1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các Phương tiện hành trì của Mật Tông.

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi tuvilyso, 14/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuvilyso

    tuvilyso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2005
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
    Thông thường thì những người tu hành hay trì tụng những thần chú sau đây:
     
    Thần chú Lục tự đại minh: ÚM MA NI PÁT MÊ HỒNG. Chú này được giảng giải kỹ trong kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương... Có nghĩa là: Hạt bảo châu trong bông liên hoa. Khi chữ ÚM chuyển hiện thành chữ Hồng thì làm huyễn hiện nên tất cả những sắc tướng hữu hạn, tỷ dụ như bông liên hoa. Nhưng trong bông liên hoa hữu hạn vẫn có cái mầm vô cùng tận, tức là chữ Hồng, và tượng trưng bởi hạt bảo châu. Và hạt bảo châu này sẽ hiện hành dấy động, để đưa chúng sinh ngược giòng trở về nhập biển tâm vô cùng tận tức là chữ ÚM.
    Thần chú Đại Bi
    Thần chú Bát nhã Tâm kinh
    Chú vãng sanh
    Thần chú Đại Phật Mẫu Chuẩn Đề: ÚM CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA PHẠ HA, được diễn nói trong kinh Chuẩn Đề Đà la ni. Có nghĩa là: ?oDo tất cả các pháp vốn không sanh, nên tức được bất sanh bất diệt. Do bất sanh bất diệt nên được sắc tướng vô sở đắc. Do tướng vô sở đắc nên tức được vô sanh diệt. Do vô sanh diệt nên tức được vô cấu. Do vô cấu nên được vô thủ xả. Do vô thủ xả nên tức được bình đẳng vô ngôn thuyết. Do bình đẳng vô ngôn thuyết nên được vô nhân, vô quả, bát nhã tương ứng, vô sở đắc làm phương tiện nhập thắng nghĩa, thật chứng pháp giới chân như. Đây là TAM MA ĐỊA tụng niệm vậy...?
    (Trích trong những lời chú giải của ngài Hoàng Tân về kinh Chuẩn Đề đà la ni)
     
    Và thần chú Đại Phật đảnh Như lai Mật nhân tu chứng liễu nghĩa Chư Bồ tát vận hành thủ lăng nghiêm thần chú: thần chú này được gọi là Tâm chú, nói về sự huyễn hiện của biển Tâm, cùng những hải hội nhiệm màu nổi lên trên mặt biển Tâm ấy...
     
    Kinh Mật thừa cũng thường dạy rằng:
    ?oĐối với những thần chú như Lục tự đại minh hay chú Chuẩn Đề, nếu có người nào lấy ngón tay vẽ lên hư không, hoặc lấy bút viết ra giấy những chủng tự Phạn văn của thần chú, thì nếu viết một biến, công đức cũng bằng ngồi chép một tạng kinh...?
  2. tuvilyso

    tuvilyso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2005
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
    Tiếp theo sẽ là về quán tưởng những chủng tự (phạn tự).
     
    H) QUÁN CHIẾU NHỮNG CHỦNG TỰ:
     
    Đây là pháp môn quán chiếu những chủng tự theo Phạn văn, nên được gọi là Quán môn Phạn tự.
    Pháp môn này cũng quan yếu như việc trì tụng thần chú, vì có ảnh hưởng trực tiếp tới nhịp điệu rung chuyển của những làn sóng quang minh của tâm thức.
    Sở dĩ phải quán chiếu theo Phạn tự là vì một số những chữ cái trong Phạn tự đã có sẵn thần dụng bất tư nghị như vậy... Theo lời bình giải của Cổ đức, thì khi thế giới này mới phôi thai thành tựu, vị Phạm Vương cai quản từ cõi Sắc trở xuống đã truyền nói những chữ ấy, vì thế nên có  bất tư nghị thần dụng. Rồi thì vô lượng vô số những bậc Đại thần linh tối thượng là chư Phật, lại dùng những chữ đó để tuyên nói các thần chú, nên đã phổ thêm vào đó rất nhiều thần lực. Do đó, nên có điệu dụng không thể nghĩ bàn.
    Cũng có thể lập luận rằng: những chữ cái đó đều được mô phỏng theo những nhịp điệu rung chuyển của những quang minh uyên nguyên của hiện thức, khi bắt đầu xuất hiện trên biển chân không. Rồi những bậc tu sĩ cổ xưa (rishis) , trong những cơn tam muội sâu, đã đạt thần thông cùng thiên nhãn thiên nhĩ, nhìn thấy các nhịp điệu rung chuyển ấy và ghi lại thành chữ cái. Nên những chữ này đã trở thành ngôn ngữ thần thánh. Trong khi hầu hết những ngôn ngữ thế gian đều được chế ra theo nhưng công thức thương nghiệm bởi những người Phàm, chưa phải bậc thánh, nên dĩ nhiên là không thể so sánh được với ngôn ngữ thánh thần được...
     
