1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các tấm gương tình nguyện - hướng tới Ngày Quốc tế Người tình nguyện (5/12) -

Chủ đề trong 'Hoạt động xã hội.' bởi mau.vn, 24/11/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mau.vn

    mau.vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2010
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    1. Một nông dân mua 120 tấn lúa cứu trợ lũ lụt
    Trả lại cho đời

    (LĐ) - Do đâu một gia đình nông dân miền Tây dám dành phần lớn tài sản của mình để cứu trợ đồng bào bị thiên tai ở miền Trung? Vì sao gia đình ông Mẫm quanh năm làm lụng cần mẫn, tìm kiếm từng ngàn đồng lời, ăn uống kham khổ như bao người dân nghèo khác, để rồi nhẹ tênh ủng hộ hàng trăm tấn lúa, hàng tỉ đồng cho việc nghĩa? Triết lý sống của họ là gì? Tôi đã cất công đi tìm câu trả lời.
    Ngôi nhà có 120 tấn lúa từ thiện
    Anh Mười xe ba bánh...
    Cách đây khoảng 20 năm, nhiều người dân xã Bình Ân (huyện Gò Công Đông, Tiền Giang) quen thuộc cái tên “Anh Mười xe ba bánh (xe bagác)”. Đoạn đường đá đỏ khoảng 10 cây số từ xã Bình Ân ra chợ thị xã Gò Công hằng ngày qua lại những chuyến xe chở đầy rau mà người còng lưng đạp xe là anh Mười Mẫm (tức ông Lê Văn Mẫm). Có lúc chị Mười Giàu cùng theo xe chở rau với chồng. Không đất sản xuất, hằng ngày họ chở thuê các loại rau cải từ nhà vườn ra chợ huyện để kiếm tiền sinh sống, để nuôi 3 đứa con nhỏ. Suốt thời gian dài anh Mười Mẫm không mua nổi chiếc chiếc xe ba bánh có gắn máy, hằng ngày phải lấy sức mình đạp xe chở hàng. Cảnh sống nghèo khó làm cho anh chị già đi nhanh, còn 3 đứa con thì không được học hành đến nơi đến chốn.
    Từ chỗ chở thuê, chị Mười đã thử nhận rau cải để ngồi bán trên lề đường trước chợ Gò Công. Dần dà, anh chị mướn mặt bằng vài mét vuông trong chợ rau để mua bán. Nhờ bán buôn cần mẫn, có uy tín nên khách hàng mua rau cải của họ ngày càng nhiều. Anh Mười đã thay thế chiếc xe ba bánh dùng sức người bằng xe bagác máy. Có dư, anh chị mua 1 công, rồi 2 công... đất làm vườn. Các con của họ lớn lên, đứa đi làm công nhân ở TPHCM, đứa phụ cha mẹ làm vườn, buôn bán rau ở chợ. Cứ vậy, anh chị tích luỹ từng ngàn, từng triệu, để cách đây hơn 10 năm xây được “nhà lầu” giữa vùng nông thôn nghèo. Đó cũng là lúc anh chị bắt đầu “trả nợ” cho cuộc đời bằng những việc làm từ thiện ngày càng nhiều.
    Những ngày hội nơi xóm nhỏ
    Trước khi cất lại nhà cửa khang trang, vợ chồng Mười Mẫm đã dành số tiền không nhỏ để giúp đỡ bà con nghèo trong ấp, trong xã. Mỗi năm 2 lần, cứ đến ngày rằm tháng bảy âm lịch và ngày đưa ông Táo (23 tháng chạp âm lịch), gia đình Mười Mẫm đều tổ chức cấp phát quà cho bà con nghèo. Trước đó, ông Mười phải bỏ vài ngày để đi lập danh sách những hộ nghèo nhất trong ấp, trong xã và mời họ vào đúng ngày nói trên đến nhà ông nhận quà. Mỗi phần quà thường là vài chục ký gạo, đường, bột ngọt, nước mắm...​
    [​IMG]
    Ông Mười Mẫm trước nhà mình (cùng cô con gái bị bệnh nan y). Ảnh: Kỳ Quan​
    Ban đầu, mỗi đợt phát 10 – 20 phần quà, về sau tăng dần lên, để hiện nay mỗi lần phát quà có 100 – 150 hộ nghèo đến nhận. Những năm sau này, chính quyền địa phương giúp ông Mười Mẫm lập danh sách và mời các hộ nghèo đến nhận quà. Ông Nguyễn Văn Đến – Phó Bí thư Đảng bộ xã Bình Ân – cho biết, cứ sắp đến ngày rằm tháng bảy và 23 tháng chạp, cán bộ xã phối hợp cùng 5 trưởng ấp trong xã ngồi lại để lên danh sách những hộ nghèo cần được giúp đỡ.
    Đúng ngày, hàng trăm hộ dân cứ cầm phiếu đến nhà ông Mười Mẫm nhận quà đã được gia đình ông chuẩn bị sẵn từ chiều hôm trước. Ngoài số hộ nghèo có tên trong danh sách do xã lựa chọn, trong ngày “phát chẩn” ấy, bất cứ người nghèo nào trong xã, trong huyện tự tìm đến nhà ông Mười, họ đều có quà mang về. Vì vậy mà vào các ngày phát quà, con đường nhỏ từ lộ nhựa dẫn vào nhà Mười Mẫm bà con đi nhận quà vui như đi dự hội. Không chỉ nhận quà, bà con đến còn được đãi cơm, tất nhiên là cơm chay, vì ông Mười ăn chay trường.
    Bà Lê Ngọc Xuân – cán bộ chữ thập đỏ (CTĐ) xã Bình Ân – cho biết, số hộ nghèo trong xã đang giảm dần, năm 2010 còn 156 hộ. Gia đình ông Mười Mẫm nhận tặng quà cho họ mỗi năm 2 lần. Thời gian gần đây, bên cạnh việc cứu trợ người nghèo theo định kỳ, ông Mười Mẫm còn đầu tư làm việc thiện có chiều sâu, mà việc ông bỏ 500 – 600 triệu đồng xây hồ chứa nước ngọt là một thí dụ. Nước ngọt cho sinh hoạt vào mùa khô của người dân Gò Công vẫn luôn gay gắt. Dự báo khó khăn về nước ngọt ở vùng biển này sẽ càng nghiệt ngã hơn do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu. Khoảng 2 ngàn mét khối nước ngọt được ông Mười Mẫm trữ sẵn sẽ ngày càng có ý nghĩa, không chỉ có giá trị như một việc làm từ thiện bình thường.
    Ngoài ý nghĩa từ thiện, việc ông bỏ ra gần 600 triệu đồng để mua lúa gạo thực hiện đợt cứu trợ lớn nhất từ trước đến nay còn có nguyên do sâu kín khác. Khi vụ lúa hè thu vừa qua bước vào thu hoạch, bà con lối xóm thấy gia đình Mười Mẫm cơi nới thêm kho chứa lúa, rồi thu mua lượng lúa lớn hơn rất nhiều so với mọi năm, đến 120 tấn. Ông Mười tâm sự: “Tổ tiên tôi từ miền Trung vào đây khẩn hoang cách đây gần 300 năm. Cho đến đời của tôi vẫn còn nghèo, nhưng có lẽ do “mấy ai khó ba đời”, nên cuối đời tôi mọi chuyện đã thay đổi. Năm nay cả nước hướng về cội nguồn bằng đợt kỷ niệm lớn mừng 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Gia đình tôi muốn hướng về cội nguồn bằng việc dành phần lớn vốn tích luỹ để giúp đồng bào bị nạn miền Trung...”.
    Trả lại cho đời
    Ngày trước, vợ chồng ông Mười bước vào đời chỉ với 2 bàn tay trắng. Ngày nay, các con ông tuy không được học hành đầy đủ, nhưng đang có cuộc sống tốt hơn nhiều: Có nhà cửa, việc làm ổn định, các cháu nội ngoại của ông đang học giỏi... Ông Mười tâm niệm: Vợ chồng, các con ông tập trung lo cho các đứa cháu nhỏ được học hành đàng hoàng, phát triển tốt, có tương lai tươi sáng hơn cha ông chúng trước đây. Việc lớn tiếp theo của gia đình ông không có gì khác hơn là làm việc thiện. Ông nói: “Vợ chồng tôi vào đời với 2 bàn tay trắng. Nhờ cuộc đời, nhờ bà con xung quanh mà chúng tôi có của ăn, của để, khấm khá như ngày hôm nay. Ngoài trách nhiệm với thế hệ con cháu, phần nhiều của cải chúng tôi làm ra sẽ được trả về cho cuộc đời, cho xã hội. Tôi mong rằng, sẽ có nhiều cảnh đời nghèo khó như chúng tôi ngày trước sẽ vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống”.
    [​IMG]
    Thư cảm ơn của Hội Chữ thập Đỏ Tiền Giang.​
    Trong nhà ông Mười Mẫm không có những món đồ quý hiếm, không treo những bức tranh theo nhiều trường phái, mà những chỗ trang trọng nhất ông dành để treo những giấy khen, thư cảm ơn của chính quyền, cơ quan CTĐ về thành tích làm từ thiện của gia đình ông: Hội CTĐ tỉnh Tiền Giang khen thành tích ủng hộ 9 tấn gạo cứu trợ đồng bào miền Trung năm 2010, khen “Tích cực đóng góp xã hội” năm 2003; Hội CTĐ huyện Gò Công Đông khen năm 2003, năm 2009; Hội CTĐ xã Bình An khen thành tích ủng hộ 100 phần quà năm 2010; UBND xã Bình Ân khen “Hoàn thành xuất sắc trong hoạt động nhân đạo từ 2005 – 2009”...
    Khi tôi đang viết bài này, đoàn xe chở hàng cứu trợ của nhân dân tỉnh Tiền Giang đã lăn bánh trên đường ra Hà Tĩnh để kịp thời đem gạo, tiền... đến giúp bà con vượt qua khó khăn. Trong đoàn xe có 1 chuyến dành riêng để chở 9 tấn gạo nặng tình đồng bào của gia đình ông Mười Mẫm. Trong lúc đó, tại ấp Kênh Trên – xã Bình Ân, ông Mười Mẫm và gia đình đang tranh thủ lúc nắng ráo để phơi đảo qua hàng chục tấn lúa khác, sau đó đem chà gạo gửi tiếp ủng hộ đồng bào Nghệ An, Quảng Bình...
    Nói chuyện với tôi qua điện thoại, ông Mười Mẫm phàn nàn chuyện không khí lạnh tràn về kéo theo mưa dầm, làm ông phơi lúa không được. Ông cho biết, nếu không bảo đảm độ khô của lúa, gạo chà ra bị tấm nhiều, bà con ăn không ngon. Ông nói: “Thiếu gạo, thiếu nước, mà trời lạnh như vầy, chắc là bà con miền Trung khổ lắm!”. Ông cũng nhờ nhà báo: “Anh đi đó đi đây nhiều, gặp cảnh đời bất hạnh cứ cho tôi hay để tôi giúp đỡ. Khả năng của tôi có hạn, mà quá nhiều hoàn cảnh cần giúp, nên có thể giá trị mỗi món quà không lớn. Nhưng tôi tin, trong từng món quà nhỏ đều gói ghém tình cảm lớn, sẽ giúp bà con ấm lòng trong lúc hoạn nạn”.


