1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các phong tục độc đáo trên thế giới

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi On4U, 10/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. On4U

    On4U Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    3.578
    Đã được thích:
    0
    Các phong tục độc đáo trên thế giới

    Tết Desai của Nê Pan

    Một năm Nêpan có tới 20 cái tết khác nhau và trong số những ngày Tết phong phú đó Tết Desai được tổ chức long trọng nhất.

    Tết Desai thường diễn vào hạ tuần tháng sáu theo lịch Nêpan (cuối tháng chín đầu tháng mười công lịch), tức thời điểm thu hoạch ngũ cốc ở nước này. Theo truyền thống, Tết Desai sẽ kéo dài liên tục suốt 10 ngày để mừng mùa màng bội thu. Trong những ngày đó có rất nhiều các hoạt động, nghi lễ độc đáo.

    Trong ngày đầu tiên của Tết Desai có nghi lễ Mời thần vào nhà. Ðể đón Nữ thần biểu tượng cho sự bình an, sức khỏe, mọi người đều trang hoàng nhà cửa đẹp đẽ, dùng bột màu đỏ - tượng trưng cho điều tốt lành quét lên tường nhà, treo đèn kết hoa trên các đường phố.

    Trong dịp này người người Nêpan còn có tục Tắm Thánh. Ðêm đầu tiên của ngày Tết Desai, người ta kéo nhau đến chỗ sông Thánh suối Thánh gần chùa, miếu để vừa tắm rửa vừa cầu khẩn. Sau đó còn múc một bình nước thần tượng trưng cho sự thịnh vượng, khỏe mạnh và trường thọ đem về nhà. Lễ Tắm Thánh như vậy kéo dài liên tục suốt 9 ngày ở 9 nơi khác nhau.

    Cúng phẩm và hoa tươi là những thứ người Nêpan dâng lên các Thần ngày Tết Desai. Vào ngày Tết thứ 7, người ta tổ chức Nghi thức rước hoa về Thủ đô. Ngày đó, các đại thần, quan chức mặc quốc phục hình thành một đội rước hoa rất lớn. Quốc Vương và Hòang hậu cũng tham dự. Nghi thức rước hoa kết thúc, đồ cúng được đưa đến nơi tế Thần ở trong vương cung để mọi người chiêm ngưỡng trong dịp Tết.

    Người Nêpan sùng bái bò vàng, coi là Thánh minh, còn trâu đực, dê đực, gà trống đều bị xem là tượng trương cho ác quỷ. Bởi vậy trong ngày Tết thứ 9 người ta có lệ Sát sinh tức là giết trâu đực, dê đực, gà trống rồi lấy máu bôi lên đầu súng, trống trận quân kỳ thậm chí cả máy bay, ô tô để biểu trưng cho sự chiến thắng trước ác quỷ.

    Nghi lễ long trọng nhất của Tết Desai được cử hành vào ngày Tết thứ mười gọi là Nghi lễ chiến thắng. Trong buổi lễ này, trước toàn thể nhân dân, Quốc Vương tuyên bố cuộc chiến chống tà ác đã thắng lợi và đọc lời chúc Tết rồi đích than ban phước lành cho mọi người.

    All for you
  2. On4U

    On4U Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    3.578
    Đã được thích:
    0
    Tết Anh Ðào của người Nhật Bản
    Hoa anh Đào chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong lòng người Nhật Bản và Được tôn làm "quốc hoa" của đất nước mình. Hàng năm, ở Nhật có "Tết anh Đào" diễn ra ngày 15 tháng 3 đến 15 tháng 4 là thời gian mà hoa anh Đào mở rộ. Tại Tokyo, đích thân Thủ tướng Nhật chủ trì lễ hội thưởng hoa anh Đào. Các quan chức, những người có tên tuổi trong xã hội Nhật và các vị khách quốc tế được mời tới tham dự lễ hội này. Tại công viên Thương Dã ở Thủ đô Tokyo hàng năm có tới mấy chục vạn người đến xem hoa anh Đào. Mọi người tụ họp dưới gốc cây uống rượu sakê, ngửa mặt lên trời ngắm hoa, ngâm thơ và ca hát nhảy múa tưng bừng thâu Đêm suốt sáng. Do khí hậu khác nhau nên ở Nhật Bản hoa anh Đào nở dần từ phía Nam lên phía Bắc kéo dài từ tháng 3 cho tới tận tháng 7. Trong thời gian ấy, các hoạt động thưởng thức hoa anh Đào truyền thống diễn ra khắp nơi trong nước. Hầu như tất cả mọi người đều đến công viên hoặc một nơi nào đó có nhiều hoa anh Đào nở để ngắm hoa. Thời gian anh Đào nở thường kéo dài từ một tuần tới mười ngày, khi hoa nở các sắc màu hồng, đỏ, vàng xen kẽ cùng rực rỡ, khiến người thưởng thức rất thích thú.
    Khí hậu và thổ nhưỡng của Nhật Bản rất phù hợp với cây anh Đào. Hơn nữa người dân Nhật Bản cho rằng gieo hạt đúng lúc hoa anh Đào nở sẽ hứa hẹn một mùa bội thu, cho nên khắp nơi, từ thành thị tới nông thôn, đâu đâu người Nhật cũng trồng anh Đào. Chính vì vậy mà Nhật Bản được mệnh danh là "Ðất nước hoa anh Đào", và "Tết anh Đào" trở thành một ngày hội độc đáo nơi đây.
    All for you
  3. On4U

