1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các quy định pháp lý về báo chí - truyền thông

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi Vera_Lauriana_new, 06/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    (note: bác nào có tài liệu gì liên quan đến vấn đề bản quyền trong lĩnh vực BC thì mách giúp. Đang cần quá. Sẽ long trọng hậu tạ )
    NGHỊ ĐỊNH 55 (tiếp)
    Điều 26. Để bảo đảm quyền lợi của người sử dụng dịch vụ, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet có trách nhiệm :
    1. ĐZng ký và công bố chỉ tiêu chất lượng dịch vụ theo các quy định về quản lý chất lượng dịch vụ của Nhà nước.
    2. Bảo đảm cung cấp dịch vụ cho người sử dụng theo đúng tiêu chuẩn đã đZng ký và công bố.
    3. Báo cáo và chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng dịch vụ theo quy định.
    Điều 27. Việc kết nối Internet được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
    1. Việc thiết lập và sử dụng các đường truyền viễn thông kết nối các hệ thống thiết bị của các đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet với nhau và với mạng viễn thông công cộng phải tuân theo các quy định về viễn thông.
    2. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP) được kết nối với nhau và với Internet quốc tế.
    3. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet (ISP) được kết nối với nhau và với các IXP.
    4. Các đơn vị cung cấp dịch vụ truy nhập Internet dùng riêng (ISP dùng riêng) được kết nối với các ISP và IXP, nhưng không được kết nối trực tiếp với nhau.
    5. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet (OSP), các đơn vị cung cấp dịch vụ thông tin Internet (ICP) được kết nối với các ISP và IXP.
    6. Các đại lý Internet được kết nối đến các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet ký hợp đồng đại lý với mình.
    Chương III
    Quản lý nhà nước về Internet
    Điều 28. Nội dung quản lý nhà nước về Internet bao gồm :
    1. Xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển Internet.
    2. Xây dựng và ban hành các vZn bản quy phạm pháp luật về quản lý, thiết lập hệ thống thiết bị, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet.
    3. Quản lý việc cấp phép trong hoạt động Internet.
    4. Quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng dịch vụ Internet.
    5. Quản lý giá, cước dịch vụ Internet.
    6. Quản lý khoa học, công nghệ trong hoạt động Internet.
    7. Quản lý thông tin trên Internet.
    8. Quản lý an toàn, an ninh trong hoạt động Internet.
    9. Quản lý việc mã hoá và giải mã thông tin trên Internet.
    10. Quản lý tài nguyên Internet.
    11. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong hoạt động Internet.
    12. Hợp tác quốc tế trong hoạt động Internet.
    Điều 29.
    1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về Internet trong phạm vi cả nước. Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về Internet theo phân công của Chính phủ quy định tại Nghị định này.
    2. Chính phủ giao Tổng cục Bưu điện chức nZng điều hòa, phối hợp công tác quản lý nhà nước về Internet của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và làm đầu mối trong các hoạt động quốc tế về Internet.
    Điều 30. Tổng cục Bưu điện thực hiện quản lý nhà nước đối với việc thiết lập hệ thống thiết bị, cung cấp và sử dụng dịch vụ truy nhập, dịch vụ kết nối Internet, bao gồm :
    1. Xây dựng chính sách, chiến lược và quy hoạch phát triển Internet.
    2. Ban hành và hướng dẫn thực hiện các quy định về cấp phép và quản lý dịch vụ truy nhập, dịch vụ kết nối Internet.
    3. Quy hoạch, quản lý và phân bổ tài nguyên Internet.
    4. Chủ trì, phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ quản lý hệ thống chứng thực trên Internet.
    Điều 31. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện quản lý nhà nước việc nghiên cứu ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến trong các hoạt động Internet.
    Điều 32. Bộ VZn hóa - Thông tin thực hiện quản lý nhà nước đối với thông tin trên Internet, bao gồm :
    1. Ban hành và hướng dẫn thực hiện các qui định về quản lý thông tin trên Internet.
    2. Ban hành và hướng dẫn thực hiện các qui định về cấp phép và quản lý đối với việc phát hành báo chí, xuất bản phẩm trên Internet; các quy định về quản lý việc thiết lập và cung cấp các loại hình tin tức điện tử trên Internet.
    Điều 33. Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước đối với việc bảo đảm an ninh trong hoạt động Internet, bao gồm :
    1. Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ đảm bảo an ninh quốc gia đối với hoạt động Internet.
    2. Xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật để quản lý an ninh thông tin trên Internet theo quy định của pháp luật, trên cơ sở bảo đảm chất lượng dịch vụ Internet.
    Điều 34. Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ chế hỗ trợ tài chính đối với việc cung cấp và sử dụng dịch vụ truy nhập, dịch vụ kết nối Internet cho các đối tượng ưu tiên quy định tại Điều 4 Nghị định này.
    Điều 35. Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với việc mã hoá và giải mã thông tin trên Internet, bao gồm :
    1. Tổ chức nghiên cứu xây dựng chính sách, tiêu chuẩn mật mã quốc gia sử dụng trên Internet.
    2. Ban hành và hướng dẫn thực hiện các quy định về cung cấp và sử dụng mã hóa và giải mã thông tin trên Internet.
    Điều 36. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với các dịch vụ ứng dụng Internet thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của mình, bao gồm :
    1. Ban hành và hướng dẫn thực hiện các quy định quản lý đối với việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ ứng dụng Internet.
    2. Ban hành và công bố danh mục các dịch vụ ứng dụng Internet bị cấm hoặc chưa được phép cung cấp và sử dụng trên Internet.
    Điều 37. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện việc quản lý hoạt động Internet trên địa bàn tỉnh, thành phố theo các quy định của Nghị định này.
    Chương IV
    Khiếu nại, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
    Điều 38. Việc khiếu nại đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính về các hoạt động Internet; việc tố cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động Internet được thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02 tháng 12 nZm 1998.
