1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các món ăn ở Bình Định

Chủ đề trong 'Bình Định' bởi huemua, 18/11/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. huemua

    huemua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Các món ăn ở Bình Định

    Tui biết mấy ông mấy bà ở BĐ nhưng chắc gì đã biết thưởng thức hết các món ăn ở quê nhà!! chỉ có những đứa con gái sành ăn như tui thôi . Tui xin giới thiệu sơ sơ qua nè:bánh canh trần phú,bánh beo HBT,ốc hut , có rất nhiều hộp đêm với các món khoái khẩu như mực nướng,bún cá ....cực kỳ rẻ và tuyệt ngon,...đặc biệt có ai đả từng đi ngang qua Hoài Nhơn đừng bao giớ quên món bánh xèo Hoài Đức nhé....còn nhiều lắm ,,nhưng mà để tui nhớ ra đã nghen.....
  2. wildman1979

    wildman1979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2004
    Bài viết:
    3.839
    Đã được thích:
    0
    Câu bài một tí nào!
    Món nộm dân dã.
    Mực ống trộn ngó sen ​
    Món nộm dân dã này thật hấp dẫn với sắc ngà của ngó sen, hòa quyện với mầu hồng của thớ mực. Đây là một đặc sản của vùng Thị Nại (Quy Nhơn, Bình Định).

    Món trộn này mới nghe qua có vẻ dân dã nhưng lại được coi vào hàng đặc sản ở ven đầm Thị Nại (TP Quy Nhơn).
    Nói đến ngó sen, nhiều người đều thích thú bởi vì nó là món ăn ngon, quý hiếm, kết tinh từ một loại cây ở đầm lầy - cây sen. Cứ vào đầu mùa hè, mầm hoa sen từ gốc đâm chồi ra, gọi là ngó sen. Khi ngó sen có độ dài vài gang tay thì người ta ngắt lấy, ngâm vào nước muối để bảo quản rồi đem ra chợ bán. Ngó sen không nhiều nên giá thành khá cao, từ 20 - 30 nghìn đồng/kg. Ngó sen mua về đem rửa sạch, lột bỏ lớp vỏ lụa rồi đem chẻ khúc như trẻ rau muống.
    Mực khô ở đây là loại mực ống, còn gọi là mực lá. Giá trên 100 nghìn đồng/kg. Mực vừa khô nên chất ngọt còn giữ nguyên. Nếu không có loại trên thì có thể dùng mực nang hay mực thẻ, nhưng loại này không ngon bằng. Mực đem kẹp vào vỉ sắt, nướng trên bếp than nhỏ lửa. Tốt nhất là dùng cồn hay rượu cao độ để nướng cho mực vừa chín tới. Dùng giấy sạch bao con mực, đặt trên thớt gỗ và dùng chày giã cho mềm, cho tơi rồi xé vụn ra.
    Phi một chảo dầu với tỏi cho thơm, nhắc xuống, đổ ngó sen và mực khô vào chảo, dùng đũa trộn đều, nêm nước mắm ngon, bột ngọt, tiêu, đường và nước chanh vắt vừa đủ chua, sau cùng trộn vào các loại rau thơm đã cắt sợi và đậu phụng rang chín vàng, đâm nát. Nêm cho vừa ăn thì múc ra đĩa. Ăn món trộn trên phải kèm với bánh tráng mè nướng vàng.
    Trông đĩa trộn thật bắt mắt, những đọt ngó sen trắng ngà, làm nền cho những thớ mực mầu hồng, những cọng rau thơm mầu xanh, điểm vào những hạt đậu phụng chín vàng. Tất cả tạo một cảm giác vừa ngon lành, vừa gợi cảm. Chất ngọt đậm đà của mực pha cái béo của đậu phụng, cái giòn của ngó sen tạo cho món ăn một nét đặc trưng. Với một nhóm bạn tâm giao, ngồi dưới bóng mát của vườn cây ven đầm Thị Nại, cứ tà tà, nhẩn nha mà thưởng thức và không quên một xị rượu Bầu Đá danh tiếng của đất Sơn Tây.

