1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các tác phẩm Hồ Anh Thái

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi hoangvan09, 11/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Tin thật lòng- HAT (2)
    Thói tham lam đào mỏ còn bị bóc trần khi Kiều lấy Từ Hải. Viên tướng vai năm tấc rộng thân mười thước cao do phó tổng giám đốc Tây đóng. Kiều lấy chồng Tây. Thế mới lý giải nổi thói đào mỏ như đào hầm từ lúc tóc còn xanh. Ông Tây Từ Hải lúc ấy phải rống lên hát. Tất nhiên là hát pờlâybéc đớp tiếng từ băng cát xét mặt trời dịu êm. Làm người tình mà không lúng liếng, thà làm bà vợ còn hơn. Làm bà vợ mà không chu đáo, thà làm nàng hầu còn hơn. Hỡi em, em bây giờ là của nợ của anh đó. Hỡi em, hỡi em, em hiện hình một mụ nhà quê - tham tàn. Kết thúc màn ly hôn đẩy ông Tây Từ Hải ra chiến trường, Thúy Kiều được mười vạn đô và một xe hơi.
    Kết cục của kẻ đào mỏ ở sông Tiền Đường. Mấy dải lụa xanh nổi sóng. Những con ma cà rồng nanh dài nhỏ máu loe loét xuống ngực đứng làm dàn đồng ca bên tả. Thổ dân Amadôn bôi nhọ nồi đầy người làm dàn đồng ca bên hữu. Theo kiểu dàn đồng ca bi kịch Hy Lạp. Thúy Kiều áo choàng hoen ố bước ra cầu xin trời đất. Dàn đồng ca rên rỉ. Em ơi nghe chăng nhạc réo rắt, trong muôn xe tang, trong muôn cánh hoa, trong muôn điếu văn ngọt ngào lời yêu thương. Sau mỗi điếu văn là một người chết trương.
    Hú hét. Gào thét. Ghế bật thình thình. Kích động cực độ. Bravô. Hoan hô. Hoan hô viện hàn lâm nghệ thuật NOCO. Đám văn nghệ sĩ chuyên nghiệp ngồi tại chỗ giơ cao bảng điểm. Chín phẩy năm. Tất nhiên nghệ thuật không bao giờ có điểm mười toàn bích. Chín phẩy năm. Nắm phải chin. Sao giám khảo nào cũng thích chín phẩy năm nhỉ? Phóng viên báo tổng công ty phỏng vấn tại chỗ mấy nghệ sĩ nhà văn có mặt. Nhóm nghệ sĩ hài chuyên nghiệp lu mờ thảm hại. Cả ba nghệ sĩ tranh nhau phát biểu. Tự biên tự diễn mà như các bạn chúng tôi mất nghiệp. Tự biên tự diễn mà như các bạn, cánh chuyên nghiệp chúng tôi phải gọi bằng cụ. Đây là đáy lòng chúng tôi nói. Đây là con tim chúng tôi nói. Các bạn đã làm cho cả nền nghệ thuật chuyên nghiệp của chúng ta phải hổ thẹn, phải khóc thét lên vì thua kém.Tổng giám đốc vua vỗ đùi bành bạch tự thưởng. Thấy chưa, chuyên nghiệp chúng nó không khen ai bao giờ mà bây giờ phải cay đắng thừa nhận. Hãnh diện. Hãnh tiến. Kiêu kỳ. Làm chủ cả trang oép trên intơnẹt còn được thì cái gì cũng là chuyện vặt, cái gì cũng nhỏ như con thỏ trên đồng cỏ. Cái gì cũng phải lôi ra mà đùa mà nhờn cho nó hết cả nghiêm nghị đạo mạo đi. Trợ lý té nước theo mưa, thế hệ trẻ công ty bây giờ nhiều đứa thiên tài đích thực anh ạ. Tính tếu táo bày trò mô phỏng xuyên tạc bài hát được định nghĩa là thiên tài. Phó tổng giám đốc Tây phấn son còn choen choét bị lây cái kích động nói giọng an nam, chuyên nghiệp Bờrốtuây ở Mỹ cũng chỉ thế này mà thôi.
    ***
    Vở diễn kết thúc năm giờ chiều. Hai xe buýt Hàn Quốc bốc toàn bộ tám chục viện sĩ hàn lâm văn học NOCO đi về một bãi biển phía nam. Sau văn nghệ là trại sáng tác của cánh văn học. Khéo chọn ngày. Rằm tháng bảy. Trăng rải ánh lân tinh lên mặt sóng. Cả thị trấn bãi biển vừa nô nức bán hàng vừa cúng rằm xá tội vong nhân. Xá tội cho tất cả những gì chúng con làm. Chị em karaoke túa ra túm tụm trước những cửa tiệm, ao ước nhìn hai cái xe đổ xuống bao nhiêu là khách,hàng nhìn khách, khách nhìn hàng. Đúng như trong cái hoạt cảnh ở công ty ban chiều. Đám **** hướng vào các văn sĩ thi sĩ công ty mà hát đồng ca. Đàn ông nó tiến thì mình giật lùi, đàn ông nó lùi thì mình giật tiền. Bốn chàng đô con nhất đoàn té ra là thi sĩ cả bốn. Bốn thi sĩ to vần vật nghe đám **** hát thì ré lên cười sướng. Đốt một đống lửa ngoài bãi biển. Mang theo mấy chai rượu và mực nướng. Rủ nhau từng tốp văn sĩ quây quần. Đám **** không lại gần, chỉ dám đứng xa mà trông ngóng.
    Gã là nhà văn chuyên nghiệp được tổng công ty mời góp ý cho cánh nhà văn của họ. Buổi sáng, xe đến đón gã. Bước ra một nàng đẹp như tiên, bé tí xíu như con sên sển sền sên mày lên công chúa mày múa tao xem. Nàng phủ đầu ngay, anh sẽ thấy trại sáng tác văn học chúng em đúng là một trại cá sấu của anh. Nhưng được cái văn chương làm cho cá sấu chúng em có vẻ đẹp tâm hồn. Quả thật. Học thức gã đã chứng kiến trong lễ phong trạng. Tài năng gã đã thấy trong vở ca kịch. Tâm hồn thì bây giờ đang dần dần phát lộ e ấp.
    Bốn chàng thi sĩ, hình hài đô con mà thơ rất ướt. Hơi một tí thì khóc trong thơ. Hơi một tí thì cho tôi hôn cái này, cho tôi yêu cái nọ, cho tôi cầm cái ấy, cho tôi nắm cái kia. Của em. Trên thân thể em. Nhưng mà toàn là những cảm xúc thanh cao trong trẻo nguyên vẹn. Nhìn thanh niên trẻ trung đẹp giai khỏe khoắn tự giới thiệu là nhà thơ, không bao giờ gã xua được cảm giác ái ngại. Hình hài ấy phong độ ấy mà thơ ca thì phí một đời trai. Gã chưa kịp nói cảm tưởng của mình thì cánh văn xuôi công ty đã xúm vào bình đểu. Các ông quên tổng công ty mình tên là NOCO, Nô là anh Nô, Cô đây là Thị Mầu, đúng phong cách thơ Nô Cô phải là thơ nô thơ đú. Bao giờ chả vậy. Thơ âm tính. Văn xuôi dương tính. Nhỏ nhen lặt vặt tầm thường ghen ghét đố kỵ. Văn xuôi bao giờ chả chê thơ. Làm nghề bình thường không nổi phải đi làm thơ. Làm thơ thất bại đổi sang làm văn. Làm văn thất bại đổi sang làm phê bình. Làm phê bình thất bại đi giảng văn. Cứ thế vòng tuần hoàn bất tận trở về điểm làm người bình thường. Một chu trình lành làm gáo vỡ làm muôi, cái gì cũng dùng được. Ghen ghét đố kỵ xúc xiểm là phải. Bốn thi sĩ đô vật đọc xong thơ, thoả mãn dục vọng xuất bản miệng, bỏ đi dọc bờ biển rồi mất hút. Xong phần thanh cao họ rủ nhau đi đọc thơ cho tôi hôn cho tôi xin với đàn em gái đang mong chờ trong các tiệm karaoke. Chỉ còn lại cánh văn xuôi với các nữ thi sĩ. Gã thoáng nghĩ đến câu cô Tiên Sên ban sáng về trại cá sấu. Trăng làm dịu đi những nét trên mặt các nữ sĩ, nhưng không phải là cô Tiên Sên không có lý. Đàn bà con gái không đan len không thêu ren không chuyên cần nữ công gia chánh mà đắm đuối viết văn hoạt động xã hội, dám bảo khoản chồng có đủ bốn C: chậm, chê, chết, chạy. Đến giờ gã mới nhận ra cô Trạng Thị. Thì ra cô không chỉ có học vấn mà còn là nhà văn xuôi. Lễ phong trạng cô lùng thùng áo mũ giả trai. Bây giờ cô là trai thật. Bụng dán vào lưng. Một thứ văn xuôi lép kẹp cá mắm. Cô kể gã nghe tóm tắt nội dung cái truyện ngắn ngày mai cô sẽ đọc trước trại. Cái đoạn nàng chết trên bãi biển đêm trăng cô nên chọn giọng đọc nào. Thật khô khốc lạnh lẽo. Thật ai oán bi thương. Hay ngân nga như tiếng chuông nhà thờ? Gã tránh trả lời thẳng bằng câu các cụ nhà ta bảo hồng nhan bạc mệnh. Tài hoa cũng bạc mệnh. Cô co rúm cái cơ thể trước sau như một thật thà bảo cô rất sợ bạc mệnh trước khi kịp cống hiến thật nhiều cho nhân loại.
    Hóa ra cô cũng nhẹ dạ, thực bụng tin là mình hồng nhan, thực bụng tin là mình tài hoa. Nhẹ dạ như cả tổng công ty thực bụng tin vào câu của mấy nghệ sĩ hài ban chiều. Đúng lúc chuông nhà thờ vang động trong thị trấn. Lúc nãy xe họ đã đi vòng quanh thị trấn đếm được gần chục cái nhà thờ. Có cả nhà thờ bình dân mái tôn, tất nhiên nhà thờ mái tôn không có tranh tường và tranh vòm mái. Quãng đường men xứ đạo thỉnh thoảng lại gặp một dòng chữ lớn trên tường. Danh ngôn: Ai tin ta sẽ sống đời đời.
    Hãy thương họ, họ đâu có biết việc họ làm.
    Trạng Thị vẫn co rúm người thực lòng tin rằng mình bạc mệnh. Bây giờ cả chuông lớn chuông bé, nhà thờ mái vòm nhà thờ mái tôn cũng đều đồng loạt vang động.
    Được Hoangvan09 sửa chữa / chuyển vào 19:57 ngày 15/04/2004
  2. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Đi Khỏi Thung Lũng Mới Đến Nhà- Hồ Anh Thái
    Khi nhũ mẫu đưa cho bà quản trị trưởng chiếc quần lót của nữ thần đồng trinh thì cả hai bà đều hiểu rằng, một cái gì rất trọng đại đang đến với cung điện này. Vài giờ sau tin tức đã sang đến hoàng cung. Tới khoảng năm giờ chiều, tờ Thời báo buổi chiều đã đập vào mắt người đọc một tiêu đề lớn: Nữ thần Đồng Trinh có kinh nguyệt - Sự chấm dứt một giai thoại thần quyền.
    Dân chúng thủ đô xôn xao trước cái tin họ chờ đợi từ lâu. Nữ thần Đồng Trinh đã mười bốn tuổi còn gì. Tuổi ấy mới dậy thì là chậm. Con gái xứ này mười một tuổi đã có thể sinh con đầu lòng. Biết vậy, người ta đã đi tuyển mộ rất công phu mới được một nữ thần thay thế. Nữ thần này có ba tuổi. Chờ đợi mất hơn hai năm, bây giờ mới tới lúc được phong thần.
    Cựu nữ thần bị coi là uế tạp, đã mất thiêng lập tức bị đưa ra khỏi cung điện. Từ nay người ta gọi cô ta bằng tên tục là Sabana. Những ngày vừa qua ở Sabana có những biểu hiện không bình thường. Trong lễ rước đón mùa mưa, xa giá của nhà vua và cả hoàng tộc, xa giá của Nữ Thần Đồng Trinh diễu qua tất cả các đường phố của thủ đô để cho dân chúng chiêm ngưỡng và chào mừng. Thế mà bất chợt Nữ Thần Đồng Trinh bật khóc thút thít. Đấy là một điềm gở. Rồi Nữ Thần nằng nặc đòi một lon coca-cola bày bán trong cửa hiệu bên đường. Thêm một điềm gở nữa. Vua và cả hoàng tộc vẫn thường xuyên xài hàng viện trợ. Nhưng Nữ Thần Đồng Trinh mà dùng hàng ngoại thì đó là một sự báng bổ. Làm sao khác được, Nữ Thần đã bị dẫn dệu nửa ngày trời qua các đường phố hầm hập vì nắng nóng, nồng nặc hơi người và inh tai nhức óc vì tiếng reo hò. Nữ Thần ngây ngấy sốt. Nữ Thần lả đi. Chỉ đến lúc được nhũ mẫu đổ cho chút nước chết tiệt có hơi ga, Nữ Thần mới lờ đờ ngồi thẳng dậy trên xa giá.
    Suốt một tuần Nữ Thần hâm hấp sốt. Lả lướt như một cây sậy. Cả cung điện tấp nập chuẩn bị lễ phong trao cho Nữ Thần mới. Nữ Thần Đồng Trinh là siêu phàm. Người chỉ được là Nữ Thần chừng nào người không bị chảy máu. Trước Sabana, một Nữ Thần Đồng Trinh đã bị phế truất ở tuổi lên sáu vì lúc chạy chơi trong cung, tay vướng vào một chiếc đinh toạc máu. Nữ Thần tiền nhiệm khác thì bị rụng một chiếc răng ở tuổi lên tám. Cũng bị chảy máu.
