1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cac ngay le hoi chinh trong nam cua Thai Lan. Help!

Chủ đề trong 'Thái Lan' bởi banthitaa, 05/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Debbie

    Debbie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2004
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    HIc, muốn đọc mà đọc hổng có nổi. banthitaa đánh ở chế độ Telex, dùng font Unicode mà gõ nhé.
  2. banthitaa

    banthitaa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2006
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    NGÀY LỄ SONGKRAN
    * Lịch sử ngày lễ :
    Theo truyền thuyết về ngày SongKran từ bia lí ở chùa Pra-chê-tu-phôn, 3 ngày SongKran ra đời từ câu chuyện sau :
    Ngày xưa, có 1 cặp vợ chồng rất giàu có nhưng bất hạnh thay, họ không có con. Mặc dù gia đình đó giàu có như vậy nhưng nếu không có con thì tài sản cũng sẽ dần dần tiêu tan hết, nhìn gia đình kia có 2 đứa con gái xinh đẹp, họ thấy rất tủi thân và hổ thẹn. Họ quyết định đi cầu khẩn với thần mặt trời, mặt trăng để xin 1 đứa con, nhưng họ cầu đến 3 năm rồi mà vẫn không được. Sau đó, đến ngày mà mặt trời lên đến cung Bạch Dương, họ đi tiến hành nghi lễ cầu khấn với cây đa gần bờ sông để xin một mụn con. Thần Cây Đa là một vị thần tốt bụng nên thần mới đi xin thần Mặt Trời ban cho họ một đứa con. Thần Mặt Trời cho thiên tử xuống đầu thai trong lòng người vợ đó và yêu cầu họ khi đứa bé được sinh ra phải đặt tên là Tham-ma-ban-ku-man. Gia đình giàu có kia đã xây một ngôi đền 3 lầu gần chỗ cây đa, nơi họ xin được con để đền đáp thần, ở nơi đó có rất nhiều chim đến cư ngụ. Khi Tham-ma-ban-ku-man lớn lên, nó có thể hiểu được tiếng chim và học xong 3 bộ kinh của đạo Brahmn khi mới 7 tuổi và có khả năng tiên đóan được nhiều điều. Vào thời đó mọi người đều kính trọng và tôn thờ thần Brahm và thần Ka-bin-phra-hổm, là vị thần ban phúc lành cho mọi người. Khi thà6n Ka-bin-pra-hổm nghe đến tài năng của Tha-ma-ban-ku-man thì mới tới đó hỏi thăm, và đặt cho Tham-ma-ban-ku-man 3 câu hỏi, và hứa rằng nếu nó trả lời được thì thần sẽ tự chặt đầu mình cón nếu không trả lời được thì nó phải tự chặt đầu. 3 câu hỏi như sau :
    1. Buổi sáng cung hòang đạo nằm ở chỗ nào?
    2. Buổi trưa cung hòang đạo nằm ở chỗ nào?
    3. Buổi tối cung hòang đạo nằm ở chỗ nào?
  3. banthitaa

