1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các pác đánh giá hộ em ai hát bài này hay ?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi diskuloz, 02/07/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bhv_binhminhmua

    bhv_binhminhmua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/04/2011
    Bài viết:
    1.248
    Đã được thích:
    21
    Ngoài việc quan tâm đến quãng giọng của các ca sĩ ra thì mức độ truyền cảm và sức sáng tạo khi thể hiện bài hát cũng rất đáng đc quan tâm đấy ạ. Ngoài việc xử lý một bài hát từ không phù hợp thành ra phù hợp chất giọng của mình cũng đã là một cái tài của người nghệ sĩ rồi, việc xử lý đó chính là sự sáng tạo. Còn mức độ truyền cảm là cách thức mà người nghệ sĩ truyền sự cảm nhận, cảm thụ của mình đến người nghe như thế nào. Sinh viên nhạc viện hàng năm thì có rất nhiều đủ mọi chất giọng nhưng không phải ai cũng sẽ trở thành Mỹ Linh. Và cảm xúc không phải là một đơn vị vật lý để có thể đo đếm được.
    Tất nhiên giọng nữ trung không phải có thể hát bất kỳ bài nữ cao nào, nhưng một số bài thì hoàn toàn có thể. Đó là lý do vì sao Bryan Adams đã từng song ca O'sole mio với Pavarotti.
  2. minh386

    minh386 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/12/2010
    Bài viết:
    2.171
    Đã được thích:
    5
    mình thì ko thích giong hát của Hồng Nhung, cách phát âm, nhả chữ cứ lè nhè ko rõ ràng.
  3. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Ngay cả người hát giọng cao cũng phải có sự truyền cảm và sức sáng tạo trong các nốt cao chứ không phải cứ cao trời cho thế mà dùng thô sơ được. Bạn lại bị mắc bệnh "take side" nữa rồi. Không phải khi người khác khen bài này người này giọng vocal cao vút hay quá là dè bỉu khả năng truyền cảm và sức sáng tạo. Bạn ở đây nhiều chắc đã chứng kiến tôi phải nói rất nhiều lần về căn bệnh chia đôi vấn đề. Trong tự nhiên và cuộc sống thực, số các trường hợp chia đôi là rất ít. Đến bọn tàu khựa nó còn biết chia 4 từ căn bản (xoáy âm dương: trong dương có âm, trong âm có dương), ấy mà sao người Việt mình tư duy nền tảng kém quá, làm tôi phải kiên nhẫn nhắc đi nhắc lại.

    Một lần nữa tôi phải chia tổ hợp để bạn hiểu:

    1. Giọng cao + truyền cảm và sáng tạo + bài hát hợp với nữ cao = Hay
    2. Nữ trung, nữ trầm + truyền cảm và sáng tạo + bài hát hợp với nữ trung hoặc trầm = Hay
    3, 4, 5.... : là các trường hợp thiếu một trong 3 yếu tố thì chuyển sang từ không hay lắm cho tới dở.

    Một khi các bạn không thấm nhuần được cách tư duy này thì mọi tranh luận chỉ đưa ta vào sự thấp kém. Mọi sự thưởng thức đều trở nên hồ nghi.
  4. traveltour

    traveltour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2007
    Bài viết:
    1.776
    Đã được thích:
    0
    Các bạn cãi nhau hăng quá nhỉ, mình tổng kết lại như thế này cho bạn nào ham mê tìm hiểu về thanh nhạc:

    - 261,6 Hz là tần số âm thanh của nốt C trung (hay còn gọi là nốt C4, nằm giữa cây đàn piano đó). Đây là nốt Đô chuẩn, và giọng hát con người sẽ có âm vực xoay quanh nốt Đô này nhé.

    - Các nốt cách nhau 1 quãng 8 khi tần số của nó gấp đôi (hoặc một nửa - nếu là trầm hơn 1 quãng 8), ví dụ nốt C5 sẽ có tần số 261,6 x 2 = 523,3 Hz. Nốt C5 sẽ nghe giống nốt C4 nhưng cao hơn 1 quãng 8.

    - Giọng hát con người thường có âm vực trên dưới 2 quãng 8 thôi các bạn ạ, các ca khúc sáng tác cũng thường nằm trong biên độ 2 quãng 8, một số bài nhỉnh hơn 2 quãng 8 một chút được coi là rất khó rồi. Dĩ nhiên trên thế giới có một số ca sỹ có âm vực rất rộng, có thể đến gần 5 quãng 8 như Mariah Carey, dĩ nhiên tính cả những tiếng giả thanh huýt gió nữa, chứ âm vực đẹp của cô ta (âm vực mà ở đó phát ra lời tròn, đẹp, rõ) cũng tầm trên 2 quãng 8 thôi).

