1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TÂM LÝ

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi dumb, 08/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Candy_

    Candy_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Bài tập Chiếc Ghế Trống ( Empty Chair )
    Đây là một kĩ thuật trị liệu Gestalt ( trị liệu nhân văn - hiện sinh ) được nhiều người áp dụng .
    Chuẩn bị : một cái ghế ,trí tưởng tượng & ko gian yên tịnh .
    1 . Hãy tưởng tượng ra một ai đó có dấu ấn quan trọng trong cuộc sống của bạn , một kẻ bạn rất bất bình mà cũng muốn khôi phục lại mối quan hệ nữa, đang ngồi ở cái ghế trước mặt .
    2. Hãy tưởng tượng bạn đang nghĩ và rất muốn nói chuyện với người đó . Sau đó nói to với chiếc ghế ( tức là nói chuyện với người đó ) , nhấn mạnh những tình cảm bạn muốn bày tỏ hoặc những ý nghĩ mà trước đó vì những lí do nào đó bạn chưa dám nói ra . Cố tìm ngôn ngữ diễn đạt những tình cảm , suy nghĩ một cách phong phú , giàu hình ảnh .
    3. Sau đó tưởng tượng sự đáp lại của người đó , ta lắng nghe điều này trong sự tưởng tượng và hãy trả lời ( nói to ) một cách thẳng thắn mạnh dạn như ta nghĩ .
    Có thể lúc đầu bạn sẽ cảm thấy khó ... nhưng sau mỗi lần thử nghiệm , bạn sẽ có thể ngạc nhiên với chính mình đấy . Ngạc nhiên với những lời đã thốt ra và ngạc nhiên với những tình cảm mà mình " thừa nhận " . Bài tập này có thể giúp ta hiểu rõ cái gì mình cảm nhận vào lúc này và bằng cách nào những trải nghiệm cá nhân này chi phối cuộc sống của bản thân .
    Chúc thành công !
  2. Candy_

    Candy_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Liệu pháp ứng phó theo kiểu Nhận biết -Chấp nhận -Điều chỉnh
    Khi chúng ta bị những mối lo âu dày vò , những nỗi ám ảnh sợ hãi , những ý nghĩ vẩn vơ ko thể lọai bỏ được , chúng ta sẽ ứng phó thế nào đây ? Cách tốt nhất để lọai bỏ những rối nhiễu kiểu này là chấp nhận chúng một cách đầy đủ .
    Bạn có thể sử dụng quy trình AWARE gồm 5 bước sau đây :
    Bước 1 : Chấp nhận ( Accept )
    Vui vẻ tiếp nhận cảm giác lo hãi ( hay một kiểu stress nào đó ) . Hãy tự nói với mình ?o Tôi sẽ chấp nhận & đương đầu với nó ?o . Cảm giác khiếp sợ khi nghĩ đến lo hãi hoặc lo sợ một nỗi ám ảnh nào đó sẽ xuất hiện lại , chỉ ******** hình xấu hơn . Cách tốt nhất là vui vẻ , chuẩn bị tâm thế tiếp nhận và đương đầu .
    Thay cho việc tìm cách xua đuổi khống chế , ta hãy để cảm giác lo lắng đến một cách tự nhiên và quan tâm theo sát nó nhưng ko làm cảm giác lo âu này chi phối cái gì ta nghĩ , ta cảm và cái gì ta sẽ hành động .
    Bước 2 : Quan sát ( Watch )
    Theo dõi xem cảm giác lo sợ này đến và đi như thế nào . Cách tốt nhất là tự tách mình ra khỏi trạng thái lo lắng và với tư cách là ?o một người lính gác độc lập? đơn thuần chỉ chú tâm theo dõi xem cái gì đang xảy ra . Để ý xem , làm thế nào mà mức độ lo hãi tăng lên hay giảm đi . Lúc này ta luôn nhớ rằng ta không phải là bản thân sự lo lắng . Càng tách mình ra khỏi trạng thái xúc cảm tâm lý đang trải nghiệm bao nhiêu , bạn càng dễ quan sát và dễ thoát khỏi lo lắng .