    Sabana làm thần được lâu hơn cả. Tận cho đến tuổi dậy thì.
    Mà bắt đầu tương đối sớm. Lúc bốn tuổi. Người ta phát hiện ra con bé xinh xắn không một khuyết tật, không một vết thẹo, không một lần biết khóc, ở tận đầu bên kia của thung lũng. Cả thủ đô nằm gọn trong một thung lũng. Một bức thành núi non vây tròn xung quanh. Có đến hơn chín mươi phần trăm dân số suốt đời quẩn quanh trong thung lũng, sinh con đẻ cái trong thung lũng, rồi cũng chết luôn trong cái thung lũng như một cái chảo rang. Chưa một lần họ vượt núi để ra khỏi thung lũng, ra với thế giới bên ngoài. Thì thần thánh cũng tự tìm lấy trong thung lũng mà phong lên. Tìm mãi mới được hai chục đứa bé. Vòng loại đầu tiên. Lũ trẻ từ ba đến bảy tuổi này bị bỏ vào một căn phòng lúc nửa đêm. Cả phòng chỉ leo lét một ngọn nến. Ẩm thấp. Ngột ngạt. Từng đứa một phòng. Nó vừa đi được một bước thì đá phải một vật lông lá kềnh càng. Hóa ra một cái đầu trâu mới chặt, máu me còn be bét, cặp mắt thô lố trợn tròn. Khắp phòng là những cái đầu trâu, đầu dê, đầu cừu. Trong những vũng máu nhớp nháp trơn chuộc.
    Có con bé ngất xỉu.
    Có con bé gào khóc, chạy lung tung, vấp ngã, tay cào cấu dứt tóc lăn lộn như hóa dại.
    Đa số chỉ đơn giản là rú lên, gọi mẹ.
    Chỉ như vậy là bị loại. Cuối cùng còn lại bốn con bé gan dạ và lì lợm nhất. Sabana thậm chí còn cưỡi lên một cái đầu trâu, nhún nhún như chơi ngựa gỗ.
    Sang vòng thứ hai. Lại từng đứa được đẩy vào một căn phòng. Vào đi, và hãy chọn lấy một bộ váy áo đẹp nhất. Căn phòng này sặc mùi bụi lưu cữu. Tranh tối tranh sáng.
    Ba con bé, hí hửng ôm ra ba bộ sari mới tinh.
    Đến lượt Sabana. Con bé khệ nệ bên ra một chiếc áo choàng phủ đầy bụi đã bạc nhiều. Nó thích những đường thêu đã sờn ở đó. Chiếc áo chính là của nữ thần Daneju, kiếp trước của các Nữ Thần Đồng Trinh. Người ta mới làm lễ mượn áo của thần, đưa từ đền thờ Daneju về, bỏ lẫn vào hàng chục bộ váy áo trong phòng.
    Bà quản trị trưởng, bà nhũ mẫu và toàn bộ ban quản lý cung điện cùng đám kẻ ăn người làm đồng loạt sụp xuống. Cả một trận mưa hoa dội xuống đầu Sabana. Đã tìm được Nữ Thần Đồng Trinh.
    Sabana trị vì trong cung Thần Nữ được những mười năm.
    Nữ Thần bị truất phế không còn cha mẹ. Chỉ có một người anh ở quê, chả bao giờ ngó ngàng tới em gái. Chỉ liên tục viết thư lên cho bà quản trị trưởng, đòi chu cấp cho gia đình còn bốn đứa em dại. Bà nhũ mẫu không thể đưa Sabana về quê. Bà là nhũ mẫu chuyên nghiệp. Một đời bà đã nuôi chín, mười đời Thần Nữ. Bà lại đang bận túi bụi với Nữ Thần Đồng Trinh mới.
    Một bà cung nữ được lệnh tra ? Sabana về quê. Bà ta dắt tay Sabana ra bến xe. Y áo tư trang và những tặng vật quý đã được gửi về quê từ trước theo một chuyến xe tốc hành. Hành lý mang theo chỉ là một chiếc túi nhỏ. Bà cung nữ bảo Sabana đứng cạnh một xe khách, trông coi chiếc túi cho cẩn thận. Phần bà ta thì ngác ngơ đi tìm phòng bán vé.
    - Lên đi, xe chạy mất bây giờ.
    Một người trên xe quát xuống. Chiếc xe ngay cạnh bắt đầu chuyển bánh.
    Mấy cánh tay chìa ra từ chỗ cửa lên xe. Thế là Sabana cuống quít chìa tay để cho họ kéo lên.
    Chiếc xe đủ khách lao nhanh ra khỏi bến.
    Sau mười năm Sabana mới lại đi xe khách. Thần Nữ đi đâu cũng bằng kiệu, bằng cáng, hoặc bằng xe ngựa. Chỉ khi bị truất phế mới phải trở về phương tiện động cơ của thời đại máy móc. Sabana ngồi cạnh một người đàn bà đồ sộ. Khuôn mặt phèn phẹt, chi chít những nốt ruồi to tướng như hạt đỗ đen. Đấy là một kiểu tú bà hiện đại. Nhìn thoáng Sabana, mụ ta biết đây là một con mồi dễ bẫy.
    - Cháu về đâu ?
    Mụ uốn éo cái giọng, chúm chím cái miệng mà hỏi.
    - Làng Choti hả ? Cô cũng về đấy. Cứ đi với cô.
    Mụ bảo.
    Xe này đâu có về làng Choti. Xe sẽ cắt ngang thung lũng, đi về phía Ấn Độ. Mụ tú bà vừa kéo được một mẻ lưới nặng. Ở làng ven đô, mụ đã ngon ngọt làm cho dân làng tin rằng mụ là người của một nhà máy dệt bên Ấn Độ sang đây tuyển công nhân. Người ta mừng quýnh, gửi gắm vào tay mụ ba cô gái. Lại còn nhờ mụ lần sau tìm giúp việc cho mấy cô nữa. Ba cô đi tìm vùng đất hứa đang ngồi trước mụ một hàng ghế. Tất nhiên mụ sẽ bán cả ba cô cho nhà chứa ở Ấn Độ. Mỗi cô năm ngàn rupi. Cả Sabana, mụ được thêm năm ngàn rupi nữa. Vậy nên mụ chẳng tiếc gì mà không dám chi tám chục rupi tiền vé cho Sabana, khi người soát vé đến hỏi.
    Xe đi được nửa ngày thì tới một trạm kiểm soát. Kiểm soát trước khi ra khỏi thung lũng để vượt đèo sang Ấn Độ. Mụ tú gom cả bốn cô hai chục ngàn rupi thành một mớ, bắt đi sau mụ. Mụ cười cợt lúng liếng với mấy viên cảnh sát. Năm "dì cháu" vừa mới bước qua trạm kiểm soát, định leo lên xe, thì một thanh niên cao lớn nhảy phốc tới.
    - Này bà kia.
    Chàng trai giật mạnh tay mụ làm mụ suýt ngã ngửa.
    Định thần, mụ nhận ra chàng trai. Mụ giằng ra định chạy lên xe. Chạy sao được với một chàng trai như thế. Mụ định hô hoán vu vạ. Chàng trai ấp cả bàn tay to tướng lấp mồm mụ. Mụ vùng vẫy. Chàng trai xốc con mụ đồ sộ lên vai, phăm phăm bước lại trụ sở kiểm soát. Anh ném mụ đánh rầm xuống chiếc ghế băng trong trạm và tường trình sự việc.
    Thì ra mới tháng trước con mụ tú bà này mò đến làng anh. Anh là Govinda. Làng anh ở bên kia thung lũng. Mụ định dắt mấy cô gái làng đi xin việc ở Ấn Độ. Nhưng mụ bị phát giác ngay lập tức. Dân làng đã trói mụ lại, định ném đá cho chết. Tội ấy ở làng anh có thể xơi một nhát kiếm bay đầu. Govinda đã xin tha cho mụ đi. Thế mà mụ vẫn chứng nào tật ấy.
    Mụ tú bà tru tréo lên. Govinda lại dùng tay lấp mồm mụ lại. Lại xốc mụ lên vai trong chớp mắt. Trước cửa trạm có một vũng lầy. Anh lẳng ngay cái đống thịt trên vai xuống đó. Mụ tú bà ngoi ngóp trong vũng bùn nhầy nhụa khai khắm. Bốn xung quanh tóa ra một trận cười.
    Ba cô gái kia biết đường về làng. Người ta chỉ cho các cô ra bến xe để về.
    - Em không về với họ sao ?
    Govinda hỏi, khi thấy Sabana vẫn đứng lại, ngơ ngác nhìn quanh.
    - Em về làng Choti.
    - Ồ ,thế thì em phải đi ngược hẳn lại. Phải quay trở về thủ đô, rồi mới có xe đi về làng em.
    Govinda hóa ra cũng đi về thủ đô. Từ đó, Govinda sẽ đưa cô lên xe đàng hoàng để về quê. Sau đấy thì anh mới đi đường anh.
    Càng gần tới thủ đô, đường càng chen chúc xe tải. Xe tải túa ra ở đâu mà nhiều thế. Xe toàn chở người. Các loại cờ, các loại khẩu hiệu, biểu ngữ sặc sỡ rợp trời. Người trên xe thì gào thét khua khoắng như được chở đi xem hội.
    - Có biểu tình lớn rồi - Govinda lẩm bẩm - Anh thì chẳng ngại, chứ em thì khéo chết chẹt ở đây mất.
    Đến trung tâm thành phố, xe không sao nhích lên được nữa. Hành khách bỏ xe, cố lách cho nhanh ra khỏi biển người, tránh tai bay vạ gió. Govinda dắt Sabana chen qua quảng trường. Ra được khỏi quảng trường rồi tính sau.
    Được Hoangvan09 sửa chữa / chuyển vào 20:00 ngày 15/04/2004
  3. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Đi Khỏi Thung Lũng Mới Đến Nhà- Hồ Anh Thái
    Khi nhũ mẫu đưa cho bà quản trị trưởng chiếc quần lót của nữ thần đồng trinh thì cả hai bà đều hiểu rằng, một cái gì rất trọng đại đang đến với cung điện này. Vài giờ sau tin tức đã sang đến hoàng cung. Tới khoảng năm giờ chiều, tờ Thời báo buổi chiều đã đập vào mắt người đọc một tiêu đề lớn: Nữ thần Đồng Trinh có kinh nguyệt - Sự chấm dứt một giai thoại thần quyền.
    Dân chúng thủ đô xôn xao trước cái tin họ chờ đợi từ lâu. Nữ thần Đồng Trinh đã mười bốn tuổi còn gì. Tuổi ấy mới dậy thì là chậm. Con gái xứ này mười một tuổi đã có thể sinh con đầu lòng. Biết vậy, người ta đã đi tuyển mộ rất công phu mới được một nữ thần thay thế. Nữ thần này có ba tuổi. Chờ đợi mất hơn hai năm, bây giờ mới tới lúc được phong thần.
    Cựu nữ thần bị coi là uế tạp, đã mất thiêng lập tức bị đưa ra khỏi cung điện. Từ nay người ta gọi cô ta bằng tên tục là Sabana. Những ngày vừa qua ở Sabana có những biểu hiện không bình thường. Trong lễ rước đón mùa mưa, xa giá của nhà vua và cả hoàng tộc, xa giá của Nữ Thần Đồng Trinh diễu qua tất cả các đường phố của thủ đô để cho dân chúng chiêm ngưỡng và chào mừng. Thế mà bất chợt Nữ Thần Đồng Trinh bật khóc thút thít. Đấy là một điềm gở. Rồi Nữ Thần nằng nặc đòi một lon coca-cola bày bán trong cửa hiệu bên đường. Thêm một điềm gở nữa. Vua và cả hoàng tộc vẫn thường xuyên xài hàng viện trợ. Nhưng Nữ Thần Đồng Trinh mà dùng hàng ngoại thì đó là một sự báng bổ. Làm sao khác được, Nữ Thần đã bị dẫn dệu nửa ngày trời qua các đường phố hầm hập vì nắng nóng, nồng nặc hơi người và inh tai nhức óc vì tiếng reo hò. Nữ Thần ngây ngấy sốt. Nữ Thần lả đi. Chỉ đến lúc được nhũ mẫu đổ cho chút nước chết tiệt có hơi ga, Nữ Thần mới lờ đờ ngồi thẳng dậy trên xa giá.
    Suốt một tuần Nữ Thần hâm hấp sốt. Lả lướt như một cây sậy. Cả cung điện tấp nập chuẩn bị lễ phong trao cho Nữ Thần mới. Nữ Thần Đồng Trinh là siêu phàm. Người chỉ được là Nữ Thần chừng nào người không bị chảy máu. Trước Sabana, một Nữ Thần Đồng Trinh đã bị phế truất ở tuổi lên sáu vì lúc chạy chơi trong cung, tay vướng vào một chiếc đinh toạc máu. Nữ Thần tiền nhiệm khác thì bị rụng một chiếc răng ở tuổi lên tám. Cũng bị chảy máu.
    Sabana làm thần được lâu hơn cả. Tận cho đến tuổi dậy thì.
    Mà bắt đầu tương đối sớm. Lúc bốn tuổi. Người ta phát hiện ra con bé xinh xắn không một khuyết tật, không một vết thẹo, không một lần biết khóc, ở tận đầu bên kia của thung lũng. Cả thủ đô nằm gọn trong một thung lũng. Một bức thành núi non vây tròn xung quanh. Có đến hơn chín mươi phần trăm dân số suốt đời quẩn quanh trong thung lũng, sinh con đẻ cái trong thung lũng, rồi cũng chết luôn trong cái thung lũng như một cái chảo rang. Chưa một lần họ vượt núi để ra khỏi thung lũng, ra với thế giới bên ngoài. Thì thần thánh cũng tự tìm lấy trong thung lũng mà phong lên. Tìm mãi mới được hai chục đứa bé. Vòng loại đầu tiên. Lũ trẻ từ ba đến bảy tuổi này bị bỏ vào một căn phòng lúc nửa đêm. Cả phòng chỉ leo lét một ngọn nến. Ẩm thấp. Ngột ngạt. Từng đứa một phòng. Nó vừa đi được một bước thì đá phải một vật lông lá kềnh càng. Hóa ra một cái đầu trâu mới chặt, máu me còn be bét, cặp mắt thô lố trợn tròn. Khắp phòng là những cái đầu trâu, đầu dê, đầu cừu. Trong những vũng máu nhớp nháp trơn chuộc.
