1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các nguồn năng lượng và môi trường

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi Oshin, 13/01/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. bien_pp

    bien_pp Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin đưa ra các vấn đề mà nước ta đang cần để ta cùng tính toán và trao đổi:
    Năng lượng hạt nhân: Các nước người ta đã bắt đầu tẩy chay rồi vì độ an toàn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường
    Năng lượng than đá và dầu mỏ --> trữ lượng có hạn
    Do đó ta phải nghiên cứu các năng lượng mới với các yêu cấu :
    - KHông ảnh hưỏng đến môi trưòng
    - Sử dụng lâu dài
    - Khai thác các tiềm năng của từng vùng
    - Hiệu suất cao
    - Giá thành hạ
    Ở nước ta có thể khai thác các nguồn năng lưong sau:
    . Thuỷ điện
    . Năng lượng mặt trời dưói dạng pin măt trời và lò hấp thụ nhiệt mặt trời
    . Nang luong gio
    . Bio gas
    . Thuy trieu
    Bạn nào yêu thích vật lí thì ta cùng tính hiệu suất của các loại hình sử dụng năng lượng sạch trên nhé
  2. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Bạn ơi, tiếp tục đi nhé, mình chờ nghe bạn nói tiếp mà chưa thấy...
    Nói về điện hạt nhân ở Việt Nam, mình xin post bài báo dưới đây mà mình thấy hay.
    Điện hạt nhân: Tại sao phải vội?
    TTCN - Một ngày không xa, những người VN giàu trí tưởng tượng ấn tay vào công tắc điện sẽ nghe âm vang giai điệu của phản ứng dây chuyền từ nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) trên bờ biển Ninh Thuận, nơi mà giờ đây đang còn là một vùng hoang mạc khô cằn, quanh năm cháy nắng.
    Trước đây ít lâu, cái thời khắc lịch sử đó được dự kiến vào năm 2017. Công chúng còn chưa hết phân vân tại sao ta xây nhà máy ĐHN vào lúc mà mấy nước văn minh như Đức, Thụy Điển... lại phải lo đưa chúng xuống nghĩa địa, thì mới đây, từ cuộc trình diễn do Diễn đàn Công nghiệp nguyên tử Nhật Bản tổ chức tại Việt Nam, cái thời khắc đó lại còn được bắn vọt lên năm 2012. Thế nghĩa là còn chưa đầy chín năm nữa!
    Vị trưởng đoàn Nhật tại cuộc trình diễn nói trên cảnh báo: ?oViệt Nam cần phát triển ĐHN để nâng cao mức sống của dân chúng. Đang từ một nước xuất khẩu năng lượng, sắp đến các bạn sẽ phải nhập khẩu nếu không sớm xây dựng ĐHN?.
    Đây đúng là kinh nghiệm của nước Nhật, vốn từ lâu đã cạn kiệt các nguồn nhiên liệu nên phải nhập khẩu than dầu từ khắp nơi. Trong hoàn cảnh đó còn gì tuyệt diệu bằng ĐHN, một giải pháp sống còn duy nhất chẳng những bảo đảm an ninh năng lượng cho nền kinh tế khổng lồ của Nhật mà còn tránh cho Trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính.
    Từ kinh nghiệm của một nước công nghiệp hàng đầu
    Cộng hòa liên bang Đức - một trong những nước chủ yếu sử dụng điện hạt nhân - đã công bố kế hoạch chấm dứt sản xuất loại năng lượng này trong hai thập kỷ tới.