    Hãy lắng tâm suy ngẫm giây lát về cái bí ẩn lạ lùng là sự phát hiện của pháp giới này trên mặt biển chân không... Trong pháp giới này, mọi sự mọi vật, từ một hạt tuyết, một giọt nước, một lá cây, một cọng cỏ, một nguyên tử của kim khí hay hóa chất, một tế bào của cây hay động vật... cũng đều khởi lên từ biển hư không theo những lộ tuyến lực, những mô hình, nhưng cơ cấu gần như cố định của nghiệp lực. Vì thế, xưa kia ở cổ Hy Lạp, Platon mới hay nhắc đến mô hình hay tâm tưởng tiên thiên...  Và nếu nghĩ kỹ, sẽ thấy rằng chúng chỉ có thể phát hiện do những làn sóng quang minh uyên nguyên, lân lần lóng lại và kết tụ thành những cơ cấu, thành vật. Và chính đó là lời dạy của lối kinh xưa.
     
  3. tuvilyso

    tuvilyso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2005
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
     
    Vì thế, nên cần quán chiếu những chữ cái ấy, thì dễ chuyển hiện được tâm thức... Nhưng cũng cần nhớ rằng không phải chữ Phạn nào cũng là nguyên ngôn thần thánh, mà chỉ có một số chữ cái mà thôi. Còn những chữ kia đều là do những người đời sau thêm vào, để đáp ứng với những nhu cầu thường dụng.
     
    Tuy nhiên lối quán chiếu chủng tự này khá khó khăn và cần có quán lực cao mới làm được.
     
    Hành giả ngồi trong đàn tràng, kết ấn, tụng chú, rồi nhiếp tâm quán tưởng ...(Trên đảnh hành giả tưởng chữ LAM, biến thành vòng lửa đỏ đốt hết tự thân hữu lậu. ...Lại tưởng chữ LAM biến thành lửa lớn đốt cháy thế giới hữu vi này đồng như hỏa kiếp, cháy sạch không sót, chỉ còn lại một biển rỗng lặng không tịch...Rồi lại tưởng ở dưới hạ phương khắp tưởng chữ KHIÊM tạp sắc mà làm Không luân. Nơi trên Không luân tưởng chữ HAM, sắc đen, lần lần khởi lên biến thành Phong luân (gió). Nổi trên Phong luân, khắp tưởng chữ Lam sắc đỏ, biến thành Hỏa luân (lửa). Trên hỏa luân tưởng khắp chữ VAM... sắc trắng biến thành Thủy luân. Trên Thủy luân (nước) tưởng khắp chữ A, sắc vàng, biến ra Kim Cang địa. Trên Kim Cang địa khắp tưởng có vô số bông Đại Liên hoa. Trên mỗi hoa sen đều có đức Chuẩn Ðề Bồ Tát, vô lượng Thánh chúng vi nhiễu (vây quanh) trước mỗi đức Chuẩn Ðề, đều có tự thân của hành giả đầy đủ các món cúng dường đều đối trước Kính đàn Chuẩn Ðề... (Lược trích bộ Hiển Mật Viên Thông, trang 84, bản dịch Thích Viên Đức).
    ....
  4. tuvilyso

    tuvilyso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2005
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
    Thông thường thì có lẽ nên quán chữ LAM... trên đảnh đầu, biến thành vòng lửa đỏ đốt cháy tự thân mình cùng pháp giới. Rồi quán nơi tâm nguyệt luân như vầng trăng tròn sáng, trong đó có chữ ÚM..., xoay vần miên viễn và biến thành chữ HỒNG... Vì phép quán này không đến nỗi khó lắm, mà vẫn rốt ráo.
  5. tuvilyso

    tuvilyso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2005
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
    K) VỀ CÔNG ĐỨC SÂU RỘNG CỦA MẬT CHÚ:
     
    Thiết tưởng cần nói về công đức sâu rộng của thần chú, để khiến cho người trì tụng tăng thêm phần tín tâm.
     