    Có con bé ngất xỉu.
    Có con bé gào khóc, chạy lung tung, vấp ngã, tay cào cấu dứt tóc lăn lộn như hóa dại.
    Đa số chỉ đơn giản là rú lên, gọi mẹ.
    Chỉ như vậy là bị loại. Cuối cùng còn lại bốn con bé gan dạ và lì lợm nhất. Sabana thậm chí còn cưỡi lên một cái đầu trâu, nhún nhún như chơi ngựa gỗ.
    Sang vòng thứ hai. Lại từng đứa được đẩy vào một căn phòng. Vào đi, và hãy chọn lấy một bộ váy áo đẹp nhất. Căn phòng này sặc mùi bụi lưu cữu. Tranh tối tranh sáng.
    Ba con bé, hí hửng ôm ra ba bộ sari mới tinh.
    Đến lượt Sabana. Con bé khệ nệ bên ra một chiếc áo choàng phủ đầy bụi đã bạc nhiều. Nó thích những đường thêu đã sờn ở đó. Chiếc áo chính là của nữ thần Daneju, kiếp trước của các Nữ Thần Đồng Trinh. Người ta mới làm lễ mượn áo của thần, đưa từ đền thờ Daneju về, bỏ lẫn vào hàng chục bộ váy áo trong phòng.
    Bà quản trị trưởng, bà nhũ mẫu và toàn bộ ban quản lý cung điện cùng đám kẻ ăn người làm đồng loạt sụp xuống. Cả một trận mưa hoa dội xuống đầu Sabana. Đã tìm được Nữ Thần Đồng Trinh.
    Sabana trị vì trong cung Thần Nữ được những mười năm.
    Nữ Thần bị truất phế không còn cha mẹ. Chỉ có một người anh ở quê, chả bao giờ ngó ngàng tới em gái. Chỉ liên tục viết thư lên cho bà quản trị trưởng, đòi chu cấp cho gia đình còn bốn đứa em dại. Bà nhũ mẫu không thể đưa Sabana về quê. Bà là nhũ mẫu chuyên nghiệp. Một đời bà đã nuôi chín, mười đời Thần Nữ. Bà lại đang bận túi bụi với Nữ Thần Đồng Trinh mới.
    Một bà cung nữ được lệnh tra ? Sabana về quê. Bà ta dắt tay Sabana ra bến xe. Y áo tư trang và những tặng vật quý đã được gửi về quê từ trước theo một chuyến xe tốc hành. Hành lý mang theo chỉ là một chiếc túi nhỏ. Bà cung nữ bảo Sabana đứng cạnh một xe khách, trông coi chiếc túi cho cẩn thận. Phần bà ta thì ngác ngơ đi tìm phòng bán vé.
    - Lên đi, xe chạy mất bây giờ.
    Một người trên xe quát xuống. Chiếc xe ngay cạnh bắt đầu chuyển bánh.
    Mấy cánh tay chìa ra từ chỗ cửa lên xe. Thế là Sabana cuống quít chìa tay để cho họ kéo lên.
    Chiếc xe đủ khách lao nhanh ra khỏi bến.
    Sau mười năm Sabana mới lại đi xe khách. Thần Nữ đi đâu cũng bằng kiệu, bằng cáng, hoặc bằng xe ngựa. Chỉ khi bị truất phế mới phải trở về phương tiện động cơ của thời đại máy móc. Sabana ngồi cạnh một người đàn bà đồ sộ. Khuôn mặt phèn phẹt, chi chít những nốt ruồi to tướng như hạt đỗ đen. Đấy là một kiểu tú bà hiện đại. Nhìn thoáng Sabana, mụ ta biết đây là một con mồi dễ bẫy.
    - Cháu về đâu ?
    Mụ uốn éo cái giọng, chúm chím cái miệng mà hỏi.
    - Làng Choti hả ? Cô cũng về đấy. Cứ đi với cô.
    Mụ bảo.
    Xe này đâu có về làng Choti. Xe sẽ cắt ngang thung lũng, đi về phía Ấn Độ. Mụ tú bà vừa kéo được một mẻ lưới nặng. Ở làng ven đô, mụ đã ngon ngọt làm cho dân làng tin rằng mụ là người của một nhà máy dệt bên Ấn Độ sang đây tuyển công nhân. Người ta mừng quýnh, gửi gắm vào tay mụ ba cô gái. Lại còn nhờ mụ lần sau tìm giúp việc cho mấy cô nữa. Ba cô đi tìm vùng đất hứa đang ngồi trước mụ một hàng ghế. Tất nhiên mụ sẽ bán cả ba cô cho nhà chứa ở Ấn Độ. Mỗi cô năm ngàn rupi. Cả Sabana, mụ được thêm năm ngàn rupi nữa. Vậy nên mụ chẳng tiếc gì mà không dám chi tám chục rupi tiền vé cho Sabana, khi người soát vé đến hỏi.
    Xe đi được nửa ngày thì tới một trạm kiểm soát. Kiểm soát trước khi ra khỏi thung lũng để vượt đèo sang Ấn Độ. Mụ tú gom cả bốn cô hai chục ngàn rupi thành một mớ, bắt đi sau mụ. Mụ cười cợt lúng liếng với mấy viên cảnh sát. Năm "dì cháu" vừa mới bước qua trạm kiểm soát, định leo lên xe, thì một thanh niên cao lớn nhảy phốc tới.
    - Này bà kia.
    Chàng trai giật mạnh tay mụ làm mụ suýt ngã ngửa.
    Định thần, mụ nhận ra chàng trai. Mụ giằng ra định chạy lên xe. Chạy sao được với một chàng trai như thế. Mụ định hô hoán vu vạ. Chàng trai ấp cả bàn tay to tướng lấp mồm mụ. Mụ vùng vẫy. Chàng trai xốc con mụ đồ sộ lên vai, phăm phăm bước lại trụ sở kiểm soát. Anh ném mụ đánh rầm xuống chiếc ghế băng trong trạm và tường trình sự việc.
    Thì ra mới tháng trước con mụ tú bà này mò đến làng anh. Anh là Govinda. Làng anh ở bên kia thung lũng. Mụ định dắt mấy cô gái làng đi xin việc ở Ấn Độ. Nhưng mụ bị phát giác ngay lập tức. Dân làng đã trói mụ lại, định ném đá cho chết. Tội ấy ở làng anh có thể xơi một nhát kiếm bay đầu. Govinda đã xin tha cho mụ đi. Thế mà mụ vẫn chứng nào tật ấy.
    Mụ tú bà tru tréo lên. Govinda lại dùng tay lấp mồm mụ lại. Lại xốc mụ lên vai trong chớp mắt. Trước cửa trạm có một vũng lầy. Anh lẳng ngay cái đống thịt trên vai xuống đó. Mụ tú bà ngoi ngóp trong vũng bùn nhầy nhụa khai khắm. Bốn xung quanh tóa ra một trận cười.
    Ba cô gái kia biết đường về làng. Người ta chỉ cho các cô ra bến xe để về.
    - Em không về với họ sao ?
    Govinda hỏi, khi thấy Sabana vẫn đứng lại, ngơ ngác nhìn quanh.
    - Em về làng Choti.
    - Ồ ,thế thì em phải đi ngược hẳn lại. Phải quay trở về thủ đô, rồi mới có xe đi về làng em.
    Govinda hóa ra cũng đi về thủ đô. Từ đó, Govinda sẽ đưa cô lên xe đàng hoàng để về quê. Sau đấy thì anh mới đi đường anh.
    Càng gần tới thủ đô, đường càng chen chúc xe tải. Xe tải túa ra ở đâu mà nhiều thế. Xe toàn chở người. Các loại cờ, các loại khẩu hiệu, biểu ngữ sặc sỡ rợp trời. Người trên xe thì gào thét khua khoắng như được chở đi xem hội.
    - Có biểu tình lớn rồi - Govinda lẩm bẩm - Anh thì chẳng ngại, chứ em thì khéo chết chẹt ở đây mất.
    Đến trung tâm thành phố, xe không sao nhích lên được nữa. Hành khách bỏ xe, cố lách cho nhanh ra khỏi biển người, tránh tai bay vạ gió. Govinda dắt Sabana chen qua quảng trường. Ra được khỏi quảng trường rồi tính sau.
    Được Hoangvan09 sửa chữa / chuyển vào 20:00 ngày 15/04/2004
  4. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Đi Khỏi Thung Lũng Mới Đến Nhà- Hồ Anh Thái (2)
    Thình lình thấy loạt đạn chỉ thiên nổ đùng đùng trên đầu.
    Biển người phình ra, òa ra, vỡ tung ra ở một góc quảng trường. Những lá cờ, những khẩu hiệu, những biểu ngữ giật mình rơi đâu cả. Người ta xô nhau chạy. Đạp lên những biểu ngữ khẩu hiệu mà chạy. Đạp lên những người ngã mà chạy. Chạy ồ ạt về cái góc quảng trường chưa bị chắn bởi hàng rào cảnh sát.
    Sabana bị giật tung khỏi tay Govinda. Bị cuốn theo dòng người tháo chạy. Chiếc túi xách rơi mất từ lúc nào. Sau vài cái chớp mắt thì biển người cũng biến mất. Chỉ còn có cô và thưa thớt vài chục người chạy xung quanh. Toán người đang lao đầu về phía một đơn vị cảnh sát dàn hàng ngang. Trong tay họ là dùi cui, là lá chắn, là gậy mây. Và cả súng.
    Toán người sững lại. Rồi nhận ra là đã cùng đường, cả toán người lại lăn xả vào đám cảnh sát. Thật là như trứng chọi đá.
    Sabana bị quất một dùi cui vào vai.
    Tỉnh ra, cô thấy mình bị lôi sê sết trên mặt đường. Bị nhấc bổng. Bị ném vào một thùng xe. Cửa đóng sập lại. Xe lao vút đi. Chốc lát sau đã bị đẩy vào một phòng giam kím bưng.
    Không phải là phòng. Đúng là một dãy nhà giam dài hun hút. Mỗi một ô ngăn nhồi được ít nhất năm chục người. Bị xô dúi dụi vào đám người đã ngồi trong đó từ bao giờ, Sabana vừa lóp ngóp bò dậy thì một người đàn bà đã túm lấy hỏi:
    - Cánh hữu hay Liên minh Tự do ?
    - Cánh hữu là gì ? Liên minh Tự do là gì ?
    Sabana hoảng hồn hỏi lại.
    Lập tức một toán người ở phía trong nhảy xổ ra: "Đả đảo Cánh hữụ" Lập tức toán của người đàn bà cũng chồm dậy: "Đả đảo Liên minh Tự do."
    - Không, cháu không phải là Cánh hữu - Sabana run rẩy - Cháu không là Liên minh Tự do.
    - Thế thì thuộc mặt trận Tiên phong chúng tôi.
    Nhóm thứ ba thét lên.
    - Thế thì thuộc Mặt trận Nhân dân chúng tôi.
    Nhóm thứ tư gào lên.
    Tức thì cả hai nhóm nọ hô dậy đất: "Đả đảo Mặt trận Tiên phong. Đả đảo Mặt trận Nhân dân."
    Bị dồn vào chân tường, Sabana phải thét lên. Như nhiều lần thét trong cung Thần Nữ:
    - Ta là Nữ Thần Đồng Trinh Sabana đây.
    Tất cả chựng lại giây lát. Họ mù chữ, nhưng ai cũng đã từng nhìn thấy ảnh Nữ Thần Đồng Trinh treo ở nơi công cộng. Ngờ ngợ. Nhưng rồi tất cả lại trào lên:
    - Cách mạng đả đảo vua chúa, đả đảo thần linh.
    Họ xúm lại giằng giật Sabana. Cô khóc òa, xua tay chối. Nhóm này đấm. Nhóm kia tát. Nhóm khác vặn tay, giật tóc, xô cho ngã dúi. Xong rồi họ lao vào nhau, hô khẩu hiệu. Đánh đấm nhau túi bụi. Cho tới lúc mệt phờ. Mỗi kẻ ngã vật ra một nơi. Chảy máu. Tóc bị giật đứt. Áo quần tả tơi.
    Thế mà tất cả họ đều là đàn ba..
    Thế mà té ra họ chẳng thuộc cánh nào cả.
    Người ta mang xe đến làng này, ném cho một mớ khẩu hiệu và cờ. Bảo: "Ủng hô. Cánh hữu nhé." Vậy là tất cả lên xe. Người ta đến làng khác. Bảo: "Ủng hộ Mặt trận Tiên phong nhé." Cũng lên xe. Cũng đi. Tất nhiên là mỗi đầu người đã được phát hai chục rupi và hai hộp đựng suất ăn trưa ăn tối. Coi như được một chuyến đi chơi thủ đô không mất tiền.
    Cuộc đấu khẩu và đấu cả tứ chi của đám đàn bà lại nổ ra, khi họ hồi sức. Cứ thế suốt đêm, Sabana đã khôn hồn trốn vào một góc xem đánh nhau. Đánh nhau và hô khẩu hiệu. Cứ như là ở trong này họ đánh gục được nhau thì ngoài kia cuộc cách mạng do lãnh tụ của họ tiến hành sẽ thắng lợi.
