1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các máy bay quân sự của tập đoàn Sukhoi

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Su35FlankerE, 06/02/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Su35FlankerE

    Su35FlankerE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2009
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
    Su-35 sẽ tham gia triển lãm tại Brazil
    [​IMG]
    Phòng báo chí công ty Sukhoi cho hay công ty Sukhoi và MiG sẽ giới thiệu máy bay tiêm kích đa chức năng Su-35 mới nhất và chương trình nâng cấp những máy bay tiêm kích MiG-29 cho Không quân Peru tại triển lãm hàng không và hệ thống quốc phòng quốc tế Mỹ Latinh LAAD- 2009 khai mạc vào ngày mai 14/04 tại Rio de Janeiro.

    Lần đầu tiên, hai nhà sản xuất máy bay chiến đấu nổi tiếng sẽ trưng bày sản phẩm của mình tại cùng một gian trưng bày.
    Theo nguồn tin trên, hiện nay Su-35 đã trải qua quá trình thử nghiệm bay thành công. Vào cuối tháng 3/2009, phòng báo chí của công ty Sukhoi cho biết, máy bay tiêm kích mới nhất đã thực hiện chuyến bay lần thứ 100. Trong quá trình này, việc thử nghiệm hệ thống điều khiển bay đã được hoàn tất.
    Quý II năm 2009, một chiếc Su-35 sẽ tham gia quá trình thử nghiệm. 3 chiếc máy bay này dự kiến sẽ cất cánh khoảng 150-160 lần.
    Dự kiến, Nga sẽ bắt đầu cung cấp seri và xuất khẩu máy bay mới vào năm 2011. Trong số những khách hàng đầu tiên, theo thông tin của nhà sản xuất, đó có thể là những nước như Nam Phi, Đông Nam Á, châu Phi và Viễn Đông.
    LAAD-2009 là một trong những triển lãm vũ khí lớn nhất tại Nam Mỹ. Triển lãm diễn ra từ năm 1997 do Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Brazil phối hợp tổ chức. Trong năm nay, tham gia triển lãm này có hơn 300 công ty đến từ 30 nước trên thế giới. Nga sẽ cử 20 doanh nghiệp đến tham dự triển lãm LAAD-2009. Tập đoàn Quốc gia Rostehnologii sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Nga sang Brazil tham dự triển lãm.

  2. Su35FlankerE

    Su35FlankerE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2009
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
    SU 35 GẶP NẠN
    [​IMG]
    Tờ Vzglyag của Nga dẫn nguồn tin giấu tên cho biết, hôm Chủ Nhật (26/04), mẫu máy bay tiêm kích mới nhất của Nga Su-35-4 đã gặp nạn trong quá trình thực hiện chuyến bay thử nghiệm.

    Theo nguồn tin trên, một mẫu máy bay tiêm kích Su-35 phiên bản mới nhất đã cất cánh từ sân bay nhà máy Komsomolsk na Amur vào lúc 11:00 hôm Chủ Nhật, ngày 26/04. Trong lúc lấy đà, máy bay đã gặp phải sự cản trở nào đó, kết quả là máy bay phá hủy và bốc cháy hoàn toàn. Phi công lái thử nghiệm máy bay đã kịp thoát ra ngoài và không bị thương. Vụ tai nạn không gây ra thương vong nào trên mặt đất.
    Máy bay gặp phải cản trở nào chính xác hiện vẫn chưa được thông báo. Được biết, quan chức cấp cao cũng như đại diện công ty Sukhoi đến giờ vẫn chưa có bình luận nào về vụ tai nạn này.
    Chiếc gặp nạn là một trong 4 máy bay được sản xuất tính đến thời điểm này. Đó là chiếc Su-35 mang kí hiệu 03, nguồn tin trên cho hay.
    Những cuộc thử nghiệm thành công đầu tiên của Su-35 thế hệ 4++ đã diễn ra vào đầu năm 2008. Dự kiến, trong tương lai, máy bay sẽ họat động trong Lực lượng Không quân Nga. Su-35 cũng sẽ được cung cấp cho các nước Đông Nam Á, châu Phi, Cận Đông và Nam Mỹ.
    Việc tiếp nhận máy bay tiêm kích vào trang bị cho Không quân Nga sẽ thúc đẩy quá trình củng cố khả năng phòng thủ của nước này cũng như cho phép công ty Sukhoi duy trì được khả năng cạnh tranh trước khi đưa máy bay chiến đấu thế hệ năm ra thị trường. Khi sản xuất, Sukhoi có sử dụng công nghệ thế hệ thứ 5 đảm bảo khả năng vượt trội so với những máy bay cùng loại. Nếu đến năm 2015, máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 chưa được đưa vào sản xuất đại trà thì Su-35 sẽ là "át chủ bài" để thay thế cho loại Su-27 vốn đã lạc hậu.
    Hiện tại, một ủy ban nghiên cứu đã bắt đầu công việc của mình để tìm ra nguyên nhân cụ thể dẫn đến tai nạn.

    Tội ghê nhỉ, hình như đây là tai nạn đầu tiên của Su 35, ko biết vụ này có ảnh hưởng gì đến tiến độ đưa con này đi vào hoạt động sau năm 2010 không ?
  3. nguoicamlaividai

    nguoicamlaividai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2011
    Bài viết:
    5.214
    Đã được thích:
    8.427
    [​IMG]
  4. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Hồ sơ tổng hợp, gia đình Su-27/30 do Nga, Ấn và TQ sản xuất

