1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các tác phẩm Hồ Anh Thái

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi hoangvan09, 11/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Mây Mưa Mau Tạnh - Hồ Anh Thái
    Tôi lên Đoài Nạ Gọi là lên nghe cứ tưởng xa, thực ra chỉ cách Hà Nội bốn mươi cây số đường bộ. Nhưng cũng đúng là lên thật, Đoài Na là một cái hồ rộng trên một vùng núi không cao lắm, nhiệt độ bao giờ cũng có quyền thấp hơn ở Hà Nội vài ba độ C. Cái hồ trên núi thành ra nơi sơn thủy hữu tình cho dân Hà Nội kéo nhau lên, vừa giải trí cho cá nhân vừa đáp ứng chủ trương giãn dân đô thị. Anh bạn tôi đã xây một khách sạn. Rồi khách sạn chuyển thành nhà nghỉ. Khách sạn và nhà nghỉ là hai khái niệm khác nhau, ai chẳng biết. Anh còn định dẫn dụ tôi dính dáng vào vài ba cái nhà nghỉ anh đang mở thêm. Vài ba còn là ít, Đoài Na là thành phố vệ tinh của Hà Nội, dân đô thị đang ùn ùn đổ tới. Anh hứa cho tôi mượn một căn phòng hướng ra mặt hồ lãng đãng sương giăng lơ thơ thông ba lá. Anh thích thế, thích chơi đẹp với dân làm văn chương làm khoa học.
    Thế là tôi lên Đoài Nạ Lần đầu tiên. Bốn chục cây số và lần đầu tiên. Ngang dọc khắp nơi trong nam ngoài bắc, nhưng lần đầu qua quãng đường hai giờ xe máỵ Phải mất hai giờ, có mấy cái dốc văng xuống thì người tan đằng người xe tan đằng xe.
    Anh bạn mở cho tôi vào căn phòng dành riêng, đúng là nhìn ra hồ sương giăng như khói, đúng là nhìn ra một triền thông bao bọc quanh hồ. Rồi anh có bạn tới bàn chuyện làm ăn, anh để tôi lại tự do với căn phòng và tự ý thăm thú cả vùng Đoài Na một ngày cho biết.
    Tôi ngồi bên cửa sổ chưa được bao lâu thì một đôi trai gái loạng choạng đi quạ Loạng choạng vì bốn chân cứ dịch chuyển những bước ngắn, hai thân người cứ díu vào nhau, hai cặp môi cứ dính bết vào nhau như dán keo con voị Rốt cục, khi chúng lọt vào giữa khung cửa sổ thì keo con voi rã rời quá đát, gã trai háu đói nhả môi đứa con gái ra, quay lại và thấy tôi bên ô cửạ Gã cười láu lỉnh. Chú cũng lên đây thuê phòng phải không, đã lùa được em nào tàn bạo chưa, chưa à, để cháu giúp, không cần à, thế thì sang phòng cháu uống rượu, rượu tàn bạo.
    Gã trai tên là Bảo, quen miệng nói câu nào cũng đệm hai tiếng tàn bạo, mà thành tên là Bạọ Tôi từ chối để cho gã tự nhiên, nhưng gã xưng xưng nói ?ophòng cháu? rất tự nhiên, nằng nặc mời tôi sang uống rượu tàn bạo rất tự nhiên. Thì uống vậy, uống xong thì tôi sẽ đi để cho gã tự nhiên dán keo con voi.
    Bạo và cô bạn gái tên gọi Bi Bi (chắc chả phải tên thật, tên chúng nó gọi nhau) đã mua sẵn đồ ăn nguộị Gã trổ tài pha vodka với nước cà chua thành rượu Bloody Mary, một thứ rượu tôi cũng thích. Gã gọi người phục vụ mang thêm vào cho ba cái cốc tọ Cô phục vụ khuềnh khoàng đi vào, trút cả khay cả chén lên mặt bàn, vỡ tan cái cốc Bloody Mary đã pha sẵn. Thứ dung dịch màu đỏ sền sệt bắn tóe lên chiếc váy màu kem của Bi Bị Một vệt đỏ loang rộng ở đúng vào nơi tế nhị nhất.
    Tôi kịp giữ tay thằng Bạo trước khi nó giáng cho đứa con gái kia một cái tát. Tao cho một mồi ?olửa thiêu quán trọ? thì chủ tớ nhà mày phải đăng ký địa chỉ từ thiện mà ngửa tay ăn xin. Hoảng hồn vì suýt bị đánh, đứa con gái ôm mặt khóc, đôi bàn tay gái quê to múp như quả phật thủ. Tay ấy chỉ để thay vải trải giường thay áo gối và giặt giũ sau khi khách thuê phòng theo giờ đã ra đị Tay ấy bưng bê đồ ăn làm sao được.
    Cô gái vẫn đứng khóc. Còn cách nào hơn? Chửi mắng loại người như vậy mãi cũng bằng thừa, thằng Bạo quay lại quát Bi Bị Cởi váy rạ Bi Bi đưa mắt nhìn tôi như cầu cứụ Cởi váy ra, bắt nó giặt đền. Em gột tạm cũng được. Không việc gì phải tạm bợ, bắt cả lò chúng nó giặt là, từ giờ đến chiều sẽ có đồ mặc lại.
    Đến thế thì tôi phải nghĩ ra cớ để đị Lòng dạ nào ngồi uống một cốc Bloody Mary khác, trong khi chiếc váy loang màu đỏ cứ đập vào mắt. Đi đi cho cô ta cởi bỏ bộ đồ khó chịu cho kịp giặt là, cho kịp chiều tối quay về Hà Nội.
    Tôi đi lang thang ven hồ. Đã gần trưa, những cặp những đôi bắt đầu ngày nghỉ ở đây bằng cuộc dạo gót bên hồ bây giờ đã sơ tán bằng hết về các nhà nghỉ. ở đó gã đàn ông chỉ cần chìa ra cái bằng lái xe máy là cả đôi vào phòng, không cần chứng minh giá thú của thế giới động vật cổ xưạ Phóng xe bốn chục dặm đường, leo lên mấy cái dốc để mà đi dạo một mình như tôi lúc này thì đúng là một thứ lãng mạn ngu lâụ Ở chỗ cho thuê xe đạp nước và thuyền đôi vắng thảm vắng hạị Có đúng một đôi hâm hấp đang lục cục trật trẹo với mái chèo trên hồ nắng. Có đúng một đôi nữa chắc cũng dở hơi đang vờn vã đuổi nhau qua các gốc câỵ Có đúng hai đôi không hơn không kém. Hai đôi Romeo và Juliet cuối mùa đang ố á ối ái té nước vào nhau, đang vụng về đuổi chộp nhau, nhưng công đoạn cuối cùng chắc chắn là kết thúc trong các phòng nghỉ trọ đằng kiạ Anh bạn tôi cũng đã nói rằng ba cái nhà thuyền ba cái đu quay ba cái trò chơi điện tử bày ra cho có chuyện, thực ra cứ tự động mà dẹp tiệm. Dân Hà Nội bây giờ chẳng có ai đạo đức giả lên đây để mà tản bộ, để mà bơi thuyền chơi đu chơi điện tử. Phóng xe lên là phóng thẳng vào phòng ngủ, từ choai choai chíp chíp cho đến sồn sồn trốn vợ trốn chồng, từ tám giờ sáng đến năm giờ chiều là bội thực tình yêu, đường trở về xuống dốc cứ phơi phới tương lai.
    Tôi chả bội thực tình yêu, chả nước non gì với cái phòng cho nhà văn ngồi viết mà cứ lũ lượt kéo qua cửa sổ từng đôi từng đôi ư ử chút chít. Thế mà phải gần sáu giờ chiều tôi mới dứt được bữa rượu của ông chủ để ra về. Như có phép lạ, đường vắng ngắt, tất cả các cặp đực cái đồng loạt xoá sổ khỏi nhà nghỉ và con đường rừng.
    Xuống lưng chừng một con dốc, tôi thấy Bi Bị Cô ta không nhận ra tôi, cứ vẫy tay rối rít như vẫy một gã xe ôm. Bên cạnh cô ta có một gã xe ôm thật, gã đang loay hoay với chiếc xe máy trên cái khoảnh đất dành cho người xuống dốc hỏng phanh, cứ tạt ngang vào khoảnh đất ấy thì dừng được xe và thoát được tai nạn. Tôi dừng xe lại ngay trước mặt, Bi Bi mới nhận ra, mắt long lanh nước. Chú ơi, suýt nữa thì cháu tan xác dưới vực sâu rồị Thằng Bạo đâu mà phải đi xe ôm? Cứ tưởng oà lên khóc thì mặt Bi Bi rắn đanh lạị Anh ấy bảo đi mua bao thuốc, cháu yên tâm ngủ thiếp đi, tỉnh dậy, xuống phòng tiếp tân hỏi thì hoá ra anh ấy đã thanh toán tiền phòng và biến từ lâu.
    Tôi đưa Bi Bi đi, bỏ lại anh chàng xe ôm đang lục cục sửa bộ phanh. Trên đầu những đám mây đen lừ lừ mọng nước. Đi hết quãng đường đèo dốc, vừa chớm vào quốc lộ thì như có cả một thác nước ập xuống. Chúng tôi lao ngay vào một tiệm giải khát bên đường. Đôi ba món tóc dính bết vào trán vào thái dương và xù lên chỗ đỉnh đầu, trông Bi Bi rũ rượi như chim sẻ gặp mưạ Chiếc váy màu kem bị nhăn nhúm một khoảng ở ngực. Vừa bắt gặp cái nhìn của tôi vào chỗ đó, Bi Bi vội giải thích rằng Bạo buộc cô tụt váy ra ngay lập tức để con bé nọ đem đi giặt là. Trước khi rời nhà nghỉ, Bi Bi gọi điện cho người ta mang trả váy thì váy đã bị là cháy ngực. Chả lẽ lại cởi váy ra lần nữa đôi co đền bồi ở đó cho đến đêm.
    Chúng tôi ngồi uống một thứ nước dừa nhạt thếch cho qua cơn mưạ Tấm váy nhăn nhúm khoảng ngực cứ phơi lộ trước mặt mà tôi lại chỉ quen nhìn thẳng, không quen lảng nhìn đi nơi khác. Tôi có cảm tưởng cái vết loang đỏ vẫn chưa gột sạch. Những nhà nghỉ kiểu ấy chỉ quen giặt là áo gối vải trải giường, ai dám liều mình gửi vào đấy một bộ váy áo sang trọng để cho nó tàn tạ như thế này.
    Cơn mưa cho thời gian. ánh mắt chỉ biết nhìn thẳng của tôi cho sự tin cậỵ Bi Bi kể rằng cô ta quen cháu của chú (thằng Bạo không phải cháu tôi, nó là con trai một anh bạn) vào một ngày khủng khiếp. Hôm ấy cô đang trên đường tới lớp học tiếng Pháp thì bất chợt nhận ra vẫn là hai gã trâu mộng bám theo từ buổi sáng. Hai thằng đều đầu đinh quần soóc, đều lừng lững cỡ mét tám, đều đi trên hai con tôm (Custom Bikes) kềnh càng. Chỉ có khác một thằng may ô đen một thằng may ô đỏ, một thằng kính đen nước cống đêm trăng một thằng kính xanh nhớt nước Hồ Gươm. Buổi sáng chúng bám theo Bi Bi đến tận văn phòng của cô. Buổi trưa chúng kè kè theo đến tận quán cơm bụi, chờ ở đâu đó, rồi áp giải trở lại văn phòng, giữa đường thình lình chúng rồ ga phóng vọt lên, choé một cái chẹt lòi ruột một con chó Nhật chạy ngang đường. Đến chiều thì chúng ép hai bên hộ tống cô sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu.
    Bi Bi hoảng quá, cho xe đi chậm lại rồi tạt vào một tiệm giải khát, mong cho hai gã xã hội đen chờ không nổi phải bỏ đị Một người con trai vào theo ngaỵ Anh chàng này còn cao to hơn hai gã nọ, đi một cái xe máy còn to hơn xe chúng, nhưng không may ô đen may ô đỏ kính đen kính xanh, gương mặt cũng dễ tin hơn. Anh ta đàng hoàng ngồi xuống cùng bàn với Bi Bi, cũng uống chanh muối, như hai người quen biết đã hẹn hò. Uống hết cốc chanh muối thì Bi Bi được biết hết ngọn ngành. Người thanh niên tình cờ nghe được chuyện của hai gã kia khi chúng đang nhậụ Chúng được thuê theo dõi để tạt axit Bi Bi. Ai thuê thì anh không biết.
    Vậy là Bi Bi quen Bạọ Cô phải bám lấy anh vì chẳng có ai khác để bám. Gã bạn trai của cô nghe chuyện thì hung hăng nói giọng run run rằng phải đi báo công an, rồi lặn không sủi tăm, chẳng thấy gã bén mảng tới lần nào nữạ Hôm ấy Bạo phải kèm xe cho Bi Bi về tận nhà, những ngày sau anh đón cô ở đầu phố, chở đi làm đi học, rồi đi bơi thuyền đi xem hát. Hai gã kính nước hồ kính nước cống cũng dần dần lảng mất, nghe đâu Bạo đã nói với chúng rằng đất rừng nào có chúa sơn lâm ấy.
    Dù sao đi với Bạo cũng thật yên tâm. Cho đến hôm naỵ Bạo đúng là chúa sơn lâm hoành hành trên lãnh địa chủ quyền của mình. Chuyện anh định tát cô gái phục vụ là có thể hiểu được, cũng có thể hiểu được chuyện anh quát Bi Bi tụt váy bắt chúng giặt là, chuyện suốt một ngày anh vần vò năm lần bảy lượt như một con hổ đóị Nhưng không sao hiểu nổi việc anh lặng lẽ biến đi trước, bỏ mặc Bi Bi ở lại một mình. Thế là hết. Bi Bi nói một câu khô khốc. Bên ngoài cũng đã khô. Cơn mưa rào cũng đã tạnh được một lát. Tôi an ủi cô ta rằng chắc có chuyện hiểu lầm gì đó và mọi chuyện chưa hẳn đã hết. Nhưng thâm tâm tôi nghĩ đã hết thật và hết cũng phảị Cái gọi là tình yêu bốn chục cây số như thế, quần đảo cả một ngày trời trong phòng trọ như thế thường cuốn theo chiều gió với chuyện xác thịt. Chính vì thế mà tôi thấy Bi Bi trở nên phù phiếm hồn nhiên khi cô xuống xe trước cửa nhà mình và vớt vát nhờ tôi nói với Bạo rằng cô không giận anh ta, cô vẫn yêu anh ta, cô vẫn chờ cú điện thoại giải thích của anh ta.
    Tôi đến thẳng nhà Bạo ngaỵ Nó cười ha há, lại còn vặc tôi đã chở Bi Bi về Hà Nộị Nó chủ ý cho con bé hôm nay phải đi xe ôm về, lẽ ra phải bắt nó chờ gã xe ôm sửa cho được phanh, mà sửa được phanh rồi đường rừng vắng như thế thì xe ôm nó cũng xơi táị Chú tưởng chúng mày yêu nhaủ Có mà yêu cá trong niêu cho mèo tiêu một bữạ Chú có biết hai thằng trâu mộng may ô đen may ô đỏ ấy chui ở đâu ra không? Bạn cháu cả đấy, hai thằng hiền khô, làm quái gì có axit với lưỡi dao cạo, vũ khí của chúng nó chỉ có trên răng dưới cát tút.
    Điện thoại di động bỏ trên mặt bàn reọ Bạo bấm nghe nói cười toe toét, thế à, sắp đến rồi à, phụ tùng dụng cụ chu đáo rồi à, chúc vui vẻ nhé. Nó tắt máy, rồi chợt như có chút ngẩn ngơ. Cái ngẩn ngơ chuyển sang đăm chiêụ Rồi trầm giọng kể.
