1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các Phương tiện hành trì của Mật Tông.

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi tuvilyso, 14/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuvilyso

    tuvilyso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2005
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
    Các Phương tiện hành trì của Mật Tông.

    Với những bạn đã có căn duyên thì vấn đề này không có gì đáng nói, nhưng với các bạn mới tìm hiểu về Mật thì đây là tài liệu quý giá để hiểu về Mật, xin đăng tải giúp các bạn có xu hướng theo Mật Tông có thể hiểu rõ hơn về Pháp Môn này trong đạo Phật.

    Các mục được trích trong tác phẩm "Mật Tông và Kinh điển đại thừa" của tác giả Nghiêm Xuân Hồng.

    Chúc những người hữu duyên đều thành tựu!
  2. tuvilyso

    tuvilyso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2005
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
    THẦN CHÚ (MANTRAS): Các bộ thần chú là yếu tố tối quan hệ của Mật thừa. Nếu không có thần chú thì sự tu tập Mật thừa khó có thể thành tựu được... cũng bởi thế, nên Mật thừa còn có tên là Mantra Path, và trên 3 tạng KINH, LUẬT, LUẬN, còn có tên riêng là tạng Đà La Ni gồm 5 bộ thần chú. Do đó, nên người tu hành, nếu không hiểu được điệu dụng bí mật của thần chú thì thực là cô phụ giới thân huệ mạng của mình... Ngay cho đến các bậc thiền sư chủ trương vô tướng, cũng cần phải trì tụng thần chú. Sở dĩ như vậy vì sao? Là vì thần chú thuộc về Ngữ Mật. Lời nói tức là hơi thở và hơi thở là nhịp cầu nối liền với cái vũ trụ hữu hình thô kệch với nhưng tâm tướng vi tế vô biểu sắc. Nên lời nói có ảnh hưởng trực tiếp vào những tâm tưởng. Bởi thế, nên trong đạo Phật, thiệt căn có những 1200 công đức, trong khi nhãn căn chỉ có 800 công đức.
     
     
    Là vì những diệu âm (tức thần chú) lại còn cao và sâu hơn nữa. Còn cao và sâu hơn những quang minh của hiện thức sơ năng biến... Trong khi nhưng âm thanh thô kệch của lời nói chỉ nối liền những sắc tướng thô kệch với những luồng quang minh dung thông của tâm tưởng, thì những Diệu âm lại là nhịp cầu nối liền những quang minh hư vô vi tế của hiện thức với những quang minh vô tướng mạo của chân thức... Trên lịch trình chuyển hiện của Diệu tâm, trước khi có những quang minh hiện tướng, những diệu âm đã phát hiện rồi. Nên các diệu âm là ở nơi bờ mé chuyển hiện, nối liền Diệu tâm nhất nguyên phi thần hóa với những sắc tướng thần hóa của các bậc Đại Thần Linh như chư Phật và chư Bồ tát.
     
     Là vì các thần chú, tuy được nói ra bởi chư Phật trong những cơn đại định rất sâu, đều thuộc về Chân như huân tập, về Pháp lực, về nhất nguyên phi thần hóa, về sức thâu hút thường hằng mênh mang của biển Diệu Tâm, tương tự như làn nước thủy triều vậy, nên không có tử thi nào là không bị đánh dạt vào bờ... Và so với thần lực của chư Phật, tượng trưng cho nhât nguyên thần hóa thì Pháp lực còn cao hơn một bậc. Bởi thế nên trong các kinh Mật thừa, đôi khi có những vị Bồ Tát (Phật) thường thị hiện đi tìm những câu thần chú, tỷ dụ như tìm cầu thần chú Lục tự đại minh ÚM MA NI PÁT MÊ HÙM. Là vì pháp lực còn cao hơn Phật lực, và mỗi khi một vị Phật hiện tướng từ biển Diệu tâm nổi lên thì hình như thần lực của ngài cũng bị sút giảm một phần so với Pháp lực... Điểm này quan hệ cho việc tìm hiểu điệu dụng của thần chú.
  3. tuvilyso

    tuvilyso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2005
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
     