    Trên đại cương, về công đức không thể suy lường của thần chú, chỉ cần nhắc lại lời dạy của kinh Thủ Lăng Nghiêm: ?oNếu có chúng sanh nào trì tụng đều đặn lâu dài Chú Đại Phật đảnh này, thì dù tự thân chúng sanh ấy không làm phước nghiệp gì, nhưng 10 phương Như lai có bao nhiêu công đức, cũng phải đem ban cho người ấy...?
     
    Tuy nhiên cần nhớ 1 điểm thiết yếu này: sự gia trì của thần lực hay nguyện lực của 10 phương Như lai, nhiều khi chúng ta thường không thể hay biết được, tương tự như ánh sáng mặt trời vẫn gia trì cho sức sống của kẻ sanh manh mà kẻ đó không hề hay biết... Và trong kinh Pháp Hoa đã từng nhắc lại điểm này.
     
    Là vì sao?
    Là vì thần lực của chư Phật và Bồ tát không phải là những lớp quang minh thô kệch mà thường là những lớp quang minh rất vi diệu và nhằm tác động thẳng vào những tầng lớp vi tế sâ thẳm của tâm thức chúng sanh. Tác động thẳng vào những tâm tưởng của ý thức, vào mạt na thức và Tàng thức, để chuyển hiện những chủng tử sâu sa của nghiệp lực, làm nảy nở huệ tâm, từ bi tâm, giác ngộ tâm... khiến phát sanh những công đức vô lậu, và cái đó mới là đáng kể cho giới thân huệ mạng. Chứ rất ít khi tác động thẳng vào thân căn chúng sanh, vì thân căn chỉ là ngọn trong khi những tâm tưởng mới chính là gốc. Nhưng đa số người đời thường hay suy nghĩ lệch lạc và ưa thích những gì thô kệch... Tỷ dụ như trong một cuộc lễ điểm đạo nào đó, một số người thủ lễ bỗng thấy chân tay mình như được truyền một luồng sinh lực mới, muốn cựa quậy nhẩy múa, liền khấp khởi vui mừng nghĩ rằng mình đã được truyền một thứ power và được thần lực gia trì. Không hiểu rằng những vụ tác động thô kệch đó chỉ là do sự tác động của những thứ quỷ thần nhỏ hoặc tiểu linh quỷ mà thôi chứ không phải là sức gia trì của Phật hay Bồ tát, vì không bao giờ chư Phật hay Bồ tát lại gia trì cho ta cựa quạy nhảy múa cả.
     
    Chỉ trừ trường hợp một chúng sanh nào bị bệnh tật nguy kịch sắp chết, hoặc lâm vào tai nạn hiểm nghèo sắp mất mạng, thì sự gia trì này có thể rõ rệt hơn. Nhưng ngay trong những trường hợp này, các bậc Đại thần linh cũng thường chỉ đáp ứng một cách rất kín nhiệm, khiến chúng sanh khó thể nhận nổi nên nhiều khi vẫn tưởng là ngẫu nhiên. Tỷ dụ như trong trường hợp một kẻ rớt xuống biển, nếu kẻ đó trì tụng thần chú tới mức đủ chiêu cảm thì có thể là các bậc thần linh sẽ làm nổi lên một cơn gió thổi giạt vào bờ, hoặc xui khiến một miếng ván lớn trôi tới cạnh người đó... Nên rất khó tế nhận.
  6. tuvilyso

    tuvilyso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2005
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
     
    Sự tác động để chuyển hiện tâm thức cùng những chủng tử là một tác động rất vi tế kín nhiệm và tích lũy lần lần, nên khó hay biết... Bởi thế, nên trong việc trì tụng chú, lòng tin là tối cần thiết... Cứ khởi lòng tin đi, rồi trì tụng đều đặn và lâu dài mà không mong cầu gì hết thì lần lần mọi sự mong cầu thầm kín của hành giả sẽ được toại nguyện lúc nào không hay... Cái khó khăn lạ lùng là ở chỗ đó: chưa thấy gì hết mà vẫn giữ vững niềm tin. Còn như nếu thấy rồi mới đem lòng tin thì cũng là tốt nhưng chưa phải là kỳ đắc.
     