    Bảo không gặp maỵ Nó và hai thằng bạn vừa tốt nghiệp được nhận vào một cơ quan bộ. Sau một năm hai thằng kia được ký hợp đồng dài hạn. Một mình Bạo rớt lạị Thế mà Bạo đạt điểm cao nhất cả ba đứa trong cuộc thi sát hạch, cũng năng nổ được việc hơn. Chẳng qua chuyện bắt đầu từ hôm lão Phụng vụ phó bị hóc khóa toilet, gào thét la hét trong đó gần một giờ đồng hồ mà đám nhân viên văn phòng chân yếu tay mềm không sao giải thoát cho lão được. Phải đến khi Bạo xuất hiện và ra tay, cái tay thành thạo các loại cấu tạo động cơ và cấu tạo cơ thể. Phụng đầm đìa mồ hôi thoát khỏi phòng biệt giam. Bạo đã không được một lời cảm ơn thì chớ, theo cái lý sự âm ỉ của lão Phụng thì kẻ dễ mở chính là kẻ dễ khoá. Lão càng nghi ngờ và căm Bạo khi trong cơ quan lan truyền cái biệt danh về một lão Phụng thủ cựu ?oỉa không được mà cứ ôm lấy cái chuồng xí.? Lão đâm ghét một thằng thanh niên không biết nhũn nhặn che đậy thế thủ - những đức tính công chức mà lão phải thực hành gần ba chục năm naỵ Bạo hồn nhiên bộc lộ có người yêu ở Huế - Phụng lập tức dựng chuyện ngày nào nó cũng dùng điện thoại cơ quan nói chuyện đường dài trăng hoạ Bạo sây sát chân tay vì ngã khi đang sửa mái nhà - Phụng tức khắc dựng chuyện nó tham gia một đội đua xe máy cảm tử. Khi đã chấp nhặt thì chuyện bé xé ra tọ Trong các cuộc họp đầu não cơ chế ba mặt bốn mặt, Phụng là người quyết liệt phản đối việc tuyển dụng Bạo, bất kể quy chế kiểm tra sát hạch. Rồi chính lão tuyên bố cho Bạo đội nón ra đi.
    Phụng có võ của Phụng thì Bạo có võ của Bạọ Có cao thủ thì phải có cao nhân. Bạo đã lần mò biết được gia cảnh của Phụng. Phụng có một đứa con gáị Đứa con gái ấy là Bi Bi.
    Chúng chóng vánh cặp đôi với nhaụ Bi Bi không biết cơ quan bố mình từng có một gã trai tên là Đắc Bảọ Phụng không biết con gái mình mới có một vệ sĩ tên là Bạọ Hà Nội bằng bàn tay mà Hà Nội cũng là cả một thế giớị Thế giới ấy có cả những người không cùng ngôn ngữ, có cả những tình cảm được dàn xếp sắp đặt. Gọi là sắp đặt, nhưng kè kè quen hơi bén tiếng một thời gian thì thú thực Bạo cũng thấy thương. Bạo đã tự nhủ hay là bỏ mồi chạy lấy người, bịt mũi một cái lặn không sủi tăm, coi như người hành tinh khác đến thăm chớp nhoáng rồi mất hút cùng đĩa baỵ Bạo đã định thế nếu Bi Bi không tỏ ra đoan chính khi tranh cãi về chữ trinh, cái thứ mà một kẻ sành sỏi như Bạo cảm thấy là cô ta không có. Bi Bi xưng xưng dè bỉu những gã đàn ông phong tình nhăng nhít, những người đàn bà uế tạp dễ dãi, những con người giả dối vô đạo.
    Tới mức ấy thì Bạo quyết đưa Bi Bi lên Đoài Nạ Nếu quả thực cô ta trinh trắng thì Bạo sẽ đưa đi đến nơi về đến chốn, biết đâu cái sự dan díu có lòng thương sẽ chuyển dần thành yêụ Nhưng mà mỏ dầu khí ở nơi thềm lục địa đã có kẻ tới khai thác từ lâu, chẳng kiêu sa báu bở gì đâụ Bạo đã phát hiện ra và ném thẳng vào mặt Bi Bi những lời như thế. Nó thầm quyết định để cho con bé phải về Hà Nội bằng chuyến xe ôm cuối ngày.
    Bạo nói rằng như vậy vẫn chưa tàn bạo, một thằng bạn nó đã từng cho một con phải dốc sạch vốn liếng trả tiền khách sạn cơ.
    Thấp thoáng trong đầu tôi hình ảnh Bi Bi với chiếc váy loang lổ vết đỏ, rồi lại nhăn nhúm một khoảng ngực. Chắc giờ này con bé đang tuyệt vọng ngồi nhà và vẫn chưa hiểu nổi vì sao sự thể lại đến nỗi như thế. Như hiểu được ý nghĩ của tôi, thằng Bạo bật cười khanh khách. Chú có muốn nói chuyện với cô cháu gái Bi Bi bây giờ không? Ở nhà ư, chú nhầm rồi, bây giờ nó có cuộc hẹn với một thằng bạn cháu ở cà phê vườn. Thằng này vừa mới bắt đầu được cháu sang tay kể từ tối nay. Bi Bi đang được thằng kia an ủi vuốt ve trong một lô biệt lập. Nó đang được thằng kia hứa hẹn sẽ bắt cháu nộp phạt. Vũ khí của thằng kia bây giờ cũng chỉ là trên răng dưới cát tút. Con bé đang nằm trong tay thằng kia ở một nơi xa lạ mà chú gọi đến thì mới thật là tàn bạọ Bạo bấm một số điện thoại di động. Hình như ở đầu đằng kia đôi trai gái đang đê mê bỗng giật thót vì chuông reo. Thằng Bạo a lô a lô tao đây, cho ông chú tao nói chuyện với cháu gái một chút, rồi chìa ống nghe cho tôi kèm theo cái nháy mắt.
    Nhưng có chuyện gì mà nói nữa ?
  2. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Thi nhân -Hồ Anh Thái
    Chẳng gì ngài cũng là đại quan trông coi việc học hành trong triều. Trông coi sự học trên khắp tiểu vương quốc này. Còn như cái con bé con mới nứt mắt ra kia - đấy là nói trộm vía công chúa Pariyan ?" vài cuốn kinh Vệ Đà, dăm ba chữ nghĩa học đường, mới thế đã huyễn tưởng, ngỡ mình là thần học vấn Sarasvati giáng trần. Đến dự lễ kén rể toàn các vương tôn công tử học rộng tài cao cả đấy, các trang nam nhi tuấn kiệt cả đấy. Người này công chúa chê là ngốc. Người nọ công chúa bĩu môi, tri thức chỉ bằng hạt đậu. Người khác thì cù lần, trì độn, tầm thường.
    Thôi thì phải đến lượt ngài hiện diện. Ngài là thầy của tất cả những chàng trai giỏi giang kinh sử mà vô duyên trước nàng công chúa trẻ ranh quá quắt. Thượng thư bộ học, một chức quan như thế mà tuổi mới xấp xỉ tứ tuần. Mà chưa một lần lấy vợ. Liệu công chúa kiếm được một tấm chồng nào hơn? Thế mà thấy ngài tiến ra ngỏ lời, công chúa ré lên. Lũ hoạn quan cũng hé hé cười theo.
    - Ngài thượng thư ?" Công chúa bảo - Sự học của ngài như sông như bể, chẳng có kinh sách nào mà ngài chẳng làu thông, chẳng có điều gì mà ngài chẳng biết. Vậy ta đồ rằng ngài biết rõ trên đầu mình có bao nhiêu sợi tóc.
    Lũ hoạn quan cười hé hé. Cả triều đình ré lên. Không biết điều mà ngậm mồm lại, đám vương tôn công tử của thượng thư cũng cười ré lên. Ghê thay thói a dua của người đời. Con bé này rõ ràng muốn ám chỉ cái đầu hói của viên đại quan còn trẻ.
    - Thưa công chúa ?" Viên thượng thư nén giận - Chắc là số tóc trên đầu tôi còn xa mới bằng số kinh sách trong đầu tôi.
    - Thế thì ta khuyên ngài nên sớm gặp quan thái y. Ông ấy sẽ cho ngài một thứ thuốc. Tóc ngài sẽ mọc nhiều hơn. Còn sách trong đầu ngài sẽ vơi đi.
    Viên thượng thư chỉ chút nữa đã ném trả công chúa một câu đích đáng, một đòn mà trí tuệ sắc sảo đàn bà phải chết hẳn. Song ngài kịp kìm chế. Người quân tử không trả thù bằng sự khoái khẩu.
    Đại lễ kén chồng coi như tan. Lũ hoạn quan và bọn nịnh thần ca tụng thiên tài của công chúa. Đám vương tôn công tử vừa thất bại trong cuộc đấu khẩu với công chúa thì quay ra phụ hoạ bọn hoạn quan.
    Viên thượng thư phi ngựa ra khỏi kinh thành. Ngài chỉ dừng lại khi đã ra tới thảo nguyên và gặp một đàn cừu chắn ngang đường. Đàn cừu vô chủ. Ngài xuống ngựa, tản bộ về phía những lùm cổ thụ nương nhờ bóng mát. Chân ngài giẫm lên một mớ xống áo của ai đó. Để ý kỹ thì thấy bên cạnh cây sáo trúc là một bộ quần áo mục đồng. Bên cạnh bộ quần áo mục đồng là một tấm sari đàn bà. Rồi phải tới lúc này từ bụi cây gần đó mới phát ra những âm thanh như tiếng người mà không ra tiếng người. Tiếng đàn ông rên ư ử như một con chó què. Tiếng đàn bà như tiếng mèo gào động đực. Viên thượng thư định quát lên cho hai cái thân người trần trụi kia buông nhau ra. Không, không được, sử thi Mahabharata đã dạy rằng kẻ nào phá hoại cuộc ái ân của con người và cầm thú, kẻ ấy sẽ chết đúng lúc hắn đang ái ân.
    Đợi cho hai kẻ nọ mệt lả, viên thượng thư mới đánh tiếng. Chúng vùng ngay dậy. Chúng lao về phía để xống áo. Nhưng vội thụp ngay xuống khi thấy y áo đang bị viên thượng thư giẫm lên. Tay che. Chân khép. Những gì cần che đậy đã được che đậy hết. Chúng ngồi co ro khúm núm. Gã trai luôn mồm van xin quan tha tội. Đứa con gái thì lẻo bẻo:
    - không phải tại con, thưa quan lớn. Nó vồ lấy con trước. Nó dằn con ra. Nó lột sari của con. Nó?
    Rõ là miệng lưỡi đàn bà. Xoen xoét. Lem lém. Cặp mắt thì vẫn tiếc rẻ đong đưa lúng liếng với gã trai. Ôi trời, một gã trai như thế. Đấy là gương mặt hào hoa tuyệt đẹp của thần Rama. Đấy là cơ thể cường tráng vô địch của thần sức mạnh Bhima. Viên thượng thư linh cảm đây chính là con mồi cần săn tìm. Ngài cúi nhặt tấm sari ném cho đứa con gái. Nó quấn vội quấn vàng. Nó thừa cơ hót vào tai gã trai một lời hẹn: ?oChiều nay nữa, chàng nhớ nhé?. Rồi nó vái lạy quan. Rồi nó con cón chạy đi.
    Viên thượng thư vẫn giẫm lên xống áo của gã mục đồng. Ngài ra lệnh cho gã đứng dậy.
    Gã trai lóng ngóng đứng dậy trong tư thế khoả thân hoàn toàn. Một con đực lý tưởng. Trách nào mà đứa con gái kia cứ hau háu lăn xả vào như thế. Chỉ đến lúc này viên thượng thư mới bước tránh sang bên cho gã trai chồm tới chộp lấy xống áo. Có đủ quần áo trên người, trông gã cao quí tuyệt vời, gã thật sự đánh bại các vương tôn công tử, các trang nam nhi trong cả tiểu vương quốc này.
    Viên thượng thư chỉ cây sáo:
    - Thổi sáo ta nghe.
    Tiếng sáo mê hoặc. Không phải là tiếng sáo thần linh. Không là tiếng sáo địa ngục. Những âm thanh quyến rũ của một trí tuệ uyên bác.
    Sẵn bút nghiên bên người, đại quan chìa cho gã mục đồng:
    - Ngươi chép lại cho ta lời thơ của bài ca ấy.
    - Thưa quan lớn, con không biết chữ.
    Tạo hoá trớ trêu chưa, vẻ đẹp ấy, sức vóc ấy, trí tuệ tài năng ấy dồn trút cả cho một kẻ mù chữ. Kẻ có chữ thì thiếu cả bằng ấy thứ.
    - Rõ rồi! - Mắt đại quan loé lên một tia sáng đanh lạnh ?" Nhà ngươi đứng dậy theo ta. Cầm theo cây sáo. Đàn cừu thì bỏ lại. Chủ nó khắc sẽ lùa về.
    Đại quan đưa gã trai về kinh thành. Giấu kín gã trong tư dinh để dạy. Dạy tất cả những gì làm cho gã có cái vẻ của một công tử cao sang. Chỉ trừ dạy chữ. Chữ nghĩa ở trong đầu, ai thấy? Vẻ phong lưu mới làm loá mắt người đời. Đêm đêm viên quan đầu triều trông coi việc giáo dục thả gã trai đi với lũ kỹ nữ vô giáo dục. Việc ấy không dạy được. Gã mục đồng dù sao cũng là một con đực.
    Rồi cũng đến ngày ngài cho gã con trai ăn vận như một trang hào kiệt phong nhã, xúi y vào triều ra mắt nàng công chúa. Chỉ dặn y: không được nói năng gì cả. Bí quyết của thắng lợi trận này là không được mở miệng.
    Công chúa choáng váng trước vẻ đẹp khác thường của chàng trai. Nàng run rẩy. Ngất ngây. Mê cuồng. Trong trạng thái ấy mà vẫn phải cưỡng lại, gồng lên để tỏ vẻ giỏi giang, tinh tường, sắc sảo.
    - Chàng có biết ta nghĩ gì về vẻ đẹp của chàng không?
    Anh chàng đẹp trai lặng yên, không trả lời. Sự yên lặng khiến cho vẻ đẹp thêm sâu sắc, thêm điềm tĩnh, thêm tự tin. Chẳng lẽ cứ đứng ì ra mãi không nói năng trước cả triều đình, chàng trai bối rối nhìn xuống bàn chân đang di di trên mặt đất.
    - Tuyệt vời! ?" Công chúa rên lên ?" Đây là câu trả lời hay nhất xưa nay. Chàng coi ngoại hình chỉ là phù vân, chỉ là cát bụi.
    Lũ hoạn quan và bọn nịnh thần khi ấy mới ồ lên, tấm tắc khen vuốt đuôi.
    Sự im lặng của chàng trai lại là câu trả lời xuất sắc cho câu hỏi thứ hai của công chúa: ?oChàng nghĩ gì về sự khâm phục mà thiên hạ dành cho trí tuệ uyên thâm của chàng??. Chàng trai chỉ cười. Nụ cười đủ làm ngả nghiêng tất thảy đàn bà con gái trong kinh thành. Vẫn nhớ lời dặn phải giữ mồm giữ miệng, chàng rút cây sáo mục đồng giắt ở lưng ra, sẵn sàng hầu công chúa một khúc nhạc bình dân.
    - Cừ lắm - Lại chính công chúa rú lên như bị nhập đồng ?" Chàng nói rằng sự khâm phục và tán tụng của người đời chỉ như tiếng sáo. Tiếng sáo thì tan vào hư vô, không thấy được, không nắm bắt được.
    Viên thượng thư muốn xây ngay một lâu đài lớn, rồi vào trong lâu đài ấy mà cười cho hả. Số phận tình duyên của công chúa đã được định đoạt. Nàng sẽ phải lên giường tân hôn với một gã mục đồng mù chữ.
    Ở trên giường, chàng trai vẫn giữ miệng. Người ta có thể im lặng sâu sắc ở nơi đấu khẩu đấu trí, lẽ nào lại cũng hoàn toàn im lặng sâu sắc trên giường tân hôn? Công chúa sinh nghi, cứ gặng hỏi. Gã trai càng đề phòng, càng không nói. Quán tính phóng đãng mục đồng làm gã nôn nóng. Công chúa thì đòi gã phải nói rõ lai lịch cao quí mới được vào cuộc mây mưa. Thế thì phải mặc cả như ở nơi kẻ chợ.
    - Ta sẽ nói, nhưng là nói sau cuộc ái ân lần đầu ?" Gã bảo.
    Công chúa không phải tay vừa. Dòng suối nguồn đang thong dong trôi, chưa kịp đến bên ghềnh đá để đổ xuống thành thác. Công chúa khéo léo chặn ngang bằng một câu hỏi. Gã trai cuống quít khai tuột cái tung tích mục đồng để liều thân quăng mình xuống dòng thác kia.