    Là vì đối với các vị quỷ thần trong pháp giới, thì kẻ hành giả chỉ cần biết tên tức là nhận diện được, và biết diệu âm thích hợp... là có thể huy động pháp giới, có thể chuyển vật. Tỷ dụ như có một con Rồng độc dữ tới phá hại, hoặc một quỷ dữ tới ám một người, kẻ hành giả chỉ cần biết tên vị quỷ ấy, và đọc câu thần chú thích ứng, thì quỷ đó phải bỏ đi... Dĩ nhiên là Hành Giả phải có đạo lực cao, nhưng nếu có đạo lực cao song lại không biết tên cùng thần chú thì cũng chưa chắc đã đuổi được... Như trong ngữ lực Nhà Thiền có chuyện một con rồng độc tới phá hại mùa màng. Có 500 vị A la Hán tới họp lại, dùng sức thiền định cũng không đuổi nổi... Sau có một vị chỉ tới và nói: "Này, Hiền thiện! Nhà ngươi chớ nên làm quấy như vậy...", là rồng liền bỏ đi.
     
     
    Thần lực của thần chú diệu âm, các tôn giáo lớn khác cũng đều biết cả. Nhưng không biết được rõ ràng nên không triển khai đầy đủ. Vì sao? Chỉ là vì những cơn tam muội của các vị tu sĩ ngoại đạo thường chỉ mới lọt được vào Tàng thức sơ năng biến, rồi dừng lại ở hiện thực nhất nguyên thần hóa, chưa vượt được vào hàng rào diệu âm để nhập vào biển Tâm vô tướng mạo và phi thần hóa. Nên chưa biết rõ được các thứ diệu âm.
     
    Tỷ dụ như Ấn Độ giáo thường dùng mantra khá nhiều... Song các thần chú thường chưa phải là  rốt ráo cao siêu, và họ chưa có một bài thần chú nào nói về Biển Tâm như chú Thủ Lăng Nghiêm. Tuy nhiên họ có chữ ÚM, nhưng Úm mà thiếu chữ HỒNG thì cũng chưa trọn vẹn.
     
    Cơ Đốc giáo cũng hiểu biết về Diệu âm. Như trong Phúc Âm của thánh John, có nói: ?oỞ lúc bắt đầu thì có Ngôi Lời (Le Verbe), Ngôi lời ở với Chúa, và Ngôi lời chính là Chúa...? Nhưng trong các kinh sách, rất ít thấy triển khai về môn tu diệu âm. Có lẽ chỉ có chữ Amen. Amen có nghĩa là ?o Hãy được lên! (Ainsi soit il!), tương tự như chữ Ta bà ha trong các bài thần chú của nhà Phật.
     
    .................
  4. tuvilyso

    tuvilyso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2005
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
    Thực ra, từ xưa đến nay, trên mặt đất này, nhiều truyền thống tâm linh của nhiều dân tộc đều hiểu biết và tin tưởng ít nhiều về năng lực lạ lùng của các âm thanh cùng diệu âm. và đến ngày nay, một số Khoa học gia cũng bắt đầu nhận thấy.
     
    Tại Cổ Hy lạp, cuốn Odyssée của Homère có ghi: ?oHọ đã dùng một câu hát có ma thuật để khiến cho vết thương của Ulysse ngưng chảy máu...?
     
    Hoặc ở Trung hoa, sách của Liệt tử có ghi rằng: ?oSư văn khéo gẩy đàn cầm, nhằm mùa Xuân mà gẩy giây Thương để dẫn khúc Nam, thì gió mát liền thổi đến, cây cỏ liền kết trái. Nhằm mùa thu mà gảy giây Giác, đánh khúc Giáp chung thì gió mát liền trở lại, cây cỏ phát xum xuê. Đương mùa Hạ mà gảy giây Vũ để đánh khúc Hoàng chung, thì sương tuyết liền rơi xuống, sông suối đóng băng lạnh cứng... Mùa đông mà gảy giây Chủy, đánh khúc Nhụy tân, mặt trời lại chiếu sáng và băng tuyết tiêu tan...?
    Về đoạn văn kỳ dị này, Liệt tử bình luận: ?oGiây Giác là thuộc âm Mộc, nên thuộc mùa xuân, khúc Giáp chung thì thuộc tháng hai, nên đánh nó lên thì sinh ra xuân khí, khiến một vùng cây cỏ đơm hoa... Giây Chủy là âm hỏa thuộc mùa Hạ, khúc Nhụy tân thuộc tháng năm, nên làm phát sanh hạ khí khiến một vùng băng tuyết tiêu tan...?
     