    Cảnh sát quá quen xử lý những cuộc cách mạng kiểu này. Sáng ra, tất cả bị nhét vào những thùng xe tải bọc lưới sắt. Ra khỏi thủ đô, họ thả đám biểu tình xuống. Biết đi biểu tình thì cũng biết đường về.
    Sabana lẩn thoát được khỏi tay những mụ đàn ba đêm qua. Lâu sau, con đường vãn người, Sabana tuyệt vọng ngồi lại bên đường. Biết đâu là đường quay lại thành phố.
    Một bóng người đến bên cạnh: - Sabana đây rồi. Từ sáng tới giờ anh đi qua đi lại chỗ này hàng chục lần để tìm em.
    Govinda! Govinda đúng là cứu tinh của cô.
    Thì ra Govinda cũng bị bắt nhốt trong cùng dãy nhà tạm giam ấy. Trong khu trại nam. Người ta cũng hỏi anh thuộc cánh nào, đảng nào, sau rốt thì họ cũng lao vào đánh nhau và bỏ quên anh. Tất nhiên họ không thể bắt nạt một chàng trai kiên cường vạm vỡ như đã bắt nạt Sabana.
    - Thôi để anh đưa em về tận làng. Ai mà biết được có cuộc cách mạng nào nữa hay không.
    Trên chuyến xe đi về miền tây thung lũng, Sabana muốn làm cho Govinda ngạc nhiên bằng điều tiết lộ rằng cô chính là Nữ Thần Đồng Trinh.
    - Anh không biết Nữ Thần Đồng Trinh là gì. Ở quê anh không thờ thần linh nào cả.
    - Vậy chắc là anh không sợ em ?
    - Sao anh lại phải sợ em ? Anh hơn em mười tuổi. Anh to lớn thế này. Và em đáng yêu như thế kia cơ mà.
    Hai người về tới nhà Sabana. Căn nhà cao nhất làng. Lòe loẹt phô trương ở ngay đầu làng. Ông anh Sanjay của Sabana nay là một anh chàng hăm lăm tuổi. Chẳng còn dấu tích gì của người anh hồn nhiên ngày xưa. Mười năm qua, anh ta lo xây cái nhà, lo lấy vợ và nuôi bốn đứa em. Nhờ tất cả vào bổng lộc của cô em gái Thần Nữ gửi về. Vận may đã biến anh ta thành một gã trai lúc nào cũng sợ mất nhà mất của. Sanjay hoảng hồn như thể Thần Chết Yama giả dạng Sabana bước vào.
    - Có ai gặp em trên đường không ? Có ai nhìn thấy em bước vào nhà không ?
    Sanjay đảo mắt nhìn quanh, lắp bắp hỏi.
    - Không có ai cả.
    Govinda trả lời thay Sabana.
    Sanjay tức thì nắm vạt áo sari phủ kín cả đầu cả mặt Sabana, rồi đẩy cô đi vội. Đi với anh ngay. Nhỡ có ai nhìn thấy em thì em sẽ chết già xó cửa mà không lấy được chồng. Cả làng đều biết em là Nữ Thần Đồng Trinh. Không một đứa trai làng nào dám lấy em làm vợ. Người ta tin rằng chồng của Thần Nữ sẽ chết non. Chết bất đắc kỳ tử.
    Ra khỏi làng khá xa, Sanjay mới đứng lại:
    - Nhận được tài sản của em gửi về, nhận được cả tin em sẽ trở về, anh đã nhờ sẵn một bà ở làng bên đưa em sang Ấn Độ. Bà ấy hứa sẽ kiếm cho em việc làm ở một nhà máy dệt bên ấy. Có công ăn việc làm rồi, bà ấy sẽ lo cho em một tấm chồng.
    Govinda bừng bừng tức giận:
    - Thôi đi, tôi biết những con mụ kiểu ấy. Tôi biết những công ăn việc làm kiểu ấy.
    Govinda kể. Sabana kể. Chuyện mụ tú bà suýt mang cô đi. Sanjay cứng đờ ra. Đến như vậy, anh ta chẳng còn biết làm gì với đứa em gái tội nợ đột ngột trở về.
    - Tôi mang Sabana về cho anh. Đâu có biết lại làm cho anh khổ sở thêm như vậy.
    Govinda lên tiếng. Nhưng chẳng có ai biết nói gì thêm nữa.
    - Cô ấy đã về đây cùng với tôi. Thôi thì hãy để cô ấy ra đi với tôi.
    Sanjay thở phào. Sabana rưng rưng nước mắt.
    - Làng tôi ở bên kia thung lũng. Làng Vasant. Khi nào muốn, anh có thể sang đón cô ấy về.
    Sabana òa khóc, gục đầu vào ngực Govinda:
    - Anh không sợ vì em đã từng là Nữ Thần Đồng Trinh hay sao ?
    - Anh đã nói rồi. Ở quê anh không có thần linh để sợ.
    Tôi đã gặp đôi trai gái ấy. Khi họ đã thành vợ thành chồng.
    Lạ lùng thật, cách họ một dãy núi, ở phía bên kia là cái thung lũng quê hương của Sabana. Trong cái thung lũng như lòng chảo, núi non vây tròn quây gọn xung quanh, con người ở đấy chẳng bao giờ biết đường chân trời là cái gì. Ngước mắt nhìn lên chỉ thấy núi xám xịt. Trong cái thung lũng chật hẹp quẩn quanh ấy có đủ các cuộc biểu tình lớn biểu tình nhỏ. Có đủ các nhà chứa lớn nhà chứa nhỏ. Có các Nữ Thần Đồng Trinh mới được phong thần, thay thế cựu nữ thần thất sủng vì bị chảy máu.
    Thế mà chỉ vượt qua bức thành núi non, ra khỏi thung lũng, sang hẳn bên kia núi là đến một đồng bãi phì nhiêu. Ở đó có đường chân trời.
    Ở đó có hai người yêu nhau. Làm ăn mà yêu nhau.
  5. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Đi Khỏi Thung Lũng Mới Đến Nhà- Hồ Anh Thái (2)
    Thình lình thấy loạt đạn chỉ thiên nổ đùng đùng trên đầu.
    Biển người phình ra, òa ra, vỡ tung ra ở một góc quảng trường. Những lá cờ, những khẩu hiệu, những biểu ngữ giật mình rơi đâu cả. Người ta xô nhau chạy. Đạp lên những biểu ngữ khẩu hiệu mà chạy. Đạp lên những người ngã mà chạy. Chạy ồ ạt về cái góc quảng trường chưa bị chắn bởi hàng rào cảnh sát.
    Sabana bị giật tung khỏi tay Govinda. Bị cuốn theo dòng người tháo chạy. Chiếc túi xách rơi mất từ lúc nào. Sau vài cái chớp mắt thì biển người cũng biến mất. Chỉ còn có cô và thưa thớt vài chục người chạy xung quanh. Toán người đang lao đầu về phía một đơn vị cảnh sát dàn hàng ngang. Trong tay họ là dùi cui, là lá chắn, là gậy mây. Và cả súng.
    Toán người sững lại. Rồi nhận ra là đã cùng đường, cả toán người lại lăn xả vào đám cảnh sát. Thật là như trứng chọi đá.
    Sabana bị quất một dùi cui vào vai.
    Tỉnh ra, cô thấy mình bị lôi sê sết trên mặt đường. Bị nhấc bổng. Bị ném vào một thùng xe. Cửa đóng sập lại. Xe lao vút đi. Chốc lát sau đã bị đẩy vào một phòng giam kím bưng.
    Không phải là phòng. Đúng là một dãy nhà giam dài hun hút. Mỗi một ô ngăn nhồi được ít nhất năm chục người. Bị xô dúi dụi vào đám người đã ngồi trong đó từ bao giờ, Sabana vừa lóp ngóp bò dậy thì một người đàn bà đã túm lấy hỏi:
    - Cánh hữu hay Liên minh Tự do ?
    - Cánh hữu là gì ? Liên minh Tự do là gì ?
    Sabana hoảng hồn hỏi lại.
    Lập tức một toán người ở phía trong nhảy xổ ra: "Đả đảo Cánh hữụ" Lập tức toán của người đàn bà cũng chồm dậy: "Đả đảo Liên minh Tự do."
    - Không, cháu không phải là Cánh hữu - Sabana run rẩy - Cháu không là Liên minh Tự do.
    - Thế thì thuộc mặt trận Tiên phong chúng tôi.
    Nhóm thứ ba thét lên.
    - Thế thì thuộc Mặt trận Nhân dân chúng tôi.
    Nhóm thứ tư gào lên.
    Tức thì cả hai nhóm nọ hô dậy đất: "Đả đảo Mặt trận Tiên phong. Đả đảo Mặt trận Nhân dân."
    Bị dồn vào chân tường, Sabana phải thét lên. Như nhiều lần thét trong cung Thần Nữ:
    - Ta là Nữ Thần Đồng Trinh Sabana đây.
    Tất cả chựng lại giây lát. Họ mù chữ, nhưng ai cũng đã từng nhìn thấy ảnh Nữ Thần Đồng Trinh treo ở nơi công cộng. Ngờ ngợ. Nhưng rồi tất cả lại trào lên:
    - Cách mạng đả đảo vua chúa, đả đảo thần linh.
    Họ xúm lại giằng giật Sabana. Cô khóc òa, xua tay chối. Nhóm này đấm. Nhóm kia tát. Nhóm khác vặn tay, giật tóc, xô cho ngã dúi. Xong rồi họ lao vào nhau, hô khẩu hiệu. Đánh đấm nhau túi bụi. Cho tới lúc mệt phờ. Mỗi kẻ ngã vật ra một nơi. Chảy máu. Tóc bị giật đứt. Áo quần tả tơi.
    Thế mà tất cả họ đều là đàn ba..
    Thế mà té ra họ chẳng thuộc cánh nào cả.
    Người ta mang xe đến làng này, ném cho một mớ khẩu hiệu và cờ. Bảo: "Ủng hô. Cánh hữu nhé." Vậy là tất cả lên xe. Người ta đến làng khác. Bảo: "Ủng hộ Mặt trận Tiên phong nhé." Cũng lên xe. Cũng đi. Tất nhiên là mỗi đầu người đã được phát hai chục rupi và hai hộp đựng suất ăn trưa ăn tối. Coi như được một chuyến đi chơi thủ đô không mất tiền.
    Cuộc đấu khẩu và đấu cả tứ chi của đám đàn bà lại nổ ra, khi họ hồi sức. Cứ thế suốt đêm, Sabana đã khôn hồn trốn vào một góc xem đánh nhau. Đánh nhau và hô khẩu hiệu. Cứ như là ở trong này họ đánh gục được nhau thì ngoài kia cuộc cách mạng do lãnh tụ của họ tiến hành sẽ thắng lợi.
    Cảnh sát quá quen xử lý những cuộc cách mạng kiểu này. Sáng ra, tất cả bị nhét vào những thùng xe tải bọc lưới sắt. Ra khỏi thủ đô, họ thả đám biểu tình xuống. Biết đi biểu tình thì cũng biết đường về.
    Sabana lẩn thoát được khỏi tay những mụ đàn ba đêm qua. Lâu sau, con đường vãn người, Sabana tuyệt vọng ngồi lại bên đường. Biết đâu là đường quay lại thành phố.
    Một bóng người đến bên cạnh: - Sabana đây rồi. Từ sáng tới giờ anh đi qua đi lại chỗ này hàng chục lần để tìm em.
    Govinda! Govinda đúng là cứu tinh của cô.
    Thì ra Govinda cũng bị bắt nhốt trong cùng dãy nhà tạm giam ấy. Trong khu trại nam. Người ta cũng hỏi anh thuộc cánh nào, đảng nào, sau rốt thì họ cũng lao vào đánh nhau và bỏ quên anh. Tất nhiên họ không thể bắt nạt một chàng trai kiên cường vạm vỡ như đã bắt nạt Sabana.
    - Thôi để anh đưa em về tận làng. Ai mà biết được có cuộc cách mạng nào nữa hay không.
    Trên chuyến xe đi về miền tây thung lũng, Sabana muốn làm cho Govinda ngạc nhiên bằng điều tiết lộ rằng cô chính là Nữ Thần Đồng Trinh.
    - Anh không biết Nữ Thần Đồng Trinh là gì. Ở quê anh không thờ thần linh nào cả.
    - Vậy chắc là anh không sợ em ?
    - Sao anh lại phải sợ em ? Anh hơn em mười tuổi. Anh to lớn thế này. Và em đáng yêu như thế kia cơ mà.
    Hai người về tới nhà Sabana. Căn nhà cao nhất làng. Lòe loẹt phô trương ở ngay đầu làng. Ông anh Sanjay của Sabana nay là một anh chàng hăm lăm tuổi. Chẳng còn dấu tích gì của người anh hồn nhiên ngày xưa. Mười năm qua, anh ta lo xây cái nhà, lo lấy vợ và nuôi bốn đứa em. Nhờ tất cả vào bổng lộc của cô em gái Thần Nữ gửi về. Vận may đã biến anh ta thành một gã trai lúc nào cũng sợ mất nhà mất của. Sanjay hoảng hồn như thể Thần Chết Yama giả dạng Sabana bước vào.
    - Có ai gặp em trên đường không ? Có ai nhìn thấy em bước vào nhà không ?
    Sanjay đảo mắt nhìn quanh, lắp bắp hỏi.
    - Không có ai cả.
    Govinda trả lời thay Sabana.
    Sanjay tức thì nắm vạt áo sari phủ kín cả đầu cả mặt Sabana, rồi đẩy cô đi vội. Đi với anh ngay. Nhỡ có ai nhìn thấy em thì em sẽ chết già xó cửa mà không lấy được chồng. Cả làng đều biết em là Nữ Thần Đồng Trinh. Không một đứa trai làng nào dám lấy em làm vợ. Người ta tin rằng chồng của Thần Nữ sẽ chết non. Chết bất đắc kỳ tử.