    banthitaa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2006
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Tham-ma-ban-ku-man cố gắng nghĩ trong vòng 9 ngày, nhưng đến gần ngày cuối cùng rồi mà nó vẫn nghĩ không ra, vì sợ hình phạt của Ka-bin-phra-hổm nên nó chạy trốn khỏi nơi đó, đi trốn dưới 2 cây thốt nốt nọ thì vô tình nghe cuộc nói chuyện của vợ chồng chim đại bàng làm tổ trên cây thốt nốt đó. Chúng nói chuyện với nhau bàn xem chập tối sẽ đi kiếm thức ăn như thế nào. Con chim trống nói rằng chắc chắn ngày mai Tham-ma-ban-ku-man sẽ bị chặt đầu vì ko trả lời được câu hỏi của thần Ka-bin-phra-hổm nên ko cần phải đi kiếm thức ăn. Con chim mái mới hỏi câu hỏi và câu trả lời đó, con trống bèn trả lời :
    1. Buổi sáng thì mặt trời ở trên đầu, khi thức dậy con người phải lấy nước ra rửa mặt.
    2. Buổi trưa, mặt trời nằm ở phần ngực, con người mang nước và hoa rẩy lên ngực.
    3. Còn ban đêm thì mặt trời nằm ở chân, con người trước khi đi ngủ phải lấy nước rửa chân.
    Tham-ma-ban-ku-man khi nghe được câu trả lời thì vội quay trở về đền, đợi đến ngày hôm sau. Sáng hôm sau, Tham-ma-ban-ku-man trả lời như những gì chàng nhe được từ 2 con chim, thần Ka-bin-phra-hổm công nhận câu trả lời và đồng ý thua. Ông ta mới truyền gọi 7 cô con gái của ông đến và nói rằng ông sẽ chịu chặt đầu như lời hứa nhưng do đầu của ông có phép thần thông và sức mạnh lớn, nếu chặt xuống đất thì sẽ nổi lửa thiêu đốt trái đất, nếu ném xuống đại dương thì nước biển sẽ cạn hết. Vì thế, ông dặn dò 7 cô con gái mang cái khay có 2 tầng đồng khảm gương đến đựng đầu của ông. Khi ông ta bị chặt đầu, đứa con gái lớn nhất mới mang cái khay đó đến, chờ lấy đầu ông rồi rước theo chiều kim đồng hồ quanh núi Sumeru (ở Thiên Đàng, tầng thứ 2), rồi mang đi đặt ở Môn-đốp (là công trình kiến trúc hình vuông, có 4 vòm, mái chóp), hang Khăn-tha-thu-li, núi Kray-lat. Rồi thờ ở đó với nhiều lễ vật. Vị thần Kiến Trúc ở đó mới hóa phép biến nơi đó thành nơi họp thường xuyên của các cô con gái của thần Ka-bin-phra-hổm. Họ sẽ mang các dây leo cha-mun-lat đi rửa trong hồ 7 lần, sau đó sẽ chia nhau cúng tế trong vòng 365 ngày, được coi là hết 1 năm. 7 cô con gái của Ka-bin-phra-hổm sẽ thay phiên nhau trông coi và rước đầu ông quanh núi mỗi năm, 7 cô con gái đó người ta thường gọi là Nang SongKran và họ có những cái tên khác nhau.
    - Nếu năm nào ngày SongKran trùng vào ngày chủ nhật thì Nàng SongKran sẽ có tên là "Thung".
    - Nếu năm nào ngày SongKran trùng vào ngày thứ hai thì Nàng SongKran sẽ có tên là "Khô-rat".
    - Nếu năm nào ngày SongKran trùng vào ngày thứ ba thì Nàng SongKran sẽ có tên là "Raak-sột".
    - Nếu năm nào ngày SongKran trùng vào ngày thứ tư thì Nàng SongKran sẽ có tên là "Măn-na-tha".
    - Nếu năm nào ngày SongKran trùng vào ngày thứ năm thì Nàng SongKran sẽ có tên là "Ki-ri-ni".
    - Nếu năm nào ngày SongKran trùng vào ngày thứ sáu thì Nàng SongKran sẽ có tên là "Ki-mi-tha".
    - Nếu năm nào ngày SongKran trùng vào ngày thứ bảy thì Nàng SongKran sẽ có tên là "Ma-ho-thon".
    SongKran được coi là ngày Tết năm mới của Thái Lan từ thời Sụ-khổ-thay, cho đến năm 2473 Phật lịch (1930) thì Chính phủ Thái Lan đổi lại, lấy ngày 1/1 hàng năm làm ngày chào đón năm mới cho giống với đa số các nước trên thế giới. Nhưng dù sao thì mọi người dân Thái Lan vẫn coi SongKran là một ngày vô cùng quan trọng. Vì vậy, vào ngày này, khắp nước Thái nhộn nhịp với nhiều họat động đón Tết cổ truyền dân tộc.
  4. banthitaa