    Nguồn : http://www.laodong.com.vn/Tin-tuc/Tra-lai-cho-doi/19102
  2. mau.vn

    mau.vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2010
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Gương mặt tiếp theo: Chàng trai tật nguyền với trái tim nhân hậu

    Tôi tình cờ quen Lê Quang Toán qua một người đồng nghiệp. Ngay từ lần gặp đầu tiên, Toán đã để lại trong tôi một ấn tượng lạ. Dần dà, càng tiếp xúc tôi càng thấy quý anh bởi rất nhiều những tính cách khác, những việc anh làm mà có lẽ một người bình thường, lành lặn còn rất khó để làm được.

    [​IMG]

    Ngồi giữa đám đông, Toán rất dễ bị chú ý bởi dáng gầy quắt queo, tay bắt quyết, chân cà kheo trông thật thảm. Nhưng nếu chỉ như thế thì anh sẽ rất dễ bị ''lướt qua'' như người ta vẫn thường nhìn về những con người tật nguyền khác. Toán gây chú với người đối diện còn bởi cách nói chuyện, pha trò tự nhiên, dáng vẻ tự tin hiên ngang, trông rất bất cần đời. Bất cần, ngạo nghễ như thách thức số phận đã không công bằng với anh. Đôi lần tiếp xúc, tôi đọc thấy trong đôi mắt sáng, thông minh trên khuôn mặt đáng thương của anh là tất cả sự chân thành, nhiệt huyết với cuộc sống. Toán kể, khi mới lọt lòng mẹ, anh chỉ nặng có 1kg, phải nằm trong ***g ấp. Nguyên cớ là vì khi mang thai anh, mẹ đi gánh nước và bị té nên phải sinh non anh lúc mới được 7 tháng tuổi. Sau 20 ngày nằm viện, Toán được chuyển về nhà. 3 tháng sau, cân lại, anh tăng lên 3kg. Hai năm sau đó, Toán vẫn phải nằm một chỗ, đầu thì to mà tay chân được bé tí. Lo cho con, bố mẹ Toán đi khắp nơi, hỏi mọi chốn để tìm phương thuốc chữa trị. Lên 5 tuổi, Toán bắt đầu đi được, ban đầu anh cứ bước chập chững men theo tường. Sợ con yếu, bố anh đã đóng cho chiếc xe gỗ 4 bánh để giúp Toán tự tin đi lại. Lớn hơn một chút, nhìn bạn bè được đi học, Toán cũng khát khao được đến trường như các bạn đồng trang lứa. Đáp ứng nguyện vọng của con, bố mẹ đã đưa Toán đi khắp các trường ở thành phố Huế để xin cho con nhập học. Nhưng rồi tất cả các trường đều từ chối vì nhìn Toán ai cũng ái ngại về khả năng học tập của anh. Cuối cùng, may mắn thay, một trường ở Vỹ Dạ đã đồng ý cho anh nhập học. Năm ấy Toán 10 tuổi. Mấy năm đầu đi học, Toán gặp rất nhiều khó khăn. Chữ viết ra cứ nguệch ngoạc rất khó đọc. Bù lại, Toán có trí nhớ rất tốt. Nhờ đó, anh thuộc lòng các bài giảng của thầy, cô trên lớp. Có lẽ những năm tháng ấy là quãng thời gian không thể nào quên đối với anh. Không ngày nào anh không bị lũ bạn trêu chọc, gièm pha. Hầu như ngày nào đi học Toán cũng bị té ngã. Vết thương cũ chưa lành đã bị chồng lên bởi những vết thương mới. Học được 1 năm, đến năm 1989 chia tỉnh, gia đình anh chuyển ra Quảng Bình sinh sống. Toán cùng bố mẹ và em trai về quê nội, xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, sinh sống, học tập. Cả bố và mẹ sau đó đều xin nghỉ chế độ sớm để có thời gian chăm sóc con. Một năm sau thì Toán chuyển về Trường THCS Bắc Lý học, rồi học cấp 3 ở Trường THPT bán công Đồng Hới. Tốt nghiệp THPT, Lê Quang Toán học 2 năm trung cấp chuyên nghiệp về Tin học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Công Nông nghiệp Quảng Bình. Kết thúc khóa học, anh lại thi tiếp và đỗ vào Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) hệ tại chức. Trong quá trình học tập, ở bất kỳ môi trường nào, Toán cũng luôn tỏ ra là một người bình thường, năng nổ trong mọi hoạt động Đoàn, Hội, Đội ở trường cũng như ở địa phương, đặc biệt là các hoạt động từ thiện, nhân đạo.
    Có lẽ như muốn bù đắp những thiệt thòi về thể xác, ông trời đã công bằng ban cho Toán một trái tim nồng hậu, nhân ái và giàu nghị lực. Toán là một thành viên tích cực của diễn đàn Quảng Bình online (QBO), nơi gặp gỡ của những người trẻ đầy nhiệt huyết, biết sống vì cộng đồng. Toán kể, ban đầu anh cũng khá do dự nhưng rồi sau khi xem chương trình trao học bổng của diễn đàn phát trên sóng Đài PT-TH Quảng Bình, anh đã quyết tâm tham gia. Vào QBO, anh được đi đến nhiều vùng đất trên quê hương Quảng Bình, những miền quê nghèo khó, từ Tân Lịch, Thượng Trạch, Dân Hóa, Trọng Hóa, Thượng Hóa, Yên Hóa cho đến các xã vùng đệm Phong Nha... Từ mỗi chuyến đi như vậy, anh cùng các bạn trong diễn đàn được học hỏi nhiều điều bổ ích, hiểu hơn cuộc sống của đồng bào và các em học sinh ở những vùng khó khăn của tỉnh. Tuy bệnh tật, đi lại khó khăn so với người lành lặn nhưng Toán rất năng động trong công tác xã hội. Anh đi kêu gọi tài trợ và thực hiện rất nhiều chương trình giúp đỡ người bị bão lụt, người nghèo, trẻ em tật nguyền. Dù không đảm nhận một chức vụ gì ở QBO nhưng hầu như mọi hoạt động của diễn đàn đều không thể thiếu sự có mặt của Toán. Ở anh, tôi khâm phục ý chí vươn lên và sự quảng đại hết lòng vì mọi người. Ngoài QBO, Toán còn tham gia nhiều chương trình từ thiện khác như "Chút tình san sẻ cuối năm'' của diễn đàn "Câu cá Quảng Bình''. Chính anh là người có vai trò cầu nối trong việc tổ chức chương trình trao tặng áo phao, cặp phao, phao cứu sinh cho học sinh thôn Trằm Mé, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch của tiểu mục ''Công dân toàn cầu'' (VTV3)...

