMG này thường là các đơn vị thiết giáp hoặc cơ giới hóa.
    Ngoài các đơn vị OMG ra, trong thời chiến quân đội Soviet còn có các đơn vị TMF (Tactical Maneuver Force / Lực lượng tinh nhuệ chiến thuật). Các đơn vị này thường được triển khai tách rời về phía trước lực lượng chính, đối mặt trực tiếp với hay đánh thọc sâu vào sau phòng tuyến Nato tùy vào từng nhiệm vụ
    - Mỗi tập đoàn quân có một trung đoàn TMF mà thường là một trung đoàn xe bọc thép hoặc cơ giới hóa.
    - Mỗi sư đoàn có một tiểu đoàn TMF (cũng đôi khi là một trung đoàn) .
    - Đôi khi mỗi trung đoàn cũng có thể có 1 tiểu đoàn TMF tùy vào tình hình.
    - Các đơn vị OMG cũng có các TMF của riêng mình cũng với cơ cấu như trên.
    Sứ mệnh chính của VVA là trợ giúp OMG và TMF xâm nhập sâu vào khu vực của kẻ thù. Nhiệm vụ của OMG (như đã viết ở bài trước) và TMF là di chuyển càng nhanh càng tốt đến các điểm trọng yếu nằm sâu trong đất địch từ 200 cho tới 700km phía trước đạo quân chính để bao vây hoặc chia cắt các đơn vị chiến thuật của Nato nhằm từng bước tiêu diệt chúng.
    Sứ mệnh thứ hai của VVA là hỗ trợ cho các cuộc đột kích đường không nhằm khoan thủng phòng tuyến kẻ thù hoặc chiếm giữ các vị trí yết hầu trên trục tấn công của đạo quân chính. Cho những mục đích này, Mi-24 thực hiện các nhiệm vụ chính như sau: Hỗ trợ hỏa lực, trinh sát nói chung, trinh sát vũ khí hạt nhân và sinh hóa học, chuyên chở lực lượng đặc nhiệm và các nhóm đột kích, hộ tống cho các trực thăng vận tải Mi-8 và Mi-6, vận chuyển thương binh tại chiến trường và các nhiệm vụ khác.
    Sứ mệnh thứ ba của VVA là cung cấp các hỗ trợ từ trên không cho đạo quân chính trong việc tấn công hoặc phòng thủ để đè bẹp sức kháng cự hoặc đẩy lùi sức tấn công của quân Nato.
    Các cuộc tấn công bằng trực thăng thường được thực hiện vào ban ngày ngoại trừ việc chuyên chở và hỗ trợ lực lượng đặc nhiệm. Nỗ lực chính được dồn vào các trục đột phá nơi mà không quân Soviet đã làm chủ bầu trời. Vì thế Mi-24 sẽ thường xuyên xâm nhập vào không phận kẻ địch, cùng với bộ binh tiến sâu vào bên trong khu vực của Nato hoặc thực hiện các cuộc đột kích đường không. Mục tiêu chính của Mi-24 không phải là xe tank của Nato mà là các ụ chống tank của Nato hoặc các điểm kháng cự những cái có thể cản bước tiến quân của quân đội Soviet.
    Các trực thăng Mi-24 thường hoạt động theo nhóm 4 máy bay cùng với từ 2 cho tới 8 máy bay Mi-8 tùy theo từng nhiệm vụ. Lô cốt và các ụ hỏa lực kiên cố cũng như xe tank và xe bọc thép tại các cứ điểm phòng thủ của Nato sẽ bị tiêu diệt bằng tên lửa chống tank. Trong khi đó các mục tiêu chiến thuật khác như các ụ phòng không, xe cơ giới có lớp bảo vệ yếu, pháo, các vũ khí hạng nặng và bộ binh sẽ bị tiêu diệt bằng rocket và súng máy 12.7mm, 23mm hoặc 30mm.
    Các nhiệm vụ chống tank thông thường chỉ là một phần trong nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực nói chung của Mi-24 và được thực hiện chủ yếu khi đè bẹp sức kháng cự của địch. Trong các tình huống đó, lực lượng mặt đất đầu tiên sẽ dựa vào chính các vũ khí của họ như xe tank, pháo và tên lửa chống tank. Tuy nhiên khi tình huống trở nên nghiêm trọng, Mi-24 có thể nhóm thành một lực lượng phản ứng nhanh chuyên chống tank, tấn công theo nhóm từ 4 cho tới 8 máy bay và thường là kết hợp chặt chẽ với các máy bay Su-25. Để bao quát vấn đề thì chúng ta có thể lưu ý rằng các chỉ huy Mỹ coi các trực thăng chiến đấu như là Pháo biết bay còn các chỉ huy Soviet coi chúng như là Phương tiện chiến đấu biết bay của bộ binh

Chia sẻ trang này