  3. Kasanova

    Kasanova Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/08/2004
    Bài viết:
    1.623
    Đã được thích:
    1

    Không hề nói quá thêm 1 tí nào, tui đã ở Quy Nhơn 20 năm, biết chẳng thiếu một khỏang đất nào, một con đường nào ở Quy Nhơn nhưng chưa bao giờ nghe nói đến món "Nộm mực ống ngó sen" mà wildman1979 giới thiệu, nhất là lại xuất xứ từ vùng nước ngập mặn Đầm Thị Nại vốn hòan tòan không phải là môi trường sống của cây sen. Lại nữa, wildman cuối cùng lại chua thêm rằng rượu Bầu Đá là sản phẩm danh tiếng của đất ... "Sơn Tây"!!! --- Vậy cũng đủ biết anh chàng này từ đâu đến, e rằng lộn sân chăng?
    Khà khà, bầu Đá ngon thật...
  4. wildman1979

    wildman1979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2004
    Bài viết:
    3.839
    Đã được thích:
    0
    Hì hì! Kasanova ơi! Tớ đã nhắn là câu bài rồi mà. Tớ vào đây mọi người đều biết: Không biết tí gì về Bình Định cả, chỉ đến vì rất có ấn tượng với người con gái Bình Định mà thôi. Không biết tham gia box có được không?
    Cái bài trên tớ đọc được trên nét tối qua. Theo tớ hiểu thì ý tác giả muốn nói đến một "cách chế biến" món ăn của những người dân khu vực Đầm Thị Nại . Có lẽ thế nên không nhất thiết phải là Ngó Sen ở Đầm thị Nại mà chỉ cần ra chợ mua về mà thôi. (sorry về sự nhầm lẫn giữa Sơn Tây và Tây Sơn nhé, tớ sao y bản chính mà, nên không để ý). Hôm qua mới nhận được 1 tin, 1 cô em gái của tớ mới từ HN vào Quy Nhơn học. Vậy là thế nào cũng phải 1 lần ghé qua rồi. (Quy Nhơn đẹp lắm anh ạ, đường phố sạch đẹp, thoáng đãng. Em thích lắm)
  5. wildman1979