    Điều 39. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại nghiệp vụ đối với việc cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet được thực hiện theo quy định của các cơ quan quản lý nhà nước về Internet nêu ở Chương III của Nghị định này.
    Điều 40.
    1. CZn cứ vào nội dung quản lý nhà nước đã được quy định tại Chương III Nghị định này, các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm chấn chỉnh, ngZn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động Internet.
    2. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, các đơn vị cung cấp dịch vụ truy nhập Internet dùng riêng, các đơn vị cung cấp dịch vụ thông tin Internet, đại lý và người sử dụng dịch vụ Internet chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
    Điều 41. Các hành vi vi phạm, hình thức và mức xử phạt vi phạm hành chính về Internet được quy định như sau :
    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không khai báo làm thủ tục cấp lại khi giấy phép cung cấp dịch vụ Internet bị mất, hoặc bị hư hỏng.
    2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây :
    a) Sử dụng mật khẩu, khoá mật mã, thông tin riêng của người khác để truy nhập, sử dụng dịch vụ Internet trái phép.
    b) Sử dụng các công cụ phần mềm để truy nhập, sử dụng dịch vụ Internet trái phép.
    3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây :
    a) Vi phạm các quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn, chất lượng trong việc sử dụng dịch vụ Internet.
    b) Vi phạm các quy định của Nhà nước về giá, cước trong việc sử dụng dịch vụ Internet.
    c) Vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý tài nguyên Internet trong việc sử dụng dịch vụ Internet.
    d) Vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý truy nhập, kết nối Internet trong việc sử dụng dịch vụ Internet.
    đ) Vi phạm các quy định của Nhà nước về mã hoá và giải mã thông tin trên Internet trong việc sử dụng dịch vụ Internet.
    e) Vi phạm các quy định của Nhà nước về an toàn, an ninh thông tin trên Internet trong việc sử dụng dịch vụ Internet.
    4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
    a) Ngừng hoặc tạm ngừng cung cấp dịch vụ Internet mà không thông báo cho người sử dụng dịch vụ Internet biết trước, trừ trường hợp bất khả kháng.
    b) Sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung giấy phép cung cấp dịch vụ Internet.
    c) Sử dụng quá hạn giấy phép cung cấp dịch vụ Internet.
    5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây :
    a) Vi phạm các quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ Internet trong việc cung cấp dịch vụ Internet.
    b) Vi phạm các quy định của Nhà nước về giá, cước dịch vụ Internet trong việc cung cấp dịch vụ Internet.
    c) Vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý tài nguyên Internet trong việc cung cấp dịch vụ Internet.
    d) Vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý truy nhập, kết nối Internet trong việc cung cấp dịch vụ Internet.
    đ) Vi phạm các quy định của Nhà nước về mã hoá và giải mã thông tin trên Internet trong việc cung cấp dịch vụ Internet.
    e) Vi phạm các quy định của Nhà nước về an toàn, an ninh thông tin trên Internet trong việc cung cấp dịch vụ Internet.
    g) Sử dụng Internet để nhằm mục đích đe dọa, quấy rối, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm người khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
    h) Đưa vào Internet hoặc lợi dụng Internet để truyền bá các thông tin, hình ảnh đồi trụy, hoặc những thông tin khác trái với quy định của pháp luật về nội dung thông tin trên Internet, mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
    i) Đánh cắp mật khẩu, khoá mật mã, thông tin riêng của tổ chức, cá nhân và phổ biến cho người khác sử dụng.
    k) Vi phạm các quy định về vận hành, khai thác và sử dụng máy tính gây rối loạn hoạt động, phong toả hoặc làm biến dạng, làm hủy hoại các dữ liệu trên Internet mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
    6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây :
    a) Thiết lập hệ thống thiết bị và cung cấp dịch vụ Internet không đúng với các quy định ghi trong giấy phép.
    b) Tạo ra và cố ý lan truyền, phát tán các chương trình vi rút trên Internet mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
    7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi thiết lập hệ thống thiết bị và cung cấp dịch vụ Internet khi không có giấy phép.
    8. Ngoài các hình thức xử phạt chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà tổ chức, cá nhân còn có thể bị áp dụng một hay nhiều hình thức xử phạt bổ sung hoặc biện pháp khắc phục hậu quả sau đây :
    a) Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet đối với các hành vi vi phạm tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 2, các điểm tại khoản 3, các điểm tại khoản 5 và điểm b khoản 6 Điều 41.
    b) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc không thời hạn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 và điểm a khoản 6 Điều 41.
    c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4, điểm a khoản 6 và khoản 7 Điều 41.
    d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm k khoản 5, điểm b khoản 6 Điều 41.
    Điều 42. Thanh tra chuyên ngành và ủy ban nhân dân các cấp xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động Internet theo chức nZng quản lý nhà nước và thẩm quyền xử phạt quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
    Điều 43. Nguyên tắc xử phạt, thời hạn xử phạt, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tZng nặng, thời hiệu xử phạt và thời hạn được coi là chưa bị xử phạt các vi phạm hành chính về Internet được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
    Điều 44. Tổ chức, cá nhân gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
    Điều 45. Hành vi lợi dụng Internet để chống lại nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và gây rối an ninh, trật tự; các hành vi vi phạm nghiêm trọng khác có dấu hiệu tội phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