    Liệt tử cùng Sử văn chỉ là những bậc Hiền, mới chớm bước vào hàng Tiểu Thánh... mà đã có thể dùng những âm thanh thế gian cùng thuật gẩy đàn để biến chuyển mùa nọ sang mùa kia... Huống hồ là những thần chú Diệu âm của chư Thế tôn, khởi lên từ lòng Đại Bi không gì so sánh được, dĩ nhiên là phải có những điệu dụng khó thể suy lường...
     
    Ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu bắt đầu nhận thấy: âm thanh tác động vào sự vật, cây cỏ, vào những tế bào cơ thể của Động vật, cùng những tế bào thần kinh hệ... Tỷ dụ như nhà tâm lý học Kellog đã dùng âm thanh phát xuất từ một cây đàn vĩ cầm để thổi tắt một ngọn nến, hoặc nhà vật lý Langevin đã chứng minh ảnh hưởng của những siêu thanh (ultra son) đối với sự biến thể của các hồng huyết cừu... Hiện nay, có nhiều công cuộc nghiên cứu để áp dụng âm thanh vào công việc trồng cây cối, hoặc chữa bệnh. Đối với các màu sắc cũng tương tự.
     
  5. tuvilyso

    tuvilyso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2005
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
    Về điệu dụng gia trì của thần chú, các kinh sách Mật thừa đều đồng thanh tuyên xướng rằng Đà La ni giáo là Mật viên, và nếu không có thần chú thì cũng không có Mật thừa.
     
    ?oNay mật viên thần chú, tất cả các chúng sanh cho đến nhân vị Bồ Tát, tuy không hiểu được, nhưng chỉ nhất tâm trì tụng liền được nhập Tỳ lô pháp giới, đầy đủ Phổ hiền hạnh nguyện hải. Được lìa sanh tử, thành tựu 10 thân vô ngại Phật Quả, như bệnh nhân gặp được môn Diệu Dược. Tuy bệnh nhân không hiểu rõ có những vị thuốc gì, không biết phân lượng phép tắc hòa hợp, nhưng chỉ cần uống thuốc là tự nhiên bệnh được tiêu trừ, thân tâm an lành... Kinh tạng tương tự như sữa bò, Bát nhã tạng như sữa chín, Đà na li tạng tựa như đề hồ, uống vào tự nhiên thân thể mạnh mẽ cường tráng...
     
    Cho nên kinh Thủ Lăng Nghiêm dạy: Mật chú của chư Phật là phép bí mật, chỉ có Phật với Phật tự biết với nhau, các vị thánh nhập địa cũng chưa thông đạt được... Thần chú là MẬT ẤN của chư Phật, Phật với Phật truyền nhau, người khác không thể thông hiểu... Nhưng chỉ cần trì tụng là diệt được nghiệp sâu nặng, mau lên thánh vị.
     
    Người trì tụng chú Đại Phật Đảnh (tức là chú Thủ Lăng Nghiêm), dù thân thể không tắm rửa cũng được các Quỷ thần Vương coi như thanh tịnh, dù phạm giới cũng coi như không phạm giới, tâm tán loạn cũng được coi như không nhất tâm, không lập đạo tràng cũng được coi như có vào Đạo tràng... Chóng diệt trừ các tội chướng sâu nặng, xa lìa ma chướng, lúc lâm chung tùy nguyện vãng sanh, mau lên thánh vị, đầy đủ công đức cùng trí tuệ.
     