    Bước 3 : Hành động ( Act )
    Hành động một cách tự nhiên , coi như sự lo hãi ko có mặt . Hãy ?o giả vờ ?o xem tình huống lo lắng đó là bình thường như mọi tình huống khác . Để làm được điều này , hãy quán tưởng thả lỏng tất cả các cơ , làm cơ thể mềm ra và mọi họat động được quán tưởng chậm lại ( hơi thở chậm lại , nhịp tim chậm lại , những hành vi khác cũng chậm lại ) nhưng ko dừng lại , ko bỏ chạy , ko lảng tránh ?
    Bước 4 : Nhắc lại ( Repeat ) bước 1,2,3
    Chú tâm theo dõi mọi diễn biến của cảm giác lo hãi này cho đến tận khi nó giảm xuống tới mức thoải mái và tiếp tục ám thị ?o hãy chấp nhận , quan sát và hành động bất chấp mọi sự có mặt của nó ?o .
    Bước 5 : Mong muốn ( Expect ) một điều tốt đẹp nhất sẽ xảy ra
    Hãy tự nói với mình rằng cái ta lo lắng hiếm khi xảy ra , rằng cảm giác tiêu cực này sẽ qua mau thôi . Đừng chán nản khi lát sau cảm giác lo lắng lại xuất hiện . Thay vào đó , cảm nhận , phát hiện nơi mình những năng lực giải quyết đương đầu với stress . Hãy nhớ rằng chừng nào ta còn sống thì những lo lắng ?" stress còn đến thăm ta .Chấp nhận sự thật này và đưa mình vào vị trí tốt hơn để sẵn sàng đương đầu với stress khi nó quay lại .
    Thiện căn ở tại lòng ta
    Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
    Được Candy_ sửa chữa / chuyển vào 18:16 ngày 21/05/2005
  3. Candy_

    Candy_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0

    Liệu pháp giải mẫn cảm
    Đây là một phương pháp quan trọng trong trị liệu tâm lý được tiến sĩ Joseph Wolpe ( 1958 ) đề xướng . Liệu pháp này được dùng để hóa giải những rối nhiễu tâm trí kiểu ám sợ , lo hãi , chẳng hạn sợ chuột , sợ rắn , sợ đi học , sợ nói trước đám đông ? và đã được thừa nhận là một trong những phương pháp hóa giải lo hãi có hiệu quả , dễ sử dụng và dễ thành công .
    Lý thuyết ức chế tương hỗ của Wolpe cho rằng hệ thần kinh có các pha hưng phấn và ức chế luân phiên nhau , tại cùng một thời điểm , hệ thần kinh ko thể vừa thư giãn vừa căng thẳng . Những căng thẳng hình thành trong những tình huống nào đó được giả thiết là phản ứng của cơ thể được điều kiện hóa . Tại sao một số người lại trở nên lo lắng khi đối mặt với những kích thích ko có hại như đi máy bay , sợ vật nhọn , sợ khoảng trống , sợ tiếp xúc xã hội ? Phải chăng lo hãi là do những kiểu điều kiện hóa nào đó mà những người này được trải nghiệm từ trước ?
    Chủ động giãn mềm cơ bắp , đưa cơ thể vào trạng thái thư giãn được xem là cách có hiệu quả để chống lại những phản ứng của cơ thể đã được điều kiện hóa . Bằng cách tiếp cận dần dần với những kích thích gây lo sợ , căng thẳng có thể dẫn đến việc dập tắt dần những lo sợ được điều kiện hóa này .