    Toán cũng là một tình nguyện viên của Hội Người khuyết tật Việt Nam (có trang web với địa chỉ: pwd.vn). Trong một lần đến Tam Đảo với Câu lạc bộ tình nguyện, anh tình cờ gặp Thúy, cô gái Hải Phòng xinh xắn dịu hiền và cũng bị tật ở chân. Không quan tâm đến những khiếm khuyết về hình thức, Thúy tìm thấy sự bình yên, thanh thản và hạnh phúc từ người con trai đất Quảng Bình. Có lẽ đó là sự đồng điệu về tâm hồn của hai con người không may mắn có được thể xác lành lặn. ''Em đã mơ đến ngày em sẽ về quê cùng anh, ngày đó anh dắt em đi trên đồi cát trắng ven biển, nơi đã sinh ra dấu chân chiền chiện tỏa đi muôn phương để rồi được gặp và yêu anh thật lòng''. Thúy đã viết biết bao lời tâm sự đầy yêu thương như thế dành riêng cho Toán. Bạn bè ai cũng mừng và ngưỡng mộ trước tình yêu của hai người. Những tưởng hạnh phúc đã mỉm cười với Toán, để cuộc sống của anh từ nay bước sang một trang mới. Nhưng rồi điều nghiệt ngã lại một lần nữa xảy ra. Gia đình Thúy kiên quyết phản đối với lý do một người khuyết tật vì chất độc da cam như Toán (người ta đã lầm tưởng anh như thế) thì làm sao có tương lai, làm sao có thể nói đến chuyện yêu đương. Mọi nỗ lực thuyết phục của anh và bạn bè đều không thành công. Có lúc hai người đã tính đến chuyện giấu gia đình đi đăng ký kết hôn để ''Gạo đã nấu thành cơm'', nhưng là những người con thảo, Toán và Thúy không nỡ lừa dối bố mẹ, hơn nữa, họ nghĩ dẫu có được ở bên nhau mà lại làm những người thân đau lòng thì cũng không thể hạnh phúc. Hai người chia tay, Toán chỉ biết nói với bản thân rằng "từ nay mình sẽ chẳng yêu ai nữa''. Câu chuyện cổ tích tình yêu của anh khép lại bằng một kết cục buồn. Hôm rồi gặp lại, tôi hỏi: "Anh đã quên được người ta chưa?". Toán cười buồn buồn, cái cổ nghẹo nghẹo trông rất đáng thương. Nhìn ánh mắt anh, tôi biết chắc Toán sẽ chẳng bao giờ quên được mối tình đó. Và cũng rất khó để anh có thể gặp được một người con gái đồng cảnh, đồng cảm và đồng điệu như Thúy.

    Thời gian này, cố quên chuyện tình buồn, Toán lại lao vào những công việc tình nguyện như trước đây anh vẫn làm với tinh thần hăng hái hơn, say mê hơn. Cũng lúc này, anh còn phải lo ôn thi để hoàn thành khóa học 5 năm ở Trường Đại học Công nghệ (tại Đại học Quảng Bình). Ước mơ của anh là sau khi ra trường sẽ có được một công việc ổn định tại một tổ chức xã hội nào đó, chẳng hạn như Hội Người mù, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi, Hội Chữ thập đỏ, Hội Khuyến học, Làng trẻ em SOS... Tôi thầm mong cho ước mơ nghề nghiệp của anh thành hiện thực để câu chuyện cổ tích sẽ còn được viết tiếp trong cuộc sống đời thường này.


    Nguồn : http://vicongdong.vn/27029511/Chang-trai-tat-nguyen-voi-trai-tim-nhan-hau
  3. mau.vn

    mau.vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2010
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Tiếp : Những gương mặt tình nguyện mùa hè 2010
    [​IMG]Web.ĐTN: Đó là những gương mặt đoàn viên thanh niên (ĐVTN) năng động, hăng hái tham gia các hoạt động tình nguyện tại Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè 2010. Những việc làm thiết thực của họ để lại nhiều tình cảm tốt đẹp trên quê hương Bắc Giang.

    Nặng lòng với quê hương

    Nặng lòng với mảnh đất quê hương lam lũ, Nguyễn Thị Chinh, chiến sĩ tình nguyện Khoa Xây dựng Đảng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã hăm hở cùng các bạn về xã Đồng Tân (Hiệp Hoà) hoạt động tình nguyện. Đội thanh niên tình nguyện (TNTN) có 20 đoàn viên do Chinh làm đội trưởng. Trong thời gian hoạt động từ ngày 18 đến 28-7, Chinh cùng các bạn tập trung lao động tình nguyện giúp đỡ các gia đình chính sách neo đơn; tổ chức sinh hoạt hè cho thiếu nhi; xây dựng tủ sách tình nguyện; tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội, bảo vệ hệ thống chính trị ở cơ sở… Những ngày đầu cô sinh viên năng động đã hăng hái cùng bà con địa phương tham gia nạo vét 6 km kênh 2, đoạn chảy từ huyện Phú Bình (Thái Nguyên) về xã Đồng Tân phục vụ tưới tiêu cho các cánh đồng thôn Giang Đông, Tiến Lập, Đồng Vân, Đồng Tâm… Sau đó, đội TNTN đã tham gia tu sửa 1,5km đường giao thông từ thôn Sơn Đông sang thôn Giang Đông. Tối đến, Chinh lại đến từng gia đình trong thôn, xã vận động các em nhỏ tham gia sinh hoạt thiếu nhi với nhiều nội dung phong phú như: tập nghi thức Đội, trò chơi dân gian, biểu diễn văn nghệ. Ngoài ra, Chinh còn chia nhóm hướng dẫn các em nhỏ học bài, bổ sung kiến thức văn hoá thiếu hụt trước khi bước vào năm học mới. Để phong trào tự học phát triển, đội TNTN đã tặng 1 tủ sách tình nguyện gồm các loại sách tham khảo, giáo dục tri thức, truyện tranh cho đoàn thanh niên xã Đồng Tân. Trong khuôn khổ các hoạt động tình nguyện, Đội TNTN đã tặng 11 suất quà cho các gia đình chính sách, trẻ em nghèo, mỗi suất quà trị giá 200 nghìn đồng.

    Tiếp sức mùa thi [​IMG]

    Chương trình Tiếp sức "Cho em tôi đi thi" trong mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng 2010 do Tỉnh đoàn Thanh niên phối hợp tổ chức để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng các "sĩ tử" và người nhà thí sinh. Thành công đó có sự đóng góp của bạn Vũ Tuấn Anh, sinh viên lớp K2 Khoa Điện, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Tuấn Anh là Chủ nhiệm CLB đồng hương sinh viên Bắc Giang tại Hà Nội. Trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng vừa qua, Tuấn Anh cùng các bạn đồng hương ở 42 trường đại học đã tích cực tìm nhà trọ, xe ôm miễn phí, hướng dẫn đăng ký thủ tục dự thi, phát bản đồ tìm đường; vận động tài trợ cho thí sinh Bắc Giang. Theo đó, Tuấn Anh đã phân công các tình nguyện viên tìm kiếm những địa chỉ nhà trọ sinh viên về nghỉ hè cho thí sinh ở nhờ. Cùng đó vận động những gia đình người Bắc Giang đang sinh sống tại Hà Nội tạo điều kiện cho con em Bắc Giang ở trọ trong những ngày diễn ra kỳ thi. Tính ra, CLB đã tìm được hơn 1.800 chỗ ở miễn phí hoặc giá rẻ trên địa bàn Hà Nội. Bên cạnh đó, trong những ngày diễn ra kỳ thi, Tuấn Anh còn sắp xếp lực lượng tình nguyện viên đưa đón thí sinh, phụ huynh tại các địa điểm chính như: Bến xe Gia Lâm, Giáp Bát, Mỹ Đình; Trường Đại học Giao thông vận tải, Đại học Bách khoa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Học viện Hành chính Quốc gia, Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Tài Chính, Đại học Công nghiệp Hà Nội… Qua đó, thí sinh Bắc Giang yên tâm có chỗ ăn ở hợp lý, bảo đảm các điều kiện cho các em tham gia kỳ thi tuyển sinh đạt kết quả cao nhất.

    Thi đua đảm nhận công trình, phần việc thanh niên

    [​IMG]

    Với cương vị là Bí thư Thành đoàn Bắc Giang, chị Trần Thị Hà đã hăng hái đi cơ sở, trực tiếp tham gia các hoạt động cùng ĐVTN. Theo đó, Chiến dịch TNTN hè 2010 ở thành phố Bắc Giang được khởi động ngay từ cuối tháng 5 bằng lễ ra quân sôi nổi tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Công nghiệp. Sau đó, khắp nơi rộn ràng hưởng ứng chiến dịch bằng kế hoạch hoạt động tình nguyện chuyên sâu gắn với đặc thù, tình hình thực tế của các cơ sở đoàn. Ngay trong ngày đầu ra quân, gần 500 ĐVTN đã hăng hái tham gia vệ sinh khu vực chợ Hà Vị, phường Thọ Xương, tuyên truyền phát gần 3 nghìn tờ rơi về an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh mùa hè. Bên cạnh đó còn thành lập 11 đội TNTN bảo đảm an toàn giao thông; khám bệnh, cấp thuốc miễn phí 110 cho trẻ em tàn tật, nghèo; thăm hỏi, giúp đỡ 66 gia đình chính sách, neo đơn...Bên cạnh đó, chị đã chỉ đạo tuổi trẻ thành phố đảm nhận công trình thanh niên: "Đặt biển tên bằng đá" trên tuyến đường Nguyễn Văn Cừ, Hùng Vương, Hoàng Văn Thụ… Thông qua đó, mỗi cơ sở đoàn, ĐVTN đã đảm nhận ít nhất 1 công trình, phần việc tình nguyện tại địa phương, đơn vị; tư vấn, giới thiệu việc làm cho gần 500 thanh niên; 100% ĐVTN đăng ký hưởng ứng phong trào "Bảo vệ dòng sông quê hương"; gần 200 trẻ em nghèo, mồ côi, hoàn cảnh khó khăn được quan tâm giúp đỡ.

    Nguồn : http://doanthanhnien.vn/article/Guongmattre/18762/
  4. mau.vn

    mau.vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2010
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Gương mặt thứ 4 : Ông Đào Văn Tư sửa xe đạp gây quĩ giúp người nghèo

    Không chỉ hai năm khoác áo chiến sĩ Mùa hè xanh, ông Đào Văn Tư (73 tuổi) ở cư xá Tân Cảng, P.25, Q.Bình Thạnh, TP.HCM cũng nhiều lần có mặt trong những đội quân tình nguyện khắc phục hậu quả bão lũ giúp bà con miền Trung, Cần Giờ...