    Ra khỏi làng khá xa, Sanjay mới đứng lại:
    - Nhận được tài sản của em gửi về, nhận được cả tin em sẽ trở về, anh đã nhờ sẵn một bà ở làng bên đưa em sang Ấn Độ. Bà ấy hứa sẽ kiếm cho em việc làm ở một nhà máy dệt bên ấy. Có công ăn việc làm rồi, bà ấy sẽ lo cho em một tấm chồng.
    Govinda bừng bừng tức giận:
    - Thôi đi, tôi biết những con mụ kiểu ấy. Tôi biết những công ăn việc làm kiểu ấy.
    Govinda kể. Sabana kể. Chuyện mụ tú bà suýt mang cô đi. Sanjay cứng đờ ra. Đến như vậy, anh ta chẳng còn biết làm gì với đứa em gái tội nợ đột ngột trở về.
    - Tôi mang Sabana về cho anh. Đâu có biết lại làm cho anh khổ sở thêm như vậy.
    Govinda lên tiếng. Nhưng chẳng có ai biết nói gì thêm nữa.
    - Cô ấy đã về đây cùng với tôi. Thôi thì hãy để cô ấy ra đi với tôi.
    Sanjay thở phào. Sabana rưng rưng nước mắt.
    - Làng tôi ở bên kia thung lũng. Làng Vasant. Khi nào muốn, anh có thể sang đón cô ấy về.
    Sabana òa khóc, gục đầu vào ngực Govinda:
    - Anh không sợ vì em đã từng là Nữ Thần Đồng Trinh hay sao ?
    - Anh đã nói rồi. Ở quê anh không có thần linh để sợ.
    Tôi đã gặp đôi trai gái ấy. Khi họ đã thành vợ thành chồng.
    Lạ lùng thật, cách họ một dãy núi, ở phía bên kia là cái thung lũng quê hương của Sabana. Trong cái thung lũng như lòng chảo, núi non vây tròn quây gọn xung quanh, con người ở đấy chẳng bao giờ biết đường chân trời là cái gì. Ngước mắt nhìn lên chỉ thấy núi xám xịt. Trong cái thung lũng chật hẹp quẩn quanh ấy có đủ các cuộc biểu tình lớn biểu tình nhỏ. Có đủ các nhà chứa lớn nhà chứa nhỏ. Có các Nữ Thần Đồng Trinh mới được phong thần, thay thế cựu nữ thần thất sủng vì bị chảy máu.
    Thế mà chỉ vượt qua bức thành núi non, ra khỏi thung lũng, sang hẳn bên kia núi là đến một đồng bãi phì nhiêu. Ở đó có đường chân trời.
    Ở đó có hai người yêu nhau. Làm ăn mà yêu nhau.
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Ra mắt tuyển tập văn xuôi Việt Nam ở Mỹ
    Hồ Anh Thái
    Bộ tuyển tập dày dặn nhất
    Nhà xuất bản Curbstone Press ở Mỹ vừa mới phát hành tuyển tập truyện ngắn Việt Nam mang tên Tình yêu sau chiến tranh - Văn xuôi Việt Nam đương đại (Love after War: Contemporary Fiction from Vietnam). Đây có lẽ là tuyển tập dày dặn nhất xuất bản ở Âu-Mỹ cho tới nay, dày 650 trang khổ lớn, tập hợp truyện ngắn của 45 tác giả Việt Nam. Cuốn sách lớn như thế chỉ có thể được xuất bản ở một vài nước anh em ngày trước vì tình hữu nghị, chứ ở phương Tây thì chưa bao giờ. Độc giả Mỹ sẽ thấy hiện diện ở đây các thế hệ nhà văn Việt Nam, từ Tô Hoài sang Chu Văn, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Trang Thế Hy, Ma Văn Kháng, Vũ Bão đến Trung Trung Đỉnh, Nguyễn Quang Thân, Lê Văn Thảo tới Nguyễn Huy Thiệp, Đoàn Lê, Phạm Thị Hoài, Trần Thùy Mai, Ngô Thị Kim Cúc, Dạ Ngân, rồi Phan Thị Vàng Anh, Phan Triều Hải, mới nhất là Nguyễn Ngọc Tư. Có nhà văn đã khuất và người đang sung sức, có nhà văn của các vùng miền, có cả đội ngũ nhà văn nữ hùng hậu.
    Là đồng chủ biên của tuyển tập này, Nhà văn Mỹ Wayne Karlin và tôi đã phải chọn lựa khoảng 100 truyện ngắn Việt Nam để cuối cùng nhà xuất bản chọn lấy một nửa trong số đó. Cũng đành phải bằng lòng với sự phán quyết của NXB, người bắt mạch được gu của người đọc Mỹ. Chúng tôi tổ chức toàn bộ các truyện ngắn vào 5 phần sao cho cấu trúc liên hoàn này khiến độc giả có thể đọc từ đầu đến cuối, tuần tự như một cuốn tiểu thuyết, hình dung ra một phần đời sống xã hội Việt Nam, phần nào tâm lý con người và tâm trạng thời ta đang sống. Có thể là ít nhiều diện mạo văn học Việt Nam từ sau chiến tranh nữa. Wayne Karlin có trình bày ý tưởng của nhóm chủ biên trong bài viết của mình.
    Bộ sách văn học Việt Nam và một nhà văn Mỹ
    Người đứng tên chủ biên bộ sách Những tiếng nói từ Việt Nam của NXB Curbstone Press là nhà văn Wayne Karlin. Ông tham gia dịch, hiệu đính và trau chuốt tất cả các bản dịch sách Việt Nam: hợp tuyển truyện ngắn hậu chiến của các nhà văn Việt Nam và Mỹ mang tên Phía bên kia góc trời (The Other Side of Heaven). Nhân tiện xin nói, chữ heaven ở đây không phải là thiên đường như có người dịch sai, mà có nghĩa là bầu trời. Việt Nam và Mỹ ở tận hai góc trời, giờ đây cần bắc một nhịp cầu hòa giải bằng văn học nối liền hai góc trời xa xôi ấy. Đó là ý tưởng của Wayne Karlin khi làm cuốn sách được Hội Các nhà phê bình Văn học Mỹ bầu chọn là cuốn hợp tuyển hay nhất của năm 1995. Ông đã cộng tác với nhiều dịch giả người Việt và người Mỹ để cho ra những bản dịch Ngược dòng nước lũ của Ma Văn Kháng, Những ngôi sao, trái đất, dòng sông của Lê Minh Khuê, Thời gian của người của Nguyễn Khải, Trong sương hồng hiện ra và Người đàn bà trên đảo của Hồ Anh Thái, Sang sông của Nguyễn Huy Thiệp. Sắp tới sẽ là những tập truyện của Đoàn Lê và một số tác giả khác...
    Năm 1998, sau khi xuất bản sách của nhà văn Lê Minh Khuê và của tôi, NXB Curbstone Press mời chúng tôi làm cố vấn biên tập cho bộ sách Những tiếng nói từ Việt Nam (Voices from Vietnam), bộ sách đang được tiếp tục với những cuốn sách nêu ở trên. Tuy nhiên thời gian chủ yếu dành cho việc sáng tác, chúng tôi lượng sức khó theo cho hết được bộ sách còn kéo dài nhiều năm. Chính vì vậy, hai năm qua, Wayne Karlin và tôi có "sáng kiến" làm một tuyển tập, cố gắng giới thiệu càng nhiều càng tốt tác giả Việt Nam trong đó, coi như một sự hoàn tất, trước khi rút về viết sách của mình. Còn nhiều tác phẩm chúng tôi đề xuất nhưng không được NXB chấp nhận, kể cũng đáng tiếc. Tuy vậy mọi thiếu hụt khiếm khuyết chắc vẫn được thể tất, vì nói cho cùng đây chỉ là cố gắng của cá nhân những người làm sách, chúng tôi đã phải cố gắng nhiều để có được tuyển tập này.

    Trước khi kể về Wayne Karlin ở khía cạnh một người dịch sách và hiệu đính có nghề, xin giới thiệu đôi nét về sự nghiệp văn chương của ông. Tác giả của nhiều cuốn tiểu thuyết gây dư luận như Đường cắt, Cho chúng ta, Vai phụ, Những người tù, Tiếng đồn và bia mộ, Xứ sở ao ước..., Wayne Karlin đã đoạt một số giải thưởng văn học lớn của Mỹ. Ông là nhà văn có văn phong đẹp, ngôn ngữ chắt lọc và giàu nhạc điệu. Thời báo New York, một tờ báo có tiếng "kênh kiệu" ít khen ai, đã phải hạ một lời khen những cuốn sách Việt Nam kể trên "được dịch bằng một thứ ngôn ngữ tiếng Anh hạng nhất" (first-rate English language). Công này chủ yếu là của Wayne Karlin.

    Hợp tác giữa những đồng chủ biên
    Tôi trực tiếp dịch một nửa trong số 50 truyện ngắn của tuyển tập, nhưng với tư cách chủ biên, cả Wayne Karlin và tôi đều phải vất vả nhiều với toàn bộ tập sách. Trong quá trình cùng nhau dịch, không thể nhớ hết những lần tranh luận gay gắt. Chúng tôi đều cầu toàn, và tất nhiên tranh luận phát sinh cũng vì độ chênh giữa hai ngôn ngữ vốn sẵn có nhiều điểm khác biệt, giữa lối tư duy của hai dân tộc cũng rất nhiều khác biệt.
    Chẳng hạn ở đầu truyện Cô gái đầm sen, nhà văn Nguyễn Phan Hách viết: "Một lần về quê, tránh nắng, anh khởi hành đi bộ từ sáng tinh mơ... Sương sớm mù mịt. Gió nhẹ hây hây đem theo mùi sen thơm ngát. Đang đi trong ánh trăng mờ, Tuệ thấy một cô gái từ đầm sen bên đường bước lên..." Người đọc Việt Nam dễ dàng xác định được thời gian của câu chuyện này: đó là lúc sáng sớm, trời còn mờ tối, còn sương và còn trăng. Nhưng Wayne Karlin đã thêm vào đây hai chữ xác định thời gian: That night (đêm ấy). Tôi không chịu, trong nguyên bản là sáng sớm, làm sao có thể đổi thành đêm được? Wayne Karlin cũng không chịu, độc giả Mỹ sẽ không sao hình dung nổi là early in the morning (sáng sớm) lại có thể xảy ra câu chuyện trong sương mù, trong ánh trăng và trên trời còn sao.
    Tranh luận mãi, cuối cùng tôi phải nhượng bộ. Lý do: bản tiếng Anh là dành cho độc giả Mỹ, những người vốn duy lý, đòi hỏi sự chính xác về không gian, thời gian, sở hữu... chứ không chấp nhận sự mập mờ thấp thoáng. Tất nhiên đây là do hai cách tư duy và tiếp nhận khác nhau, còn trên thực tế khoảng 3-4 giờ sáng như thế, bên này có thể gọi là sớm hôm ấy, bên kia lại gọi là đêm ấy thôi mà.
    Sang đến truyện Lúa hát của Võ Thị Xuân Hà, đúng là tư duy chính xác của người Mỹ phải gây giật mình. Tác giả viết rằng ở làng ấy có tục làm lễ rước muối quanh cánh đồng, rồi người ta rắc muối vào bếp, lấy tro bón ruộng cho lúa xanh. Wayne Karlin giật mình: người Mỹ tin rằng đất mặn là đất xấu, không trồng trọt được, đọc thế ai mà tin nổi? Tôi điện thoại hỏi tác giả, chị bảo đó chẳng qua là tín ngưỡng của làng, như là làm phép, người ta đâu có đổ muối xuống ruộng làm cho đất mặn. Đoạn này cũng không thể lược đi, người dịch phải trung thành. Rốt cục hai người dịch chúng tôi chấp nhận đặt thêm cái chú thích về lễ rước muối như một tín ngưỡng, bằng cách ấy hạn chế được phản ứng của người đọc bản tiếng Anh. Cũng vẫn ở truyện này, Wayne Karlin bàn cái tít Lúa hát có thể gây hiệu quả trong tiếng Việt, nhưng trong tiếng Anh nó véo von văn vẻ và quá nhẹ. Ông đề nghị đổi tên truyện gây ấn tượng hơn cho người đọc Mỹ: Lúa và muối (Rice and Salt).
    Còn ở truyện Cầu thang, Nguyễn Thị Thu Huệ vẽ ra khung cảnh một cái ngõ Hà Nội mà chúng ta đều dễ hình dung: "Đầu ngõ là một hàng phở. Họ bán chui bán lủi nên phải giấu mỗi nơi một thứ. Bánh phở thì treo lủng lẳng ở giữa ngõ. Cuối ngõ thì có hai chậu bát lình sình nước và những chiếc bát nổi cùng hành, ớt và váng mỡ". Nhưng một người ngồi tít ở bang Maryland bên Mỹ, dù đã sang Hà Nội nhiều lần cũng khó hình dung ra. Ông hỏi tôi: chủ hàng phở là người trong cái ngõ ấy hay sao mà ông ta được chiếm dụng chỗ để bán hàng? Và ông ta treo bánh phở lên ngõ bằng cách nào? Người Mỹ không thể tưởng tượng được sự chiếm dụng một cái ngõ chung, cản trở mọi người qua lại, cũng không hiểu được cách người ta chỉ kinh doanh một thời điểm nào đó trong ngày thì để thực phẩm vào đâu? Tôi giải thích rằng chủ hiệu phở có thể là người trong ngõ, cũng có thể là người ở nơi khác chỉ đến để bán hàng. Lại còn vẽ cho ông thấy một trong những cách người ta có thể treo bánh phở trong ngõ: đóng đinh lên tường, nối tạm một đoạn dây... Wayne Karlin thích thú: Có thể đưa thêm câu này vào truyện được không? Phải hỏi ý kiến Thu Huệ, chị vui vẻ bằng lòng. Đúng là tất cả vì bạn đọc ở bên kia đại dương, những người còn thiếu nhiều kiến thức văn hóa xã hội về Việt Nam.