    Liệu pháp giải mẫn cảm hệ thống bao gồm các bước cơ bản sau :
    1.Tưởng tượng ra một lọat các kích thích gây stress xung quanh một sự kiện gây sợ nào đó và sắp xếp các kích thích gây sợ này theo một trật tự , từ yếu đến mạnh ( có thể dùng thag đo mức độ lo hãi từ 1 ?" 100 điểm ) .
    2.Đưa cơ thể vào trạng thái thư giãn toàn thân .
    3.Trong trạng thái thư giãn , thân chủ tưởng tượng một cách sinh động , lần lượt những kích thích gây lo âu đã liệt kê từ mức yếu nhất để cơ thể quen dần . Nếu kích thích được quen dần ko gây những cảm giác khó chịu thì chuyển lên một kích thích mạnh hơn . Nếu thấy xuất hiện cảm giác lo âu ?" khó chịu thì dừng lại , tập trung thư giãn để cơ thể tiếp tục thích ứng . Cứ như vậy tiến dần đến nấc thang gây sợ cao nhất .
    Ví dụ , một cô bé 11 tuổi , sợ chuột , bác sĩ trị liệu đã sử dụng kĩ thuật này để hóa giải chứng ám sợ cho cô . Trước hết yêu cầu cô bé đó tưởng tượng ra các tình huống gây căng thẳng , lo sợ xung quanh chứng sợ này . Sau đó xếp chúng vào một thang điểm như sau :
    -Sờ vào một con chuột , mức độ căng thẳng , sợ hãi cao nhất : 100 điểm .
    -Nhìn gần một con chuột nhốt trong ***g , mức độ căng thẳng , sợ hãi : 80 điểm .
    -Nhìn xa một con chuột nhốt trong ***g , mức độ căng thẳng , sợ hãi : 60 điểm .
    -Nhìn bức tranh con chuột , mức độ căng thẳng sợ hãi : 40 điểm .
    -Nhìn con chuột bằng nhựa , mức độ căng thẳng sợ hãi : 20 điểm .
    -Nghe nói chuyện về chuột mức độ căng thẳng , sợ hãi : 10 điểm .
    Cô bé này được hướng dẫn kỹ thuật thư giãn , lần lượt thư giãn từng nhóm cơ rồi thư giãn toàn thân . Khi cơ thể ở vào trạng thái thư giãn , cô bé này được khuyến khích tưởng tượng ra những hình ảnh gây sợ , tiến tới từng bậc thang sao cho chuyển từ những liên tưởng trước đây hoặc những hình ảnh gián tiếp gây stress ở mức thấp đến những hình ảnh trực tiếp gây sợ cao nhất . Tưởng tượng nhìn thấy bức tranh con chuột , rồi tưởng tượng nhìn thấy con chuột từ xa . Nếu cơ thể có phản ứng sợ như căng cơ , vã mồ hôi , run tay chân , nhịp tim , nhịp thở tăng thì dừng lại , tập trung thư giãn đưa cơ thể về trạng thái thoải mái trước khi tiếp tục chuyển sang kích thích gây sợ cao hơn như tưởng tượng nhìn thấy con chuột ở gần bị nhốt trong ***g , rồi tưởng tượng sờ tay vào con chuột ? Sau một số buổi tập luyện như vậy ( khoảng 12-15 buổi ) trẻ sẽ hết ám sợ chuột .
    Một ví dụ khác về một thiếu nữ ( 16 tuổi ) sợ tiếp xúc với người lạ được hứơng dẫn kỹ thuật này đã tự trị liệu khỏi bệnh . Thiếu nữ này ngồi trên chiếc ghế , tưởng tượng các tình huống gây sợ và với từng tình huống đều sử dụng thư giãn như là phương tiện để đối phó với sự căng thẳng . Thọat đầu :
    1. Tưởng tượng nhìn thấy một đám đông đang chờ xe buýt , họ nói chuyện và phàn nàn về sự chậm trễ này . Thiếu nữ tưởng tượng mình tham gia vào cuộc trò chuyện đó .