    [​IMG]

    Ông Đào Văn Tư sửa xe đạp gây quĩ giúp người nghèo
    Sức trẻ của chiến sĩ Đào Văn Tư

    Đấy là cách mà chiến sĩ Đào Văn Tư thuyết phục ban chỉ huy chiến dịch Mùa hè xanh 2006 khi ông tự đến Thành đoàn TP.HCM đăng ký. Ban đầu được phân công tại mặt trận TP, chiến sĩ Tư cự: “Các cậu bố trí cho tôi đi nơi xa nhất để giúp bà con nghèo”. Và năm ngoái ông khoác balô cùng sinh viên Đại học Mở lên tận Đắc Nông. Đặt chân đến buôn làng, ông phát hiện nguồn nước các hộ dân dù được lấy lên từ giếng nhưng vẫn có mùi tanh; nhiều giếng trong buôn đều không xây thành nên nước thải có thể chảy ngược xuống giếng. Ông đề xuất công trình xây giếng. Giếng của ông thiết kế vừa có thành đặt cần quay, vừa có sàn rửa tiện lợi cho bà con. Gần một tháng chiến dịch, ông cùng các chiến sĩ đã xây được bảy cái giếng như thế.

    Mùa hè xanh năm nay, ông lại có trong đoàn quân của Học viện Hành chính quốc gia cơ sở TP.HCM về tuốt miệt Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang để cùng xây cầu, đắp đường cho bà con. Hành trang ông mang theo còn có bốn chiếc xe đạp do ông tự lắp ráp để tặng học sinh nghèo và thùng tiền đựng số tiền công sửa xe của ông trong hơn hai tháng ròng rã. Khui thùng tiền, gom lại được hơn 2,4 triệu đồng làm chi phí khoan giếng.

    “Đi tình nguyện là không có chuyện chơi, bà con đang khổ nên phải hết mình”, chiến sĩ Tư khẳng định.

    Sửa xe gây quĩ giúp người nghèo

    Năm 1994 về hưu, năm 1995 ông Tư sắm sửa đồ nghề ra đầu ngõ sửa xe đạp. “Nhà ở trên tầng hai, tôi bàn với bà xã cho tôi xuống ngã tư gần đấy sửa xe kiếm tiền giúp người nghèo, cứ ở nhà nhận lương hưu, ngồi chơi cũng buồn” - ông bảo vậy. Thế là hơn 10 năm trời, dù nắng hay mưa, ở góc đường khu cư xá Tân Cảng (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) có một ông lão tóc muối tiêu ngày ngày cặm cụi bơm, sửa xe.

    Chỗ ông ngồi bao giờ cũng có một thùng nhỏ với dòng chữ: Sửa xe ủng hộ người nghèo. Tiền sửa xe ông đều bỏ vào thùng. “Mình còn sức sửa xe, một ngày kiếm được dăm ba ký gạo là đã giúp được một gia đình chống chọi với cái đói” - ông tâm sự.

    Trong căn nhà tập thể tuềnh toàng, ông trầm ngâm: “Tôi đã từng sống trong cảnh khổ mới hiểu cái nghèo thế nào”. Rồi ông kể chuyện đời mình; dù sinh ra trong gia đình khá giả nhưng ông đã phải mưu sinh bán kem, lạc rang... trên đường phố Hà Nội nhiều năm trời. Đấy là quãng đời khi ông bỏ làng ra đi lúc mới chín tuổi vì mẹ mất, bố ông bị Tây bắt đi tù, hai anh trai đi thoát ly tham gia cách mạng. Năm 1954, thủ đô giải phóng, ông Tư vào làm tạp vụ ở Trường ĐH Nông nghiệp. Vào ******* ở tuổi đôi mươi là phần thưởng lớn dành cho chàng trai đầy nghị lực như ông Tư.

    Từng nếm trải những thăng trầm cuộc đời, ông Tư muốn chia sẻ những vất vả với người nghèo. Và mỗi lần thùng đựng tiền công sửa xe của ông được khoảng hai, ba triệu ông lại đạp xe đến những nơi còn khó khăn để chia sẻ với người nghèo. “Số tiền đầu tiên từ nghề sửa xe, tôi mang đến báo Tuổi Trẻ góp cho bà con nghèo” - ông nhớ lại.


    Nguồn: http://moitruong360.2areg.com/forum-f15/topic-t189.htm

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    [​IMG]
    22 tuổi - 22 lần hiến máu nhân đạo
    (Dân trí) - Như một câu chuyện cổ tích thời hiện đại, chuyện chàng trai sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Xứ Thanh Hoàng Văn Quân vừa bước sang tuổi thứ 22 đã có 22 lần tham gia hiến máu nhân đạo đã làm cho nhiều người phải bị “sốc”.

    Nhiều người không thể tin rằng, năm nay vừa bước sang tuổi 22 với một thân hình khá bé nhỏ, nhưng Hoàng Văn Quân, sinh viên năm 3 ngành báo chí- Đại học khoa học Huế đã làm nên một điều kỳ diệu của cuộc sống, những giọt máu hồng của Quân không biết đã cứu biết bao nhiêu sinh mạng trong cơn hấp hối.

    Từ số phận không may…

    Sinh ra ở Tỉnh Gia (Thanh Hóa) trong một gia đình có 4 người con. Bố Quân trước kia đi tình nguyện sang tận Campuchia chiến đấu rồi ngã bệnh. Một mình mẹ già phải “gồng mình” nuôi 4 đứa con thơ đang trong tuổi đến trường. Học xong lớp 12, trong khi bạn bè được bố mẹ chu cấp tiền bạc lên thành phố thi đại học, thì Quân phải bỏ nhà vào Nam kiếm việc làm thuê để có tiền gửi về cho mẹ trả nợ ngân hàng và mua thuốc cho bố.

    “12 năm đi học đạt danh hiệu học sinh tiên tiến, ước mơ vào giảng đường đại học đó là điều Quân luân hướng tới. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình, nên Quân tạm “xếp bút nghiên” để vào Sài Gòn làm thuê và nuôi hy vọng kiếm được nhiều tiền giúp gia đình thoát nghèo và thi đại học”, Quân bộc bạch.

    Một thân một mình vào nơi “đất khách quê người” xin bốc vác tại cảng Sài Gòn (Q.Bình Thạnh), phà Cát Lái (Q.2). Những tháng ngày sống trong cảnh “màn trời chiếu đất” Quân chợt hiểu ra rằng “Chỉ có thi đậu đại học thì mới thoát nghèo được. Tuổi mình còn trẻ mình sẽ vừa lao động vừa tranh thủ thời gian rãnh rỗi để ôn bài”. Chính cuộc sống kham khổ nơi đây, đã tạo một bước đệm giúp Quân trở thành “kỷ lục gia” hiến máu nhân đạo. Chỉ chưa đầy 5 năm, Quân đã tham gia hiến máu đến 20 lần.

    Những tháng ngày “phiêu bạt” nơi đô thị phồn hoa, đối với Quân quả là “cực hình”. Là một học sinh vừa mới tốt nghiệp phổ thông, công việc bốc vác dường như là quá sức đối với cậu. Những đêm nằm thoi thóp trong khu nhà trọ “ổ chuột”. Những ngày đau ốm, bệnh tật hành hạ, đối với Quân đó là những kỷ niệm không thể nào quên. 2 năm tạm gác ước mơ “đèn sách”, Quân bắt đầu nuôi hy vọng thi vào đại học khi đã rời đèn sách khá lâu. Nhưng với nghị lực phi thường của mình, Quân đã tìm được con đường có ánh sáng phía trước để đi tới…

    …đến “cử chỉ cao đẹp”

    Quân nhớ lại lần đầu tiên mình tham gia hiến máu: “Đó là vào năm 2004,chú Nguyễn Văn Thanh trong đội bốc vác của tôi vác gạo xuống thuyền bị ngã đập đầu vào xà lan phải đi bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu. Quê chú ở tận Cà Mau, chẳng có bà con gì thân thích ở Sài Gòn. Các bác sỹ bảo cần tiếp máu cho chú. Thế là lần đầu tiên chiếc kim lấy máu đưa vào tay tôi hồi hộp, lẫn cảm giác lo sợ. Lần đầu tiên trong đời những giọt máu hồng nhỏ bé của tôi đã cứu giúp được chú. Đó là điều tôi rất hạnh phúc”.

    Những buổi nghỉ làm bốc vác ở cảng, Quân lại bắt xe buýt lên thành phố chơi. Tình cờ đi ngang qua Hội chữ thập đỏ Sài Gòn (Q.3), thấy dòng chữ “hiến máu cứu người là một cử chỉ cao đẹp”. Thế là từ đó, Quân đã vào đây hiến máu liên tục, đều đặn cứ 4 tháng 1 lần. Vào mùa hè, Quân lại vào Sài Gòn làm thêm và tham gia hiến máu thêm 7 lần nữa.

    Năm 2005, Quân thi đậu vào ngành báo chí ở Huế rồi tiếp tục cuộc “hành trình” hiến máu, trở thành thành viên của CLB Sinh nhật hồng tuổi 18 ở Đại học khoa học Huế, thuộc trung tâm huyết học truyền máu Miền Trung. Thời gian học ở Huế Quân lập nên một kỷ lục là hiến máu thêm 15 lần nữa tại bệnh viện TW Huế, Bệnh viện Đại học Y Khoa Huế.