    banthitaa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2006
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    SONGKRAN (tt)
    *Các họat động truyền thống :
    - Làm từ thiện là một họat động truyền thống trong bất cứ ngày lễ nào của Thái Lan. Đó là việc đầu tiên mà họ nghĩ đến khi bắt đầu một ngày lễ quan trọng (có thể do tư tưởng Phật Giáo). Việc này sẽ làm trong cả 3 ngày từ ngày 13 đến 15/4. Ngày nay, Chính phủ Thái còn có nhiều chính sách khuyến khích truyền thống tốt đẹp này, các nhân viên Nhà nước đều được nghỉ 3 ngày, để cho tất cả có cơ hội tham gia, tiếp tục truyền thống này. Như vậy, mọi người đi làm ăn ở xa có thời gian về thăm gia đình, mọi người có thể sum họp và cùng nhau tham gia vào các họat động của ngày lễ. Vào ngày này, có 1 loại bánh thường được làm là xôi đỏ hoặc Ka-la-me, để chia sẻ cho bà con họ hàng và để làm phứơc.
    - Xây lâu đài cát : việc này làm vào ngày nào cũng được, nhưng nhà chùa sẽ quy định một ngày nào đó để mọi người cùng làm chung trong chùa. Mọi người giúp nhau chuyển cát xây nên tháp cát với nhiều kích thước khác nhau. Việc vận chuyển cát này có nhiều lợi ích đối với nhà chùa, đó là : cát đó sau này sẽ được dùng trong việc xây dựng nhà chùa và để lấp đất cho chùa cao hơn. Việc này được coi là sẽ mang lại nhiều điều phúc đức. Họ không quy định là phải làm ở tất cả các ngôi chùa, nó phụ thuộc vào nhà chùa hoặc người dân sẽ là người quyết định.
    - Phóng sinh chim và cá : họ tin rằng hành động này sẽ mang lại nhiều điều tốt lành. Ở Phra Pradaeng, thuộc tỉnh Samut Prakan gần Băng Cốc, người ta tổ chức việc này rất sôi nổi, rất nhiều cô gái xinh đẹp trong các bộ trang phục lộng lẫy sẽ mang những chiếc bình đựng cá thả xuống lòng sông. Ngày nay thì có rất nhiều người dân ở Băng Cốc muốn tham gia vào nghi thức này ở Phra Pradaeng. Truyền thống này có khi mà vùng đồng bằng miền Trung của Thái Lan bị lụt trong mùa mưa và khi nước rút có rất nhiều con cá bị mắc cạn. những người nông dân đã gom chúng lại nuôi ở nhà và đợi đến ngày SongKran và thả chúng trong các con kênh.
    - Cầu nguyện cho người quá cố : người ta sẽ mời các nhà sư đến nơi đặt hài cốt để làm lễ cầu nguyện cho người đã qua đời. nếu không có hài cốt, thì họ sẽ ghi tên của người đã mất lên tấm vải niệm, khi niệm xong thì sẽ đốt nó đi như đốt xác. Ở một vài nơi, họ mang hài cốt đi làm vệ sinh sạch sẽ, xức dầu thơm rồi mang đến đặt ở đỉnh chùa để các nhà sư làm lễ cho. Phần lớn là họ muốn người thân của mình được làm lễ ở chùa mà có nghi thức tắm Phật- là ngày cuối cùng trong 3 ngày SongKran.
    - Tắm tượng Phật : họ sẽ mang những tượng Phật quan trọng ra rước thành từng đoàn. Người muốn tắm cho tượng Phật phải lấy nước sạch pha với dầu thơm hay nước hoa, có thể vẩy nước khi đang rước hoặc sau khi đặt tượng Phật trong nơi thời cũng được. Việc tắm tượng Phật được làm vào buổi chiều cho đến tối. Nhà nào có tượng Phật thì có thể tự làm ở nàh theo cách tương tự- lấy nước sạch pha với dầu thơm.
    - Các trò chơi dân gian truyền thống : ví dụ như trò ném khăn, trò dấu khăn, kéo co, hát hò nhảy múa, xa-ba (búng hạt trái cây hoặc vật có hình tròn dẹt).....Đây là dịp nghỉ ngơi giải trí sau cả năm làm việc mệt nhọc. Hơn nữa, đó là dịp để thắt chặt thêm tình đoàn kết trong làng và để duy trì các trò chơi có từ lâu đời của dân tộc.
    - Té nước : đây là 1 đặc điểm nổi bật của ngày SongKran. Việc này được thực hiện ngay từ ngày 13 sau khi tắm tượng Phật. Nhưng đó phải là nước sạch được pha với hoa, để làm cho người được té nước cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ và biết rằng đó không phải là những thứ bỏ đi đổ lên người họ.
    Ngày nay thì ngày lễ này của Thái Lan đã được biết đến nhiều trên thế giới, các du khách nước ngòai đến Thái Lan vào ngày này cũng sẽ có cơ hội tham gia vào các hoạt động ngày này và đặc biệt họ sẽ được dân bản xứ té nước vào người như 1 cử chỉ thân thiện.
  5. banthitaa

    banthitaa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2006
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    SongKran (cuối)
    * Ý nghĩa :
    Theo nghĩa đen, SongKran có nghĩa là sự đi lên, sự thay đổi. Ngày SongKran là ngày mặt trời đi đến 1 cung mới, cung Bạch Dương, là ngày đầu tiên của năm mới theo dương lịch, được quy định vào ngày 13/4 của mỗi năm, ngày này được gọi là Maha SongKran. Ngòai ra, còn có 2 ngày liên quan đến ngày này là "wăn-nau" 14/4 và ngày "tha-lơng-sok", nghĩa là ngày bước qua 1 lịch mới hoặc ngày đổi lịch tiểu nguyên mới, được quy định là vào ngày 15/4.
    Tất cả mọi người đều vui mừng chào đón ngày này, họ cùng nhau đi tham gia vào nhiều họat động, đặc biệt là các họat động từ thiện, họ tin rằng làm như vậy thì năm mới sẽ được nhiều phúc đức và là để chờ đón 1 năm mới sắp đến.

Chia sẻ trang này