1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các quy định pháp lý về báo chí - truyền thông

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi Vera_Lauriana_new, 06/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Vera_Lauriana_new

    Vera_Lauriana_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    Các quy định pháp lý về báo chí - truyền thông

    Trước khi tranh luận các vấn đề về báo chí, mời các bạn cùng đọc và tìm hiểu trước về luật pháp và các quy định đối với báo chí tại Việt Nam.

    Xin nhấn mạnh là: Topic này chỉ dùng để post Luật báo chí, các quy định pháp lý về quản lý và phát hành báo chí. Đề nghị miễn bình luận. Các bạn có ý kiến nhận xét gì khác thì xin mở topic mới, không chen ngang vào đây. Luật báo chí của các quốc gia khác dùng để tham khảo cũng sẽ được đưa vào topic khác, không đưa vào đây.

    Đồng thời, bạn nào có tài liệu thêm thì gửi vào topic này để chúng ta tìm hiểu kỹ hơn nhé. Chúc các bạn vui!

    P.S: Luật Báo chí thì dài quá, tôi chưa có thời gian post lên. Tạm thời gửi lên đây những tài liệu hiện tôi đã có sẵn trong máy. Vì thế, những tài liệu này đôi khi bị sắp xếp lộn xộn, không theo trình tự thời gian ban hành. Các bạn thông cảm. Khi nào có thời gian sẽ chỉnh sửa và bổ sung những thiếu sót đó sau.


    Quy chế xuất bản, phát hành đối với người nước ngoài tại Việt Nam ​

    (Quy chế xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi; phát hành thông cáo báo chí; đăng, phát bản tin trên màn hình điện tử của các cơ quan, tổ chức nước ngoài, pháp nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam)

    Điều 1:

    1. Quy chế này điều chỉnh mọi hoạt động liên quan đến việc xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi; phát hành thông cáo báo chí; đăng, phát bản tin trên màn hình điện tử của các cơ quan, tổ chức nước ngoài, pháp nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.

    2. Mọi tổ chức, cá nhân nước ngoài, pháp nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam đều phải tuân theo các quy định tại Quy chế này.

    3. Trong trường hợp các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia có quy định khác với Quy chế này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.

    Điều 2:

    Bộ Văn hoá - Thông tin nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi là Bộ Văn hoá - Thông tin) là cơ quan thực hiện chức năng quản lý, cấp giấy phép xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi; phát hành thông cáo báo chí; đăng, phát bản tin trên màn hình điện tử của các cơ quan, tổ chức nước ngoài, pháp nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.

    Điều 3:

    Trong quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    1. Bản tin: Bản tin nêu trong Quy chế này không thuộc loại hình báo chí, xuất bản định kỳ, tuân theo các quy định cụ thể về khuôn khổ, số trang, hình thức trình bày, nội dung và phương thức thể hiện nhằm thông tin về hoạt động nội bộ, hướng dẫn nghiệp vụ; thông tin kết quả nghiên cứu, ứng dụng, kết quả các cuộc hội thảo, hội nghị và quan hệ hợp tác của các cơ quan, tổ chức nước ngoài, pháp nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.

    2. Tài liệu, tờ rơi: Tài liệu, tờ rơi nêu trong Quy chế này là loại hình xuất bản không định kỳ nhằm thông tin về mục đích, nội dung, chương trình, kết quả hoạt động ngoại giao, hội nghị quốc tế; giới thiệu chức năng, hoạt động, hướng dẫn nghiệp vụ, kết quả nghiên cứu, ứng dụng của các cơ quan, tổ chức nước ngoài, pháp nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.

    3. Thông cáo báo chí: Thông cáo báo chí nêu trong Quy chế này là hình thức thông tin bằng văn bản nhằm thông báo cho các cơ quan báo chí tình hình, sự việc, kết quả công việc, hoạt động quan trọng của các cơ quan, tổ chức nước ngoài, pháp nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, đoàn đại biểu nước ngoài, hội nghị quốc tế tại Việt Nam.

    4. Bản tin trên màn hình điện tử: Là phần tin tức ngoài các nội dung quảng cáo trên màn hình điện tử, thể hiện lại các nội dung thông tin đã đăng, phát trên báo chí của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, các tài liệu đã được cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính thức công bố.

    5. Cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:
    a. Cơ quan đại diện nước ngoài: Là cơ quan đại diện Ngoại giao, cơ quan Lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế liên Chính phủ tại Việt Nam.
    b. Cơ quan nước ngoài: Là cơ quan đại diện tổ chức phi Chính phủ, tổ chức kinh tế, văn hoá, khoa học, tổ chức tư vấn nước ngoài, công ty, xí nghiệp của nước ngoài.