    Điếng người vì bị lừa, công chúa đùng đùng hắt gã sang bên, xô gã bay ra khỏi giường, nhảy xuống theo đạp vào mặt gã, đánh đuổi gã như một con chó ghẻ ra khỏi cung.
    Gã mục đồng lặng lẽ đi khỏi kinh thành trong một đêm không trăng sao. Lủi thủi. Ê chề. Cuộc ái ân duy nhất với người ngọc mới mấp mé bên ghềnh thác làm gã chỉ muốn chết. Gã đến trước một ngôi đền thờ thần Kali, cầu nguyện nữ thần hãy đưa gã đi. Gì chứ thêm một mạng người thì chắc thần Kali sẵn lòng. Chỉ là thêm một cái sọ người vào chuỗi tràng hạt xương sọ trên cổ nữ thần thôi mà.
    Cầu nguyện xong, gã trai trèo lên cây đa cạnh đền, kiếm chỗ nằm ngủ trên một chạc cây. Gã làm một cái thòng lọng, chui đầu vào. Đầu dây kia gã buộc vào cành cây. Trong giấc ngủ đêm, chỉ cần giật mình rơi xuống thì thân xác gã sẽ lủng lẳng còn lại ở cây đa. Hồn phách gã sẽ đi theo nữ thần Kali.
    Nhưng gã không chết được. Thần Kali chưa cho gã chết. Sáng ra gã thấy mình vẫn nằm trên chạc cây chênh vênh. Không hề giật mình. Không hề rơi xuống. Thế mà trong giấc mơ gã đã bay lượng, nhào lộn, đã chói mắt trước vầng hào quang của nữ thần Thi Ca và Học Vấn. Gã đã vọt lên cao trong cơn xuất thần thành thơ. Gã trèo xuống cảm tạ thần Kali. từ nay gã là Kalidasa. Kalidasa là ?okẻ nô lệ của thần Kali?.
  3. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Thi nhân -Hồ Anh Thái
    Chẳng gì ngài cũng là đại quan trông coi việc học hành trong triều. Trông coi sự học trên khắp tiểu vương quốc này. Còn như cái con bé con mới nứt mắt ra kia - đấy là nói trộm vía công chúa Pariyan ?" vài cuốn kinh Vệ Đà, dăm ba chữ nghĩa học đường, mới thế đã huyễn tưởng, ngỡ mình là thần học vấn Sarasvati giáng trần. Đến dự lễ kén rể toàn các vương tôn công tử học rộng tài cao cả đấy, các trang nam nhi tuấn kiệt cả đấy. Người này công chúa chê là ngốc. Người nọ công chúa bĩu môi, tri thức chỉ bằng hạt đậu. Người khác thì cù lần, trì độn, tầm thường.
    Thôi thì phải đến lượt ngài hiện diện. Ngài là thầy của tất cả những chàng trai giỏi giang kinh sử mà vô duyên trước nàng công chúa trẻ ranh quá quắt. Thượng thư bộ học, một chức quan như thế mà tuổi mới xấp xỉ tứ tuần. Mà chưa một lần lấy vợ. Liệu công chúa kiếm được một tấm chồng nào hơn? Thế mà thấy ngài tiến ra ngỏ lời, công chúa ré lên. Lũ hoạn quan cũng hé hé cười theo.
    - Ngài thượng thư ?" Công chúa bảo - Sự học của ngài như sông như bể, chẳng có kinh sách nào mà ngài chẳng làu thông, chẳng có điều gì mà ngài chẳng biết. Vậy ta đồ rằng ngài biết rõ trên đầu mình có bao nhiêu sợi tóc.
    Lũ hoạn quan cười hé hé. Cả triều đình ré lên. Không biết điều mà ngậm mồm lại, đám vương tôn công tử của thượng thư cũng cười ré lên. Ghê thay thói a dua của người đời. Con bé này rõ ràng muốn ám chỉ cái đầu hói của viên đại quan còn trẻ.
    - Thưa công chúa ?" Viên thượng thư nén giận - Chắc là số tóc trên đầu tôi còn xa mới bằng số kinh sách trong đầu tôi.
    - Thế thì ta khuyên ngài nên sớm gặp quan thái y. Ông ấy sẽ cho ngài một thứ thuốc. Tóc ngài sẽ mọc nhiều hơn. Còn sách trong đầu ngài sẽ vơi đi.
    Viên thượng thư chỉ chút nữa đã ném trả công chúa một câu đích đáng, một đòn mà trí tuệ sắc sảo đàn bà phải chết hẳn. Song ngài kịp kìm chế. Người quân tử không trả thù bằng sự khoái khẩu.
    Đại lễ kén chồng coi như tan. Lũ hoạn quan và bọn nịnh thần ca tụng thiên tài của công chúa. Đám vương tôn công tử vừa thất bại trong cuộc đấu khẩu với công chúa thì quay ra phụ hoạ bọn hoạn quan.
    Viên thượng thư phi ngựa ra khỏi kinh thành. Ngài chỉ dừng lại khi đã ra tới thảo nguyên và gặp một đàn cừu chắn ngang đường. Đàn cừu vô chủ. Ngài xuống ngựa, tản bộ về phía những lùm cổ thụ nương nhờ bóng mát. Chân ngài giẫm lên một mớ xống áo của ai đó. Để ý kỹ thì thấy bên cạnh cây sáo trúc là một bộ quần áo mục đồng. Bên cạnh bộ quần áo mục đồng là một tấm sari đàn bà. Rồi phải tới lúc này từ bụi cây gần đó mới phát ra những âm thanh như tiếng người mà không ra tiếng người. Tiếng đàn ông rên ư ử như một con chó què. Tiếng đàn bà như tiếng mèo gào động đực. Viên thượng thư định quát lên cho hai cái thân người trần trụi kia buông nhau ra. Không, không được, sử thi Mahabharata đã dạy rằng kẻ nào phá hoại cuộc ái ân của con người và cầm thú, kẻ ấy sẽ chết đúng lúc hắn đang ái ân.
    Đợi cho hai kẻ nọ mệt lả, viên thượng thư mới đánh tiếng. Chúng vùng ngay dậy. Chúng lao về phía để xống áo. Nhưng vội thụp ngay xuống khi thấy y áo đang bị viên thượng thư giẫm lên. Tay che. Chân khép. Những gì cần che đậy đã được che đậy hết. Chúng ngồi co ro khúm núm. Gã trai luôn mồm van xin quan tha tội. Đứa con gái thì lẻo bẻo:
    - không phải tại con, thưa quan lớn. Nó vồ lấy con trước. Nó dằn con ra. Nó lột sari của con. Nó?
    Rõ là miệng lưỡi đàn bà. Xoen xoét. Lem lém. Cặp mắt thì vẫn tiếc rẻ đong đưa lúng liếng với gã trai. Ôi trời, một gã trai như thế. Đấy là gương mặt hào hoa tuyệt đẹp của thần Rama. Đấy là cơ thể cường tráng vô địch của thần sức mạnh Bhima. Viên thượng thư linh cảm đây chính là con mồi cần săn tìm. Ngài cúi nhặt tấm sari ném cho đứa con gái. Nó quấn vội quấn vàng. Nó thừa cơ hót vào tai gã trai một lời hẹn: ?oChiều nay nữa, chàng nhớ nhé?. Rồi nó vái lạy quan. Rồi nó con cón chạy đi.
    Viên thượng thư vẫn giẫm lên xống áo của gã mục đồng. Ngài ra lệnh cho gã đứng dậy.
    Gã trai lóng ngóng đứng dậy trong tư thế khoả thân hoàn toàn. Một con đực lý tưởng. Trách nào mà đứa con gái kia cứ hau háu lăn xả vào như thế. Chỉ đến lúc này viên thượng thư mới bước tránh sang bên cho gã trai chồm tới chộp lấy xống áo. Có đủ quần áo trên người, trông gã cao quí tuyệt vời, gã thật sự đánh bại các vương tôn công tử, các trang nam nhi trong cả tiểu vương quốc này.
    Viên thượng thư chỉ cây sáo:
    - Thổi sáo ta nghe.
    Tiếng sáo mê hoặc. Không phải là tiếng sáo thần linh. Không là tiếng sáo địa ngục. Những âm thanh quyến rũ của một trí tuệ uyên bác.
    Sẵn bút nghiên bên người, đại quan chìa cho gã mục đồng:
    - Ngươi chép lại cho ta lời thơ của bài ca ấy.
    - Thưa quan lớn, con không biết chữ.
    Tạo hoá trớ trêu chưa, vẻ đẹp ấy, sức vóc ấy, trí tuệ tài năng ấy dồn trút cả cho một kẻ mù chữ. Kẻ có chữ thì thiếu cả bằng ấy thứ.
    - Rõ rồi! - Mắt đại quan loé lên một tia sáng đanh lạnh ?" Nhà ngươi đứng dậy theo ta. Cầm theo cây sáo. Đàn cừu thì bỏ lại. Chủ nó khắc sẽ lùa về.
    Đại quan đưa gã trai về kinh thành. Giấu kín gã trong tư dinh để dạy. Dạy tất cả những gì làm cho gã có cái vẻ của một công tử cao sang. Chỉ trừ dạy chữ. Chữ nghĩa ở trong đầu, ai thấy? Vẻ phong lưu mới làm loá mắt người đời. Đêm đêm viên quan đầu triều trông coi việc giáo dục thả gã trai đi với lũ kỹ nữ vô giáo dục. Việc ấy không dạy được. Gã mục đồng dù sao cũng là một con đực.
    Rồi cũng đến ngày ngài cho gã con trai ăn vận như một trang hào kiệt phong nhã, xúi y vào triều ra mắt nàng công chúa. Chỉ dặn y: không được nói năng gì cả. Bí quyết của thắng lợi trận này là không được mở miệng.
    Công chúa choáng váng trước vẻ đẹp khác thường của chàng trai. Nàng run rẩy. Ngất ngây. Mê cuồng. Trong trạng thái ấy mà vẫn phải cưỡng lại, gồng lên để tỏ vẻ giỏi giang, tinh tường, sắc sảo.
    - Chàng có biết ta nghĩ gì về vẻ đẹp của chàng không?
    Anh chàng đẹp trai lặng yên, không trả lời. Sự yên lặng khiến cho vẻ đẹp thêm sâu sắc, thêm điềm tĩnh, thêm tự tin. Chẳng lẽ cứ đứng ì ra mãi không nói năng trước cả triều đình, chàng trai bối rối nhìn xuống bàn chân đang di di trên mặt đất.
    - Tuyệt vời! ?" Công chúa rên lên ?" Đây là câu trả lời hay nhất xưa nay. Chàng coi ngoại hình chỉ là phù vân, chỉ là cát bụi.
    Lũ hoạn quan và bọn nịnh thần khi ấy mới ồ lên, tấm tắc khen vuốt đuôi.
    Sự im lặng của chàng trai lại là câu trả lời xuất sắc cho câu hỏi thứ hai của công chúa: ?oChàng nghĩ gì về sự khâm phục mà thiên hạ dành cho trí tuệ uyên thâm của chàng??. Chàng trai chỉ cười. Nụ cười đủ làm ngả nghiêng tất thảy đàn bà con gái trong kinh thành. Vẫn nhớ lời dặn phải giữ mồm giữ miệng, chàng rút cây sáo mục đồng giắt ở lưng ra, sẵn sàng hầu công chúa một khúc nhạc bình dân.
    - Cừ lắm - Lại chính công chúa rú lên như bị nhập đồng ?" Chàng nói rằng sự khâm phục và tán tụng của người đời chỉ như tiếng sáo. Tiếng sáo thì tan vào hư vô, không thấy được, không nắm bắt được.
    Viên thượng thư muốn xây ngay một lâu đài lớn, rồi vào trong lâu đài ấy mà cười cho hả. Số phận tình duyên của công chúa đã được định đoạt. Nàng sẽ phải lên giường tân hôn với một gã mục đồng mù chữ.
    Ở trên giường, chàng trai vẫn giữ miệng. Người ta có thể im lặng sâu sắc ở nơi đấu khẩu đấu trí, lẽ nào lại cũng hoàn toàn im lặng sâu sắc trên giường tân hôn? Công chúa sinh nghi, cứ gặng hỏi. Gã trai càng đề phòng, càng không nói. Quán tính phóng đãng mục đồng làm gã nôn nóng. Công chúa thì đòi gã phải nói rõ lai lịch cao quí mới được vào cuộc mây mưa. Thế thì phải mặc cả như ở nơi kẻ chợ.
    - Ta sẽ nói, nhưng là nói sau cuộc ái ân lần đầu ?" Gã bảo.
    Công chúa không phải tay vừa. Dòng suối nguồn đang thong dong trôi, chưa kịp đến bên ghềnh đá để đổ xuống thành thác. Công chúa khéo léo chặn ngang bằng một câu hỏi. Gã trai cuống quít khai tuột cái tung tích mục đồng để liều thân quăng mình xuống dòng thác kia.
    Điếng người vì bị lừa, công chúa đùng đùng hắt gã sang bên, xô gã bay ra khỏi giường, nhảy xuống theo đạp vào mặt gã, đánh đuổi gã như một con chó ghẻ ra khỏi cung.
    Gã mục đồng lặng lẽ đi khỏi kinh thành trong một đêm không trăng sao. Lủi thủi. Ê chề. Cuộc ái ân duy nhất với người ngọc mới mấp mé bên ghềnh thác làm gã chỉ muốn chết. Gã đến trước một ngôi đền thờ thần Kali, cầu nguyện nữ thần hãy đưa gã đi. Gì chứ thêm một mạng người thì chắc thần Kali sẵn lòng. Chỉ là thêm một cái sọ người vào chuỗi tràng hạt xương sọ trên cổ nữ thần thôi mà.
    Cầu nguyện xong, gã trai trèo lên cây đa cạnh đền, kiếm chỗ nằm ngủ trên một chạc cây. Gã làm một cái thòng lọng, chui đầu vào. Đầu dây kia gã buộc vào cành cây. Trong giấc ngủ đêm, chỉ cần giật mình rơi xuống thì thân xác gã sẽ lủng lẳng còn lại ở cây đa. Hồn phách gã sẽ đi theo nữ thần Kali.
    Nhưng gã không chết được. Thần Kali chưa cho gã chết. Sáng ra gã thấy mình vẫn nằm trên chạc cây chênh vênh. Không hề giật mình. Không hề rơi xuống. Thế mà trong giấc mơ gã đã bay lượng, nhào lộn, đã chói mắt trước vầng hào quang của nữ thần Thi Ca và Học Vấn. Gã đã vọt lên cao trong cơn xuất thần thành thơ. Gã trèo xuống cảm tạ thần Kali. từ nay gã là Kalidasa. Kalidasa là ?okẻ nô lệ của thần Kali?.
  4. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Thi nhân -Hồ Anh Thái (2)
    Chẳng gì ngài cũng Trong kinh thành xuất hiện một thi sĩ lang thang. Chỉ một bài thơ mà thi sĩ Kalidasa tiếng tăm nổi như cồn. Bài thơ về một con suối nhỏ, nhỏ thôi, ban đầu dường như chưa rõ ra hình hài một con suối. Nó len lách trên núi cao, càng xa nguồn càng hừng hực khát khao. Con suối lao nhanh về phía đỉnh thác, chỉ chút nữa thôi là nó sẽ trào lên, sẽ đổ xuống oà thành dòng thác lớn. Nhưng nó đã bị nắn dòng, bị chặn lại? Bài thơ nhanh chóng được dân chúng thủ đô truyền tụng, bình tán với nhau.
    Sau rốt bài thơ cũng đến tai công chúa. Đám ca nữ vô tình dùng nó mà hát lên trong các cuộc vui nơi triều đình. Công chúa cho đòi thi sĩ Kalidasa vào cung. Lần trước nàng mê mẩn lú lẫn vì vẻ đẹp của gã mục đồng. Lần này nàng kinh hoàng vì chính gã mục đồng ấy đã biến thành một nhà thơ như thế. Cũng ra vẻ một người yêu chuộng thi ca, cũng ra vẻ một người bao dung các thi sĩ, công chúa đòi Kalidasa có bài thơ nào hay thì đọc cho nghe.
