1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các nh?c si có nghi d?n l?i ích c?a công chúng?

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi ATC, 06/04/2001.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Các nh?c si có nghi d?n l?i ích c?a công chúng?

    Các nhạc sĩ có nghĩ đến lợi ích của công chúng?
    Phó Đức Phương
    Thời gian gần đây, nhạc sĩ Phó Đức Phương là một trong những người tích cực đấu tranh cho việc bảo vệ quyền tác giả. Anh cũng là một thành viên trong ban vận động thành lập Hiệp hội Bảo vệ quyền tác giả. Có lần, anh giãi bày với chúng tôi, anh làm việc này vì cả giới sáng tác, và anh coi đó là nghĩa vụ, trách nhiệm và cũng là nguồn vui của một công dân - nghệ sĩ.

    Đây đó, trong những cuộc trao đổi, toạ đàm, tranh luận và cả trong các phiên toà xét xử vụ kiện của nhạc sĩ Lê Vinh, hơn một lần, các nhạc sĩ đã nghe thấy từ phía những người đối biện, một mệnh đề đầy tính kích động, đánh thẳng vào một ý niệm vừa thân thương, gần gũi, vừa trân trọng tôn nghiêm, vào đối tượng hướng ngưỡng trong tâm niệm và hứng cảm của các nhạc sĩ. Họ nói: Chúng ta phải đứng về phía lợi ích của công chúng: hoặc Vì lợi ích của công chúng... v.v... Họ sử dụng mệnh đề này vào những lúc cảm thấy ý kiến tranh luận của mình bắt đầu chao đảo, thiếu sức thuyết phục.


    Quả là lần đầu tiên, vào lúc bất chợt, mệnh đề này đã khiến cho các nhạc sĩ và những người bênh vực giới tác giả có những xao xuyến. Bởi vì chính đây là vùng nhạy cảm nhất của nghệ thuật và những người sáng tạo ra nó. Nhưng sau một phút tĩnh trí, thì chúng tôi, những người nhạc sĩ, từ bối rối đã chuyển sang tức giận khi nhận thấy rằng, đằng sau cái mệnh đề thật sự đúng đắn đó đã lộ ra một thủ pháp tranh luận thiếu vô tư và trung thực, nhằm gây nhiễu cho cử toạ tham dự, đồng thời phủ nhận những ý kiến xác đáng của các nhạc sĩ và những người đang tranh luận với họ. Đáng giận ở chỗ, để mong giành lấy một chỗ tựa cho lập luận của mình, họ sẵn sàng bịa đặt ra một sự đối lập không hề có giữa lợi ích của công chúng với các nhạc sĩ, là những người đang bị các nhà sản xuất băng đĩa và tổ chức biểu diễn tước đoạt quyền lợi. Từ đáy lòng các nhạc sĩ luôn coi công chúng là đối tượng của tất cả những sáng tạo không mệt mỏi và tâm huyết của mình, ngược lại công chúng luôn yêu mến và khích lệ các nhạc sĩ, bởi họ hiểu rằng các nhạc sĩ, bằng tình yêu và tâm hồn đa cảm, đã hết lòng cống hiến cho họ những tình cảm chân thành và xúc động nhất thể hiện qua tác phẩm của mình. Không bao giờ cần phải nhắc nhở các nhạc sĩ điều này, bởi vì, đến với công chúng, hướng tới công chúng chính là lẽ sáng tạo thậm chí là lẽ sống của những người nhạc sĩ thật sự gắn bó với nghề nghiệp của mình.


