1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các mô hình nhà nước trong lịch sử

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi daovh2, 21/01/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. daovh2

    daovh2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Các mô hình nhà nước trong lịch sử

    Hình thức sơ khai của nhà nước đã có ngay từ xã hội cộng sản nguyên thuỷ nhưng chỉ với ý nghĩa là việc tồn tại người thủ lĩnh đứng đầu một tập hợp người và việc hình thành một số luật lệ nhằm duy trì ổn định trong xã hội còn sơ khai ấy giúp xã hội ấy tồn tại và phát triển được. Nhà nước lúc này chưa có chức năng bảo vệ quyền lợi cho một giai cấp vì đơn giản lúc ấy xã hội chưa có giai cấp. Khi xã hội phát triển lên cùng với sự phân công lao động và phân hoá trong việc sở hữu tư liệu sản xuất mà các giai cấp hình thành và như một lẽ tự nhiên nhà nước có thêm một chức năng mới là bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị mặc dù nhiều khi chức năng này bị che lấp đi bởi chức năng ban đầu sơ khai của nó. Qua quá trình phát triển của lịch sử loài người nhà nước luôn được hoàn thiện dần để phục vụ đắc lực cho giai cấp thống trị nhưng cũng chính sự hoàn thiện này giúp cho quá trình nảy sinh mầm mống của một giai cấp thống trị khác trong tương lai. Và như một quy luật khi mà sự hoàn thiện của nhà nước tương ứng với sự thống trị của một giai cấp không còn đủ để giữ cho giai cấp ấy quyền thống trị thì một mô hình nhà nước mới ra đời tương ứng với
    một giai cấp thống trị mới kế thừa có chọn lọc những bài học từ quá trình tồn tại và phát triển của nhà nước trong lịch sử. Và cho đến khi xã hội phát triển đến chỗ không còn giai cấp ( mà Mac gọi là xã hội cộng sản ) thì nhà nước sẽ mất đi chức năng bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị vì đơn giản là không còn tồn tại giai cấp nhưng vẫn giữ nguyên chức năng từ thủa sơ khai của mình là quản lý và duy trì hoạt động bình thường của xã hội.
    Lịch sử loài người đã từng chứng kiến nhiều mô hình nhà nước khác nhau. Mỗi mô hình ấy đều mang dấu ấn của thời đại mà nó đại diện. Nhưng dường như việc tìm ra một mô hình nhà nước tối ưu vẫn là câu hỏi lớn của nhân loại. Đặc trưng của nhà nước ấy thì chỉ gói gọn trong sáu chữ : "của dân, do dân, vì dân" nhưng xây dựng nó như thế nào lại là điều không hề đơn giản .
    Tất nhiên một mô hình nhà nước mới ra đời sẽ kế thừa những ưu việt của các mô hình nhà nước trong lịch sử đồng thời thêm vào những đặc điểm mới chưa hề có tiền lệ.
    Có thể nói trong lịch sử các mô hình nhà nước khác nhau đã được ra đời và hoàn thiện đáp ứng với những thay đổi của nền kinh tế, cách thức người ta sản xuất và phân phối sản phẩm và một yếu tố quan trọng khác là sự hình thành của các học thuyết xã hội. Tất nhiên nhà nước tốt nhất là nhà nước "của dân, do dân, vì dân". Đó là cái đích hướng tới của các mô hình nhà nước tiến bộ.
    Trước hết bộ máy nhà nước phải là tập hợp của những phần tử ưu tú nhất trong xã hội và được lãnh đạo bởi những người có đạo đức trong sáng và trí tuệ tuyệt vời. Nhưng cái mấu chốt là bộ máy nhà nước ấy phải được định hướng bởi nền tảng tư tưởng đúng đắn vừa bao gồm những nền tảng cơ bản để xây dựng và tổ chức xã hội vừa đề ra cách thức để duy trì sự trong sạch và sức sống của bộ máy nhà nước. Nhưng tất nhiên dù thế nào thì nhà nước và ngay cả những nền tảng tư tưởng mà nó tuân theo cũng do con người làm nên và việc xây dựng được một đội ngũ kế cận là việc làm mang tính chất quyết định đối với sự phát triển của một nhà nước. Nhà nước ấy phải là nơi thoả mãn khát vọng về lý tưởng cho những con người ưu tú của dân tộc, đó là lý tưởng đem lại hạnh phúc cho con người và sự phồn vinh cho đất nước ( tất nhiên bao gồm cả cá nhân mình ). Tất nhiên là rất đáng quý nếu có những con người sẵn sàng hiến dâng cuộc đời cho sự nghiệp phát triển của đất nước vì nó sẽ giúp cho tổ quốc vượt qua được những giờ phút gian khó nhất. Nhưng một nhà nước muốn phát triển bền vững lâu dài thì không thể chỉ dựa vào những sự hy sinh đó mà nó cần tạo điều kiện cho con người thoả mãn được những khát vọng chính đáng của bản thân cả về hai mặt : cống hiến và hưởng thụ. Tất nhiên khi mà lợi ích các dân tộc hay các tập đoàn người còn tồn tại những mặt đối lập không thể dung hoà thì xung đột và bạo lực lại có mảnh đất màu mỡ để nảy sinh. Vì vậy thực sự những khát vọng của con người chỉ được thoả mãn hoàn toàn khi một thế giới của hoà bình và hợp tác được xây dựng trên cơ sở giải quyết được các mâu thuẫn đang giằng xé thế giới của chúng ta