    Thi sĩ ứng tác liền. Một vở kịch thơ mà muôn đời sau còn ca tụng. Chuyện nàng Sakuntala trao thân cho nhà vua trẻ nàng gặp trong rừng, rồi nhận từ đức vua một chiếc nhẫn làm tin cho ngày tái ngộ. Nhà vua rời cánh rừng trở về kinh đô, Sakuntala thì tương tư ngẩn ngơ, sầu muộn. Sầu muộn đến mức không nghe tiếng hỏi xin nước uống của một giáo sĩ đi ngang qua nhà. Giáo sĩ tức giận nguyền rủa rằng Sakuntala sẽ bị người tình quên cho đến khi nào tìm lại được vật kỷ niệm. Rồi trên đường về kinh đô gặp nhà vua, Sakuntala đánh rơi chiếc nhẫn xuống lòng suối. Không có nhẫn, nhà vua không nhớ ra nàng. Vua không nhớ thì Sakuntala đành tủi nhục quay về rừng. Nàng sinh con trong tuyệt vọng. Một ngày kia có một ngư dân đem dâng vua con cá to mới đánh được. Trong bụng cá có chiếc nhẫn vua đã tặng Sakuntala. Trời ơi, ta nhớ ra rồi, hãy mau đưa ta quay lại cánh rừng ấy. Ta sẽ gặp lại Sakuntala?
    Cũng phải tới lần này công chúa mới thực sự phát hiện ra rằng vẻ mặt tuấn tú của Kalidasa còn được thần linh phú cho ánh sáng rạng của tài năng.
    - Phải chăng người muốn nói ?" công chúa lập cập hỏi trong chút hi vọng vớt vát - sẽ có ngày ta nhận ra chân giá trị của tài năng, rằng ta sẽ nhớ lại những gì chúng ta từng có?
    Một người tự cho là học vấn thâm sâu như công chúa mà lại hỏi một câu như thế.
    Kalidasa cả cười:
    - Thưa công chúa, giữa người với tôi nào đã có gì. Có chăng là tôi trách giáo sĩ kia, tự tôn tự phong là hiền triết, thế mà đang tâm nguyền rủa một kẻ sơ suất chỉ vì yêu, gây long đong lận đận cho những kiếp người.
    Công chúa tím mặt. Cả triều đình đều thấy rõ ràng trong cuộc đấu này, Kalidasa vừa ghi điểm.
    - Thôi thì số phận chẳng sắp đặt ?" Công chúa xuống một nước ?" Ta với ngươi chẳng còn cơ hội chung sống. Ta phong cho ngươi làm thi sĩ của triều đình.
    - Làm thế không được, thưa công chúa. Gã mục đồng đã chết bên đền thờ nữ thần Kali. Nhà thơ Kalidasa ra đời đúng vào đêm hôm ấy. Chính công chúa là người khai sinh cho thi sĩ. Vậy ta xin tôn xưng người là mẹ, từ nay người là thân mẫu của ta.
    Lũ a dua nhiều khi không hiểu ý chủ. Chúng cười lên hé hé, cứ như thể công chúa lấy làm sung sướng lắm vì được tôn làm mẹ thi sĩ. Công chúa hiểu ngay lập tức là nàng đã bị đánh bại lần thứ hai. Nàng nghiến răng đứng phắt dậy:
    - Hỡi thi sĩ, ngươi xúc phạm một người đàn bà thì ngươi cũng sẽ chết vì tay một người đàn bà cho mà xem.
    Giá mà không kịp nén giận, công chúa đã xuống lệnh chém đầu Kalidasa. Song le họ là vợ chồng có các thần linh chứng giám. Chồng chết thì vợ cũng phải lên giàn hoả táng để bị thiêu theo thi thể chồng. Chết cùng ai chứ chết cùng với gã nhà thơ đẹp trai và đểu giả thì lúc này là một sự ô nhục.
    Kalidasa bỏ xứ Benares mà đi. Lang thang và đọc thơ. Nghiệp chướng ngàn đời của lũ thi nhân chỉ có thế. Ai bao dung thì ghé lại. Đọc thơ để trả ơn. Ai khinh ghét cũng sán lại. Đọc thơ để cảm hoá, để châm chọc, để thanh toán. Tất cả đều bằng thơ.
    Ngày nọ một lái buôn giong đoàn thương thuyền từ đảo Sinhala đến, trang trọng chuyển lời mời Kalidasa thăm đảo quốc của nhà vua Kumardasa. Hoá ra ông vua đảo quốc Sinhala đã nghe tiếng thi nhân từ lâu. Thuộc đến từng câu từng chữ lạ. Từng cách ngắt câu chuyển đoạn đến từng nhịp điệu thanh âm. Nhà vua say thơ nên cả đảo quốc say thơ. Từ đứa bé lên năm lên bảy đã là thần đồng, đã biết bẻ vần nhoay nhoáy thành thơ.
    Ừ thì đi. Một khi đức vua đã ưu ái. Một khi đức vua đã có lòng thành. Mấy ngày lênh đênh trên biển đủ cho cánh lái buôn và thuỷ thủ kể tường tận về ba kỳ quan của đảo quốc Sinhala. Kỳ quan thứ nhất chính là hòn đảo này. Kỳ quan thứ hai là đức vua. Kỳ quan thứ ba là đàn bà Sinhala. Mà đứng đầu trong đám đàn bà Sinhala là kỹ nữ Parema. Đấy là một kỹ nữ thượng lưu, đủ màu cầm kỳ thi hoạ, hay chữ và giỏi dẫn dụ đàn ông. Tán tụng đến nỗi khi đoàn tàu buôn cập cảng Sinhala, nhà thơ không vội đi yết kiến đức vua mà đổi ý, tìm tới lầu của nàng Parema trước.
    Thật là danh bất hư truyền. Nàng Parema đôi môi mọng như nho chín và cặp mắt búp sen. Nàng Parema khéo dụ cho vị khách chơi chạy đua hết từ cuộc tình này sang cuộc tình khác. Xen kẽ giữa các cuộc chơi, nàng vui miệng ngâm lên hai câu thơ đức vua mới ra cho dân chúng hoạ. Nàng không biết du khách lạ mặt là thi sĩ Kalidasa danh tiếng vang lừng qua mấy biển. Nàng cũng không nói cho khách biết rằng nhà vua hứa thưởng mười vạn đồng tiền vàng cho ai hoạ được hai câu thơ này:
    Hoa sen nở từ búp sen
    Người đời nói, ta chửa xem lần nào
    - Thơ nàng đấy ư? Quả đúng là giọng thơ kỹ nữ.
    Nhà vua có máu thi sĩ hẳn vui khi nghe được câu khen tặng này.
    Cơn xuất thần vụt đến trước khi thi nhân tan hoà thành cơn thác lũ. Kalidasa đặt môi lên cặp mắt búp sen của kỹ nữ, đọc hai câu hoạ lại:
    Giai nhân hỡi lạ lùng sao
    Mắt nàng búp nở ngạt ngào thành sen
    Đến lượt Parema sướng run người. Nàng định giá được ngay đó là hai câu thơ trị giá mười vạn đồng tiền vàng. Mười vạn đồng tiền vàng đủ thay đổi mười lần cuộc đời kỹ nữ của nàng.
    Người khách kia thì không định giá được thơ mình. Thi nhân chẳng màng đến tiền bạc. Miễn là có nơi để trú, có rượu để say và có giai nhân ôm ấp, vỗ về. Đủ bằng ấy thứ thì chết cũng cam lòng. Kỹ nữ chuốc thêm rượu cho Kalidasa để vắt kiệt chàng lần nữa. Lần nữa. Lại lần nữa. Hình như Kalidasa có linh cảm được cái chết. Nhưng thi nhân sinh ra làm người vượt thác. Lao xuống thác này lại tiếp ngọn thác nữa. Thi nhân chẳng dừng được. Rượu ấy. Giai nhân ấy. Cả những vần thơ xướng hoạ ấy! Mà Kalidasa đã hơn người dễ cả chục lần.
    Sáng ra thì rượu và hoan lạc đã biến thi nhân thành cái xác không hồn. Đúng hơn là giai nhân Parema đã chủ bụng hoá kiếp cho chàng để giành quyền tác giả của hai câu thơ mười vạn đồng vàng. Nàng sai gia nhân khiêng người chết đặt trước cửa nhà để trưng khoe công trạng. Mỗi tử thi của khách làng chơi là một vòng nguyệt quế vinh quang trên đầu kỹ nữ đảo này. Đây là vòng nguyệt quế thứ ba của Parema. Lần đầu là một ông vua láng giềng được vua chủ nhà đem nàng Parema ra chiêu đãi. Lần thứ hai là tướng cướp Vikaram chỉ vì thách đố với đồng đảng mà rời rừng xanh để tới đây với nàng. Lần thứ ba này là một thi sĩ.
    Ba tử thi. Đủ bộ ba vòng nguyệt quế. Parema trở thành kỹ nữ oanh liệt nhất dưới gầm trời này.
    Đợi cho sáng hẳn, Parema hối hả chạy vào triều. Đã có thơ hoạ xứng đáng, thưa đức vua. Thơ này con mới nghĩ được đêm qua. Khi ấy khuya quá rồi, không thì con đã mang ngay thơ tới. Người thì có thơ để thưởng thức. Con thì được lĩnh mười vạn đồng vàng.
    Câu thơ xướng được đọc lên.
    Câu thơ hoạ được đọc lên.
    Sóng thần có cuốn trôi cả đảo quốc Sinhala cũng không làm cho nhà vua rùng mình kinh hoàng như thế.
    - Trời ơi ?" Nhà vua bật lên nức nở - Thề có thần sáng tạo Brahma, thề có thần bảo vệ Visnu, thề có thần huỷ diệt Siva, thề trước tất cả thần linh trời đất?
    Nhà vua nghẹn giọng, mãi sau mới nói tiếp được:
    - Đây chính là thơ của Kalidasa.
    Kỹ nữ lăn đùng ra. Bất tỉnh.
    - Kalidasa đâu? ?" Nhà vua gào lên khi kỹ nữ tỉnh lại ?" Mi đã giết thi nhân rồi phải không?
    Parema phủ phục trước sân rồng, dập đầu nhận tội.
    Vua tức khắc đòi xa giá đưa ngay đến trước lầu kỹ nữ. Không kịp rồi, hình hài Kalidasa vẫn nguyên vẹn còn đó. Chỉ gương mặt là đã mờ mờ sương khói phảng phất hương hoa. Không ai nhìn rõ mặt thi sĩ để mà tả lại cho dân chúng đảo quốc được biết. Thi nhân ôi, ta vẫn hằng mong gặp mặt một lần, giờ thì thơ đã đến mà người chẳng đến.
    Vua truyền lệnh làm quốc tang.
    Người trở về triều. Kỹ nữ vẫn phủ phục trước sân rồng chờ tuyên án. Tội giết thi nhân cầm chắc chọn lấy một trong những hình phạt khủng khiếp nhất: Chặt đầu. Tùng xẻo. Ném xuống biển cho cá mập quần nhau.
    Kỹ nữ chờ. Cả triều đình chờ. Nhà vua đang ở trong cung. Người sẽ bước ra để tuyên án.
    Lâu sau, viên thái y được vời vào cung. Đức vua nằm thảnh thơi với một nụ cười nhợt nhạt. Vua bảo rằng người vừa được hội ngộ với thi nhân. Giây lát sau không ai nhìn thấy gương mặt nhà vua nữa. Dù thi thể người vẫn còn nguyên đấy.
    Tin bay về kinh đô Benares. Kalidasa chết rồi. Thi nhân chết rồi. Chết vì tay kỹ nữ Parema. Lời nguyền rủa ngày trước của công chúa đã ứng nghiệm với thi nhân.
    - Thi nhân ư? ?" Viên thượng thư cả cười ?" Nó chỉ là một gã mục đồng trần truồng được ta dựng thành thi nhân mà thôi.
    - Thi nhân ư? ?" Công chúa nhếch mép ?" Đó chỉ là một thằng đực rựa giẻ cùi tốt mã miệng câm như hến được ta dựng thành thi nhân mà thôi.
    Chắc hẳn muôn đời sau họ, thi nhân vẫn là như thế.
    Chắc hẳn muôn đời sau họ, những người tạo ra thi nhân vẫn là như thế.
  5. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Thi nhân -Hồ Anh Thái (2)
    Chẳng gì ngài cũng Trong kinh thành xuất hiện một thi sĩ lang thang. Chỉ một bài thơ mà thi sĩ Kalidasa tiếng tăm nổi như cồn. Bài thơ về một con suối nhỏ, nhỏ thôi, ban đầu dường như chưa rõ ra hình hài một con suối. Nó len lách trên núi cao, càng xa nguồn càng hừng hực khát khao. Con suối lao nhanh về phía đỉnh thác, chỉ chút nữa thôi là nó sẽ trào lên, sẽ đổ xuống oà thành dòng thác lớn. Nhưng nó đã bị nắn dòng, bị chặn lại? Bài thơ nhanh chóng được dân chúng thủ đô truyền tụng, bình tán với nhau.
    Sau rốt bài thơ cũng đến tai công chúa. Đám ca nữ vô tình dùng nó mà hát lên trong các cuộc vui nơi triều đình. Công chúa cho đòi thi sĩ Kalidasa vào cung. Lần trước nàng mê mẩn lú lẫn vì vẻ đẹp của gã mục đồng. Lần này nàng kinh hoàng vì chính gã mục đồng ấy đã biến thành một nhà thơ như thế. Cũng ra vẻ một người yêu chuộng thi ca, cũng ra vẻ một người bao dung các thi sĩ, công chúa đòi Kalidasa có bài thơ nào hay thì đọc cho nghe.
    Thi sĩ ứng tác liền. Một vở kịch thơ mà muôn đời sau còn ca tụng. Chuyện nàng Sakuntala trao thân cho nhà vua trẻ nàng gặp trong rừng, rồi nhận từ đức vua một chiếc nhẫn làm tin cho ngày tái ngộ. Nhà vua rời cánh rừng trở về kinh đô, Sakuntala thì tương tư ngẩn ngơ, sầu muộn. Sầu muộn đến mức không nghe tiếng hỏi xin nước uống của một giáo sĩ đi ngang qua nhà. Giáo sĩ tức giận nguyền rủa rằng Sakuntala sẽ bị người tình quên cho đến khi nào tìm lại được vật kỷ niệm. Rồi trên đường về kinh đô gặp nhà vua, Sakuntala đánh rơi chiếc nhẫn xuống lòng suối. Không có nhẫn, nhà vua không nhớ ra nàng. Vua không nhớ thì Sakuntala đành tủi nhục quay về rừng. Nàng sinh con trong tuyệt vọng. Một ngày kia có một ngư dân đem dâng vua con cá to mới đánh được. Trong bụng cá có chiếc nhẫn vua đã tặng Sakuntala. Trời ơi, ta nhớ ra rồi, hãy mau đưa ta quay lại cánh rừng ấy. Ta sẽ gặp lại Sakuntala?
    Cũng phải tới lần này công chúa mới thực sự phát hiện ra rằng vẻ mặt tuấn tú của Kalidasa còn được thần linh phú cho ánh sáng rạng của tài năng.
    - Phải chăng người muốn nói ?" công chúa lập cập hỏi trong chút hi vọng vớt vát - sẽ có ngày ta nhận ra chân giá trị của tài năng, rằng ta sẽ nhớ lại những gì chúng ta từng có?
    Một người tự cho là học vấn thâm sâu như công chúa mà lại hỏi một câu như thế.
    Kalidasa cả cười:
    - Thưa công chúa, giữa người với tôi nào đã có gì. Có chăng là tôi trách giáo sĩ kia, tự tôn tự phong là hiền triết, thế mà đang tâm nguyền rủa một kẻ sơ suất chỉ vì yêu, gây long đong lận đận cho những kiếp người.
    Công chúa tím mặt. Cả triều đình đều thấy rõ ràng trong cuộc đấu này, Kalidasa vừa ghi điểm.
    - Thôi thì số phận chẳng sắp đặt ?" Công chúa xuống một nước ?" Ta với ngươi chẳng còn cơ hội chung sống. Ta phong cho ngươi làm thi sĩ của triều đình.
    - Làm thế không được, thưa công chúa. Gã mục đồng đã chết bên đền thờ nữ thần Kali. Nhà thơ Kalidasa ra đời đúng vào đêm hôm ấy. Chính công chúa là người khai sinh cho thi sĩ. Vậy ta xin tôn xưng người là mẹ, từ nay người là thân mẫu của ta.