    Quân kể lại một câu chuyện cảm động: “Có một lần em bé Nguyễn Trung Kỳ 11 tuổi, quê ở Quảng Nam đến bệnh viện TW Huế cần mổ tim nên cần người cho máu. Thấy gia đình cháu bé nghèo, lại đường sá xa xôi đến đây, lập tức Quân và anh em trong CLB Sinh nhật tuổi hồng đến cho em máu và ca mổ tim của em đã thành công. Nhìn thấy nụ cười hạnh phúc của người mẹ, tôi thấy mình đã làm được một điều có ý nghĩa cho xã hội”.

    Hiện nay Quân vẫn tham gia vào CLB Sinh nhật tuổi hồng, và vẫn tham gia hiến máu đều đặn. Tính đến ngày 6/4/2008, Quân đã hiến 21 đơn vị máu, nhóm máu O (Mỗi đơn vị máu là từ 250-450ml). Tổng cộng Quân đã hiến gần 6 lít máu. Hàng tuần, hàng tháng Quân cùng các bạn trong CLB đến các công viên, ký túc xá, trường học để tuyên truyền hiến máu cứu người.

    PGS.TS Vũ Ngọc Minh- Viện trưởng Trung tâm huyết học miền Trung khi nói về Quân đã không giấu được sự khâm phục: “Em Quân là một tấm gương tiêu biểu trong hoạt động nhân đạo. Tôi rất khuyến khích các bạn trẻ hiến máu cứu người, nhưng với trường hợp của em Quân, thì có thể nói rằng xưa nay hiếm thấy”.

    22 tuổi, 22 lần hiến máu nhân đạo, với một sinh viên chỉ suất ngày ăn cơm bụi như Quân, điều đó thật đáng trân trọng. Quân không chỉ là tấm gương tiêu biểu của sinh viên Huế, mà còn là tấm gương để thế hệ trẻ Việt Nam học tập. Quân thường băn khoăn: “Tôi sẽ cố gắng đem niềm hạnh phúc nhỏ được hiến những giọt máu hồng của mình khỏa lấp phần nào bất hạnh cho người khác. Còn sức khỏe, còn sống là Quân còn hiến máu”.

    Nguồn: http://dantri.com.vn/c135/s135-233104/22-tuoi-22-lan-hien-mau-nhan-dao.htm
  5. mau.vn

    mau.vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2010
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Cô bé 5 tuổi "nuôi" hàng vạn người lớn

    Phoebe Russell mới chỉ là một đứa trẻ 5 tuổi nhưng trái tim non nớt của cô bé đã biết nghĩ tới người khác. Và không chỉ nghĩ, Russell còn có hành động cụ thể: lượm “ve chai” và quyên góp để có thể lo bữa trưa cho 18.000 người lớn ở thành phố San Francisco, Mỹ.

    Câu hỏi ngây thơ

    Mọi chuyện bắt đầu bằng một câu hỏi ngây thơ của Phoebe Russell, cô bé dễ thương với những lọn tóc dài màu nâu, đôi má bầu bĩnh màu mận chín và đôi mắt to tròn. Một lần tình cờ đi ngang qua một người vô gia cư cầm tấm biển xin ăn, Russell đã tự hỏi: “Tại sao người đàn ông đó trông buồn thế? Tại sao ông lại phải cầm một tấm biển và đứng dưới đường?”.

    [​IMG]

    Bé Phoebe Russell bên các bao tải vỏ lon dùng cho dự án của mình

    Không trả lời được, cô bé hỏi cha mẹ trên đường đến trường mẫu giáo. Câu trả lời của người mẹ dẫn Russell tới một câu hỏi khác: “Chúng ta có thể làm gì để giúp họ?”. Người cha nói rằng có một nơi mà người thiếu ăn có thể nhờ cậy, đó là ngân hàng thực phẩm.

    Chưa thỏa mãn với câu trả lời của cha mẹ, Russell hỏi Kathleen Albert, cô giáo ở trường mẫu giáo With Care, rằng vì sao lại có người thiếu ăn. Cô giáo Kathleen Albert giải thích rằng một số người không may lâm vào tình trạng khó khăn, họ không đủ tiền để mua thức ăn và quần áo ấm. Russell liền tuyên bố: “Con muốn góp tiền để giúp những người đói!”.

    Cô bé đặt mục tiêu gây quỹ 1.000 USD trong 2 tháng. Vì sao lại là 1.000 USD, không ai có thể giải thích. Bởi Russell lúc đó thậm chí còn chưa biết phân biệt mệnh giá của những tờ USD.

    Mục tiêu không phải của trẻ em

    Để đạt mục tiêu đã đặt ra, cô bé quyết định thu lượm các vỏ lon nước uống. Russell biết rằng có thể kiếm tiền bằng cách đó bởi cứ vào ngày cuối tuần, người cha lại đưa bé và chị tới các trạm thu mua đồ phế thải. Người lớn như cô giáo Albert dĩ nhiên không tin Russell có thể làm được điều mong muốn. “Mặc dù ủng hộ mục tiêu lớn lao của Phoebe nhưng ban đầu tôi không nghĩ rằng một cô bé 5 tuổi có thể quyên được chừng ấy tiền trong vòng 2 tháng”. Nhưng Albert, cũng như những người lớn khác, đã nhầm về Russell.

    [​IMG]

    Bé Phoebe Russell đếm tiền quyên tặng

    Nhờ cô giáo giúp đỡ, Russell hì hục viết thư gửi tới 150 gia đình bạn bè, trường học và hàng xóm. Đó là những dòng chữ nguệch ngoạc và nội dung thì rất đơn giản, chân thành: “Các gia đình và các bạn thân mến... Dự án của tôi là nhằm quyên thật nhiều tiền cho Ngân hàng thực phẩm San Francisco (SFB). Họ cần tiền. Tôi giúp họ bằng cách gom vỏ lon soda. Các bạn làm ơn để dành những vỏ lon đó và mang tới trường mẫu giáo With Care”.

    Kết quả là cô bé nhận được 50 thư trả lời. Những lời bàn tán bắt đầu xuất hiện quanh tác giả của bức thư. Các vỏ lon cũng theo đó mà được chuyển đến. Bạn bè, gia đình và thậm chí cả những người lạ ẩn danh cũng ghé qua nhà trẻ để góp vỏ lon. Họ còn tặng cho Russell tiền mặt, ngân phiếu. Dự án của cô bé từ chỗ nhận được các khoản ủng hộ nhỏ như 5 USD tăng dần lên 10 rồi 20 USD và lớn hơn. Khi tiếng lành đồn xa, rất nhiều người gửi tiền tới trường cho bé Russell. “Chúng tôi bắt đầu nhận được tiền gửi qua thư và tôi nghĩ điều này thật tuyệt” - cô giáo Albert kể lại với tờ Huffington Post.

    Ý nghĩa to lớn

    Dù rất vất vả, song Russell muốn tự tay viết thư cảm ơn tất cả những người ủng hộ, dù ít dù nhiều. Khi bạn bè ra sân chạy nhảy thì cô bé bận rộn đếm tiền và viết thư. “Phoebe bé nhỏ rất nghị lực và chưa một lần phàn nàn” - Cô giáo Albert kể - “Cô bé hiểu rằng khởi đầu số tiền có thể nhỏ nhưng rồi nó sẽ lớn dần”.

    [​IMG]

    Bé Phoebe Russell trao tiền cho SFB

    Tháng 6 năm 2009, các bé ở With Care đã mặc thật đẹp để dự lễ trao số tiền mà Russell quyên góp được. Trong buổi lễ, cô bé đã để tiền mặt, ngân phiếu trong chiếc hộp rất đẹp do mình tự làm rồi trao cho ông Paul Ash, Giám đốc điều hành SFB. Tổng cộng Russell gom được 3.736,30 USD. Số tiền này đủ để trang trải một bữa ăn cho 17.800 người lớn!

    Quan trọng hơn, điều đó cho thấy quyết tâm và nghị lực khác thường của bé gái mới 5 tuổi. Việc làm của Russell đã tác động tới nhiều bạn cùng lớp. Không ít cô bé, cậu bé đã đập lợn tiết kiệm và dùng tiền tiêu vặt của mình để hỗ trợ Russell. Việc này cũng khiến nhiều người lớn phải ngẫm lại bản thân. “Liệu Phoebe có thể hiểu về nạn đói như người lớn nghĩ không?” - cô giáo Albert nói - “Không, nhưng bé biết rằng cần phải làm điều gì đó cho những người đói. Tôi thấy mình đã học được điều gì đó từ cô bé”.

    Và dưới đây là clip vidéo tường trình về 1 nghỉa cử đáng khen của Bé Phoebe Russell :

    http://www.youtube.com/watch?v=K1om1B3AVgQ


    Nguồn: http://www.baihocthanhcong.com/forum...c2c7ceec85d68c
  6. mau.vn

    mau.vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2010
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Gương mặt tiếp : Người hiến máu tiêu biểu trẻ tuổi nhất Việt Nam năm 2010

    (Dân trí) - Trẻ trung, đầy nhiệt huyết, năng động - đó là điều dễ nhận thấy ở Nguyễn Quốc Tuấn, sinh viên năm 2 ĐH Công nghiệp Thái Nguyên. Chàng trai SN 1990 này là gương mặt trẻ tuổi nhất trong 100 người hiến máu tiêu biểu Việt Nam năm 2010 được tôn vinh đầu tháng này. Sinh năm 1990, Nguyễn Quốc Tuấn là gương mặt trẻ tuổi nhất trong 100 người hiến máu tiêu biểu Việt Nam năm 2010.

    [​IMG]

    Cao 1m62, nặng chưa đến 50 kg nhưng Nguyễn Quốc Tuấn, quê ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên,
    sở hữu một bảng thành tích đáng nể trong việc vận động hiến máu cũng như hiến máu tình nguyện. Năm 17 tuổi, Tuấn tham gia công tác vận động hiến máu và 18 tuổi trở thành thành viên chính thức trong ban chủ nhiệm Hội sinh viên tình nguyện TP Thái Nguyên với 15 lần hiến máu (trung bình 250 ml/lần).