     
    Công đức sâu rộng của Mật chú có thể lược vào mấy điểm sau:
     
    a) Có thể đem lại lợi ích an lạc cho Quốc độ:
    Đây là một điểm vi tế và khó tin.
    Thông thường, một người trì tụng thần chú nếu nghe nói rằng thần chú có thể khiến cho bản thân bớt bệnh hoạn, được sức gia trì của một số quỷ thần khiến mình gặp được phước duyên thuận lợi tốt lành thì người đó có thể mường tưởng nổi. Nhưng nếu nghe nói rằng mật chú có thể đem lại lợi ích an lạc cho cả miền mình cư ngụ, cho cả thành ấp, cho một quận huyện, một nước, một quốc độ... khiến mưa gió thuận hòa, ngũ cốc phong đăng, các thiên tai lớn như động đất lụt lội phải tiêu dung, các thứ giặc giã đều lần lần đoạn đứt... thì thực khó mường tượng nổi.
     
    Nhưng nếu ta hiểu rằng pháp giới này là một trường lực mênh mang, nhưng luật tắc vận hành nghiêm mật tuy thưa mà không sót và chẳng có gì là ngẫu nhiên cả, hiểu rằng tất cả những luồng lực thiên nhiên như gió mưa sấm chớp lửa chấn động... đều không phải là những trò du hý vô duyên cớ và đều có cái khía cạnh thần hóa của chúng, tức là có những vị quỷ thần vương cai quản về sự vận hành, và các vị ấy thường là phải an bài những luồng lực đó theo sự chiêu cảm của luật tắc nhân quả nghiệp báo về cộng nghiệp cùng biệt nghiệp của loài người và các chúng sanh khác..., thì ta sẽ thấy rằng vụ này có thể mường tượng được.
     
    Vì thế kinh Lăng nghiêm mới dạy rằng: ?oNày Anan! Nếu các cõi nước, các châu, các huyện, các làng xóm... bị nạn đói kém, dịch lệ, đao binh cùng các ách nạn khác thì phải viết thần chú Đại Phật đảnh này đề trên 4 cửa thành, và khiến cho CHÚNG SANH HIỆN CÓ trong cõi nước, kính rước chú này, nhất tâm lễ bái cung kính cúng dường khiến cho nhân dân MỌI MỌI NGƯỜI đều đeo chú trong mình hoặc để ở nơi chỗ ở thì mọi ách nạn đều lần lần tiêu dung...
    Này Anan, cõi Ta bà này có 84.000 ác tinh thường làm tai biến, 28 vị Đại ác tinh làm chủ, thường xuất hiện nơi đời với nhiều hình trạng không thể kể xiết, gây ra nhiều ách nạn kỳ dị cho các chúng sanh. Nhưng ở chỗ nào có thần chú này, thì tất cả đều tiêu dung, lấy 12 do tuần (chừng 40 dặm) làm vòng kết giới
     
    Trong đoạn kinh trên đây là trường hợp hầu hết nhân dân đều đeo chú và trì chú, nên chắc chắn là chuyển được cộng nghiệp, nên các vị quỷ thần lại phải an bài các luồng lực theo một cách khác và các ách nạn đã lần lần tiêu dung... . Hoặc thị hiện hình như có thiên binh thần tướng (vì tất cả chỉ là ảnh tượng), khiến cho đám giặc giã phải rút lui... . Hoặc tác động ngay vào tâm tức của đám giặc khiến chúng khởi tâm khác rồi kéo đi nơi khác.
     
    Xưa kia ngài Đạo Tín một hôm tới một nơi thành ấp để hóa độ. Trong khi ngài thuyết pháp bỗng có một đám giặc cỏ tới vây thành. Ngài bèn lớn tiếng tụng kinh Đại Bát nhã ba la mật đa. Do thần lực của kinh ứng hợp với đạo lực của ngài, các thiên binh thần tướng đã hiện thận trên mặt thành khiến bọn giặc sợ hãi rút lui... Ngài là bậc có đạo lực cao nên mới có thể làm như vậy và trường hợp này ngài đã gánh bớt những cộng nghiệp nặng nề hộ dân chúng miền đó... Dân chúng vùng này cũng biết khởi lòng tin và tụng Bát nhã theo ngài và dĩ nhiên đã từng kết nhiều túc duyên với ngài.
     