    Su-35 Nga có thể hạ gục 3-4 tiêm kích J-11 Trung Quốc

    Lieut. Sergeyvich - Северного флота России | 06/06/2013 12:07

    - Tạp chí Kanwa cho rằng một chiến đấu cơ Su-35S của Nga có thể dễ dàng hạ gục 3-4 chiếc Su-27SK hay J-11 của Trung Quốc. Ngày càng nhiều các chiến đấu cơ tiên tiến thế hệ 4, 4++, bao gồm cả loại mới nhất Su-35S được Không quân Nga triển khai đến căn cứ không quân ở Khabarovsk Krai thuộc vùng Komsomolsk-on-Amur, nơi tiếp giáp với lãnh thổ của Trung Quốc để có thể phản ứng với sức mạnh quân sự ngày càng tăng của người hàng xóm này, đó là nhận định của tạp chí quân sự Kanwa Defense Review có trụ sở ở Canada.
    Chuyên gia quân sự Andrei Chang của tạp chí Kanwa nhận định rằng, mặc dù Nga đang phải tất bật với việc triển khai các hệ thống tên lửa phòng không S-300 và máy bay chiến đấu/huấn luyện Yak-130 đến Belarus nhằm củng cố vùng đệm ở Đông Âu trước sức mạnh không quân của NATO. Đồng thời, Nga cũng đang hy vọng Belarus mua lại 18 chiến đấu cơ Su-30K do Không quân Ấn Độ trả lại và đang được sửa chữa tại nhà máy 558 (Belarus). Tuy nhiên, tạp chí Kanwa cho rằng, vị trí của khu vực Viễn Đông là rất khác biệt so với Đông Âu.
    [​IMG] Su-30SM là một trong những loại tiêm kích đánh chặn hạng nặng đa năng mới nhất của Không quân Nga hiện nay. Ở Viễn Đông, nơi có phần lãnh thổ rộng lớn của Nga tiếp giáp với biên giới Trung Quốc, trong khi các lực lượng Không quân và Hải quân Trung Quốc ở đây đều đang được tăng cường sức mạnh không ngừng sau khi triển khai các máy bay chiến đấu, vũ khí, các hệ thống huấn luyện và học thuyết chiến tranh mới, Mỹ và Nhật Bản không còn là hai mối đe dọa tiềm năng đối với Nga ở khu vực này, do vậy, Moscow đã quyết định triển khai thêm các máy bay chiến đấu tiên tiến và mới nhất Su-30SM, Su-30MKK, Su-33 và Su-35S đến Viễn Đông chỉ nhằm kiềm chế Trung Quốc.
    Komsomolsk-on-Amur là nơi Nga đang triển khai dây chuyền lắp rắp cho các loại chiến đấu cơ tiên tiến tiên tiến nhất của Nga, bao gồm Su-30MKK, Su-33 và đặc biệt là Su-35S. Khu vực đặt các nhà máy này chỉ cách đường biên giới của tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc) 300km về phía Bắc.
    [​IMG] Nga triển khai Su-35S đến Viễn Đông với mục đích chủ yếu để chế áp sự lớn mạnh của Không quân Trung Quốc. Trở lại tháng 2, Nga đã triển khai tổng cộng 12 chiến đấu cơ Su-35S đến Trung đoàn không quân số 23 ở Dzemgi (thuộc Komsomolsk-on-Amur). Nhưng theo Kanwa, trong tương lai gần, có thể Nga sẽ còn triển khai nhiều hơn 12 máy bay Su-35S đến khu vực này.
    Được đánh giá là loại chiến đấu cơ thế hệ 4++ tiên tiến nhất trong Không quân Nga hiện nay, Kanwa cho rằng một chiếc Su-35S có thể dễ dàng đối đầu và hạ gục 3 đến 4 tiêm kích Su-27SK và J-11 của Không quân và Hải quân Trung Quốc. Trong năm 2014, có khả năng Nga sẽ triển khai tổng cộng 72 chiến đấu cơ tiên tiến, bao gồm 48 chiếc Su-27SM và 24 chiếc Su-35S đến khu vực này, bất chấp mối quan hệ chính trị kinh tế giữa Bắc Kinh và Moscow vẫn đang nồng ấm.
    Tạp chí Kanwa nói rằng, căn cứ không quân số 6982 đặt ở Domna ở Chita (Nga) cũng đã nhận được 10 chiến đấu cơ Su-30SM đầu tiên để thay thế cho những máy bay cường kích Su-25 trong năm 2013. Căn cứ không quân này cũng chỉ cách biên giới Trung Quốc vài trăm kilomet.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-...ha-guc-3-4-tiem-kich-j-11-trung-quoc-3032041/


    Tiêm kích J-11 Trung Quốc có đấu lại Su-30MKI Ấn Độ?

    (Kiến Thức) - J-11 và Su-30MKI đều là những tiêm kích hiện đại hàng đầu của Trung Quốc và Ấn Độ, vậy ai sẽ thắng ai trong một cuộc không chiến nếu xảy ra?

    Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều điều động những tiêm kích hiện đại nhất của mình đến khu vực biên giới còn tranh chấp giữa 2 nước. Trước đó, Ấn Độ đã điều động tiêm kích hiện đại nhất của nước này là Su-30MKI đến khu vực gần biên giới, đáp lại Trung Quốc đã điều động tiêm kích J-11 (sao chép công nghệ mẫu Su-27SK Nga) tới một số căn cứ ở Tây Tạng.
    Dư luận khu vực đang đặt ra rất nhiều câu hỏi về khả năng “ai sẽ thắng ai” trong một cuộc không chiến giữa 2 loại tiêm kích đại diện cho sức mạnh của 2 quốc gia hàng đầu châu Á này. Tuy rằng mỗi chiếc tiêm kích mang một nét riêng theo đường lối quốc phòng của từng quốc gia, nhưng cả hai có cùng một “cha đẻ” là Tập đoàn máy bay Sukhoi của Nga.
    [​IMG]
    J-11 (trên) hay Su-30MKI (phải): ai sẽ giành phần thắng nếu một cuộc chiến xảy ra?


    Khả năng cơ động

    Không cần phải bàn cãi khi nói rằng Su-30MKI chính là biến thể mạnh nhất của gia đình Su-30 mà Sukhoi từng chế tạo. Ấn Độ là đối tác chiến lược đặc biệt quan trọng của Nga nên không có gì ngạc nhiên khi họ dành cho New Delhi những ưu đãi đặc biệt.
    Su-30MKI được phát triển trên cơ sở bộ khung của Su-27, tiêm kích này chia sẻ đến 85% phần cứng với tiêm kích thế hệ 4++ Su-35 hiện đại nhất của Nga. Su-30MKI sử dụng phần lớn hệ thống điện tử do Ấn Độ sản xuất, biến thể nâng cấp về sau sử dụng hệ thống điện tử hỗn hợp Nga – Pháp - Ấn Độ - Israel biến nó thành tiêm kích đa quốc tịch.
    [​IMG]
    Xét khả năng cơ động, với cánh mũi, động cơ phụt chỉnh hướng, rõ ràng Su-30MKI vượt trội hơn J-11.