    6. Pháp nhân có yếu tố nước ngoài: Là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

    7. Đoàn đại biểu nước ngoài: Là đoàn đại biểu tới thăm và làm việc tại Việt Nam theo lời mời của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, Bộ Ngoại giao và các cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

    8. Hội nghị quốc tế: Là hội nghị của các đại diện chính thức của hai hay nhiều quốc gia, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ được tổ chức tại Việt Nam nhằm thảo luận các vấn đề có liên quan đến lợi ích của các quốc gia, tổ chức đó.
  2. Vera_Lauriana_new

    Vera_Lauriana_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    Điều 4:
    1. Người chịu trách nhiệm xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi; phát hành thông cáo báo chí; đăng, phát bản tin trên màn hình điện tử là người được cơ quan, tổ chức cử làm người đứng đầu để thực hiện việc xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi; phát hành thông cáo báo chí; đăng, phát bản tin trên màn hình điện tử theo quy định tại Quy chế này.
    2. Người chịu trách nhiệm xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi; phát hành thông cáo báo chí; đăng, phát bản tin trên màn hình điện tử chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý Nhà nước và trước pháp luật Việt Nam về nội dung thông tin và mọi hoạt động liên quan đến việc xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi; phát hành thông cáo báo chí; đăng, phát bản tin trên màn hình điện tử.
    Điều 5:
    Việc xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi; phát hành thông cáo báo chí; đăng, phát bản tin trên màn hình điện tử phải tuân theo những quy định sau đây.
    1. Không gây phương hại đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; không được kích động nhân dân chống Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân.
    2. Không được kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô, đồi truỵ, tội ác.
    3. Không được tiết lộ bí mật Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định.
    4. Không được đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, uy tín của các tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân.
    5. Không được xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi; phát hành thông cáo báo chí; đăng, phát bản tin trên màn hình điện tử khi chưa có giấy phép của Bộ Văn hoá - Thông tin.
    6. Không được làm trái các quy định ghi trong giấy phép của cơ quan quản lý Nhà nước.
    Điều 6:
    1. Cơ quan, tổ chức được phép xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi phải thực hiện việc nộp lưu chiểu trước khi phát hành 24 tiếng đồng hồ.
    2. Bản tin, tài liệu, tờ rơi lưu chiểu nộp cho Bộ Văn hoá - Thông tin (Vụ Báo chí) 06 bản, Sở Văn hoá - thông tin nơi xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi 02 bản.
    Bản tin, tài liệu, tờ rơi không xuất bản ở Hà Nội nộp lưu chiểu cho Bộ Văn hoá - Thông tin (Vụ Báo chí) qua bưu điện. Thời gian nộp lưu chiểu tính theo dấu tem bưu điện.
    3. Cơ quan, tổ chức được phép đăng, phát bản tin trên màn hình điện tử phải lưu giữ văn bản, phim, băng, đĩa, ghi âm, ghi hình bản tin đã phát ít nhất 30 ngày.
    Sông Vẫn như thuở ấy, Vẫn con đò ngang đón đưa người sangVà từng đêm hát ru đôi bờ...
  3. Vera_Lauriana_new

    Vera_Lauriana_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    Chương II
    Nội dung, hình thức của bản tin, tài liệu, tờ rơi, bản tin trên màn hình điện tử.

    Điều 7:
    Nội dung bản tin, tài liệu, tờ rơi, bản tin trên màn hình điện tử.
    1. Chỉ được sử dụng thể loại tin tức.
    2. Nội dung thông tin không được vi phạm các quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
    3. Không được đăng quảng cáo trong bản tin, tài liệu, tờ rơi. Đối với bản tin trên màn hình điện tử không được đăng, phát quảng cáo xen kẽ vào nội dung thông tin của bản tin.

    Điều 8
    1. Hình thức bản tin
    a. Khuôn khổ tối đa của bản tin là 19 cm x 27 cm. Số trang tối đa là 24 trang.
    b. Các nội dung phải ghi trên trang 1, trang cuối của bản tin:
    - Trang một : Phần trên của trang một đề chữ Bản Tin. Tên của bản tin sau chữ Bản tin. Tên của cơ quan, tổ chức xuất bản và ngày tháng năm xuất bản bản tin dưới tên bản tin.
    - Trang cuối: Phần cuối trang cuối ghi rõ số giấy phép xuất bản do Bộ Văn hoá - Thông tin cấp, nơi in, số lượng in, kỳ hạn xuất bản, người chịu trách nhiệm xuất bản.
    2. Hình thức tài liệu, tờ rơi.
    Phần cuối trang cuối của tài liệu, tờ rơi ghi rõ tên cơ quan, tổ chức xuất bản, số giấy phép xuất bản do Bộ Văn hoá - Thông tin cấp, nơi in, số lượng in, ngày tháng năm xuất bản và người chịu trách nhiệm xuất bản.
    Sông Vẫn như thuở ấy, Vẫn con đò ngang đón đưa người sangVà từng đêm hát ru đôi bờ...
  4. Vera_Lauriana_new

