1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các nhà báo làm gì để tự vệ ?... khi bị hành hung

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi binhyenpm, 01/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. binhyenpm

    binhyenpm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2006
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Các nhà báo làm gì để tự vệ ?... khi bị hành hung

    Trước tình trạng một số phóng viên bị cản trở, thậm chí hành hung, khi đưa tin về diễn biến vụ tiêu cực tại PMU 18 và vụ cá độ của Bùi Tiến Dũng, ngày 27/3, Công an Hà Nội đã khởi tố điều tra vụ việc.

    Trong quá trình theo dõi đưa tin về vụ án này, quan sát của VnExpress cho thấy, mỗi khi các phóng viên tác nghiệp tại các điểm "nóng": như nhà riêng của các bị can vừa bị khởi tố hay thậm chí trước cổng của trụ sở C14 thường có những nhóm thanh niên khác nhau mặt mũi bặm trợn, buông lời hăm dọa.

    Khi công an đang khám nhà Bùi Tiến Dũng, một số người lạ mặt đã theo sát các phóng viên tác nghiệp. Xe máy của họ được che giấu biển số một cách khéo léo. Khi Bùi Tiến Dũng bị áp giải ra ôtô đặc chủng về trại T16 thì những thanh niên này cũng phóng xe máy phân khối lớn bám theo.

    Trong những lần bắt Vũ Mạnh Tiên (phó chánh văn phòng PMU 18), Phạm Tiến Dũng (trưởng phòng kinh tế kế hoạch PMU 18) và một số người khác trong vụ án, cũng xuất hiện những thanh niên lạ mặt lẫn trong số người dân xung quanh. Khi các phóng viên chụp ảnh họ đã cố tình xô đẩy, che ống kính thậm chí có nữ phóng viên còn bị một người đàn ông dùng túi đánh tennis quật thẳng vào tay khi cô này giơ máy chuẩn bị chụp.

    Sự việc căng thẳng hơn khi Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến ngày đầu có mặt tại cơ quan điều tra. Trong lúc các nhà báo đang túc trực bên ngoài trụ sở C 14, một nhóm người lạ mặt đã công khai ghi lại biển số xe máy các phóng viên. Hai người đàn ông chừng 30 tuổi cầm máy quay hình từng người. Buổi chiều, một phóng viên đưa máy lên chụp ảnh đã bị một số người cố tình che ống kính. Nhóm người này còn buông lời đe dọa các nhà báo.

    Ngay sau sự việc này, các phóng viên đã phản ánh những động thái bất thường này tới thiếu tướng Phạm Xuân Quắc, Cục trưởng cục C14.

    Chiều 27/3, ít nhất 2 phóng viên là nạn nhân đã tới cơ quan điều tra trình báo sự việc. Thượng tá Nguyễn Đức Bình (Trưởng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an Hà Nội) kêu gọi các nhà báo hợp tác với cơ quan điều tra.

    Ngay trong ngày, quyết định khởi tố vụ chống người thi hành công vụ đã được ký.

Chia sẻ trang này