    Để bộc lộ nhận thức và tình cảm của mình, chúng tôi muốn nói đến một quy định thật hợp lý hợp tình, đấy là quy định hạn chế quyền tác giả mà Bộ luật Dân sự đề cập đến ở Điều 760 và 761, trong đó nói đại ý: Đối với những tác phẩm đã được công bố, phổ biến. Nếu tác phẩm không bị cấm sao chụp và việc sử dụng nó không nhằm mục đích kinh doanh và không làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không làm xâm hại đến các quyền lợi khác của tác giả, thì chỉ việc thông báo tên tác giả, tác phẩm mà không cần xin phép và trả thù lao. Điều 761 tiếp theo đó đã liệt kê các trường hợp cụ thể như biểu diễn phục vụ nơi công cộng, sao lại tác phẩm để dùng riêng, chụp ảnh, truyền hình có tính chất thông tin giới thiệu v.v...


    Về nội dung này, các nhạc sĩ chúng tôi không những thấy là đúng, mà còn coi đó là niềm vui, là hạnh phúc của mình. Thực sự đấy là một động lực tinh thần có thể nói là chủ yếu để các nhạc sĩ tận tâm, tận sức, để gửi gắm vào đó mục đích của cả nghề nghiệp đời mình.

    Lớp nhạc sĩ thế hệ trước, người đã ra đi mãi mãi, người vẫn còn đây, cuộc sống của họ thực sự chưa dư dả gì. Thật là mỉa mai chua xót, thật là phi lý, các nhà tổ chức kinh doanh khi sử dụng tác phẩm của họ để thu lợi nhuận cho mình, sau khi cố ý vận dụng, giải thích sai lệch những nguyên tắc cơ bản của Luật Quyền tác giả đã không hề có một lời thông báo hoặc xin phép, do đó có nhiều trường hợp không hề trả thù lao . Lại còn lên tiếng nhắc nhở các nhạc sĩ: Phải nghĩ đến lợi ích công chúng....


    Không thể kìm lòng được. Chúng tôi xin được thẳng thắn nói rằng thủ pháp tranh luận không ngay thật này thực sự đã xúc phạm tới những người nhạc sĩ tình nguyện gắn bó với sự nghiệp âm nhạc đầy gian truân và coi đó như định mệnh của đời mình.

    Hiện nay cách hiểu sai lệch nội dung của Điều 776 trong Bộ luật Dân sự và lối tranh cãi ngụy biện đang gây rối ren trong việc triển khai tích cực công tác quyền tác giả, trái với sự quan tâm đích thực của Đảng, của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Nhà nước - Chính phủ và Quốc hội đồng thời gây tâm lý buồn phiền trong nhiều tầng lớp xã hội, đặc biệt là trong giới nhạc sĩ.


    Chúng ta phải hiểu rằng việc làm đúng, làm tốt công tác quyền tác giả chỉ là biện pháp, chứ không phải là mục đích. Mục đích cuối cùng cao nhất, sâu xa nhất, quan trọng nhất là dành cho sự phát triển xã hội. Sáng tạo trí tuệ là nguồn tài nguyên đặc biệt của sự phát triển đó. Những tài nguyên đặc biệt này có thể được sinh sôi nảy nở, nhưng cũng có thể bị khô héo, cùn nhụt đi . Việc đánh giá đúng mức và đem lại những lợi ích xứng đáng sẽ kích thích những sáng tạo trí tuệ, là đòn bẩy quan trọng nhất cho sự phát triển.

    Chúng tôi tin rằng với những điều đã có trong Bộ luật Dân sự và những nghị định của Chính phủ (cụ thể là Nghị định Chính phủ 76/CP và 79/CP - ngày 6.11.1993 và ngày 29.11.1996) cùng với một cách nhìn vô tư và trung thực chúng ta sẽ triển khai nhanh và thực hiện tốt những vấn đề về quyền tác giả, góp phần tháo gỡ những trì trệ ách tắc , giaỉ quyết những rối ren chồng chất trong lĩnh vực này, sớm đem lại những quyền lợi chính đáng cho các nhạc sĩ. Luồng sinh khí mới sẽ thúc đẩy việc sáng tạo ngày càng nhiều những tác phẩm có chất lượng cao để phục vụ tốt nhất cho công chúng và sự phát triển xã hội.
    (Lao Động 4-4)


    ATC

Chia sẻ trang này