    Vera_Lauriana_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    Chương III: Điều kiện và thủ tục cấp phép
    Điều 9: Điều kiện cấp phép.
    1. Đối với cơ quan đại diện nước ngoài
    Cơ quan đại diện nước ngoài muốn xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi; phát hành thông cáo báo chí phải có đủ các điều kiện sau:
    - Được sự chấp thuận của Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Bộ Ngoại giao).
    - Có người chịu trách nhiệm về việc xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi; phát hành thông cáo báo chí.
    - Xác định rõ nội dung thông tin, mục đích thông tin, kỳ hạn xuất bản, khuôn khổ, số trang, số lượng, nơi in, đối tượng phục vụ của bản tin, tài liệu, tờ rơi, thông cáo báo chí.
    - Có trụ sở chính thức và các điều kiện cần thiết bảo đảm cho việc xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi; phát hành thông cáo báo chí.
    2. Đối với cơ quan nước ngoài, pháp nhân có yếu tố nước ngoài.
    Cơ quan nước ngoài, pháp nhân có yếu tố nước ngoài muốn xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi; phát hành thông cáo báo chí; đăng, phát bản tin trên màn hình điện tử phải có đủ các điều kiện sau:
    - Hoạt động hợp pháp tại Việt Nam
    - Có người chịu trách nhiệm về việc xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi; phát hành thông cáo báo chí; đăng, phát bản tin trên màn hình điện tử, có nghiệp vụ quản lý thông tin.
    - Xác định rõ nội dung thông tin, mục đích thông tin, kỳ hạn xuất bản, khuôn khổ, số trang, số lượng, nơi in, đối tượng phục vụ của bản tin, tài liệu, tờ rơi, thông cáo báo chí, bản tin trên màn hình điện tử.
    - Có trụ sở chính thức và các điều kiện cần thiết bảo đảm cho việc xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi; phát hành thông cáo báo chí; đăng, phát bản tin trên màn hình điện tử.
    3. Đối với các đoàn đại biểu nước ngoài.
    Đoàn đại biểu nước ngoài muốn xuất bản tài liệu, tờ rơi; phát hành thông cáo báo chí phải có đủ các điều kiện sau:
    - Có người chịu trách nhiệm về việc xuất bản tài liệu, tờ rơi; phát hành thông cáo báo chí.
    - Xác định rõ nội dung thông tin, mục đích thông tin, khuôn khổ, số trang, số lượng, nơi in, đối tượng phục vụ của tài liệu, tờ rơi, thông cáo báo chí phù hợp với chức năng, nhiệm vụ hoạt động của đoàn đại biểu nước ngoài trong khuôn khổ các quy định của pháp luật về ngoại giao của Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
    4. Đối với Hội nghị quốc tế.
    Hội nghị quốc tế tổ chức tại Việt Nam muốn xuất bản tài liệu, tờ rơi; phát hành thông cáo báo chí phải có đủ các điều kiện sau:
    - Được cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chấp thuận việc tổ chức hội nghị.
    - Có người chịu trách nhiệm về việc xuất bản tài liệu, tờ rơi; phát hành thông cáo báo chí.
    - Xác định rõ nội dung thông tin, mục đích thông tin, khuôn khổ, số trang, số lượng, nơi in, đối tượng phục vụ của tài liệu, tờ rơi, thông cáo báo chí phù hợp chức năng, nhiệm vụ, phạm vi của Hội nghị quốc tế đã được cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chấp thuận.
    Điều 10: Hồ sơ xin cấp phép.
    Cơ quan, tổ chức muốn xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi; phát hành thông cáo báo chí; đăng, phát bản tin trên màn hình điện tử phải làm thủ tục xin phép Bộ Văn hoá - Thông tin.
    Hồ sơ nộp cho Vụ Báo chí - Bộ Văn hoá - Thông tin.
    1. Đối với cơ quan đại diện nước ngoài.
    Hồ sơ xin phép xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi gồm:
    - Đơn xin cấp giấy phép theo mẫu quy định của Bộ Văn hoá - Thông tin.
    - Văn bản chấp thuận của Bộ Ngoại giao.
    - Bản thảo, bản mẫu của tài liệu, tờ rơi, thông cáo báo chí.
    2. Đối với cơ quan nước ngoài, pháp nhân có yếu tố nước ngoài:
    Hồ sơ xin phép xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi; phát hành thông cáo báo chí; đăng, phát bản tin trên màn hình điện tử gồm:
    - Đơn xin cấp giấy phép theo mẫu quy định của Bộ Văn hoá - Thông tin.
    - Bản sao có công chứng Giấy phép đầu tư, Giấy phép lập văn phòng đại diện và các văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam xác nhận hoạt động hợp pháp tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức đứng tên xin cấp giấy phép.
    - Bản thảo, bản mẫu của tài liệu, tờ rơi, thông cáo báo chí.
    3. Đối với các đoàn đại biểu nước ngoài
    Hồ sơ xin phép xuất bản tài liệu, tờ rơi; phát hành thông cáo báo chí gồm:
    - Đơn xin cấp giấy phép theo mẫu quy định của Bộ Văn hoá - Thông tin.
    - Bản sao có công chứng giấy mời, văn bản chấp thuận hoạt động thăm, làm việc của đoàn đại biểu nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền nêu tại khoản 7, Điều 3 Quy chế này cấp.
    - Bản thảo, bản mẫu của tài liệu, tờ rơi, thông cáo báo chí.
    4. Đối với hội nghị quốc tế
    Hồ sơ xin phép xuất bản tài liệu, tờ rơi; phát hành thông cáo báo chí gồm:
    - Đơn xin cấp giấy phép theo mẫu quy định của Bộ Văn hoá - Thông tin.
    - Bản sao có công chứng giấy phép, văn bản chấp thuận tổ chức hội nghị của các cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
    - Bản thảo, bản mẫu của tài liệu, tờ rơi, thông cáo báo chí.
    Điều 11: Cấp giấy phép:
    Trong thời hạn 30 ngày đối với bản tin, bản tin đăng, phát trên màn hình điện tử và 15 ngày đối với tài liệu, tờ rơi kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm xét cấp giấy phép. Trường hợp không cấp giấy phép, Bộ Văn hoá - Thông tin trả lời và nêu rõ lý do.
    Cơ quan, tổ chức muốn phát hành thông cáo báo chí phải nộp hồ sơ theo quy định tại Quy chế này ít nhất trước 48 tiếng đồng hồ so với thời gian dự định phát hành thông cáo báo chí. Sau 24 tiếng đồng hồ kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hoá - Thông tin không có văn bản trả lời thì cơ quan, tổ chức đó được phép phát hành thông cáo báo chí.
    Trường hợp cần thiết, Bộ Văn hoá - Thông tin uỷ quyền cụ thể cho Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép phát hành thông cáo báo chí.
    Sông Vẫn như thuở ấy, Vẫn con đò ngang đón đưa người sangVà từng đêm hát ru đôi bờ...
  5. Vera_Lauriana_new

