1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các tác phẩm Hồ Anh Thái

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi hoangvan09, 11/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Các tác phẩm Hồ Anh Thái

    Nhà văn Hồ Anh Thái: Nghề văn tẻ nhạt lắm!
    Nhà văn Hồ Anh Thái tự sự trước ngày kết thúc năm 2003.
    ´ Là thời điểm có thể "Tự sự... 365 ngày" được rồi đấy, "buồn tàn...năm" ở anh thế nào?
    - Mọi dự định đều được làm xong. "Buồn tàn... năm" ư? Nghề văn tẻ nhạt lắm - nếu anh thực sự làm một con kiến cần cù!

    ´ Tiểu thuyết (được tái bản mấy lần ngay sau khi ra): "Cõi người rung chuông tận thế" có phải chính là điều đáng... "rung đùi" nhất?
    - Nhà văn mà lại biết... "rung đùi"? Nhất là cuốn ấy lại xuất bản từ 2002, tới 2003 chỉ là tái bản.

    ´ Anh có tự chấm mình thuộc hàng "best - seller" ở VN?
    - Thuộc diện "được tìm đọc" trong số "văn học nội" thôi. Một vạn bản ở đất nước 80 triệu dân chỉ là muối bỏ biển!

    ´ Anh sống chủ yếu bằng "cạo giấy" ở Bộ Ngoại giao hay nhuận bút?
    - Lối sống của tôi: Biết đủ là đủ! Nhuận bút viết văn trong và ngoài nước đủ cho tôi lựa chọn kiểu sống ấy.

    ´ Nổi tiếng hơn ở nghề cầm bút, anh có mặc cảm: mình ít thăng hoa trong nghiệp "cầm tay" (đối ngoại)?
    - Tôi thích một câu nói của người Châu Âu: Một số người được Chúa gọi, nhưng chỉ một người được Chúa chọn!

    ´ Nếu được chọn làm người phát ngôn của Bộ Ngoại giao, anh có đủ tự tin để không từ chối?
    - Nghề ngoại giao dạy cho chúng tôi không biết nói "không" trước những lựa chọn nằm trong tầm với của con người.

    ´ Đời sống gia đình có là điều quan trọng với anh, khi có quan niệm: "Khởi nguồn của sáng tạo văn chương chính là... sự cô độc"?
    - Tôi vẫn tin rằng nhà văn đích thực là người không ló mặt ra ở bất kỳ đám đông nào cũng như không thích hợp với đời sống gia đình. Nhưng liệu mấy ai làm được thế trong cuộc sống toàn cầu hoá này?

    ´ Có người cho rằng: sở dĩ anh và Nguyễn Quang Thiều được dịch nhiều ở nước ngoài là còn vì lợi thế ngoại ngữ cùng tài "đối ngoại". Cũng như một số người khác, thường là do "cùng cạ" với anh?
    - Khả năng được biết tới là đều nhau với tất cả người viết, trong "thời của... mạng"! Giống như một cô gái đoan trang, hãy đủ là một nam châm để hút "chàng", sau đó mới nói tới việc toả ra một điện trường rộng rãi.

    ´ Anh đánh giá sao sự kiện: bản dịch "Số Đỏ" vừa qua được tờ Thời báo Los Angeles bầu chọn là một trong 50 cuốn sách hay nhất 2003 tại Mỹ?
    - Thật buồn cười là nhiều ngôi sao đang thấy thực ra đã tan biến từ lâu nhưng ánh sáng của nó giờ mới đến được với con người. Chỉ vì quãng đường hàng triệu năm ánh sáng!

    ´ Khi bị NXB từ chối bản thảo, anh thường... tự chán mình hay chán người?
    - Không chán ai mà tự nhủ: Có nghĩa là ta đang đi đúng con đường của văn chương, khi nó không bao giờ là đại lộ cờ hoa.

    ´ Có dư luận: Cánh cửa vào Hội Nhà văn Hà Nội đã trở nên "nghẹt" hơn, kể từ khi anh ngồi vào ghế Tổng thư ký?
    - Nhà văn thực tài và có nhân cách phải không bao giờ biết đến chữ "khó"!

    ´ Với anh, "mùa văn 2003"?
    - Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội năm nay đẹp đấy chứ: Tập Cây bút đời người của Vương Trí Nhàn, hai bản dịch bề thế, công phu của Dương Tường và Trần Đình Hiến...

    ´ Cuốn nào trong năm theo anh xứng đáng được nhận giải Hội Nhà văn VN 2003 hơn cả?
    - Ngoài mấy cuốn vừa nhắc ở trên, tôi thích Cơn giông - tiểu thuyết của Lê Văn Thảo.

    ´ Từng có gan làm một việc "xưa nay hiếm" là từ chối giải thưởng Hội Nhà văn 2002, anh có ngại rằng cơ hội đó khó có lại với mình?
    - Nếu không buộc phải khiêm tốn giả dối thì xin nói thẳng: Cơ hội rất đáng được dành cho Cõi người rung chuông tận thế!

    - Đây là anh tự "rung chuông" đấy nhé!
  2. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nhà văn Hồ Anh Thái: Cần tạo ấn tượng về cả nền văn học
    Là nhà văn tham gia thực hiện nhiều tuyển tập giới thiệu văn học Việt Nam ở nước ngoài, Hồ Anh Thái, 43 tuổi, cho biết, ông vừa tham gia chọn và dịch một tuyển tập truyện ngắn đồ sộ của Việt Nam sẽ ra mắt ở các nước Âu - Mỹ đầu năm 2003 này.

    Nhà văn Hồ Anh Thái tại Bảo tàng Chiến tranh
    ở Canberra, Australia.
    Có thay đổi nào trong việc chọn tác phẩm để dịch giới thiệu từ trước đến nay?
    Không biết người khác làm thế nào, còn riêng sự chọn lọc của tôi là thế này: tôi đã quảng cáo với rất nhiều nhà xuất bản Âu-Mỹ hầu hết các nhà văn đương đại: từ bác Tô Hoài, Chu Văn, Nguyễn Minh Châu... cho đến Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Phan Triều Hải, Nguyễn Ngọc Tư... Chỉ đơn giản là tôi thích tác phẩm của họ, nên âm thầm tóm tắt tác phẩm, trích dịch một đoạn rồi gửi cho các NXB. Nhiều năm như vậy rồi. Nhưng đầu năm 2003 này, tuyển tập truyện ngắn đồ sộ nhất của Việt Nam ở các nước Âu-Mỹ sẽ ra mắt với 45 truyện của 45 tác giả hiện đại thuộc nhiều thế hệ từ bắc vào nam. Ðó là cuốn Love after War: Anthology of Contemporary Fiction from Vietnam. Tôi và nhà văn Mỹ Wayne Karlin dịch khoảng 40% số truyện trong đó.
    Ở tầm nhìn xa, nếu muốn một giải thưởng quốc tế nào đó, thì văn chương Việt Nam phải hiện diện với một đội ngũ hùng mạnh, tạo thành ấn tượng về cả một nền văn học. Chỉ khi ấy, một hội đồng nào đó mới có thể bảo nhau: năm nay hãy tìm cho tôi một tác giả Việt Nam (sẵn có trong bản dịch) để trao giải. Còn nếu chỉ có chừng mươi cái tên như hiện nay thì mỏng quá, về khía cạnh tâm lý là chưa đủ để người ta quan tâm.
    Chúng ta nên làm gì để văn học có vai trò thực sự trong việc giới thiệu hình ảnh con người Việt Nam dưới góc độ văn hóa chiều sâu cho những dân tộc khác? Là Tổng thư ký Hội Nhà văn Hà Nội, anh có đề xuất hoặc kế hoạch nào cho việc giới thiệu văn học Việt Nam ra nước ngoài?
    Nhà nước cần chủ động dịch văn học Việt Nam giới thiệu ra nước ngoài. Cần tạo ra một ấn tượng mạnh, một trào lưu ào ạt. Công phu lắm, tốn kém lắm. Chính vì thế, thời buổi kinh tế thị trường chẳng có ai hữu nghị làm giúp ta đâu. Tôi bắt đầu làm từ hơn mười năm trước, không hề nhân danh một hội đoàn nào.
    Anh tả cụ thể về con đường mà một tác phẩm văn học Việt Nam đến với công chúng các nước, nó đã gặp những trở ngại nào và những thuận lợi nào?
    Những tác phẩm đích thực tự thân có con đường riêng đi vào lòng độc giả. Người ta ngạc nhiên vì văn học Việt Nam không "đầy giấm ớt thập cẩm mùi mẫn" như vẫn thường nghĩ về văn học Đông - Nam Á. Các tác phẩm này cũng được đánh giá tốt, không chỉ về nội dung mà cả về nghệ thuật. Nhà văn đoạt giải Pulitzer, Robert Olen Butler viết: "Những tác phẩm này cho chúng ta hiểu thêm về tâm hồn Việt Nam - sự nồng hậu và rộng lượng, lòng khát khao và chan chứa tình cảm". Nữ văn sĩ đoạt giải sách quốc gia Gloria Emerson nhận xét: "Chúng ta được đến với những con người Việt Nam cụ thể, thông qua những tác phẩm đặc sắc". Tuần báo Người xuất bản: "Các tác phẩm gây bàng hoàng cả về tầm cỡ và dư vị để lại". Báo Công chúng Texas: "Trang viết của các nhà văn Việt Nam trải dài từ cái siêu nhiên đến cái tự nhiên và cực kỳ sinh động". Còn nhiều đánh giá như thế của những tờ báo có uy tín như thời báo New York, Bưu điện Washington, Thời báo Los Angeles...
    Nhiều trí thức Mỹ cho biết, ngay cả nhà văn Mỹ, có người cả cuộc đời viết văn cũng không được Thời báo New York nhắc đến một dòng. Thế mà tờ báo kênh kiệu ấy đã có nhiều bài đánh giá các tác phẩm văn học Việt Nam là "hiện thực và siêu thực, hài hước và nghiêm nghị, hồn nhiên và suy tư, được cấu trúc một cách tự nhiên mà tao nhã"...
    Anh được mời giảng dạy ở một số nước, vậy có cách riêng nào của anh để góp phần vào việc chung này?
    Giáo trình của tôi dựa trên tất cả những tác phẩm đã được dịch sang tiếng Anh. Giảng cho sinh viên về những tác phẩm đó là phần của tôi góp vào việc quảng cáo văn học Việt Nam với người nước ngoài.
  3. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nhà văn Hồ Anh Thái: Cần tạo ấn tượng về cả nền văn học
    Là nhà văn tham gia thực hiện nhiều tuyển tập giới thiệu văn học Việt Nam ở nước ngoài, Hồ Anh Thái, 43 tuổi, cho biết, ông vừa tham gia chọn và dịch một tuyển tập truyện ngắn đồ sộ của Việt Nam sẽ ra mắt ở các nước Âu - Mỹ đầu năm 2003 này.