    Đời mạt thế chúng sanh, muốn tu tam muội e dễ lạc vào tà ma, nên phải trì thần chú này... Nếu chưa có thể nhớ tụng, thì phải chép lại để nơi thiền đường hoặc đeo nơi thân mình, thì tất cả ma chướng đều không dám động đến...
     
    Kinh Kim Quang Minh cũng dạy: hàng Thập địa Bồ Tát vẫn cần lấy thần chú để hộ trì huống hồ là phàm phu!?
     
    Các bộ Thần biến sớ sao, hoặc Mạn đà la sớ sao cũng đều dạy như vậy cả...? (lược trích Hiển-Mật viên thông, bản dịch THÍCH VIÊN ĐỨC, trang 48 và 105).
     
  6. tuvilyso

    tuvilyso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2005
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
    Nay nói lược về CÁCH THỨC TRÌ TỤNG thần chú:
     
    Điểm đầu tiên dĩ nhiên là người trì tụng thần chú phải lắng tâm và nhất tâm... Tuy nhiên, Đà La ni vốn là những diệu âm bất tư nghì, nên thần lực gia trì cũng không thể suy lường. Bởi vậy, nên người trì chú, tuy tâm vẫn còn đối chút TÁN LOẠN, nhưng nếu trì đều dần và lâu dài, thì vẫn có nhiều hiệu nghiệm. Nên kinh Thủ Lăng Nghiêm mới dạy: ?oGiả sử có chúng sanh nơi tâm còn tán loạn, những miễn vẫn trì tụng thần chú này, cũng vẫn thường được 84000 hàng hà Kim Cang thần ngày đêm đi theo giữ gìn hộ vệ... Các tiểu quỷ thần đều phải xa lánh kẻ thiện nhân này ngoài 10 do tuần, và các chúng ma có muốn rình rập quấy nhiễu cũng không thể được...?. Xem thế thì đủ hiểu oai lực của thần chú là nhường nào?! Vì là diệu âm và mật ấn của chư Phật.
     
    Oai lực ấy còn khó suy lường hơn nữa, vì đến kẻ HỦY BÁNG cũng vẫn còn gặt được lợi ích... Vì kinh Bất Không Quyền tác có dạy rõ: ?oNếu có chúng sanh nào nghe Đà la ni mà lại sanh tâm chê bai hủy báng thì kẻ đó vẫn có lợi ích. Tủy dụ như một kẻ có ác tâm mà đi vào nơi khu rừng chiên đàn, rồi lấy tay chân chặt bẻ, đâm dập... khiến cho chiên đàn bị gãy ngã tất cả, nhưng chính chân tay, thân mình của kẻ phá hoại ấy cũng phảng phất dịnh được mùi hương thơm ngát của chiên đàn.?
     
    Kẻ hủy báng ấy, trong kiếp này hay những kiếp sau, dĩ nhiên là phải trả nghiệp báo của việc hủy báng trước. Nhưng sau khi trả nghiệp rồi, vì đã dính được mùi hương thơm ngát của chiên đàn đạo lý, nên khi mùi hương này hiện hành nở ra trong Tàng thức, thì kẻ đó tự nhiên sẽ chiêu cảm những túc duyên tốt lành để tu tập tiến bước. Tất cả giáo lý nhà Phật chỉ là vấn đề cơ duyên... Thà là kết một cơ duyên nghịch còn hơn là hoài nghi lừng khừng không theo cũng không chống báng, vì những kẻ này chẳng kết được cơ duyên gì hết. Những người này thì không phải trả nghiệp báo về sự chống báng, song trong nhiều kiếp lai sinh, vẫn chỉ sống lù mù lờ mờ, không chiêu cảm được một túc duyên tốt lành nào hết và tiếp tục chìm nổi...
     