    Năm học lớp 11, Tuấn bắt đầu tham gia chương trình hiến máu tình nguyện. Ban đầu công tác vận động hiến máu còn gặp nhiều khó khăn do chưa thực sự phổ biến và phát triển, mọi vấn đề đều được bệnh viện Đa khoa và Thành đoàn trực tiếp đứng ra quản lý. Tuấn là một trong ba người đầu tiên của TP Thái Nguyên xuống TP Vĩnh Yên học hỏi mô hình vận động hiến máu tại đó, đồng thời trực tiếp tham gia chiến dịch vận động chương trình “Mùa hè xanh” năm 2007.

    Được sự đồng ý của Thành đoàn, Tuấn cùng một số bạn đứng ra thành lập Hội thanh niên chữ thập đỏ tỉnh Thái Nguyên với công việc chính là chăm sóc người hiến máu tình nguyện. Hội không chỉ tham gia công tác nhân đạo mà còn trở thành ngân hàng máu sống cho bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Nguyên, đồng thời khi cần thiết các hội viên trực tiếp đi tiếp máu cho bệnh nhân trong trường hợp bệnh viện thiếu máu.

    [​IMG]
    Nguyễn Quốc Tuấn (thứ 2, bên trái) trong buổi lễ tôn vinh 100 người hiến máu tiêu biểu Việt Nam năm 2010 tại Hà Nội hôm 12/6/2010.
    Với sự tâm huyết và nhiệt thành, Tuấn đã sáng lập Câu lạc bộ hiến máu nhân đạo và là một trong ba người trong ban chủ nhiệm quản lý CLB với khoảng 100 thành viên bao gồm tất cả các sinh viên đến từ các trường CĐ, ĐH thuộc Tỉnh Thái Nguyên.

    Mục đích của Tuấn khi đến với phong trào hiến máu là muốn được góp một phần sức lực cho đất nước bằng chính những giọt máu của mình. Những ngày đầu tiếp xúc với những bạn trong đội thanh niên tình nguyện tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo cho Tuấn động lực để đi tiếp con đường mình đã chọn. Từ đó, Tuấn nhận thức được rõ tầm quan trọng của công tác tình nguyện hiến máu, đồng thời cảm nhận được tình cảm của mọi người dành cho nhau: tình con người, tình nhân loại. Đó chính là động lực giúp Tuấn vượt qua khó khăn, cùng với những đồng nghiệp của mình duy trì và xây dựng Hội sinh viên tình nguyện TP Thái Nguyên ngày càng phát triển.

    Bên cạnh những thuận lợi nhất định như được sự giúp đỡ của Viện huyết học trung ương, Hội hiến máu nhân đạo tỉnh, sự ủng hộ của gia đình, bạn bè, thầy cô, của đồng nghiệp và các anh chị, CLB hiện còn đối diện với những khó khăn về tài chính, về kỹ năng quản lý do thành phần trong ban chủ nhiệm chủ yếu là sinh viên... nhưng tất cả các thành viên đều nhiệt thành và tâm huyết làm việc.

    Mặc dù là người có thành tích “đáng nể” trong CLB Hiến máu tỉnh Thái Nguyên nhưng Tuấn không hề đòi hỏi chế độ đặc biệt cho bản thân. Ngoài giấy chứng nhận, bằng khen, những món quà nhỏ được Thành đoàn trao tặng thì phần thưởng lớn nhất đối với Tuấn đó chính là cuộc sống, là nụ cười của những người được cứu sống từ chính những giọt máu của mình.

    Có lần vì phải truyền máu khẩn cấp cho một trường hợp tại bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên, do số máu dự trữ cho mẫu máu của bệnh nhân đã hết nên các bác sỹ cùng người nhà đã đề nghị Tuấn giúp đỡ, vận động các bạn sinh viên hiến máu khẩn cấp. Biết mình có cùng mẫu máu với bệnh nhân, Tuấn đã xuống bệnh viện tiếp máu. Lần đó do cho máu nhiều hơn bình thường nên Tuấn ngất lịm đi. Chính nhờ những giọt máu của Tuấn mà cháu gái 5 tuổi đã được cứu sống, gia đình bé gái đã có ý hậu tạ nhưng Tuấn kiên quyết từ chối.

    Bà Phạm Thị Hòa, phó ban công tác hiến máu tình nguyện, Hội chữ thập đỏ Việt Nam, người đã gắn bó rất lâu với phong trào hiến máu nhận xét: “Bây giờ rất cần những người như Tuấn, những người trẻ tuổi, nhiệt thành, năng động. Các bạn rất đáng được tuyên dương bởi nghĩa cử cao đẹp và giàu tính nhân đạo như thế”.

    Bài và ảnh: Thu Dung
  7. mau.vn

    mau.vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2010
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Xuân Bắc “góp mặt” trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu 2009
    (Dân trí) - Tối 29/12 tới, danh hài Xuân Bắc sẽ “góp mặt” trong lễ tuyên dương 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu 2009. Anh tham gia với tư cách là một trong những gương mặt trẻ tiêu biểu của Thủ đô năm nay.
    Lễ tuyên dương 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2009 do Thành đoàn Hà Nội tổ chức nhằm tôn vinh những điển hình thanh thiếu nhi tiên tiến, tiêu biểu cho mọi lĩnh vực từ học tập, lao động sáng tạo, phát triển kinh tế, hoạt động nghệ thuật, thể dục thể thao, tình nguyện vì cộng đồng đến bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội…

    Đặc biệt, trong danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu 2009 có sự “góp mặt” của danh hài nối tiếng Xuân Bắc. Xuân Bắc tên đầy đủ là Nguyễn Xuân Bắc, SN 1976, diễn viên Nhà hát Kịch Việt Nam. Ngoài các thành công trong lĩnh vực nghệ thuật với vai trò diễn viên hài và MC, Xuân Bắc còn rất tích cực tham gia các hoạt động từ thiện.


    [​IMG]

    Danh hài Xuân Bắc trong tham gia chương trình hiến máu “Trái tim tình nguyện 2009” tại Hà Nội.​

    Năm 2009, anh được bầu chọn là thanh niên tiên tiến các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác cấp TW và thành phố.

    Gương mặt trẻ tiêu biểu nhỏ tuổi nhất là Trần Minh Thắng, SN 2000, Trường Tiểu học Đông Ngạc A, huyện Từ Liêm. Thắng được xem là cậu bé làm rạng danh làng cờ vua Thủ đô. Cậu bé này là kỳ thủ đem lại Huy chương vàng cá nhân duy nhất cho đoàn Việt Nam tại Giải vô địch cờ vua trẻ thế giới 2008 tổ chức tại Vũng Tàu.

    Lễ tuyên dương 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu 2009 sẽ diễn ra vào tối 29/12 tới tại Hà Nội và được truyền hình trực tiếp trên VTV6.

    Danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu 2009:
    1. Bùi Thế Duy, SN 1978, Chủ nhiệm khoa Công nghệ Thông tin, Trường ĐH Công nghệ (ĐHQG Hà Nội), PGS trẻ nhất Việt Nam.

    2. Vũ Minh Châu, SN 1991, SV khối chuyên Hóa, ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH QG Hà Nội.

    3. Trần Minh Thắng, SN 2000, Trường Tiểu học Đông Ngạc A, huyện Từ Liêm.

    4. Nguyễn Xuân Bắc, SN 1976, diễn viên Nhà hát Kịch Việt Nam.

    5. Trần Quang Duy, SN 1986, SV năm thứ 4 chuyên ngành âm nhạc Violon HV Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

    6. Nguyễn Hoàng Ngân, SN 1984, vận động viên Karatedo.

    7. Trần Văn Dũng, SN 1978, Phó Trưởng Công an phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai.

    8. Lê Vĩnh Sơn, SN 1974, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Cty CP Quốc tế Sơn Hà, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội.

    9. Hồ Quang Minh, SN 1979, Bí thư Đoàn phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, 30 lần hiến máu nhân đạo.

    10. Phạm Anh Đạo, SN 1977, làng gốm Bát Tràng, huyện Gia Lâm.


    Nguồn : http://dantri.com.vn/c135/s135-3698...ng-10-guong-mat-tre-thu-do-tieu-bieu-2009.htm
  8. mau.vn

    mau.vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2010
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Người đàn ông 984 lần hiến máu
    Ngày 01 tháng 09 năm 2010 , 09:36
    Người đàn ông 984 lần hiến máu
    Một người đàn ông Australia đã hiến loại máu cực hiếm của mình trong suốt 56 năm qua với tổng cộng 984 lần, giúp cứu mạng sống của hơn 2 triệu trẻ em.