    wildman1979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2004
    Bài viết:
    3.839
    Đã được thích:
    0
    Đặc sản Bình Định
    * Bánh ít lá gai: Về Bình Định, du khách sẽ được nếm hương vị ngọt lành của bánh ít lá gai, thứ bánh đơn sơ mộc mạc, rất gần gũi với người dân Bình Định.
    Những ngày giỗ kỵ, có thể thiếu cá, thiếu thịt nhưng không thể thiếu bánh ít lá gai. Và trong phong tục cưới xin, mâm bánh ít lá gai làm lễ hồi dâu còn thể hiện sự đảm đang khéo léo của người phụ nữ.
    Bánh được làm bằng bột nếp tươi quết nhuyễn với lá gai và đường cát, nhân bánh làm bằng đậu xanh hoặc cơm dừa. Bánh ít đậm đà hương vị quê hương gắn liền với câu ca:
    Muốn ăn bánh ít lá gai
    Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi​
    * Bún song thằng: Làm bằng đậu xanh, nổi tiếng vì có hương vị thơm ngon đặc biệt và có giá trị dinh dưỡng cao, được sản xuất ở vùng An Thái (Nhơn Phúc - An Nhơn). Sở dĩ có tên gọi ?osong thằng? vì khi làm bún người ta thường bắt bún thành từng đôi một. Tương truyền các vua triều Nguyễn thường triệu thợ bún An Thái ra kinh đô Huế làm, nhưng không thành công, vì không có nước Sông Côn, cho nên còn có tên gọi là bún ?oSông thần? và gọi chệch đi thành bún song thần.
    * Bánh hỏi: Được làm từ bột gạo, là món đặc thù của Bình Định. Bánh hỏi thường được ăn kèm với thịt theo, bánh tráng và các loại rau thơm, nước mắm, tạo thành món ăn mang đầy đủ hương vị chua, cay, ngọt, béo, thơm ngon vô cùng đặc trưng, hấp dẫn.
    * Nem chợ huyện: Là loại nem được chế biến ở huyện Tuy Phước, tập trung ở vùng chợ huyện nên được gọi là nem chợ huyện. Nem chợ huyện nổi tiếng trong cả nước và đã đi vào đời sống của người dân qua câu ca dao:
    Ai về Tuy Phước ăn nem
    Ghé qua Hưng Thạnh mà xem Tháp Chàm​
    Du khách đến Bình Định ai ai cũng muốn thưởng thức miếng nem chợ huyện thơm ngon, vừa chua, vừa cay, vừa ngọt, vừa dai, vừa dòn, cùng với ly rượu Bàu đá cay nồng, đậm đà và mang về làm quà cho bạn bè, người thân những chiếc nem chợ huyện đặc trưng hương vị Bình Định.
    * Bánh tráng: Là món thường xuyên có mặt trong các bữa ăn của người dân từ các bữa ăn bình thường đến các buổi tiệc, liên hoan, cưới hỏi... Tiếng bẻ rốp rốp, mùi bay thơm thơm... đó là khí vị đặc biệt của ẩm thực Bình Định. Bình Định được xem là quê hương của bánh tráng, vì tương truyền rằng bánh tráng là món lương khô chiến lược được ra đời cùng với bước chân thần tốc của đội quân Tây Sơn đánh đuổi ngoại xâm. Bánh tráng có nhiều loại như bánh tráng gạo, bánh tráng mè... và nổi bật là bánh tráng nước dừa ở vùng Hoài Nhơn. Bánh tráng cũng là món quà đặc trưng của quê hương Bình Định.
    * Rượu bầu đá: Là loại rượu nổi tiếng của Bình Định, được chưng cất ở vùng An Nhơn, hương vị thơm ngon đặc thù, sánh ngang với nhiều loại rượu nổi tiếng trong cả nước như rượu làng Vân ở miền Bắc, rượu Gò Đen ở miền Nam...
    * Thuỷ, hải đặc sản:
    - Chình: Có nhiều loại chình như chình mun và chình bông, thịt ngon và bổ. Đặc biệt là loại chình mun ở đầm Châu Trúc, huyện Phù Mỹ, nổi tiếng thơm, ngon và có giá trị bổ dưỡng rất cao.
    - Các loại tôm, cua, mực, cá: Như tôm hùm, tôm sú, cua huỳnh đế, mực ống, cá chua, cá ngừ đại dương... được chế biến thành những món ăn hấp dẫn có giá trị dinh dưỡng cao phù hợp với khẩu vị mọi người.
  6. wildman1979

    wildman1979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2004
    Bài viết:
    3.839
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ, nói đến ăn uống thì mình khoái lắm. Đi đến tỉnh nào cũng vậy, chưa ăn đặc sản ở đó thì chưa gọi là đã từng đến. Sẽ có dịp ghé chơi Bình Định!
    Nem Chợ Huyện
    Một thương hiệu hàng hóa​
    Ai về Chợ Huyện ăn nem
    Ghé qua Hưng Thạnh mà xem Tháp Chàm