    Bởi thế trong kệ nhà Phật mới dạy: ?Một câu nhiễm...dù lấy hay là bỏ, qua tai đều thành duyên...? mỗi khi đi nghe Pháp Phật, thì nên cầu nghe pháp cao sâu, đừng nên cầu nghe pháp quyền và nhỏ. Nghe Pháp cao sâu, thì lúc đầu ngơ ngác chẳng hiểu gì cả, có khi thấy bàng hoàng khó chịu, nhưng những mầm đạo lý lớn ấy sẽ rớt  vào Tàng thức của mình. Rồi tới khi thuần thục chín mùi, những mầm ấy sẽ hiện hành nở ra thành một cây cổ thụ lớn, đem lại sự mát mẻ cho thân tâm mình và cho nhiều chúng sinh...
     
  7. tuvilyso

    tuvilyso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2005
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
    Người trì tụng thần chú vẫn có thể, trong lúc ban đầu, giữ những tâm THAM CẦU thấp kém. Tỷ dụ như cầu cho mình được mạnh khỏe sống lâu, hoặc như người xưa, cầu được vào cung A tu la để lấy A tu la nữ làm vợ vì người A tu la nữ rất đẹp, hoặc cầu cho mình được trụ sắc thân này đến lúc đức Phật Di lặc ra đời để thưa hỏi về ý nghĩa huyền nhiệm của 2 chữ Sắc Không... Tham cầu như vậy chính là trái với đạo lý lớn. Nhưng do oai lực của thần chú, và nếu kẻ trì tụng thành khẩn và nhất tâm, thì những vị quỷ thần vương hộ trì cho thần chú, vẫn bắt buộc phải thỏa mãn tâm niệm mong cầu của người ấy... Là vì chư Phật có rất nhiều phương tiện độ sanh không thể nghĩ bàn. Chúng sanh nhiều khi tương tự như đứa trẻ nhỏ, có bệnh mà không chịu uống thuốc. Nên vị thầy thuốc có phương tiện huệ liền đem thuốc đó thoa vào đầu vú người mẹ. Đứa trẻ núc suc, nên uống luôn cả thuốc hay và trừ được bệnh khổ... Cũng vậy, nhiều người trì thần chú lúc ban đầu có thể có những tâm tham cầu thấp kém nhưng lần lần, diệu lực của thần chú sẽ tác động vào tàng thức và người đó sẽ đi tới tâm không mong cầu, bước lên bờ giải thoát.
     
    Cần nhớ rằng: sức của chơn ngôn thần chú là sức huân tập của Chân như Diệu tâm, nên rất là bất tư nghì. Và Đà na li giáo thường được gọi là Đại Bất Tư nghì Thừa... Bởi thế nên kinh Lăng nghiêm mới dạy: ?oMột người có thể không trì giới nhưng khi nghe Đại Phật Đảnh Đà la ni, liền được Cụ túc Thanh Văn giới...? Hoặc trong những kinh khác, các vị Phật đã từng nói: ?oTa tu những kiếp không thể tính đếm, tuy tu hạnh khó làm vẫn không được Bồ Đề. Nay nhờ vừa nghe Đà La ni này, nên tăng thêm hạnh tương ứng liền thành Chánh Giác...? Vì là sức huân tập của Chân như, nên chân ngôn gồm đủ 2 lực TỰ và THA. Và trên con đường tu hành, nếu người nào chưa hiểu diệu lực của thần chú, thì người đó tự cô phụ thân mạng huệ của mình.
     
    Ở thời Mạt pháp này cũng chớ nên nghĩ rằng: ?oMình là một thiền giả có hạng, có thể hiên ngang đơn độc bước lên niềm cô liêu tuyệt đối của ngọn Tuyết Sơn, nên đâu cần phải nương nhờ vào cái gì, và đâu cần phải trì chú để lạc vào miền sự tướng?!? Chớ nên nghĩ như vậy, vì Thiền Định là gì?... Thiền quán chính là đi vào biển tam muội, vào miền Bất nhị, vào biển vô sở đắc của Diệu tâm. Và những Đà La Ni chính là thiền định tạng tối cao, là con đường màu nhiệm thẳng tắt nhất để đi vào tam muội và Diệu tâm... Nên xưa kia ngài Long Thọ vốn là vị Tổ thiền lẫy lừng vẫn phải tán thán hoằng dương thần chú Chuẩn Đề. Ngài Trí giả là bực đã đắc tam muội cùng túc mạng thông, vẫn phải viết để hoằng dương về Nghi quỹ trì chú. Rồi ngài Khế Phù thiền sư, khi có người đến nói về Tối thượng thừa Pháp thì ngài liền dạy phải tụng chân ngôn!!... Riêng ngài Long Thọ từng làm bài kệ để tán thán thần chú Đại Chuẩn Đề:
     
