1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các phương thức giúp các bạn du hoc sinh ở lại Mỹ .... ?

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi thuyenxaxu, 19/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thuyenxaxu

    thuyenxaxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    4.201
    Đã được thích:
    1
    Các phương thức giúp các bạn du hoc sinh ở lại Mỹ .... ?

    Nhân thấy bàn luận về việc nên ở lại Mỹ hay về lại VN của du học sinh VN, Thuyền thấy vô lý quá nên mở thread này trong box kỹ sư của anh chị em mình .

    Vì chỉ giới hạn trong ngành kỹ sư của mình mà thôi ! Du học sinh VN sang Mỹ dạo này đa dạng quá . Phần lớn học bên Art & Science mà thôi . Quá ít là engineering . Chắc vì vậy mà VN cứ bị lẹt đẹt mãi trong vấn đề outsourcing về VN .

    Với các bạn du học sinh học ngành kỹ sư, thật ra thì ngành kỹ sư rất dễ dàng cho các bạn có nhiều cơ hội được ở Lại Mỹ một cách đường đường chính chính (khôing phải ở lậu) và từ đó có green card. Xin miễn bàn với các bạn không muốn ở lại Mỹ vì không thích Mỹ . Thật ra thì đa số muốn có green card, sống một cách đường hoàng ở Mỹ trong khi vẫn có thế về lại VN làm việc với tư cách là chuyên gia Mỹ á . Nghe cái này thì có vẻ thật thà hơn là hô lên "Tôi không thích Mỹ, tôi qua đó học 4 năm rồi về lại VN thôi".

    Vì đa số nào có đâu được cái choice để được về lại VN làm việc với tư cách là chuyên gia của Mỹ đâu .

    Vì vậy, miễn bàn những bạn đó .

    Now, nếu bạn tính đi du học và tính ớ lại Mỹ, bạn phải chọn cho đúng trường đại học và cho đúng thành phố để bạn sống . Nói nôm na là phải c họn trường mà ngành kỹ sư ở đó, họ có connection có chuong trình co op với các hãng lớn mà cách hãng lớn này có đu điều kiện làm visa cho bạn làm việc cho họ . Một khi bạn có kinh nghiệm, bạn sẽ tiến gần hơn đê"n cái H1B visa sau khi bạn ra trường . Và từ H1B visa, bạn mới yên ả có được thẻ xanh sau 6 năm (maximum).

    Vậy bước đầu tiên, viên gạch đầu tiên rất ư là quan trọng .

    Đó là trường học !

    Song song với trường là ngành học . Một số ngành học, có rất là nhiều cơ hội để bạn làm R&D, làm trong những lãnh vực còn có nhiều phát minh, những breakthrough . Đó là vì, chỉ những ngành này thì hãng mới có được khoảng mướn sinh viên vô làm (chuong trình coop, vua học vua làm) . Chính phủ Mỹ khuyến khích mà ...

    Engineering là một trong các lãng vực đó . Các ngành dính liếu đến biochemical, đến vi trùng học , ect , hiện đang cần rất nhiều chất xám từ các trường đại học .

    Location của thanh phố cũng khá là quan trọng . Giả dụ, bạn sống ngay ở Los khi du học, quá là vui là đông người Việt thật đó . Như cơ hội bạn có được job trong khi còn đi học thì rất là thấp so với .... RTP chẳng hạn . Ở RTP, bạn có thể dễ dàng xin vô IBM làm và từ đó , bạn nă"m được chiếc chìa khóa xin việc sau khi ra trường rồi đó vì bạn có kinh nghiệm và có connection in industry !

    Kiếm sao được đây ? Trường nào ? thanh phố nào bay giờ ? hmmm Dễ lắm, chả có ai chỉ ra cho bạn cả trừ phi bạn tự thân đi research tìm tòi các dữ kiện statistics trên NET và trong các forum kỹ sư của các trường đại hoc bên Mỹ ????