    Nhưng vị trưởng đoàn lại không nói hết các kinh nghiệm khác của Nhật. Những cuộc thăm dò dư luận về ĐHN ở Nhật cho thấy số người lắc đầu vẫn luôn nhiều hơn. Nhật Bản là một xã hội đầy nhạy cảm sau thảm họa Hiroshima và Nagasaki. Nhưng đừng nghĩ rằng những trải nghiệm đầy mặc cảm đó đã chi phối thái độ của họ đối với ĐHN. Người Nhật văn minh, sáng suốt vẫn lắc đầu bởi họ được chứng kiến trong những năm gần đây bao nhiêu sự cố, và không tin rằng ĐHN là an toàn đến mức như người ta thường quảng cáo.
    Trước hết là tai nạn hỏa hoạn do chất tải nhiệt natri ở lò phản ứng Monju xảy ra năm 1995 làm toàn bộ phương hướng lò nơtrôn nhanh hết sức tốn kém của Nhật bị lao đao. Lò nơtrôn nhanh có khả năng vừa cung cấp điện năng vừa sản sinh ra nhiều plutonium hơn là lượng uranium đã cháy, bởi thế nó là giải pháp tuyệt diệu trong chiến lược an ninh năng lượng lâu dài của Nhật. Biết thế, nhưng vừa qua Tòa án tối cao Nhật vẫn phán quyết không cho lò Monju hoạt động trở lại (The Japan Times, 28-1-2003).
    Sau vụ Monju là tai nạn xảy ra ở nhà máy xử lý nhiên liệu Tokaimura năm 1999 do những sai sót hết sức ngớ ngẩn đã làm chết hai kỹ thuật viên, 600 người bị chiếu xạ, 320.000 người dân địa phương được yêu cầu không ra khỏi nhà và sáu kỹ thuật viên bị phạt tù với tội danh vi phạm luật an toàn hạt nhân.
    Trước những sự kiện đó một số người Nhật vẫn có thể chặc lưỡi: đi máy bay, tàu hỏa còn chết khối người, huống hồ là ĐHN. Nhưng đến khi vụ bê bối bị phát giác hồi tháng tám năm ngoái ở Tokyo Electric Power Co. (TEPCO), tập đoàn sản xuất điện lớn nhất của Nhật, thì niềm tin của dân vào ĐHN mới suy sụp thảm hại.
    Từ cuối thập kỷ 1980 TEPCO đã phát hiện vết nứt ở những mối hàn xung yếu nhất trong hệ thống cung cấp nước áp lực cho vùng hoạt của một số lò phản ứng. Nhưng họ đã cố tình giấu nhẹm, chẳng những không chịu xử lý mà cũng không báo cáo trung thực lên các cấp thẩm quyền. Trong các báo cáo thường kỳ lên cấp trên họ đã làm hồ sơ giả, bịa đặt số liệu kiểm tra phù hợp với qui chế an toàn. Khi có đoàn thanh tra định kỳ đến, họ lén điều chỉnh các van áp lực để đạt được những thông số hợp lý.
    Khi vụ việc bị phát giác, công luận la ó, chủ tịch TEPCO và một số cộng sự phải từ chức. Đến tháng 4-2003 tất cả 17 lò phản ứng của TEPCO với tổng công suất điện hơn 16.000 MW (gấp 8 lần Nhà máy thủy điện Hòa Bình) buộc phải đóng cửa, mặc cho Tokyo bị đe dọa thiếu điện trầm trọng trong mùa hè vừa qua.
    Chạy theo lợi nhuận, bất chấp nguyên tắc (bất cứ một trục trặc nhỏ nào trong hệ thống tải nhiệt của nhà máy ĐHN đều phải được xử lý và khắc phục kịp thời), TEPCO đã làm mất lòng tin của công chúng. Hậu quả là tất cả các lò phản ứng của TEPCO đều phải ngừng hoạt động để kiểm tra, chờ cấp giấy phép mới, kể cả những lò đang hoạt động bình thường cũng bị vạ lây. TEPCO phải cho chạy lại các nhà máy nhiệt điện cũ và mua điện từ các hãng khác để bù vào chỗ thiếu hụt. Thiệt hại lên đến nhiều tỉ đôla (The Japan Times, May 21, 2003).