    Chương V
    Điều khoản thi hành
    Điều 46. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Nghị định số 21/CP ngày 05 tháng 3 nZm 1997 của Chính phủ ban hành Quy chế tạm thời về quản lý, thiết lập, sử dụng mạng Internet ở Việt Nam. Bãi bỏ điểm c khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều 11 Nghị định số 79/CP ngày 19 tháng 6 nZm 1997 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện.
    Điều 47. Tổng cục Bưu điện chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
    Điều 48. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  2. chimainhat

    chimainhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2003
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
  3. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác Nhất chi mai. Tớ đang tìm xem có cái nghiên cứu nào nghiêm túc về nó không để tham khảo, vì đang làm 1 cái nghiên cứu về nó.
    Luật DS và các VB pháp lý quanh vấn đề này thì tớ cũng có đủ rồi. Dù sao cũng rất cám ơn bác.
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  4. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Ngày 27/02/2004 Bộ Văn hóa Thông tin đã ban hành Quyết định số 10/2004/QÐ-BVHTT về việc ban hành Quy chế hoạt động nghiệp vụ của phóng viên trong các đại hội, hội nghị và các buổi lễ.
    Theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này thì phóng viên hoạt động nghiệp vụ tại các hoạt động lễ tân phải có đủ tiêu chuẩn chính trị và nghiệp vụ báo chí phù hợp với tính chất và yêu cầu của hoạt động lễ tân và có thẻ nhà báo do Bộ Văn hóa Thông tin cấp.
    Ngoài ra, Phóng viên hoạt động nghiệp vụ tại các hoạt động lễ tân có quyền hạn và nghĩa vụ sau:
    1. Thông tin trung thực, kịp thời về nội dung các hoạt động lễ tân trên báo chí của mình theo quy định của Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí.
    2. Ðược cung cấp chương trình hoạt động lễ tân, thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung của hoạt động lễ tân; bảo quản, sử dụng các thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật.
    3. Ðược tiếp xúc, trao đổi, phỏng vấn các thành viên tham gia hoạt động lễ tân theo quy định của pháp luật và của cơ quan chủ trì tổ chức hoạt động lễ tân. Việc phỏng vấn thành viên tham gia hoạt động lễ tân theo Quy chế phỏng vấn trên báo chí ban hành kèm theo Quyết định số 26/2002/QÐ-BVHTT ngày 26/09/2003 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin.
    4. Ðược hướng dẫn và sắp xếp vị trí làm việc thuận lợi, phù hợp với hoạt động nghiệp vụ của các loại hình báo chí. Phóng viên có trách nhiệm thực hiện đúng các hoạt động nghiệp vụ đúng vị trí đã được cơ quan chủ trì tổ chức hoạt động lễ tân sắp xếp; các thao tác nghiệp vụ của phóng viên phải bảo đảm yêu cầu trang trọng của hoạt động lễ tân, không làm cản trở các hoạt động lễ tân và việc bảo đảm an ninh cho lãnh đạo Ðảng, Nhà nước và khách mời.
    5. Trang phục của phóng viên lịch sự, phù hợp với tính chất của hoạt động lễ tân và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
    6. Thực hiện đúng các quy định về bảo đảm an ninh, trật tự của hoạt động lễ tân và nội quy, quy định làm việc chung của cơ quan chủ trì tổ chức hoạt động lễ tân.
    Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
  5. lomo1

    lomo1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2004
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    về vấn đề bản quyền,trước hết phải tham khảo BỘ LUẬT DÂN SỰ ,sau đó là Nghị định 61 của CP về chế độ nhuận bút.
  6. BWV

    BWV Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Tớ đang cần Pháp lệnh sô 39/2001/PL-UBTVQH10 về quảng c
    áo. Lam ơn g­ui cho to theo đ/c email: thuycntt2004oyahoo.com
    cam on nhieu

Chia sẻ trang này