    [​IMG]
    Ông James Harrison sẽ đạt 1.000 lần hiến máu trong năm nay.
    James Harrison, 74 tuổi, có một kháng thể trong huyết thanh giúp ngăn chặn trẻ em tử vong vì bệnh Rhesus, một dạng của bệnh thiếu máu nghiêm trọng.
    Ông Harrison đã giúp rất nhiều bà mẹ sinh những đứa con khoẻ mạnh, trong đó có con gái ông, Tracey, người đã hạ sinh một bé trai nhờ vào máu của người cha.
    Kể từ năm 18 tuổi, cứ vài tuần ông Harrison lại hiến máu một lần. Giờ đây, ở tuổi 74, tổng cộng số lần hiến máu đã lên tới 984. Máu của ông Harrison đặc biệt tới nỗi cuộc sống của ông hiện được bảo hiểm 1 triệu đô la Australia.
    Ông Harrison còn được mọi người đặt cho biêt danh “người đàn ông với cánh tay vàng” hay “người đàn ông trong 2 triệu người”. Máu của ông Harrison cũng giúp các nhà khoa học phát triển vắc-xin có tên gọi Anti-D.
    “Tôi chưa bao giờ nghĩ tới chuyện ngừng hiến máu”, ông Harrison nói.
    Cụ ông từ bang New South Wales cho hay ông đã tự hứa sẽ trở thành người hiến máu sau khi trải qua cơn phẫu thuật ngực quan trọng trong đó ông được truyền 3 lít máu năm 14 tuổi.
    “Tôi đã nằm viện suốt 3 tháng. Máu mà tôi nhận được đã cứu mạng sống của mình, vì thế tôi bắt đầu hiến máu năm 18 tuổi”.
    Nhưng sau khi hiến máu, các bác sĩ đã phát hiện ra rằng ông Harrison có một kháng thể hiếm trong máu. Khi đó, hàng nghìn trẻ em tại Australia tử vong mỗi năm vì bệnh Rhesus. Những đứa trẻ khác thì bị tổn thương não vĩnh viễn.
    Các bác sĩ cũng phát hiện ra rằng kháng thể hiếm trong huyết thanh của ông Harrison có thể giúp điều trị bệnh Rhesus. Ông Harrison sau đó đã tình nguyện trải qua hàng loạt xét nghiệm để giúp phát triển vắc-xin Anti-D.
    Ông Harrison đã hiến máu cho hàng trăm phụ nữ và những đứa trẻ mới chào đời để phòng ngừa bệnh Rhesus. Ước tính, cho tới nay ông Harrison đã cứu sống 2,2 triệu trẻ em.
    Con gái ông, cô Tracey, cũng đã sinh một bé trai khoẻ mạnh sau khi viêm vắc-xin Anti-D. Tracey cho hay cô rất tự hào về cha mình khi ông vẫn tiếp tục hiến máu, thậm chí sau khi mẹ cô qua đời sau cuộc hôn nhân kéo dài 56 năm.
    Ông Harrison dự kiến sẽ cán mốc 1.000 lần hiến máu vào tháng 9 năm nay.

  9. mau.vn

    mau.vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2010
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Mái tóc buông dài đã bạc màu ôm lấy khuôn mặt quắc thước, vị giáo sư cười hiền và trao đổi với chúng tôi thật gần gũi trong buổi đầu gặp mặt ấy. Tôi không nghĩ rằng một giáo sư lại có thể hồn hậu , giản dị đến vậy và đối với những thành viên Hành Trình Xanh chúng tôi, giáo sư giống như một người ông, người thầy thân thiết!

    GS.TS Phạm Đức Dương, nguyên Viện trưởng viện nghiên cứu văn hóa Đông phương, đối với Tổ chức HĐXH Hành Trình Xanh mà nói là một người có cái ơn vô cùng lớn. Nếu không có giáo sư đứng ra bảo trợ chính cho tổ chức thì chắc hẳn chuyến xuyên Việt hè vừa qua đã không thể thành công đến vậy. Đồng hành với chúng tôi trên suốt chặng đường dài, luôn quan tâm và dành thời gian gặp gỡ để nhắc nhở, căn dặn những điều tâm huyết, giáo sư là người thầy đáng kính của hơn 500 tình nguyện viên Hành Trình Xanh chúng tôi.

    [​IMG]

    Giáo sư Phạm Đức Dương, người chúng tôi gọi với cái tên kính trọng thâm mật: Bác Dương​



    Trong lĩnh vực chuyên nghành của mình, giáo sư là một người thành công và đạt được nhiều học vị cao quý. Nhưng đối với chúng tôi, ông không chỉ là một vị chuyên gia đầu nghành mà còn là người ông có trái tim nhân hậu và hiểu sinh viên. Chẳng thế mà hầu hết các tình nguyện viên chúng tôi, không ai bảo ai, đều yêu quý gọi ông bằng cái tên đầy kính trọng và thân mật: bác Dương.

    Là một người ham sách từ nhỏ và cũng hiểu được nỗi lo tài chính của những sinh viên nghèo không có điều kiện mua sách, giáo sư đã mở cửa thư viện gia đình nho nhỏ của mình chào đón những độc giả ham thích khoa học. Trong căn gác nhỏ của khu tập thể KHXH, nơi được bao bọc bởi bốn bức tường toàn sách là sách, bao nhiêu năm nay chưa bao giờ ngớt sinh viên lui tới.

    Thưa giáo sư Phạm Đức Dương - Người thầy đáng kính, thân thiết của Hành trình xanh, cũng như hàng ngàn những học trò khác nhân ngày Nhà giáo Việt Nam xin được phép gửi lời tri ân chân thành nhất đến giáo sư, cảm ơn giáo sư đã luôn đồng hành cùng chúng cháu trên suốt cuộc hành trình dài và gian khổ vừa qua và cả sau này nữa. Mong giáo sư và gia đình luôn dồi dào sức khỏe!

    Ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam, người anh cả, thủ lĩnh Hành trình xanh, người trò của Giáo sư Phạm Đức Dương bằng tấm lòng chân thành và biết ơn vô hạn của mình, gửi đến những lời tự đáy lòng:

    "Như một người ông, người bác, người cha và hơn cả là người thầy đã bên cạnh, chung sức, chung lòng, động viên, dạy bảo, tâm sự và giúp đỡ cho Hành Trình Xanh có được kết quả như ngày hôm nay. Em mong rằng thầy luôn được dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và sớm hoàn thành các tâm nguyện của mình về các công trình khoa học mà thầy đang thực hiện. Đặc biệt là công trình trồng người, gieo hạt nên những "hạt mầm tuổi trẻ" để tạo nên những thể hệ học trò tài năng đức độ và có tâm có tầm của thành ngày càng thành công tốt đẹp. Em xin gửi lời chào lời, chúc sức khỏe và lời cảm ơn sâu sắc nhất đến với thầy và gia đình. Xin chào thầy!
    Tôi rất mong các bạn Hành Trình Xanh có thể chia sẻ và chúc mừng GS.TS Phạm Đức Dương (Tel: 0934.230.855) nhân ngày 20.11 bằng sự chân thành và biết ơn nhất đến với thầy" – Lê Thanh Nam.

    Hằng Biba ( theo hanhtrinhxanh.vn)
  10. mau.vn

    mau.vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2010
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    'Daddy' của bé Thiện Nhân:Tôi khóc nhiều vì trẻ em Việt Nam

    Thời gian vừa qua, những vụ việc bạo hành trẻ em nghiêm trọng liên tiếp xảy ra làm nỗi đau con người cứ bị sưng tấy. Bức thư của Greig Craft như một cơn gió mát của lương tâm và lòng trắc ẩn giữa con người, làm dịu nhẹ những nỗi đau.