    Lũ a dua nhiều khi không hiểu ý chủ. Chúng cười lên hé hé, cứ như thể công chúa lấy làm sung sướng lắm vì được tôn làm mẹ thi sĩ. Công chúa hiểu ngay lập tức là nàng đã bị đánh bại lần thứ hai. Nàng nghiến răng đứng phắt dậy:
    - Hỡi thi sĩ, ngươi xúc phạm một người đàn bà thì ngươi cũng sẽ chết vì tay một người đàn bà cho mà xem.
    Giá mà không kịp nén giận, công chúa đã xuống lệnh chém đầu Kalidasa. Song le họ là vợ chồng có các thần linh chứng giám. Chồng chết thì vợ cũng phải lên giàn hoả táng để bị thiêu theo thi thể chồng. Chết cùng ai chứ chết cùng với gã nhà thơ đẹp trai và đểu giả thì lúc này là một sự ô nhục.
    Kalidasa bỏ xứ Benares mà đi. Lang thang và đọc thơ. Nghiệp chướng ngàn đời của lũ thi nhân chỉ có thế. Ai bao dung thì ghé lại. Đọc thơ để trả ơn. Ai khinh ghét cũng sán lại. Đọc thơ để cảm hoá, để châm chọc, để thanh toán. Tất cả đều bằng thơ.
    Ngày nọ một lái buôn giong đoàn thương thuyền từ đảo Sinhala đến, trang trọng chuyển lời mời Kalidasa thăm đảo quốc của nhà vua Kumardasa. Hoá ra ông vua đảo quốc Sinhala đã nghe tiếng thi nhân từ lâu. Thuộc đến từng câu từng chữ lạ. Từng cách ngắt câu chuyển đoạn đến từng nhịp điệu thanh âm. Nhà vua say thơ nên cả đảo quốc say thơ. Từ đứa bé lên năm lên bảy đã là thần đồng, đã biết bẻ vần nhoay nhoáy thành thơ.
    Ừ thì đi. Một khi đức vua đã ưu ái. Một khi đức vua đã có lòng thành. Mấy ngày lênh đênh trên biển đủ cho cánh lái buôn và thuỷ thủ kể tường tận về ba kỳ quan của đảo quốc Sinhala. Kỳ quan thứ nhất chính là hòn đảo này. Kỳ quan thứ hai là đức vua. Kỳ quan thứ ba là đàn bà Sinhala. Mà đứng đầu trong đám đàn bà Sinhala là kỹ nữ Parema. Đấy là một kỹ nữ thượng lưu, đủ màu cầm kỳ thi hoạ, hay chữ và giỏi dẫn dụ đàn ông. Tán tụng đến nỗi khi đoàn tàu buôn cập cảng Sinhala, nhà thơ không vội đi yết kiến đức vua mà đổi ý, tìm tới lầu của nàng Parema trước.
    Thật là danh bất hư truyền. Nàng Parema đôi môi mọng như nho chín và cặp mắt búp sen. Nàng Parema khéo dụ cho vị khách chơi chạy đua hết từ cuộc tình này sang cuộc tình khác. Xen kẽ giữa các cuộc chơi, nàng vui miệng ngâm lên hai câu thơ đức vua mới ra cho dân chúng hoạ. Nàng không biết du khách lạ mặt là thi sĩ Kalidasa danh tiếng vang lừng qua mấy biển. Nàng cũng không nói cho khách biết rằng nhà vua hứa thưởng mười vạn đồng tiền vàng cho ai hoạ được hai câu thơ này:
    Hoa sen nở từ búp sen
    Người đời nói, ta chửa xem lần nào
    - Thơ nàng đấy ư? Quả đúng là giọng thơ kỹ nữ.
    Nhà vua có máu thi sĩ hẳn vui khi nghe được câu khen tặng này.
    Cơn xuất thần vụt đến trước khi thi nhân tan hoà thành cơn thác lũ. Kalidasa đặt môi lên cặp mắt búp sen của kỹ nữ, đọc hai câu hoạ lại:
    Giai nhân hỡi lạ lùng sao
    Mắt nàng búp nở ngạt ngào thành sen
    Đến lượt Parema sướng run người. Nàng định giá được ngay đó là hai câu thơ trị giá mười vạn đồng tiền vàng. Mười vạn đồng tiền vàng đủ thay đổi mười lần cuộc đời kỹ nữ của nàng.
    Người khách kia thì không định giá được thơ mình. Thi nhân chẳng màng đến tiền bạc. Miễn là có nơi để trú, có rượu để say và có giai nhân ôm ấp, vỗ về. Đủ bằng ấy thứ thì chết cũng cam lòng. Kỹ nữ chuốc thêm rượu cho Kalidasa để vắt kiệt chàng lần nữa. Lần nữa. Lại lần nữa. Hình như Kalidasa có linh cảm được cái chết. Nhưng thi nhân sinh ra làm người vượt thác. Lao xuống thác này lại tiếp ngọn thác nữa. Thi nhân chẳng dừng được. Rượu ấy. Giai nhân ấy. Cả những vần thơ xướng hoạ ấy! Mà Kalidasa đã hơn người dễ cả chục lần.
    Sáng ra thì rượu và hoan lạc đã biến thi nhân thành cái xác không hồn. Đúng hơn là giai nhân Parema đã chủ bụng hoá kiếp cho chàng để giành quyền tác giả của hai câu thơ mười vạn đồng vàng. Nàng sai gia nhân khiêng người chết đặt trước cửa nhà để trưng khoe công trạng. Mỗi tử thi của khách làng chơi là một vòng nguyệt quế vinh quang trên đầu kỹ nữ đảo này. Đây là vòng nguyệt quế thứ ba của Parema. Lần đầu là một ông vua láng giềng được vua chủ nhà đem nàng Parema ra chiêu đãi. Lần thứ hai là tướng cướp Vikaram chỉ vì thách đố với đồng đảng mà rời rừng xanh để tới đây với nàng. Lần thứ ba này là một thi sĩ.
    Ba tử thi. Đủ bộ ba vòng nguyệt quế. Parema trở thành kỹ nữ oanh liệt nhất dưới gầm trời này.
    Đợi cho sáng hẳn, Parema hối hả chạy vào triều. Đã có thơ hoạ xứng đáng, thưa đức vua. Thơ này con mới nghĩ được đêm qua. Khi ấy khuya quá rồi, không thì con đã mang ngay thơ tới. Người thì có thơ để thưởng thức. Con thì được lĩnh mười vạn đồng vàng.
    Câu thơ xướng được đọc lên.
    Câu thơ hoạ được đọc lên.
    Sóng thần có cuốn trôi cả đảo quốc Sinhala cũng không làm cho nhà vua rùng mình kinh hoàng như thế.
    - Trời ơi ?" Nhà vua bật lên nức nở - Thề có thần sáng tạo Brahma, thề có thần bảo vệ Visnu, thề có thần huỷ diệt Siva, thề trước tất cả thần linh trời đất?
    Nhà vua nghẹn giọng, mãi sau mới nói tiếp được:
    - Đây chính là thơ của Kalidasa.
    Kỹ nữ lăn đùng ra. Bất tỉnh.
    - Kalidasa đâu? ?" Nhà vua gào lên khi kỹ nữ tỉnh lại ?" Mi đã giết thi nhân rồi phải không?
    Parema phủ phục trước sân rồng, dập đầu nhận tội.
    Vua tức khắc đòi xa giá đưa ngay đến trước lầu kỹ nữ. Không kịp rồi, hình hài Kalidasa vẫn nguyên vẹn còn đó. Chỉ gương mặt là đã mờ mờ sương khói phảng phất hương hoa. Không ai nhìn rõ mặt thi sĩ để mà tả lại cho dân chúng đảo quốc được biết. Thi nhân ôi, ta vẫn hằng mong gặp mặt một lần, giờ thì thơ đã đến mà người chẳng đến.
    Vua truyền lệnh làm quốc tang.
    Người trở về triều. Kỹ nữ vẫn phủ phục trước sân rồng chờ tuyên án. Tội giết thi nhân cầm chắc chọn lấy một trong những hình phạt khủng khiếp nhất: Chặt đầu. Tùng xẻo. Ném xuống biển cho cá mập quần nhau.
    Kỹ nữ chờ. Cả triều đình chờ. Nhà vua đang ở trong cung. Người sẽ bước ra để tuyên án.
    Lâu sau, viên thái y được vời vào cung. Đức vua nằm thảnh thơi với một nụ cười nhợt nhạt. Vua bảo rằng người vừa được hội ngộ với thi nhân. Giây lát sau không ai nhìn thấy gương mặt nhà vua nữa. Dù thi thể người vẫn còn nguyên đấy.
    Tin bay về kinh đô Benares. Kalidasa chết rồi. Thi nhân chết rồi. Chết vì tay kỹ nữ Parema. Lời nguyền rủa ngày trước của công chúa đã ứng nghiệm với thi nhân.
    - Thi nhân ư? ?" Viên thượng thư cả cười ?" Nó chỉ là một gã mục đồng trần truồng được ta dựng thành thi nhân mà thôi.
    - Thi nhân ư? ?" Công chúa nhếch mép ?" Đó chỉ là một thằng đực rựa giẻ cùi tốt mã miệng câm như hến được ta dựng thành thi nhân mà thôi.
    Chắc hẳn muôn đời sau họ, thi nhân vẫn là như thế.
    Chắc hẳn muôn đời sau họ, những người tạo ra thi nhân vẫn là như thế.
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    HAT- Tiếng thở dài qua rừng kim tước
    Mười sáu tuổi Nilam đã làm cho lũ trai làng ngả nghiêng, đi đường thì sa chân xuống ruộng, đi cạnh hồ thì sảy chân xuống hồ. Có đứa còn mang sáo đến thổi, thổi mà ngồi dưới gốc cây bồ đề tít tắp đằng xa, đến tai người đẹp thì chỉ còn là tiếng dế kêu hoang vắng.
    Sau mùa mưa, nhờ có người quen đến xin giúp, cha mẹ gửi Nilam lên thủ phủ học nghề hộ lý. Cô và một cô gái khác thuê chung một căn phòng nhỏ của một bà chủ trọ đầy ý thức giữ gìn gia phong nếp nhà. Người như bà ta mỗi khi nhận đủ tiền thuê nhà thì lập tức trở thành viên cảnh sát mặc váy, thậm chí thành một mái gà xù lông xoè cánh che chở cho lũ vịt con ấp hộ mà chỉ sểnh ra là bị quạ và chuột tha đi mất.
    Cạnh phòng hai cô là hai chú sinh viên trường tổng hợp. Lạ gì cái thứ con trai như thế, ở nhà trước mặt cha mẹ thì mặt gằm xuống, con gái đi qua trước mặt cũng chẳng dám nhìn, nhưng trọ học xa nhà thì như một lũ hổ đói sổng chuồng. Cả hai gã giống nhau là đều có một ánh mắt lục lọi. Khác nhau là một gã chỉ lục lọi nhìn Nilam, gã kia thì cái nhìn lục soát cả hai cô. Cô bạn gái tố váo với viên cảnh sát mặc váy. Bà ta tức tốc gõ cửa một phòng trọ, vừa gõ vừa gọi một người nào đó tên là Ravi. Chàng Ravi mở cửa đi ra. Mắt sâu, râu quai nón, mỗi bước đi là một bước tự tin. Bà chủ giao cho Ravi việc để mắt trông chừng hai gã tổng hợp và hành động kịp thời khi cần. Thế là thành một cái dây: Hai gã kia nhòm ngó hai cô. Ravi canh chừng hai gã, bà chủ thì bao quát tất cả. Cuối tháng bà xua hai gã đi nơi khác và lấy lại phòng trọ.
    Một sáng chủ nhật Ravi cho Nilam đi xem phim Mỹ. Cùng lúc cô phạm hai điều răn. Con gái quê không được phép có bạn trai trước khi lấy chồng, càng không được đi cùng bạn trai đến nơi công cộng. Con gái quê cũng không được xem phim Âu Mỹ. Nilam trước đây chỉ xem toàn phim Ấn Độ, có nhảy nhót ca hát, có những người hùng đi báo thù và giải thoát cho người đẹp. Phim Mỹ này thì người hùng chẳng ra người hùng, cũng chẳng có nhảy nhót hát hò í ới mà lại nhiều pha trần trụi ghê người. Nilam run rẩy bấu chặt tay vào vai Ravi lúc nào chẳng rõ. Anh điềm tĩnh gỡ tay cô ra, nắm chặt hồi lâu cho tới khi Nilam thật bình tâm mới nhẹ nhàng trả tay cô về chỗ cũ.
    Chủ nhật sau không phim Mỹ cũng chẳng phim Ấn Độ. Hai người đi dạo trong khu vườn kim tước rậm rạp như rừng. Đang mùa hoa. Những chùm hoa kim tước rủ xuống như những chùm nho vàng tươi trong suốt, cả một vườn kim tước bừng sáng xoã ra như mái tóc vàng của người đẹp ngủ trong rừng. Ravi đột nhiên ghé sát lại, má áp vào má Nilam. Cô nhắm nghiền mắt, môi mím chặt, sợ tái người cái cảnh môi bập vào môi trong phim Mỹ. Nhưng Ravi chỉ để cho chóp mũi chạm vào chóp mũi Nilam, rồi hai cái chóp mũi Ấn Độ, hai tác phẩm tuyệt đẹp của tạo hoá cứ thế mà trườn lên nhau, cái này trơn trượt trên đường cao thanh tú của sống mũi của người kia. Vào chính lúc mũi của hai người gần như bắt cùng một nhịp thở, thì Ravi bỗng rung giật toàn thân và bật người ngồi thẳng dậy. Họ tựa vào nhau như hai con sóc đất gặp mưa cho tới khi qua cơn run rẩy.
    Tối đến, cô bạn gái chợt hỏi xem Nilam có coi Ravi là chàng trai tốt và người tốt có được phép đến khi vực đèn đỏ không. Khu vực đèn đỏ là thế nào? Cô bạn ghé tai giải thích một câu làm Nilam rùng mình. Đó là nơi những đứa con gái bị bắt cóc từ Nepal sang, hoặc gái quê được dỗ ngon dỗ ngọt là sẽ có việc làm ở thành phố, rút cục phải bán thân nuôi chủ chứa. Chiều nay chính mắt cô thấy Ravi đi vào một nhà chứa, cách nơi họ ở mấy dãy phố. Nilam nhẩm tính và nhận ra rằng nếu thực sự Ravi tới đó thì anh đã tới sau lúc hai người chia tay.
    Cô bạn không muốn để Nilam coi mình là kẻ tiêu ngoa dựng chuyện. Một buổi tối, cô ta từ đâu xồng xộc chạy về phòng, lôi tuột Nilam lao ra phố. Hai cô gái len lén bám theo sau Ravi, lẩn quất quanh co qua những đường phố tối. Đến trước ngôi nhà mờ mờ đèn đỏ có mấy cô gái Nepal đang chờ khách, Ravi rẽ vào.
    Nilam trở về, ngồi chờ Ravi trước cổng nhà. Chờ hơn một giờ, thời gian đủ để ứa hết nước mắt tới mức khi Ravi bước vào cổng thì mắt Nilam đã trở nên khô khốc. Ravi, anh đi đâu về? Ravi là người không thích nói dối, nên chỉ sững lại trước giọng nói ngàn ngạt và âm sắc quá lạnh lùng, và khi Nilam nói rằng cô biết rất rõ anh vừa từ đâu ra thì Ravi tin ngay rằng mình có lỗi. Một chàng trai Ấn đứng đắn là người trong cơn yêu vẫn biết giữ gìn sự trinh trắng cho người mình yêu. Đó là lời giải thích hợp lý đối với một cô gái Ấn Độ mặc dù không thể chấp nhận được.
    Sáng hôm ấy Nilam chuẩn bị tới bệnh viện thực tập thì bố mẹ từ quê lên. Nilam được phép thu xếp đồ đạc trong vòng nửa giờ để ra tàu về quê lấy chồng. Chú rể là Raja, không ai khác ngoài cái anh chàng dạo trước mang sáo đến thổi mà không dám đứng gần nhà, âm thanh xa xôi như tiếng dễ kêu trên đồng bãi. Thực ra bố mẹ Nilam đã chọn Raja từ lâu, nhưng mãi tới nay mới tạm lo được khoản hồi môn trị giá 60.000 rupi nhà trai thách cưới. Đấy là khoản hồi môn phải chăng nhất ở làng mặc dù gia đình Nilam cũng phải bòn vét tới hạt lúa mì dự trữ cuối cùng để lo cho đủ. Lý do này khiến nhà gái chẳng thể trì hoãn để bỏ lỡ. Chậm một vài năm nữa thì không thể cưới chồng cho Nilam với giá ấy.