    - Trong thanh nhạc , người ta chia (một cách gần đúng và tương đối thôi) các giọng hát thành:
    + Nam trầm: E2-C4: nghĩa là trong âm vực này thì giọng nam trầm phát ra đẹp nhất, rõ nhất.
    + Nữ trung : A3 - F5
    +.....

    - Một số ca sỹ giọng nữ trung (mezo) nhưng thiên về âm vực cao của nữ trung, một số nốt chạm tới nữ cao thì gọi là giọng Mezo Soprano (Mỹ Linh, Thu Minh,...) hoặc Mezo Alto (nữ trung nhưng thiên hướng âm khu trầm) như Thanh Lam, Ngọc Anh (3A). Hoặc có em Hoàng Quyên idol là giọng nữ trầm (Alto) chính hiệu. Thực ra có thể có bạn thắc mắc và phản pháo mình, đòi phải xếp Ngọc Anh (nhóm 3A) vào giọng nữ trầm - thế cũng được, tùy các bạn, vì giọng Ngọc Anh 3A rất đẹp ở âm khu trầm, nên quãng giọng của ca sỹ này có thể nằm lưng chừng giữa Alto và Soprano, thiên về Alto một chút. Mình đã nói trước là việc phân loại thế này cũng rất tương đối.

    - Trong thanh nhạc, để hát nốt trầm thì khó hơn nốt cao. Các bạn có thể tự thí nghiệm như sau: các bạn phát âm chữ MA chẳng hạn (như trong luyện thanh vậy). Các bạn có thể hát được cao nhất ở mức nào thì các bạn hạ xuống 1 chút mà cứ giữ phát âm chữ MA đó, ví dụ các bạn duy trì được 15 giây. Và ngược lại, các bạn có thể hát trầm nhất ở mức nào thì các bạn phát âm chữ MA cao hơn 1 tẹo và cứ giữ ở mức đó, đảm bảo thời gian các bạn duy trì được không bằng 1/3 thời gian các bạn giữ được nốt cao. Hát nốt cao về căn bản là dây thanh đới căng ra, thanh quản co lại, và các bạn cần một luồng không khí ít hơn để duy trì cao độ, còn hát nốt trầm thì dây thanh đới trùng đi, thanh quản cần một luồng không khí lớn hơn nhiều để duy trì âm thanh, sẽ khiến các bạn rất dễ hụt hơi, âm thanh bị mờ, bị ngắt quãng khi hát nốt trầm. Tuy nhiên, dân chuyên nghiệp sẽ thường đánh giá trình độ ca sỹ qua việc hát nốt trầm (vì xử lý nốt trầm khó hơn nốt cao nhiều), còn nốt cao thì lại dễ gây ép phê hơn với khán giả, dễ tạo hiệu ứng ghi nhớ, và trong nhiều trường hợp là sự bùng nổ, thăng hoa.

    - Các bạn cứ hình dung thế này: cây đàn piano được chia thành 7.5 khuông (tức 7.5 quãng 8) thì âm vực giọng hát nói chung (từ nam trầm đến nữ cao) sẽ trải dài từ đầu khuông thứ 2 đến hết khuông thứ 5). Một số giọng opera nữ cao có thể chạm đến một số nốt trong khuông thứ 6 (ví dụ bài Phantom of the Opera) nốt cao nhất là E6 thì phải (nốt Mi 6).

    Túm lại về cơ bản các bạn cứ hiểu nôm na là vậy. Tất nhiên làm nên giọng hát hay nó còn cả âm sắc nữa. Ví dụ cùng 1 nốt G5 chẳng hạn, cả giọng nữ cao và nữ trung đều hát được nốt này (phát âm tròn, rõ), nhưng tùy trường hợp, nếu nốt G5 này diễn tả tâm trạng mãnh liệt, đòi hỏi sự căng của nốt, thì giọng nữ trung có thể diễn tả lại hay hơn, hoặc nếu nốt G5 này nằm trong bài hát diễn tả sự lãng mạn, nhẹ nhàng thì có thể giọng nữ cao lại diễn tả hay hơn. Cho nên cùng 1 nốt, tùy vào việc nó thuộc dạng bài nào thì sẽ hợp với từng loại ca sỹ riêng, cũng không cứng nhắc được đâu.