  7. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Ra mắt tuyển tập văn xuôi Việt Nam ở Mỹ
    Hồ Anh Thái
    Bộ tuyển tập dày dặn nhất
    Nhà xuất bản Curbstone Press ở Mỹ vừa mới phát hành tuyển tập truyện ngắn Việt Nam mang tên Tình yêu sau chiến tranh - Văn xuôi Việt Nam đương đại (Love after War: Contemporary Fiction from Vietnam). Đây có lẽ là tuyển tập dày dặn nhất xuất bản ở Âu-Mỹ cho tới nay, dày 650 trang khổ lớn, tập hợp truyện ngắn của 45 tác giả Việt Nam. Cuốn sách lớn như thế chỉ có thể được xuất bản ở một vài nước anh em ngày trước vì tình hữu nghị, chứ ở phương Tây thì chưa bao giờ. Độc giả Mỹ sẽ thấy hiện diện ở đây các thế hệ nhà văn Việt Nam, từ Tô Hoài sang Chu Văn, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Trang Thế Hy, Ma Văn Kháng, Vũ Bão đến Trung Trung Đỉnh, Nguyễn Quang Thân, Lê Văn Thảo tới Nguyễn Huy Thiệp, Đoàn Lê, Phạm Thị Hoài, Trần Thùy Mai, Ngô Thị Kim Cúc, Dạ Ngân, rồi Phan Thị Vàng Anh, Phan Triều Hải, mới nhất là Nguyễn Ngọc Tư. Có nhà văn đã khuất và người đang sung sức, có nhà văn của các vùng miền, có cả đội ngũ nhà văn nữ hùng hậu.
    Là đồng chủ biên của tuyển tập này, Nhà văn Mỹ Wayne Karlin và tôi đã phải chọn lựa khoảng 100 truyện ngắn Việt Nam để cuối cùng nhà xuất bản chọn lấy một nửa trong số đó. Cũng đành phải bằng lòng với sự phán quyết của NXB, người bắt mạch được gu của người đọc Mỹ. Chúng tôi tổ chức toàn bộ các truyện ngắn vào 5 phần sao cho cấu trúc liên hoàn này khiến độc giả có thể đọc từ đầu đến cuối, tuần tự như một cuốn tiểu thuyết, hình dung ra một phần đời sống xã hội Việt Nam, phần nào tâm lý con người và tâm trạng thời ta đang sống. Có thể là ít nhiều diện mạo văn học Việt Nam từ sau chiến tranh nữa. Wayne Karlin có trình bày ý tưởng của nhóm chủ biên trong bài viết của mình.
    Bộ sách văn học Việt Nam và một nhà văn Mỹ
    Người đứng tên chủ biên bộ sách Những tiếng nói từ Việt Nam của NXB Curbstone Press là nhà văn Wayne Karlin. Ông tham gia dịch, hiệu đính và trau chuốt tất cả các bản dịch sách Việt Nam: hợp tuyển truyện ngắn hậu chiến của các nhà văn Việt Nam và Mỹ mang tên Phía bên kia góc trời (The Other Side of Heaven). Nhân tiện xin nói, chữ heaven ở đây không phải là thiên đường như có người dịch sai, mà có nghĩa là bầu trời. Việt Nam và Mỹ ở tận hai góc trời, giờ đây cần bắc một nhịp cầu hòa giải bằng văn học nối liền hai góc trời xa xôi ấy. Đó là ý tưởng của Wayne Karlin khi làm cuốn sách được Hội Các nhà phê bình Văn học Mỹ bầu chọn là cuốn hợp tuyển hay nhất của năm 1995. Ông đã cộng tác với nhiều dịch giả người Việt và người Mỹ để cho ra những bản dịch Ngược dòng nước lũ của Ma Văn Kháng, Những ngôi sao, trái đất, dòng sông của Lê Minh Khuê, Thời gian của người của Nguyễn Khải, Trong sương hồng hiện ra và Người đàn bà trên đảo của Hồ Anh Thái, Sang sông của Nguyễn Huy Thiệp. Sắp tới sẽ là những tập truyện của Đoàn Lê và một số tác giả khác...
    Năm 1998, sau khi xuất bản sách của nhà văn Lê Minh Khuê và của tôi, NXB Curbstone Press mời chúng tôi làm cố vấn biên tập cho bộ sách Những tiếng nói từ Việt Nam (Voices from Vietnam), bộ sách đang được tiếp tục với những cuốn sách nêu ở trên. Tuy nhiên thời gian chủ yếu dành cho việc sáng tác, chúng tôi lượng sức khó theo cho hết được bộ sách còn kéo dài nhiều năm. Chính vì vậy, hai năm qua, Wayne Karlin và tôi có "sáng kiến" làm một tuyển tập, cố gắng giới thiệu càng nhiều càng tốt tác giả Việt Nam trong đó, coi như một sự hoàn tất, trước khi rút về viết sách của mình. Còn nhiều tác phẩm chúng tôi đề xuất nhưng không được NXB chấp nhận, kể cũng đáng tiếc. Tuy vậy mọi thiếu hụt khiếm khuyết chắc vẫn được thể tất, vì nói cho cùng đây chỉ là cố gắng của cá nhân những người làm sách, chúng tôi đã phải cố gắng nhiều để có được tuyển tập này.

    Trước khi kể về Wayne Karlin ở khía cạnh một người dịch sách và hiệu đính có nghề, xin giới thiệu đôi nét về sự nghiệp văn chương của ông. Tác giả của nhiều cuốn tiểu thuyết gây dư luận như Đường cắt, Cho chúng ta, Vai phụ, Những người tù, Tiếng đồn và bia mộ, Xứ sở ao ước..., Wayne Karlin đã đoạt một số giải thưởng văn học lớn của Mỹ. Ông là nhà văn có văn phong đẹp, ngôn ngữ chắt lọc và giàu nhạc điệu. Thời báo New York, một tờ báo có tiếng "kênh kiệu" ít khen ai, đã phải hạ một lời khen những cuốn sách Việt Nam kể trên "được dịch bằng một thứ ngôn ngữ tiếng Anh hạng nhất" (first-rate English language). Công này chủ yếu là của Wayne Karlin.

    Hợp tác giữa những đồng chủ biên
    Tôi trực tiếp dịch một nửa trong số 50 truyện ngắn của tuyển tập, nhưng với tư cách chủ biên, cả Wayne Karlin và tôi đều phải vất vả nhiều với toàn bộ tập sách. Trong quá trình cùng nhau dịch, không thể nhớ hết những lần tranh luận gay gắt. Chúng tôi đều cầu toàn, và tất nhiên tranh luận phát sinh cũng vì độ chênh giữa hai ngôn ngữ vốn sẵn có nhiều điểm khác biệt, giữa lối tư duy của hai dân tộc cũng rất nhiều khác biệt.
    Chẳng hạn ở đầu truyện Cô gái đầm sen, nhà văn Nguyễn Phan Hách viết: "Một lần về quê, tránh nắng, anh khởi hành đi bộ từ sáng tinh mơ... Sương sớm mù mịt. Gió nhẹ hây hây đem theo mùi sen thơm ngát. Đang đi trong ánh trăng mờ, Tuệ thấy một cô gái từ đầm sen bên đường bước lên..." Người đọc Việt Nam dễ dàng xác định được thời gian của câu chuyện này: đó là lúc sáng sớm, trời còn mờ tối, còn sương và còn trăng. Nhưng Wayne Karlin đã thêm vào đây hai chữ xác định thời gian: That night (đêm ấy). Tôi không chịu, trong nguyên bản là sáng sớm, làm sao có thể đổi thành đêm được? Wayne Karlin cũng không chịu, độc giả Mỹ sẽ không sao hình dung nổi là early in the morning (sáng sớm) lại có thể xảy ra câu chuyện trong sương mù, trong ánh trăng và trên trời còn sao.
    Tranh luận mãi, cuối cùng tôi phải nhượng bộ. Lý do: bản tiếng Anh là dành cho độc giả Mỹ, những người vốn duy lý, đòi hỏi sự chính xác về không gian, thời gian, sở hữu... chứ không chấp nhận sự mập mờ thấp thoáng. Tất nhiên đây là do hai cách tư duy và tiếp nhận khác nhau, còn trên thực tế khoảng 3-4 giờ sáng như thế, bên này có thể gọi là sớm hôm ấy, bên kia lại gọi là đêm ấy thôi mà.
    Sang đến truyện Lúa hát của Võ Thị Xuân Hà, đúng là tư duy chính xác của người Mỹ phải gây giật mình. Tác giả viết rằng ở làng ấy có tục làm lễ rước muối quanh cánh đồng, rồi người ta rắc muối vào bếp, lấy tro bón ruộng cho lúa xanh. Wayne Karlin giật mình: người Mỹ tin rằng đất mặn là đất xấu, không trồng trọt được, đọc thế ai mà tin nổi? Tôi điện thoại hỏi tác giả, chị bảo đó chẳng qua là tín ngưỡng của làng, như là làm phép, người ta đâu có đổ muối xuống ruộng làm cho đất mặn. Đoạn này cũng không thể lược đi, người dịch phải trung thành. Rốt cục hai người dịch chúng tôi chấp nhận đặt thêm cái chú thích về lễ rước muối như một tín ngưỡng, bằng cách ấy hạn chế được phản ứng của người đọc bản tiếng Anh. Cũng vẫn ở truyện này, Wayne Karlin bàn cái tít Lúa hát có thể gây hiệu quả trong tiếng Việt, nhưng trong tiếng Anh nó véo von văn vẻ và quá nhẹ. Ông đề nghị đổi tên truyện gây ấn tượng hơn cho người đọc Mỹ: Lúa và muối (Rice and Salt).
    Còn ở truyện Cầu thang, Nguyễn Thị Thu Huệ vẽ ra khung cảnh một cái ngõ Hà Nội mà chúng ta đều dễ hình dung: "Đầu ngõ là một hàng phở. Họ bán chui bán lủi nên phải giấu mỗi nơi một thứ. Bánh phở thì treo lủng lẳng ở giữa ngõ. Cuối ngõ thì có hai chậu bát lình sình nước và những chiếc bát nổi cùng hành, ớt và váng mỡ". Nhưng một người ngồi tít ở bang Maryland bên Mỹ, dù đã sang Hà Nội nhiều lần cũng khó hình dung ra. Ông hỏi tôi: chủ hàng phở là người trong cái ngõ ấy hay sao mà ông ta được chiếm dụng chỗ để bán hàng? Và ông ta treo bánh phở lên ngõ bằng cách nào? Người Mỹ không thể tưởng tượng được sự chiếm dụng một cái ngõ chung, cản trở mọi người qua lại, cũng không hiểu được cách người ta chỉ kinh doanh một thời điểm nào đó trong ngày thì để thực phẩm vào đâu? Tôi giải thích rằng chủ hiệu phở có thể là người trong ngõ, cũng có thể là người ở nơi khác chỉ đến để bán hàng. Lại còn vẽ cho ông thấy một trong những cách người ta có thể treo bánh phở trong ngõ: đóng đinh lên tường, nối tạm một đoạn dây... Wayne Karlin thích thú: Có thể đưa thêm câu này vào truyện được không? Phải hỏi ý kiến Thu Huệ, chị vui vẻ bằng lòng. Đúng là tất cả vì bạn đọc ở bên kia đại dương, những người còn thiếu nhiều kiến thức văn hóa xã hội về Việt Nam.
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Love after War (2)
    Nhưng ở trường hợp sau đây thì ngược lại. Nhiều khi một khái niệm nghe rất thuận tai ở đây lại khó tiếp nhận ở bên đó. Câu cuối cùng trong truyện Tiếng hát và tiếng khóc của nhà văn Trang Thế Hy: "Nó nhắc nhở người cầm bút đừng bao giờ đánh mất cái điểm tựa đáng tin cậy của mình là nỗi đau khổ lớn của số đông người thầm lặng". Cụm từ "số đông người thầm lặng" tôi chuyển chính xác thành "the silent majority". Wayne Karlin bàn: ở Mỹ, cụm từ này thường được những chính khách cánh hữu dùng như một thứ bánh vẽ để mị dân, vì thế người Mỹ rất dị ứng với nó. Để tránh gây phản cảm cho người đọc, ông đề nghị lược bỏ chữ majority (số đông), câu văn còn lại là "nỗi đau khổ lớn của những người thầm lặng", vẫn giữ được khá chính xác nội dung.
    Còn truyện Bố con là đàn bà của nhà văn Vũ Bão, tôi đã đọc nhiều lần, nhưng phải đến khi bắt tay vào dịch, phải nghiền ngẫm từng câu từng chữ như chính mình là người viết thì mới phát hiện ra những chi tiết nhỏ. Nhỏ đến mức tác giả không biết, biên tập viên tiếng Việt cũng bỏ qua, bao nhiêu người đọc cũng bỏ qua nốt. Nhưng đọc nó bằng con mắt của người đọc nước ngoài duy lý, tôi không bỏ qua được nữa. Ví dụ đoạn này: "Vừa mới nhận buồng, Mì đã xắn tay áo, xắn ống quần, lấy chổi quét nhà, quét tường, treo một loạt tranh diễn viên, cắm hoa vào vỏ đạn 37 li, đóng đinh treo gương mỏ neo, xé cánh tay áo đã rách lau giường, gấp chăn màn vuông bánh chưng đặt ngay ngắn ở đầu giường. Mì chạy đi mượn búa đóng đinh treo mắc áo, căng dây kéo ri đô..." Tôi vừa đánh dấu vào hai lần đóng đinh và độc giả dễ dàng nhận ra rằng lần đóng đinh thứ hai cô Mì mới có búa, còn lần đầu cô đóng bằng gì thì chỉ có nhà văn Vũ Bão cây hài hước mới biết được. Một đoạn khác, "Ngát bực mình ngồi trong giường nói vọng ra", nhưng chỉ qua sáu dòng đối thoại thì lại là "Ngát vẫn nằm trên giường". Tất nhiên tôi đã phải hỏi ý kiến của tác giả và xoay chuyển lại theo kiểu một người dọn vườn văn. Chưa hết, khi bản tiếng Anh vào tay Wayne Karlin, ông kêu lên rằng truyện chỉ nhắc đến hai cô bạn cùng phòng đi lấy chồng, tại sao ngay từ dòng đầu tác giả lại viết: "Trong phòng có bốn chị em thì ba người đã lần lượt đi lấy chồng". Trong văn cảnh này, độc giả Việt Nam vẫn ngầm hiểu là tác giả có quyền chỉ nhắc đến hai trường hợp nổi bật trong số ba cô bạn cùng phòng, nhưng độc giả Mỹ tính đếm rõ ràng không chịu "ngầm hiểu" như vậy. Rốt cục chúng tôi phải xoay lại: "tất cả" chị em trong phòng đã lần lượt đi lấy chồng...