    Cúi đầu lạy pháp Tô Tất Đế
    Chân thành đảnh lễ 7 ức Phật
    Con nay ca ngợi Đức Đại Chuẩn Đề
    Xin duỗi lòng từ bi gia hộ
     
    Tô tất đế tức là Tô tất địa, nghĩa rộng là chỉ Mật thừa, nghĩa hẹp là chỉ pháp môn trì tụng Đà La ni, tức là pháp môn Diệu viên thành để đưa hành giả tới chỗ thành tựu viên mãn... Còn thần chú Đại Chuẩn Đề là do 7 ức na do tha câu chi Phật nói...
  8. tuvilyso

    tuvilyso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2005
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
    Cần nêu câu hỏi:
     
    1) Các thần chú nhà Phật có quá nhiều, học không thể kể xiết, vậy thì giữa các chân ngôn, pháp khí có gì hơn kém không, diệu lực của các chân ngôn có gì sai khác không?
    2) Và một kẻ hành giả cần phải trì tụng nhiều thần-chú hay chỉ cần trì tụng một thần chú?
     
    Có thể trả lời rằng:
    Các chân ngôn, cũng như mọi sự vật ở đời thường đều bao gồm 2 khía cạnh, và đều có thể nhìn theo 2 lối: lối sai biệt và lối vô sai biệt... tùy theo tâm thức của người đứng nhìn hay tiếp xúc.
    Tỷ dụ như một hòn sỏi hay một con kiến... Một hòn sỏi, nếu nhìn theo lối vô sai biệt thông thường, thì nó chỉ là một vật thô kệch, ù lỳ vô tri giác. Nhưng nếu nhìn theo lối vô sai biệt, thì tâm, ngang bằng giá trị và cũng màu nhiệm như một giải ngân hà, vì bản lai diện mục của nó cũng là sự kết tụ của nhiều cơn lốc quang minh.
     
    Một vị có đạo lực, có thể chỉ ngồi quán hòn sỏi, cũng lần lần thấy được những quang minh của hiện thức và chân thức, rồi nhập Diệu Tâm.
     
    Nhưng một kẻ thấp kém như đa số chúng ta, nếu ngồi quán hòn sỏi, thì chắc rằng phải trải qua nhiều kiếp lắm mới gặt hái được đạo quả... Bởi thế, nên cần phải quán hình tướng đức A di đà hay đức Quán Thế Âm thì chóng màu nhiệm hơn, mau đạt đạo quả hơn. Vì hình tướng ấy dễ làm dấy động biển tâm mình hơn là hình tướng hòn sỏi...
     
    Các chân ngôn cũng tương tự như vậy... Vẫn là một mà vẫn là nhiều, vẫn là sai biệt hơn kém mà vẫn là như như vô sai biệt, tùy theo mức độ căn cơ của chúng sanh cùng tính cách TƯƠNG ỨNG giữa tâm người trì tụng và câu thần chú.
     