    Cũng xưa kia, có vua Lương Võ Đế khi thấy giặc tới chân thành, vội ngồi tụng Bát nhã, nhưng rút cuộc vẫn bị giặc giết. Vị vua này có đạo lực khá, đôi khi tụng kinh có chư thiên đến nghe. Nhưng lần này sự tụng niệm của nhà Vua không đủ sức chiêu cảm và có lẽ nghiệp lực quá mạnh mẽ dồn rập. Vì làm vua trong nhiều năm, chắc phải chinh phạt và giết người nhiều. Trong lúc sinh thời có làm nhiều chùa nhưng vẫn chấp vào sự tướng...
     
    Về điểm An lạc quốc độ này, thiết tưởng cần nhắc tới một đoạn kinh khá hay trong kinh Cựu Ước của Ki tô giáo. Đoạn kinh nào thường được gọi là câu chuyện của 10 người công chính (Les 10 Justes). Người công chính tức là người có trực tâm, thiện tâm và tín tâm sống đời công bình trong sạch và hay cầu nguyện Chúa. Trong đoạn kinh này, một vị tiên tri của xứ Do thái cổ, trong một cơn xuất thần nhập hóa nhìn thấy Chúa và hỏi Chúa rằng:
    -         Thành phố Sodome mà con hiện cư ngụ đây, vì chất chứa nhiều tội ác quá nhiều nên con biết chừng vài ngài nữa Chúa sẽ giáng cơn Lửa lớn để thiêu hủy trọn phải không?
    -         Đúng vậy!
    -         Nhưng thưa Chúa! Nếu tỷ dụ như trong đám nhân dân của thành phố tội ác này lại có chừng 50 người công chính, sống đời trong sạch và cầu nguyện thì Chúa có buông tha được cho cả thành phố này không?
    -         Nếu có 50 người như vậy thì buông tha được.
    -         Nhưng thưa Chúa, 50 người như vậy thật là hiếm có, khó có thể đủ được... Nếu có chừng độ 30 người thì có buông tha được không?
    -         Có thể buông tha được.
    -         Người công chính rất là hy hữu, nên con e rằng khó mà kiếm đủ 30 người... Nếu thảng hoặc trong thành Sodome này chỉ kiếm được chừng 10 người thì không biết Chúa có thể dẹp cơn thịnh nộ và buông tha được không?
    -         ... Nếu chỉ có chừng 10 người, cũng có thể buông tha được.
    -         Nhưng nếu là duới 10 người?
    -         ... Nếu là dưới 10 người thì chắc là không được.
     
    Đoạn kinh Cựu Ước trên đây đáng cho chúng ta suy ngẫm.
    Về vụ an lạc quốc độ này thìch ách nạn có thể tiêu dung hoàn toàn hoặc ách nạn lớn sẽ chuyển thành ách nạn nhẹ nhàng hơn... Tùy theo mức độ chiêu cảm của những người trì tụng chú, cũng như mức độ chuyển hiện nghiệp lực của chúng sanh miền đó.
     
     
  7. tuvilyso

    tuvilyso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2005
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
    b) Trừ bệnh thân tâm, tăng trưởng Phước Huệ:
     
    Trì tụng thần chú sẽ làm tăng trưởng phước huệ rất nhiều, miễn là phải khởi lòng tin sâu chắc, tụng đều đặn lâu dài, và đừng khởi tâm mong cầu gấp gáp... Sự mong cầu gấp gáp là điểm trở ngại lớn, cần phải tránh vì phạm phải lỗi ?otrước ý? và chấp ngã thô kệch. Vì càng mong cầu bao nhiêu thì càng chấp trước bấy nhiêu và các quỷ thần vương càng khoanh tay làm chậm trễ sự linh nghiệm. Nên cần giữ tâm như hư không và hiểu ra rằng pháp giới là như thị... Riêng việc trì tụng chú Thủ Lăng nghiêm có thể mở huệ rất nhanh và sâu vì đó là tâm chú nói về giáo lý như huyễn.
     
