1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các tài liệu phim ảnh động ... liên kết từ một số Site khác !

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi BlueSpider, 22/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Trang web download film giới thiệu về thiên hà M82 quan sát tại bước sóng biểu kiến và hồng ngoại
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2006-09v1
    M82 nằm trong chòm sao Ursa Major, cách Trái Đất khoảng 12 triệu năm ánh sáng. Do góc nhìn xiên từ Trái Đất, các quan sát tại bước sóng biểu kiến cho thấy M82 có hình dạng dài và dẹt, điều này dẫn đến việc gọi M82 là "thiên hà xì-gà" (Cigar galaxy). Tuy nhiên, các quan sát tại bước sóng hồng ngoại cho thấy phần mây bụi khổng lồ bao quanh thiên hà (điếu xì - gà thật sự đang cháy và bốc khói )
    Đoạn film được tổng hợp từ kết quả quan sát của đài thiên văn Tucson, Arizona (ánh sáng biểu kiến) và đài thiên văn vũ trụ Spitzer (sóng hồng ngoại)
    [​IMG]
  2. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Đài quan sát thiên văn vũ trụ hồng ngoại Spitzer​
    Đài quan sát thiên văn vũ trụ Spitzer đã được phóng lên quỹ đạo vào ngày 25/8/2003 bằng tên lửa Delta. Trải qua hơn 3 năm, Spitzer vẫn hoạt động tốt, tiến hành các quan sát vũ trụ tại bước sóng hồng ngoại. Dưới đây là một số đoạn film giới thiệu về quá trình phóng, triển khai và hoạt động của Spitzer:
    - Phóng
    [​IMG]
    http://ipac.jpl.nasa.gov/web_movies/animgallery/launch.wmv
    - Bay lên quỹ đạo
    http://ipac.jpl.nasa.gov/web_movies/animgallery/flyaway.wmv
    - Gỡ bỏ phần nắp đậy ống kính
    [​IMG]
    http://ipac.jpl.nasa.gov/web_movies/animgallery/cover_ejection.wmv
    - Quỹ đạo Spitzer
    [​IMG]
    http://ipac.jpl.nasa.gov/web_movies/animgallery/orbit.wmv
    - Hoạt động trên quỹ đạo - 1
    http://ipac.jpl.nasa.gov/web_movies/animgallery/SIRTF_roll.wmv
    - Hoạt động trên quỹ đạo - 2
    [​IMG]
    http://ipac.jpl.nasa.gov/web_movies/animgallery/ir_flyaround.wmv
    - Tiến hành quan sát
    http://ipac.jpl.nasa.gov/web_movies/animgallery/observe.wmv
    - So sánh việc quan sát tại ánh sáng biểu kiến và hồng ngoại - 1
    http://ipac.jpl.nasa.gov/web_movies/animgallery/vis-ir1.wmv
    - So sánh việc quan sát tại ánh sáng biểu kiến và hồng ngoại - 2
    http://ipac.jpl.nasa.gov/web_movies/animgallery/vis-ir2.wmv
    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/chron.php?cat=Video/Animations
  3. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Trang web download đoạn film giới thiệu tinh vân Carina​
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2005-12v2
    Đoạn film được tổng hợp dựa trên những kết quả quan sát tinh vân Carina tại bước sóng hồng ngoại. Bắt đầu bằng một bức ảnh to nhưng không rõ nét chụp tinh vân Carina và ngôi sao eta Carinae của Midcourse Space Experiment trong các năm 1996 ?" 1997, đoạn film sẽ đi sâu vào từng chi tiết trong tinh vân Carina với các bức ảnh do kính thiên văn hồng ngoại Spitzer thực hiện.
    Tinh vân Carina là cái nôi của một trong những ngôi sao có khối lượng và độ trưng lớn nhất Ngân Hà: eta Carinae. Bức xạ tia tử ngoại cùng gió từ eta Carinae và ngôi sao đồng hành của nó đã ?oxé vụn? các đám bụi trong tinh vân tạo thành hình những chiếc cột trụ (pillar).
    Các bạn có thể xem thêm bài viết về sao eta Carinae tại:
    http://www3.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/273027/trang-11.ttvn
    và bài viết về tinh vân Carina tại:
    http://www3.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/58574/trang-19.ttvn
  4. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Đoạn film giới thiệu về tinh vân tối Vòi Voi (Elephant ?~s Trunk dark globue)​
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2003-06v2
    Đoạn film mở đầu với kết quả quan sát tại bước sóng biểu kiến tinh vân IC 1396. Tinh vân tối Vòi Voi nằm trong tinh vân IC 1369 dưới dạng một vùng tối trải dài, đen đặc, hoàn toàn không thể quan sát tại bước sóng biểu kiến. Đoạn film tiếp tục với các quan sát tinh vân tối Vòi Voi tại bước sóng hồng ngoại của kính thiên văn Spitzer. Các quan sát tại bước sóng hồng ngoại cho thấy bên trong tinh vân là các ngôi sao đang hình thành (protostar) và bao bên ngoài tinh vân là các đám khí hydrocarbon vòng thơm.
    [​IMG]
    Các bạn có thể xem thêm các thông tin về tinh vân tối Vòi Voi tại đây:
    http://www3.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/58574/trang-19.ttvn
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 12:05 ngày 26/09/2006
  5. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Đoạn film giới thiệu về tinh vân Trifid​
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2005-02v1
    Đoạn film mở đầu với hình ảnh của tinh vân Trifid tại bước sóng biểu kiến với các vùng vật chất phát sáng cũng như vùng màu đen biểu thị các đám mây bụi. Các vùng vật chất phát sáng cùng với các đám mây bụi che kín quá trình tạo sao đang diễn ra trong tinh vân. Các hình ảnh tiếp theo giới thiệu các kết quả quan sát tinh vân Trifid của kính Spitzer với các ngôi sao đang hình thành (protostar) và các ngôi sao trẻ hiện lên rất rõ, lung linh tại bước sóng hồng ngoại. Tổng cộng có khoảng 30 protostar và 120 ngôi sao trẻ được phát hiện trong các quan sát của kính Spitzer.
    Tinh vân Trifid nằm cách Trái Đất 5400 năm ánh sáng trong chòm sao Sagittarius. Các bạn có thể xem thêm các thông tin về tinh vân Trifid tại đây:
    http://www3.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/58574/trang-20.ttvn
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 02:00 ngày 28/09/2006
  6. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Đoạn film giới thiệu về đám mây bụi khí HH 46/47​
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2003-06v4
    Đoạn film mở đầu với hình ảnh đám mây bụi khí HH 46/47 dưới dạng một vùng màu đen không quan sát được tại bước sóng biểu kiến. Đoạn film tiếp tục với các kết quả quan sát HH 46/47 tại bước sóng hồng ngoại của kính thiên văn Spitzer. HH 46/47 chứa bên trong nó một ngôi sao đang trong giai đoạn hình thành (protostar) với các luồng khí phun ra từ hai cực.