    Ba căn bệnh chính làm cho một nhà nước suy thoái là : xa rời những khát vọng chính đáng của nhân dân; tham nhũng, bè phái, bất tài và cuối cùng là tự xa rời những lý tưởng cao đẹp mà chính nó đã giúp cho nhà nước ấy ra đời.
    Trước hết một nhà nước tốt đẹp cần xây dựng trên nền tảng một hệ tưởng tiến bộ. Nó tiến bộ ở chỗ có quan niệm đúng đắn về thế giới và con người cũng như con đường phát triển của dân tộc nói riêng và nhân loại nói chung. Nó còn tiến bộ ở chỗ vạch ra được con đường phải đi để để đạt được mục tiêu ấy cũng như cách thức duy trì sự trong sáng và sức sống của mô hình nhà nước ấy.
    Tất nhiên một học thuyết trọn vẹn phải được bắt đầu từ những quan niệm về thế giới khách quan cũng như thế giới tinh thần nói chung trong đó bao gồm cả thế giới tinh thần của con người.Một điều rất quan trọng mà hệ tưởng ấy cần làm rõ là Động lực phát triển của xã hội loài người. Nó có thể làm cơ sở cho việc định ra các chính sách phục vụ cho sự phát triển xã hội.
    Một nhà nước tiến bộ không phải là một nhà nước lo mọi việc cho dân mà là một tổ chức gắn kết ý chí và sức mạnh của nhân dân vì sự phát triển của đất nước. Thật ra một nhà nước cố gắng vươn tới mục tiêu muốn lo cho người dân về mọi chuyện chưa phải là con đường tốt nhất vì nó sẽ dẫn đến chỗ người dân thờ ơ với ngay cả quyền lợi chính trị của mình và cái nhà nước ấy sẽ tiến đến chỗ tự biến mình thành một tổ chức đứng trên nhân dân và tách dần ra khỏi sự kiểm soát của nhân dân tức là tạo cơ hội cho nhiều tệ nạn hình thành và phát triển. Muốn cho nhà nước luôn giữ được sự trong sáng của mình điều quan trọng là chính nhà nước ấy phải tạo ra được cơ chế cho nhân dân kiểm soát mình và không sợ phải chứng tỏ năng lực và đạo đức của mình trước nhân dân. Và cách tốt nhất để một nhà nước duy trì lâu dài sự lãnh đạo của mình là phải tạo ra được những giá trị tốt đẹp của bản thân để quần chúng nghĩ đến khi nhà nước ấy có sai lầm, nhưng giá trị ấy phải luôn được đánh giá lại tức là phải là giá trị đích thực. Tất nhiên một nhà nước không thể luôn luôn không mắc sai lầm và nó phải tạo ra những giá trị tình cảm và tài năng để nhân dân có thể bỏ qua những sai lầm ấy nhưng đó phải là những sai lầm không quá nghiêm trọng và khó tránh khỏi.
  2. daovh2