    Nhà văn Hồ Anh Thái tại Bảo tàng Chiến tranh
    ở Canberra, Australia.
    Có thay đổi nào trong việc chọn tác phẩm để dịch giới thiệu từ trước đến nay?
    Không biết người khác làm thế nào, còn riêng sự chọn lọc của tôi là thế này: tôi đã quảng cáo với rất nhiều nhà xuất bản Âu-Mỹ hầu hết các nhà văn đương đại: từ bác Tô Hoài, Chu Văn, Nguyễn Minh Châu... cho đến Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Phan Triều Hải, Nguyễn Ngọc Tư... Chỉ đơn giản là tôi thích tác phẩm của họ, nên âm thầm tóm tắt tác phẩm, trích dịch một đoạn rồi gửi cho các NXB. Nhiều năm như vậy rồi. Nhưng đầu năm 2003 này, tuyển tập truyện ngắn đồ sộ nhất của Việt Nam ở các nước Âu-Mỹ sẽ ra mắt với 45 truyện của 45 tác giả hiện đại thuộc nhiều thế hệ từ bắc vào nam. Ðó là cuốn Love after War: Anthology of Contemporary Fiction from Vietnam. Tôi và nhà văn Mỹ Wayne Karlin dịch khoảng 40% số truyện trong đó.
    Ở tầm nhìn xa, nếu muốn một giải thưởng quốc tế nào đó, thì văn chương Việt Nam phải hiện diện với một đội ngũ hùng mạnh, tạo thành ấn tượng về cả một nền văn học. Chỉ khi ấy, một hội đồng nào đó mới có thể bảo nhau: năm nay hãy tìm cho tôi một tác giả Việt Nam (sẵn có trong bản dịch) để trao giải. Còn nếu chỉ có chừng mươi cái tên như hiện nay thì mỏng quá, về khía cạnh tâm lý là chưa đủ để người ta quan tâm.
    Chúng ta nên làm gì để văn học có vai trò thực sự trong việc giới thiệu hình ảnh con người Việt Nam dưới góc độ văn hóa chiều sâu cho những dân tộc khác? Là Tổng thư ký Hội Nhà văn Hà Nội, anh có đề xuất hoặc kế hoạch nào cho việc giới thiệu văn học Việt Nam ra nước ngoài?
    Nhà nước cần chủ động dịch văn học Việt Nam giới thiệu ra nước ngoài. Cần tạo ra một ấn tượng mạnh, một trào lưu ào ạt. Công phu lắm, tốn kém lắm. Chính vì thế, thời buổi kinh tế thị trường chẳng có ai hữu nghị làm giúp ta đâu. Tôi bắt đầu làm từ hơn mười năm trước, không hề nhân danh một hội đoàn nào.
    Anh tả cụ thể về con đường mà một tác phẩm văn học Việt Nam đến với công chúng các nước, nó đã gặp những trở ngại nào và những thuận lợi nào?
    Những tác phẩm đích thực tự thân có con đường riêng đi vào lòng độc giả. Người ta ngạc nhiên vì văn học Việt Nam không "đầy giấm ớt thập cẩm mùi mẫn" như vẫn thường nghĩ về văn học Đông - Nam Á. Các tác phẩm này cũng được đánh giá tốt, không chỉ về nội dung mà cả về nghệ thuật. Nhà văn đoạt giải Pulitzer, Robert Olen Butler viết: "Những tác phẩm này cho chúng ta hiểu thêm về tâm hồn Việt Nam - sự nồng hậu và rộng lượng, lòng khát khao và chan chứa tình cảm". Nữ văn sĩ đoạt giải sách quốc gia Gloria Emerson nhận xét: "Chúng ta được đến với những con người Việt Nam cụ thể, thông qua những tác phẩm đặc sắc". Tuần báo Người xuất bản: "Các tác phẩm gây bàng hoàng cả về tầm cỡ và dư vị để lại". Báo Công chúng Texas: "Trang viết của các nhà văn Việt Nam trải dài từ cái siêu nhiên đến cái tự nhiên và cực kỳ sinh động". Còn nhiều đánh giá như thế của những tờ báo có uy tín như thời báo New York, Bưu điện Washington, Thời báo Los Angeles...
    Nhiều trí thức Mỹ cho biết, ngay cả nhà văn Mỹ, có người cả cuộc đời viết văn cũng không được Thời báo New York nhắc đến một dòng. Thế mà tờ báo kênh kiệu ấy đã có nhiều bài đánh giá các tác phẩm văn học Việt Nam là "hiện thực và siêu thực, hài hước và nghiêm nghị, hồn nhiên và suy tư, được cấu trúc một cách tự nhiên mà tao nhã"...
    Anh được mời giảng dạy ở một số nước, vậy có cách riêng nào của anh để góp phần vào việc chung này?
    Giáo trình của tôi dựa trên tất cả những tác phẩm đã được dịch sang tiếng Anh. Giảng cho sinh viên về những tác phẩm đó là phần của tôi góp vào việc quảng cáo văn học Việt Nam với người nước ngoài.
  4. Kenzo-girl

    Kenzo-girl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2003
    Bài viết:
    1.355
    Đã được thích:
    0
    Sao mọi người cứ khen mãi Cõi người rung chuông tận thế nhỉ?
    Cuốn được tìm kiếm nhiều chưa chắc đã là cuốn hay. Đôi khi chỉ xuất phát từ sự tò mò. Cõi người rung chuông tận thế bố cục chặt, tiết tấu nhanh theo kiểu nước ngoài (nửa mùa) và giọng điệu đôi lúc mang hơi hướng tục không khác Tiếu lâm Vn là mấy.
    Để so sánh trong số tác phẩm của Hồ Anh Thái thì là được. Nhưng so sánh với một số quyển khá khá của Vn thì cũng thường thôi.
  5. Kenzo-girl

    Kenzo-girl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2003
    Bài viết:
    1.355
    Đã được thích:
    0
    Sao mọi người cứ khen mãi Cõi người rung chuông tận thế nhỉ?
    Cuốn được tìm kiếm nhiều chưa chắc đã là cuốn hay. Đôi khi chỉ xuất phát từ sự tò mò. Cõi người rung chuông tận thế bố cục chặt, tiết tấu nhanh theo kiểu nước ngoài (nửa mùa) và giọng điệu đôi lúc mang hơi hướng tục không khác Tiếu lâm Vn là mấy.
    Để so sánh trong số tác phẩm của Hồ Anh Thái thì là được. Nhưng so sánh với một số quyển khá khá của Vn thì cũng thường thôi.
  6. Light_Moon

    Light_Moon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    0
    Hôm nọ đọc bài báo phỏng vấn Hồ Anh Thái xong, đi tìm "Cõi người rung chuông tận thế" mà chưa tìm được (bán hết). Tớ mới đọc "Người và xe chạy dưới ánh trăng", "Tự sự 265 ngày", cũng thấy được được.

    I'm everything I'm becase U love me...
  7. Light_Moon

    Light_Moon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    0
    Hôm nọ đọc bài báo phỏng vấn Hồ Anh Thái xong, đi tìm "Cõi người rung chuông tận thế" mà chưa tìm được (bán hết). Tớ mới đọc "Người và xe chạy dưới ánh trăng", "Tự sự 265 ngày", cũng thấy được được.