    Điểm mạnh của Su-30MKI về phần khí động học là được trang bị bổ sung cánh mũi giúp tiêm kích này cơ động hơn trong các tình huống không chiến tầm gần. Bên cạnh đó, Su-30MKI còn được trang bị động cơ AL-31FP có khả năng phụt chỉnh hướng. Nghĩa là, vòi phun của động cơ có khả năng di chuyển lên xuống trong mặt phẳng ±15 độ (động cơ này là tiền thân của động cơ kiểm soát vector lực đẩy đa chiều).
    Sự kết hợp của cánh mũi cùng với động cơ phụt chỉnh hướng làm cho Su-30MKI trở nên vượt trội trong các tình huống không chiến. Trong khi đó, J-11 không có cánh mũi, mặc dù nó thừa hưởng đặc tính khí động học ưu việt của gia đình Su-27 nhưng không thể cơ động bằng Su-30MKI.
    Mặt khác, J-11 chỉ được trang bị động cơ AL-31F không có khả năng phụt chỉnh hướng, với những chiếc được trang bị động cơ WS-10A do Trung Quốc sản xuất thì còn tệ hơn. Xét về khả năng cơ động, Su-30MKI vượt trội hơn nhiều so với J-11.
    Hệ thống điện tử

    Su-30MKI được trang bị hệ thống điện tử đa quốc tịch (Nga, Pháp, Ấn Độ và Israel), trong khi đó J-11 được trang bị hệ thống điện tử chủ yếu do Trung Quốc sản xuất.
    “Trái tim” của Su-30MKI là radar quét mạng pha điện tử bị động N011M Bars, đây là loại radar đa chế độ với băng tần kép kỹ thuật số.
    N011M Bars cung cấp chế độ giám sát không đối không, đối hải, đối đất cùng lúc. Radar này có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly tới 400km, theo dõi mục tiêu ở cự ly 200km ở bán cầu trước và 60km ở bán cầu sau. N011M có khả năng theo dõi 15 mục tiêu và tấn công 4 mục tiêu cùng lúc.
    Trợ giúp cho radar N011M Bars là trạm định vị laser quang học OLS-30, đây là một sự kết hợp giữa hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu hồng ngoại IRST và hệ thống chỉ thị mục tiêu laser. Phạm vi phát hiện mục tiêu của OLS-30 lên đến 90km, mục tiêu được hiển thị lên màn hình LCD trong buồng lái tương tự như radar.
    [​IMG]
    "Mắt thần" của Su-30MKI (trên) mạnh hơn về mọi mặt so với loại của J-11B (dưới).

    Trong khi đó, J-11 được trang bị radar N001V với bộ xử lý TS101M chỉ có khả năng theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu và dẫn hướng tên lửa diệt một mục tiêu duy nhất. Radar này có khả năng phát hiện mục tiêu có diện tích phản hồi radar 3m2 đạt tầm 100km ở bán cầu trước và 40km ở bán cầu sau, phạm vi tìm kiếm mục tiêu tối đa là 240km.
    Biến thể cải tiến J-11B được trang bị radar N001VE với bộ vi xử lý mới có khả năng dẫn hướng tên lửa tấn công đồng thời 2 mục tiêu. Hỗ trợ cho radar N001V/VE là hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu hồng ngoại OLS-27 có phạm vi tìm kiếm mục tiêu tối đa là 70km.
    Về hệ thống điện tử Su-30MKI tiếp tục vượt trội so với J-11, biến thể nâng cấp Su-30MKI Super Sukhoi sẽ được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động radar AESA Zhuk-EA còn mạnh hơn nữa.
    Vũ khí

    Cơ bản, tải trọng vũ khí của Su-30MKI và J-11 là tương đương nhau (8 tấn). Tuy nhiên, Su-30MKI lại được trang bị những vũ khí mà có nằm mơ J-11 cũng không có được. Một trong những vũ khí “độc” của Su-30MKI là tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos.Với tầm bắn 300km, BrahMos thực sự là “cơn ác mộng” cho bất kỳ mục tiêu mặt đất/mặt biển nào.
    Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng đã lên kế hoạch tích hợp tên lửa hành trình Nirbhay với tầm bắn 1.000km cho Su-30MKI. Ấn Độ cũng đã đề nghị với Tập đoàn MBDA (châu Âu) để tích hợp “sát thủ diệt tăng” Brimstone cho tiêm kích Su-30MKI.
    Trong khi đó, vũ khí tấn công mặt đất mạnh và uy lực nhất mà J-11 có thể sử dụng là tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kh-59 đạt tầm bắn 115km, cùng với đó là tên lửa chống radar Kh-31P.Xét về khả năng đối đất, J-11 bị lép vế rất nhiều so với Su-30MKI.
    [​IMG]
    Su-30MKI có thể mang nhiều loại vũ khí mà J-11 không thể nào có được như tên lửa chống tàu siêu thanh BrahMos, tên lửa đối không Novator K-100.

    Về vũ khí không đối không, ngoài các tên lửa chủ lực như R-73, R-27, R-77 mà cả Su-30MKI và J-11 đều được trang bị thì Su-30MKI có một vũ khí hàng “khủng” khác mà J-11 không có là tên lửa không đối không tầm siêu xa Novator K-100.
    Novator K-100 có tầm bắn lên đến 300km, đây là thiết kế chuyên dùng để tiêu diệt các máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm đường không của đối phương (AWACS). Ngoài ra, Ấn Độ cũng đã đề nghị Tập đoàn MBDA giúp tích hợp tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn Meteor đạt tầm bắn 100km cho Su-30MKI. Với vũ khí không đối không, Su-30MKI tiếp tục vượt trội so với J-11.
    Xét ở khía cạnh thông số kỹ thuật đơn thuần thì Su-30MKI hoàn toàn vượt trội J-11 ở tất cả các chỉ số. Tuy nhiên, ai sẽ thắng ai trong một cuộc không chiến thực tế nếu có còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác.
    http://kienthuc.net.vn/vu-khi/tiem-kich-j-11-trung-quoc-co-dau-lai-su-30mki-an-do-241386.html

    Su-30MK2 Việt Nam không chiến trên cơ J-15 TQ


    Theo mạng quân sự Sina của Trung Quốc, chiến đấu cơ J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh "không có cửa" khi đối đầu với máy bay Su-30MK2 Việt Nam được trang bị các tên lửa Vympel tiên tiến.
    [​IMG]
    Lực lượng tiêm kích đa năng SU 30MK2 của không quân Việt Nam
    Sau khi chiếm lĩnh được lòng biển để chống lại khả năng tiếp cận của tàu chiến, việc cần làm tiếp theo là kiểm soát bầu trời, ngăn cản máy bay do thám và máy bay tấn công. Theo học thuyết "không lực" Mỹ đưa ra vào 1942, ai kiểm soát được vùng trời, người đó sẽ kiểm soát được cuộc chiến.
    Trong nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ chủ quyền biển đảo, Việt Nam cũng đã tăng cường phát triển lực lượng không chiến với Su-30MK2 để có thể đối đầu với các hiểm họa từ trên không.