    ...
    (mai mốt viết tiếp, phải c hạy đi ăn, gặp sau quý vị)
  2. DLT

    DLT Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    Tôi biết 1 trường hợp 1 bác sĩ ở VN, bằng cách nào đó anh ta xin được việc tại 1 bệnh viện ở Mỹ. Sau đó anh ta đưa cả gia đình sang Mỹ sống và làm việc.
    Anh thuyenxaxu thạo thông tin về My cho hỏi: chế độ vào Mỹ làm việc của anh bác sĩ này là theo loại Visa nào.
    Cơ hội từ VN xin vào làm việc bên Mỹ như trường hợp của anh bác sĩ trên có nhiều không?
  3. thuyenxaxu

    thuyenxaxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    4.201
    Đã được thích:
    1
    Nếu như cách đây 10 năm, Mỹ nhận hàng chục ngàn kỹ sư về computer từ khắp nơi trên thế giới vào Mỹ vì sự chênh lệch tiền lương (thay vì trả local 100 ngàn thì trả cho bên ngoài vào có 50 ngàn thôi) thì ngày nay, hiện tượng này đang xảy ra trong ngành sức khỏe y tế . Chuyện khởi đầu là ... nurse .
    Mỹ đang nhận nurse từ các nước nghèo như VN rất là nhiều . Bác sĩ thì chỉ là 1 phần nhỏ thôi . Mỹ khan hiếm work force vì nhu cầu đòi hỏi không chỉ trong hiện tại mà trong tương lai với các nguy cơ chiến tranh hóa học hay dịch bịnh tràn lan . Hệ thống y tế của Mỹ không đủ . Giá cả khám bịnh cứ càng lúc càng tăng . Thuốc men thì khan hiếm . Lần nào Mỹ cungphải đi mua ở các nước Bắc Âu . Năm nào thuốc ngừa flu cũng thiếu hụt .
    Dân Mỹ lại chê cái ngành nurse mới khổ chứ ! DâN VN bên ngày có truyền tụng trong những khi trà dư tửu hậu :
    "Ở Mỹ này, nếu nghề nail là nghề rửa chân cho Mỹ đen thì nghề nurse là nghề rửa ... đít (sorry my language, trích nguyên văn) cho Mỹ trắng"
    Vì vậy, các bệnh viện đều có khuynh hướng hàng loạt (đua tranh nhau) mướn nurse từ VN, từ Phi Luật Tân etc ... ĐÓ là các nước còn nghèo . Mấy nước khá hơn 1 tí như Ấn Độ thì họ khai thác triệt để thị trường y tế sức khỏe béo bở của Mỹ bằng cách mở các bệnh viện ngay tại nước họ (bên Ấn) chỉ nhằm phục vụ khách hàng bên Mỹ này mà thôi . Họ tạo bệnh viện ra như một chi nhánh cho các bệnh viện lớn bên Mỹ . Bên Mỹ khi có bịnh nhân cần điều trị nằm viện lâu dài, bệnh viện bên Mỹ ... bán bịnh nhân mình qua bên bịnh viện Ấn Độ .
