1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các phái Nam quyền - Kungfu

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi thieulam_vietnam, 16/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tvtt

    tvtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    Xin cám ơn thịnh tình và sự động viên của tất cả các bạn nói chung .
    @unrepeat : bạn nói cũng đúng , nhưng HG LPS cũng nằm trong Nam Quyèn là 1 , thứ 2 thì chúng ta đã thảo luận với nhau đến trang thứ 7 rồi , có cách nào mang những gì anh em mình post trên topic này qua topic HGLPS ? Và có thật sự cần thiết phải dời dịch như vậy không ? Cuộc sống vốn đơn giản mà , mình làm gì được lúc nào làm ngay lúc đó thì năng lực hành động hình như ít bị chia chẻ , hễ mình ngồi xuống đặt thành vấn đề trọng tâm thì năng lực hành động hình như lại bị phân tán bởi bao nhiêu là gút mắt và dự tính ... có phải vậy không ?
  2. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0

    To tvtt !...

    Không biết bác có biết Anh Thành - võ sư Hồng Gia LPS - nghệ nhân sơn mài, cơ sở trên đường Nguyễn Văn Đậu - Sài Gòn ?!?.. cho đến khi A Thành xuất cảnh vào năm 1990. Lúc bấy giờ tui có đến chơi và trông thấy bàn thờ tổ tại phòng khách...Và Võ đường Hồng Gia LPS khác nữa ở Phú Nhuận - cafe Hồ cá ..vv..vv...
    Hè năm 1990 - Hồng Gia LPS có một buổi seminar rất vang dội tại nhà thi đấu Phan Đình Phùng Q3, đến giờ tui vẫn còn ấn tượng mạnh về các thân chứng nội công của Hồng Gia LPS vào cái đêm đấy ...
    Chậc ! ... Lâu rùi tui không gặp lại họ nữa ...

  3. tvtt

    tvtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    Cùng tất cả các bạn ,
    Tôi vừa post 1 câu chuyện ngắn liên quan đến HG LPS dựa trên những chi tiết tôi được biết trên topic HG LPS . Tôi xin các bạn công bằng dùm tôi và góp ý cho , tôi mà làm việc trên 2 topic thì tôi sống làm sao khi tôi đã có 1 cháu Nội và 1 cháu Ngoại , vừa phải lo sinh kế ban ngày , lo 2 cháu ban đêm vì thương cháu ... Mong sự góp ý của các bạn !
  4. tvtt

    tvtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    Chào Motdikhongtrolai ,
    Mình không biết anh Thành , vì luyện tập môn này có rất nhiều người giao lưu với thầy Lân không trên sân tập , nhưng mình biết anh Khuê ở cafe Hồ Cá phú Nhuận .
    Nghe bạn nhắc đến những thân chứng về nội công của các anh em cũ mình cũng mừng .
    Thân -
  5. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    Xin kể một giai thoại mà tôi lượm được trên net: đó là cụ Hoàng Phi Hồng đã phải đổi ngón vô ảnh cước và phân thế bài hổ hạc song hình để lấy bài thiết tuyến quyền của Thiết Kiều Tam(đây là ngoại hiệu của bậc tiền bối này vì có đôi bắp tay cứng như sắt). Tất nhiên về độ xác thực thì không thể đảm bảo, nhưng ngầm ý bên trong có thể hiểu là HPH rất coi trọng bài nội công này, cũng như Karate Nhật cũng chỉ độc có bài Sanchin mà không chi phái nào bỏ qua(theo tôi biết).
    Còn có thể cụ TTQ ở chi trên của HPH nên không có bài này trong quyền phổ, có thể vì cụ là người TQ nên không thể truyền hết chăng, cũng như cụ Tế Công có truyền tiêu chỉ và tầm kiều cho VX Việt Nam đâu.
  6. tvtt

    tvtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    Chiều sâu nguyên lý cơ bản động tác nội công -
    Dẫn nhập : Chúng ta có 1 hệ thống từ trường , khi chúng ta rắc những vụn sắt xuống từ trường này thì những vụn sắt sẽ THEO QUI LUẬT của từ trường mà định hình thành những vòng tròn .
    Nguyên lý : Cũng vậy , khi tinh của người Cha kết hợp với trứng của người Mẹ ( sự giao nhau của Âm Dương ) sẽ sinh ra hệ thống Bát Mạch ( Nhâm , Đốc , Xung , Đới , Âm duy , Dương duy , Âm kiều , Dương kiều ) là hệ thống cơ bản đầu tiên trong cơ thể con người . Sau đó , các chất dinh dưỡng từ người Mẹ khi được hấp thụ vào sẽ THEO QUI LUẬT của Bát mạch mà định hình thành Ngũ tạng Lục phủ . Sau khi Ngũ tạng Lục phủ được hoàn chỉnh mới tiếp tục có hệ thống Lục kinh ( Thủ túc Thái dương , Thủ túc Thiếu dương , Thủ túc Dương minh , Thủ túc Thái âm , Thủ túc Thiếu âm , Thủ túc Quyết âm ) , 6 kinh trên thông với trời , 6 kinh dưới thông với đất .
    Khi chúng ta tập động tác nội công LPS , chúng ta sẽ thấy ở dưới chúng ta khóa cổ chân , ở trên chúng ta khóa cổ tay , như vậy chúng ta đã khóa hệ thống Lục kinh mà chỉ tập hệ thống Bát mạch , nghĩa là chúng ta đang luyện tập hệ thống gốc của cơ thể , là hệ thống chủ của Ngũ tạng Lục phủ . Đây là lý do mà :
    - Thứ 1 , tại sao chúng ta có được sức khỏe tốt trong 1 thời gian ngắn .
    - Thứ 2 , tại sao khi bắt đầu tập nội công LPS chúng ta không cần chú ý đến hơi thở , vì tập hệ thống gốc nên cơ thể sẽ tự điều chỉnh hơi thở theo nhịp của chính nó khi nó cần . Tôi sẽ dẫn giải bằng hình ảnh về vấn đề hơi thở tự động ra vào theo nhịp của động tác trên video .
    - Thứ 3 , tại sao khi tập nội công LPS chúng ta luôn luôn , luôn luôn , giữ cột sống thẳng không nghiêng qua trái hoặc phải , cho dù chúng ta có trầm vai tối đa , xả vai hết cỡ thì tuyệt đối chúng ta vẫn phải giữ cột sống ở tư thế chính giữa , không nghiêng ngả . Vì cột sống là cột trụ của Bát mạch trong không gian 3 chiều , nên nếu cột sống nghiêng ngả là cột trụ của Bát mạch đã bị xiên xẹo méo mó , mà nếu chúng ta tập trong tư thế Bát mạch méo mó thì đương nhiên cũng phát sinh ra 1 hệ quả tương ưng với sự luyện tập này , và kết quả ra sao chắc các bạn cũng có thể tưởng tượng ra được .
    Trên đây là khái niệm chính khi luyện tập nội công LPS . Tôi viết trưóc để các bạn đã tập , đang tập và chưa tập tham khảo và đóng góp thêm ý kiến nếu tôi có gì thiếu sót . Tôi nghĩ bất cứ thưc hiện điều gì , nếu chúng ta hiểu càng rõ rệt thì chúng ta càng tránh được những sai sót .
    Và 1 điều cực kỳ quan trọng tôi xin nhắc các bạn là sau khi khoá tấn tập nội công , các bạn bắt buộc phải xả tấn , nghĩa là trước tiên chống 2 tay lên gối , nhả khớp gối thẳng ra , mắt luôn nhìn lên cho dù thân đang khom xuống , xong nhả khớp cổ chân ( 2 mũi bàn chân xoay ra ngoài ) , nhún người nhẹ cho 2 chân chắc chắn thật thoải mái , sau đó mới hồi tấn và đi lại bình thường . Vì chính Sư Tổ đã dặn dò " Các con không xả tấn thì mươi , mười lăm năm sau các con mới bị bại ( chữ bại Thầy tôi dùng mang ý nghĩa bại liệt đó các bạn ) " .
    Video tôi đang thực hiện , mong sớm như ý mình để post lên cho các bạn tham khảo .
  7. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    ---------------------------------------------------------
    Qua bài viết của tiền bối, tôi cũng rõ thêm đôi điều về HG LPS, nhưng tôi vẫn có một số thắc mắc như sau:
    1 là :
    Xin tiền bối Tvtt giải thích thêm: Theo như tôi hiểu thì khoá cổ chân là khi xuống tấn 2 mũi bàn chân xoay vào trong, thế còn khoá cổ tay - thì bàn tay và cánh cay phải xoay theo hướng nào ?
    2 là: Nếu không cần chú ý hơi thở thì làm sao dồn được nội lực, mà nội lực thì theo tôi hiểu cũng phải do nén khí mà có, lúc thở ra hết thì không thể dồn được nội lực rồi. Chi tiết này mong tiền bối chỉ rõ hơn nữa ?
    3 là :Cột sống trong bài tập này phải thẳng, OK rồi. Nhưng tôi không rõ HG LPS có lý thuyết đối lập hoàn toàn với Yoga (các tư thế của Yoga thì lại toàn những động tác nghiêng ngả đủ kiểu trong khi vẫn thở đều), vậy thì những người đã từng tập yoga có tập được không, có ảnh hưởng gì không ? Những người mắc bệnh gì, hoặc khiếm khuyết gì thì không được phép tập,....?
    4 là:Các triệu chứng xuất hiện ban đầu khi mới tập Nội công của HG LPS là gì?
    Như thế nào thì biết được rằng, mình đang tập đúng, đang có tiến triển về nội lực ? phải thử bằng cách nào?
    Tôi cũng được biết tập Nội công không khó đến mức không thể tập được, và lại càng không dễ bị Tẩu hoả nhập ma. Nội công trong võ thuật khác xa với Nội công của các hành giả tu hành ăn chay niệm phật cả ngày chỉ biết ngồi tụng kinh gõ mõ nghĩ ra đủ các thứ pháp dẫn nhập đau hết cả đầu. Về vấn đề này tiền bối có cao kiến gì không ?
    Một số thắc mắc, mong được tiền bối giảng giải cặn kẽ chi tiết cho các anh em trên diễn đàn.
  8. tvtt

    tvtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn Thieulam_vietnam , năm nay tôi 48 tuổi , xin bạn cứ thoải mái gọi tôi bằng anh nếu bạn nhỏ hơn , gọi tôi bằng bạn nếu đồng trang lứa , gọi tôi bằng em nếu bạn lớn hơn . Chúng ta càng giản dị nói chung trong mọi mặt của cuộc sống có lẽ chúng ta sẽ nhẹ nhàng hơn và năng lực cũng bớt bị phân tán bởi những ràng buộc không cần thiết .
    Thứ 1 , khóa cổ chân đúng như bạn nói , còn khóa cổ tay thì nằm trong ý chính khóa lục kinh để tập bát mạch nên có những trường hợp sau :
    - Cổ tay bật ngửa ra nằm gần như thẳng góc với cánh tay ngoài , như hình tay hổ chẳng hạn ( tôi sẽ minh họa rõ ràng khi nói về động tác đơn số 1 ) .
    - Khi cổ tay và cánh tay ngoài cùng nằm trên 1 mặt phẳng , không bật ngửa ra thì cổ tay phải khóa chéo qua 1 bên như hình xà chẳng hạn .
    - Trong trường hợp cổ tay trên cùng mặt phẳng với cánh tay mà không khóa chéo thì nắm các ngón tay lại .
    Thứ 2 , vì chúng ta đang tập bát mạch là hệ thống gốc của ngũ tạng lục phủ nên chúng ta không chủ động hơi thở , như đứa bé trong bụng Mẹ vậy . Chỉ khi nào chúng ta đụng đến lục kinh là hệ thống liên lạc với bên ngoài chúng ta mới chủ động dùng hơi thở để dẫn khí . Vấn đề bạn nói " nội lực do nén khí mà có " là 1 trong những trường hợp khác nhau của chuyện gọi là " nội công " chứ không phải là duy nhất . Nói thật với các bạn , cho đến ngày hôm nay tôi vẫn chưa hít thở hoặc nén khí gì cả , mà vẫn cứ để hơi thở tự ra vào , nhưng ngay cả trong trường hợp hơi thở của tôi ra hết thì tôi vẫn biết là nội lực của tôi vẫn sung mãn . Có thể 1 số các bạn cho là nghịch lý , nhưng tôi quả thật chưa biết giải thích gì hơn . Chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận thêm khi các bạn có thêm ý kiến . Hoặc giả các bạn phải xác định lại " thế nào là nội lực " , và dựa trên định nghĩa chung này mới có thể cùng nhau bàn thảo rõ ràng được .
    Thứ 3 , tập nội công LPS không nghịch với bất cứ môn công phu nào khác , kể cả Yoga . Vì bạn tập hệ thống gốc nên lục phủ ngũ tạng của bạn được mạnh khỏe , khi lục phủ ngũ tạng được mạnh khỏe thì bạn tập bất cứ môn gì khác đều thuận lợi hơn thôi . Và cũng vì tập hệ thống gốc và không hít thở hay nén khí nên bất cứ ai trong bất cứ trường hợp nào muốn tập động tác này đều được cả .
    Thứ 4 , những triệu chứng thông thường và rõ nét nhất là thấy người nhẹ nhàng sảng khoái , ăn ngon ngủ yên , làm việc tỉnh táo và bền bỉ hơn , khi chúng ta có những triệu chứng trên thì rõ ràng là nội lực của chúng ta gia tăng , có phải vậy không nào ? Nếu chúng ta có những triệu chứng nghịch lại là chúng ta đã tập sai , mà theo tôi , khi các bạn giữ đúng những nguyên tắc cơ bản rồi thì các bạn chỉ còn có mỗi 1 trường hợp bị sai duy nhất , đó là , vì đam mê nên luyện tập quá tải mà thôi . Thầy tôi nói " Chữ công-phu là chỉ vấn đề thời gian , như con gà 21 ngày mới nở thì phải đúng 21 ngày mới nở , nếu nở sớm cũng sẽ chưa hoàn chỉnh yếu ớt mà thôi " , hoặc " Luyện nội công như các con đổ nước vào chai vậy , phải trì chí , kiên nhẫn , chứ nếu các con đổ ào vào thì thu thập không bao nhiêu " .
    Nơi đây tôi xin nói với các bạn một lần nữa , là mặc dù tập liên tục hơn 20 năm nhưng nếu lấy mũi giáo đâm vào yết hầu của tôi thì sẽ thủng ra đằng sau ngay lập tức đấy , nhưng các bạn bè hoặc những ai gặp tôi trong đời sống hằng ngày đều nói sao thấy tôi vui vẻ , cười luôn miệng , thấy tôi hồng hào , và thấy tôi hoạt động gần như không ngưng nghỉ suốt ngày .
    Vấn đề " các hành giả tu hành ăn chay niệm phật cả ngày chỉ biết ngồi tụng kinh gõ mõ nghĩ ra đủ các thứ pháp dẫn nhập đau hết cả đầu " thì tôi biết cũng được chút ít . Nhưng chuyện này là chuyện từ thuở khai thiên lập địa rồi bạn à , cho nên đã bao nhiêu người nói trong bao ngàn năm qua , dài thì dài như vô tận , ngắn thì chỉ qui trong 2 chữ " Vô Ngã " . Theo tôi , nếu các bạn muốn hiểu rõ căn cội của vấn đề này thì các bạn hãy tìm hiều chính mình , nghĩa là biết mình muốn gì , biết mình cần gì , biết mình đang làm gì và vì gì , biết cái gì đang thúc đẩy mình khiến mình đang tương tranh với chính mình và tương tranh với đồng loại , nói chung là tìm biết xem " thật sự chuyện gì đang xảy ra ? " .
  9. vienanh

    vienanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/09/2005
    Bài viết:
    2.289
    Đã được thích:
    0
    chao agui va motdikhongtrolai , cha le nhung dieu toi noi o day la khong co den 95% su that hay sao , chang qua la them mot chut vui dua vao trong cau noi cho no hai huoc them ma thoi . chang co mot ty chuoi nao va cung chang phai den noi phai keu gioi dau cac ban a . chao anh tvtt , co tin moi day anh a : khi anh NGO XUAN THI lap trang THIEU LAM HONG GIA .COM thi anh LAM THANH KHANH do da tung duoc tiep xuc voi THIEU LAM HONG GIA cua ong TO TU QUANG nen da xin duoc dong gop vai tiet muc noi cong khi lap trang do . con co tin la anh LAM THANH KHANH da tung theo tap THIEU LAM HONG GIA cua de tu ong TO TU QUANG ( anh LAM THANH KHANH rat nguong mo mon vo nay ) vay nen khong the noi la anh LAM THANH KHANH la bac thay cua anh NGO XUAN THI duoc . anh tvtt co the hoi lai anh LAM THANH KHANH qua hop thu cua trang THIEU LAM HONG GIA .COM . neu dung anh LAM THANH KHANH la nguoi da den nha ong TO TU QUANG vao 27TET nam 1989 thi nguoi da gap anh KHANH hom do chi moi 19 tuoi ( 1970 ) va moi tap duoc khoang 5 nam ma thoi . chao than ai .
  10. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    Khừa.. khừa.. lại chuối nữa !!!.. ặc...

Chia sẻ trang này