    Như vậy, là đồng chủ biên, chúng tôi không chỉ làm người dịch sách, chọn lựa tác phẩm, sắp xếp truyện vào các phần theo một cấu trúc gắn kết tương đối hợp lý, mà còn phải làm người biên tập hiểu rõ gu của độc giả, thậm chí phải làm người dọn vườn. Chắc rằng mai đây tác giả và người đọc nếu có đối chiếu song ngữ sẽ nhận ra trong bản dịch những chỗ mà dịch giả và người chủ biên đã xoay chuyển như đã nói ở trên.
    Một nhà xuất bản yêu văn học Việt Nam
    Hệ thống giáo dục Mỹ vẫn thường để ngỏ một phần giáo trình cho các trường tự tìm thêm sách giảng dạy. Nhà văn Wayne Karlin là giáo sư Đại học St.Mary ở Maryland, ông cùng với NXB Curbstone quảng bá bộ sách Việt Nam tới các trường đại học và nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt.
    Cũng nhờ công quảng bá của Wayne Karlin và NXB Curbstone, các trường đại học Mỹ còn mở rộng giáo trình sang những cuốn sách xuất bản ở nhiều nơi khác như Thời xa vắng của Lê Lựu, Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp (Đại học Oxford ở Malaysia), Người đàn bà trên đảo (Đại học Washington), Thiên sứ của Phạm Thị Hoài, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, tập thơ Cây thời gian của Hữu Thỉnh, Đường xa của Nguyễn Duy...
    Người Mỹ ít đọc sách dịch. Hàng ngàn NXB chỉ quan tâm đến việc sách in ra có bán được hay không. Họ không có nghĩa vụ tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc. Wayne Karlin đã tìm ra NXB Curbstone nhận in sách Việt Nam và đưa sách hiện diện chính thức trên thị trường sách toàn quốc, có mặt trong hệ thống hiệu sách và bán cả trên mạng (hãng Amazon.com). Số lượng phát hành lần đầu, như mọi NXB khác ở Mỹ, thường là 5.000 bản, nhưng khác một điều là sách của NXB Curbstone hàng năm vẫn đều đều được in nối bản. Nhân tiện xin nói con số 1.000 bản mà người phiên dịch chuyển ngữ nhầm cho một đoàn nhà văn VN thăm Mỹ gần đây thực ra là số lượng phát hành của NXB ở các trường đại học. Sách do các trường xuất bản thông thường chỉ bán trong hệ thống trường đại học toàn quốc với số lượng hạn chế như vậy, hầu như không có nối bản hàng năm. Số lượng sách phát hành là một bí mật kinh doanh, chỉ có NXB và cơ quan thuế biết với nhau, chứ không ghi đằng sau mỗi cuốn sách như ở ta.
    Curbstone Press là nhà xuất bản không lợi nhuận. Tính chất không lợi nhuận khiến thu nhập của người làm xuất bản và nhuận bút cho tác giả, dịch giả là rất hạn chế. Không lợi nhuận còn có nghĩa là nhà xuất bản không phải nộp thuế thu nhập. Để đáp lại việc không phải đóng thuế, họ phải làm nghĩa vụ phát triển văn hóa xã hội bằng cách tặng sách cho các thư viện trên toàn quốc, cho các trường học... Sách của NXB vì thế được in với số lượng lớn, ít nhất 5.000 cuốn bán trên toàn quốc để trang trải nhuận bút (tượng trưng) và nuôi sống người làm sách, ngoài ra còn có một số lượng đáng kể được đem tặng đến tận tay sinh viên và trí thức.

    Những luồng dư luận ban đầu
    Giờ đây tuyển tập truyện ngắn Việt Nam đã phát hành và có dư luận ban đầu trên báo chí. Nhà văn Robert Olen Butler, tác giả cuốn Hương thơm từ núi lạ đoạt Giải thưởng Sách Quốc gia viết: "Nhiều nhà văn Việt Nam là những tác giả tầm quốc tế và tuyển tập này là biểu hiện đầy đủ nhất có thể tìm thấy bằng tiếng Anh. Wayne Karlin và Hồ Anh Thái đã chủ biên và dịch một cuốn sách bậc thầy sẽ còn lại mãi". Báo Biên niên sử San Francisco ngày 2/11/2003 nhận định: "Tình yêu sau chiến tranh là tuyển tập văn xuôi đương đại Việt Nam lớn nhất bằng tiếng Anh và không còn lời nào khác ngoài chữ hoành tráng để nói về cuốn sách này. Tuyển tập có thể dễ dàng sánh với những bậc thầy truyện ngắn được khuếch trương nhiều của chúng ta như Raymond Carver, John Cheever và Grace Paley hoặc những nhà văn có tính thưởng thức của tạp chí New Yorker và Playboy. Chủ ý so sánh với Playboy bởi vì trái ngược với huyền thoại về các nước cộng sản, không có hạn chế nào đối với những nhà văn ở đây, ít ra là trong mọi sự bày tỏ đa dạng và phức tạp về năng lượng sắc dục của con người".
    Còn Thời báo St. Petersburg ra ngày 14-9-2003 bình luận: "Tình yêu sau chiến tranh là một tuyển tập văn xuôi sinh động của những tác giả mà tác phẩm sánh với những gì hay nhất của văn chương thế giới. Là chủ biên đồng thời là dịch giả, Wayne Karlin và Hồ Anh Thái xứng với một tấm huy chương vì đã tập hợp được những tác phẩm này trong một tuyển tập lớn. Văn phong đẹp, Tình yêu sau chiến tranh cho thấy rằng văn học Việt Nam, và cả đời sống ở đó, đang phát triển mạnh".
    Mới đây nhất, báo Biên niên sử San Francisco xếp tuyển tập này trong số 100 cuốn sách hay của năm 2003. Có lẽ ngay cả ở một nước có văn hóa đọc phát triển, khó có ai đọc hết 100 cuốn sách hay nhất trong năm. Nhưng việc bình chọn này có ý nghĩa với những nhà phê bình văn học và đội ngũ biên tập viên theo dõi xuất bản ở Mỹ, sau đó là độc giả yêu văn chương. Và một ý nghĩa nữa đối với nhà xuất bản: cuốn sách sẽ bán được nhiều hơn.
    2/2004
  9. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Love after War (2)
    Nhưng ở trường hợp sau đây thì ngược lại. Nhiều khi một khái niệm nghe rất thuận tai ở đây lại khó tiếp nhận ở bên đó. Câu cuối cùng trong truyện Tiếng hát và tiếng khóc của nhà văn Trang Thế Hy: "Nó nhắc nhở người cầm bút đừng bao giờ đánh mất cái điểm tựa đáng tin cậy của mình là nỗi đau khổ lớn của số đông người thầm lặng". Cụm từ "số đông người thầm lặng" tôi chuyển chính xác thành "the silent majority". Wayne Karlin bàn: ở Mỹ, cụm từ này thường được những chính khách cánh hữu dùng như một thứ bánh vẽ để mị dân, vì thế người Mỹ rất dị ứng với nó. Để tránh gây phản cảm cho người đọc, ông đề nghị lược bỏ chữ majority (số đông), câu văn còn lại là "nỗi đau khổ lớn của những người thầm lặng", vẫn giữ được khá chính xác nội dung.
    Còn truyện Bố con là đàn bà của nhà văn Vũ Bão, tôi đã đọc nhiều lần, nhưng phải đến khi bắt tay vào dịch, phải nghiền ngẫm từng câu từng chữ như chính mình là người viết thì mới phát hiện ra những chi tiết nhỏ. Nhỏ đến mức tác giả không biết, biên tập viên tiếng Việt cũng bỏ qua, bao nhiêu người đọc cũng bỏ qua nốt. Nhưng đọc nó bằng con mắt của người đọc nước ngoài duy lý, tôi không bỏ qua được nữa. Ví dụ đoạn này: "Vừa mới nhận buồng, Mì đã xắn tay áo, xắn ống quần, lấy chổi quét nhà, quét tường, treo một loạt tranh diễn viên, cắm hoa vào vỏ đạn 37 li, đóng đinh treo gương mỏ neo, xé cánh tay áo đã rách lau giường, gấp chăn màn vuông bánh chưng đặt ngay ngắn ở đầu giường. Mì chạy đi mượn búa đóng đinh treo mắc áo, căng dây kéo ri đô..." Tôi vừa đánh dấu vào hai lần đóng đinh và độc giả dễ dàng nhận ra rằng lần đóng đinh thứ hai cô Mì mới có búa, còn lần đầu cô đóng bằng gì thì chỉ có nhà văn Vũ Bão cây hài hước mới biết được. Một đoạn khác, "Ngát bực mình ngồi trong giường nói vọng ra", nhưng chỉ qua sáu dòng đối thoại thì lại là "Ngát vẫn nằm trên giường". Tất nhiên tôi đã phải hỏi ý kiến của tác giả và xoay chuyển lại theo kiểu một người dọn vườn văn. Chưa hết, khi bản tiếng Anh vào tay Wayne Karlin, ông kêu lên rằng truyện chỉ nhắc đến hai cô bạn cùng phòng đi lấy chồng, tại sao ngay từ dòng đầu tác giả lại viết: "Trong phòng có bốn chị em thì ba người đã lần lượt đi lấy chồng". Trong văn cảnh này, độc giả Việt Nam vẫn ngầm hiểu là tác giả có quyền chỉ nhắc đến hai trường hợp nổi bật trong số ba cô bạn cùng phòng, nhưng độc giả Mỹ tính đếm rõ ràng không chịu "ngầm hiểu" như vậy. Rốt cục chúng tôi phải xoay lại: "tất cả" chị em trong phòng đã lần lượt đi lấy chồng...
    Như vậy, là đồng chủ biên, chúng tôi không chỉ làm người dịch sách, chọn lựa tác phẩm, sắp xếp truyện vào các phần theo một cấu trúc gắn kết tương đối hợp lý, mà còn phải làm người biên tập hiểu rõ gu của độc giả, thậm chí phải làm người dọn vườn. Chắc rằng mai đây tác giả và người đọc nếu có đối chiếu song ngữ sẽ nhận ra trong bản dịch những chỗ mà dịch giả và người chủ biên đã xoay chuyển như đã nói ở trên.
    Một nhà xuất bản yêu văn học Việt Nam
    Hệ thống giáo dục Mỹ vẫn thường để ngỏ một phần giáo trình cho các trường tự tìm thêm sách giảng dạy. Nhà văn Wayne Karlin là giáo sư Đại học St.Mary ở Maryland, ông cùng với NXB Curbstone quảng bá bộ sách Việt Nam tới các trường đại học và nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt.
    Cũng nhờ công quảng bá của Wayne Karlin và NXB Curbstone, các trường đại học Mỹ còn mở rộng giáo trình sang những cuốn sách xuất bản ở nhiều nơi khác như Thời xa vắng của Lê Lựu, Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp (Đại học Oxford ở Malaysia), Người đàn bà trên đảo (Đại học Washington), Thiên sứ của Phạm Thị Hoài, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, tập thơ Cây thời gian của Hữu Thỉnh, Đường xa của Nguyễn Duy...
    Người Mỹ ít đọc sách dịch. Hàng ngàn NXB chỉ quan tâm đến việc sách in ra có bán được hay không. Họ không có nghĩa vụ tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc. Wayne Karlin đã tìm ra NXB Curbstone nhận in sách Việt Nam và đưa sách hiện diện chính thức trên thị trường sách toàn quốc, có mặt trong hệ thống hiệu sách và bán cả trên mạng (hãng Amazon.com). Số lượng phát hành lần đầu, như mọi NXB khác ở Mỹ, thường là 5.000 bản, nhưng khác một điều là sách của NXB Curbstone hàng năm vẫn đều đều được in nối bản. Nhân tiện xin nói con số 1.000 bản mà người phiên dịch chuyển ngữ nhầm cho một đoàn nhà văn VN thăm Mỹ gần đây thực ra là số lượng phát hành của NXB ở các trường đại học. Sách do các trường xuất bản thông thường chỉ bán trong hệ thống trường đại học toàn quốc với số lượng hạn chế như vậy, hầu như không có nối bản hàng năm. Số lượng sách phát hành là một bí mật kinh doanh, chỉ có NXB và cơ quan thuế biết với nhau, chứ không ghi đằng sau mỗi cuốn sách như ở ta.
    Curbstone Press là nhà xuất bản không lợi nhuận. Tính chất không lợi nhuận khiến thu nhập của người làm xuất bản và nhuận bút cho tác giả, dịch giả là rất hạn chế. Không lợi nhuận còn có nghĩa là nhà xuất bản không phải nộp thuế thu nhập. Để đáp lại việc không phải đóng thuế, họ phải làm nghĩa vụ phát triển văn hóa xã hội bằng cách tặng sách cho các thư viện trên toàn quốc, cho các trường học... Sách của NXB vì thế được in với số lượng lớn, ít nhất 5.000 cuốn bán trên toàn quốc để trang trải nhuận bút (tượng trưng) và nuôi sống người làm sách, ngoài ra còn có một số lượng đáng kể được đem tặng đến tận tay sinh viên và trí thức.

