1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các Sản Phẩm Khoa Học Giúp Giảm Thiểu Ô Nhiễm Môi Trường !

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi anhtuanonline, 23/06/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. anhtuanonline

    anhtuanonline Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    7
    Các Sản Phẩm Khoa Học Giúp Giảm Thiểu Ô Nhiễm Môi Trường !

    Chế tạo thành công lò đốt rác thải y tế mini


    Lò đốt công suất 0,3 kg/giờ. Tại Trung tâm cai nghiện số 5 - Sở LĐ-TB-XH Hà Nội (đặt tại TX Sơn Tây)
    Hiện ở Việt Nam thường sử dụng lò đốt rác y tế có công suất từ 30 kg/h trở lên, chỉ thích hợp cho các bệnh viện lớn cấp tỉnh, thành phố mà không phù hợp cho các bệnh viện cấp huyện, trạm xá... Viện Công nghệ hoá học đã cho ra đời loại đốt rác cỡ rất nhỏ, đáp ứng yêu cầu này.

    Chất thải rắn y tế bao gồm các ống tiêm, kim, băng thấm dịch hoặc máu, các loại thuốc quá hạn, mô và cơ quan người... Rác y tế gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, vì chứa không chỉ hóa chất nguy hại mà gần như toàn bộ các loại vi trùng độc hại. Để khắc phục tình trạng này, phương pháp xử lý hiệu quả là phương pháp đốt. Các lò đốt rác y tế ở Việt Nam hiện nay thường có công suất trên 30 kg/h. Tuy nhiên, loại lò này chỉ thích hợp cho các bệnh viện lớn như Bệnh viện đa khoa; Trung tâm y tế quận, huyện... Còn các trạm y tế xã, công ty, phòng khám tư nhân... chỉ có từ 2 đến 3 kg rác mỗi ngày. Với nhóm này, nhu cầu thực sự là các lò đốt rác nhỏ.



    Lò đốt công suất 0,3 kg/giờ. Tại Trung tâm cai nghiện số 5 - Sở LĐ-TB-XH Hà Nội (đặt tại TX Sơn Tây)

    Từ thực tế trên, nhóm nghiên cứu của Viện Công nghệ Hoá học (TP HCM), thuộc Viện khoa học công nghệ Việt Nam đã thiết kế và chế tạo lò đốt chất thải y tế với hai loại công suất: Công suất nhỏ (3 kg/h và 8 kg/h) phục vụ các đơn vị y tế cấp huyện; Công suất rất nhỏ (loại 0,3 kg/h và 0,7 kg/h) nhằm phục vụ trạm y tế xã và các cơ sở có nhu cầu tương đương.

    Để nâng cao hiệu quả xử lý, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những điểm mới như: Công nghệ nhiệt phân cục bộ (chỉ đạt trên 1.000 độ C ở ngay vị trí đốt, làm phân hủy triệt để chất thải, trong khi nhiệt độ chung của cả buồng không cao mà chỉ vào khoảng 300 độ C). Nhờ quá trình trao đổi nhiệt và chất trực tiếp nên quá trình nhiệt phân xảy ra nhanh và triệt để mặc dù nhiệt độ của không khí trong buồng có thể không cao, dẫn đến chi phí năng lượng thấp.

    untitled.bmp
    Lò đốt công suất 3 kg/h, tại trung tâm y tế huyện Dắkrlấp - Đắc Lắk.

    Kết cấu lò đốt cũng được cải tiến. Kết cấu lò đốt thông dụng ở Việt nam thường bao gồm 2 buồng sơ cấp và thứ cấp rời nhau hình trụ. Với kích thước lớn, kết cấu kiểu này cho phép chế tạo và bảo trì dễ dàng. Tuy nhiên kết cấu này không phù hợp với công suất nhỏ do chi phí chế tạo cao, tổn thất nhiệt ra môi trường lớn. Nhóm nghiên cứu đã khắc phục nhược điểm trên bằng cách thiết kế lò đốt gồm 2 buồng sơ cấp và thứ cấp dạng hình chữ nhật chồng lên nhau, giúp giảm chi phí vật tư và công chế tạo, đồng thời công nghệ chế tạo đơn giản.

    Cũng có thể thay đổi thiết kế lò để phù hợp với từng loại rác của các bệnh viện khác nhau. Mặc khác, do được chế tạo tại Việt Nam nên công tác bảo trì cũng thuận lợi hơn nhiều so với máy nhập ngoại.

    Thử nghiệm thực tế cho thấy chất thải rắn được xử lý triệt để và an toàn, tro còn lại sau khi xử lý không còn ?osống? (lượng hữu cơ dưới 0,5%), khí thải ra từ hệ thống sau khi xử lý đạt TCVN 6560:1999. Nhóm nghiên cứu cũng khẳng định kinh phí đầu tư cho loại lò nhỏ này thấp, có thể sử dụng lâu dài, phù hợp với trình độ người sử dụng không có chuyên môn cao.

    Đến nay, Viện đã lắp đặt loại lò công suất 0,3 kg/h cho Trung tâm cai nghiện số V tại Sơn Tây của Sở lao động thương binh và xã hội Hà Nội, Trường cao đẳng Thực phẩm (TP HCM), lắp đặt lò công suất 3kg/h cho Trường giáo dục & giải quyết việc làm số 6 (Lực lượng thanh niên xung phong TP HCM ở Dắkrlấp - Đắc Lắc), Trung tâm y tế huyện Dắkrlấp ?" Đắc Lắc...