    Quay lại trường hợp Lê Dung, đây là giọng nữ cao - kịch tính, một loại giọng quý trong opera. Lê Dung hát Opera rất hay, số 1 Việt Nam vào thời của bà. Còn mảng nhạc nhẹ Lê Dung cũng tham gia hát, nhưng địa hạt của bà vẫn là Opera. Nhưng tiếc thay, phần lớn dân số VN nếu biết đến Lê Dung cũng là qua những ca khúc nhạc cách mạng, nhạc nhẹ, nhạc trữ tình chứ không phải là opera. Do vậy, một ca sỹ Opera phải đi hát nhạc nhẹ, nhạc trữ tình thì không phát huy được 100% công lực rồi. Tuy vậy, dù rằng phải "làm việc trái ngành" nhưng Lê Dung cũng để lại nhiều tác phẩm nhạc cách mạng hay, như Người Hà Nội, Thiên thai, Suối mơ, Bài ca hy vọng, Mẹ yêu con (các bài như Bài ca hy vọng, Mẹ yêu con,... thuộc âm khu giọng cao nên Lê Dung thể hiện rất hay, đúng sở trường). Bài "Họa My thét trong mưa" thì phần lớn bài là giọng nữ trung, có một số nốt cần giọng giả thanh và một đoạn cuối bài Ò O O Ó... thì cần đến giọng nữ cao thể hiện sẽ tốt nhất. Hồng Nhung thể hiện đoạn Ò O O Ó này có lẽ ko thể tốt được, nên cách xử lý của Hồng Nhung là bỏ đoạn này đi, cũng được, đó cũng là 1 cách.
    Ôi viết nhiều mệt quá.
  5. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Tôi ít khi đảo qua các forum khác, nhưng có một lần tôi search gì đó liên quan đến nhạc nhẽo, tôi thấy kiểu chia đôi vấn đề đã dẫn các cuộc tranh luận trở nên thấp kém. Để tôi tả cho các bạn nghe:

    Một anh A hét lên : giọng cao là vô địch, giọng cao muôn năm ! Tôi là fan của ca sĩ A1 vì cô ấy giọng cao.
    Một chị B hét lên: giọng truyền cảm và sáng tạo là nhất ! Tôi là fan của ca sĩ B1 vì cô ấy truyền cảm.
    Một anh D la lên: hát hay mà chọn bài dở thì cũng vứt hết, phải có ekip và bài hit, bài Hit muôn năm ! Tôi là fan của nhạc sĩ D1 vì anh này toàn bài hit.
    Một chị E: hát hát cái gì, quan trọng là biểu diễn, nhảy đẹp là vô đối
    v.v....

    Đấy là lí do vì sao có những nhóm người họ không bao giờ cho những người ngoại đạo tham gia, đặc biệt là trong lĩnh vực nghệ thuật. Bởi vì người trong giới họ biết cách tư duy đúng, tư đó họ có cách tranh luận văn minh.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------

    Lúc trước tôi cũng định viết về điều đỏ đỏ này. Đây chính là việc tôi nói bài hát Họa mi hót trong mưa không hợp với Hồng Nhung là thế. Mấy đoạn giả tiếng họa mi ấy cần một sự cao lãng mạn, thánh thót, nó là tiếng hót của một con chim họa mi đã rũ bỏ những giọt mưa để cất tiếng hót tự nhiên nhất. Giọng nữ trung mà hát mấy đoạn ấy thì thật là mất hết cả thanh tao thoát tục.

    Ví dụ lên cao hợp với nữ trung thì ta có thể lấy được rất nhiều, cứ lấy bài "Em mơ về anh" do Mỹ Linh hát là biết ngay. Nốt cao nhất của bài này, có thể như bạn nào đó tả, Mỹ Linh hát như gào lên. Nhưng rất may là cái câu đó lại có nội dung lột tả nỗi nhớ anh điên dại, cho nên nó thành ra hợp.
  6. diskuloz

    diskuloz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2008
    Bài viết:
    1.484
    Đã được thích:
    9
    Yeah ! đọc bài các pác phân tích mình mới vỡ ra nhiều vấn đề ít ra cũng là khái niệm Thank các pác . Sẳn đây hỏi luôn các pác vấn đề này : Tại sao các ca sĩ thế hệ trước 75 như Khánh Ly, Hương Lan, Lưu Bích, Duy Khánh, Chế Linh,Trịnh Nam Sơn v.v. tất cả họ đã trên u 50 thậm chí là trên 60 vẫn giử được giọng và hát tốt? Trong khi đó thế hệ ca sĩ sau này như PhươngThanh, Minh Thuận, Quang Linh, Cẩm Vân, Nhã phương , Bảo Yến v.v.thì tàng hình luôn hoặc hát không được như xưa nửa là vì sao ? Phải chẳng là không có bài để hát hay bể tiếng ?
  7. traveltour

    traveltour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2007
    Bài viết:
    1.776
    Đã được thích:
    0
    Bạn so thế cũng không hẳn.
    Rất nhiều ca sỹ thời xưa cũng biến mất rồi đó chứ, chả qua bạn chỉ nhớ những người còn lại, những người nổi tiếng nhất. Cũng giống như thời nay thì vẫn còn rất nhiều ca sỹ còn duy trì giọng hát qua hàng chục năm, và sẽ còn duy trì tiếp một thời gian dài nữa: Thanh Lam, Mỹ Linh, Hồng Nhung, Tấn Minh, Tùng Dương, Anh Thơ, Trọng Tấn, Cẩm Vân,......
    20 năm nữa, rồi sẽ có 1 em đặt câu hỏi như bạn "Tại sao thế hệ trước năm 2000 nhiều ca sỹ vẫn duy trì giọng hát tốt đến thời nay - tức năm 2030) như Thanh Lam, Mỹ Linh, Hồng Nhung,... mà thế hệ sau này như ...xxxx... ;))
  8. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13