    Theo RIA Novosti – trang tin quân sự - ngoại giao Nga, vào tháng 8.2013, Việt Nam đã ký hợp đồng mua thêm 12 tiêm kích đa năng Su-30MK2 (biến thể cải tiến hiện đại hơn của Su-30MK) từ Nga với giá khoảng 600 triệu USD (tính cả chi phí thiết bị và vũ khí). Cùng với 2 hợp đồng 8 chiếc Su-30MK2 (2009) và 12 chiếc Su-MK2 (2010), trong tương lai gần, cụ thể là năm 2015 Việt Nam chắc chắn sẽ có 32 tiêm kích thế hệ thứ tư hiện đại Su-30MK2. Ngoài ra, Nga cũng sẽ cung cấp dịch vụ kĩ thuật bảo dưỡng và nâng cấp các chiến đấu cơ Su-27 và Su-30MK hiện có cho Việt Nam.



    Các máy bay tiêm kích đa năng SU 30 MK2 của Việt Nam được đánh giá cao do tích hợp nhiều công nghệ điều khiển và vũ khí tác chiến hiện đại
    [​IMG]
    Được đánh giá là mẫu tiêm kích xuất khẩu thành công nhất của Nga hiện nay, dòng Su-30MK được sản xuất nhiều biến thể với những thay đổi theo yêu cầu của khách hàng. Điều này giúp đảm bảo bí mật quân sự cho các khách hàng của Nga, đặc biệt là thông tin chi tiết về Su-30MK và Su-30MK2 của Việt Nam.

    Các máy bay Su-30MK2 mà Việt Nam mua là các tiêm kích chuyên về chiến đấu trên biển, phạm vi hành trình lên tới 3.000km, có thể mang theo các loại tên lửa đối không, đối hạm, đối đất, chống radar và bom có điều khiển - những yếu tố đủ đảm bảo cho khả năng đánh chặn, kiểm soát không phận, tác chiến biển, tấn công mặt đất toàn diện. Xét về hiệu suất thì Su-30MK2 hơn hẳn Su-30MK.

    Trong đó, điểm khác biệt quan trọng và cũng là một trong những yếu tố góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu cho Su-30MK2 so với Su-30MK là hệ thống nhắm mục tiêu quang-điện gắn ngoài. Su-30MK2 có thể gắn thêm các hệ thống nhắm mục tiêu gắn ngoài như Sapan-E, hoặc hệ thống trinh sát điện tử gắn ngoài M400 để gia tăng độ chính xác khi tấn công.

    Được biết, Su-30MK luôn có được vị trí cao nhất trong các cuộc triển lãm hàng không và các cuộc diễn tập chung quốc tế nhờ các tính năng tác chiến vượt trội và khả năng siêu cơ động trên không.

    Như vào cuối năm 2008, sau khi kết quả cuộc tập trận chung giữa Mỹ, Pháp và Ấn Độ Red Flag được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạp chí Anh Flight – một trong những tạp chí hàng không uy tín nhất đã thực hiện bình chọn máy bay tiêm kích tốt nhất giữa các loại máy bay: Su-30МКI (tiêm kích thế hệ thứ 4, là một biến thể khác của Su-30MK), F-22 Raptor (Chim ăn thịt – tiêm kích thế hệ thứ 5) và F-15 Eagle (Đại bàng - chưa từng bị bắn rơi khi không đối không từ 1976 đến nay).

    Kết quả khảo sát từ độc giả thật sự bất ngờ khi máy bay Su-30MKI được 59% ủng hộ, trong khi F-22 Raptor chỉ nhận được 37 % sự ủng hộ, còn máy bay F–15 Eagle chỉ được 4% sự ủng hộ.

    Không chỉ được đánh giá cao trên trường quốc tế, Su-30MK2 còn rất phù hợp trong tác chiến bất đối xứng trên không trước các lực lượng mạnh hơn, để ngăn cản việc tiếp cận của không quân đối phương.

    Với tốc độ cao, khả năng bay linh hoạt và vũ khí mạnh, Su-30MK2 có thể xộc thẳng vào đội hình đối phương gây hỗn loạn, thực hiện các đợt không chiến tầm gần sở trường để tiêu diệt các tiêm kích khác hoặc phóng tên lửa không đối không tầm xa K100 có tầm bắn 300km để tiêu diệt máy bay chỉ huy, cảnh báo sớm (AWACS) - thành tố quan trọng nhất của đội hình không - hải chiến. Đóng vai trò là ra đa chỉ huy cho đội hình nên nếu AWACS bị tiêu diệt cũng đồng nghĩa với đội hình tác chiến gần như “mù tịt”, từ đó dễ dàng vô hiệu hóa một phần khả năng tấn công của địch.

    Chính vì vậy, với Kilo dưới lòng biển và Su-MK2 trên bầu trời, Việt Nam sẽ có thể dần hoàn thiện chiến lược bất đối xứng của mình.

    Theo mạng quân sự Sina của Trung Quốc, chiến đấu cơ J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh "không có cửa" khi đối đầu với máy bay Su-30MK2 Việt Nam được trang bị các tên lửa Vympel tiên tiến.

    Vì J-15 có tải trọng thấp, sau khi đã nạp đầy nhiên liệu chỉ mang được 2 tấn vũ khí. Ngoài 2 quả tên lửa chống hạm YJ-83K, chỉ có thể lắp đặt tối đa 2 quả tên lửa đối không tầm ngắn PL-8 (tầm bắn 20km), vì tên lửa đối không tầm trung PL-12 (tầm bắn 70km) quá nặng. Thậm chí nếu thay 2 tên lửa chống hạm bằng 2 tên lửa không đối không tầm trung PL-12, thì khả năng tác chiến cũng thua xa các tên lửa Vympel R-27 và Vympel R-77 trang bị trên Su-30MK2 của Việt Nam có tầm bắn khoảng 100km.

    Cùng với hạn chế về lượng bom đạn, J-15 có thể còn không mang nổi khoang điện tử. Điều này sẽ làm cho khả năng tấn công chính xác của số vũ khí vốn đã ít ỏi càng giảm đi rõ rệt.

    http://www.baomoi.com/Su-30MK2-Viet-Nam-khong-chien-tren-co-J-15-TQ/c/13100282.epi

    "J-16 có thể phát hiện Su-30MKI trước khi bay vào vùng kiểm soát"
    Tuân Việt - Anh Dũng | 19/05/2014 15:30

    11
    [​IMG]

    (Soha.vn) - Mới đây, cổng thông tin quân sự Trung Quốc Mil.news.sina.com.cn đã đăng tải một bài viết so sánh hai loại máy bay tiêm kích hiện đại Sukhoi Su-30MKI và Shenyang J-16.

    Theo Mil.news.sina.com.cn, Shenyang J-16 có 2 lợi thế lớn so với đối thủ cạnh tranh Ấn Độ. Lợi thế đầu tiên đó là hệ thống điện tử. Máy bay J-16 của Trung Quốc được trang bị radar với anten mạng pha chủ động (AESA).