    Trở lại vấn đề bạn của anh . Thật ra, đây chính là diện đi Mỹ ngầm hiện nay của giới y tế bên VN đó anh bạn . Nếu anh có những skill thuộc loại hiếm bên Mỹ, họ sẽ nhận anh vô nước Mỹ liền thôi theo diện scarce skills & professional . Tức lạ, họ ở đây là cái bịnh viện ma lanh đó, họ đăng quảng cáo một thời gian vài tháng rêu rao kiếm skills đó (thí dụ, giải phẫu ... mắt etc chẳng hạn), rồi ngang nhiên kéo ông bác sĩ chuyên về ngành đó qua Mỹ sống và làm việc theo visa HB1 với cam kết sẽ làm giấy tờ cho ông ta có green card và từ đó có quốc tịch luôn để ở ở lại . Bịnh viện bỏ ra từ 20 ngàn đến 40 ngàn cho luật sư lo giấy tờ (cost tùy theo tiểu bang và tùy từng cá nhân) . Nhưng bịnh viện thì lại lời rất nhiều . Đơn giải thôi, thay vì trả lương 150 ngàn, họ chỉ phải trả luong 50 ngàn và cái ông bs đó bị dính với họ xêm xêm từ 7 năm đến 10 năm cho đến khi ông ta có được green card.
    Riêng với ông bs VN đó thì thật là một món hời . Làm ở VN, mở phòng mạch mánh mung tùm lum khổ sở hết sức , cao lắm một tháng vô chừng vài chục triệu . Tính ra cũng chỉ bằng một mức lương trung cấp trăm ngàn một năm bên Mỹ này mà thôi . ĐưỢc đi Mỹ , sẽ được học hỏi thêm . V à cái quan trọng là làm sao cho có được green card . Đó là cho thế hệ con cái gia dình của mình .
    Cứ từ từ có được quốc tịch Mỹ đi . LÚc đó, có muốn về lại VN để làm lại phòng mach etc cũng còn sướng và ăn chắc chán !
    Thì vậy đó bạn . Muốn sống bên Mỹ thì phải có hãng , có bịnh viện,c ó nhà thờ etc gì gì đó bảo lãnh cho mình , nhận mình vô làm việc và từ đó lo lắng vấn đều green card cho mình thôi .
    Bác si còn khó đi chứ nếu bạn học nurse và có trình độ anh văn, bạn còn dễ dàng đi hơn nữa .
    Dân chúng Mỹ đang complaint chuuyện này . Họ complaint là nếu chính phủ Mỹ không ngăn chặn các bịnh viện trong việc mướn nurse ở nước ngoài vào, thì con em của họ học nurse bây giờ, 4 năm sau ra sẽ bị thất nghiệp !!! Khổ 1cái là bịnh viện thì phang lại : "Dân chúng muốn low cost, thì chúng tôi phải mướn cheap nurse qua để cut down cost cho dân chúng chứ !!!"
    Chúc bạn tìm được đường sang Mỹ !
  4. familypearl