    Thế mà người ta cứ quảng cáo rằng ĐHN an toàn và rẻ lắm.
    Những chuyện trên đây xảy ra tại một cường quốc công nghiệp với hệ thống pháp luật nghiêm ngặt càng làm cho công chúng khó tin vào các quảng cáo đó. Nhất là trong bối cảnh phải đối phó với nạn khủng bố toàn cầu mà ĐHN là những mục tiêu lý tưởng. Quảng cáo ĐHN là cách đi vay niềm tin của công chúng.
    Nhưng vay thì phải trả. TEPCO chẳng những không trả được mà còn làm cho công chúng nghi ngờ rằng họ liên tục bị lừa dối trong nhiều năm trời. Theo kết quả thăm dò dư luận của Asahi Shimbun ngày 9-10-2002, sau vụ bê bối ở TEPCO, số dân Nhật sợ ĐHN đã tăng vọt lên đến 86%. Tệ hại hơn là họ không tin ngay cả lời giải thích của chính phủ trung ương cho rằng các vết nứt trong lò phản ứng của TEPCO không có gì đáng ngại.
    Trông người mà nghĩ đến ta. Cứ theo thông tin từ buổi trình diễn của Diễn đàn Công nghiệp nguyên tử Nhật Bản nói trên thì câu chuyện ĐHN ở VN xem như đã an bài, mặc dù bao nhiêu phân tích xác đáng cho rằng ta không nên quá vội vàng. Thậm chí nhiều chuyên gia nước ngoài còn hết sức ngạc nhiên khi nghe tin VN sắp xây dựng nhà máy ĐHN. Tuy chưa thấy có công bố chính thức nào của Nhà nước, song bàn thêm liệu có ích gì? Lời khuyên của người xưa ?ođo đủ ba lần rồi hãy cắt? xem ra chỉ là một hi vọng mong manh.
    Đến thực trạng của VN
    Những dòng viết tiếp dưới đây chẳng qua chỉ là phản ứng tự nhiên trước lập luận kỳ quặc của vị khách nước ngoài được tung lên báo chí sau vụ trình diễn của Diễn đàn Công nghiệp nguyên tử Nhật Bản. Lời cảnh báo của vị khách gồm hai vế: 1) theo đà tăng trưởng hiện nay, sắp đến VN phải nhập khẩu năng lượng; 2) để thoát khỏi nguy cơ này VN cần xây dựng ngay nhà máy ĐHN.
    Trước hết cứ tạm chấp nhận vế thứ nhất là đúng và nhập khẩu năng lượng đang là nguy cơ đe dọa chúng ta. Ta sẽ thấy ngay hai chuyện kỳ quặc. Thứ nhất, khi hối thúc VN làm ĐHN để tránh nhập khẩu năng lượng thì chính vị khách đó đã bày cho chúng ta cách nhập khẩu năng lượng tệ hại nhất. VN khác với Nhật. Có bao nhiêu bộ phận trong nhà máy ĐHN với hơn bốn tỉ đôla đó là made in Vietnam? Đến bao giờ VN mới tự túc được nhiên liệu, mà có tự túc được thì nhiên liệu cũng chỉ là một thành phần rất nhỏ trong toàn bộ chi phí cho nhà máy ĐHN. Thậm chí đến chuyên gia kỹ thuật, chắc chắn ta cũng phải nhập nốt.
    Thứ hai, nguy cơ phải nhập khẩu năng lượng vào năm nọ tháng kia không thể xem là yếu tố quyết định thời điểm phải xuất hiện ĐHN. Đối với một nước như VN, các số liệu cung cầu năng lượng chỉ nên xem như thông tin có tính chất tham khảo trong việc quyết định thời điểm xây dựng nhà máy ĐHN. Yếu tố quyết định là cơ sở hạ tầng về an toàn bao gồm hệ thống luật pháp hạt nhân, đội ngũ chuyên gia và văn hóa quản lý công nghiệp.
