1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các phái Nam quyền - Kungfu

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi thieulam_vietnam, 16/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tvtt

    tvtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    Chào tất cả các bạn ,
    Các bạn có thể vào website chính của HồngGia LaphuSơn www.hong-gia.org để hiểu thêm . Và từ website này có link với tất cả các website HG LPS khác trên toàn thế giới .
  2. be_te

    be_te Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2004
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    1
    Thân gửi anh tvtt:
    => anh nói đúng lắm. Em thích HGLPS 1 phần là ví có thể tự tập tại nhà để giữ sức khoẻ. Đúng là tại em làm biếng quá: mỗi sáng chịu khó kéo đơn vài trăm lần thì có lẽ thời gian qua cũng có ích phần nào. Hy vọng là em còn nhớ sơ mấy cái đơn nó ra làm sao :)
    - kính
  3. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Chào bác tvtt, tôi vừa ghé thăm trang Hồng Gia La Phù Sơn thấy có bài viết về Bạch Hạc rất hay nhưng tôi lại cũng sưu tầm được bài viết Bạch Hạc khác, không biết có phải là một nhánh HẠC QUYỀN khác không, bác hãy đọc và cho ý kiến nhé.
    THIẾU LÂM BACH HẠC:
    Là tên gọi chung của 5 phái Hạc quyền : Tung hạc, Phi hạc, Minh hạc, Túc hạc, Thực hạc
    .
    Còn có tên gọi là Bạch Hạc, lưu hành tại các vùng Phúc Châu, Vĩnh Châu, Phúc Thanh, Tường Lạc, Hương Cảng, Đài Loan và một số nước Đông Nam Á. Theo truyền thuyết thì môn Bạch Hạc do Phương Thất Nương tại Phúc Kiến sáng lập vào thời Khang Hy nhà Thanh. Phương thất nương tinh thông quyền pháp Thiếu Lâm, và đã luyện võ từ nhỏ. Khi trưởng thành vốn yêu quí loài Hạc trắng mà cô đem tất cả những động tác của loài Hạc như : ?otìm thức ăn, bay nhảy, đứng nhảy, tung cánh, nhảy nhót,?.? phối hợp với quyền pháp Thiếu Lâm, sáng chế nên THIẾU LÂM BẠCH HẠC QUYỀN. Phương Thất Nương cùng các đệ tử đi truyền bá Hạc quyền suốt một dải Vĩnh Xuân, Phúc Châu, Phúc Thanh, Trường Lạc. Các môn đồ tài năng có Trịnh Lễ, Triệu Hổ,? đã dựa trên cơ sở của Hạc quyền rồi dung hợp thêm các kinh nghiệm giao đấu qua nhiều năm truyền lại cho đời sau.
    Đến cuối đời Thanh thì đã phân nhánh làm 5 lưu phái có phong cách khác hẳn nhau là: Tung hạc, Phi hạc, Minh hạc, Túc hạc, Thực hạc.
    Thiếu Lâm Tung Hạc quyền:
    Váo năm Đồng Trị nhà Thanh có Phương Thế Bồi người Phúc Thanh ?" Phúc Kiến, khổ luyện võ công tại Thiên Tòng tự ở Trà Sơn. Một lần thấy con Hạc đậu trên ngọn cây cổ thụ cất tiếng hót mà cây rung, bèn ngộ ra cái khí của chim Hạc là ?oha khí? lại thấy con tôm búng dưới nước, ngộ ra lực đàn hồi trong thân pháp. Lại lấy hình trạng con chó bị rơi xuống nước, ngộ ra kình trong sự rung lắc. Về sau Phương Thế Bồi đem những điều ngộ được, sở đắc về khí ?" kình - lực dung hợp vào quyền lý, quyền pháp, gọi môn quyền này là THIẾU LÂM TUNG HẠC QUYỀN. Loại quyền này yêu cầu vận động theo hình tròn, lỏng thân, mềm tay, đòn ra duỗi thẳng, dùng lực toàn thân, kình phát rung bật, đàn hồi. Bài quyền tiêu biểu có: Triều thân tam giác quyền, nhị thập tứ chiêu pháp,. Tung Hạc quyền mô phỏng Hạc đang tung cánh bay lên.
    Thiếu Lâm Phi Hạc quyền:
    Do Vĩnh Xuân Bạch Hạc là Lâm Thế Hàm và đệ tử là Tạ Sùng Tường sáng chế trên cơ sở Bạch Hạc vào cuối đời Thanh. về sau Tạ Sùng Tường trở thành nhất đại tông sư của Phúc Kiến Minh Hạc quyền. Môn quyền này yêu cầu xuất tiễn có lực, chụp bắt mau lẹ. Bài quyền tiêu biểu có : Trung khuôn quyền, Nhị thập bát tú quyền.
    Minh Hạc mô phỏng Hạc đang gáy.
    Thiếu Lâm Túc Hạc quyền:
    Truyền từ cuối đời Thanh, do Giác Thanh hoà thượng ở chùa Hạch Môn- Liên Giang ?" Phúc Kiến sáng lập. Sau đồ đệ là Lâm Truyền Vụ ở Thành Môn truyền thụ ra ngoài. Vụ học 5 năm, khi luỵện thành về mở trường dạy ở Phúc Châu, Tam Bảo, Du Hãng. Môn quyền này khi luyện giống ngủ, nhưng không phải ngủ, ý để dụ địch, thoát ẩn mau lẹ, thủ pháp nhanh như chớp; Bộ pháp vững vàng. Bài quyền tiêu biểu có: Thất bộ liên hoa quyền, Hạc trảo triển uy quyền, đối luyện 34 chiêu,?
    Túc Hạc quyền mô phỏng Hạc đang đứng nghỉ.
    Thiếu Lâm Thực Hạc quyền:
    Ra đời vào cuối đời Thanh, do Gia Bồ Sư ở Mân Thanh truyền cho Phương Thuỷ Quan ở Bắc Lĩnh Hạ, tỉnh Phúc Châu. Phương Thuỷ Quan lại truyền cho Diệp Thiệu Đào ở Thương Sơn, Phúc Châu; Diệp Thiệu Đào khổ luyện trong nhiều năm, thực chiến nhiều nơi và truyền dạy cho nhiều đệ tử, và trở thành Thực Hạc quyền Nhất đại tông sư. Môn quyền này chú trọng thủ hình, lấy trảo, chưởng, chỉ, câu và đơn châu quyền làm chủ; bộ pháp thường dùng là : ?oTam điểm ngũ mai hoa?. Mã bộ vững chắc, eo hông xoay như bánh xe. Thực Hạc quyền mô phỏng Hạc đang ăn.
    Những đặc điểm chung của các phái Thiếu Lâm Bạch Hạc:
    Đầu ngay, cổ vững, lưng căng, hông lỏng, bộ pháp vững chắc, yêu cầu: ?oLạc địa sinh căn, ngũ điểm kim lạc địa? - đứng vững như mọc rễ, 5 ngón chân dùng lực bám chặt xuống đất; thủ pháp yêu cầu ?othiên thối địa?, tức tay và chân đối nhau, hai cánh tay có thể phát đẩu kình (kình lực từ rung lắc) mạnh mẽ. Lời quyết: ?oHạc pháp toàn kháo dao tông thủ? (phép đánh Hạc quyền toàn dựa vào ?odao? và ?otông?; ?odao? là nhu, chủ yếu hoá giải kình lực; ?otông? là cương, chủ yếu suất kình, đòi hỏi cương nhu tương tế, gặp lực sinh lực, gặp lực hoá lực;
    Hạc quyền nhấn mạnh sự thống nhất cao độ giữa : tinh ?" khí - thần; Lúc luyện ngưng tinh dưỡng thần, trọng vận khí, lấy ý hành khí, khí trầm đan điền, lấy khí đẩy lực, phát kình ở eo.
  4. tvtt

    tvtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    Chào be_te ,
    Trời ạ , chịu khó tập 1 động tác đơn nội công số 1 cũng đủ rồi nhé , không cần tập nhiều động tác nếu chỉ để giữ gìn sức khỏe . Anh huấn luyện HongGia LPS từ năm 1983 đến nay đã 22 năm , trong suốt thời gian này , ngưng không tập liên tục thời gian 7 ngày thì không quá 3 lần , ngưng không tập liên tục 3 ngày không quá 10 lần .
  5. tvtt

    tvtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    Chào bác Thieulam_vietnam ,
    Những bài của bác rất có giá trị và được nhiều bạn yêu thích . Nhưng trong phần BachHac nêu trên bác nói thiếu mất phần MinhHạc , xin bác bổ túc để mọi người có thêm kiến thức .
    Về Bạch Hạc , theo kinh nghiệm tập luyện của tôi và theo sự hiểu biết của tôi thì BachHac tôi đã và đang luyện tập đều bao gồm 4 ý chính của 5 phái Hạc quyền là Tung , Thi , Túc , Thực . Muốn tập BachHac , đầu tiên chúng ta phải tập gân cơ bện vào nhau để phát lực mạnh nhất trong khoảng cách gần nhất , song song với luyện gân cơ bện vào nhau , ta phải luyện thả lỏng các khớp xương từ khớp vai , khớp chõ đến khớp cổ tay ( những động tác nội công HG LPS dẫn đến điều này trong phần thủ pháp ) . Sau đó chúng ta cũng phải tập bộ pháp sao cho gân cơ bện vào nhau ở chân và đồng thời thả lỏng các khớp xương chân từ khớp hông , khớp gối đến khớp cổ chân . Sau đó chúng ta tập đến phần bện gân cơ của thân sao cho gân cơ được bện chặt xung quanh cột sống đồng thời phải tập thả lỏng cột sống vì cột sống là chủ của tứ chi . Chỉ khi nào chúng ta luyện được sự thả lỏng và bện gân cơ của toàn thân này thì chúng ta mới thể hiện được cái tuyệt diệu cua BachHac , khi đó chúng ta mới điều khiển những động tác của mình tùy theo ý mình muốn . Sau đó chúng ta mới nói đến luyện Thần . Một phương pháp luyện Thần của BachHac là chúng ta đứng BachHac tấn ( đứng trên 1 chân , 1 chân co lên ) , 2 tay giăng ra khóa tay hạc ( 4 ngón tay kia ôm ngón út ở giữa , cổ tay câu lại ) , trầm vai , xong chúng ta nhắm 2 mắt lại , khi nhắm mắt như vậy 1 lúc thì thân chúng ta sẽ bị chao đảo vì mất thăng bằng , khi đó chúng ta hãy cảm nhận sự mất thăng bằng này và di động các bộ vị của cơ thể mình như vai , eo , mông , cột sống để tự đưa mình trở lại trạng thái thăng bằng , nghĩa là dùng sự cảm nhận và uyển chuyển của mình đễ giữ trọng tâm không ra khỏi chân đế . Phương pháp này rất đơn giản và thú vị mà cũng rất hiệu nghiệm . Nói cho rốt ráo , khi đã luyện được thân thủ bộ gân cơ bện chặt và lỏng các khớp toàn thân thì chúng ta đều áp dụng vào tất cả các hình khác như long , xà , hổ , báo được mà . Cũng như cơ bản chúng ta tập viết chữ cho thật đẹp và tập nguyên tắc ráp nối 24 chữ cái cho thật chuẩn , sau đó chúng ta sẽ làm bài luận văn theo ý của mình chứ có cần phải sao chép của ai nữa đâu ? Ý tôi muốn nói , phải chăng các động tác của cơ thể thì đương nhiên có nguyên lý của chính nó , khi chúng ta nắm được nguyên lý này rồi thì chúng ta có thể phát huy dưới bất cứ dạng thức nào cũng được , không cứ phải là BachHac hay HongGia , hoac Vinh Xuan hay Karate , có phải như vậy chăng ? Vì cũng là động tác của cơ thể , khi đi kèm với âm nhạc thì thành múa ( như bài múa ballet có nhiều động tác không khác BachHac mà ) , mang ý tư vệ hoặc chiến đấu thì thành võ-thuật , dùng để diễn đạt 1 ý gì đó thì thành bộ môn kịch câm , hoặc mang vào thể dục thể thao thì thành các dạng vận động cơ thể khác nhau ... nhưng không biết các bạn có chú ý là dù ở dưới bất cứ dạng thức nào thì các động tác của cơ thể cuối cùng cũng liên quan đến sự chuyển động của cột sống 1 cách vô tình hoặc hữu ý ?
  6. nguoitpnhatrang

    nguoitpnhatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2005
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Hay lắm. Hai bác tvtt và thieulam_vietnam post tiếp bài về kỹ pháp Hồng gia cho tôi học hỏi đi.
    À mà tôi được biết ở Quảng Nam-Đà Nẵng có phái Hồng môn, thực chiến cũng hay lắm, từng nổi tiếng trên võ đài miền Trung với các võ sĩ có tên hiệu bắt đầu bằng chữ Triệu. Không biết bác tvtt và thieulam-vietnam có thông tin gì về môn này không. Môn này có họ hàng gì với Hồng gia không?
  7. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Chào ông tvtt,
    - Hay lắm, nhưng tui nghĩ là ông chưa nói hết . Vậy thôi hay còn gì khác nữa không ? Luyện (hay kéo ?) đơn là làm sao ?
    - Ngày trước 1975, có 1 võ sư Tàu môn phái Bạch Hạc, dù tuổi đã cao, vẫn được mời dạy cho cận vệ trong phủ Tổng Thống Thiệu, ông có biết ông này không ? nếu không thì hỏi mấy người lớm giùm tui xem tông tích ông này ra sao ?
    -Tui thích những gì ông viết ra , dù tui chưa hiểu hết, nhưng nghe có vẻ như là ông đã thực nghiệm chứ không phải chép lại .
    -Khi đã khóa gân chân ( và nhiều nơi khác nữa) trong Trung Bình tấn như ông nói, vậy thì làm sao di động mà bảo là có thể dùng trong thực chiến ?
    Cám ơn .
  8. agui

    agui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    781
    Đã được thích:
    0
    Giàng ơi, gân cơ quanh cột sống bện chặt mần răng cột sống thả lỏng? Tập cách này dễ lên chùa sớm đó nghe.
  9. tvtt

    tvtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    Chào nguoitpnhatrang ,
    Tôi có dịp ra DaNang 1 lần trong dịp giải bóng bàn toàn quốc lần thứ 1 ( tham gia như 1 khán giả chứ không phải thi đấu ) , nhưng thời gian này tôi chưa biết HG LPS và cũng không có duyên để gặp được những môn phái nổi tiếng ở DaNang nói riêng và miền Trung nói chung , và tôi cũng không biết gì về Hồng môn nên không có ý kiến .
  10. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Bác agui này "máu" nhỉ ? Người ta giãng chưa hết bác đã nhảy vô họng ngồi rồi ! Để cho tui học chớ .

Chia sẻ trang này