    Cứ ào ào như nước tràn qua đập. Thôi thì bỏ hết, bỏ cả lớp y tá, chỉ cần bà chủ trọ biết là đủ. Ravi thì ở trường đến chiều mới về. Chỉ mới cách đây mấy hôm, Nilam đã bắt anh phải thề trước thần tình yêu Kama và thần lửa Agni rằng sẽ không bao giờ mò tới khu vực đèn đỏ. Làm như vậy mà vẫn phải giữ trinh tiết cho người mình yêu là một việc quá đỗi khó khăn, nhưng Ravi đã thề. Thần Kama chứng giám cho tình yêu của anh. Và thần Agni sẽ nổi lửa hoả thiêu Ravi nếu anh không giữ được lời thề.
    Nhưng từ đây Nilam không còn là của anh nữa, cô muốn nhắn anh rút lại lời thề. Nhắn cho trai qua bà chủ thì không một cô gái nào dám làm.
    Lễ cưới được tổ chức tằn tiện trong ba ngày. Các cuộc tế lễ của ngày đầu tiên đều xuôi xẻ thuận chiều. Raja sướng phát cuồng, rủ bạn bè ra chân đồi, chui vào bụi uống hết hai chai rượu dấm dúi mua giấu các vị phụ huynh. Ngồi trên lưng con ngựa trắng đến nhà gái để làm lễ thề nguyền trước thần lửa. Raja hát rống lên trong nước mắt chan hòa. Anh em bằng hữu tháp tùng có thể nhảy múa hát hò tuỳ thích, chú rể thì không. Lại càng không được để rơi nước mắt. Người ta lôi Raja xuống, lau sạch nước mắt, trang điểm lại, nhưng anh ta vẫn hat ra rả đến mức có người định lấy giẻ nhét vào mồm, sợ nhà gái biết được. Rồi Raja nhất định không chịu leo trở lên lưng ngựa mà lao vào giữa đám bạn bè, nhảy múa cười hát như đi dự lễ cưới của một người khác.
    Tin bay tới nhà gái. Kẻ được kén làm rể hoá ra là một tên rượu chè be bét. Hắn lại còn không chịu leo lên lưng ngựa, khác nào hắn tự chối bỏ quyền được làm chú rể. Đám rước chú rể bị yêu cầu dừng lại giữa đường. Đại diện nhà gái đùng đùng kéo sang nhà trai, hùng hồn tuyên bố rằng Raja là một kẻ không được chấp thuận trong quan hệ thông gia. Phía nhà trai như bị sét đánh, dúm dó cả lại trong nhục nhã ê chề. Thôi thì rõ ràng là lỗi ở con trai chúng tôi, nhưng huỷ bỏ một đám cưới thì làm sao cứu vớt được danh dự ho gia đình này, mong nhà bên ấy độ lượng suy xét lại. Giờ thì chúng tôi sẵn lòng chỉ nhận 55.000 rupi.
    Bớt được năm ngàn để nhận một món hàng kém phẩm chất như thế thì đến lượt nhà gái bị ô danh. Cứ xem hàng may sẵn ê hề ngoài chợ kia, lỗi mốt một cái là bị hạ giá năm mươi, sáu mươi phần trăm, thậm chí giảm tới tám mươi phần trăm mà có ma nào thèm nhìn tới.
    Cơ quan đầu não của nhà trai hoàn toàn bị tê liệt, nhưng hình như cái ngọ ngoạy của một ngón tay đã cứu được cái cơ thể gần chết cả mười phần. Amar, thằng em con chú của Raja, ghé tai ông bác thì thầm, từng lời như liều thuốc hồi sinh tưới vào cái tử thi xám ngoét của ông. Rồi cứ như kẻ bị nhập đồng, nghe được câu nào ông để cho nó văng ra cửa miệng câu ấy. Thằng Raja nó đốn mạt, chúng tôi xin nhận lại cháu để dạy trong nhà, nhưng nó còn hai đứa em trai, mười tám đôi mươi cả, thêm thằng Amar nữa là ba. Xin nhà bên ấy chọn cho một đứa làm rể để đổi lấy thằng Raja, và chúng tôi chỉ xin lấy 50.000 rupi hồi môn.
    Thôi cũng đành. Thầy tử vi lập tức được gọi đến kẻ kẻ vẽ vẽ. Ban đầu dường như Nilam hợp với cả ba ứng cử viên loại hai kia. Đến phép cuối cùng thì cung Song Ngư của Nilam loại bỏ không thương tiếc hai chú em ruột của Raja, mà chỉ còn hợp với cung Tranh Nữ của Amar. Cái thằng Amar tẩm ngẩm tầm ngầm, ai cũng bảo là hiền lành, đột nhiên thành cái đầu của cả họ, rồi nhảy lên lưng con bạch mã cứu vớt thanh danh cho cả họ.
    Nilam về làm dâu nhà Amar. Con chú con bác sống chung một nhà nên cô không sao tránh mặt Raja. Ngày nào Raja cũng mang sáo ra thổi, giờ thì tiếng sáo rất gần, ở ngay trong nhà, thật là phẫn, thật là não nùng đến mức Nilam phải nhân lúc vắng người nói với Raja rằng nếu anh cứ thổi sáo như thế một tháng nữa thì cô sẽ phát điên lên mất. Raja không nói gì, lẳng lặng bỏ ra ngồi bên miếu thờ Siva cách xa nhà, tiếng sáo chỉ còn vo ve như tiếng muỗi.
    Cưới nhau gần một tuần, Nilam vẫn còn là gái trinh. Nhà không dành phòng riêng cho cặp vợ chồng mới cưới, nếp nhà trong những gia đình như thế buộc đàn ông ngủ ở phòng đàn ông, đàn bà ngủ bên phòng đàn bà. Nilam ngủ cùng với mẹ chồng và hai cô em chồng đã bắt đầu hấm hứ xét nét. Một hôm hai đứa em đã ra đồng thu hoạch hạt cải, nhà chỉ có Nilam và bà mẹ chồng, thì giữa buổi sáng Amar đột nhiên bỏ cửa hàng tạp hoá về nhà, kêu nhức đầu, rồi vào phòng đàn ông đóng cửa lại. Nhìn căn nhà vắng, bà mẹ hiểu thời cơ đã đến, bèn bảo Nilam đun nóng một cốc sữa tươi bê vào cho chồng. Amar không hề nhức đầu. Anh ta cuống cuồng khoá trái cửa, ừng ực uống cốc sữa nóng, rồi sùng sục vồ lấy Nilam, vồ trượt mấy lần như vồ một con gà trên cái sân rộng. Không có môi chầm bập lấy môi như trong phim Mỹ. Cũng chẳng có cử chỉ dịu dàng chạm mũi như của Ravi. Chỉ có tiếng sáo của Raja rên xiết ngoài xa.
    Tháng ngày cứ trôi, đàn ông cứ ngủ trong phòng đàn ông, đàn bà cứ ngủ phòng đàn bà, Nilam cứ thỉnh thoảng ê chề trên chiếc giường đàn ông, bất động như một xác người bị đâm chết. Bao giờ cũng vào buổi sáng, sau một cái đưa mắt đầy âm mưu của hai mẹ con Amar, sau một cốc sữa tươi tồng tộc vào miệng Amar, được xem như một liều tăng lực cho người đàn ông. Tiếng sáo của Raja thì ngày càng lãng đãng phiêu diêu như một tiếng say, mặc dù anh chẳng khi nào động đến rượu nữa.
  7. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    HAT- Tiếng thở dài qua rừng kim tước
    Mười sáu tuổi Nilam đã làm cho lũ trai làng ngả nghiêng, đi đường thì sa chân xuống ruộng, đi cạnh hồ thì sảy chân xuống hồ. Có đứa còn mang sáo đến thổi, thổi mà ngồi dưới gốc cây bồ đề tít tắp đằng xa, đến tai người đẹp thì chỉ còn là tiếng dế kêu hoang vắng.
    Sau mùa mưa, nhờ có người quen đến xin giúp, cha mẹ gửi Nilam lên thủ phủ học nghề hộ lý. Cô và một cô gái khác thuê chung một căn phòng nhỏ của một bà chủ trọ đầy ý thức giữ gìn gia phong nếp nhà. Người như bà ta mỗi khi nhận đủ tiền thuê nhà thì lập tức trở thành viên cảnh sát mặc váy, thậm chí thành một mái gà xù lông xoè cánh che chở cho lũ vịt con ấp hộ mà chỉ sểnh ra là bị quạ và chuột tha đi mất.
    Cạnh phòng hai cô là hai chú sinh viên trường tổng hợp. Lạ gì cái thứ con trai như thế, ở nhà trước mặt cha mẹ thì mặt gằm xuống, con gái đi qua trước mặt cũng chẳng dám nhìn, nhưng trọ học xa nhà thì như một lũ hổ đói sổng chuồng. Cả hai gã giống nhau là đều có một ánh mắt lục lọi. Khác nhau là một gã chỉ lục lọi nhìn Nilam, gã kia thì cái nhìn lục soát cả hai cô. Cô bạn gái tố váo với viên cảnh sát mặc váy. Bà ta tức tốc gõ cửa một phòng trọ, vừa gõ vừa gọi một người nào đó tên là Ravi. Chàng Ravi mở cửa đi ra. Mắt sâu, râu quai nón, mỗi bước đi là một bước tự tin. Bà chủ giao cho Ravi việc để mắt trông chừng hai gã tổng hợp và hành động kịp thời khi cần. Thế là thành một cái dây: Hai gã kia nhòm ngó hai cô. Ravi canh chừng hai gã, bà chủ thì bao quát tất cả. Cuối tháng bà xua hai gã đi nơi khác và lấy lại phòng trọ.
    Một sáng chủ nhật Ravi cho Nilam đi xem phim Mỹ. Cùng lúc cô phạm hai điều răn. Con gái quê không được phép có bạn trai trước khi lấy chồng, càng không được đi cùng bạn trai đến nơi công cộng. Con gái quê cũng không được xem phim Âu Mỹ. Nilam trước đây chỉ xem toàn phim Ấn Độ, có nhảy nhót ca hát, có những người hùng đi báo thù và giải thoát cho người đẹp. Phim Mỹ này thì người hùng chẳng ra người hùng, cũng chẳng có nhảy nhót hát hò í ới mà lại nhiều pha trần trụi ghê người. Nilam run rẩy bấu chặt tay vào vai Ravi lúc nào chẳng rõ. Anh điềm tĩnh gỡ tay cô ra, nắm chặt hồi lâu cho tới khi Nilam thật bình tâm mới nhẹ nhàng trả tay cô về chỗ cũ.
    Chủ nhật sau không phim Mỹ cũng chẳng phim Ấn Độ. Hai người đi dạo trong khu vườn kim tước rậm rạp như rừng. Đang mùa hoa. Những chùm hoa kim tước rủ xuống như những chùm nho vàng tươi trong suốt, cả một vườn kim tước bừng sáng xoã ra như mái tóc vàng của người đẹp ngủ trong rừng. Ravi đột nhiên ghé sát lại, má áp vào má Nilam. Cô nhắm nghiền mắt, môi mím chặt, sợ tái người cái cảnh môi bập vào môi trong phim Mỹ. Nhưng Ravi chỉ để cho chóp mũi chạm vào chóp mũi Nilam, rồi hai cái chóp mũi Ấn Độ, hai tác phẩm tuyệt đẹp của tạo hoá cứ thế mà trườn lên nhau, cái này trơn trượt trên đường cao thanh tú của sống mũi của người kia. Vào chính lúc mũi của hai người gần như bắt cùng một nhịp thở, thì Ravi bỗng rung giật toàn thân và bật người ngồi thẳng dậy. Họ tựa vào nhau như hai con sóc đất gặp mưa cho tới khi qua cơn run rẩy.
    Tối đến, cô bạn gái chợt hỏi xem Nilam có coi Ravi là chàng trai tốt và người tốt có được phép đến khi vực đèn đỏ không. Khu vực đèn đỏ là thế nào? Cô bạn ghé tai giải thích một câu làm Nilam rùng mình. Đó là nơi những đứa con gái bị bắt cóc từ Nepal sang, hoặc gái quê được dỗ ngon dỗ ngọt là sẽ có việc làm ở thành phố, rút cục phải bán thân nuôi chủ chứa. Chiều nay chính mắt cô thấy Ravi đi vào một nhà chứa, cách nơi họ ở mấy dãy phố. Nilam nhẩm tính và nhận ra rằng nếu thực sự Ravi tới đó thì anh đã tới sau lúc hai người chia tay.
    Cô bạn không muốn để Nilam coi mình là kẻ tiêu ngoa dựng chuyện. Một buổi tối, cô ta từ đâu xồng xộc chạy về phòng, lôi tuột Nilam lao ra phố. Hai cô gái len lén bám theo sau Ravi, lẩn quất quanh co qua những đường phố tối. Đến trước ngôi nhà mờ mờ đèn đỏ có mấy cô gái Nepal đang chờ khách, Ravi rẽ vào.
    Nilam trở về, ngồi chờ Ravi trước cổng nhà. Chờ hơn một giờ, thời gian đủ để ứa hết nước mắt tới mức khi Ravi bước vào cổng thì mắt Nilam đã trở nên khô khốc. Ravi, anh đi đâu về? Ravi là người không thích nói dối, nên chỉ sững lại trước giọng nói ngàn ngạt và âm sắc quá lạnh lùng, và khi Nilam nói rằng cô biết rất rõ anh vừa từ đâu ra thì Ravi tin ngay rằng mình có lỗi. Một chàng trai Ấn đứng đắn là người trong cơn yêu vẫn biết giữ gìn sự trinh trắng cho người mình yêu. Đó là lời giải thích hợp lý đối với một cô gái Ấn Độ mặc dù không thể chấp nhận được.
    Sáng hôm ấy Nilam chuẩn bị tới bệnh viện thực tập thì bố mẹ từ quê lên. Nilam được phép thu xếp đồ đạc trong vòng nửa giờ để ra tàu về quê lấy chồng. Chú rể là Raja, không ai khác ngoài cái anh chàng dạo trước mang sáo đến thổi mà không dám đứng gần nhà, âm thanh xa xôi như tiếng dễ kêu trên đồng bãi. Thực ra bố mẹ Nilam đã chọn Raja từ lâu, nhưng mãi tới nay mới tạm lo được khoản hồi môn trị giá 60.000 rupi nhà trai thách cưới. Đấy là khoản hồi môn phải chăng nhất ở làng mặc dù gia đình Nilam cũng phải bòn vét tới hạt lúa mì dự trữ cuối cùng để lo cho đủ. Lý do này khiến nhà gái chẳng thể trì hoãn để bỏ lỡ. Chậm một vài năm nữa thì không thể cưới chồng cho Nilam với giá ấy.
    Cứ ào ào như nước tràn qua đập. Thôi thì bỏ hết, bỏ cả lớp y tá, chỉ cần bà chủ trọ biết là đủ. Ravi thì ở trường đến chiều mới về. Chỉ mới cách đây mấy hôm, Nilam đã bắt anh phải thề trước thần tình yêu Kama và thần lửa Agni rằng sẽ không bao giờ mò tới khu vực đèn đỏ. Làm như vậy mà vẫn phải giữ trinh tiết cho người mình yêu là một việc quá đỗi khó khăn, nhưng Ravi đã thề. Thần Kama chứng giám cho tình yêu của anh. Và thần Agni sẽ nổi lửa hoả thiêu Ravi nếu anh không giữ được lời thề.
    Nhưng từ đây Nilam không còn là của anh nữa, cô muốn nhắn anh rút lại lời thề. Nhắn cho trai qua bà chủ thì không một cô gái nào dám làm.
    Lễ cưới được tổ chức tằn tiện trong ba ngày. Các cuộc tế lễ của ngày đầu tiên đều xuôi xẻ thuận chiều. Raja sướng phát cuồng, rủ bạn bè ra chân đồi, chui vào bụi uống hết hai chai rượu dấm dúi mua giấu các vị phụ huynh. Ngồi trên lưng con ngựa trắng đến nhà gái để làm lễ thề nguyền trước thần lửa. Raja hát rống lên trong nước mắt chan hòa. Anh em bằng hữu tháp tùng có thể nhảy múa hát hò tuỳ thích, chú rể thì không. Lại càng không được để rơi nước mắt. Người ta lôi Raja xuống, lau sạch nước mắt, trang điểm lại, nhưng anh ta vẫn hat ra rả đến mức có người định lấy giẻ nhét vào mồm, sợ nhà gái biết được. Rồi Raja nhất định không chịu leo trở lên lưng ngựa mà lao vào giữa đám bạn bè, nhảy múa cười hát như đi dự lễ cưới của một người khác.