    2. Tưởng tượng đang ngồi ở phòng chờ để được gặp bác sỹ và để lấp khoảng trống cô bắt đầu trò chuyện với một ai đó ở xung quanh cũng đang chờ đợi .
    3. Tưởng tượng đang ngồi ăn trưa ở quán , thì có hai người khách lạ vào , họ ngồi cùng bàn với cô . Họ nói chuyện với nhau về thời tiết , thực phẩm và mình cũng tham gia vào câu chuyện phiếm đó .
    4. Tưởng tượng tham dự một buổi dạ hội đông người và bắt đầu trò chuyện với những người ko quen biết .
    5. Tưởng tượng gọi điện thọai cho một người nào đó mà mới chĩ gặp 1 lần để trò chuyện , sau đó rủ người đó cùng đi píc níc .
    Sau mỗi pha tưởng tượng , tự đánh giá xem mức độ căng thẳng còn lại bao nhiêu điểm trên thang đo 100 điểm .
  4. Candy_

    Candy_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Liệu pháp giải mẫn cảm ( tiếp theo )

    Thí dụ về một bé gái mắc chứng ám sợ trường học :
    Cô bé N.T.L 9 tuổi bỏ học vì sợ đến trường . Bé L là học sinh lớp 4 bỏ trường học đã 3 tuần được đưa đến nhờ điều trị .
    Sau kì nghỉ hè 8 tuần , bé L vào học lớp 4 . Nhưng ngay từ tuần đầu tiên trẻ đã ko muốn học , trẻ thường trốn tiết bỏ lớp . Sang tuần thứ 2 trẻ có mặt ở lớp rất ít ( mặc dù trẻ vẫn đến trường ) rồi bỏ hẳn giữa tuần thứ 3 . Không có một biện pháp thưởng , trừng phạt hay đe dọa nào có thể buộc trẻ đến trường .
    Lịch sử học tập của đứa trẻ này có một số điểm cần quan tâm : tuổi mẫu giáo trẻ là cô bé nhút nhát , dè dặt và hay khóc . Ngày đầu tiên đến mẫu giáo ( lúc 4 tuổi ) trẻ thường trèo tường trốn về nhà . Vào lớp 1 trẻ là học trò cá biệt , cô giáo của trẻ xem nó là đứa bất trị , quấy rối lớp . Những khó khăn nghiêm trọng khác khi trẻ vào lớp 2 , tại đây trẻ thường hăm dọa các bạn cùng lớp và trở nên lì lợm , trơ lỳ với sự trừng phạt cả về thể xác lẫn tinh thần . Trẻ ngày càng chán đến trường , rồi từ chối ko chịu đến trường , một số lần phải ?o áp giải ?o ( trong tiếng la hét ) tới cổng trường giao cho cô giáo . Vào lớp 3 trẻ chuyển sang 1 trường dân lập , ở đây trẻ được một giáo viên nhiệt tình có kinh nghiệm dạy học nên ko xảy ra chuyện gì đáng buồn .
    Một số các sự kiện khác gây chấn thương cho trẻ : súyt chết đuối lúc 5 tuổi . Vào lớp 3 trẻ bị cơn đau ruột thừa phải mổ cấp cứu , sau đó thỉnh thoảng trẻ bị đau bụng , có lần trẻ thi bị đau bụng phải bỏ thi . Một tuần trước khi vào lớp 4 trẻ bị cú sốc do chứng kiến cái chết bất ngờ của 1 trẻ gái 12 tuổi là bạn thân của chị mình . Trẻ lại bị chị mình dọa là lên lớp 4 học rất khó , phải học vất vả .
    Chẩn đóan ?" điều trị
    Sau cuộc phỏng vấn khai thác thông tin , có bằng chứng cho thấy sự ám sợ đến trường học của trẻ là cách phản ứng của một đứa trẻ bị hăm dọa , kém thích nghi mặc dù các thông tin khác tiết lộ các sự kiện làm tổn thương trẻ .