    Những luồng dư luận ban đầu
    Giờ đây tuyển tập truyện ngắn Việt Nam đã phát hành và có dư luận ban đầu trên báo chí. Nhà văn Robert Olen Butler, tác giả cuốn Hương thơm từ núi lạ đoạt Giải thưởng Sách Quốc gia viết: "Nhiều nhà văn Việt Nam là những tác giả tầm quốc tế và tuyển tập này là biểu hiện đầy đủ nhất có thể tìm thấy bằng tiếng Anh. Wayne Karlin và Hồ Anh Thái đã chủ biên và dịch một cuốn sách bậc thầy sẽ còn lại mãi". Báo Biên niên sử San Francisco ngày 2/11/2003 nhận định: "Tình yêu sau chiến tranh là tuyển tập văn xuôi đương đại Việt Nam lớn nhất bằng tiếng Anh và không còn lời nào khác ngoài chữ hoành tráng để nói về cuốn sách này. Tuyển tập có thể dễ dàng sánh với những bậc thầy truyện ngắn được khuếch trương nhiều của chúng ta như Raymond Carver, John Cheever và Grace Paley hoặc những nhà văn có tính thưởng thức của tạp chí New Yorker và Playboy. Chủ ý so sánh với Playboy bởi vì trái ngược với huyền thoại về các nước cộng sản, không có hạn chế nào đối với những nhà văn ở đây, ít ra là trong mọi sự bày tỏ đa dạng và phức tạp về năng lượng sắc dục của con người".
    Còn Thời báo St. Petersburg ra ngày 14-9-2003 bình luận: "Tình yêu sau chiến tranh là một tuyển tập văn xuôi sinh động của những tác giả mà tác phẩm sánh với những gì hay nhất của văn chương thế giới. Là chủ biên đồng thời là dịch giả, Wayne Karlin và Hồ Anh Thái xứng với một tấm huy chương vì đã tập hợp được những tác phẩm này trong một tuyển tập lớn. Văn phong đẹp, Tình yêu sau chiến tranh cho thấy rằng văn học Việt Nam, và cả đời sống ở đó, đang phát triển mạnh".
    Mới đây nhất, báo Biên niên sử San Francisco xếp tuyển tập này trong số 100 cuốn sách hay của năm 2003. Có lẽ ngay cả ở một nước có văn hóa đọc phát triển, khó có ai đọc hết 100 cuốn sách hay nhất trong năm. Nhưng việc bình chọn này có ý nghĩa với những nhà phê bình văn học và đội ngũ biên tập viên theo dõi xuất bản ở Mỹ, sau đó là độc giả yêu văn chương. Và một ý nghĩa nữa đối với nhà xuất bản: cuốn sách sẽ bán được nhiều hơn.
    2/2004
  10. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0

    Bốn khúc một bản tình ca _HAT
    Giới thiệu nhân vật
    A - Chàng
    Chàng vốn là một người làm nghề xoa đầu trẻ tại một trường sư phạm mà tới 95% học trò là nữ. Sau mười năm có vẻ lăn lộn với nghề (và cả với đám học trò thân yêu) mà chẳng thấy nên cơm nên cháo gì, vào một ngày đẹp trời chàng quyết định dứt áo ra đi tìm một chân trời mới. Số phận run rủi đã xô đẩy chàng tới một văn phòng báo chí có cái tên rất ấn tượng là ?oChân trời lúc rạng đông? đến từ tận đất nước Phù tang, với chức danh được in trang trọng ngay chính giữa tấm cạc visit bằng tiếng Anh là ?oPress Servant?. Nhiều người cứ thắc mắc rằng tại sao một con người thông minh sáng láng như chàng lại chưa tìm đưọc người nâng khăn sửa túi trong số mười mấy khoá học trò mà chàng đã bỏ bao công sức vừa dạy vừa dỗ đó. Hay là chàng có vấn đề bệnh lý gì đó tế nhị mà các cô gái không dám gần? Hoàn toàn ngược lại.
    Theo lời chàng tâm sự, trong một lần nhậu hơi quá chén, cái hành trang tình yêu của chàng cũng nặng ra phết, nói phải tội chứ nếu chàng xuất cảnh theo diện đoàn tụ gia đình ?ohụt? (nghe bảo một trong những cô học trò yêu của thầy đi xuất khẩu lao động sang Nga hiện vẫn đang đánh hàng chủ yếu là đồ lót từ Mát về các vùng quê xa xôi) thì chắc chắn phải thuê hẳn một công tai nơ loại 40 feets chiều cao mới chứa hết. Thế nhưng cái số chàng nó mạt, cứ muộn nhất là đến cuối năm học thầy lại đường thầy, trò đường trò. Cũng chẳng dám bận tâm lắm bởi ?ocon chị nó đi, con dì nó lớn?, cứ mỗi năm chàng nhúp một cô. Xin phép được trích dẫn ra đây một vài mối tình để khỏi mang tiếng cho chàng là người điêu ngoa, ăn không nói có, một căn bệnh nghề nghiệp mà thiên hạ thường ác ý gán cho những người làm báo như chàng.
    Mối tình thứ nhất đến khi lần đầu tiên chàng bươc chân lên bục giảng. Cái giọng trầm, ấm áp và cài phong thái có vẻ phớt học trò của chàng khi dạy một bài thơ tình nổi tiếng của Đại Thi hào Puskin đã làm rung động trái tim khờ dại của một thôn nữ ngây thơ lần đầu tiên bước chân ra Thủ Đô. Suốt năm học đó, trong suốt các tiết học cô nàng chẳng làm được điều gì khác ngoài việc ngước cặp mắt đắm đuối nhìn thầy, đôi môi luôn mở trong tư thế sẵn sàng ăn vã từng ?olời vàng ý ngọc? phát ra từ miệng thầy. Sự đam mê đến cuồng dại của cô học trò như tiếp thêm lửa cho những lời giảng của thầy, làm bùng lên tình yêu nghề nghiệp vốn đã rất dễ bén lửa của một thầy giáo mới ra trường, và kết quả là hầu như tiết nào thầy cũng bị cháy giáo án. Mối tình đầu bốc lửa đó bị dội một xô nước rửa bát, chuyện thường ngày ở khu nội trú sinh viên, vào một buổi chiều cuối năm tây. Hôm đó, cô nàng vào phòng thi vấn đáp, nói tiếng ?olào? ra tiếng ?oý?, bị đánh trượt, phải trở về quê làm nông nghiệp. Vài tháng sau, chắc vì vẫn chưa nguôi ngoai được cái kỷ niệm vừa giàu chất thơ vừa phũ phàng của mối tình đầu, nàng quyết định lấy quách một anh chồng làm nghề xe thồ. Nghe đâu bị ngược đãi kinh lắm: cứ trung bình một tuần một trận đòn, nửa tháng một lần bị dìm xuống ao, và một quý một lần bị quấn tóc treo lên xà nhà. Kể cũng tội, vì nàng chăm ơi là chăm: chăm làm, chăm ăn, chăm khuyên nhủ chồng, chăm răn dạy con cái, chăm góp ý với hàng xóm, và cả chăm đẻ nữa (thấy bảo hai vợ chồng đã có với nhau năm thằng cu cái hĩm rồi). Phải mỗi cái tính lơ đễnh: ai đời đang ngồi quấy cám lợn, hay nhồi bánh đúc vào diều vịt cho chồng thồ ra Hà Nội bán, thỉng thoảng lại đần mặt ra, rồi bất thần ngâm vống lên mấy câu thơ (thầy đã đọc tặng khi nàng từ tận quê lên trường mời thầy về ăn cỗ cưới), làm thằng chồng cứ tưởng xỏ xiên gì nó, nó đánh cho. Thương lắm! Xin được mạn phép thầy được đọc ra hai câu thơ đó ở đây để mọi người cùng phán xét cái bệnh ghen vô lý của một gã chồng thượng cẳng chân hạ cẳng tay:
    Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm
    Cầu cho em được người chồng như tôi đã yêu em
    Mối tình thứ hai là với một cô nhà ở làng hoa Nhật Tân, có cái tính cách mạnh mẽ đặc thù của dân ngoại đê. Mến thầy, bằng cái giọng vừa năn nỉ, vừa nũng nịu, cô nằng nặc xin được đến nhà thầy học phù đạo vào buổi tối. Cứ sau mỗi buổi học (thường kết thúc vào gần mười giờ đêm), cô lại chơm chớp mắt thỏ thẻ nhờ thầy đưa về. Tuy lúc đầu hơi ngại, nhưng nghĩ thân gái hơ hớ như thế đi đêm trên đê một mình nói phải tội chứ ngộ nhỡ có thằng nào nó liều thì phí một đời hoa, mà mang tiếng cho mình, thầy cũng tặc lưỡi gật bừa. Những cuộc đi dạo dọc con đê của hai con người ?ogià nhân ngãi non thầy trò? này đã không may bị gián đoạn vô thời hạn do một sự cố bất ngờ. Đó là vào một đêm tháng Củ Mật, trời không giăng không sao. Sau khi đưa cô học trò yêu về nhà, đang túc tắc vừa đạp xe vừa chóp chép cái dư vị ngọt như mật hoa, hít hít cái dư hương thơm như hương như hoa của nụ hôn chia tay (thời đó nụ hôn không bị pha trộn vị gây gây của thịt chó và mùi găn gắt của mắm tôm như bây giờ - chú thích của tác giả), thầy bỗng cảm thấy có một vật gì cứng đập đánh bốp một cái vào trán. Một giải sao băng bỗng phụt loé lên trước mắt thầy trước khi đưa thầy vào cõi vô thức. Khi tỉnh dậy, quờ quạng khắp nơi thì thấy đầu, cổ, chân tay vẫn còn đủ cả. Chí có cái xe ?oSputnik?, chiếc đồng hồ ?oRaketa?, chiếc áo bay và đôi giày cô-xư-ghin, gia tài dành dụm suột một năm đi Nga của thầy, đã theo giải sao băng bay vào vũ trụ bao la. May mà chiếc quần xibata sờn do đã bị tích kê hai miếng ở mông là còn sót lại. ?oThôi của đi thay người?, - thầy tự an ủi. Thế rồi bước thấp bước cao, co ro cúm rúm, thầy quá bộ về nhà, vừa đi vừa hát, hát cho đỡ lạnh, hát cho đỡ sợ,
    Đêm đông, ta lê bước chân không giầy trên đê
    Có ai thấu tình cô lữ đêm đông lưng trần
    Thầy phải nghỉ mất hai tuần để đi bệnh viện thẩm mỹ lại cái trán, nhưng dấu tích của chấn thương xương sọ thì vẫn còn lại đến tận bây giờ: phần tóc phải cạo khi giải phẫu đã không thể nào mọc lại được nữa.
    Mối tình thứ ba là với cô gái thuộc một gia đình Hà Nội cổ, nền nếp, gia giáo. Sau hơn nửa năm quen nhau, cô mới nhận lời đi chơi công viên Thủ Lệ với thầy, và dứt khoát đòi được ngồi ở chiếc ghế đá đặt dưới cột đèn cao áp. Trong lúc thầy đang say sưa thổ lộ tình cảm, cô học trò cứ cúi gầm mặt xuống đất. Thầy hỏi gì cô cũng cứ im lặng, dứt khoát không ngẩng đầu lên thầy lấy làm lạ, bèn ngó thử xuống xem dưới chân có cái gì thu hút mạnh hơn cả giọng nói, nét mặt và cả đôi tay đang miệt mài bộc lộ tình cảm của mình. Thầy chợt choáng váng khi nhận ra rằng, trong khi vội vã đến điểm hẹn của tình yêu, thầy đã mang nhầm đôi bít tất rách, thò cả hai ngón chân cái ra ngoài. Vừa xấu hổ, vừa tự ái, thầy đứng bật dậy, phăm phăm ra lấy xe về một mình. Khi một người bạn đã nhiều lần trải qua những ca hiểu lầm kiểu này chân tình khuyên nhủ chàng thì chàng quát lên:
    - Với tư cách cá nhân tôi có thể tha thứ được sự thiếu nghiêm túc đó, nhưng với tư cách một người thầy thì không đời nào. Không thể nào chấp nhận được cái thái độ thiếu tôn trọng đối với một nghề nghiệp cao quý như nghề của chúng ta. Đây thuộc về phạm trù quan điểm. Đấy rồi ông xem, còn tôi, còn ông, cô này mà trở thành một cô giáo tử tế thì tôi sẵn sàng nuốt chửng đôi bít tất hôm nọ.
    - Ông dốt bỏ mẹ, chẳng hiểu tâm lý phụ nữ gì cả, anh bạn phá lên cười, thế mà cũng mang tiếng là kỹ sư tâm hồn. Người ta đường đường là con gái nhà lành, mới đi chơi lần đầu tiên mà ông tỏ tình bằng một dose mạnh như thế, bé sợ, không dám ngẩng lên nhìn cái mặt ông là phải. Tôi nói cho ông biết nhớ, không hạ đường huyết rồi ngất xỉu ngay tại chỗ là phúc tổ mấy đời nhà ông rồi đấy. Cô bạn của bé vừa mới mách nhỏ cho tôi là bé rất thích ông. Mà con gái là thích thì áo rách, quần rách họ cũng chấp nhận được chứ đừng kể đến bít tất rách như ông. Thôi đừng sĩ diện hão nữa, ông giáo Thứ, đến làm lành với bé đi. Nếu chưa mua bít tất, lấy bít tất mới của tôi mà xỏ. Hàng ngoại nhé Made in China hẳn hoi.
    Nhưng không khổng là không, đấng quân tử nhất ngôn nay vẫn kiên quyết bảo lưu ý kiến của mình.

Chia sẻ trang này