    Tin bay tới nhà gái. Kẻ được kén làm rể hoá ra là một tên rượu chè be bét. Hắn lại còn không chịu leo lên lưng ngựa, khác nào hắn tự chối bỏ quyền được làm chú rể. Đám rước chú rể bị yêu cầu dừng lại giữa đường. Đại diện nhà gái đùng đùng kéo sang nhà trai, hùng hồn tuyên bố rằng Raja là một kẻ không được chấp thuận trong quan hệ thông gia. Phía nhà trai như bị sét đánh, dúm dó cả lại trong nhục nhã ê chề. Thôi thì rõ ràng là lỗi ở con trai chúng tôi, nhưng huỷ bỏ một đám cưới thì làm sao cứu vớt được danh dự ho gia đình này, mong nhà bên ấy độ lượng suy xét lại. Giờ thì chúng tôi sẵn lòng chỉ nhận 55.000 rupi.
    Bớt được năm ngàn để nhận một món hàng kém phẩm chất như thế thì đến lượt nhà gái bị ô danh. Cứ xem hàng may sẵn ê hề ngoài chợ kia, lỗi mốt một cái là bị hạ giá năm mươi, sáu mươi phần trăm, thậm chí giảm tới tám mươi phần trăm mà có ma nào thèm nhìn tới.
    Cơ quan đầu não của nhà trai hoàn toàn bị tê liệt, nhưng hình như cái ngọ ngoạy của một ngón tay đã cứu được cái cơ thể gần chết cả mười phần. Amar, thằng em con chú của Raja, ghé tai ông bác thì thầm, từng lời như liều thuốc hồi sinh tưới vào cái tử thi xám ngoét của ông. Rồi cứ như kẻ bị nhập đồng, nghe được câu nào ông để cho nó văng ra cửa miệng câu ấy. Thằng Raja nó đốn mạt, chúng tôi xin nhận lại cháu để dạy trong nhà, nhưng nó còn hai đứa em trai, mười tám đôi mươi cả, thêm thằng Amar nữa là ba. Xin nhà bên ấy chọn cho một đứa làm rể để đổi lấy thằng Raja, và chúng tôi chỉ xin lấy 50.000 rupi hồi môn.
    Thôi cũng đành. Thầy tử vi lập tức được gọi đến kẻ kẻ vẽ vẽ. Ban đầu dường như Nilam hợp với cả ba ứng cử viên loại hai kia. Đến phép cuối cùng thì cung Song Ngư của Nilam loại bỏ không thương tiếc hai chú em ruột của Raja, mà chỉ còn hợp với cung Tranh Nữ của Amar. Cái thằng Amar tẩm ngẩm tầm ngầm, ai cũng bảo là hiền lành, đột nhiên thành cái đầu của cả họ, rồi nhảy lên lưng con bạch mã cứu vớt thanh danh cho cả họ.
    Nilam về làm dâu nhà Amar. Con chú con bác sống chung một nhà nên cô không sao tránh mặt Raja. Ngày nào Raja cũng mang sáo ra thổi, giờ thì tiếng sáo rất gần, ở ngay trong nhà, thật là phẫn, thật là não nùng đến mức Nilam phải nhân lúc vắng người nói với Raja rằng nếu anh cứ thổi sáo như thế một tháng nữa thì cô sẽ phát điên lên mất. Raja không nói gì, lẳng lặng bỏ ra ngồi bên miếu thờ Siva cách xa nhà, tiếng sáo chỉ còn vo ve như tiếng muỗi.
    Cưới nhau gần một tuần, Nilam vẫn còn là gái trinh. Nhà không dành phòng riêng cho cặp vợ chồng mới cưới, nếp nhà trong những gia đình như thế buộc đàn ông ngủ ở phòng đàn ông, đàn bà ngủ bên phòng đàn bà. Nilam ngủ cùng với mẹ chồng và hai cô em chồng đã bắt đầu hấm hứ xét nét. Một hôm hai đứa em đã ra đồng thu hoạch hạt cải, nhà chỉ có Nilam và bà mẹ chồng, thì giữa buổi sáng Amar đột nhiên bỏ cửa hàng tạp hoá về nhà, kêu nhức đầu, rồi vào phòng đàn ông đóng cửa lại. Nhìn căn nhà vắng, bà mẹ hiểu thời cơ đã đến, bèn bảo Nilam đun nóng một cốc sữa tươi bê vào cho chồng. Amar không hề nhức đầu. Anh ta cuống cuồng khoá trái cửa, ừng ực uống cốc sữa nóng, rồi sùng sục vồ lấy Nilam, vồ trượt mấy lần như vồ một con gà trên cái sân rộng. Không có môi chầm bập lấy môi như trong phim Mỹ. Cũng chẳng có cử chỉ dịu dàng chạm mũi như của Ravi. Chỉ có tiếng sáo của Raja rên xiết ngoài xa.
    Tháng ngày cứ trôi, đàn ông cứ ngủ trong phòng đàn ông, đàn bà cứ ngủ phòng đàn bà, Nilam cứ thỉnh thoảng ê chề trên chiếc giường đàn ông, bất động như một xác người bị đâm chết. Bao giờ cũng vào buổi sáng, sau một cái đưa mắt đầy âm mưu của hai mẹ con Amar, sau một cốc sữa tươi tồng tộc vào miệng Amar, được xem như một liều tăng lực cho người đàn ông. Tiếng sáo của Raja thì ngày càng lãng đãng phiêu diêu như một tiếng say, mặc dù anh chẳng khi nào động đến rượu nữa.
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Trò chuyện với nhà văn Hồ Anh Thái
    Cười để...khóc hay để vui vẻ giã từ quá khứ?
    TTCN - Năm nào cũng có sách in mới, không truyện ngắn thì tiểu thuyết, vẫn là tổng thư ký của Hội Nhà văn Hà Nội vài trăm hội viên, vẫn đọc sách mới ra của đồng nghiệp và vẫn mắt xanh phát hiện những cây bút mới. Vừa có một ?ocú đúp?T?: tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế tái bản lần hai, và tập truyện ngắn mới 4 lối vào nhà cười. Đó là Hồ Anh Thái.
    * Dân gian nói: Giòn cười tươi khóc, cười ra nước mắt. Tập truyện của anh mang tên 4 lối vào nhà cười, bằng sinh-lão-bệnh-tử, những khái niệm nhà Phật? Nhà cười nào vậy? Phải chăng anh quan niệm cuộc đời cũng như một nhà cười?
    - Cuộc đời đúng là một nhà cười, chỉ có điều con người lại có xu hướng vào đó, đối diện với gương mặt của mình và... khóc. Trong cuốn sách này tôi chỉ muốn đưa ra trước người đọc một tấm gương lồi để họ soi vào và tự hỏi: đấy là ta hay không phải là ta? Tôi cũng không muốn làm cho ai phải khóc. Chỉ vì đối với tôi cuộc đời nhiều khi buồn quá, buồn quá thì phải cười. Vậy thôi.
    * Anh có vẻ khoái lối viết hài hước, nhìn con người và sự việc như qua một tấm gương lồi trong nhà cười ở công viên Thống Nhất, Hà Nội. Và có thể giọng điệu hài hước đang trở thành căn tính viết của anh?
    - Tôi từng viết những truyện thật sự là bi kịch mới, như tiểu thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng, truyện Mảnh vỡ của đàn ông. Nhà văn thì giọng điệu nào cũng nên thực hiện, phương pháp nào cũng nên sử dụng, nhân loại phát minh ra các loại công cụ là để cho con người sử dụng mà. Tuy vậy, nếu có một cái gì đang trở thành ?ocăn tính? thì chắc là tôi phải cân nhắc để thay đổi. Tôi không chịu được cái là ?ocăn tính? cứ bám riết lấy mình.
    * Viết có nghề, thông minh, hài hước, tinh quái, ngày càng hiện đại, và có lẽ là người có cơ may phát triển kiểu ?ogừng càng già càng cay?, vì có một nền tảng văn hóa được chuẩn bị và tạo lập vững chắc? Anh thích không nếu những lời khen đó dành cho anh?
    - Tôi tin rằng nếu chị muốn tước vũ khí chống trả của một người đáo để, chị hãy khen người ấy? như ma. Hắn sẽ chết đứng như Từ Hải giữa trận tiền.
    * Người ta cho rằng cái cuối cùng còn lại của nhà văn là tác phẩm, và cái còn lại cuối cùng của tiểu thuyết hay truyện ngắn vẫn cứ phải là nhân vật. Không thể quên lão Hạc, Chí Phèo, Thị Nở của Nam Cao, Tám Bính của Nguyên Hồng, Xuân Tóc Đỏ, Phó Đoan của Vũ Trọng Phụng, chị Dậu của Ngô Tất Tố, tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp? Anh thấy mình có nhân vật nào còn ?oở lại? với người đọc, thậm chí người ta có thể quên tên anh nhưng vẫn nhớ nhân vật của anh vì sức ám ảnh của nó?
    - Nếu ta vẫn tiếp tục sử dụng phương pháp truyền thống thì quan niệm phải có nhân vật là thỏa đáng. Nhưng nhiều kiệt tác của văn xuôi hiện đại bói cũng không ra nhân vật đâu, chị hãy nhìn vào Con đường xứ Flandres của Claude Simon, Linh Sơn của Cao Hành Kiện... đâu còn ?onhân vật đáng nhớ? theo kiểu cổ điển nữa. Nhưng nói ra điều này ở ta là chưa được chia sẻ - nhà văn ta phần nhiều vẫn viết theo lối cũ, gọi mỹ miều là ?ophương pháp truyền thống?.
    * Con gái tôi và một số sinh viên của tôi ham đọc văn chương của anh, và họ đều bảo buồn cười lắm. Họ cũng không dễ giải thích tại sao họ thích, tại sao họ cười; nhưng họ lại có khuynh hướng trắc nghiệm cái cười của anh trong cuộc sống. Anh có thích cách đọc ấy của những người trẻ tuổi không?
    - Ta đâu có quyền thích hay không thích cách đọc của độc giả. Ta gieo gió nào thì phải gặt bão nấy. Người trẻ tuổi cũng chẳng bao giờ hỏi ta có thích họ không. Họ mặc nhiên bắt ta phải chấp nhận họ. Việc họ nhắc đến những nhân vật chỉ chứng tỏ rằng nhân vật đã khép một vòng tròn khi họ bắt đầu đi từ cuộc sống vào trang sách, và từ trang sách vòng trở lại với đời. Nhà văn sẽ đưa họ đi theo cái vòng tròn ấy, mặc dù đi như thế cũng... hơi bị chóng mặt.
    * Anh thích phát hiện các nhà văn trẻ, thích đọc họ, anh có thích người đọc trẻ đọc văn của anh không? Theo anh, cách đọc nào của họ làm anh thích nhất?
    - Chưa nhiều kinh nghiệm để mà định kiến, đấy là phẩm chất mà hầu như ai cũng ao ước ở tuổi trẻ. Tôi ngoài 40 tuổi mà đã ao ước được sống, được yêu và được viết như những người trẻ rồi.
    * Trong lễ phát động cuộc thi Văn học tuổi 20 tại Hà Nội, một người đọc trẻ nói thẳng là chẳng bao giờ đọc văn chương VN, chỉ thích đọc văn chương thế giới thôi. Ngồi ở hội đồng chấm giải của cuộc thi ngày hôm ấy, anh có bị chạm tự ái nghề nghiệp?
    - Ô, chẳng nhẽ nhà văn chỉ mong gặp toàn người khen để ?otước vũ khí? của mình? Chắc hầu hết nhà văn có mặt hôm ấy chẳng tự ái đâu, vì tâm lý người Việt chúng ta ai cũng nghĩ như ông Nam Cao từng viết: ?oChắc nó trừ mình ra!?.
    * Xin hỏi một câu theo đúng kiểu 4 lối vào nhà cười: nghệ sĩ nhiều người thích mốt cạo trọc để gây độc đáo. Anh dạo này cũng muốn độc đáo để gây hấn ?omắt thiên hạ? hay sao?
    - Không phải tôi theo mốt mà là tự biết thân biết phận. Sớm muộn gì cũng sa vào tình trạng ?orửa mặt thì lâu gội đầu thì chóng?, khôn ngoan hơn cả là hãy... đi tắt đón đầu.
    NGUYỄN THỊ MINH THÁI
  9. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Trò chuyện với nhà văn Hồ Anh Thái
    Cười để...khóc hay để vui vẻ giã từ quá khứ?
    TTCN - Năm nào cũng có sách in mới, không truyện ngắn thì tiểu thuyết, vẫn là tổng thư ký của Hội Nhà văn Hà Nội vài trăm hội viên, vẫn đọc sách mới ra của đồng nghiệp và vẫn mắt xanh phát hiện những cây bút mới. Vừa có một ?ocú đúp?T?: tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế tái bản lần hai, và tập truyện ngắn mới 4 lối vào nhà cười. Đó là Hồ Anh Thái.
    * Dân gian nói: Giòn cười tươi khóc, cười ra nước mắt. Tập truyện của anh mang tên 4 lối vào nhà cười, bằng sinh-lão-bệnh-tử, những khái niệm nhà Phật? Nhà cười nào vậy? Phải chăng anh quan niệm cuộc đời cũng như một nhà cười?
    - Cuộc đời đúng là một nhà cười, chỉ có điều con người lại có xu hướng vào đó, đối diện với gương mặt của mình và... khóc. Trong cuốn sách này tôi chỉ muốn đưa ra trước người đọc một tấm gương lồi để họ soi vào và tự hỏi: đấy là ta hay không phải là ta? Tôi cũng không muốn làm cho ai phải khóc. Chỉ vì đối với tôi cuộc đời nhiều khi buồn quá, buồn quá thì phải cười. Vậy thôi.
    * Anh có vẻ khoái lối viết hài hước, nhìn con người và sự việc như qua một tấm gương lồi trong nhà cười ở công viên Thống Nhất, Hà Nội. Và có thể giọng điệu hài hước đang trở thành căn tính viết của anh?
    - Tôi từng viết những truyện thật sự là bi kịch mới, như tiểu thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng, truyện Mảnh vỡ của đàn ông. Nhà văn thì giọng điệu nào cũng nên thực hiện, phương pháp nào cũng nên sử dụng, nhân loại phát minh ra các loại công cụ là để cho con người sử dụng mà. Tuy vậy, nếu có một cái gì đang trở thành ?ocăn tính? thì chắc là tôi phải cân nhắc để thay đổi. Tôi không chịu được cái là ?ocăn tính? cứ bám riết lấy mình.
    * Viết có nghề, thông minh, hài hước, tinh quái, ngày càng hiện đại, và có lẽ là người có cơ may phát triển kiểu ?ogừng càng già càng cay?, vì có một nền tảng văn hóa được chuẩn bị và tạo lập vững chắc? Anh thích không nếu những lời khen đó dành cho anh?
    - Tôi tin rằng nếu chị muốn tước vũ khí chống trả của một người đáo để, chị hãy khen người ấy? như ma. Hắn sẽ chết đứng như Từ Hải giữa trận tiền.
    * Người ta cho rằng cái cuối cùng còn lại của nhà văn là tác phẩm, và cái còn lại cuối cùng của tiểu thuyết hay truyện ngắn vẫn cứ phải là nhân vật. Không thể quên lão Hạc, Chí Phèo, Thị Nở của Nam Cao, Tám Bính của Nguyên Hồng, Xuân Tóc Đỏ, Phó Đoan của Vũ Trọng Phụng, chị Dậu của Ngô Tất Tố, tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp? Anh thấy mình có nhân vật nào còn ?oở lại? với người đọc, thậm chí người ta có thể quên tên anh nhưng vẫn nhớ nhân vật của anh vì sức ám ảnh của nó?