    'Các bạn có thể đã biết đến tôi với cương vị là Chủ tịch Quỹ phòng chống Thương vong Châu Á, tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Việt Nam liên quan đến mũ bảo hiểm và an toàn giao thông, nhưng lá thư này được gửi đi hoàn toàn mang tính chất cá nhân, với mong muốn tìm kiếm sự đồng cảm và giúp đỡ cậu bé bất hạnh bị bỏ rơi, giờ là đứa "con trai tinh thần" của tôi...' Các công dân mạng đang được chia sẻ một bức thư về Thiện Nhân, 'chú lính chì' bị bỏ rơi và bị thú hoang ăn mất chân và bộ phận sinh dục.
    Hơn 4 năm trước, dư luận bàng hoàng về trường hợp của Thiện Nhân, em bé đã thu hút sự chú ý của cả cộng đồng bởi câu chuyện đau xót cũng như sự sống kỳ diệu của em. Tin tức của em được cập nhật thường xuyên, cùng với câu chuyện vui về mẹ Mai Anh, về gia đình hạnh phúc của em, và về những đổi thay của 'chú lính chì' trong hành trình dài chữa bệnh.
    Ít ai biết, bên cạnh mẹ Mai Anh và bố Nghinh của bé, còn có một người mấy năm qua cũng khóc cười cùng Thiện Nhân trên hành trình. Đó là Greig Craft, chủ nhân bức thư trên.
    "Doanh nhân thành đạt đâu phải có nhà lầu, xe hơi..."
    Thực ra Greig Craft là cái tên không xa lạ. Ông đã sống ở Việt Nam gần 20 năm. Như ông nói, ngay từ trong tâm cảm, Việt Nam là nơi khá quen thuộc với gia đình ông. Ông và cha của Craft đều ở Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh. Cụ của Greig đã sang Việt Nam từ khoảng năm 1899 - 1900 trong những chuyến đi khám phá bằng tàu biển. Bố ông là sỹ quan trong quân đội Hoa Kỳ. Ông được cử tới đây lần đầu tiên năm 1955 với nhiệm vụ đánh giá về tình hình Việt Nam sau thất bại của người Pháp.
    Qua những câu chuyện và tư liệu của ông và cha, trong tiềm thức của Greig, Việt Nam là nơi đã khá quen thuộc. Vào những năm 1990, ông quyết định sang Việt Nam, để chơi và để nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, như nguyện ước chưa làm được của cha ông trước khi qua đời.
    Thời kỳ đầu ông tham gia hoạt động nhập khẩu thực phẩm, thuốc men và thiết bị y tế để trợ giúp trẻ em Việt Nam. Con mắt của một doanh nhân khiến ông nhìn ra những cơ hội làm ăn quá tốt, dù đầu thập kỷ 90 Việt Nam vẫn đang hết sức khó khăn với lệnh cấm vận thương mại của Mỹ.
    [​IMG]Thiện Nhân là người bạn thân nhất của tôi! Ảnh TTVHTôi nhìn Hồ Chí Minh như một người đàn ông
    "Với cả ông, cha tôi và bản thân tôi, Hồ Chí Minh là một nhân vật vĩ đại. Tôi không phải là một người cộng sản, góc nhìn của tôi về Hồ Chí Minh có thể khác người Việt Nam.
    Nhưng điều mà tôi kính trọng Hồ Chí Minh hơn cả lại không nằm ở khía cạnh chính trị. Tôi nhìn ông ấy như một người đàn ông. Ở một nghĩa nào đó, với tôi ông ấy là anh hùng đúng như tư duy người Mỹ: Một con người có thể thay đổi vận mệnh cả đất nước, thay đổi cuộc sống của cả cộng đồng.
    Hãy nhìn vào những gì ông ấy làm: ông ấy là người cha của nhân dân Việt. Từ trẻ con đến người già đều nói về ông ấy với sự tôn kính, biết ơn những gì ông ấy đã làm được cho nhân dân và đất nước.
    Từ một quốc gia khác, tôi không nhìn ông ấy như người dân Việt Nam. Tôi nhìn Hồ Chí Minh với góc độ một người đàn ông, người đàn ông anh hùng. Đúng như chân lý của chúng tôi: có niềm tin và bản lĩnh, một người có thể làm được tất cả.
    Tôi cũng được truyền niềm tin đó từ Hồ Chí Minh, và tôi đang nỗ lực thay đổi cuộc sống và ý thức cộng đồng ở đây về phòng chống thương vong"
    Greig Craft
    Năm 1999, Greig Craft sáng lập Quĩ phòng chống thương vong châu Á với các hoạt động chính là tặng mũ bảo hiểm cho trẻ em và truyền thông về an toàn giao thông.
    Craft chia sẻ: là cha của năm đứa con, điều luôn làm ông ám ảnh căng thẳng khi sống ở Việt Nam khi phải chứng kiến tai nạn giao thông xảy ra hàng ngày, đặc biệt tai nạn với trẻ nhỏ.
    "Tôi không thể nào quên câu chuyện buồn của một gia đình người bạn ở TP Hồ Chí Minh. Bình thường, vợ chồng luôn đội mũ bảo hiểm cho hai con gái khi đi đường. Nhưng vào một ngày, hai vợ chồng chở con đi thăm bà ngay gần đó. Người mẹ khá chủ quan nói: hôm nay con không phải đội mũ. Không may, trên đoạn đường ngắn đó họ bị một xe khác xe đâm vào. Cả nhà sống sót, nhưng con gái họ không bao giờ tỉnh lại. Câu chuyện quá buồn cứ ám ảnh tôi mãi không thôi".
    "Không biết bao nhiêu lần, tôi muốn phát sốt khi nhìn thấy tai nạn, cảm giác không thể kiềm chế được sự giận dữ khi nhìn cảnh các bậc phụ huynh Việt Nam đèo trẻ em cheo leo trên xe máy, không dây thắt an toàn, không mũ bảo hiểm. Rất nhiều trường hợp trẻ đã chết và thương tích oan uổng vì sự bất cẩn của người lớn như thế. Nó thôi thúc tôi phải làm gì đó".
    Năm 2001, Craft dốc hết tài lực cùng với sự tài trợ của một số doanh nghiệp, bắt tay xây dựng công ty thiết bị và sản phẩm an toàn Protec, một mô hình doanh nghiệp phi lợi nhuận mà mặt hàng chiến lược đầu tiên của nó là mũ bảo hiểm. Ông say sưa với các chiến dịch tặng mũ cho trẻ em "Bảo vệ sự thông minh của bạn" được tổng thống Mỹ Bill Clinton phát động năm 2000 khi Bill sang thăm Việt Nam.
    Thế nhưng, cả khi mũ được tặng miễn phí, nhưng để người Việt Nam đội nó lên đầu vẫn... quá khó, ngay cả đội cho trẻ. Thế là lại một lần nữa, Craft lại gõ cửa các ban ngành, gặp gỡ vận động các lãnh đạo Việt Nam, trình bày sự cấp thiết về việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, và ông đã thành công. Từ năm 2007, mọi người Việt Nam đều đội mũ khi đi xe máy. Số thương vong nặng do tai nạn giảm đi đáng kể.
    Greig Craft rất phấn khích, tự hào với thành quả đó và nỗ lực đưa những hoạt động nhằm giảm thiểu thương vong.
    "Tôi đã từng sống những tháng ngày chỉ say sưa với việc kiếm tiền, niềm khát khao mãnh liệt khi tôi còn trẻ. Nhưng khi có đủ tiền rồi, tôi nhận ra rằng: một doanh nhân thành đạt không phải chỉ ở nhà lầu, xe hơi, tài khoản kếch sù; mà là người ấy đã làm được gì cho cộng đồng, đã chia sẻ được gì với cuộc sống xung quanh. Tôi đã nhận ra điều đó, chỉ tiếc là hơi muộn. Giá được làm lại, tôi sẽ bắt đầu sớm hơn". 'Ông Tây Protect' nói.
    [​IMG]'Daddy' và 'con' trong một chuyến đến Mỹ chữa bệnh, Ảnh website ThienNhan
    Tôi có niềm tin mạnh mẽ về tương lai Thiện Nhân
    "Tôi không thể giải thích tại sao, nhưng ngay từ lần đầu tiên tôi nghe thông tin về Thiện Nhân, về sự ra đời kinh khủng của cháu, tôi đã có cảm giác cháu bé này sẽ có liên quan chặt chẽ với mình trong tương lai, giống như con trai tôi. Thật vui mừng sau đó cháu bé đã có mẹ đón về, tôi đã chứng kiến tất cả quá trình đó, và đã làm tất cả những gì có thể. Tôi đã có 5 con rồi, và giờ đây Thiện Nhân là thứ 6".
    Craft tỏ ra rất vui mừng khi tìm được vị bác sĩ Ý, ông lạc quan về ca mổ sắp tới. Trong suốt những năm qua, Craft đã tìm các website, email, gõ cửa khắp nơi để tìm những thông tin và các nguồn tài chính giúp đỡ Nhân. Có những lúc, ông và mẹ bé tưởng đã bế tắc.
    [​IMG]Greig Craft giải thích về phương án làm chân giả cho Thiện Nhân, Ảnh Hoàng Hường

    Cũng đã có lúc, ông cùng mẹ bé đưa Thiện Nhân sang Thái Lan, hy vọng các bác sĩ Thái, với kinh nghiệm từ các ca phẫu thuật chuyển giới, có thể giúp được Nhân. Nhưng rồi ông thất vọng vì các bác sĩ khuyên chỉ có thể làm cho Nhân một bộ phận sinh dục nữ, đồng nghĩa với việc cu cậu sẽ trở thành con gái.
    "Lúc đó chúng tôi đã rất thất vọng, nhưng thật may mắn cuối cùng tôi đã tìm được GS Roberto DeCastro. Bé Thiện Nhân sẽ được GS Roberto tái tạo bộ phận sinh dục từ da tay của cậu. Đây là công trình khá nổi tiếng của Roberto. Ông đã tiến hành 29 ca phẫu thuật thành công giúp cho các em bé bất hạnh của nhiều quốc gia trên thế giới có được bộ phận sinh dục. Tôi có niềm tin lớn rằng ca mổ sẽ thành công. Em sẽ có một cái 'chim' lớn lên cùng cơ thể, và là một phần thân thể đàn ông thực sự, chứ không chỉ là 'vật trang trí' như chúng tôi từng lo lắng".
    Thiện Nhân đã gần 5 tuổi, cậu bé có thể cảm nhận khá rõ ràng về cuộc sống của cậu. Cậu đang học cả Tiếng Việt và Tiếng Anh, gọi Craft là 'daddy' và xưng 'con'. Craft kể có lần cu cậu hỏi mẹ Mai Anh "Tại sao mẹ lại bỏ con, để con vật cắn con?" hay "Sau này hai anh lấy vợ, con ở nhà với mẹ?" Chứng kiến những giây phút đó, lòng Craft trĩu nặng và ông càng thêm quyết tâm dành lại cuộc đời cho Thiện Nhân.
    Ông cũng hy vọng, Thiện Nhân sẽ là trường hợp tiền lệ. Nếu thành công, những trường hợp không may mắn khác sẽ có nhiều hy vọng.
    Theo kế hoạch, ca mổ sẽ kéo dài hai tuần được dự định vào dịp Tết Nguyên Đán để mọi người sắp xếp công việc.
    Trong những ngày vừa qua, những vụ việc như cô giáo nhốt trẻ vào thang máy gây thương tích, cha ném chết con sơ sinh, bảo mẫu 'tắm đòn' trẻ lên ba, phiên tòa phúc thẩm vụ Hào Anh... làm những nỗi đau con người cứ liên tiếp bị sưng tấy, đau đớn, kinh sợ, bàng hoàng. Và bức thư của Greig Craft như một cơn gió mát thổi qua cộng đồng mạng, làm dịu nhẹ những nỗi đau bởi lương tâm và lòng trắc ẩn giữa con người.
    Mong rằng làn gió ấy sẽ được thổi xa và góp lên mãi, thổi bớt đi đi những khổ đau, bất hạnh.

    Tác giả: Hoàng Hường- Vietnamet.vn

Chia sẻ trang này