    Mục tiêu khởi đầu của trị liệu là giúp trẻ trở lại trường học . Trường học của cô bé này học lúc 7h 5 ?~ , từ nhà đến trường mất 10 phút . Buổi sáng trẻ thích dậy muộn , trước lúc đi học trẻ ko chịu ăn sáng , ko chịu chuẩn bị cặp sách , quần áo và có vẻ lo lắng khi đồng hồ chỉ 7h kém 15?T . Cha mẹ càng động viên , khuyên bảo trẻ càng nhất định ko đi , bị ép buộc trẻ khóc và la hét .
    Sau khi xác định rõ bản chất rối nhiễu , mục tiêu cần điều chỉnh một lọat các tình huống liên quan đến việc giúp trẻ trở lại trường đã được thiết kế theo mức độ khó dần để trẻ tập làm quen và thích nghi lại .
    1. Trẻ đi bộ từ nhà đến cổng trường cùng với nhà trị liệu vào ngày nghỉ ( Chủ Nhật ) .
    2. Trẻ đi bộ từ nhà đến sân trường cùng với nhà trị liệu vào ngày học nhưng đến trước 30?T ( khi những học sinh khác chưa đến ) .
    3. Trẻ được khuyến khích dừng lại 15?T ở sân trường cùng với nhà trị liệu .
    4. Trẻ được đưa vào lớp ngồi vào cùng bàn với nhà trị liệu sau khi tan trường , các học sinh khác đã ra về hết .
    5. Trẻ vào lớp chơi đùa cùng nhà trị liệu , vẽ , viết trên bảng khi lớp tan học .
    6. Trẻ vào lớp nói chuyện với giáo viên khi có mặt nhà trị liệu .
    7. Trẻ ngồi cả buổi sáng trong lớp cùng nhà trị liệu .
    8. Trẻ vào lớp học còn nhà trị liệu ở phòng giáo viên .
    9. Trẻ tự đi bộ đến trường , nhà trị liệu chỉ có mặt ở trường 1 lúc bào giờ ra chơi .
    10.Trẻ ở trường cả buổi sáng ko cần có mặt nhà trị liệu .
    Nỗi ám sợ đến trường học của trẻ được chia nhỏ thành 10 tình huống để luyện tập . Kết quả là 6 tuần sau trẻ đã tự thích nghi , ko còn sợ đến trường nữa .
  5. Candy_

    Candy_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Liệu pháp tràn ngập và chìm ngập
    Liệu pháp tràn ngập (Implosion Therapy ) cũng được dùng để hóa giải những rối lọan tâm trí như lo hãi , ám sợ . Liệu pháp này đối lập với liệu pháp giải mẫn cảm hệ thống . Tại thời điểm bắt đầu của liệu pháp tràn ngập được thể hiện một kích thích gây sợ hãi nhất ngay cực trên của bậc thang lo âu , nhưng phải trong một môi trường an toàn . Thân chủ trong trạng thái thư giãn hoàn toàn , tự tưởng tượng ra một tình huống gây sợ hãi nhất hoặc nghe một cuốn băng mô tả chi tiết một tình huống gây sợ hãi nhất . Ý nghĩa của phương pháp này là thân chủ ko được phép từ chối né tránh những tình huống kích thích gây sợ hãi , mà ngược lại đối mặt tiếp cận với những kích thích này . Đây cũng là thời điểm giúp thân chủ khám phá ra rằng tiếp cận với những kích thích hiện tại ko có nhửng hậu quả âm tính như mình nghĩ trước đây .