    Về việc trị bệnh cũng vậy, cần trì tụng đều đặn lâu dài và đừng khởi tâm gấp gáp. Đừng khinh bịnh, đừng sợ bệnh, cứ chữa vừa phải theo lối thế gian, và vừa trì tụng. Cần trì tụng đều đặn từ trước khi lâm bệnh, chứ đừng theo kiểu khi bệnh tới mới vội ôm chân Bồ tát và hốt hoảng trì tụng... Trì tụng lâu dài thì bệnh tự nhiên sẽ khỏi lúc nào không biết. Hoặc sẽ bớt, hay ít nhất cũng không nặng thêm nữa.
     
    Cần nêu câu hỏi: người trì tụng chú có nên đi chữa bệnh cho người khác không?
    Có thể trả lời: người trì tụng có thể dùng sức gia trì của chân ngôn gia trì để đi chữa lành bệnh cho kẻ khác. Nhưng cần lưu tâm 2 điểm. Thứ nhất là sức trì tụng phải khá thuần thục, nếu mới trì tụng độ 1, 2 năm thì không nên làm vì chưa đủ sức... Thứ hai là phải coi tâm mình xem có thực là do lòng đại bi sâu rộng hay không, vì nếu không thì việc chữa bệnh lần lần sẽ khiến mình khởi tâm mù quáng cao ngạo cho rằng mình hơn người hoặc là đã đắc quả và nhưng tâm niệm đó sẽ trở thành ma chướng làm ngăn trở đạo Thánh.
     
  8. tuvilyso

    tuvilyso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2005
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
    c) Năng diệt tội chướng, xa lìa ma chướng, được sức gia trì của nhiều loại quỷ thần lớn:
     
    Một vị trì chú lâu dài, thuần thục, và với không tâm sẽ được sức gia trì không thể suy lường.
     
    Phàm sở cầu thầm kín điều gì, đều lần lần thành tựu. Như người xưa đã từng dùng sức để được vào cung A tu la lấy vợ là người Atula nữ hoặc để duy trì nhục thân mình chờ tới ngày đức Phật Di lặc ra đời để hỏi về diệu nghĩa của 2 chứ Có- Không.
     
    Kinh còn dạy rằng: đối với vị trì tụng thần chú tới mức cao độ thì những người xung quanh cũng được hưởng sức gia trì, những người đi qua bóng của vị đó cũng được hưởng sức gia trì và ngay cả đến những con thi trùng trú ngụ trong thân vị đó cũng được hưởng sức gia trì để dễ chuyển thân... Vì sao? Là vì: những người đó đều rớt vào trong vòng trường lực của tâm thức vị đó, và được hưởng sự tác động của những làn sóng tâm thức của vị ấy, cũng như hưởng sức tác động của những vị quỷ thần lớn thường đi theo gia trì cho vị đó.
     
    Và xưa kia, vì nhìn thấy những oan hồn vất vưởng quá nhiều, đức Phật đã bảo ngài Liên Hoa minh vương Bồ tát trì chú Đại Phật Đảnh vào đất cát, rải lên những thây ma, khiến thần thức của những thân ma đó đều được vãng sanh Cực lạc.
     
    Thần lực của chân ngôn là như vậy. Nếu không hiểu biết và tin, hóa chẳng phải là tự cô phụ giới thân mạng huệ của mình hay sao?!!
     
    d) Lợi lạc hữu tình, cứu thoát u linh, hoàn mãn PHỔ HIỀN hạnh nguyển hải, và NHẬP PHÁP GIỚI thành tựu đạo quả vô thượng...
    Rất đại lược là như vậy...
     
     
  9. vajra

    vajra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Chắc trong sách vở chỉ viết có bi nhiu thôi
    Mà cuốn sách này cũng lạ - toàn là trích dẫn lại của những cuốn sách khác
    Vậy cuốn sách mà bạn tuvilyso box lên nhằm mục đích zì zậy?
  10. Atlantic81

    Atlantic81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2004
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Tôi mời TuViLySo vào box viết bài mà.
    (Thấy anh ấy có nhiều hiểu biết về lĩnh vực này).

Chia sẻ trang này