    Theo một số nguồn tin nước ngoài, anten radar máy bay J-16 có đường kính khoảng 1 mét với 2.000 phần tử thu phát. Anten có công suất tối đa 6 kW và công suất trung bình 2 kW. Trong khi đó, Su-30MKI mà Nga cung cấp cho Ấn Độ lại được trang bị radar N011 Bars với anten mạng pha thụ động. Công suất tối đa và công suất trung bình của loại radar này lần lượt là 6 kW và 1 kW.

    [​IMG]
    Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.

    Dựa trên sự khác biệt về công suất và kiểu loại anten, các tác giả Trung Quốc kết luận rằng máy bay chiến đấu J-16 có ưu thế vượt trội, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của công suất trung bình. Điều này có nghĩa rằng các máy bay J-16 Trung Quốc có thể phát hiện Su-30MKI Ấn Độ trước khi bay vào khu vực kiểm soát và có được nhiều lợi thế về chiến thuật.

    Theo Mil.news.sina.com.cn, ưu thế thứ hai của Shenyang J-16 so với Sukhoi Su-30MKI là “áo giáp” bảo vệ, cụ thể là tên lửa đối không PL-10. Tên lửa này được trang bị hệ thống dẫn đường hồng ngoại với độ phân giải 128x128 và độ nhạy cao, động cơ vector lực đẩy có điều khiển và nhiều đặc tính thiết kế khác. Nhờ những tính năng này mà tên lửa PL-10 có thể bắn hạ các mục tiêu trên không khác nhau một cách hiệu quả đồng thời có khả năng chống nhiễu tốt.

    Trong khi ca ngợi J-16, tác giả cổng thông tin Mil.news.sina.com.cn cũng đã chỉ ra những lợi thế nhất định của Su-30MKI Ấn Độ. Ưu điểm chính của loại máy bay này là cánh mũi. Nhờ thiết kế này, máy bay chiến đấu Ấn Độ có hiệu suất cao hơn và khả năng cơ động tốt hơn. Tuy nhiên, việc bổ sung cánh mũi vô hình chung làm tăng đáng kể diện tích phản xạ hiệu dụng của máy bay trước radar của đối phương.


    Trung Quốc và Ấn Độ đang cạnh tranh vị trí lãnh đạo khu vực châu Á và hàng không chiến thuật (đặc biệt là máy bay chiến đấu J-16 và Su-30MKI) là một trong những công cụ trong cuộc chiến này. Vì vậy, theo tác giả bài viết, sự phát triển của các máy bay và sự cạnh tranh sẽ vẫn tiếp tục.

    Như đã biết, Sukhoi Su-30MKI và Shenyang J-16, cũng như một số biến thể khác nhau của Su-27 đều có kích thước và trọng lượng tương đương. Các máy bay này đều có đặc tính nổi tiếng: tốc độ tối đa đạt 2.100 km/h và tầm hoạt động lên đến 3.000 km.

    Các máy bay chiến đấu trên đều được trang bị vũ khí gồm pháo tự động 30 mm cùng tên lửa và bom được treo dưới 12 giá bên dưới thân và cánh máy bay với tổng trọng lượng vũ khí lên đến 8 tấn. Máy bay có thể mang các loại tên lửa, bom có điều khiển và không điều khiển khác nhau được sử dụng trong Không quân Trung Quốc hay Ấn Độ.

    [​IMG]
    Máy bay Su-30MKI

    Một điểm khác biệt của máy bay chiến đấu Shenyang J-16 và Sukhoi Su-30MKI so với người tiền nhiệm của chúng - máy bay chiến đấu Liên Xô/Nga Su-27 đó là vì sử dụng buồng lái 2 chỗ ngồi nên các tiêm kích của Trung Quốc và Ấn Độ nặng hơn 1 tấn so với máy bay cơ sở Su-27, mà theo đó sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng. Ngoài ra, động cơ FWS-10 và AL-31FP trang bị trên J-16 và Su-30MKI cung cấp cho các máy bay chiến đấu cùng một lực đẩy khoảng 25 tấn.

    Sự khác biệt đáng chú ý giữa 2 máy bay chính là hệ thống điện tử. Như đã đề cập ở trên, các máy bay chiến đấu của Trung Quốc được trang bị radar với anten mạng pha chủ động, trong khi máy bay Ấn Độ lại sử dụng radar thụ động.

    Việc so sánh 2 loại chiến cơ J-16 và Su-30MKI khiến chúng ta nhớ lại câu chuyện tương tự cách đây chưa lâu. Trong năm 2012, báo chí Trung Quốc đem tiêm kích trên hạm mới nhất của nước này Shenyang J-15 ra so sánh với Sukhoi Su-33 của Nga, được coi là "tổ tiên" của tiêm kích hạm Trung Quốc rồi khẳng định rằng J-15 không hề thua kém và thậm chí trong một số trường hợp nó còn vượt trội chiến đấu cơ của Nga.

    [​IMG]
    Máy bay J-16

    Phải thừa nhận là các nhà thiết kế máy bay Trung Quốc đã thành công khi tạo ra một máy bay chiến đấu trên tàu sân bay có khả năng so sánh với Su-33 của Liên Xô/Nga, tuy nhiên, tiêm kích trên hạm Su-33 bay lần đầu tiên vào tháng 8 năm 1987 trong khi bản sao Trung Quốc J-15 chỉ mới thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình vào cuối mùa hè năm 2009. Chính vì vậy, ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc đã được kế thừa những thành công của các đồng nghiệp Liên Xô hai thập kỷ trước đây. Do đó, việc J-15 có những tính năng ưu việt hơn Su-33 cũng là điều dễ hiểu.

    Su-30MKI được Sukhoi thiết kế riêng cho Không quân Ấn Độ vào giữa những năm 90 của thế kỷ trước. Nguyên mẫu Su-30MKI bắt đầu bay thử vào năm 1996 và đến năm 1997, Ấn Độ đã nhận được lô máy bay chiến đấu Su-30MKI đầu tiên. Hiện tại Su-30MKI trong Không quân Ấn Độ đã được chế tạo trong nước theo giấy phép của Nga. Cho đến nay, quân đội Ấn Độ có khoảng 200 máy bay Su-30MKI. Dự kiến đến cuối thập kỷ này số lượng các máy bay chiến đấu loại này sẽ tăng lên 270 chiếc.

    Trong khi đó, Shenyang J-16 mới chỉ được biết đến vào giữa năm 2012. Ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc đã hoàn thành quá trình phát triển cũng như thử nghiệm, và hiện đang bắt đầu sản xuất hàng loạt. Đầu năm 2014, một số báo cáo cho biết Trung Quốc đã có ít nhất 24 máy bay mới. Rõ ràng, J-16 đã bắt đầu phục vụ trong lực lượng vũ trang nước này.