    Để thực hiện được phương pháp này , điều quan trọng là phải mô tả tình huống gây cực kì sợ sệt , liên quan đến sợ hãi của thân chủ . Chẳng hạn như một con rắn đang bò trên cơ thể họ . Sau đó thân chủ phải cố gắng hình dung điều đó thật đầy đủ , trải nghiệm điều đó thông qua toàn bộ cảm giác mạnh đến mức có thể được . Việc tưởng tượng như vậy được xem là nguyên nhân xuất hiện hoảng sợ , tràn ngập cảm giác sợ hãi , vì vậy mới có tên là liệu pháp tràn ngập . Vì hòan cảnh xuất hiện lặp đi lặp lại , kích thích gây sợ này mất dần sức mạnh tạo ra lo âu của nó . Khi lo âu xảy ra ko dài lắm hoặc ko xảy ra sẽ làm cho stress giảm xuống & mất đi .
    Liệu pháp chìm ngập ( Flooding Therapy ) cũng tương tự như liệu pháp tràn ngập , ngọai trừ thân chủ đồng ý tiếp xúc trực tiếp với hòan cảnh có thực . Trong khi liệu pháp tràn ngập đòi hỏi thân chủ tưởng tượng sinh động tình huống kích thích gây sợ hãi thì trong chìm ngập , thân chủ trải nghiệm tiếp xúc với những điều có thực . Ví dụ , người sợ chỗ kín có thể ngồi trong phòng tối nhỏ , người sợ nước có thể đặt trong bể nước .
    Để thực hiện liệu pháp này , thân chủ được kích thích tưởng tượng , chẳng hạn nghe một đọan băng hoặc xem một cuốn phim mô tả chi tiết tình huống , hoàn cảnh gây sợ ( kéo dài 1-2 giờ ) . Khi hoảng sợ của thân chủ lắng xuống , họ được đưa đến chứng kiến tận mắt tình huống gây sợ ( điều này có thể ko giống như sợ hãi mà họ vừa tưởng tượng ) . Biện pháp này đã được những nhà trị liệu xác nhận là có hiệu lực hơn liệu pháp giải mẫn cảm hệ thống trong điều trị những stress có liên quan đến rối nhiễu tâm lý như ám sợ khoảng trống , ám sợ ma ?
    Được Candy_ sửa chữa / chuyển vào 20:03 ngày 21/05/2005
  6. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Chào Candy_
    Tôi đang đợi những bài viết tiếp theo của bạn. Nó rất có giá trị.
    Nhưng vấn đề là một số pp không áp dụng được nếu bệnh nhân bị chìm đắm vào những suy nghĩ lệch lạc.Có nhiều con đường từ bình thường đến lệch lạc thì cũng có chừng đó con đường từ lệch lạc về với bình thường.
    Nhân đây tôi cũng muốn tâm sự vài điều:
    Có những người muốn thành phi thường, nhưng có người lại nói để là người bình thường vô cùng khó.
    Sự cô độc tuyệt đối là con đường ngắn nhất dẫn đến tâm bệnh lý.
    Nhưng cái dẫn đến cô độc thì lại từ những vấn đề vớ vẩn. Và để không xa vào các vấn đề vớ vẩn, thì lao động, công việc và học tập là những pp dự phòng tốt nhất.
    Trẻ con đa phần sướng hơn người lớn, là chỉ phải suy nghĩ làm cái mình thích. Nhưng khi lớn, mà không chuyển sang suy nghĩ hướng cuộc đời theo những cái phải, nên, và cần làm thì sẽ có những trục trặc.
    Đó cũng là một trong những nội dung chủ yếu của trị liệu tâm lý theo trường phái nhận thức.
    Mong các bài tiếp theo của bạn.
    Được dumb sửa chữa / chuyển vào 09:42 ngày 29/05/2005
  7. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2

    Các phương pháp chữa trị tâm lý
    Tâm lý trị liệu là gì?