    Đội ngũ chuyên gia ĐHN đủ khả năng xét duyệt các phương án thiết kế, xây lắp và làm chủ trong vận hành, xử lý các tình huống sự cố (chứ chưa nói đến khâu chế tạo công nghệ ) hầu như chúng ta chưa có. Và triển vọng trong thời gian tới cũng không mấy sáng sủa. Làm sao có được chuyên gia về ĐHN đang là bài toán đầy thách thức lại đòi hỏi nhiều thời gian. Hệ thống pháp lý hạt nhân của chúng ta rất yêu kém, thậm chí bị coi thường. Minh chứng là lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt sắp kỷ niệm 20 năm mà vẫn chưa có giấy phép vận hành. Chất phóng xạ do lò sản xuất được sử dụng trong các bệnh viện cũng chưa có giấy phép. Chẳng ai cấm, nhưng cũng chưa có ai ký.
    Nguy cơ thật sự ở đâu?
    Không ai có lỗi về khoảng cách khá lớn giữa trình độ phát triển hiện nay của chúng ta với các nước đang có ĐHN. Đó là chuyện lịch sử mà những tiến bộ vượt bậc trong mấy năm qua vẫn chưa thu ngắn lại được.
    Nhưng chúng ta sẽ rất có lỗi nếu chỉ lo quảng cáo cho ĐHN mà không tự nhận biết mình là ai, không nỗ lực bắt tay ngay vào việc đào tạo đội ngũ chuyên gia và xây dựng hệ thống pháp lý.
    Chúng ta lại cần có thời gian để thử thách cái hệ thống mà chúng ta sắp dựng nên. Chính trình độ yếu kém về tri thức công nghệ, quản lý công nghiệp và hệ thống pháp lý sẽ là mảnh đất lý tưởng để tham nhũng, hối lộ và nạn làm dối, làm ẩu hoành hành. Mà một khi nhốt chung ba quái vật ấy lại với ĐHN thì đó mới thật sự là mối đe dọa cho đất nước. Chính vì thế mà người dân Philippines thà vứt đi mấy tỉ đôla đóng thuế của họ xuống biển chứ không chịu cho nhà máy ĐHN đã xây xong đến 90% của họ hoạt động. Chia tay với ĐHN, Philippines quyết tâm theo đuổi chính sách lấy năng lượng tái tạo làm nền tảng, đặc biệt sẽ phấn đấu trở thành nước sản xuất địa nhiệt lớn nhất thế giới.
    Trở lại bàn tiếp lập luận của vị khách trong vế thứ nhất. Lại cứ tạm chấp nhận là VN sắp phải nhập khẩu năng lượng như vị khách tiên đoán. Thì đã làm sao? Bao nhiêu nước, trong đó có Nhật, đều phải nhập khẩu năng lượng mà vẫn giàu có văn minh. Tài nguyên dồi dào như Trung Quốc mà chỉ riêng ba quí đầu năm 2003 phải nhập khẩu đến hơn 50 tỉ đôla về năng lượng (South China Morning Post, 10-12-2003). Nhưng ai dám đoan chắc với dân chúng rằng sau mười năm nữa VN sẽ phải nhập khẩu năng lượng? Mà lại để cho người nước ngoài nói thay ta rồi tung lên báo chí?
    Nhiều người tin rằng tiềm năng về than, dầu mỏ, khí đốt của ta cộng với các giải pháp tiết kiệm năng lượng vẫn còn đủ để chưa cần đến ĐHN ít nhất là trước năm 2030. Lúc đó công nghệ ĐHN trên thế giới đã bước lên một quĩ đạo hoàn toàn mới với các lò phản ứng có đặc điểm an toàn nội tại, rất ít phụ thuộc vào sai sót của nhân viên vận hành. Nhập cuộc vào lúc ấy đâu có muộn. Mà người dân lại khỏi phải mua nỗi lo âu bằng cái giá quá đắt. ?oDục tốc bất đạt?, lời khuyên của người xưa thật là chí lý.
    PHẠM DUY HIỂN
  3. Khoai_lang_new