    Vera_Lauriana_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    Chương IV
    Thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm

    Điều 12: Thanh tra, kiểm tra
    1. Thanh tra chuyên ngành văn hoá - thông tin thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
    2. Vụ Báo chí Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra định kỳ hàng năm hoặc kiểm tra đột xuất việc xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi; phát hành thông cáo báo chí; đăng, phát bản tin trên màn hình điện tử.
    3. Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm kiểm tra việc xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi; phát hành thông cáo báo chí; đăng, phát bản tin trên màn hình điện tử trên địa bàn địa phương mình theo các quy định tại Quy chế này.
    Điều 13: Khen thưởng
    Tổ chức, cá nhân có công trong việc phát hiện những vi phạm các quy định tại Quy chế này sẽ được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
    Điều 14: Xử lý vi phạm.
    Tổ chức, cá nhân nước ngoài, pháp nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam không thực hiện đúng các quy định tại Quy chế này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý bằng các hình thức sau:
    1. Thu hồi, tịch thu ấn phẩm.
    2. Đình bản
    3. Thu hồi giấy phép xuất bản.
    4. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 31/2001/NĐ-CP ngày 26/6/2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin.
    5. Truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
    Điều 15: Thẩm quyền xử lý vi phạm
    1. Bộ Văn hoá - Thông tin quyết định thu hồi, tịch thu ấn phẩm, đình bản, thu hồi giấy phép xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi; phát hành thông cáo báo chí; đăng, phát bản tin trên màn hình điện tử.
    Trường hợp có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền tạm thời thu hồi, tịch thu ấn phẩm, đình bản việc xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi; phát hành thông cáo báo chí; đăng, phát bản tin trên màn hình điện tử và báo cáo ngay bằng văn bản cho Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin xem xét quyết định.
    2. Thanh tra chuyên ngành văn hoá - thông tin có quyền xử lý các hành vi vi phạm các quy định tại Nghị định 31/2001/NĐ-CP ngày 26/6/2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin.
    3. Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thi hành các quyết định xử lý vi phạm của Bộ Văn hoá - Thông tin đối với việc xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi; phát hành thông cáo báo chí; đăng, phát bản tin trên màn hình điện tử trên địa bàn địa phương mình.
    Sông Vẫn như thuở ấy, Vẫn con đò ngang đón đưa người sangVà từng đêm hát ru đôi bờ...
  6. Vera_Lauriana_new