    Đôi khi còn được gọi là "khoa chữa trị bằng tiếng nói", từ "Tâm lý trị liệu" bao gồm một sự đa dạng phong phú những kỹ thuật nhằm giúp đỡ con người thay đổi các thái độ, tình cảm, và các hình thức đối xử. Đối với một số người chưa quen thuộc với khoa chữa trị này, chính từ ngữ tạo lên hình ảnh một bệnh nhân nằm phủ vải trên một tấm nệm, trong khi một người khác ngồi ghi chú và tỉnh thoảng lẩm bẩm, " Ừ phải", " Tôi hiểu"
    Trên thực tế có rất nhiều trường phái hay đại diện về tâm lý trị liệu, mỗi đại diện có chủ thuyết và kỹ thuật riêng của họ. Cách chung những đại diện chính nằm vào trong bốn loại lớn
    sau:
    + Nhóm tập trung vào việc giúp đỡ cá nhân bị suy thoái hiểu và
    ý thức sâu sắc sức mạnh và sự xung khắc trong tiềm thức là nguyên nhân gây ra chứng suy thoái. Những phương thức này
    được mô tả chính xác bằng từ tâm lý trị liệu theo phân tâm học.
    + Những người có chủ trương thay đổi thái độ cư xử "bị suy thoái" bằng cách thay đổi những hậu quả được coi là có
    tính củng cố hay giảm thiểu đi thái độ cư xử. Phương thức này được liệt kê vào các danh sách phương thức chữa trị thái độ
    cư xử hay chuyển hoá cách cư xử.
    + Những người đặt trọng tâm ở việc thay đổi các cách thức suy nghĩ không thể chấp nhận được như một phương tiện thay đổi những tình cảm và thái độ cư xử đã được hình thành. Loại
    đại diện này được gọi là tâm bệnh trị liệu theo cảm nhận.
    + Những người chủ trương cải thiện các kỹ năng giao tế của cá nhân bị suy thoái và cải thiện mối tương quan của người ấy với những người khác. Loại này bao gồm việc chữa
    trị tâm lý giao tế và chữa trị bệnh trong gia đình.
    I - Phương pháp chữa trị theo cảm nhận
    Trong phương pháp chữa trị theo cảm nhận, những ngừời bị chứng suy thoái khai triển những hình thức cảm nhận dị thường hay những cách thức tồi của tâm tư về chính bản thân chúng, về thế giới vè về tương lại.
    Những tư tưởng này (mà chúng ta đã đề cập đến trước đây như" nhìn đời bằng cặp kính đen") đến lượt chúng lại đưa tới những cảm nhận suy thoái và thất vọng. Những hình thức cảm nhận dị thường là:
    + Tiêu cực đánh giá mình:
    Những người bị chứng suy thoái tin rằng họ có nhiều khuyết điểm và không xứng đáng, thiếu những đức tính đưa tới thành công và hạnh phúc. Họ rất nghiêm khắc với chính mình và sẵn sàng qui trách nhiệm về mình cho bất cứ rủi ro nào xảy ra trên đường đời.
    + Tiêu cực nhìn đời:
    Những người bị chứng suy thoái hình như mắc bệnh lý giải
    những biến cố đang xảy ra trên đời bằng những suy nghĩ tồi tệ nhất có thể được. Thông thường họ cắt nghĩa những hành vi của
    người khác, cảm thấy bị xúc phạm trước bất kỳ sai trái nào nhỏ nhặt và cho rằng người ta ám chỉ mình dù thực tế không phảo như vậy.
    + Tiêu cực nhìn về tương lai:
    Khi những người bị suy thoái nhìn về phía truớc chắc chắn
    họ cũng thấy đen tối như hiện tại để khỏi nói là đen tối hơn. Đối
    với họ, ánh sáng cuối đường hầm chỉ là những chiếc đèn pha cảu một xe lửa đang tiến về phía họ.