    familypearl Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Mình ở đây nhưng cũng biết đa phần dân Việt qua đó lại gắn với nghề nail. Có người trình độ văn hóa hơi thấp, hay không tiếp tục học, hay không muốn học, hoặc không thích theo nghề A,B,C, ..... thế là bắt đầu với nail. Có người ..... không hiểu sao cũng chọn nail dù họ có khả năng theo một nghề khác ..... (hay họ không chọn nail mà nail chọn họ nhỉ ?!)
    Còn về nurse.
    Thông tin thì mình cũng không biết nhiều. Duy có điều, hai cô em bạn dì đi Mỹ diện H.O cùng gia đình từ năm 1994 thì nay cũng phụ việc cho phòng mạch tư (nhãn khoa) sau khi bỏ ra 1.5-2 năm lấy chứng chỉ chi đó. Rồi, một cô có quen với gia đình, đi diện ODP năm 2003, khá tiếng Anh, nay cũng làm cho phòng mạch tư của bác sĩ người Việt.
    Có lẽ như mod Thuyền viết ở trên, nghề này cần nhiều nhân lực. Cũng như nghề hộ lý ở VN vậy. Rất cần, nhưng không nhiều người theo vì ..... nhiều nguyên do. Rồi dạo sau này cũng ..... trên đà phát triển. Tiếc là, việc gì cũng vậy, yếu tố con người luôn là hàng đầu. Nhiều tiêu cực, nhiều biến tướng phát sinh ...... Người ta lý giải vì đồng lương bấp bênh nên ..... nghề y giờ ít nhiều bị mang tiếng .............
    Vài dòng viết chơi gọi là .........
    Có lần theo nhỏ bạn đi xem bói. Bà thầy bói cầm tay N xem chỉ tay, xong hỏi "con làm nghề gì ?" - "dạ con làm việc với máy vi tính" . Bà thầy trầm tư vài giây rồi nói: " số con gắn với nghề chích thuốc (?????) mới đúng chớ ! ".
    (cha mẹ ơi, xin nói rõ "nghề chích thuốc" là ý bà thầy nói làm "y tá, y sĩ" ấy, chớ hổng phải làm nghề "cầm ống chích ..... lung tung" đâu à nha ).
    Biết đâu chừng ..... chục năm nữa mình lại làm nghề chích thuốc - nhưng hông chích thuốc ở trong nước mà leo tuốt luốt ra nước ngoài chích thuốc rồi sao, hihi, hihi
    Đời mà. Ai biết đâu được !
    Ý, lộn chỗ rồi. "Bà 8" nhầm chỗ rồi
  5. thuyenxaxu

    thuyenxaxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    4.201
    Đã được thích:
    1
    Thuyền biết 1 người bạn . Cô ta là bác sĩ thú y bên VN. Cô ta rất dễ thương về tánh tình . Tức là người có sao nói vậy, không nói mẽ hoặc khoe khoang . Rất dễ nói chuyện và dễ thành tri kỉ bạn thân . Chơi được .
    Cô ta kể, ở VN, cô ta giàu lên nhờ làm nghề .. nuôi heo . Bác sĩ thú y mà . Nói chung là bên VN, bác sĩ thú ý more về chăm nuôi gia súc hơn là chữa bịnh khám bịnh cho mấy con chó kiểng mèo hiếm như bên Mỹ này . Cuộc làm việc của cô bên VN như vậy nên khi sang Mỹ này, cô lại rất thích hợp với nurse . hihihi Chắc cô xem mấy bà Mỹ trắng già như mấy con heo vậy thôi !
    Anyway, cô kể với Thuyền là, nghề làm nurse cần phải có sức khỏe và cần phải có cái tâm thương người già ngưỜi bịnh . Thật vậy, bà Mỹ nặng 200 lbs . Nurse phải lôi bà ta đi tắm, di tollet etc .. Nặng và già như vậy , họ đâu có đi đâu được . Và hình như, hầu như 99% người già bên Mỹ này là mập một cách kinh khủng và .. tê liệt . Càng về sau, số người già cần nurse càng nhiều . Đó là lý do làm nurse khan hiếm .
    Mấy cô VN nhỏ con bên này, học nurse xong, đi làm được 1 tháng là bỏ bằng chạy cứu lấy thân . Làm không nổI ! Không co đủ sức lực !
    Lại nữa, nghề nurse rất dơ . Có thể là ta cứ tưởng nghề thợ máy dầu lấm bụi đeo là dơ . Còn làm nhà thường là sạch sẽ . hihi Lầm to đó nha . Nếu có đi làm nurse bên Mỹ này thì sẽ biết thôi . Và không thể tránh được mấy cái dơ đâu . Trong nhà thương, mấy cô nurse phải xoay tua với nhau cho công bằng á ! Hoặc có nhà thương, mấy cô nurse vô trước đì mấy cô trẻ mới vô sau, bắt làm nursing mấy người dơ dáy á ! hihihi
    Có ai xem phim Mỹ gì mới mà mới ra chiếu cảnh bùn lầy ở Lousiana hông ? Nhân vật chính là một cô nurse chăm sóc cho một người già . Thấy cô ta thương bịnh nhân dù là ông già đó nhìn thấy ghê luôn vậy đó . hihih PHải tắm rửa cho ông ta . Phải lo cho ông ta đi tollet etc ... Nếu không có thiên phú là nursing, thì chắc là khó mà làm được job đó !
    Làm nurse ở Mỹ rất là giàu !!! Seriously . Lương cao lắm . Làm nhiều giờ thì trả nhiều nữa . Trong phim, cái cô nurse dó live in to take care bịnh nhân . Tất cả ăn uống tiền ở shopping là chủ nhà chi hết rồi . Còn thì mỗi tuần lãnh vài ngàn USD nữa . Thường thì job chỉ last được vài tháng vì bịnh nhân ... chết già ! hay chết bịnh ! Nurse làm trong nhà thuong luơng cung cao nữa . Và nếu so mức sống, thật ra , nurse còn để dành được nhiều $$$ hơn cả bác si luôn nếu người đó là người chịu đi làm .
    Dân VN, nếu ai có khiếu về nurse, họ sẽ mau giàu kinh khủng . Thuyền có 1 người chị dâu là nurse . Chị đó giàu nhất nhà . Chị là millionaire rồi cũng không biết chừng . Anyway, nurse giàu ! Đơn giản vậy đó .
    Còn nghề nail ấy à ! Ngọc nói đúng đó . Nghề nail chọn dân VN , không phải dân VN chọn nghề nail đâu .
    Ở Dallas này, rất nhiều kẻ học song bằng engineering, bằng accountant, có kẻ lớn lên ở Mỹ này luôn tức là tiếng My giỏi hon cả tiếng Việt, ấy vậy mà nghề nail vẫn không buông tha họ .
    Tại sao ư ?
    Đơn giản là vì :
    a) chính phủ cho tiền cho dân đi học thêm nghề . Họ thất nghiệp, được chính phủ trả tiền đi học thì dại gì không học lấy 1cái nghề mà weekend muốn kiếm cash chỉ việc xách cái hộp đồ nghề ra tiệm nail ai đó mà kiếm cash
    b) Trốn thuế .
    c) Dễ làm . Flexible time, location, jobs etc ...
    d) Nếu có thiên phú, kiếm cả ngàn USD một tuần . Nếu không có thiên phú, tệ lă"m cũng được 500 USD một tuần . TInh ra còn hơn là đi làm labour trong sở làm .
    Hồi kinh tế xuống, trong sở làm có mấy tên bị thất nghiệp sa thải rồi đi ra làm nail . Mấy thằng đó, con chai mà đi làm nail, Thuyền thấy gai mắt lắm . Nhất là thấy chúng noi là : "Tui làm nail còn nhiều $ hơn cả hồi làm kỹ sư ".
    Thuyền không chê con chai làm nurse, lại khâm phục nữa là khác . Nhưng con trai làm nail thì .. đáng chê cho cái thân nam tử hán á !!! (sorry, prejudice 1 tí hihihi, i''m not perfect after all).
  6. thuyenxaxu

    thuyenxaxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    4.201
    Đã được thích:
    1
    Ngọc mà chích phải người nào thì người đó có mà nhớ Ngọc suốt cả đời hén ! hihihi Con gái học nurse là đúng với thiên phú đó nha . Vì con gái hay có lòng thương .. hại ! Chả vậy mà Thuyền thấy con trai bên VN, khi muốn cua cô nào thì thường hay tả thán than thở ghê lắm . Rồi các cô thương hại, rốt cuộc thuong luôn . HỏI tại sao thì bảo là "thấy ảnh lúc đó tội nghiệp quá nên ... rốt cuộc lấy luôn" hihihi
    Ít có con trai nào mà lấy vợ là vì thấy vợ tội nghiệp lắm ! hihih
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Nói đi cũng hay, mà nói lại thì cũng dở .
    Thứ nhất, bàn về Bác sỹ:
    Muốn làm bác sỹ ở Mỹ, phái học 8 năm, phải cần thi được bằng làm nghề, rồi cần phái có kinh nghiệm nữa . Bác sỹ nước
    ngoài, nếu đến Mỹ, cũng không được làm nghề vì 2 lý do: bằng
    cấp nước ngoài không được coi là đủ tiêu chuẩn, và không có
    bằng làm nghề (licience) . Để những người không có bằng bác
    sỹ được làm việc, họ có thể giúp việc, nhưng không được khám
    bệnh, kê đơn, nói chung những việc phải có bằng cấp mới được
    làm. Các bác sỹ có phòng khám bệnh hay điều trị của mình có
    thể thuê mướn người bản địa đã qua huấn luyện mà làm, chứ
    không thuê bác sỹ nước ngoài cho nó phiền hà ra.
    Thứ hai, nghề Nurse Assistant:
    Đúng nghề đó chủ yếu là rửa đít và thay tã lót cho người bệnh .
    Nuse Assistants thì bao giờ cũng thừa, và mới vào làm thì được
    trá 8 đôla rưỡi đến cao nhất là 10 đôla một giờ, cũng bằng công
    nhân mới vào làm không có tay nghề trong các công xưởng.
    Chính tôi đã bỏ tiền ra học và có bằng nghề này, làm được mấy
    tháng, thì cô Head Nurse (có bằng Trung Cấp) kiếm cớ đuổi tôi.
    Tôi bèn xin Trợ Cấp Thất Nghiêp, lĩnh lương của công ty một số
    tiền hơn cả lương nó trá tôi lúc đi làm nữa, vì trước đó, tôi là kỹ
    sư, lương cao hơn Head Nurse nhiều. Công ty ban đầu không
    chịu, nhưng sau đó không dám đến nghe Hearing của Phòng
    Lao Động, bấm bụng trả tôi gần 10 đô một giờ, một tuần 40 giờ .
    Tôi tiếp tục lấy tiền của công ty 6 tháng cho bõ ghét, rồi thương
    tình mà không lấy tiếp 6 tháng nữa, nhưng cũng bỏ, không làm
    nghề Nurse Assistant nữa.
    Nghề Registered Nurse:
    Nghề này đang thiếu cho đến vài năm sau nữa . Nghề này đòi
    phải có bằng Associate Degree, theo tiếng Việt, thì ngang với
    bằng Trung Cấp, học 2 năm, rồi phái thi lấy bằng làm nghề nữa.
    Người nước ngoài không được làm nghề này, vì cũng lý do như
    nghề bác sỹ đã nói trên kia: phải trải qua huấn luyện (tức là học
    Trung Cấp 2 năm, tốt nghiệp) và phải có bằng làm nghề.
    Thứ 3. nghề Hoá, Sinh Hoá, Gien, và Vi Trùng:
    Các nghề này nói chung phải học Sinh Hoá, Hoá Sinh . Bây giờ
    học Sinh vật thì phải ít nhất có bằng đại học 4 năm trở lên mới
    có hy vọng tìm được việc làm . Học Hoá học thì 2 năm Trung cấp
    cũng có hy vọng, nhưng việc thì ít, mà người có bằng cấp và kinh
    nghiệm và muốn xin thì nhiều, phải cạnh tranh mạnh. Một người
    bạn tôi có bằng Trung Cấp, đã 5 năm nay không tìm được việc
    làm . Một người khác cũng có bằng Trung Cấp, đi làm được mấy
    năm rồi, cũng vừa mất việc được 1 năm, ăn hết tiền trớ cấp thất
    nghiệp cũng chẳng kiếm được việc làm .
    Nói thật, tôi đang có một đứa cháu ở ViệtNam sang Mỹ học bác
    sỹ Y khoa, mà tôi chẳng giúp được nó cái gì . Tôi đã mời nó đến
    thành phố tôi ở để học, nhưng nó không thể chuyển trường
    được . Lý do: nó đã bị buộc vào hợp đồng học mấy năm ở
    trường nó đang học. Nếu chuyển trường, nó sẽ bị mất khá nhiều
    cre***, tức là sẽ phải học thêm, tốn thời gian, tuổi trẻ và tiền học .
    Sống chung với tôi, cháu sẽ đỡ được tiền ăn và tiền ở, mà
    trường nó lấy ít nhất 1 nghìn đôla mỗi tháng. Ngoài ra, tôi sẽ
    gắng giúp nó kiếm việc ở nơi tôi ở. Các bạn đăng thêm ý kiến,
    tôi lắng nghe xem có giúp được cháu ở lại Mỹ chăng.
  8. tuoihong25