    Liên hệ: Viện công nghệ hoá học, số 1 Mạc Đĩnh Chi, quận 1, TP HCM. ĐT: 08 8237536; email: dte@hcm.vnn.vn
  2. anhtuanonline

    anhtuanonline Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    7
    Thụy Điển thử nghiệm tàu hỏa đầu tiên chạy bằng biogas

    Tàu hỏa chạy bằng biogas có thể thay thế tàu hỏa chạy bằng điện hay diesel

    Thụy Điển vừa đưa ra một tàu hỏa chở khách thân thiện với môi trường chạy bằng biogas (sinh ra từ sự phân hủy chất hữu cơ) được cho là lần đầu tiên trên thế giới.
    Tàu hỏa này, được lắp với hai động cơ xe buýt sử dụng biogas, có thể chở 54 hành khách, sẽ chạy từ bờ biển phía đông của Thụy Điển giữa Linkoeping và Vaestervik.
    Chiếc xe này có thể chạy 600km trước khi cần tiếp nhiên liệu và có thể đạt vận tốc 130km/h.
    Biogas sản sinh từ phân và các chất thải sinh học, sinh ra ít carbon dioxide hơn các nhiên liệu truyền thống. Tàu hỏa chạy bằng biogas sẽ được Thụy Điển đưa vào phục vụ vào tháng 9 với lộ trình 80km ven biển. Theo tin của AFP, Thụy Điển đã có nhiều xe buýt chạy bằng biogas và hàng ngàn xe hơi chạy bằng xăng dầu pha hoặc với biogas hoặc với khí tự nhiên.

  3. anhtuanonline

    anhtuanonline Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    7
    Xử lý chất thải hạt nhân bằng laser

    Hệ thống laser Vulcan.
    Các nhà khoa học Anh và Đức đã sử dụng một thiết bị laser khổng lồ, rút ngắn thời gian tồn tại của một hạt chất thải phóng xạ từ hàng triệu năm xuống còn vài phút. Kỳ tích này làm dấy lên hy vọng một ngày nào đó con người có thể tìm ra giải pháp hữu hiệu đối với hạn chế lớn nhất của năng lượng hạt nhân: chất thải.
    hệ thống xử lý rác thải bằng laser
    Nhóm nghiên cứu sử dụng máy laser Vulcan, có kích cỡ bằng một khách sản nhỏ, được đặt tại Phòng thí nghiệm Rutherford Appleton, Oxfordshire, để biến khoảng 1 triệu nguyên tử iodine-129 thành iodine-128. Chu kỳ bán rã của iodine-129 là 15,7 triệu năm, có nghĩa nó vẫn là phóng xạ trong một thời gian cực dài. Trái lại, chu kỳ bán rã của iodine-128 chỉ là 25 phút.
    Iodine-129 là một trong nhiều đồng vị phóng xạ được tạo ra khi uranium bị đốt trong lò phản ứng. Hiện các nhà máy điện hạt nhân phải dỡ và cất giữ chúng. Ken Ledingham, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc ĐH Strathclyde, Glassgow, Anh, cho biết: ''''Máy laser sẽ không giải quyết triệt để vấn đề chất thải song nó giảm độ độc''''.
    Máy laser Vulcan có thể tạo ra các xung điện mạnh và ngắn, một triệu tỷ watts. Các xung đó được bắn vào một cục vàng nhỏ, tạo ra đủ bức xạ gamma để đánh bật các neutron đơn lẻ khỏi iodine-129, biến nó thành iodine-128. Kết quả thí nghiệm sẽ được công bố trên tạo chí vật lý D: Applied Physics.
    Tốn nhiều năng lượng

    Một nơi cất giữ chất thải phóng xạ.
    Ledingham cho rằng có thể áp dụng kỹ thuật tương tự cho những chất thải phóng xạ khác chẳng hạn như technetium-99, strontium-90 và các đồng vị của caesium. Tuy nhiên, sẽ cần có một quy trình khác biệt đối với những chất thải ''''sống dai'''' khác chẳng hạn như plutonium và americium.
    Cũng có thể chuyển hoá chất thải hạt nhân bằng các lò phản ứng hoặc máy gia tốc hạt. Tuy nhiên, để thách thức 2 phương pháp trên, giới khoa học cần phải phát triển máy laser nhỏ gọn, phù hợp. Quá trình đó có thể phải mất tới 30 năm. Ba phương pháp đó đều sử dụng rất nhiều năng lượng. Hiện nhóm nghiên cứu phải bắn laser Vulcan 1017 lần vào một cục iodine-129 nặng 46gram để chuyển hoá tất cả các nguyên tử. Karl Krushelnick, chuyên gia vật lý laser tại ĐH Hoàng gia, London, khuyến cáo: ''''Chúng ta cần cần xây dựng một số nhà máy điện để chuyển hoá chất thải từ một nhà máy điện hạt nhân''''.
    Ngay cả khi đã có một thiết bị laser hiệu quả, công nghệ laser có thể phải đối mặt với những trở ngại khác. Theo McKinley thuộc Công ty chất thải hạt nhân Thuỵ Sĩ Nagra, giảm đột ngột chu kỳ bán rã của các đồng vị sẽ làm mức bức xạ được phát ra trong mỗi giây tăng vọt. Bức xạ ban đầu từ iodine-128 sẽ cao gấp hàng trăm tỷ lần so với từ iodine-129, gây nguy hiểm đối với nhân viên vận hành.
    Theo NewScientist

Chia sẻ trang này