    Có thể nói, 2 loại chiến đấu cơ trên đã cho thấy rất nhiều về xu hướng của ngành công nghiệp hàng không Nga, Ấn Độ và Trung Quốc trong khoảng thời gian hơn 15 năm. Trước hết, nó cho thấy rằng Trung Quốc vẫn tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh mặc dù nước này đã có những nỗ lực liên tục để bắt kịp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các máy bay chiến đấu Su-30MKI của Ấn Độ mặc dù không có sự phục vụ của radar AESA cũng như các tên lửa tầm cỡ như PL-10, nhưng cũng không thể phủ nhận tính ưu việt của loại chiến cơ này.

    http://soha.vn/quan-su/j-16-co-the-...-bay-vao-vung-kiem-soat-20140518215753319.htm

    Su-30MKI Ấn Độ "chấp một mắt" Su-30 Trung Quốc

    Theo các chuyên gia, tiêm kích Su-30MKI của Ấn Độ sẽ là “con át chủ bài” của quân đội nước này trong trường hợp phải đối phó với một cuộc chiến tranh 2 mặt với TQ và Pakistan.

    [​IMG]
    Tiêm kích đa năng Sukhoi Su-30MKI của không quân Ấn Độ

    Trong bối cảnh, những căng thẳng với quốc gia láng giềng Pakistan chưa thể giải quyết triệt để đồng thời những tranh chấp biên giới lãnh thổ trên bộ vơid Trung Quốc cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã phải tính đến một kịch phải “lưỡng đầu thọ địch” hay cùng lúc phải tham chiến ở 2 mặt trận với cả hai quốc gia láng giềng trên.

    Trong cuộc chiến này, những chiếc tiêm kích đa năng Sukhoi Su-30MKI sẽ là con át chủ bài chiến lược giúp không quân Ấn Độ chiếm thế thượng phong, các chuyên gia quân sự đánh giá trong tạp chí quân sự “Nga và Ấn Độ”.

    Xét về mặt kỹ thuật, lực lượng tiêm kích Su-30MKI của Ấn Độ là thế hệ máy bay chiến đấu hiện đại nhất được lựa chọn để thay thế cho toàn bộ đội ngũ MIG-21 chủ lực trong quá khứ. Su-30MKI có tầm bay hiệu quả lên đến 1.800 km, cực kỳ linh hoạt trong tác chiến và được trang bị hỏa lực đủ để tham chiến cùng lúc tại cả 2 mặt trận.

    Theo báo cáo của giới chuyên gia đăng trong tạp chí trên, trong cuộc tập trận của Không quân Ấn Độ hồi tháng 4/2013 – cuộc tập trận có quy mô lớn nhất từ trước đến nay – khoảng 400 chiếc máy bay chiến đấu cùng với 200 máy bay vận tải và trực thăng đã được huy động và kết quả là Ấn Độ tự tin rằng không quân của họ đủ năng lực cho một cuộc chiến tranh với 2 đối thủ cùng lúc.

    Trong một bài bình luận mới đây trên tờ Thời báo Ấn Độ (Times of India), Bộ Quốc phòng Ấn Độ khẳng định,, một cuộc chiến tranh 2 mặt trận với 2 đối thủ khác nhau quả thực là một cơn ác mộng với quân đội nước này, bất kể năng lực của đối phương thế nào. Theo tính toán của New Delhi, Trung Quốc có thể điều động khoảng 21 phi đội tiêm kích từ các căn cứ không quân của họ ở vùng cao nguyên Tây Tạng, tấn công vào Ấn Độ còn Pakistan cũng có thể triển khai từ 21 đến 25 phi đội nữa. Làm thế nào để Ấn Độ có thể đương đầu được với 2 cánh tấn công này? Câu trả lời là Su-30MKI và tên lửa siêu thanh BrahMos.

    Khi tham chiến, những chiến Su-30MKI sẽ trở thành kẻ thống lĩnh bầu trời nhờ sự vượt trội về năng lực, tầm bay và có thể được tiếp nhiên liệu trên không và sẵn sàng bay từ Tây sang Đông để chiến đấu ở mặt trận thứ hai

    [​IMG]
    Nếu được trang bị thêm tên lửa BrahMos - Su-30MKI sẽ trở thành nhà vô địch

    Đặc biệt lợi hại hơn nữa, hiện nay Ấn Độ đã và đang điều chỉnh thiết kế của Su-30MKI để chúng có khả năng mang theo tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos – sát thủ nổi danh của Ấn Độ, loại tên lửa không có đổi thủ nào có thể đánh chặn. Lúc này, các tiêm kích của Trung Quốc và Pakistan chỉ còn nước phơi bụng làm bia cho phi công Ấn Độ tập bắn.

    Thêm vào đó, Ấn Độ còn có kế hoạch trang bị vũ khí hạt nhân cho Su-30MKI. Đến nay, không quân Ấn Độ đã hoán cải được khoảng 40 chiếc Su-30 với khả năng hợp đồng tác chiến với hệ thống tên lửa hạt nhân mặt đất và tên lửa phóng từ tàu ngầm. Mặc dù chưa biết lực lượng nào sẽ sử dụng đội không quân đặc biệt này nhưng chắc chắn với 40 chiếc Su-30MKI có mang tên lửa BrahMos sẽ là nỗi kinh hoàng của đối phương.

    Theo tờ nhật báo Công nghiệp Quốc phòng (Defense Industry Daily), giám đốc dự án tên lửa BrahMos Alexander Maksichev của Nga đã lên kế hoạch cho vụ thử nghiệm phiên bản dùng trên máy bay Su-30MKI của mẫu tên lửa này trong năm nay. Trong một báo cáo được công bố hồi tháng 4/2013, tạp chí “Russia and India Report” đã tiết lộ rằng phiên bản dùng trên máy bay của tên lửa BrahMos sẽ rất khác so với những phiên bản thông thường do chúng được sản xuất để phù hợp với khả năng hoạt động của những chiếc Su-30MKI và bởi vì những chiếc máy bay đã bay ở vận tốc siêu thanh nên không cần thiết phải tăng tốc tên lửa. Điểm nhất của BrahMos dùng trong không chiến là khả năng ổn định trong những điều kiện phóng khác nhau.