    I'm everything I'm becase U love me...
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Bến Ôsin -Hồ Anh Thái
    Cô đầu tiên xin cứ gọi là cô Nhất, mốt phim truyền hình Trung Quốc nhiều tập thì cả nhà gọi cô là Lâm Nhất Nhất. Nhất vừa mới đến một buổi sáng đã nghe huỳnh huỵch bôm bốp từ phòng ăn sang phòng khách, vợ và con gái anh tái xanh tái mét chạy dúi vào phòng ngủ.
    Nhất theo vào ngay, miệng cười đắc thắng, tay giơ cao đuôi con chuột vừa bị cô đánh hộc máu ra đằng mõm chìa cả răng. Phải xua mãi Nhất mới chịu ra. Lát sau nhác thấy một con chuột chạy men theo chân tường, cô lại đuổi nó tơi bời chạy ra khỏi bếp men theo lan can lên cầu thang. Lại bài cũ, cô rút phắt cái dép cầm tay ném một phát ăn ngay. Con chuột quay lơ ngất xỉu. Con thứ ba bị cô đá một phát không còn biết trời đất là gì ngay trong phòng khách. Một buổi sáng đi tong ba mạng chuột. Rồi Nhất vừa nấu cơm vừa kể ngày bé đi chăn trâu cô nổi tiếng là tay sát chuột. Hun được một ổ chuột đồng, vơ một ít rơm rạ cỏ khô nổi lửa lên là được bữa thơm lừng ấm bụng. Nhưng đây là chuột thành phố, chuột thành phố độc hại không ăn được, một ổ dịch hạch đấy. Cô rành rẽ thế.
    Đến được vài ngày, cô dặn cả nhà hễ bạn cô gọi đến thì phải nói đây là Xí nghiệp bánh kẹo Hà Nội. Cô đã nói với mọi người rằng lên Hà Nội làm công nhân. Một hôm đi chợ, cô gặp một con bé người làng mang gà lên bán đang tỉ tê trò chuyện với mấy bà hàng ngày vẫn bán rau cho cô. Cô bảo mày về làng mà nói thấy tao đi chợ thế này, tao cấu đầu rút ruột mày vứt vào nồi canh. Báu bở gì cái nghề đi ở.
    Bà nội cô ngày trước cũng ở cho nhà anh. Lúc bà bằng tuổi cô bây giờ. Làm quản gia tay hòm chìa khóa, được tin cẩn như người nhà. Toàn quốc kháng chiến, ông bà cha mẹ anh đưa nhau ra vùng Việt Bắc kháng chiến, còn một hộp đồ nữ trang và những đồ quý sót lại trong nhà, bà cho vào thúng gánh về quê, về sau hòa bình bà gánh lên hoàn chủ, không suy chuyển mảy may. Nhất kể lại. Kể xong cô bình, cũng là một thứ trung thành theo kiểu nô bộc nô tài.
    Hôm khác lại bảo cách mạng đưa bà cháu từ thân phận thằng ở con sen lên địa vị làm chủ, có thời bà cháu còn làm đội trưởng sản xuất. Thế mà hôm cháu đi bà cháu lại mừng. Ra đây có cô chú chăm nom bà cháu yên tâm lắm, chứ ở nhà làm cái mảnh ruộng bằng viên gạch, lấy gì mà đút mồm.
    Tình nghĩa cũ hai nhà. Anh chị định nuôi Nhất dăm ba năm rồi cho cô đi học may có cái nghề mà lấy chồng. Làm Ôsin mới được vài tháng cô đòi đổi ngược quy trình: học may trước, vừa học vừa làm. Thế là học may. Về nhà trải báo cũ ra đo đo cắt cắt. Nhưng không quên nấu nướng. Bảo rau gì nấu với thịt gì, cá gì cho gia vị gì, rau thơm gì, cô tiếp thu nhanh làm đúng ngay. Không lẫn. Tuy nhiên thỉnh thoảng cô lại chế tác ra những món cải tiến. Làm phở đã rất ổn, cô lại còn cho thêm những viên mọc vào. Anh đi nhìn ngó thì hóa ra không phải một mình cô nghĩ ra, các cô Ôsin đã cho gần hết cả Hà Nội ăn phở mọc. Rau sống cô mua về, rau muống chẻ là món chính thì ít, rau thơm là món ăn hương ăn hoa thì lại thành món chính, ăn cả cây. Lại đi nhìn ngó thì hóa ra cả Hà Nội thanh lịch bây giờ ăn cả cây rau húng rau kinh giới um tùm sum suê. Ẩm thực Ôsin thịt vịt thịt ngan cưỡi hẳn lên đám giỗ đám cưới. Tự chế mãi, một hôm Nhất xoay ra bảo cô chú mua cho cháu quyển sách dạy nấu đặc sản, cháu làm đặc sản cho cả nhà ăn. Mua sách về. Cho thực hành. Vợ anh khen, con bé này mai ngày về quê lấy chồng không muốn làm ruộng mở quán cơm bụi đắt hàng đấy. Nhất bảo cháu xin thưa lại hai điều: Một, những đứa như cháu đổi đời ra phố rồi, đố mà quay về quê được. Hai, mở hàng cơm củi lửa dầu mỡ nhem nhuốc, không sang. Vợ anh hỏi thế nào thì sang. Nhất chỉ tay lên bức tranh phiên bản treo ở phòng khách: sang là như cô tiểu thư kia kìa.
    Một bức danh họa châu Âu. Một cô gái áo váy tươm tất, mái tóc rẽ ngôi còn in đường lược, hai tay nâng cái khay trên có một cốc nước không hề sóng sánh, chân thì đang khoan thai bước đi. Nhất gọi cô gái trong tranh là cô tiểu thư.
    Nhất học hết lớp dạy cắt may. Thực hành hết quyển sách dạy nấu ăn. Một hôm cô xin phép ra đi. Người ta nhận cô vào một xí nghiệp may mặc liên doanh. Mấy chị em công nhân thuê chung một chỗ ở. Vợ anh tiếc con bé nấu ăn ngon. Tiếc cái công đào tạo. Anh bảo tiếc gì. Nó như con cháu trong nhà.
    Hôm cô đi, cô còn rút dép đập chết được một con chuột nữa.
    ***
    Cô thứ hai cứ coi như tên Nhị, Khuất Nhị Nhị. Theo mốt phim truyền hình Trung Quốc nhiều tập, bốn cô lần lượt đến đỗ tạm bợ vào cái bến Ôsin này đã và sẽ là Lâm Nhất Nhất, Khuất Nhị Nhị, Lý Tam Tam, Đàm Tứ Tứ, có thể sẽ có một cô thập thò ngấp nghé ở cuối truyện mang tên Ngũ Nương Nương.
    Cô Nhị, tiếng Việt nhằng nhịt đại từ nhân xưng phân cấp ngôi thứ thì phải gọi bằng chị, chị Nhị xấp xỉ tứ tuần ở quê mấp mé lên bà ngoại. Chồng chết, ba đứa con gửi lại nhà mình. Nhị đi ở nhà người. Kêu chị nấu canh nhạt, hôm sau nồi canh mặn chát muối iốt cho cả nhà phát triển trí tuệ. Kêu mặn thì hôm sau chị cho ăn nhạt trở lại. Cứ như thế cho đến khi cả nhà đều biết sợ, không kêu nữa. Khen nồi canh cua rau rút khoai sọ ngon, ngon à, Nhị cho ăn canh khoai sọ ba ngày liền đến mức con bé nhìn thấy khoai sọ thì bảo là khoai đầu lâu.
    Nhị mê mẩn những bộ váy áo của vợ anh. Con bé đi học về sớm thấy Nhị mở nhạc Thái Lan tưng bừng giậm giật, khoác trên người dăm ba bộ cánh của vợ anh, giày cao gót cũng của vợ anh, đi một vòng lại kéo vạt áo một cái, nghiêng mình như người mẫu trên sàn diễn. Đi qua một vòng Nhị cởi một bộ trút xuống dưới chân. Đi lại một vòng Nhị cởi bộ nữa. Dăm ba lần cởi như lột vỏ hành. Sắp sửa lột đến phần áo tắm thì con bé về. Nhị nhìn mấy bộ xống áo xõa xượi trên nền nhà thở dài với con bé, thật là kẻ ăn không hết người lần chẳng ra.
    Lần sau không phải con gái mà là anh bắt gặp. Nhị mặc cái váy ngủ màu kem của vợ anh, nằm trên giường ngủ của vợ chồng anh. Em nằm chờ anh đấy. Anh xem bộ này em mặc dứt khoát đẹp hơn cảnh sát mặc váy của anh. Anh lờ đi như không nghe thấy gì, bỏ ra ngoài. Hôm sau anh khen nhà cửa dọn dẹp trang hoàng đẹp mắt. Nhị lúng liếng đung đưa cặp mắt, em làm được thế là nhờ có tình yêu.
    Phải bảo vợ gặp nói chuyện riêng với Nhị. Vâng, em cũng định nói chuyện riêng với chị từ lâu. Chị cầm tù anh ấy làm gì. Chị hãy buông tha cho anh ấy. Cô đã xem cho em rất kỹ, cô bói bài tây, cô giúp em viết sớ gieo quẻ, cô xem tay cho em, xem tướng mặt, vạch cả mắt em ra mà xem, cô bảo chỉ cần em kiên trì là muốn gì được nấy. Bây giờ em chỉ muốn anh ấy mà thôi. Cô điên à? Chị đừng hét lên như thế, em còn có thể hét to hơn chị nhiều.
    Hai vợ chồng bảo nhau cho Nhị nghỉ. Chờ thêm vài ngày nữa để tìm một con bé khác. Nhưng ngay ngày hôm sau Nhị chủ động bảo cho em thôi việc, em sang làm cho nhà bác Nhỡ đối diện nhà mình, em sẽ ở đó chờ cho tới ngày anh được chị tha bổng, bao lâu em cũng chờ.
    Từ hôm đó, hễ anh chở chị trên cùng một xe, lại thấy ánh mắt hàng phố thương cảm một cặp vợ chồng cầm tù lẫn nhau mà không buông được nhau ra. Thời gian ở với anh chị, Nhị đã kịp lân la truyền tin trong mạng lưới Ôsin khắp dãy phố, mạng lưới Ôsin truyền sang mạng lưới các bà nội trợ, các ông về hưu, truyền vào những bữa cơm gia đình đủ mặt mọi thế hệ.
    ***
    Rút kinh nghiệm. Không đến trung tâm dịch vụ việc làm tìm người nhiều tuổi nữa. Cứ trẻ con mà hay. Cháu của người quen của bạn. Họ về quê bắt một xâu ba bốn đứa, chia cho mỗi nhà một đứa.