    Khoai_lang_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0

    VNExpress.net
    Băng cháy - năng lượng lý tưởng của tương lai
    [​IMG]
    Đốt thử băng cháy.

    20 năm gần đây, các nhà khoa học dồn sức tìm tòi những nguồn năng lượng mới, với tiêu chí phải có hiệu suất cao và sạch để thay thế cho nguồn năng lượng truyền thống đang nhanh chóng cạn kiệt. Một trong các hướng được xem lý tưởng nhất là băng cháy.
    Băng cháy là gì?
    Băng cháy là một thứ ở dạng rắn, hình thành từ khí thiên nhiên và nước, ở dưới điều kiện áp suất cao (trên 30 atm) và nhiệt độ thấp (dưới 0 độ C), có tên khoa học là Natural hydrate, hoặc Gas Hydrate. Khi hàm lượng methane vượt quá 75% thành phần của Gas Hydrate thì nó thường được gọi là methane hydrate.
    Chỉ cần nâng nhiệt độ hoặc giảm áp lực là băng cháy sẽ phân giải: 1m3 chất này khi phân giải cho ra 164 m3 khí methane và 0,8 m3 nước, đủ thấy năng lượng mà nó tiềm tàng lớn tới mức nào (gấp 2-5 lần năng lượng của khí thiên nhiên), lại sạch, không gây ô nhiễm môi trường.
    Không phải tất cả Gas Hydrate đều có màu trắng; Băng cháy ở đáy biển Mexicô có màu vàng, màu nâu, thậm chí có cả màu đỏ; còn ở đáy Đại Tây Dương và cao nguyên Black-Bahama lại có màu xám hay xanh da trời, có lẽ do ảnh hưởng của tạp chất trong các địa tầng.
    Người ta đã tìm thấy băng cháy ở nhiều đáy biển khắp các đại dương thế giới, và cả ở những vùng băng tuyết phủ quanh năm (như Siberi của Nga) với trữ lượng đủ cung cấp cho toàn thế giới trong hàng trăm năm. Nói chung ở các đáy biển sâu hơn 300 m có nguồn methane hình thành từ xác sinh vật biển trầm tích, và nhiệt độ thấp (dưới 0o C) là có thể có thứ chất cháy này. Theo dự báo của các nhà khoa học, nguồn băng cháy ở đáy các đại dương lớn gấp khoảng 100 lần so với ở trên lục địa. Với những nơi đã thăm dò được, hàm lượng carbon trong chúng nhiều gấp hai lần tổng hàm lượng carbon trong mọi loại nhiên liệu hoá thạch đã biết được tới ngày nay (bao gồm than, dầu mỏ, khí thiên nhiên).
    Hiện tại, Trung Quốc đã lập cơ cấu nghiên cứu, đào tạo cán bộ cho việc sử dung băng cháy. Nga đã khai thác mỏ băng cháy ở Siberi từ năm 1965.
    Làm thế nào để khai thác và sử dụng băng cháy?
    Người ta cho rằng băng cháy có thể là nguyên nhân gây sự cố cho tàu thuyền trên biển và máy bay bay trên không trung, bởi khối lượng lớn methane sinh ra khi nó phân giải làm giảm mật độ nước biển, giảm mật độ không khí, từ đó giảm lực nổi, lực nâng khiến tàu thuyền bị chìm, máy bay bị hẫng, rơi xuống.
    Vì những lý do trên, việc khai thác và sử dụng băng cháy sao cho an toàn, hiệu quả đang là vấn đề đau đầu của các nhà khoa học, chẳng khác gì việc chế ngự năng lượng hạt nhân. Nếu không khống chế tốt thì methane và dioxit carbon tạo ra khi băng cháy phân huỷ lại là nguồn thúc đẩy hiệu ứng nhà kính ghê gớm. Khó khăn nảy sinh ở đây là làm sao tạo được hệ thống đường ống dẫn và tập trung khí methane khi băng cháy phân hủy (bằng cách giảm áp là kinh tế nhất). Hiện tại, Nga đang khai thác mỏ chất này ở Siberi song vẫn theo cách thuyền thống như với khí thiên nhiên, nên kết quả còn hạn chế.
    Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu cơ chế hình thành băng cháy và quy luật phân bố các mỏ, cùng cách khai thác, sử dụng có hiệu quả nhất nguồn năng lượng đầy triển vọng này.
    Theo Tạp chí khoa học và Tổ quốc
    Methane đáy biển - quả bom khí hậu nổ chậm?
    [​IMG]

    Phân bố của methane đóng băng dưới đáy biển.
    Đáy biển thế giới đang cất giấu một kho methane rắn khổng lồ, kém ổn định hơn nhiều so với chúng ta tưởng trước đây. Các nhà khoa học cho rằng 44.000 năm trước, một phần kho "bom" khí này đã đột ngột thoát lên bầu trời, gây nên đợt ấm lên của trái đất vào thời kỳ đó.
    Tiến sĩ Kai-Uwe Hinrich, Viện hải dương học Woods Hole ở Massachusetts, Mỹ, và cộng sự đã nghiên cứu những sản phẩm phụ mà các vi khuẩn ăn methane cổ để lại trong trầm tích của hố Santa Barbara, ngoài khơi California. Họ phát hiện thấy có dấu vết chứng tỏ 44.000 năm trước, methane ở đáy biển (dưới dạng tinh thể băng, hay methane hydrate) đã giải phóng vào nước, trùng thời điểm với một đợt ấm lên chưa rõ nguyên nhân của khí hậu trái đất.
    Methane là một loại khí nhà kính mạnh, có khả năng gây hiệu ứng ấm lên gấp 10 lần CO2. Do đó, các nhà nghiên cứu cho rằng có thể chính lượng methane khổng lồ bị giải phóng này (khoảng 90 triệu tấn, tương đương với gần 20% methane thải ra hàng năm từ tất cả các nguồn trên thế giới ngày nay, và bằng khoảng 1/3 phát thải từ hoạt động của con người) đã phần nào làm trái đất nóng lên như vậy.
    Dưới đáy biển, methane hydrate được hình thành trong điều kiện nhiệt độ thấp và áp suất cao, và chúng chỉ thoát lên khi có những kích thích mạnh, chẳng hạn trượt đất trên quy mô lớn, hay nước biển ấm lên làm tan băng. Theo ước tính của nhóm nghiên cứu, hiện dưới thềm các đại dương còn lưu trữ một lượng methane lớn gấp 3.000 lần lượng methane trong khí quyển, và nếu chúng bị giải phóng, thì sẽ gây ra hậu quả khó lường đối với khí hậu trái đất.
    B.H. (theo ABC)
  4. motchutDALAT