    Nếu miền Tây Nam Bộ có nem Lai Vung (Đồng Tháp), Sài Gòn có nem Thủ Đức, miền Bắc có nem Thanh Hóa thì Bình Định có nem Chợ Huyện, một đặc sản khá nổi tiếng không thể thiếu trong những dịp lễ tết, đình đám, vui vẻ cùng bạn bè.
    Nem Chợ Huyện không chỉ người dân Bình Định, mà hầu như người dân ở khắp mọi miền đất nước đều biết đến loại đặc sản này.
    Bây giờ, ở Chợ Huyện thuộc xã Phước Lộc (Tuy Phước) - nơi sản sinh ra đặc sản nem Chợ Huyện có khoảng 5 cơ sở làm nem gia truyền. Những "thương hiệu" làm nem khá quen thuộc với người tiêu dùng có thể kể đến như: Tiệm nem chả Tám Đậu, Bảy Liêm, Bốn Lai? Hàng ngày các cơ sở này bán ra thị trường hàng ngàn chiếc nem. Những chiếc nem được gói khá vuông vức, xinh xinh từ lâu đã trở thành món quà không thể thiếu đối với những người dân địa phương mỗi khi đi thăm viếng bạn bè, người thân nơi xa. Tuy nhiên hiện nay, mặt hàng này xem ra cũng chịu sự cạnh tranh khốc liệt bởi ngày càng có rất nhiều cơ sở sản xuất nem mang "nhãn hiệu" nem Chợ Huyện cạnh tranh gay gắt đối với nem Chợ Huyện chính thống. Tuy vậy, các hộ gia đình làm nghề nem truyền thống ở Chợ Huyện đã không vì hám lợi riêng, mà đánh mất chữ tín đối với khách hàng của mình. Họ tìm mọi cách để nâng cao chất lượng của đặc sản nem Chợ Huyện.
    Người đi tiên phong trong việc giữ chữ tín cho nghề nem Chợ Huyện có thể kể đến cơ sở nem Tám Đậu. Mặc dù chịu sức ép cạnh tranh của thị trường nhưng cơ sở này đã tìm mọi cách duy trì nghề truyền thống và nâng cao chất lượng sản phẩm. Anh Nguyễn Anh Tuấn, con trai của ông Tám Đậu cho chúng tôi biết: "Mình không thể vì hám lợi lớn mà chế biến ra những chiếc nem kém chất lượng, làm mất chữ tín đối với khách hàng". Theo anh Tuấn thì để có sản phẩm nem ngon, chất lượng thì kỹ thuật chế biến rất quan trọng. Nguyên liệu phải chọn lấy thịt nạc tinh, tuyệt đối phải tươi, màu đỏ au, lọc bỏ hết những phần mỡ dính trên thịt, sau đó đưa vào cối đá giã nhuyễn thịt. Và khâu giã là phần quan trọng để làm nên sản phẩm chất lượng. Cái khó và hơn nhau của sản phẩm nem là ở khâu giã thịt này. Phải giã làm sao cho thật đều tay thì nem mới giòn và ngon. Ngoài ra, làm nem còn khó ở chỗ pha chế liều lượng gia vị hợp lý, làm sao cho hợp với khẩu vị của người tiêu dùng. Gói nem cũng là một công đoạn không kém phần nghệ thuật. Lá dùng để quấn bên trong phải là lá ổi, trước khi gói phải lau bằng khăn sạch, tuyệt đối không được rửa bằng nước vì sẽ đánh mất hương vị của lá. Còn lá cuốn bên ngoài phải là lá chuối tươi, mỗi chiếc nem phải cuốn bốn lớp lá chuối để vừa giữ độ ẩm làm cho nem mau chua vừa giữ cho chiếc nem thêm phần thẩm mỹ. Khi chiếc nem được gói xong phải để thời gian 3-4 ngày để nem chua mới được đem ra sử dụng. Nem được xem là chất lượng, ngon là khi bóc các lớp lá bọc bên ngoài nem phải ráo khô không đổ nhựa. Và để có được chiếc nem như ý là cả một bí quyết của nghề nghiệp.
    Để đặc sản nem Chợ Huyện đủ sức cạnh tranh với những loại nem khác, những cơ sở sản xuất nem ở đây đang tính đến việc xây dựng thương hiệu độc quyền cho sản phẩm nem Chợ Huyện. Hiện các chủ cơ sở sản xuất nem đang xúc tiến các thủ tục để cơ quan chức năng cấp giấy phép độc quyền cho sản phẩm nem Chợ Huyện. Đó là một việc làm hết sức cần thiết để tăng sức cạnh tranh trên thị trường hiện nay. Trong hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao 2003 tại Bình Định, nem Chợ Huyện được đưa phục vụ tại quầy ẩm thực của hội chợ.
  7. wildman1979

    wildman1979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2004
    Bài viết:
    3.839
    Đã được thích:
    0
    Gỏi chình Châu Trúc