    Lý Tam Tam không còn là trẻ con nữa. Mười bảy tuổi rồi. Ở quê cũng là tuổi đã cuống lên đua đòi chúng bạn lấy chồng. Buổi tối ăn uống rửa bát đĩa xong, không thấy Tam đâu, vợ anh cuống lên sợ nó lạ nước lạ cái bị mẹ mìn bắt sang Trung Quốc. Tất tả đi tìm thì thấy đang đứng nói chuyện với mấy chú thợ ở căn nhà đang xây. Giai trứng cá gái má hồng. Mồm miệng tung hứng đối đáp. Mắt đung đưa. Ngồi xem phim truyền hình nhiều tập hễ thấy trai gái cầm tay kề vai áp má là mắt nhìn đắm đuối mồm xuýt xoa như ăn me ăn sấu.
    Mê giai biểu hiện ra tính lú lẫn. Không tập trung được vào một việc gì. Để cháy nồi cá. Vặn nhầm nút điều chỉnh làm cháy cái nồi cơm điện gần hai triệu bạc. Bảo đi mua thịt thì mua ốc. Bảo chạy ra mua gừng luộc ốc thì mua riềng. Nhà cửa cứ lộn xộn rối tinh cả lên vì cái quên quên nhớ nhớ của Tam. Ngày thường đã thế, chủ nhật đòi cho cháu đi thăm người cùng quê. Chủ nhật nào cũng đòi đi. Hôm nào không đi được thì ngồi khóc. Giời ơi, sao cháu khổ thế này. Người ta được đi học đi chơi, cháu phải làm con ở.
    Một hôm Tam lại hờ khóc ai oán. Chắc lại không được đi chơi. Anh hỏi vợ, chị bảo chơi cho lắm bây giờ ngồi khóc, cái bụng lùm lùm kia gần bốn tháng rồi, hỏi của đứa nào nhất định không nói. Khó xử. Nhỡ mà hàng xóm biết, một mất mười ngờ. Anh vẫn được tiếng là đẹp giai nhất nhà. Còn lại trong nhà tất cả đều là nữ: vợ, con gái, bà mẹ già thỉnh thoảng đến chơi. Gia súc cũng đều là giống cái: một con chó và một con mèo.
    Gọi cho bố Tam ở quê ra. Bố nó bảo bác đi với em nói chuyện với thằng ấy. Chú thợ xây. Bây giờ mày tính thế nào? Chả thế nào cả, mê giai cho lắm thì nó chết. Mày chài nó thì mày phải giải quyết chứ. Chả biết ai chài ai. Chúng mày không định lấy nhau à? Lấy nhau? Tôi ở trong cái nhà đang xây dở với một lũ đàn ông thế này, lấy là lấy thế nào? Mày không sợ tao kiện à, nó là con gái vị thành niên? Tôi cũng vị thành niên đây, còn lâu mới đủ mười tám tuổi, tôi cũng đi kiện. Một thằng trong đám thợ xây hát đế bài cha cha cha. Buông tôi ra vì tôi đã già rồi mà. Tôi không buông vì tôi cũng già bằng bà.
    Bố con nó khăn gói về quê. Tam mếu máo van nài vợ anh, cô xin bố cháu cho cháu ở lại. Về quê đi qua sông bố cháu dìm cháu chết. Con sông ấy nhiều người dìm chết nhau lắm rồi.
    ***
    Con thuyền đi được chứ cái bến không đi được. Có thuyền nào lại tính chuyện ăn đời ở kiếp trung thành với bến nào. Theo thứ tự thì bây giờ là Đàm Tứ Tứ. Không đàn đúm. Không sểnh ra là lẻn khỏi nhà. Không mấy khi mở mồm, có lẽ vì giọng nó nặng quá, lại khê như giọng bà già. Mặt trắng bệch. Mắt mờ sương đơ đơ man man. Bê bát canh từ bếp vào phòng ăn bao giờ cũng bê nghiêng, té xuống đất nửa bát. Nhìn thế biết thần kinh nó có vấn đề.
    Vợ anh đã bắt đầu chán cái việc làm thầy Ôsin. Cô nào cũng bảo ban cẩn thận việc nữ công gia chánh, vừa mới hơi tiến bộ thì ra đi. Chán chả buồn nói. Mặc kệ Tứ muốn làm gì thì làm. Thế là ai cũng sợ ăn cơm nhà. Công dung ngôn hạnh phải rèn phải học. Nữ công gia chánh phải học. Ẩm thực không biết ăn thì sao biết làm. Nghề giúp việc châu Âu có hàng trăm năm truyền thống. Nghề giúp việc ở đây có tới nửa thế kỷ đứt đoạn.
    Vào bữa Tứ ngồi gắp thức ăn như giả vờ. Gẩy gẩy gót gót. Sơ sài một bát đứng dậy. Cứ sợ nó ăn ít không làm được. Nhưng cơm nguội bữa trưa thừa trong nồi đến bữa tối chả thấy đâu. Nồi thịt đủ ăn ba bữa, mới ăn bữa trưa, bữa tối đã không còn. Mua một bát tào phớ bê vào phải húp một hơi làm phép mà quên mất vệt tào phớ trắng lem nhem quanh mép. Càng thế ngồi vào bàn ăn lại càng như thể không muốn ăn.
    Dần dần bắt đầu nhận ra đồ đạc trong nhà hao hụt lạ lùng. Mất lọ nước hoa thỏi son cái gương cái lược. Ba chục cái bát sứ Nhật mua được vài tháng chỉ còn mười hai cái. Mùa đông đến lôi quần áo rét ra mặc thì thiếu hết cả quần cha áo mẹ váy con. Có hôm thấy cả một cuộn tiền giấu dưới gầm tủ lạnh. Hỏi. Tứ trả lời tiền ấy của người cùng quê hôm qua đến gửi mua thuốc.
    Vừa may có cô Nhất đến chơi. Cô bây giờ đã ra dáng cô thợ may, áo váy đã biết chọn kiểu dáng, biết chọn màu. Nghe vợ anh than thở mất đồ, Nhất nói để cháu bảo nó.
    Cô rút cái dép đi trong nhà ra cầm tay, đảo mắt nghiêng tai nghe ngóng. Thình lình cô chồm tới cúi người đập đánh chát. Mày chết này. Chết thật. Một con chuột quay lơ chân cầu thang. Nhất quay sang quát Tứ, nhặt con chuột lên.
    Tứ loay hoay định tìm một tờ báo lót tay. Nhất quát, nhặt bằng tay, đừng có học đòi tiểu thư. Tứ hoảng quá vội dùng tay xách đuôi con chuột lên. Nhất lấy một cái đĩa sạch đặt trên mặt bàn, hất hàm, bỏ nó vào đĩa.
    Hai cô ngồi đối mặt. Giữa là con chuột chết trên cái đĩa. Chưa chết hẳn. Cứ một lát nó lại co rúm hai chân trước, cái bụng rụng lông rung bần bật. Nhất quát bây giờ mày khai hết tao nghe. Nhất bắt nó hai tay cầm cái đĩa con chuột chết mà xưng tội. Tứ ồng ộc nôn thốc nôn tháo. Tồng tộc khai bằng hết. Quần bò áo len áo da cho hết vào túi ni lông, sáu giờ chiều xách ra cùng với túi rác. Túi rác bỏ vào thùng rác. Túi đồ thì gửi con bé Ôsin nhà bên. Vài bữa đóng gói một lần ra bưu điện gửi về quê. Thìa đĩa bát mang ra chợ bán rẻ.
    Sự thành khẩn quá mức có khi gây xúc động. Nhất giật lấy cái đĩa con chuột chết từ tay Tứ đem đổ sọt rác. Mày ngu lắm, giở trò gian dối với người cho mày nương tựa. Mày thích ở đây nhà cao cửa rộng, mưa không tới mặt nắng không tới đầu, ăn trắng mặc trơn, hay là thích về quê mò cua bắt ốc cấy một sào lúa mỗi năm chỉ đủ gạo ăn ba tháng. Nhất đổi giọng dạy dỗ. Đừng tưởng người thành phố tiền bạc vứt đầy mặt bàn, quần áo lèn chặt tủ là người ta hớ hênh. Bẫy cả đấy. Người ta để đấy mời mọc, thử xem mình thật thà đến mức nào, thực ra người ta tính đếm cả rồi.
    Dạy dỗ chán, Nhất hạ giọng thân tình. Thôi vấp ngã thì đứng dậy. Bà nội chị bảo đói thì khó sạch rách thì khó thơm cho nên ngày xưa các cụ mới phải dạy đói cho sạch rách cho thơm. Giấy rách phải giữ lấy lề. Phải đàng hoàng để người thành phố người ta không coi thường mình. Ví dụ, vào bữa thì đừng có hùng hục vục mặt vào mà ăn, ra vẻ khảnh ăn càng tốt. Vắng mặt người ta tha hồ mày ăn nếm ăn thêm. Nếm lúc nấu và thêm sau bữa chính. Lọt sàng xuống nia đi đâu mà thiệt.
    Dạy xong được con Tứ, Nhất sang cười đắc thắng với vợ chồng anh. Khen cô dạo này nhanh nhẹn hoạt bát, cô bảo cháu bị đuổi khỏi xí nghiệp may mặc liên doanh rồi. Ông chủ ngoại quốc bắt công nhân làm ngày mười hai tiếng không cho nghỉ thứ bảy chủ nhật, bắt công nhân xếp hàng giữa nắng chào vợ ông ấy, dàn hàng ngang như đội danh dự chào nguyên thủ quốc gia. Mụ này hàng ngày đến nhà máy ăn trưa với ông chủ vào lúc chính ngọ. Cháu vẽ tranh biếm họa dán báo tường nhà máy. Cháu sang các phân xưởng tuyên truyền đấu tranh chống áp bức bất công. Thế là cháu bị đuổi. Nhất giở cái túi du lịch cô mang theo, đem khoe mấy tập giấy, mỗi tập gói trong một cái túi ni lông như gói tiền vàng mã. Đây là tranh biếm họa phô tô cóp pi thành nhiều bản. Đây là tập truyền đơn. Đây là quần áo và đồ dùng của cháu, cô chú cho cháu gửi nhờ cháu đi hoạt động ít hôm. Cháu đã xin được sang một công ty tư nhân. Rồi cháu sẽ quay lại thanh toán lão chủ ngoại quốc.