    motchutDALAT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2003
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    hầu như mọi người đều có ác cảm với "năng lượng hạt nhân" thì phải. Điều này cũng chẳng có gì là ngạc nhiên khi những sự cố nhà máy điện hạt nhân để lại hậu quả khá nghiêm trọng về con người cũng như môi trường.
    mọi người cũng đã biết tình hình năng lượng trong những năm gần đây ngày càng nóng bỏng bởi vì nguồn năng lượng kô thể tái tạo được ngày càng khan hiếm và các nước dầu mỏ đang hạn chế dần số lượng khai thác. bên cạnh đó, có nguồn năng lượng được coi la tái tạo thì hiệu suất chưa đủ lớn. các nguồn này chỉ sử dụng trong khu vực hẹp.
    do đó, nếu với tình hình này thì --> "năng lượng hạn nhân" sẽ lại phát triển như một thời nó đã từng.
    còn mọi người thì thế nào????
  5. bien_pp

    bien_pp Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Nếu bạn theo dõi vnexpress sẽ thấy lại có thêm một tai nạn nho nhỏ tại nhà máy hạt nhân của nhật.
    Theo tính toán thì với tốc độ sử dụng NL hóa thạch như hiện nay thì 50-100 năm nữa loại nhiên liệu này sẽ hoàn toàn cạn kiệt. Việc tìm kiếm nguồn năng lượng trở nên nóng bỏng là điều tự nhiên. Tuy nhiên việc phát triển nguồn nhiên liêu gì thì phải căn cứ vào điều kiên tự nhiên, trình độ khoa học của từng nước. Xin đơn cử nước Đức hiên tại chủ yếu dùng năng lượng hạt nhân nhưng do các nguy cơ về an ninh và môi trường họ đã có chương trình sử dụng năng lượng MT ( Pin MT đặt trên các mái nhà ) họ làm được và phải làm là do Đức là nước có trình độ phát triển kinh tế khoa học cao
    Hơn nữa về điều kiện tự nhiên họ số giờ chiếu sáng cao (tuơng đương việt nam) và khí hậu khô --> các dụng cụ ngoài trời ít bị hư hỏng. Và so với việt nam thì họ không có tiềm năng thủy điện ( ít sông, độ nghiêng các dòng sông thấp )
    -Việt nam co thế mạnh đặc biệt về thủy điện. Tương đối mạnh về năng lượng mặt trời (chỉ có nhược điểm là khí hậu ẩm) và Biogas ( nông thôn ) chứ mình cứ lao vào các cái không có thế mạnh như NLHN để chạy đua hoặc để chạy theo thì quả thực chả bao giờ có việc đón đầu hay hội nhập được
    Đề xuất sau này khoảng 30 năm nữa có bạn nào thành lãnh đạo thì tham khảo
    - cần có nghiên cứu cơ bản về tiềm năng các loại năng lượng. Chẳng hạn đo mỗi ngày ở Lâm đồng được chiếu sáng trong mấy tiếng cường độ bao nhiêu....
    - Đưa vấn đề năng lượng vào SGK theo góc nhìn môi trường và phát triển bền vững.
  6. motchutDALAT

    motchutDALAT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2003
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    lại nói về tiềm năng về các nguồn năng lượng ở VN:
    quả là VN có thế mạnh nguồn năng lượng thủy điện, nhưng nhu cầu về điện ngày càng tăng và nguồn cung cấp này kô đủ cho cả nước một khi nhiều khu đô thị mới ra đời cùng với sự phát triển của những khu công nghiệp.
    về các dạng năng lưọng tái tạo khác, trước mắt kô đem lại hiệu suất cao lại tốn kém.
    xét về mặt môi trường thì "nhà máy hạt nhân" quả thật là nguy cơ tiềm ẩn, tuy nhiên công nghệ càng tiến bộ thì xác suất "tai nạn" càng thấp. Còn xét về mặt phát triển kinh tế, thì nó tạo ra nguồn năng lượng khá rẻ và thúc đẩy phát triển sản xuất ---> thế thì tại sao kô dùng
  7. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Có chủ đề này khá hay, mời các bạn xem: [topic]397688[/topic]
  8. Namap