    Tất nhiên, khi đối mặt với không quân Trung Quốc và Pakistan, chỉ riêng những chiếc Su-30MKI chưa đủ để trấn áp hoàn toàn đối phương. Cuộc tập trận hồi năm 2013 cho thấy chúng cần sự trợ giúp của những chiếc MiG-29, trực thăng tấn công, máy bay tiếp nhiên liệu, máy bay không người lái, tên lửa phòng không mặt đất để tạo thành hệ thống phòng thủ vững trãi và yên tâm xuất kích.

    Điểm bất lợi của không quân Ấn Độ hiện nay là sự chênh lệch lực lượng, Theo ước tính, Trung Quốc có khoảng 400 chiếc Su-30 trong khi Ấn Độ mới chỉ có khoảng 272 chiếc. Nếu Ấn Độ kịp mua thêm những chiếc tiêm kích thế hệ 5 T-50 PAK FA, sự chênh lệch này mới bị xóa bỏ và giả sử trong trường hợp T-50 không kịp ra mắt, việc mua loại tiêm kích Rafale của Pháp cũng là một giải pháp không tồi.

    http://soha.vn/quan-su/su-30mki-an-do-chap-mot-mat-su-30-trung-quoc-20140111085503798.htm

    J-11: tiêm kích “nhái” Su-27 có thể tàng hình

    (Kiến Thức) - Trung Quốc được cho là đang nỗ lực phát triển biến thể tiêm kích J-11 có thể tàng hình để đối phó với tiêm kích F-15 Silent Eagle của Hàn Quốc.
    Theo tờ Want Daily, để cạnh tranh với tiêm kích F-15 Silent Eagle (F-15SE) Hàn Quốc, Trung Quốc đã quyết định nâng cấp tiêm kích J-11 với khả năng tàng hình của máy bay thế hệ thứ 5.
    Tờ JoongAng Ilbo cho biết, tiêm kích F-15SE do Tập đoàn Boeing thiết kế nâng cấp từ mẫu F-15K có những khả năng tương tự như mẫu F-35. Dù mẫu F-15SE không phải là lựa chọn tốt nhất của chương trình tiêm kích tàng hình Hàn Quốc, nhưng giá cả của F-35 vượt xa ngân sách của nước này.

    [​IMG]
    J-11 sẽ có biến thể tàng hình.
    Sự xuất hiện của F-15SE là thách thức lớn với Không quân Trung Quốc trong cuộc xung đột trên không tiềm năng. Vì thế, Trung Quốc đã bắt đầu thiết kế lại mẫu tiêm kích đa năng J-11 được chế tạo trên cơ sở mẫu Su-27SK của Nga để có khả năng tàng hình tương tự F-15SE.
    Mũi chứa radar, nắp kính buồng lái, cánh đuôi đứng và các bộ phận quan trọng trên J-11 sẽ được cải tiến mạnh trên biến thể nâng cấp nhằm nâng cao tính tàng hình.

    http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan-su/j-11-tiem-kich-nhai-su-27-co-the-tang-hinh-259199.html

    Tiêm kích J-11D Trung Quốc mang radar mạnh hơn Su-27/30

    (Kiến Thức) - Tiêm kích đa năng J-11D của Không quân Trung Quốc được cho là trang bị radar quét mạng pha điện tử tối tân vượt trội so với radar của Su-27/Su-30.
    Theo Jane’s, tiêm kích đa năng J-11D số hiệu D1101 mới thử nghiệm bay lần đầu vào hôm 30/4 cho thấy, đây là một trong những biến thể chiến đấu cơ của Trung Quốc được thiết kế khác nhiều so với "gia đình" Sukhoi Su-27/Su-30 Flanker - nguyên mẫu J-11 Trung Quốc.
    Điểm khác biệt đáng chú ý nhất của J-11D so với các máy bay dựa trên loại tiêm kích Su-27/30 trước đó chính là ở bộ phận radar mới. Đó là một loại radar quét mạng pha điện tử (AESA). Loại radar này cũng được Tập đoàn Máy bay Thành Đô Trung Quốc trang bị cho tiêm kích J-10B được tiết lộ lần đầu vào tháng 8/2013.
    [​IMG]
    Hình ảnh J-11D bay thử nghiệm lần đầu vào ngày 30/4.
    Trong khi theo Chinadailymail, loại radar trên J-11D cũng được sử dụng cho J-16. Với hệ thống radar mới này sẽ cho phép các máy bay mới của Trung Quốc mở rộng phạm vi phát hiện để chủ động đánh chặn các chiến đấu cơ của đối phương ở khoảng cách xa hơn.
    Hơn nữa cơ sở dữ liệu của radar AESA trên J-11D có thể chia sẻ thông tin với các phương tiện bay không người lái, các máy bay khác và thậm chí cả các chiến hạm của Trung Quốc để nâng cao hiểu biết về tình huống tác chiến.
    [​IMG]
    Radar AESA có khả năng chia sẻ thông tin với nhiều phương tiện tác chiến khác nhau cùng một lúc.
    Ngoài ra, tiêm kích J-11D được thiết kế bằng các vật liệu tổng hợp có khả năng tàng hình tốt. Không những thế, các cánh máy bay có thể kèm theo ba giá treo vũ khí, nhiều hơn so với J-11B. Đồng thời, phía trước bên phải kính chắn gió buồng lái còn được gắn hệ thống dò tìm hồng ngoại (IRST) giống như các tiêm kích hạm J-15.
    Thậm một số nguồn tin còn cho rằng, J-11D sở hữu cả cần tiếp nhiên liệu trên không (IFR) cho phép nó nhận nhiên liệu từ các máy bay tiếp dầu Il-78. Từ đó sẽ giúp cho J-11D kéo dài thời gian tuần tra và phạm vi tác chiến.
    Bên cạnh đó, các nguồn tin Trung Quốc suy đoán tiêm kích J-11D sử dụng hệ thống điều khiển bay fly-by-wire, kính buồng lái và tích hợp các hệ thống tác chiến điện tử mới. Trong khi hệ thống động cơ là loại WS-10A được cải thiện công suất, có độ tin cậy hơn và được trang bị cả hệ thống điều khiển động cơ kỹ thuật số tối tân.

    http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan...-quoc-mang-radar-manh-hon-su-2730-487839.html

    Trung Quốc cần Su-35 vì sợ J-11D yếu thế trước Su-30MKI, F-35?

    (Kiến Thức) - Mặc dù phát triển tiêm kích chiếm ưu thế trên không J-11D nhưng Trung Quốc vẫn rất cần Su-35 Nga để duy trì sức mạnh không lực tại các vùng chiến lược.
    Đó là những nhận định trong một bài phân tích mới đây của chuyên trang quân sự Sina có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Theo Sina, dù đang phát triển các tiêm kích J-11D nhưng Trung Quốc vẫn thấy rất cần thiết đặt mua các tiêm kích đa năng Su-35 từ Nga.
    Tiêm kích đa năng J-11D, là một phiên bản nâng cấp của J-11B, vừa mới thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 29/4/2015. Trong khi đó, Trung Quốc đang rục rịch để nhận những chiếc máy bay đầu tiên trong lô 24 tiêm kích Su-35 đặt mua từ Nga.
    [​IMG]
    Máy bay J-11D Trung Quốc mới bay thử nghiệm.