    Vợ anh đùa bảo Nhất cho con Tứ đi theo kiếm việc làm. Nhất lắc đầu, con này cháu dạy là dạy thế thôi, còn u mê chán, không bao giờ giác ngộ được đâu, không bao giờ vươn lên địa vị người chủ được đâu. Quần chúng của cháu toàn là những người giác ngộ giai cấp, toàn là những người con ưu tú của giai cấp.
    Vợ anh khen cô xinh ra. Nhất bảo chưa xinh đâu, bao giờ cháu phải được như cô tiểu thư kia kìa. Tay chỉ vào bức tranh cô gái ở trên tường.
    Cô đi rồi. Anh không kịp nói cho cô biết đấy không phải là cô tiểu thư. Đấy là bức tranh Cô đầy tớ. Chân cô đang bước đi mà cái khay trên tay có một cốc nước không hề nghiêng chao. Điều đó chứng tỏ cô thạo việc, ngôn ngữ ngày nay gọi là giỏi chuyên môn. Trang phục tươm tất, mái tóc còn in đường lược. Điều đó chứng tỏ cô có ý thức tự trọng và biết giữ uy tín nghề nghiệp. Một cô đầy tớ thế kỷ mười chín bên châu Âu. Không phải là cô tiểu thư.
  9. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Bến Ôsin -Hồ Anh Thái
    Cô đầu tiên xin cứ gọi là cô Nhất, mốt phim truyền hình Trung Quốc nhiều tập thì cả nhà gọi cô là Lâm Nhất Nhất. Nhất vừa mới đến một buổi sáng đã nghe huỳnh huỵch bôm bốp từ phòng ăn sang phòng khách, vợ và con gái anh tái xanh tái mét chạy dúi vào phòng ngủ.
    Nhất theo vào ngay, miệng cười đắc thắng, tay giơ cao đuôi con chuột vừa bị cô đánh hộc máu ra đằng mõm chìa cả răng. Phải xua mãi Nhất mới chịu ra. Lát sau nhác thấy một con chuột chạy men theo chân tường, cô lại đuổi nó tơi bời chạy ra khỏi bếp men theo lan can lên cầu thang. Lại bài cũ, cô rút phắt cái dép cầm tay ném một phát ăn ngay. Con chuột quay lơ ngất xỉu. Con thứ ba bị cô đá một phát không còn biết trời đất là gì ngay trong phòng khách. Một buổi sáng đi tong ba mạng chuột. Rồi Nhất vừa nấu cơm vừa kể ngày bé đi chăn trâu cô nổi tiếng là tay sát chuột. Hun được một ổ chuột đồng, vơ một ít rơm rạ cỏ khô nổi lửa lên là được bữa thơm lừng ấm bụng. Nhưng đây là chuột thành phố, chuột thành phố độc hại không ăn được, một ổ dịch hạch đấy. Cô rành rẽ thế.
    Đến được vài ngày, cô dặn cả nhà hễ bạn cô gọi đến thì phải nói đây là Xí nghiệp bánh kẹo Hà Nội. Cô đã nói với mọi người rằng lên Hà Nội làm công nhân. Một hôm đi chợ, cô gặp một con bé người làng mang gà lên bán đang tỉ tê trò chuyện với mấy bà hàng ngày vẫn bán rau cho cô. Cô bảo mày về làng mà nói thấy tao đi chợ thế này, tao cấu đầu rút ruột mày vứt vào nồi canh. Báu bở gì cái nghề đi ở.
    Bà nội cô ngày trước cũng ở cho nhà anh. Lúc bà bằng tuổi cô bây giờ. Làm quản gia tay hòm chìa khóa, được tin cẩn như người nhà. Toàn quốc kháng chiến, ông bà cha mẹ anh đưa nhau ra vùng Việt Bắc kháng chiến, còn một hộp đồ nữ trang và những đồ quý sót lại trong nhà, bà cho vào thúng gánh về quê, về sau hòa bình bà gánh lên hoàn chủ, không suy chuyển mảy may. Nhất kể lại. Kể xong cô bình, cũng là một thứ trung thành theo kiểu nô bộc nô tài.
    Hôm khác lại bảo cách mạng đưa bà cháu từ thân phận thằng ở con sen lên địa vị làm chủ, có thời bà cháu còn làm đội trưởng sản xuất. Thế mà hôm cháu đi bà cháu lại mừng. Ra đây có cô chú chăm nom bà cháu yên tâm lắm, chứ ở nhà làm cái mảnh ruộng bằng viên gạch, lấy gì mà đút mồm.
    Tình nghĩa cũ hai nhà. Anh chị định nuôi Nhất dăm ba năm rồi cho cô đi học may có cái nghề mà lấy chồng. Làm Ôsin mới được vài tháng cô đòi đổi ngược quy trình: học may trước, vừa học vừa làm. Thế là học may. Về nhà trải báo cũ ra đo đo cắt cắt. Nhưng không quên nấu nướng. Bảo rau gì nấu với thịt gì, cá gì cho gia vị gì, rau thơm gì, cô tiếp thu nhanh làm đúng ngay. Không lẫn. Tuy nhiên thỉnh thoảng cô lại chế tác ra những món cải tiến. Làm phở đã rất ổn, cô lại còn cho thêm những viên mọc vào. Anh đi nhìn ngó thì hóa ra không phải một mình cô nghĩ ra, các cô Ôsin đã cho gần hết cả Hà Nội ăn phở mọc. Rau sống cô mua về, rau muống chẻ là món chính thì ít, rau thơm là món ăn hương ăn hoa thì lại thành món chính, ăn cả cây. Lại đi nhìn ngó thì hóa ra cả Hà Nội thanh lịch bây giờ ăn cả cây rau húng rau kinh giới um tùm sum suê. Ẩm thực Ôsin thịt vịt thịt ngan cưỡi hẳn lên đám giỗ đám cưới. Tự chế mãi, một hôm Nhất xoay ra bảo cô chú mua cho cháu quyển sách dạy nấu đặc sản, cháu làm đặc sản cho cả nhà ăn. Mua sách về. Cho thực hành. Vợ anh khen, con bé này mai ngày về quê lấy chồng không muốn làm ruộng mở quán cơm bụi đắt hàng đấy. Nhất bảo cháu xin thưa lại hai điều: Một, những đứa như cháu đổi đời ra phố rồi, đố mà quay về quê được. Hai, mở hàng cơm củi lửa dầu mỡ nhem nhuốc, không sang. Vợ anh hỏi thế nào thì sang. Nhất chỉ tay lên bức tranh phiên bản treo ở phòng khách: sang là như cô tiểu thư kia kìa.
    Một bức danh họa châu Âu. Một cô gái áo váy tươm tất, mái tóc rẽ ngôi còn in đường lược, hai tay nâng cái khay trên có một cốc nước không hề sóng sánh, chân thì đang khoan thai bước đi. Nhất gọi cô gái trong tranh là cô tiểu thư.
    Nhất học hết lớp dạy cắt may. Thực hành hết quyển sách dạy nấu ăn. Một hôm cô xin phép ra đi. Người ta nhận cô vào một xí nghiệp may mặc liên doanh. Mấy chị em công nhân thuê chung một chỗ ở. Vợ anh tiếc con bé nấu ăn ngon. Tiếc cái công đào tạo. Anh bảo tiếc gì. Nó như con cháu trong nhà.
    Hôm cô đi, cô còn rút dép đập chết được một con chuột nữa.
    ***
    Cô thứ hai cứ coi như tên Nhị, Khuất Nhị Nhị. Theo mốt phim truyền hình Trung Quốc nhiều tập, bốn cô lần lượt đến đỗ tạm bợ vào cái bến Ôsin này đã và sẽ là Lâm Nhất Nhất, Khuất Nhị Nhị, Lý Tam Tam, Đàm Tứ Tứ, có thể sẽ có một cô thập thò ngấp nghé ở cuối truyện mang tên Ngũ Nương Nương.
    Cô Nhị, tiếng Việt nhằng nhịt đại từ nhân xưng phân cấp ngôi thứ thì phải gọi bằng chị, chị Nhị xấp xỉ tứ tuần ở quê mấp mé lên bà ngoại. Chồng chết, ba đứa con gửi lại nhà mình. Nhị đi ở nhà người. Kêu chị nấu canh nhạt, hôm sau nồi canh mặn chát muối iốt cho cả nhà phát triển trí tuệ. Kêu mặn thì hôm sau chị cho ăn nhạt trở lại. Cứ như thế cho đến khi cả nhà đều biết sợ, không kêu nữa. Khen nồi canh cua rau rút khoai sọ ngon, ngon à, Nhị cho ăn canh khoai sọ ba ngày liền đến mức con bé nhìn thấy khoai sọ thì bảo là khoai đầu lâu.
    Nhị mê mẩn những bộ váy áo của vợ anh. Con bé đi học về sớm thấy Nhị mở nhạc Thái Lan tưng bừng giậm giật, khoác trên người dăm ba bộ cánh của vợ anh, giày cao gót cũng của vợ anh, đi một vòng lại kéo vạt áo một cái, nghiêng mình như người mẫu trên sàn diễn. Đi qua một vòng Nhị cởi một bộ trút xuống dưới chân. Đi lại một vòng Nhị cởi bộ nữa. Dăm ba lần cởi như lột vỏ hành. Sắp sửa lột đến phần áo tắm thì con bé về. Nhị nhìn mấy bộ xống áo xõa xượi trên nền nhà thở dài với con bé, thật là kẻ ăn không hết người lần chẳng ra.
    Lần sau không phải con gái mà là anh bắt gặp. Nhị mặc cái váy ngủ màu kem của vợ anh, nằm trên giường ngủ của vợ chồng anh. Em nằm chờ anh đấy. Anh xem bộ này em mặc dứt khoát đẹp hơn cảnh sát mặc váy của anh. Anh lờ đi như không nghe thấy gì, bỏ ra ngoài. Hôm sau anh khen nhà cửa dọn dẹp trang hoàng đẹp mắt. Nhị lúng liếng đung đưa cặp mắt, em làm được thế là nhờ có tình yêu.
    Phải bảo vợ gặp nói chuyện riêng với Nhị. Vâng, em cũng định nói chuyện riêng với chị từ lâu. Chị cầm tù anh ấy làm gì. Chị hãy buông tha cho anh ấy. Cô đã xem cho em rất kỹ, cô bói bài tây, cô giúp em viết sớ gieo quẻ, cô xem tay cho em, xem tướng mặt, vạch cả mắt em ra mà xem, cô bảo chỉ cần em kiên trì là muốn gì được nấy. Bây giờ em chỉ muốn anh ấy mà thôi. Cô điên à? Chị đừng hét lên như thế, em còn có thể hét to hơn chị nhiều.