    Namap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Namap hoàn toàn không ủng hộ dùng năng lượng nguyên tử, đó là sự lạm dụng công nghệ quá ồ ạt. Bên cạnh khía cạnh tiềm năng nguy hiểm, còn vấn đề nan giải là chất thải phóng xạ. Chỉ trong 1 môn học về Nguồn năng lượng và Môi trường, 2 ông giáo sư cạnh tranh nhau sinh viên thảo luận về phía mình.
    Một ông thiên về vật lý ra sức bảo vệ công nghệ hạt nhân, ông ấy chắc đứng trong hàng ngũ kêu gọi dân Úc cho xây dựng nhà máy hạt nhân luôn chắc
    Một ông thầy nghiên cứu về địa chất và chất thải phóng xạ, lại xem năng lượng hạt nhân là kẻ gây trouble . Trên thế giới rất nhiều dự án cho chất thải phóng xạ, từ bình thường đến không tưởng (phải cố nhớ lại bài cũ, cả hơn năm rồi , may mà thích đề tài nay),
    - chôn sâu dưới đất (khuyết điểm: địa chất thay đổi, kế hoạch phát triển dân cư có thể thay đổi, ...)
    - sâu dưới biển hoặc ở vùng vỏ trái đất lún vào (diễn đạt sao đây uhm ... subsiding zone where 2 plates colide) kd: vùng không ổn định
    - trong băng 2 cực
    - phóng ra ngoài không trung
    .....
    Năng lượng nguyên tử vẫn chưa thể được coi là trong vòng kiểm soát. Ngoài lề tí, còn bom nguyên tử bị lạm dụng, hix, sợ lắm, Bin Laden lên tiếng đe doạ chỗ em rồi.
    Năng lượng mặt trời đang rất có nhiều tiềm năng, với VN thì quá nhiều. Chỉ có trở ngai chi phí còn cao, nhưng công nghệ càng ngày càng giảm giá thành xuống nhiều. Hy vọng VN mình sẽ được sớm tiếp cận. Theo tính toán, chi phí lắp đặt hiện thời cũng không đắt hơn nhiều so với điện thông thường, nhưng được thêm ủng hộ của nhà nước, giá thành trong 20-30 năm sẽ rẻ hơn điện, nhưng người dân vẫn e dè, giống như bạn nào có nhắc đến chuyện dùng lại nước mưa, những thứ có ngay sẵn (nước máy, dây điện đến tận nhà) sao lại ...
  9. Namap

    Namap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Còn có một nguồn năng lượng mới, đang được nghiên cúu khai thác, cũng được xếp vào dạng năng lượng sạch, đó là Năng lượng đá nóng (Hot Rock Energy) thường được gọi là HDR (Hot Dry Rock).
    Sơ khai của nguồn năng lượng mới này là trung tâm thí nghiệm LANL (Los Almos National Laboratory) ở Mỹ năm 1972, được phát triển áp dụng đầu tiên ở New Mexico và tiếp tục phát triển sang nhiều nước phát triển. (Khoe một tý, vùng em đang tiến hành một dự án làm nè, thế nào cũng sẽ được thầy dẫn tham quan 1 chuyến
    Nguyên tắc hoạt động:
    Water is injected into a borehole and circulated through a "heat exchanger" of hot cracked rock several kilometres below the surface. The water is heated through contact with the rock and is then returned to the surface through another borehole where it is used to generate electricity. The water is then re-injected into the first borehole to be reheated and used again. (http://hotrock.anu.edu.au/)
  10. bien_pp

    bien_pp Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Cái này có thể gọi là địa nhiệt: Nguyên tắc hoạt động:
    - Bơm chất tải nhiệt xuống ( có nơi dùng dầu ) khi chất tải nhiệt xuống hấp thụ địa nhiệt dưới lòng đất sẽ có nhiệt độ khoảng và trăm đến 1 ngìn độ.
    - Chất tải nhiệt với nhiệt độ trên được đưa qua nồi hơi để sinh ra hơi nước rồi dùng hơi nước để chạy máy phải điện như các nhà máy nhiệt điện thông thường. Hoặc dùng để sưỏi ấm.
    Sau đó chất tải nhiệt lại trở lại chu trình cũ.

Chia sẻ trang này