    Vera_Lauriana_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    Quy chế phỏng vấn trên báo chí
    (Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2002/QĐ - BVHTT ngày 26/9/2002 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin)
    Phỏng vấn là thể loại báo chí nhằm cung cấp thông tin cho công chúng qua việc đặt câu hỏi của nhà báo và trả lời của người được phỏng vấn. Để các cơ quan báo chí, người được phỏng vấn thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật báo chí, Bộ Văn hoá thông tin ban hành quy định về phỏng vấn trên báo chí như sau:
    1. Người được phỏng vấn phải là người có đủ tư cách đại diện cho cơ quan báo chí thực hiện phỏng vấn.
    2. Người phỏng vấn cần thông báo cho người được phỏng vấn biết mục đích, yêu cầu và nội dung của phỏng vấn, người được phỏng vấn phải gửi trước câu hỏi hoặc nói rõ yêu cầu để người được phỏng vấn chuẩn bị.Trường hợp cần phỏng vấn trực tiếp không có sự thông báo trước thì phải được người trả lời phỏng vấn đồng ý.
    3. Sau khi phỏng vấn, trên cơ sở thông tin, trả lời của người trả lời cung cấp, người phỏng vấn có quyền thể hiện bài viết bằng các thể loại phù hợp. Trường hợp phỏng vấn chỉ nhằm thu thập thông tin, người phỏng vấn viết bài theo yêu cầu của cơ quan báo chí, người phỏng vấn phải thể hiện chính xác, trung thực nội dung trả lời của người được phỏng vấn và chịu trách nhiệm về nội dung bài viết của mình.
    Đối với những bài phỏng vấn ghi rõ họ tên, chức danh, địa chỉ người trả lời phỏng vấn, nếu người phỏng vấn được yêu cầu được xem lại nội dung trước khi đăng, phát, cơ quan báo chí và người phỏng vấn không được từ chối yêu cầu đó.
    Trường hợp do yêu cầu thông tin nhanh, nếu người phỏng vấn, cơ quan báo chí thể hiện chính xác, trung thực nội dung trả lời và người được phỏng vấn không có yêu cầu thì không nhất thiết phải gửi bài phỏng vấn cho người được phỏng vấn xem lại.
    4. Khi nhận được đề nghị phỏng vấn của cơ quan báo chí hoặc của nhà báo, người được phỏng vấn tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan báo chí, nhà báo thực hiện nhiệm vụ phỏng vấn. Người được đề nghị phỏng vấn có thể từ chối trả lời phỏng vấn khi chưa chuẩn bị hoặc không có trách nhiệm và thẩm quyền trả lời.
    5. Người được phỏng vấn có thể trả lời bằng văn bản theo câu hỏi đã được đã được gửi trước hoặc trả lời trực tiếp cho nhà báo ghi chép, thu thanh, thu hình để đăng, phát trên báo chí.
    6. Khi thực hiện việc biên tập bài trả lời phỏng vấn, cơ quan báo chí và nhà báo không được tự ý thêm bớt, cắt xén nội dung các câu hỏi và trả lời làm sai lệch nội dung của người trả lời phỏng vấn.
    Những ý kiến phát biểu không nằm mục đích trả lời phỏng vấn báo chí tại hội nghị, các cuộc gặp gỡ, các cuộc trao đổi, nói chuyện... có nhà báo tham dự thì nhà báo có thể ghi chép, tường thuật, lược thuật để đăng, phát trên báo chí phù hợp với mục đích, yêu cầu thông tin, nhưng không được dùng những ý kiến đó để chuyển thành bài phỏng vấn nếu không được sự đồng ý của người phát biểu.
    7. Cơ quan báo chí, người phỏng vấn và trả lời phỏng vấn đều phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đăng, phát trên báo chí.
    Trường hợp nội dung bài phỏng vấn vi phạm Luật Báo chí hoặc các quy định khác của pháp luật thì căn cứ tính chất, mức độ sai phạm để xử lý cơ quan báo chí, người phỏng vấn hoặc nguời trả lời phỏng vấn theo quy định của pháp luật.
    Quy chế này có hiệu lực từ ngày 11/10/2002.
    Sông Vẫn như thuở ấy, Vẫn con đò ngang đón đưa người sangVà từng đêm hát ru đôi bờ...
  7. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Ờ, tớ cũng giới thiệu với các bạn một vài văn bản liên quan tới hoạt động báo chí - truyền thông(tớ cứ nêu tên, bạn nào cần văn bản nào - có thể yêu cầu tớ post ở đây hoặc để đ/c email tớ gửi cho):
    Quyết định 53/2003/QĐ-BVHTT của Bộ Văn hoá-Thông tin về việc ban hành Quy chế xuất bản bản tin 4-9-2003
    Quyết định 27/2002/QĐ-BVHTT của Bộ Văn hoá-Thông tin ban hành Quy chế quản lý và cấp phép cung cấp thông tin, thiết lập trang tin điện tử trên Internet 10-10-2002
    Nghị định 61/2002/ND-CP của Chính phủ về chế độ nhuận bút 11-6-2002
    Nghị định 51/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí 26-4-2002
    Quyết định về việc cấp một số loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi 31-12-2001
    Pháp lệnh số 39/2001/PL-UBTVQH10 về Quảng cáo 30-11-2001
    Thông tư hướng dẫn việc phát hình đi quốc tế của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam thông qua mạng lưới viễn thông công cộng 26-9-2001
    Nghị định 31/2001/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá thông tin 26-6-2001
    Nghị định về công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài 5-12-2000
    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí 1999
    Thông báo ý kiến của Thủ tướng Phan Văn Khải về công tác quản lý báo chí và quy hoạch, sắp xếp báo chí 28-4-1999
    Công văn về thuế đối với báo chí 27-3-1999
    Thông tư hướng dẫn cấp, đổi, trả, và thu hồi thẻ nhà báo 3-2-1998
    Thông tư hướng dẫn thi hành quy chế hoạt động của báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài 17-12-1997
    Nghị định ban hành "Quy chế hoạt động của báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài" 13-9-1997
    Quyết định ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động in 26-8-1997
    Quyết định về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động phát hành xuất bản phẩm 15-8-1997