    Hai vợ chồng bảo nhau cho Nhị nghỉ. Chờ thêm vài ngày nữa để tìm một con bé khác. Nhưng ngay ngày hôm sau Nhị chủ động bảo cho em thôi việc, em sang làm cho nhà bác Nhỡ đối diện nhà mình, em sẽ ở đó chờ cho tới ngày anh được chị tha bổng, bao lâu em cũng chờ.
    Từ hôm đó, hễ anh chở chị trên cùng một xe, lại thấy ánh mắt hàng phố thương cảm một cặp vợ chồng cầm tù lẫn nhau mà không buông được nhau ra. Thời gian ở với anh chị, Nhị đã kịp lân la truyền tin trong mạng lưới Ôsin khắp dãy phố, mạng lưới Ôsin truyền sang mạng lưới các bà nội trợ, các ông về hưu, truyền vào những bữa cơm gia đình đủ mặt mọi thế hệ.
    ***
    Rút kinh nghiệm. Không đến trung tâm dịch vụ việc làm tìm người nhiều tuổi nữa. Cứ trẻ con mà hay. Cháu của người quen của bạn. Họ về quê bắt một xâu ba bốn đứa, chia cho mỗi nhà một đứa.
    Lý Tam Tam không còn là trẻ con nữa. Mười bảy tuổi rồi. Ở quê cũng là tuổi đã cuống lên đua đòi chúng bạn lấy chồng. Buổi tối ăn uống rửa bát đĩa xong, không thấy Tam đâu, vợ anh cuống lên sợ nó lạ nước lạ cái bị mẹ mìn bắt sang Trung Quốc. Tất tả đi tìm thì thấy đang đứng nói chuyện với mấy chú thợ ở căn nhà đang xây. Giai trứng cá gái má hồng. Mồm miệng tung hứng đối đáp. Mắt đung đưa. Ngồi xem phim truyền hình nhiều tập hễ thấy trai gái cầm tay kề vai áp má là mắt nhìn đắm đuối mồm xuýt xoa như ăn me ăn sấu.
    Mê giai biểu hiện ra tính lú lẫn. Không tập trung được vào một việc gì. Để cháy nồi cá. Vặn nhầm nút điều chỉnh làm cháy cái nồi cơm điện gần hai triệu bạc. Bảo đi mua thịt thì mua ốc. Bảo chạy ra mua gừng luộc ốc thì mua riềng. Nhà cửa cứ lộn xộn rối tinh cả lên vì cái quên quên nhớ nhớ của Tam. Ngày thường đã thế, chủ nhật đòi cho cháu đi thăm người cùng quê. Chủ nhật nào cũng đòi đi. Hôm nào không đi được thì ngồi khóc. Giời ơi, sao cháu khổ thế này. Người ta được đi học đi chơi, cháu phải làm con ở.
    Một hôm Tam lại hờ khóc ai oán. Chắc lại không được đi chơi. Anh hỏi vợ, chị bảo chơi cho lắm bây giờ ngồi khóc, cái bụng lùm lùm kia gần bốn tháng rồi, hỏi của đứa nào nhất định không nói. Khó xử. Nhỡ mà hàng xóm biết, một mất mười ngờ. Anh vẫn được tiếng là đẹp giai nhất nhà. Còn lại trong nhà tất cả đều là nữ: vợ, con gái, bà mẹ già thỉnh thoảng đến chơi. Gia súc cũng đều là giống cái: một con chó và một con mèo.
    Gọi cho bố Tam ở quê ra. Bố nó bảo bác đi với em nói chuyện với thằng ấy. Chú thợ xây. Bây giờ mày tính thế nào? Chả thế nào cả, mê giai cho lắm thì nó chết. Mày chài nó thì mày phải giải quyết chứ. Chả biết ai chài ai. Chúng mày không định lấy nhau à? Lấy nhau? Tôi ở trong cái nhà đang xây dở với một lũ đàn ông thế này, lấy là lấy thế nào? Mày không sợ tao kiện à, nó là con gái vị thành niên? Tôi cũng vị thành niên đây, còn lâu mới đủ mười tám tuổi, tôi cũng đi kiện. Một thằng trong đám thợ xây hát đế bài cha cha cha. Buông tôi ra vì tôi đã già rồi mà. Tôi không buông vì tôi cũng già bằng bà.
    Bố con nó khăn gói về quê. Tam mếu máo van nài vợ anh, cô xin bố cháu cho cháu ở lại. Về quê đi qua sông bố cháu dìm cháu chết. Con sông ấy nhiều người dìm chết nhau lắm rồi.
    ***
    Con thuyền đi được chứ cái bến không đi được. Có thuyền nào lại tính chuyện ăn đời ở kiếp trung thành với bến nào. Theo thứ tự thì bây giờ là Đàm Tứ Tứ. Không đàn đúm. Không sểnh ra là lẻn khỏi nhà. Không mấy khi mở mồm, có lẽ vì giọng nó nặng quá, lại khê như giọng bà già. Mặt trắng bệch. Mắt mờ sương đơ đơ man man. Bê bát canh từ bếp vào phòng ăn bao giờ cũng bê nghiêng, té xuống đất nửa bát. Nhìn thế biết thần kinh nó có vấn đề.
    Vợ anh đã bắt đầu chán cái việc làm thầy Ôsin. Cô nào cũng bảo ban cẩn thận việc nữ công gia chánh, vừa mới hơi tiến bộ thì ra đi. Chán chả buồn nói. Mặc kệ Tứ muốn làm gì thì làm. Thế là ai cũng sợ ăn cơm nhà. Công dung ngôn hạnh phải rèn phải học. Nữ công gia chánh phải học. Ẩm thực không biết ăn thì sao biết làm. Nghề giúp việc châu Âu có hàng trăm năm truyền thống. Nghề giúp việc ở đây có tới nửa thế kỷ đứt đoạn.
    Vào bữa Tứ ngồi gắp thức ăn như giả vờ. Gẩy gẩy gót gót. Sơ sài một bát đứng dậy. Cứ sợ nó ăn ít không làm được. Nhưng cơm nguội bữa trưa thừa trong nồi đến bữa tối chả thấy đâu. Nồi thịt đủ ăn ba bữa, mới ăn bữa trưa, bữa tối đã không còn. Mua một bát tào phớ bê vào phải húp một hơi làm phép mà quên mất vệt tào phớ trắng lem nhem quanh mép. Càng thế ngồi vào bàn ăn lại càng như thể không muốn ăn.
    Dần dần bắt đầu nhận ra đồ đạc trong nhà hao hụt lạ lùng. Mất lọ nước hoa thỏi son cái gương cái lược. Ba chục cái bát sứ Nhật mua được vài tháng chỉ còn mười hai cái. Mùa đông đến lôi quần áo rét ra mặc thì thiếu hết cả quần cha áo mẹ váy con. Có hôm thấy cả một cuộn tiền giấu dưới gầm tủ lạnh. Hỏi. Tứ trả lời tiền ấy của người cùng quê hôm qua đến gửi mua thuốc.
    Vừa may có cô Nhất đến chơi. Cô bây giờ đã ra dáng cô thợ may, áo váy đã biết chọn kiểu dáng, biết chọn màu. Nghe vợ anh than thở mất đồ, Nhất nói để cháu bảo nó.
    Cô rút cái dép đi trong nhà ra cầm tay, đảo mắt nghiêng tai nghe ngóng. Thình lình cô chồm tới cúi người đập đánh chát. Mày chết này. Chết thật. Một con chuột quay lơ chân cầu thang. Nhất quay sang quát Tứ, nhặt con chuột lên.
    Tứ loay hoay định tìm một tờ báo lót tay. Nhất quát, nhặt bằng tay, đừng có học đòi tiểu thư. Tứ hoảng quá vội dùng tay xách đuôi con chuột lên. Nhất lấy một cái đĩa sạch đặt trên mặt bàn, hất hàm, bỏ nó vào đĩa.
    Hai cô ngồi đối mặt. Giữa là con chuột chết trên cái đĩa. Chưa chết hẳn. Cứ một lát nó lại co rúm hai chân trước, cái bụng rụng lông rung bần bật. Nhất quát bây giờ mày khai hết tao nghe. Nhất bắt nó hai tay cầm cái đĩa con chuột chết mà xưng tội. Tứ ồng ộc nôn thốc nôn tháo. Tồng tộc khai bằng hết. Quần bò áo len áo da cho hết vào túi ni lông, sáu giờ chiều xách ra cùng với túi rác. Túi rác bỏ vào thùng rác. Túi đồ thì gửi con bé Ôsin nhà bên. Vài bữa đóng gói một lần ra bưu điện gửi về quê. Thìa đĩa bát mang ra chợ bán rẻ.
    Sự thành khẩn quá mức có khi gây xúc động. Nhất giật lấy cái đĩa con chuột chết từ tay Tứ đem đổ sọt rác. Mày ngu lắm, giở trò gian dối với người cho mày nương tựa. Mày thích ở đây nhà cao cửa rộng, mưa không tới mặt nắng không tới đầu, ăn trắng mặc trơn, hay là thích về quê mò cua bắt ốc cấy một sào lúa mỗi năm chỉ đủ gạo ăn ba tháng. Nhất đổi giọng dạy dỗ. Đừng tưởng người thành phố tiền bạc vứt đầy mặt bàn, quần áo lèn chặt tủ là người ta hớ hênh. Bẫy cả đấy. Người ta để đấy mời mọc, thử xem mình thật thà đến mức nào, thực ra người ta tính đếm cả rồi.
    Dạy dỗ chán, Nhất hạ giọng thân tình. Thôi vấp ngã thì đứng dậy. Bà nội chị bảo đói thì khó sạch rách thì khó thơm cho nên ngày xưa các cụ mới phải dạy đói cho sạch rách cho thơm. Giấy rách phải giữ lấy lề. Phải đàng hoàng để người thành phố người ta không coi thường mình. Ví dụ, vào bữa thì đừng có hùng hục vục mặt vào mà ăn, ra vẻ khảnh ăn càng tốt. Vắng mặt người ta tha hồ mày ăn nếm ăn thêm. Nếm lúc nấu và thêm sau bữa chính. Lọt sàng xuống nia đi đâu mà thiệt.