    Sự phát triển của phương thức chữa trị theo cảm nhận cũng mang một món nợ với một nhà nghiên cứu là cha đẻ của phương thức chữa trị vừa bằng lý trí, vừa bằng tình cảm. Theo quan điểm của ông, người ta phát triển những niềm tin phi lý và
    tự huỷ hoại mình. Những niềm tin đó sẽ đưa tới những kết
    quả tiêu cực về tình cảm như: giận hờn, mặc cảm
    tội lỗi, âu lo và suy thoái. Ỏ đỉnh cao cảu danh sách những
    tư tưởng phi lý đưa tới những cảm xúc và những tình cảm rối loạn là niềm tin rằng, nhất thiết mình phải được tình cảm hoặc
    sự chấp thuận của bất cứ ai mà mình tiếp xúc. Đây rõ ràng
    là một việc không thể thực hiện được, bởi vì có một só người không thích chúng ta đơn giản vì màu mắt hay màu da của chúng ta - hay đơn thuần anh ta đang bực tức với chính anh
    ta tại thời điểm đó. Một niềm tin phi lý khác có liên quan
    trực tiếp tới suy thoái là ý tưởng cho rằng mình phải là
    người có năng lực và thành tựu về mọi phương diện khả dĩ nghĩ đến được. Một lần nữa, điều này là không thể thực hiện được bởi vì ai trong chúng ta có thể tự hào là mình hoàn hảo trong mọi nỗ lực mình đảm nhận.
    Những nhà nghiên cứu đã tìm hiểu các hình thức tư tưởng và niềm tin của cá nhân bị suy thoái cho ta biết rằng khuynh hướng tiêu cực và hình thức cảm nhận dị thường đi chung với chứng suy thoái ở cả trẻ em lẫn người lớn. Kỹ thuật chữa trị
    bằng cảm nhận được thiết lập lại để giúp đỡ những người trẻ
    tuổi bị chứng suy thoái, xác minh và thay đổi những cách thức thích ứng không thể chấp nhận được trong tư tưởng, gồm những thứ sau:
    + Kiến thiết lại những cảm nhận: Những thanh niên bị chứng suy thoái được chỉ dạy phải xác minh những tư tưởng và niềm tin tiêu cực đặc biệt đã đưa tới cảm giác suy thoái và thất vọng (ví dụ" ngay cả khi tôi cố gắng hết mình, tôi vẫn thất bại"). Khi đó, họ sẽ được giúp đỡ để thách thức tính chính xác của chính
    những tư tưởng này( ví du: " tôi tin là ngay cả khi cố gắng hết
    mình, tôi vẫn thất bại. Điều này có luôn xảy ra không? Có
    lần nào tôi thành công không?") Họ cũng có thể được giúp
    đỡ để sản sinh ra những tư tưởng tích thích ứng dễ dàng hơn (VD: "nếu tôi cố gắng hết mình, tôi có thể thất bại nhưng tôi cũng có thể thành công")
    Rèn luyện Khả Năng Ám Thị
    Từ ám thị qui chiếu về cách thức thông qua đó, chúng ta lý giải các chuyện xảy ra cho chúng ta trong cuộc sống. Những người ám thị sự thành công của mình cho khả năng chuyên môn và những nỗ lực riêng hơn là cho những sức mạnh bên ngoài như vận may được coi là có một vị trí nội tại kiểm soát. Những người bị suy thoái thường có một vị trí ngoại tại kiểm soát, nghĩa là họ tự trách mình về tất cả những thất bại, nhưng coi bất cứ thành công nào đều là ngẫu nhiên. Tiến trình rèn luyện ám thị bao gồm việc dạy những thanh niên bị suy thoái chọn lựa những ám chỉ dễ chấp nhận hơn và sử dụng chúng để giải quyết các vấn đề một cách hữu hiệu hơn.
    + Tập điều khiển mình:
    Đôi lúc nên tự tạo ra các động cơ và đánh giá các tư tưởng của mình. Và cũng phải tự tưởng thưởng cho mình khi cảm thấy xứng đáng.
    Thế cũng đủ cho hôm nay.

Chia sẻ trang này