    daovh2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Tất nhiên những đòi hỏi chính đáng từ phía quần chúng, những người có hiểu biết và có thái độ chủ động sẽ tạo nên một áp lực để chính quyền tăng cường hơn nữa các hoạt động có hiệu quả và tạo nên một cơ chế giám sát bộ máy nhà nước của nhân dân. Nhưng muốn vậy người dân phải được trang bị các kiến thức cơ bản về tổ chức nhà nước và phải có một cơ chế được tạo ra để người dân thực hiện quyền giám sát ấy của mình. Nhà nước nào dũng cảm thực hiện được điều ấy một cách thực tế sẽ tạo được niềm tin trong quần chúng nhân dân và vô hình chung tự tạo nên một động lực phát triển cho chính mình. Đó chính là lấy dân làm gốc một cách đúng đắn và hiệu quả nhất và đó cũng chính là con đường để người dân tham gia vào việc quản lý xã hội
    Một mô hình nhà nước tiến bộ trước hết thể hiện ở chỗ nó cho phép và tạo điều kiện cho người dân từng bước tự quyết định được sinh mạng chính trị của mình tức là không đứng ngoài chính trị. Nó vừa là người lãnh đạo và tổ chức nhân dân nhưng mặt khác nó cũng phải chịu sự kiểm soát của nhân dân. Việc tập trung quyền lực vào nhà nước phải không mâu thuẫn với nhu cầu về tự do và dân chủ của nhân dân. Ở đây vai trò định hướng của lý tưởng và văn hoá là vô cùng quan trọng. Nhưng lý tưởng phải được kết hợp hài hoà với lợi ích vật chất và cao hơn nữa nó có tác dụng kích thích sự sáng tạo ra vật chất. Con người say mê lý tưởng khi mà nó đem lại lợi ích cho họ hiểu cả về vật chất và tinh thần. Và khi lý tưởng đúng đắn đã biến thành lẽ sống của họ thì một thời đại mới sẽ được mở ra.
    Triết học Mac-LêNin cho rằng "chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế". Tất nhiên điều đó cũng có phần đúng nhưng chưa đầy đủ. Chỉ cần hiểu đơn giản là các quyết định của các nhà chính trị về các vấn đề kinh tế, xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của đại đa số nhân dân , nếu không muốn nói là tất cả. Thật khó tìm một người trong xã hội nằm ngoài vòng ảnh hưởng của các quyết định này, chỉ khác nhau ở mức độ mà thôi. Chính vì vậy tiếng nói của người dân sẽ có ảnh hưởng đến các quyết định đó, nhất là khi nó xuất phát từ thực tế cuộc sống và lại ít nhiều có tính lý luận. Tất nhiên để làm được điều đó cần có một cơ chế thích hợp để các ý kiến đó có tính đồng quy nhất định để các nhà chính trị có thể dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh các chính sách. Tất nhiên để làm được điều đó nhà nước cần có nền tảng chính trị vững vàng và một uy tín nhất định. Và phẩm chất cần có của người lãnh đạo là biết chắt lọc những ý kiến đa dạng của quần chúng và tìm ra giải pháp tối ưu dung hoà các lợi ích. Đôi khi nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa hơn số đông quần chúng. Tất nhiên người lãnh đạo phải thuyết phục được đa số nhân dân về giải pháp của mình. Tất nhiên là cần có uy tín và khả năng thuyết phục cao. Có thể trong nhiều trường hợp hiện tại con người tỏ ra khá thờ ơ với việc bày tỏ chính kiến chính trị của mình. Có thể do thói quen, do tập quán xã hội v.v. Điều đó vô hình tạo nên một tầng lớp lãnh đạo quan liêu. Tât nhiên có những người lãnh đạo rất thông minh , vượt lên trên đa số. Nhưng dù thế người đó vẫn không thể bao quát một cách sâu sắc tất cả các vấn đề của quần chúng. Khi đó có thể có những quyết định chưa đạt được đọ đúng đắn tối ưu. Ngay cả khi tồn tại những người có khả năng ra những quyết định sáng suốt trong mọi trường hợp vẫn cần để những quyết định đó có thể thông suốt trong dân chúng để tạo động lực thực hiện quyết định đó. Tât nhiên trong xã hội văn minh , cần có những quyết định không làm ảnh hưởng đến những nhu cầu cơ bản của con người , tức là , tuy ưu tiên số đông nhưng vẫn không gạt bỏ những nhu cầu và lợi ích của thiểu số , trừ những trường hợp đặc biệt liên quan đến sự sóng còn hay lợi ích cơ bản của đất nước.
    Ở một số nước có mô hình theo kiểu , tuyển chọn rất kỹ đội ngũ lãnh đạo , cho họ làm việc trên nền tảng ràng buộc của luật pháp. Sau đó dân chúng ít chú ý theo dõi công việc của họ. Có thể một xã hội như thế vẫn hoạt động tương đối tốt và có một số thành tựu nhưng khó có thể bền vững lâu dài. Bởi khi xã hội còn phân chia thành các đẳng cấp khác biệt rõ rệt về khả năng trong các lĩnh vực đặc thù , ví dụ như chính trị thì điều đó có thể chấp nhận được. Nhưng khi đa số, hay một bộ phận lớn nhân dân đã có những trang bị cơ bản và thậm chí nhiều người có những tư duy tốt về các lĩnh vực đó thì mô hình đó sẽ trở nên lỗi thời. Không phải vì nó xấu hơn trước kia mà vì nó sẽ không đáp ứng được các đòi hỏi của cuộc sống do trào lưu mới đem đến. Vấn đề cần giải quyết là cơ chế thực hiện.
  3. daovh2

    daovh2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Mô hình nhà nước được coi là tối ưu nhất là mô hình nhà nước mà trong đó những ý kiến của người dân được xem xét và thoả mãn yêu cầu một cách tốt nhất trong khả năng có thể , đồng thời nó phải định hướng được các trào lưu của xã hội tức là đề ra được các giải pháp cho các nhu cầu nảy sinh trong xã hội và làm giảm đến mức thấp nhất nguy cơ tiềm ẩn của những nhu cầu không chính đáng nảy sinh từ một bộ phận nhân dân. Tất nhiên nhà nước cũng phải tổ chức xã hội và vận hành nền kinh tế tốt để có phương tiện thực hiện những giải pháp mà nó đưa ra. Những nhu cầu không chính đáng của người dân nên được giải quyết một cách hài hoà , tức là phải tạo cho họ những cơ hội để đáp ứng tốt hơn những nhu cầu chính đáng khác trong khi vẫn duy trì khung pháp chế với những hành động thái quá có thể nảy sinh. Như vậy những ức chế sẽ có thể được giải toả mà xã hội vẫn mang tính ổn định cao. Việc đè nén quá mức cần thiết cũng như việc nới lỏng thái quá đều có thể mang lại hậu quả xấu.

Chia sẻ trang này