    Được no-fear sửa chữa / chuyển vào 01:57 ngày 07/01/2004
  8. chimainhat

    chimainhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2003
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Các bạn có thể tham khảo ở đây www.vitinfo.com/VNlaws/ luật gì liên quan đến báo chí cũng có.
  9. chimainhat

    chimainhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2003
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Các bạn có thể tham khảo ở đây www.vitinfo.com/VNlaws/ luật gì liên quan đến báo chí Việt Nam cũng có.
  10. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    - Có bác nào có tài liệu gì liên quan đến vấn đề bản quyền trong lĩnh vực BC thì mách giúp. Đang cần quá. Sẽ long trọng hậu tạ.
    - Cái nghị định này là sống còn với truyền thông net này:
    NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
    Về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet

    Số 55/2001
    CHÍNH PHỦ
    CZn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 nZm 1992;
    Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện,
    NGHỊ ĐỊNH:
    Chương I
    Những quy định chung
    Điều 1.
    1. Nghị định này điều chỉnh việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet tại Việt Nam. Mọi tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực Internet tại Việt Nam đều phải tuân theo Nghị định này.
    2. Trong trường hợp các điều ước quốc tế liên quan đến Internet mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.
    Điều 2.
    1. Internet là một hệ thống thông tin được kết nối với nhau bởi giao thức truyền thông Internet (IP) và sử dụng một hệ thống địa chỉ thống nhất trên phạm vi toàn cầu để cung cấp các dịch vụ và ứng dụng khác nhau cho người sử dụng.
    2. Ở Việt Nam, Internet là một bộ phận quan trọng thuộc cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia, được bảo vệ theo pháp luật Việt Nam, không ai được xâm phạm. Bảo đảm an toàn, an ninh cho các hệ thống thiết bị và thông tin trên Internet là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, mọi tổ chức và cá nhân.
    Điều 3. Việc phát triển Internet ở Việt Nam được thực hiện theo các nguyên tắc :
    1. NZng lực quản lý phải theo kịp với yêu cầu phát triển, đồng thời phải có biện pháp đồng bộ để ngZn chặn những hành vi lợi dụng Internet gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục.
    2. Phát triển Internet với đầy đủ các dịch vụ có chất lượng cao và giá cước hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Điều 4. Ưu tiên bố trí vốn đầu tư và có cơ chế hỗ trợ tài chính đối với việc cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet cho các cơ quan, tổ chức nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo, y tế, phát triển công nghiệp phần mềm và các cơ quan Đảng, Nhà nước.
    Điều 5. Có chính sách khuyến khích tZng cường đưa thông tin tiếng Việt, đặc biệt là thông tin về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước lên Internet. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thông qua Internet giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ của mình.
    Điều 6.
    1. Thông tin đưa vào lưu trữ, truyền đi và nhận đến trên Internet phải tuân thủ các qui định tương ứng của Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước và các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và quản lý thông tin trên Internet.
    2. Tổ chức, cá nhân cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet phải chịu trách nhiệm về những nội dung thông tin do mình đưa vào lưu trữ, truyền đi trên Internet.
    Điều 7.
    1. Các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet có trách nhiệm tZng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn người sử dụng dịch vụ Internet trong việc khai thác, sử dụng các thông tin trên Internet theo đúng pháp luật, đồng thời ngZn chặn các hành vi bị cấm tại Điều 11 của Nghị định này.
    2. Các tổ chức, cá nhân sử dụng Internet có trách nhiệm tuân thủ pháp luật về Internet để khai thác, sử dụng Internet một cách có hiệu quả và lành mạnh.
    Điều 8. Bí mật đối với các thông tin riêng trên Internet của tổ chức, cá nhân được bảo đảm theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Việc kiểm soát thông tin trên Internet phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật.
    Điều 9. Không ai được ngZn cản quyền sử dụng hợp pháp các dịch vụ Internet. Đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet có quyền từ chối cung cấp dịch vụ, nếu tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ vi phạm pháp luật về Internet.
    Điều 10. Việc mã hoá và giải mã thông tin trên Internet phải tuân thủ các quy định của pháp luật về cơ yếu.
    Điều 11. Nghiêm cấm các hành vi sau đây :
    1. Gây rối, phá hoại hệ thống thiết bị và cản trở việc cung cấp, sử dụng các dịch vụ Internet.
    2. Đánh cắp và sử dụng trái phép mật khẩu, khoá mật mã và thông tin riêng trên Internet của các tổ chức, cá nhân.