     
    Nếu đứng về khía cạnh sai biệt mà nhìn (mà cổ đức gọi là khía cạnh Tùy Tha Ý), thì pháp lực của các câu thần chú có sai biệt hơn kém... Tỷ dụ như các thần chú của ngoại đạo không có nhiều tự tại lực, chỉ có thể gột nổi phần lớn những phiền não chướng thôi, không gột được sạch, và dĩ nhiên không gột nổi những sở tri chướng... Bên nhị thừa, kinh A hàm cũng có một tạng thần chú, gọi là Minh tạng. Song những thần chú này chỉ đủ tự tại lực gột sạch những phiền não chướng, và không gột nổi những sở tri chướng chấp pháp... Còn như bên Đại thừa thì những câu chân ngôn cao siêu vi diệu nhất thường là nói về những HẢI HỘI màu nhiệm nổi lên trên biển Tâm ấy. Tỷ dụ như chú Lục tự đại minh, chú Đại Chuẩn Đề, chú Đại Bi, chú Tâm kinh Bát nhã, và nhất là chú Đại Phật Danh Thủ Lăng Nghiêm. Trì tụng những thần chú này, thì do sự tương ứng của âm hương, tâm thức hành giả có thể tiêu dung cả phiền não chướng cùng sở tri chướng, để làm lắng tâm mình thành Trí tuệ Bát nhã cũng như để khởi tâm mình thành tâm Đại Bi... Sở dĩ Đức Phật nói ra nhiều thần chú như vậy, là để thích ứng với mọi loại sở thích cùng căn cơ chúng sinh.
     
    Nhưng đứng về khía cạnh vô sai biệt (Cổ đức gọi là khía cạnh Tùy Tự Ý) mà nhìn thì  các chân ngôn đều là một, không hơn, không kém, vì đều là những lộ tuyến lực lưu xuất ra từ biển Diệu tâm, từ Tỳ lô tánh hải... Bởi thế, nên nếu lấy một câu minh chú của nhị thừa, nhưng nếu người trì tụng là một bậc Đại Bồ Tát, thì diệu lực của câu chú vẫn đạt tới chỗ tuyệt vời. Trái lại, nếu lấy một tâm chú rất viên đốn của Mật thừa, nhưng nếu người trì tụng lại chỉ là định tánh Thanh Văn, không muốn nghe, không muốn hiểu về chân lý Tự tâm biến hiện thì hiệu quả vẫn không thể tuyệt vời được.
     
    Cho nên về vấn đề trì tụng, có thể trì tụng nhiều chân ngôn hoặc một chân ngôn cũng được... Nhưng thông thường thì người trung căn và hạ căn nên lựa chọn lấy 5, 7 câu chân ngôn theo sở thích rồi trì tụng đều đặn và lâu dài. Vì có những bài chú tương ứng nhiều với mình, hoặc có bài tương ứng ít ... Tới khi thuần thục cao độ rồi, có thể vẫn tiếp tục như vậy, hoặc thử lại tụng một chân ngôn cũng được.
     
  9. tuvilyso

    tuvilyso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2005
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
    Người trì tụng thần chú cần PHÁT ÂM như thế nào?
     
    Người trì tụng không nên quá lo ngại về việc phát âm của thần chú... Cứ việc theo người xưa mà trì tụng, theo những bài thần chú đã tụng được phiên âm sang thổ âm mà trì. Nếu phát âm được chân xác thì càng tốt, nhưng nếu có sai lệch đôi chút cũng không sao.
    Là vì thần chú gồm những diệu âm tạo dựng nên do sức rung động của những quang minh tâm thức, không phải là nhưng âm thanh vật lý tạo dựng nên bởi sức rung động của hơi thở vốn dĩ còn thô kệch.
     
    Bởi thế nên lấy chữ ÚM chẳng hạn thì người Ấn độ tụng là ÚM, nhưng người Trung Hoa tụng là Án còn người Nhật Bản tụng là ONG... tức là gần với thổ âm của họ nhất mà vẫn linh nghiệm như thường.
     
    Có một câu chuyện cổ Tây Tạng kể rằng: một vị sư nọ trong mùa kết hạ, bỗng sực nhớ tới mẹ già. Nghĩ rằng mẹ mình già yếu lụm cụm, không ai nuôi dưỡng, chắc giờ này đang đói khổ. Ông bèn bỏ dở việc kiết hạ trở về. Ông ngạc nhiên thấy mẹ vẫn khỏe mạnh vui vẻ. Ông kinh ngạc hơn nữa khi thấy mẹ nói rằng đã học được một câu thần chú rất đặc biệt, có thể nấu chín sỏi đá thành cơm... Tới khi bà trì tụng câu thần chú ấy, thì vị sư lắng nghe và sửa lại cách phát âm cho Bà. Lạ thay khi bà mẹ tụng theo cách phát âm sửa lại, thì không thấy linh nghiệm gì hết. Cuối cùng vị sư đành bảo mẹ trì tụng theo ý muốn của bà, thì quả nhiên nhờ tâm lực cùng lòng tin của bà, sỏi đá lại bị nấu chín và hóa thành cơm.
     