    Theo một số nguồn tin, J-11D trang bị công nghệ radar mảng pha quét điện tử chủ động. Đây là loại thiết bị đã được thử nghiệm trên máy bay J-10C. Máy bay J-11D còn trang bị cả cần tiếp nhiên liệu trên không và được thiết kế các giá treo ở đầu cánh khác với mẫu J-11 cơ bản và J-11B. Các chuyên gia vũ khí tin rằng, thiết kế đó có thể dùng để mang tên lửa không đối không cơ động cao PL-10.
    Đồng thời, J-11D còn cài đặt cả hệ thống điều khiển bay kỹ thuật số hiện đại mới. Đây cũng được cho là điểm nâng cấp so với hệ thống của J-11B vốn có như của tiêm kích Su-27SK Nga.
    Trang Sina cho rằng, cả J-11D và Su-35 đều rất quan trọng đối với Trung Quốc để duy trì sự hiện quân sự mạnh mẽ trong 3 vùng chiến lược quan trọng của nước này: biển Hoa Đông, Biển Đông và biên giới Trung Quốc-Ấn Độ. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc các máy bay Trung Quốc phải đối mặt với các đối thủ mạnh khác như F-35, Su-30MKI.
    [​IMG]
    Su-35 Nga tại một triển lãm hàng không Trung Quốc năm 2014.
    Theo Sina, Su-35 sẽ là loại tiêm kích lấp chỗ trống cho Không quân Trung Quốc trước khi nước này có thể tung ra các chiến đấu cơ thế thế thứ 5. Đặc biệt, Su-35 có thể giúp Trung Quốc đối kháng lại các tiêm kích F-35 của Nhật Bản, Su-30MKI và FGFA của Ấn Độ. Hơn nữa, ngay cả khi sản xuất J-11 với con số 2 chiếc/tháng thì vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu. Không chỉ thế, hiện vẫn chưa rõ liệu J-11 có đáp ứng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật của loại chiến đấu cơ thế hệ thứ năm hay không.
    Trong khi đó, Su-30MKI của Ấn Độ lại được đánh gía có độ linh hoạt và hiệu suất chiến đấu tốt hơn đáng kể so với J-11 ở khoảng cách chiến đấu ngắn, cũng như khả năng tác chiến tấn công mục tiêu trên mặt đất và trên biển. Su-30MKI được thiết kế không chỉ nhằm tới đối kháng J-11D mà còn cả các tiêm kích J-10B, F-16 và J-11B trong Không quân Trung Quốc và Pakistan. Mặc dù đội quân hỗn hợp này có thể gây đe dọa với các tiêm kích Ấn Độ nhưng nếu đấu tay đôi thì rõ ràng Su-30MKI sẽ giành ưu thế hơn hẳn.
    [​IMG]
    Su-30MKI của Ấn Độ phóng thử nghiệm tên lửa vào năm 2014.
    Các nguồn tin cho hay trong năm 2014, Trung Quốc mới chỉ sản xuất được khoảng 10 chiếc J-11B/BS. Tốc độ như vậy rõ ràng là quá chậm dù vẫn còn khá hơn mẫu J-16 được rò rỉ cách đây 4 năm trước nhưng vẫn chưa đi vào sản xuất. Nếu J-11D là một phiên bản tiên tiến của J-11B thì dẫu sao nó vẫn là mẫu máy bay thuộc gia đình J-11 và vẫn không thể nào sánh được với các khả năng đa năng siêu cơ động của Su-35.
    Điểm nổi bật nữa của tiêm kích Su-35, đó là máy bay này có thể mang theo 11.5 tấn nhiên liệu trong khi J-11D mới chỉ mang được 9 tấn nhiêu liệu. Điều đấy có nghĩa rằng, Su-35 sẽ phù hợp hơn với các nhiệm vụ tại Biển Đông. Không dừng lại như vậy, Su-35 có cấu trúc tiên tiến hơn cho phép nó phục vụ với tuổi thọ 6.000 giờ bày cùng với tải trọng cất cánh, bay, hạ cánh tối đa vượt trội hơn. Trong khi cấu trúc của J-11D vẫn còn bị giới hạn bởi cách thiết kế cho các J-11 gốc.
    Trang Sina tin rằng, Su-35 còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cả ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc. Giá trị của Su-35 sẽ vượt trên cả ý nghĩa của một chiến đấu cơ thế hệ thứ tư. Đặc biệt khi Su-35 trang bị cả hệ thống radar mảng pha điện tử đa chế độ tiên tiến Irbis-E.
    Ngoài ra, một lí do nữa mà Trung Quốc cần Su-35 vì nước này không thể nào đợi thêm 5-10 năm nữa để có được các máy bay thế hệ mới. Mua Su-35 sẽ tăng cường khả năng phòng không của quân đội Trung Quốc và ít nhất nó có thể giúp không lực nước này đối diện với các máy bay F-35. Trong khi J-11D mới chỉ có tầm nhìn cho các đối thủ đang có ở hiện tại thì Su-35 còn có thể tạo ra cú hích cho việc Trung Quốc phát triển các tiêm kích đa năng trong tương lai.

    http://kienthuc.net.vn/vu-khi/trung...j-11d-yeu-the-truoc-su-30mki-f-35-485918.html
  5. nguoicamlaividai

    nguoicamlaividai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2011
    Bài viết:
    5.214
    Đã được thích:
    8.427
    [​IMG]
    hoangtungtungbkx thích bài này.
  6. nguoicamlaividai

    nguoicamlaividai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2011
    Bài viết:
    5.214
    Đã được thích:
    8.427
    [​IMG]
  7. nguoicamlaividai

    nguoicamlaividai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2011
    Bài viết:
    5.214
    Đã được thích:
    8.427
  8. nguoicamlaividai

    nguoicamlaividai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2011
    Bài viết:
    5.214
    Đã được thích:
    8.427
    [​IMG]
    kojiro_sasaki thích bài này.
  9. nguoicamlaividai

    nguoicamlaividai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2011
    Bài viết:
    5.214
    Đã được thích:
    8.427
    [​IMG]
  10. nguoicamlaividai

    nguoicamlaividai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2011
    Bài viết:
    5.214
    Đã được thích:
    8.427
    [​IMG]

Chia sẻ trang này