    Dạy xong được con Tứ, Nhất sang cười đắc thắng với vợ chồng anh. Khen cô dạo này nhanh nhẹn hoạt bát, cô bảo cháu bị đuổi khỏi xí nghiệp may mặc liên doanh rồi. Ông chủ ngoại quốc bắt công nhân làm ngày mười hai tiếng không cho nghỉ thứ bảy chủ nhật, bắt công nhân xếp hàng giữa nắng chào vợ ông ấy, dàn hàng ngang như đội danh dự chào nguyên thủ quốc gia. Mụ này hàng ngày đến nhà máy ăn trưa với ông chủ vào lúc chính ngọ. Cháu vẽ tranh biếm họa dán báo tường nhà máy. Cháu sang các phân xưởng tuyên truyền đấu tranh chống áp bức bất công. Thế là cháu bị đuổi. Nhất giở cái túi du lịch cô mang theo, đem khoe mấy tập giấy, mỗi tập gói trong một cái túi ni lông như gói tiền vàng mã. Đây là tranh biếm họa phô tô cóp pi thành nhiều bản. Đây là tập truyền đơn. Đây là quần áo và đồ dùng của cháu, cô chú cho cháu gửi nhờ cháu đi hoạt động ít hôm. Cháu đã xin được sang một công ty tư nhân. Rồi cháu sẽ quay lại thanh toán lão chủ ngoại quốc.
    Vợ anh đùa bảo Nhất cho con Tứ đi theo kiếm việc làm. Nhất lắc đầu, con này cháu dạy là dạy thế thôi, còn u mê chán, không bao giờ giác ngộ được đâu, không bao giờ vươn lên địa vị người chủ được đâu. Quần chúng của cháu toàn là những người giác ngộ giai cấp, toàn là những người con ưu tú của giai cấp.
    Vợ anh khen cô xinh ra. Nhất bảo chưa xinh đâu, bao giờ cháu phải được như cô tiểu thư kia kìa. Tay chỉ vào bức tranh cô gái ở trên tường.
    Cô đi rồi. Anh không kịp nói cho cô biết đấy không phải là cô tiểu thư. Đấy là bức tranh Cô đầy tớ. Chân cô đang bước đi mà cái khay trên tay có một cốc nước không hề nghiêng chao. Điều đó chứng tỏ cô thạo việc, ngôn ngữ ngày nay gọi là giỏi chuyên môn. Trang phục tươm tất, mái tóc còn in đường lược. Điều đó chứng tỏ cô có ý thức tự trọng và biết giữ uy tín nghề nghiệp. Một cô đầy tớ thế kỷ mười chín bên châu Âu. Không phải là cô tiểu thư.
  10. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Lê Minh Khuê - Cõi người rung chuông tận thế và Hồ Anh Thái
    Trong những câu chuyện hàng ngày tôi thường nghe thấy tiếng thở hắt ra rồi tiếng ta thán: chán quá. Chán sống như chán mọi thứ! Thì thực ra là chán. Nhưng khi nghe cậu nói với cái giọng rất thật ấy, khi chỉ có hai chị em hoặc là có vài người bạn thân, tôi lại át đi: xem nào! Trời cho được một tí ti thời gian đâu có nhiều nhặn gì mà lúc nào cũng la oai oái. Chán cái gì!
    Hồ Anh Thái cười xòa. Rồi bận rộn lôi trong cái cặp to đùng ra những bài báo của ai đó đã được phô tô nhiều bản, vì theo Thái là rất hay. Ðọc, phô tô, thấy hay là đi phân phát cho tất cả ai mà cậu yêu quý. Trong túi còn đĩa phim VCD, đĩa DVD, toàn phim hay lại bỏ tiền mua có khi hàng chục bản để phát không cho bạn bè vì: thấy nó hay quá, mọi người không xem thì uổng! Sách cũng vậy. Nếu là hay thì chết tiền. Mua có lúc hàng chục cuốn mà cho. May có nghề làm báo để có tiền mà xa xỉ đến thế! Nhưng nếu nghĩ sâu xa thì đấy là con người quyết theo đuổi đến cùng những say mê mà vì nó có thể bỏ tất cả những cám dỗ lợi lộc. Say mê và truyền nó cho những ai hiểu mình. Trong cái nhóm bạn bè chọn lọc có thể bỏ qua cho nhau nhiều khiếm khuyết để chỉ nhìn thấy cái tốt đẹp của nhau, chừng như ai cũng vừa quý Thái vừa buồn cười trước cái lòng tốt đôi khi như ngây thơ, như đứa trẻ. Không phải ai cũng hiểu được lòng tốt ấy trừ những người thân. Nhưng đời sống mà. Ta hãy sống cái phần hay ho của nó, thời gian đâu bận lòng vì những thứ không đem lại niềm vui.
    Trở lại cái câu: chán quá! Chán chỉ muốn chết... có lẽ nó là sự tức tối, là nỗi tuyệt vọng trước những điều mình muốn tốt đẹp mà không thể được. Thực ra đã nhiều lần và trong nhiều tác phẩm người ta đọc được sự ấm áp của con người tha thiết sống. Cõi người rung chuông tận thế có đoạn: "Nhưng đau khổ nhiều, chứng kiến chết chóc nhiều để rồi được sống mà quan sát mà nhìn thấy tất cả những điều đang diễn ra dưới những mái nhà kia, những đường phố kia thì không vui nhưng cũng có ích...
    ... Phải chứng kiến tận mắt, phải ôm người chết trong tay, phải khâm liệm cho một tử thi... người đó mới xem như thực hiểu đời, hiểu người hiểu sự sống.
    Khi đã hiểu cái chết. Khi ấy anh thấy mình cần phải sống.
    Tôi cần phải sống".
    Lời của một nhân vật. Lời của tác giả sau bao nhiêu thăng trầm. Tình yêu cuộc sống, bực bội vì cái xấu xí độc ác có lẽ là cảm hứng chính cho cuốn sách nhiều lận đận Cõi người rung chuông tận thế. Tác giả nói rất nhiều về cái ác bản năng như loài thú, sự mưu mô xảo quyệt của con người như loài thú. Rồi xuyên qua cái đám bùng nhùng hỗn độn ấy là một nhân vật giả tưởng chuyên đi trừng trị sự độc ác ở cõi nhân gian chung quanh nhân vật chính. Ðó là ý tưởng, là sợi chỉ xuyên suốt gây ấn tượng đặc biệt.
    Yêu cuộc sống mà như không chịu thừa nhận tình yêu ấy vì nó không được như mình muốn. Nhưng yêu và muốn bảo vệ nó nên tìm ra được cái ý như là có siêu nhân, có con người ảo đi cùng tác giả để bảo vệ chân lý cuộc sống. Người ta gấp sách lại và nghĩ như vậy về Cõi người rung chuông tận thế.
    *
    Hồ Anh Thái viết khi còn là sinh viên. Ngày ấy thấy một cậu trắng trẻo rụt rè đưa đến tiểu thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng, ý thức của người ta lúc ấy còn ngập ngừng giữa những ngây ngô của thời cũ và sự tò mò với thời mới, giữa mất tự do mà không có ý thức và sự vươn xa làm chủ bản thân. Văn chương khi ấy còn đầy những sáo mòn, đầy khuôn phép. Tiểu thuyết của Hồ Anh Thái làm tôi ngạc nhiên. Tác giả đã tìm ra trong đời sống có những bóng ma, có quỷ dữ. Và những nhân vật ma quỷ khống chế đời sống theo quan niệm cũ, trở thành những nhân vật của tương lai. Quả nhiên chỉ vài năm sau đời sống mất dần sự bình yên. Tâm hồn con người bị nhiễm độc. Ðọc xong tiểu thuyết ấy tôi nghĩ tác giả sẽ là người tỉnh táo để có thể sáng tạo những cuốn sách mang vác các vấn đề quan trọng của văn học. Trước đó Thái đã có nhiều truyện ngắn. Có cái hay, cái trung bình, nhưng vì còn quá ít tuổi, ai có thể dửng dưng lạnh lùng và thờ ơ để làm chủ ngòi bút như người lành nghề bây giờ. Phong cách tiểu thuyết của Thái hầu như mở đầu và chững chạc trong Người và xe chạy dưới ánh trăng từ những năm đầu thập kỷ 1980.
    Thái học đại học. Ði làm cán bộ ngoại giao. Rồi làm lính binh nhì thời "giấc mơ chiến sĩ" đã tan trong tâm trí nhiều người vì sau chiến tranh chống Mỹ đến các thứ chiến tranh biên giới tâm trạng người ta xáo trộn bất ổn nên cả trong cả ngoài quân đội đang xao xác. Thái làm binh nhì. Luyện tập. Quan đánh lính. Lính đánh quan. Ðốn nứa làm doanh trại đến nỗi bị thương thành sẹo. Kể chuyện đơn vị. Lính muốn ăn thịt lợn, mà lợn trong chuồng chưa lớn lắm. Lính nghĩ ra mẹo cho đỗ xanh khô vào tai lợn. Ðỗ xanh ngấm nước nở ra trong tai làm lợn phát điên. Quan cho làm thịt lợn. Mỗi thằng vài miếng mà sung sướng. Thái đã sống những ngày như vậy nên mỗi khi nhìn thấy một người nghiêm chỉnh kiểu quan chức ngoại giao, bạn bè không khỏi ngạc nhiên. Cũng như mọi người, Thái đã trải qua tất cả những tối tăm bức bối của xứ sở, có cả hạnh phúc cả đắng cay nhưng là người kín đáo, ít bộc lộ, mọi người cứ nhầm tưởng ra đời là gặp may.
    Trong Cõi người rung chuông tận thế viết xong từ năm 1996, tác giả đã vững tay tạo nên một cốt truyện hấp dẫn ngay từ dòng đầu... Lại là người từng trải nên chi tiết đắt. Cái khung cảnh để nhân vật sống trong tác phẩm là khung cảnh sang trọng, con cái của những nhà nhiều tiền lắm của sống nhơn nhơn trên đống tiền và chả nghĩ đến ai. Những cái tên như Bóp - Phũ - Cốc... là tên của những đứa trẻ dư thừa tiền bạc nhưng không có gốc rễ của đời sống chủ nghĩa. Tác giả miêu tả họ thông thạo như là người từng sống ở đó để thấy hết sự độc ác của một lớp người mà cái ác chính là sự vô sỉ.