    - Nếu ta vẫn tiếp tục sử dụng phương pháp truyền thống thì quan niệm phải có nhân vật là thỏa đáng. Nhưng nhiều kiệt tác của văn xuôi hiện đại bói cũng không ra nhân vật đâu, chị hãy nhìn vào Con đường xứ Flandres của Claude Simon, Linh Sơn của Cao Hành Kiện... đâu còn ?onhân vật đáng nhớ? theo kiểu cổ điển nữa. Nhưng nói ra điều này ở ta là chưa được chia sẻ - nhà văn ta phần nhiều vẫn viết theo lối cũ, gọi mỹ miều là ?ophương pháp truyền thống?.
    * Con gái tôi và một số sinh viên của tôi ham đọc văn chương của anh, và họ đều bảo buồn cười lắm. Họ cũng không dễ giải thích tại sao họ thích, tại sao họ cười; nhưng họ lại có khuynh hướng trắc nghiệm cái cười của anh trong cuộc sống. Anh có thích cách đọc ấy của những người trẻ tuổi không?
    - Ta đâu có quyền thích hay không thích cách đọc của độc giả. Ta gieo gió nào thì phải gặt bão nấy. Người trẻ tuổi cũng chẳng bao giờ hỏi ta có thích họ không. Họ mặc nhiên bắt ta phải chấp nhận họ. Việc họ nhắc đến những nhân vật chỉ chứng tỏ rằng nhân vật đã khép một vòng tròn khi họ bắt đầu đi từ cuộc sống vào trang sách, và từ trang sách vòng trở lại với đời. Nhà văn sẽ đưa họ đi theo cái vòng tròn ấy, mặc dù đi như thế cũng... hơi bị chóng mặt.
    * Anh thích phát hiện các nhà văn trẻ, thích đọc họ, anh có thích người đọc trẻ đọc văn của anh không? Theo anh, cách đọc nào của họ làm anh thích nhất?
    - Chưa nhiều kinh nghiệm để mà định kiến, đấy là phẩm chất mà hầu như ai cũng ao ước ở tuổi trẻ. Tôi ngoài 40 tuổi mà đã ao ước được sống, được yêu và được viết như những người trẻ rồi.
    * Trong lễ phát động cuộc thi Văn học tuổi 20 tại Hà Nội, một người đọc trẻ nói thẳng là chẳng bao giờ đọc văn chương VN, chỉ thích đọc văn chương thế giới thôi. Ngồi ở hội đồng chấm giải của cuộc thi ngày hôm ấy, anh có bị chạm tự ái nghề nghiệp?
    - Ô, chẳng nhẽ nhà văn chỉ mong gặp toàn người khen để ?otước vũ khí? của mình? Chắc hầu hết nhà văn có mặt hôm ấy chẳng tự ái đâu, vì tâm lý người Việt chúng ta ai cũng nghĩ như ông Nam Cao từng viết: ?oChắc nó trừ mình ra!?.
    * Xin hỏi một câu theo đúng kiểu 4 lối vào nhà cười: nghệ sĩ nhiều người thích mốt cạo trọc để gây độc đáo. Anh dạo này cũng muốn độc đáo để gây hấn ?omắt thiên hạ? hay sao?
    - Không phải tôi theo mốt mà là tự biết thân biết phận. Sớm muộn gì cũng sa vào tình trạng ?orửa mặt thì lâu gội đầu thì chóng?, khôn ngoan hơn cả là hãy... đi tắt đón đầu.
    NGUYỄN THỊ MINH THÁI
  10. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội, con thuyền, phù sa - Hồ Anh Thái
    Đôi khi tôi tự hỏi cái ngày Lý Công Uẩn đến vùng bờ bãi phù sa ven sông Hồng, thấy những ráng mây vàng như một con rồng bay vút lên, chính ngày đầu tiên ấy ông đã ngắm con rồng Thăng Long trên mình ngựa hay trên thuyền?
    Hình như một con thuyền có lẽ hợp hơn với người đầu tiên đến chọn đất xây dựng nên Thăng Long. Không loại trừ sự tô vẽ của người đời rằng ông ngồi hùng dũng trên một thớt voi hoặc một con ngựa chiến. Nhưng dải đất phù sa nâu đỏ ven dòng sông cũng đỏ đòi người đến khám phá ra nó phải cưỡi trên một con thuyền đè trên đầu sóng. Những hồ nước khắp trên đất Thăng Long cũng muốn rằng người đầu tiên đến đây phải có một con thuyền. Phải là thuyền cơ. Mãi đến thời Hồ Quý Ly, như nhà văn Nguyễn Xuân Khánh miêu tả, cả vùng Thăng Long vẫn còn mênh mông hồ nước. Phương tiện phổ biến và an toàn vẫn là thuyền. Những con thuyền chập chờn luồn lách trong sương, qua lau sậy, mang chở trên đó bao nhiêu nỗi niềm, cả những mưu đồ bá vương.
    Phải là thuyền. Sông dài bãi rộng. Trên bến dưới thuyền. Chài lưới. Canh tác lúa nước. Buôn bán vùng kẻ chợ. Người ấy cảnh ấy kéo dài ra đến một nghìn năm, đến bây giờ. Người bây giờ ngồi mà hình dung cứ tự đoan chắc với mình rằng Lý Công Uẩn ngày đầu đến đây bằng thuyền.
    Chắc là thế. Bằng thuyền.
    ***
    Có lần tôi ngồi nghe chuyện nhà văn Tô Hoài, cũng là một nhà Hà Nội học trực nghiệm đáng tin cậy. Nhân chuyện người Hà Nội gốc, ông nói rằng hiếm có lắm, Hà Nội gốc họa chăng chỉ có mấy anh chàng đánh cá ven sông Tô Lịch.
    Ừ nhỉ, ngay như nhà văn Tô Hoài đấy thôi. Ông vẫn được coi là một nhà văn hiếm hoi người Hà Nội còn lại với chúng ta từ đầu thế kỷ trước, nhưng mà trước năm 1945 vùng Nghĩa Đô quê ngoại ông hằng đi về vẫn còn thuộc tỉnh Hà Đông. Hà Nội khi ấy chỉ là một mảnh bé xíu của nội thành Hà Nội bây giờ.
    Hà Nội gốc bây giờ tạm chấp nhận tiêu chuẩn có ba đời sinh ra ở Hà Nội. Ông nội tôi sinh ra ở đây, cha tôi sinh ra ở nơi đây, và tôi nữa sinh ra ở nơi đây. Thế thì tôi là người Hà Nội, cho dù những năm chiến tranh ly tán, cha mẹ tôi có phải bỏ Hà Nội dắt dìu nhau đi kháng chiến chống Pháp, cho dù những năm chống Mỹ có phải bồng bế tôi đi sơ tán về miền quê. Cho dù gốc gác tôi ở Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên, hay từ những tỉnh đồng bằng Bắc bộ không xa. Hay từ những nơi thật xa Nam bộ.
    Nghe thế thì hiểu rằng Hà Nội gốc ba đời ở móng chân vẫn còn giắt bùn sông Hồng. Đầu thế kỷ XX vùng phố cổ bây giờ nước sông Hồng vẫn còn mấp mé liếm vào bến đỗ, rồi theo thời gian mới dùng dằng rút dần ra xa. Người Hà Nội gốc khi ấy vẫn phải làm nghề chài lưới. Bà buôn vẫn phi lăn xả xuống bến lội bùn lấy hàng lên. Ông đồ ông ký sao cũng có lúc phải lội nước lên thuyền hoặc lội qua bãi sông ngập nước mà về nhà. Hà Nội gốc mà móng chân vẫn giắt bùn là như vậy. Lá ngọc cành vàng, danh gia vọng tộc thật là một huyễn tưởng mong manh.
    Thế thì người Hà Nội là những ai? Cũng như mọi thủ đô trên thế giới này thôi. Chưa đến London cứ tưởng người London nói tiếng Anh theo "kiểu thủ đô" rất chuẩn. Chưa đến Paris cứ tưởng người Paris chỉ toàn người sinh trưởng ở thủ đô hoa lệ. Những đô thị ở nước Mỹ thì khỏi nói, New York, Chicago, San Francisco, Los Angeles... Tất cả đều là những tụ điểm tập hợp dân tứ chiếng hay người tứ xứ cũng vậy. Khó mà tìm ra ở họ một mẫu số chung.
    Hà Nội có lẽ cũng vậy thôi. Gốc gác ba đời ít ỏi đã nói ở trên. Đa số người Hà Nội bây giờ là "ngoại kiều". Những Thanh kiều, Nghệ kiều từ miền Trung ra. Từ Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương, Thái Bình lên. Từ phưng Nam tập kết đến. Tinh hoa gốc rễ hun đúc ở đây. Tinh hoa từ mọi miền mang tới, giao kết hợp chủng mà tạo nên người Hà Nội. Lâu dần cứ cái gì thanh lịch, hào hoa, cao nhã, tinh tế... thì mặc nhiên đều được coi là của người Hà Nội. Chẳng cần phi rạch ròi phân định "của tôi trả tôi" làm gì.
    Người Hà Nội là người sống trên dải đất ven sông Hồng. Người Hà Nội cũng là người Việt tới tận từng phân vuông vậy.
    ***
    Những nơi đô thị như Paris, London, New York là nơi quần cư của người tứ xứ. Tiếng Anh tiếng Pháp đại trà ở những nơi đó khó mà coi là khuôn vàng thước ngọc. Hà Nội thì sao? Xu hướng đô thị hóa và quản lý đô thị khá lỏng lẻo mấy chục năm qua cũng đang làm tiếng Hà Nội có phần nào hỗn độn. Như giao thông. Như nếp sống bày bừa làng xã đang biến Hà Nội thành một cái làng có đường phố, sự quá ti về số lượng người không điều tiết sớm, một ngày nào đó người ra vào thành phố hàng ngày cũng bị hạn chế như phải đăng ký xe máy hôm nay vậy.
    Còn nhớ đầu những năm 1980 người ta nhận thấy hiện tượng này: những người líu lo "Hà Lội thanh nịch và lên thơ" thuộc hai loại: hoặc là dân ngoại thành, hoặc là dân chợ giời. Các chàng các nàng chíp chíp kiu kiu trong vòng bán kính mười kilômét tính từ Bờ Hồ, ban ngày cấy lúa trồng rau trồng hoa, tối đến huỳnh huỵch đạp xe đến vũ trường, cứ dép lê mũ cối mà đăngxinh. Vừa đăngxinh vừa bô bô một thứ tiếng Hà Nội đố nhau xem đó là nờ cao hay nờ nùn.
    Nhưng tại sao lại là dân chợ giời nữa? Đám thanh niên chúng tôi hồi ấy tự giải thích thế này: đa số dân chợ giời cũng từ các miền quê mới đổ tới. Ngay cả dân gốc gác vài đời định cư ở chợ giời cũng quen dần lời ăn tiếng nói kiểu này. Một người khách mang hàng vào chợ là một con mồi. Cả một toán người ùa tới quây con mồi vào giữa, mồm năm miệng mười, mua tranh bán cướp. Những kẻ trả giá dìm giá ấy chỉ là "chân gỗ", có nhiệm vụ uy hiếp cho con mồi hoang mang nhụt chí. Rốt cục chỉ có một kẻ chủ mưu đứng ra mua giá hời. Đám "chân gỗ" hầu như đều cố tình phạm lỗi phát âm elờ enờ, gây cảm tưởng quê kệch chất phác. Bao nhiêu người đã đứng khóc giữa chợ giời vì cái thứ tiếng "hà lội" quê mùa ngớ ngẩn ấy.
    Nhưng bây giờ, liệu có thể coi là Hà Nội đang tràn ngập cái thứ tiếng mà cách đây vài ba chục năm còn là tiếng ngoại thành, tiếng chợ giời?
    Nói như thế không có nghĩa là ca sĩ ngày nay không còn luyện thanh phát âm nhả chữ theo giọng Hà Nội. Tiếng Hà Nội vẫn còn đó. Hồn Việt tiếng Việt vẫn phi nương vào giọng phát âm Hà Nội để biểu đạt âm thanh ở mức đẹp nhất. Một thứ tiếng trong trẻo, nhẹ nhõm, nhẹ đến mức phạm luật phát âm, người nghe khó phân biệt xờ với sờ, chờ với trờ - "xắt xon chung hiếu", "chương chình xản xuất". Nhưng cái nhẹ nhõm khiếm khuyết vẫn được yêu, như người ta yêu cái dịu dàng có phần yếu đuối của thiếu nữ. Các diễn viên thanh nhạc mọi miền khi hát lên vẫn hát bằng tiếng Hà Nội. Hai tiếng "Hà Nội" phát ra đẹp nhất có lẽ là từ giọng soprano Lê Dung khi chị hát Hướng về Hà Nội của Hoàng Dương. Sinh thời Lê Dung nói với đồng nghiệp: "Tôi không phải là người Hà Nội, chúng ta đây cũng hiếm có ai gốc Hà Nội, nhưng hai tiếng Hà Nội khi hát lên thì nhất thiết phải sang phải đẹp".
    Đâu phải ai cũng nghĩ được và làm được như vậy. Ca sĩ đằng trong nếu không nỗ lực một cách có ý thức thì phát âm vẫn ngòng ngọng, chơn chớt, như Tây nói tiếng ta, như "Tây Annam nói tiếng Annam". Khán giả không sành thì lấy làm thích thú cái giọng phát âm ngồ ngộ "như Tây". Đến lượt một số ca sĩ sinh trưởng Hà Nội có sẵn giọng nói trời cho, ảo vọng ăn khách xui họ cũng nắn tiếng méo giọng theo kiểu ca sĩ Nam hát giọng Bắc. Nghe họ hát mà có cảm giác bị pha tiếng. Sự báng bổ xúc phạm nhất còn không bằng pha tiếng kia mà.
    Còn nữa, có một vị chức sắc lên tivi nói: "Hôm nay tôi hoan nghênh các i-em làm xanh sạch đi-ẹp chi-o thành phố". Tiếng địa phương mang vào Hà Nội thì tiếng nào cũng nặng, nhưng nghe một nhà quản lý ở Thủ đô "yêu quê hương qua từng âm tiết nhỏ" như thế, lại ưu tư: giá mà điều chỉnh từ cái nho nhỏ như phát âm cho dân dễ nghe hơn? Một chính khách đúng nghĩa còn là một diễn viên, một nhà hùng biện. Nhập gia tùy tục thì đâu có sợ tự làm mất gốc.
    Tiếng Hà Nội không ngừng phát triển, như mọi sinh ngữ, sinh âm khác. Tiếng Hà Nội 1954, tiếng Hà Nội 1975. Hai thứ tiếng ấy vào đến phưng Nam có bảo tồn đến mấy cũng không trụ vững được trước sức xâm nhập của môi trường và sự phát triển của ngôn ngữ. Lạ. Người Nam bộ tập kết ra Bắc hai mươi mốt năm ít thấy pha tiếng, nhưng người Bắc vào Nam dăm bảy năm tiếng đã cưng cứng khê khê như giọng Thanh. Lạ nữa. Tiếng Hà Nội 54 vào Nam rồi du cư sang Tây sang Mỹ, xa cách thế càng quyết tâm bảo lưu bảo tồn bảo thủ. Đi khỏi Hà Nội 1954, rời khỏi Sài Gòn 1975, ngôn ngữ sống trong lòng đôi ba người như một tiêu bản sống chia rẽ chiến tuyến. Một người phiên dịch trong cộng đồng mở miệng nói: Ngôi nhà này hiện đại nhỉ. Bị chấn chỉnh ngay: Đấy là nói giọng Cộng, phải nói là: Tòa Binđinh tân kỳ nhỉ. Nói sông núi đẹp tươi thì bị chỉnh thành ngôn ngữ của nửa thế kỷ trước: Non sông cẩm tú... Cố níu giữ tính chiến tuyến và giai cấp của ngôn ngữ. Còn giọng, nhiều ông bà già Việt Kiều đến bây giờ vẫn còn nói giọng 1954. Nghe lạ. Buồn cười. Quê quê thế nào. Tên cụ là Dư, chắc thế, cứ nhất quyết đòi viết đúng trong văn bản là Rư, phát âm cũng rung bần bật cả lưỡi lên, R-R-R-Ư, ngày xưa nhà cụ ở phố Thợ Ruộm, chứ không phải Thợ Nhuộm. Nhà văn Tô Hoài mỉm cười: Tiếng Hà Nội ngày xưa đấy. Vậy ư? Nhưng tiếng Hà Nội bây giờ khác rồi: tròn, sáng, trong, vang, sang, nhẹ. Lại vẫn nhà văn Tô Hoài: Nhưng hơi điệu.
    ***

Chia sẻ trang này