    Cần nhớ rằng mỗi sự vật ở đời đều phát hiện do sự ỨNG HỢP huyễn hiện của nhiều cơ duyên. Và trong sự linh nghiệm của thần chú, thường là do sự ứng hợp của  những cơ duyên sau:
    -         Pháp lực của thần chú, tức là những lộ tuyến lực luôn thâu hút của biển Tâm để chuyển hiện các tâm thức chúng sanh sang nhưng nhịp điệu vi tế. Đây là khía cạnh phi thần hóa trong đạo lý vận hành của pháp giới, và người trì tụng cần tin sâu hiểu chắc.
    -         Thần lực gia trì của chư Phật cùng các hải hội nhiệm màu. Thần lực này luôn gia trì không ngừng nghỉ, cả người tin lẫn người không tin, tương tự như ánh nắng mặt trời sưởi ấm cả người sáng lẫn người mù. Nhưng người tin thì chiêu cảm sức gia trì mạnh hơn. Sức gia trì này thường hằng không gián đoạn nhưng đại đa số chúng ta vẫn chẳng hay biết, như lời kinh Pháp Hoa thường nhắc nhở... Và đây là khía cạnh phi thần hóa trong đạo lý vận hành.
    -         Đạo lực của vị Chân sư đã truyền lại bài chú, cộng với những luồng tâm lực của các thế hệ những người đã trì tụng bài thần chú ấy.
    -         Tâm lực tương ứng, tin sâu, hiểu chắc và nhất tâm của người trì tụng, để khởi tâm và chuyển theo những nhịp điệu rung chuyển vi tế.
    -         Là vì, theo lời kinh Hoa Nghiêm đã dạy, tất cả pháp giới Tỳ lô này chỉ là sự ứng hợp huyễn hiện của Pháp lực hải, Thần lực hải và Nghiệp lực hải bất tư nghì mà thôi...
  10. tuvilyso

    tuvilyso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2005
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
    Thiết tưởng cần ghi thêm mấy lời về CÁC BỘ THẦN CHÚ.
     
    Các thần chú hay mantras thì nhiều không kể xiết nhưng đều gồm trong 5 bộ:
    1)     Phật Bộ, tức là những thần chú nói bởi các vị Phật, Tỷ dụ như chú Thủ Lăng Nghiêm.
    2)     Liên Hoa Bộ gồm những những thần chú được nói ra bởi các vị Kim Cang thân.
    3)     Bảo Bộ gồm các thần chú nói bởi các vị Thiên Vương.
    4)     Yết Ma Bộ gồm các thần chú nói bởi các vị Quỷ thần Vương.
     
    Cần nhớ rằng: khi 1 vị Phật tuyên xướng thần chú thì ngài thường nương vào Pháp Lực của biển tâm cùng thần lực của chư Phật để nói chú. Pháp lực của biển Tâm, tượng trưng cho khía cạnh phi thần hóa viên viên quá hải, còn cao và sâu hơn một bực so với thần lực của vị Phật tượng trưng cho khía cạnh thần hóa.
     
    Khi một bậc Đại Bồ tát nói chú thì ngài thường nương vào biển thần lực của chư Phật, cũng như pháp lực của biển Tâm.
     
    Còn những vị Kim cang thân, Thiên Vương, hoặc Quỷ thần vương, thì thực ra không thể nói thần chú được. Các ngài chỉ tuyên xướng thần chú mỗi khi có sức gia trì đặc biệt của 1 vị Phật khiến cho nói chú... Hoặc nhiều khi do phương tiện độ sanh, chính chư Phật đã thị hiện dưới hình tướng thiên vương hay quỷ thần vương để nói chú vì có những chúng sinh hay khởi lòng tin ở quỷ thần hơn là tin ở chư Phật...

Chia sẻ trang này