    Ò ó o.. nghe như gà gáy à [:D]

    Tôi có suy nghĩ khác bạn về vai trò của đoạn ò ó o này. Ở đây tôi xin chia sẻ. Toàn bộ phần nữ trung đầu chiếm phần lớn bài hát, nó là lời tự sự day dứt của người phụ nữ "vì sao lại chia tay, vì sao chẳng trở về", để rồi khi tự sự hết những câu hỏi không bao giờ có câu trả lời, người phụ nữ lại như chim họa mi giũ những giọt mưa để cất tiếng hót thanh thản, người phụ nữ có lẽ là một ca sĩ sẽ lại tiếp tục cất tiếng hát yêu cuộc sống. Vì vậy cái phần giả tiếng hót ấy là cực kì quan trọng.

    Nghe Lê Dung "hót" và Khánh Linh "hót" khác nhau. Lê Dung hát tự sự thê thảm hơn, nhưng phần hót lại thanh thản hơn. Trong khi đó Khánh Linh tự sự nhẹ nhàng hơn, nhưng "hót" thì vẫn vương vấn nỗi đau đáu trong tiếng hót ấy.

    Bạn xem tiết mục này trong the Voice cũng có thể nhận thấy vai trò của đoạn hót này. Tôi rất thích phần dàn dựng song ca này, đan xen giữa lời tự sự và giọng hót thanh thản. Và Khánh Ly đã ghi điểm thuyết phục chỉ khi đến đoạn hót ấy mà thôi.
  9. diskuloz

    diskuloz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2008
    Bài viết:
    1.484
    Đã được thích:
    9
    Mình lấy ví dụ như Phương Thanh rõ ràng PT kg còn hát được nửa nếu bây giờ kêu Chanh hát bài trống vắng thì thật sự Chanh đã thua
  10. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Đấy, bạn đã thấy sự tai hại trong khi thảo luận những vấn đề nghệ thuật mà cứ cố chia làm hai phe chưa? Tôi đoán là kiểu chia phe đó mang lại cho các bạn một ... khoái cảm gì đó hay sao ấy, cơ mà nó luôn dẫn đến sai lầm.

    Chả thà bạn hỏi ngay một ca sĩ là Phương Thanh, sẽ có người trả lời cho bạn đúng 1 trường hợp ấy thôi thì lại thành ra văn minh.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Tôi định viết cho bạn về đoạn đỏ đỏ trên từ lúc nãy, nhưng nghĩ rằng bạn chưa có được cách tư duy đúng về vấn đề nên gác lại. Giờ với mấy bài post của bạn traveltour và của tôi, tôi hi vọng bạn sẽ từ từ ngẫm lại từng tí một. Đặc biệt là phải bỏ được cái khoái cảm rút tỉa ra những kết luận rất chi là phe phái hoặc ôm đồm như trên.

    Nữ trung có thể lên cao ở một số bài: như trên bạn traveltour đã giải thích và tôi có minh họa làm rõ thêm sau đó.

    Riêng với vụ Bryan Adams hát với Pavarotti thì bạn nên xem lại clip đó một lần nữa để hiểu hơn. Tôi thì chỉ có thể mô tả rằng hai người ấy họ đúng là hai người trong giới, họ thật là văn minh. Bryan Adams biết thừa mình là chú nhóc bên cạnh Pavarotti, anh ấy chỉ muốn được một lần hát cùng để bày tỏ ngưỡng mộ, vì vậy đoạn bắt đầu hát, Adams tạo dáng rất hài hước, kiểu như "Chú ơi cháu đang cố hết công lực để hát bài của chú này", dáng người đứng xiêu vẹo ngước lên. Còn chú Pavarotti thì cười nắc nẻ kiểu "Thằng bé đáng yêu quá". Và đến đoạn chú hát thì giống như là chú chiều cháu, không phải cái kiểu lên mặt ta đây, vì đẳng cấp là đương nhiên được thừa nhận. Và tới đoạn hát cao nhất, Adams làm động tác "Mời chú ạ", sau đó thì làm bè trầm đệm cho chú.

    Một tiết mục vui như thế mà bạn lại rút ra chuyện đẳng cấp của Bryan Adams được đặt ngang với Pavarotti, có vấn đề quá đi mất.

Chia sẻ trang này