    3. Lợi dụng Internet để chống lại nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây rối loạn an ninh, trật tự; vi phạm đạo đức, thuần phong, mỹ tục và các vi phạm pháp luật khác.
    Chương II
    Thiết lập hệ thống thiết bị, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet
    Điều 12. Dịch vụ Internet bao gồm dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ kết nối Internet và dịch vụ ứng dụng Internet.
    1. Dịch vụ truy nhập Internet là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng khả nZng truy nhập đến Internet.
    2. Dịch vụ kết nối Internet là dịch vụ cung cấp cho các đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet khả nZng kết nối với nhau và với Internet quốc tế.
    3. Dịch vụ ứng dụng Internet là dịch vụ sử dụng Internet để cung cấp cho người sử dụng các ứng dụng hoặc dịch vụ bao gồm : bưu chính, viễn thông, thông tin, vZn hoá, thương mại, ngân hàng, tài chính, y tế, giáo dục, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật và các dịch vụ khác trên Internet.
    Dịch vụ thông tin Internet là một loại hình dịch vụ ứng dụng Internet bao gồm dịch vụ phát hành báo chí (báo nói, báo hình, báo điện tử), phát hành xuất bản phẩm trên Internet và dịch vụ cung cấp các loại hình tin tức điện tử khác trên Internet.
    Điều 13. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet bao gồm :
    1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet (ISP) là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, được Tổng cục Bưu điện cấp giấy phép cung cấp dịch vụ truy nhập Internet. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet phải tuân theo các quy định của Nghị định này và các quy định về quản lý dịch vụ truy nhập Internet do Tổng cục Bưu điện ban hành.
    2.. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP) là doanh nghiệp nhà nước, hoặc công ty cổ phần mà Nhà nước chiếm cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt, được Tổng cục Bưu điện cấp giấy phép cung cấp dịch vụ kết nối Internet. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối Internet phải tuân theo các quy định của Nghị định này và các quy định về quản lý dịch vụ kết nối Internet do Tổng cục Bưu điện ban hành.
    3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet (OSP) là doanh nghiệp sử dụng Internet để cung cấp các dịch vụ ứng dụng Internet cho người sử dụng. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet ngoài việc chấp hành các quy định của Nghị định này, phải tuân theo các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước chuyên ngành.
    Điều 14. Đơn vị cung cấp dịch vụ thông tin Internet (ICP) là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được Bộ VZn hóa - Thông tin cấp giấy phép cung cấp dịch vụ thông tin Internet. Các đơn vị cung cấp dịch vụ thông tin Internet phải tuân theo các quy định của Nghị định này và các quy định về phát hành báo chí, phát hành xuất bản phẩm trên Internet, các quy định về việc thiết lập và cung cấp các loại hình tin tức điện tử trên Internet do Bộ VZn hoá - Thông tin ban hành.
    Điều 15. Đơn vị cung cấp dịch vụ truy nhập Internet dùng riêng (ISP dùng riêng) là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được Tổng cục Bưu điện cấp giấy phép cung cấp dịch vụ truy nhập Internet dùng riêng với các điều kiện sau :
    1. Không nhằm mục đích kinh doanh dịch vụ truy nhập Internet.
    2. Đối tượng sử dụng dịch vụ Internet là thành viên của hai hay nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có cùng chung tính chất hoạt động hay mục đích công việc và được liên kết với nhau thông qua điều lệ hoạt động, hoặc vZn bản quy định cơ cấu tổ chức chung, hoặc hình thức liên kết, hoạt động chung giữa các thành viên.
    3. Tuân thủ các quy định của Nghị định này và các quy định về quản lý dịch vụ truy nhập và kết nối Internet do Tổng cục Bưu điện ban hành.
    Điều 16. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài muốn cung cấp dịch vụ Internet ở Việt Nam, ngoài việc chấp hành các quy định tại Nghị định này, phải tuân theo các quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia và các quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
    Điều 17. CZn cứ vào chiến lược, quy hoạch phát triển Internet tại Việt Nam, Tổng cục Bưu điện quy định thủ tục, điều kiện cấp phép cung cấp dịch vụ truy nhập và dịch vụ kết nối Internet; Bộ VZn hoá - Thông tin quy định thủ tục, điều kiện cấp phép cung cấp dịch vụ thông tin Internet; các Bộ, ngành theo lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên ngành quy định điều kiện cung cấp các dịch vụ ứng dụng Internet khác.
    Điều 18. Sau khi được phép cung cấp dịch vụ Internet theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet :
    1. Được thiết lập hệ thống thiết bị tại cơ sở và các điểm phục vụ công cộng của mình để cung cấp đầy đủ tất cả các dịch vụ Internet cho người sử dụng dịch vụ ở Việt Nam và ở nước ngoài theo đúng giấy phép hoặc các điều kiện kinh doanh, điều kiện hoạt động, trừ các dịch vụ thuộc danh mục dịch vụ Internet bị cấm hoặc chưa được phép cung cấp theo quy định của pháp luật. Việc cung cấp các dịch vụ Internet cho người sử dụng dịch vụ ở nước ngoài phải tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước nơi dịch vụ được cung cấp.
    2. Được cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khác thuê hệ thống thiết bị để cung cấp các dịch vụ ứng dụng, dịch vụ thông tin Internet và cho người sử dụng dịch vụ thuê hệ thống thiết bị để đặt các loại hình tin tức điện tử trên Internet theo quy định về quản lý dịch vụ và quản lý thông tin trên Internet.
    3. Có trách nhiệm áp dụng và tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ để bảo đảm an toàn, an ninh cho hệ thống thiết bị và thông tin trên Internet.
    Điều 19.
    1. Cơ quan báo chí và nhà xuất bản có giấy phép hoạt động theo quy định, được thiết lập hệ thống thiết bị tại cơ sở của mình để trực tiếp tổ chức phát hành hoặc ủy thác cho đơn vị cung cấp dịch vụ thông tin Internet phát hành báo và xuất bản phẩm trên Internet.
    2. Khi phát hành báo, xuất bản phẩm trên Internet, ngoài các quy định về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet, cơ quan báo chí, nhà xuất bản và đơn vị cung cấp dịch vụ thông tin Internet có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý báo chí, xuất bản.
    Điều 20.
    1. Đại lý Internet là tổ chức, cá nhân tại Việt Nam nhân danh doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập, dịch vụ ứng dụng Internet để cung cấp dịch vụ truy nhập, dịch vụ ứng dụng Internet cho người sử dụng thông qua hợp đồng đại lý và hưởng thù lao.
    2. Đại lý Internet có trách nhiệm :
    a) Cung cấp dịch vụ cho người sử dụng dịch vụ theo đúng các quy định về loại hình, chất lượng và giá, cước dịch vụ đã thoả thuận trong hợp đồng đại lý ký với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet.
    b) Thực hiện các quy định về quản lý dịch vụ Internet do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành.
    Điều 21.
    1. Người sử dụng dịch vụ Internet là tổ chức, cá nhân tại Việt Nam sử dụng dịch vụ Internet thông qua việc giao kết hợp đồng với đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet.
    2. Hình thức của hợp đồng có thể là vZn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể theo quy định của pháp luật. Đối với các loại hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet mà pháp luật quy định phải được lập thành vZn bản thì phải tuân theo các quy định đó. Nội dung của hợp đồng phải phù hợp với các quy định của pháp luật về hợp đồng.
    Điều 22. Người sử dụng dịch vụ Internet :
    1. Được sử dụng các thiết bị truy nhập Internet di động hoặc tự lắp đặt hệ thống thiết bị tại địa điểm mà mình được toàn quyền sử dụng theo quy định của pháp luật để truy nhập đến các đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet trong nước bằng phương thức kết nối trực tiếp qua kênh truyền dẫn hoặc quay số qua mạng viễn thông, nhưng không được truy nhập đến các đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet ở nước ngoài bằng cách quay số điện thoại quốc tế trực tiếp.
    2. Được sử dụng tất cả các dịch vụ ứng dụng Internet của các đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet trong nước và ở nước ngoài, trừ các dịch vụ bị cấm hoặc chưa được phép sử dụng.
    3. Được thiết lập các loại hình tin tức điện tử đặt tại hệ thống thiết bị của mình, của các đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet trong nước và ở nước ngoài để giới thiệu, quảng cáo về cơ quan, tổ chức, cá nhân và sản phẩm, dịch vụ của mình theo quy định về quản lý các loại hình tin tức điện tử trên Internet và tự chịu trách nhiệm về các thông tin đó trước pháp luật.
    4. Có trách nhiệm bảo vệ mật khẩu, khoá mật mã và hệ thống thiết bị của mình.
    5. Không được kinh doanh lại các dịch vụ Internet.
    Điều 23. Tài nguyên Internet bao gồm hệ thống các tên và số dùng cho Internet, được ấn định thống nhất trên phạm vi toàn cầu. Ở Việt Nam, tài nguyên Internet là một phần của tài nguyên thông tin quốc gia cần được quản lý, quy hoạch và sử dụng có hiệu quả.
    Điều 24. Nhà nước có chính sách quản lý phù hợp nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập, dịch vụ kết nối Internet từng bước giảm giá, cước các dịch vụ truy nhập, dịch vụ kết nối Internet đến mức bằng hoặc thấp hơn bình quân của các nước trong khu vực, nhằm phổ cập nhanh Internet ở Việt Nam và nâng cao nZng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế.
    Điều 25. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hệ thống thiết bị, cung cấp các dịch vụ Internet và sử dụng tài nguyên Internet có trách nhiệm nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật. Việc ưu đãi về thuế được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...

    Được cuoihaymeu sửa chữa / chuyển vào 04:28 ngày 11/01/2004

Chia sẻ trang này