    tuoihong25 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2004
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    1
    T không hiểu "hop dong" ma CD noi la loai "hop dong" gi. Theo T biet thi hinh nhu khong co hop dong nao ca. Đoa''n khong lam chac chau cua CD is still undergraduate, vay thi he co the transfer anywhere he would want to go. He might loose a couple cre*** hours, but it wouldn''t be that much as long as he still has same major with him when he is transfered( such as bio. Chem. or Biophysic ). Most schools have same required courses for science majors, such as General bio, G. chem, organic chem, physic, physical chem, etc. . The only differences are basic required courses that each school has ; some schools require 1 semester History, but some require 1 year; some require philosophy, religion, or ethic, but others might not require any instead they would have restrictions on certain courses.
    Neu transfer qua nhung truong thuong thi wouldn''t have any problem, but if transfer to a well-known school (usually private schools) thi phai check with school and get to know their restriction for transfered cre***s.
  9. thuyenxaxu

    thuyenxaxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    4.201
    Đã được thích:
    1
    Hello ... TuoiHong25,
    Remember, anh chàng (hay cô nàng ?) cháu cúa CD là du học sinh , hợp đồng du học sinh đó !!! Chứ hông có giống như nhóm lớn lên bên này và học bác sĩ đâu . hihih gì chứ hỏi về học medical là đúng bong vô chuyên ngành của cô Tuổi Hồng rồi đó nha bà con ,,,,,
    Có thể là trường nào đó bên này cho anh chàng (hay cô nàng ?) cháu bác CD học bổng ??? (đoán đại) Hoặc là trường đó bảo lãnh sang từ bên VN ???? (đoán đại tiếp)
    Hay là .. hay là ... có thể "hợp đồng" ở đây là ý nói ... ý nói ... "thề nguyền trăng sao" gì gì đó bên thành phố của chàng ta hihih . Tại còn nặng nợ duyen tình bên thành phố í quá nên cháu cúa CD hông có đi đâu được hết á ! hihi (đùa 1 tí cho vui box hihih)
  10. DLT

    DLT Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    Thứ nhất, bàn về Bác sỹ:
    Muốn làm bác sỹ ở Mỹ, phái học 8 năm, phải cần thi được bằng làm nghề, rồi cần phái có kinh nghiệm nữa . Bác sỹ nước
    ngoài, nếu đến Mỹ, cũng không được làm nghề vì 2 lý do: bằng
    cấp nước ngoài không được coi là đủ tiêu chuẩn, và không có
    bằng làm nghề (licience) . Để những người không có bằng bác
    sỹ được làm việc, họ có thể giúp việc, nhưng không được khám
    bệnh, kê đơn, nói chung những việc phải có bằng cấp mới được
    làm. Các bác sỹ có phòng khám bệnh hay điều trị của mình có
    thể thuê mướn người bản địa đã qua huấn luyện mà làm, chứ
    không thuê bác sỹ nước ngoài cho nó phiền hà ra.----------------------------------------------------------------------------
    Mọi việc đều có thể xảy ra. Anh bs mà tôi nói tới tuy làm ở VN nhưng anh ta đã từng tu nghiệp tại các nước phương Tây. Anh ta có bằng Ph. D về ung thư tại Bỉ (Belgium).
    Tôi biết 1 trường hợp khác, 1 anh người VN có bằng Ph.D tại Thuỵ Sĩ (Switzerland) anh ta cũng được nhận vào Mỹ làm giáo sư cho 1 trường đại học danh giá.
    Bạn Thuyenxaxu cho tôi hỏi: Mỹ công nhận hệ thông bằng cấp của các nước phương Tây nào ngang hàng với hệ thống bằng cấp của Mỹ để có thêm lựa chọn cho các bạn sinh viên VN trong quyết định lựa chọn nước đi du học ngoài Mỹ (do lý do nào đó) như: Nhật Bản (Japan), Đức (Germany), Úc (Australia)...

Chia sẻ trang này