    Về Bình Định, ngoài việc thăm các danh lam thắng cảnh, du khách còn có thể thưởng thức món nem chợ Huyện (Tuy Phước), bún song thằng An Thái (An Nhơn), bánh tráng nước dừa Tam Quan (Hoài Nhơn)? và đặc biệt là gỏi Chình Châu Trúc (Phù Mỹ) - một món đặc sản độc nhất vô nhị của miền ?ođất võ?.
    Gỏi cá là món ăn quen thuộc của cả trong Nam lẫn ngoài Bắc. Đây cũng là món nhậu bình dân được nhiều người ưa thích. Ngoài gỏi cá, ở Bình Định còn có gỏi Chình. Mới nghe thật lạ tai, nhưng đó là một món ăn đặc sản rất bổ dưỡng và độc đáo có một không hai ở miền Trung. Chúng ta biết rằng Chình là một loài cá rất khoẻ, dài hơn một mét, Chình sống lâu năm có con nặng hàng chục cân. Chình không có vây, mình trơn láng, thường sống ở vùng nước sâu, nhiều bùn như đầm, phá, hoặc ở khu vực hạ lưu sông rạch. Người ta bắt Chình bằng cách câu chúng vào mùa nước. Có 2 loại, Chình bông và Chình mun. Chình bông nhỏ con, da sáng có nhiều đốm sẫm, Chình mun thì to hơn, da đen láng. Chình mun giá rất đắt, đây là loại đặc sản cao cấp dành cho các nhà hàng, quán ăn khắp các địa phương trong tỉnh với món nhậu thông dụng là ?olẩu Chình? và Chình ?onấu ám?. Tuy nhiên, món ăn được giới ?omày râu? ưa thích nhất là gỏi Chình Châu Trúc.
    Chình bắt về rửa sạch, đem trần nước sôi, xong, dùng dao thật sắc xắt từng thớ thịt. Người xắt phải rất công phu và khéo tay, không để miếng thịt quá lớn hay quá nhỏ, như thế làm gỏi mới ngon. Thịt Chình làm xong đem ngâm vào nước phèn chua chừng 10 phút, sau đó ướp gia vị bột ngọt, nước mắm, đường, chanh, tiêu bột, ớt chín, đậu phộng rang, cùng với chuối chát non thái mỏng, khế xắt lát và rau thơm các loại? trộn đều với thịt Chình đã thái mỏng, vừa ăn là được. Muốn gỏi Chình ngon, ta phải chọn mua loại Chình vừa phải, nếu Chình quá già tuổi, thịt sẽ dai, nếu chình non tuổi thì gỏi thường bị vỡ vụn.
    Gỏi Chình cuốn bánh tráng chấm với nước mắm gừng, vừa khử được vị tanh của Chình, vừa kích thích tiêu hóa. Đầm Châu Trúc ở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định không chỉ nổi tiếng về giống cá Chình, mà còn có nhiều giống tôm tép sống vùng nước lợ rất thơm ngon, có thể chế biến thêm một món ăn dân dã độc đáo không kém là món bún tôm Bình Dương cũng xuất xứ từ Phù Mỹ - Bình Định.

  8. CHU_HA_new

    CHU_HA_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Vì có người hiểu lầm CH xin lỗi quý bạn đọc xin xóa bài nầy .
    Thân mến,
    Được chu ha sửa chữa / chuyển vào 06:05 ngày 24/11/2004
  9. Peace_do

    Peace_do Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    1.899
    Đã được thích:
    0
    Tớ chỉ thích gỏi bò trước trường trưng vương thôi. Ngoài ra thì là lòng nướng, bánh xèo.... Nói tới các món ăn quê nhà thì thèm chảy cả nước giải
  10. Kasanova

    Kasanova Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/08/2004
    Bài viết:
    1.623
    Đã được thích:
    1
    Bạn Peace-do đã nhắc tới một món ăn không phải ai cũng biết đến. Ngày trước tui học cấp 3 ở Trưng Vương, lúc đó cũng chẳng có nhiều quán ăn như bây giờ, quanh quẩn cũng chỉ là mấy quán bún, phở, cháo. Thế nhưng hồi đó cái món gỏi bò do ông người Huế tuổi khỏang 40-50( và cả một bà nữa) bán ở bãi biển trước trường Trưng Vương thì chắc hẳn nhiều thế hệ học sinh trường cả nam lẫn nữ sẽ rất khó quên. Nhất là những chiều tan trường, mùa đông rét mướt nữa thì thật tuyệt,

Chia sẻ trang này