    HH 46/47 nằm cách Trái Đất 1140 năm ánh sáng trong chòm sao Vela. Protostar bên trong HH 46/47 là một ví dụ minh họa cho thời kỳ ban đầu của Mặt Trời. Các bạn có thể xem thêm các thông tin về HH 46/47 tại:
    http://www5.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/58574/trang-19.ttvn
  7. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Đoạn phim giới thiệu về các ?othiên thể hình dáng kỳ lạ? quan sát bởi kính thiên văn hồng ngoại Spitzer ​
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2006-20v1
    Đoạn film giới thiệu một số đám mây bụi chụp bởi kính Spitzer. Hình dáng kỳ lạ của các đám mây khí và bụi này khi quan sát tại bước sóng hồng ngoại dễ khiến người ta liên tưởng đến các con quái vật: quỷ, ma, rắn, ? Tuy nhiên, chính những ?ocon quái vật? này lại là cái nôi của rất nhiều ngôi sao đang trong quá trình hình thành.

    [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 13:06 ngày 06/11/2006
  8. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Đoạn film minh họa sự kích hoạt quá trình tạo sao từ vụ nổ supernova​
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2004-04v2
    Đoạn film ngắn minh họa sự kích hoạt quá trình tạo sao từ vụ nổ supernova:
    + Ngôi sao khổng lồ phát nổ, sóng xung kích tác động lên đám mây khí và bụi ở bên cạnh.
    + Đám mây khí và bụi bị nén lại
    + Các ngôi sao mới được hình thành trong đám mây khí và bụi.
    Cái chết của một ngôi sao lại là khởi nguồn cho quá trình sinh ra một thế hệ sao mới. Toàn bộ quá trình trên diễn ra trong khoảng vài triệu năm.
    [​IMG]
  9. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    2 clip giới thiệu tinh vân M 42 tổng hợp từ kết quả quan sát của kính Hubble và kính Spitzer
    Hai clip giới thiệu về tinh vân M 42 (tinh vân Orion) tổng hợp từ kết quả quan sát tại bước sóng biểu kiến của kính Hubble và tại bước sóng hồng ngoại của kính Spitzer:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2006-21v1
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2006-21v2
    Clip thứ nhất bắt đầu bằng bức ảnh M 42 tại bước sóng biểu kiến, sau đó đến bức ảnh hồng ngoại và cuối cùng là quá trình tổng hợp 2 kết quả quan sát. Clip thứ hai tiếp tục giới thiệu một số thành phần như: các đám mây hydro, sun-phua, các ngôi sao trẻ, ... trong M 42.
    [​IMG] [​IMG]
    Các bạn có thể xem thêm một số thông tin về kết quả quan sát tổng hợp trong bài viết tại topic Ảnh thiên văn trong ngày, trang 21
  10. vtt

    vtt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Mới up mấy video clip về thiên văn học & chinh phục không gian lên YouTube, đây là link để chia sẻ với mọi người.
    To touch the stars
    http://www.youtube.com/watch?v=OMotJgwUaQQ
    Witnesses'' Waltz
    http://www.youtube.com/watch?v=J_GciXA-6Ag
    Fire in the sky
    http://www.youtube.com/watch?v=-Ryd_p20XEU
    Venus transit 2004
    http://www.youtube.com/watch?v=LEAyCuth5nI
    Cheers,

Chia sẻ trang này