    On4U Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    3.578
    Đã được thích:
    0
    Tết Xuân của người Séc và Slôvakia
    Hàng năm, để chào mặt đất hồi xuân, vạn vật xanh tươi, đón đợi một năm mới ngũ cốc được mùa, người dân Séc và Slôvakia tở chức mừng Tết Xuân.
    Tết Xuân có nguồn gốc từ Têt Phục sinh, nhưng theo thời gian sắc thái tôn giáo của nó đã mờ nhạt dần. Hàng năm vào cuối tháng 3, Tất cả mọi nơi trong nước đều rộn ràng không khí chuẩn bị đón Tết. Chỗ nào cũng được trang hoàng lộng lẫy, đẹp mắt. Các cửa hàng, cửa hiệu rực rỡ đủ các màu sắc sặc sỡ. Mọi người đổ xô đi mua sắm đồ Tết, bận rộn với việc chuẩn bị quà tặng cho bạn bè, người thân.
    Ðặc biệt, trong dịp Tết Xuân người ta có tổ chức Hội Miếu. Ðây là một hoạt động kéo dài trên dưới nửa tháng, diễn ra ở khắp nơi, từ thành thị đến nông thôn. Người đến dự Hội Miếu rất đông vui. Trong Hội Miếu người ta thường tổ chức trưng bày và cúng hiến các thực phẩm mang phong vị riêng của từng dân tộc, thường là các loại bánh chế biến từ trứng bởi ngưởi Séc và Slôvakia coi trưng gà là tượng trưng cho mặt trời, cho sự phát đạt, thịnh vượng và cuộc sống hạnh phúc. Ngoài ra người ta còn tổ chức đua ngựa và nhiều trò vui rất náo nhiệt.
  4. On4U

    On4U Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    3.578
    Đã được thích:
    0
    Xứ sở nhiều Tết nhất thế giới
    Côlumbia là một nước có nhiều dân tộc với truyền thống văn hóa khác nhau và Côlumbia cũng là một trong những nước thích hội hè, lễ tết vui chơi nhảy múa vào bậc nhất thế giới. Ðó chính là một trong những nguyên nhân khiến đất nước này có nhiều Tết nhất thế giới. Một năm Côlumbia có gần một nghìn cái Tết khác nhau. Bình quân mỗi ngày có tới 3 cái Tết. Thật khó có thể tượng được người dân nước này sắp đặt để ra sao để tham gia tất cả những cái Tết đó. Các tháng 1, 8, 9 là các tháng có nhiều Tết nhất. Những ngày Tết ở Côlumbia về đại thể có thể phân làm các nhóm lớn: Tết tôn giáo, Tết nông nghiệp và Tết thi sắc đẹp.
    Trong những ngày Tết tôn giáo, Tết "Cuồng hoan" diễn ra từ ngày 5 đến 7 tháng Giêng là Tết tiêu biểu nhất. Tết "Cuồng hoan" đã có ở Côlumbia từ trên 100 năm nay. Các địa phương tổ chức ngày Tết này rất rầm rộ, linh đình đặc biệt là ở hại vùng Bắc và Nam Côlumbia. Tết "Cuồng hoan" có những tập tục rất kỳ thú. Chẳng hạn như vào ngày mùng 5 tháng giêng, các cô gái và các chàng trai mặc trang phục dân tộc đặt bên đường những chậu nhỏ chứa đầy những thứ có thể tạo ra màu đen, rồi bất kể ai đi qua họ đều có thể gọi lại và dùng thứ phẩm đen đó trát lên người sao cho toàn thân họ biến thành màu đen. Sau đó mọi người cùng nhau vui sướng nhảy múa, hò hét. Ngày mùng 7 tháng giêng, người ta bắt đầu tục biến tất cả mọi ngưởi thành màu trắng. Và khi những "ngưởi trắng" nhảy múa, các thứ bôi trắng đó có thể rơi xuống bất cứ lúc nào, họ lại dùng tay xoa khắp người làm cho toàn thân họ trắng đen loang lổ khiến mọi người được dịp tha hồ cười vui.
    Tết nông nghiệp của Côlumbia cũng rất phong phú. Dường như tất cả mọi nông sản đều có Tết của mình. Ví dụ như "Tết gạo thần","Tết tiểu mạch thần" "Tết cà phê vương"....Những ngày Tết như vậy tập trung chủ yếu trong các tháng 8, 9, thời điểm người Côlumbia thu hoạch ngũ cốc hoa màu. Trong những dịp Tết này, người ta có tục hóa trang thành từng đoàn trông thật náo nhiệt, ngộ nghĩnh, hồn nhiên. Ngoài ra họ còn tụ tập lại ca hát nhảy múa và tổ chức thi các sản phẩm nông nghiệp. Ai có sản phẩm tốt nhất được phong Vua.

Chia sẻ trang này