    Hồ Anh Thái ghét cay đắng lối quay phim chụp ảnh trong tác phẩm văn học. Ghét vì sống đã như thế rồi ngày ngày chen chúc ngột ngạt đến khi đọc lại thấy nó lù lù trên trang giấy, xem lại thấy bê nguyên cả quán ăn cả vỉa hè đường phố ngã năm ngã tư lên màn ảnh. Vậy nên đời sống trong tiểu thuyết thực đấy mà không phải là thực. Cõi người rung chuông tận thế có những trang miêu tả nhưng lại là của trí tưởng tượng không phải sự bê nguyên si ở đâu. Với khách sạn, nhà hàng, phòng ngủ, biển, đường... như trong một xứ sở thực đấy mà khó thấy. Ðó cũng là một thành công của Cõi người rung chuông tận thế. Thoạt đọc người ta e ngại. Ðằng sau chữ nghĩa như lạnh lùng như chính xác người ta vẫn sợ có một cái gì. Vì thế tác phẩm làm cuộc hành trình qua các nhà xuất bản suốt sáu năm trời. Khi đọc một cách thấu đáo mới nhận biết ý tưởng sâu sắc của tác phẩm là có thực, sự đa nghĩa là có thực, tri thức của tác giả phong phú nhưng viết kiệm lời là đúng, nhưng vượt lên trên hết vẫn là một tâm hồn trong sáng hướng thiện mong muốn cho cái đẹp chiến thắng. Hầu như ít nhà văn nào thành công nếu mổ xẻ cuộc sống tanh bành ra đấy mà không xót thương và không tìm được cách thu dọn sự bừa bộn.
    Sau khi cho một loạt nhân vật chết một cách thê thảm, tác giả đã hướng người đọc tới lòng tin: không bao giờ sự độc ác có thể tự do tung hoành trong cõi nhân gian...
    *
    Hồ Anh Thái đi bộ đội, làm ngoại giao rồi sang Ấn Ðộ vừa đi học vừa làm ở sứ quán Việt Nam bên Ấn Ðộ. Viết thư về cho bạn bè nói rằng chữ Hinđi loằng ngoằng thế thôi chứ cũng có chữ cái. Em viết tên của chị cho mà xem. Và viết tên người Việt bằng tiếng Hinđi. Thông thạo thứ tiếng này để đi hầu khắp xứ sở Ấn Ðộ vào chùa chiền nghiên văn hóa và tôn giáo. Viết một loạt truyện về Ấn Ðộ như một nhà du lịch thông thái. Ðọc những truyện ngắn của Thái người ta như được đi thăm thú xứ sở bí ẩn này với những quan hệ sâu kín trong xã hội ấn, với những truyền thuyết, những triết lý cuộc sống mà đọc ở những thể văn khác rất khó ghi nhận. Văn học đến với ta giản dị và sâu sắc, dễ gần gũi nếu tác giả có tri thức về vùng đất mà mình sáng tạo.
    Ở Ấn Ðộ sáu năm với mùa hè nóng trên 40 độ C, thức ăn không quen, những công việc ngoại giao lúc nào cũng bắt mình phải trịnh trọng thường trực nụ cười, con người nghệ sĩ như bị gò bó. Nhớ đất nước. Tiếc vì thời gian đi mà mình không làm được gì cho niềm đam mê văn chương. Thái về nước nhận làm một việc có tính công chức của Bộ, từ chối đề bạt, giấu mình đi. Bạn bè không khỏi tiếc. Văn chương thì làm ở đâu chẳng được? Làm lúc nào chả được? Thăng tiến trong nghề chính cũng cần lắm chứ. Hỏi thì lắc đầu có vẻ không tiếc gì. Học hành nghiêm chỉnh thế. Tiếng Anh thông thạo thế. Ði nhiều miền đất thế mà hy sinh cho văn chương ư? Ai cũng muốn Thái phải là một VIP của ngoại giao. Ðến bây giờ vẫn nghĩ thế. Nhưng người trong cuộc đã quyết thì bạn bè biết nói sao?
    Những năm gần đây văn chương như thăng hoa. Sau Cõi người rung chuông tận thế là một loạt những truyện ngắn đặc sắc. Tập truyện Tự sự 265 ngày là một phong cách như trình bày sự hóm hỉnh, có duyên, cười vào thói hư tật xấu thời hiện đại của người Việt, và những trang viết là sự nhào nặn tiếng Việt, trân trọng tiếng Việt. Ðối với tác giả, một dấu phẩy cũng đáng để nhà văn phải trăn trở. Tác giả ghét lối viết ào ào in lấy được. Sách xếp cả chồng mà chẳng ai nhớ nổi. Viết rồi vô trách nhiệm với tác phẩm của mình đến nỗi để ai làm gì nó cũng được. Vì cái sự coi trọng nghề mà nhiều lần suýt mất cả những mỗi quan hệ tốt đẹp. Nhiều lần tức tối: mình đã góp ý rồi. Vì bạn bè nên nhúng tay vào sửa cho nó rồi. Vậy mà nó vứt đâu cái bản đã sửa để in bản cũ. Biết rõ nó không phải coi thường mình. Nó vô trách nhiệm với chính nó thế thì viết văn làm gì!
    Giận thật sự người nào đó nhưng rồi cũng nguôi ngoai vì: có ai như mình đâu. Mình làm quá người ta lại không hiểu cho là mình rách việc!
    Cũng trong cung cách kết bạn. Ðùng đùng yêu mến như sẻ lòng với ai đó. Ðùng đùng bắt bạn bè phải được thấy gã này, phải chuyện trò với gã này - vì nó cực hay. Nhưng rồi lại: thôi, không gặp nữa. Chán lắm!
    Suy cho cùng cái thói yêu chữ nghĩa đấy mà. Thấy gã nào đó viết một cái gì hay quá là quý mến ngay. Nhưng quý rồi, đọc cái thứ hai thấy sự cẩu thả đã chán. Ðọc cái nữa càng chán. Chuyện trò thấy chán ngắt. Thấy nó chả yêu nghề. Chọn nghề mà không hết lòng vì nghề chả đáng cho mình hết lòng với nó. Cho nên loanh quanh lại vẫn chơi với những người bạn không cùng tông màu cho lắm, nhưng trân trọng nghề nghiệp. Và có những người bạn tốt. Lê Dung chẳng hạn. Khi Lê Dung mất đi Thái gọi điện giọng buồn như khóc: Đấy! Vừa cười nói vừa rủ nhau đi chơi đã không còn nữa. Cứ như thế này mình làm sao sống được! Buồn bã rất lâu như là có cái gì rất quan trọng giữa hai người. Nhưng đối với chị Ðoàn Lê, em Thu Huệ, với anh Vũ Bão, cũng như với anh Ma Văn Kháng, anh Xuân Thiều... Thái cũng hết sức trân trọng, chung thủy. Ai bình luận khen chê mặc kệ. Thái quý họ như Thái đã từng biết không hề chao đảo vì ai đó yêu ghét không giống mình. Hiếm khi thấy một nhà văn chung thủy với những gì mình chọn lựa như Thái...
    Văn của Thái không có độ du dương của tiếng Việt. Tác giả không thích không chú trọng điều này. Trừ cuốn Tự sự 265 ngày là những khám phá và lối viết như "chơi" tiếng Việt, còn các tác phẩm khác rất được người đọc tiếng Anh thú vị. Văn học dịch ra ngôn ngữ khác mạnh ở ý tưởng và cách kể chuyện. Cuốn Trong sương hồng hiện ra và các truyện khác được bạn bè ở Mỹ đánh giá cao, được báo chí Mỹ bình luận là một tác phẩm đặc sắc là thành công của Thái. Qua những bản dịch tác giả được người đọc ở Mỹ chú ý. Ðược mời thỉnh giảng ở Ðại học Tổng hợp Washington. Ðược mời đi dự hội thảo văn học ở Úc, ở Thụy Ðiển... Quen biết nhiều. Giao tiếp nhiều. Cuốn Người đàn bà trên đảo in ở Mỹ, ở Pháp, ở Anh, Ấn Ðộ, Thái Lan và sắp tới in ở vài thứ ngữ khác.
    Người như thế nhưng sưu tầm nhiều băng hát chèo, hát ca trù, mê hát xẩm, chịu khó đi xem các vở ca kịch mới dựng, xem phim trong nước. Vẫn là nghệ sĩ sống chết với đất này, với ngôn ngữ của xứ sở này dù ngày nào cũng bực bội. Lúc nào cũng có cớ để kêu: chán thế. Chán muốn chết! Và chân thật nên chỉ có thể ở cạnh người thân mới dễ nói ra mọi chuyện. Làm ngoại giao nhưng trong đời sống ghét thói xã giao giả dối. Vì thế mới ham văn chương. Nhờ văn chương nói hộ mình.
    Cõi người rung chuông tận thế như được kết cấu từ ý tưởng hôm nay. Mạch truyện liền tù tì những cái chết, sự trả thù, nhưng xen vào đó là ngôn ngữ người Việt hôm nay. Không lôi thôi lòng thòng. Chi tiết cô đặc và đắt. Nó ám ảnh ở dòng mở đầu như phũ phàng và tiếng thở dài nhẹ nhàng khi cô gái Mai Trừng được giải khỏi lời nguyền oan nghiệt, trở lại là người bình thường được sống như người chung quanh cô khi kết sách. Vẫn là cách nghĩ của người Việt. Qua lửa qua máu qua nước... là cõi bình yên. Nhân vật của cuốn sách này có hình ảnh đường nét. Người ta tưởng tượng được vóc dáng của ba thằng thanh niên. Cũng tưởng tượng được hình hài đứa con gái tên Mai Trừng. Nhân vật đi lại có động có tĩnh không nhạt nhòa trộn lẫn. Cuốn tiểu thuyết viết như là thiên về kỹ thuật nhưng để nhớ và hình dung ra nhân vật lại phải xuất phát từ trí tưởng tượng và cảm hứng sáng tạo.
    Ðây là người còn đi dài với văn chương.

Chia sẻ trang này