1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các tấm gương tình nguyện - hướng tới Ngày Quốc tế Người tình nguyện (5/12) -

Chủ đề trong 'Hoạt động xã hội.' bởi mau.vn, 24/11/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mau.vn

    mau.vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2010
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    (LĐO) - Chỉ nghe đến người nhiễm HIV thôi nhiều người đã nổi da gà, ấy vậy mà có một người phụ nữ thường xuyên tiếp xúc với người nhiễm HIV để giúp đỡ và an ủi họ trong những ngày tháng cuối đời.

    Đó là bà Bùi Thị Bà Đông năm nay đã 59 tuổi. Hàng ngày nghề mưu sinh của bà là ******** chè ở chợ Nhật Tân. Trong căn lều nhỏ liêu xiêu bà bắt đầu kể cho chúng tôi nghe về công việc của mình một cách rất bình thản. Trong suy nghĩ của bà HIV cũng chỉ là một căn bệnh thông thường tồn tại như bao căn bệnh khác.. Trong khi người đời sợ hãi căn bệnh này và tránh xa những người nhiễm AIDS thì bà Đông là người bạn an ủi, giúp đỡ người nhiễm HIV.

    [​IMG]
    Bà Bùi Thị Đông, ngọn lửa sưởi ấm lòng những con người lạc lối trong những giờ phút cuối cùng.
    Bà kể: “Năm 1989 là năm đầu tiên tôi tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm HIV. Lần đó ở gần đây có trường hợp một cháu bị nhiễm HIV giai đoạn cuối và chết. Khi tôi đến thì thấy cháu vẫn chưa được khâm liệm vì người nhà sợ lây. Tôi liền bảo người nhà họ mang nước lên rồi tôi tắm rửa khâm liệm cho cháu…”
    Sau lần ấy, người trong vùng rỉ tai nhau, hễ cứ có trường hợp nào bệnh nhân AIDS hấp hối, người ta lại đi nhờ bà đến để khâm liệm. Thời gian sau cả những bệnh nhân HIV giai đoạn cuối người ta cũng nhờ bà Đông. Bà đến tắm rửa và trò chuyện với họ để họ đỡ cô quạnh giữa những kỳ thị của cộng đồng. Bà làm những điều đó hoàn toàn trên tinh thần tình nguyện chứ không phải làm để kiếm sống.
    Cho đến khi được đi tập huấn để biết bệnh AIDS không lây qua tiếp xúc thông thường thì bà Đông đã có thời gian gần 20 năm chăm sóc người nhiễm AIDS. Hỏi có sợ không, bà bảo: “Tôi chỉ nghĩ các cháu đó đã có những sa ngã và phải chịu hậu quả của chính mình nhưng người ta vẫn là những con người cho nên phải đối xử với họ như với con người không nên xa lánh. Hơn nữa tôi nghĩ mình làm việc đó là giúp cho các cháu đỡ cô quạnh trong những ngày cuối đời. Các cháu linh thiêng sẽ phù hộ cho tôi, trời phật chứng dám và phù hộ cho tôi…”
    Khi chúng tôi hỏi về hoàn cảnh gia đình bà thì thật bất ngờ bà bật khóc. Một con người không run sợ trước căn bệnh thế kỷ để gần gũi và chăm sóc bệnh nhân trong những giai đoạn đáng sợ nhất lại bật khóc khi được hỏi về gia đình mình.
    Thì ra người phụ nữ ở tuổi xế bóng ấy có một hoàn cảnh thật éo le, nghiệt ngã. Chồng bỏ đi theo gái bán luôn cả đất đai vườn tược khiến bà và hai con trai lâm vào cảnh khốn đốn. Rồi hai con bà khi lớn lên lại sa ngã để mắc căn bệnh thế kỷ vào người. Bước sang những năm đầu thế kỷ 21, khi người ta vui mừng chào thiên niên kỷ mới thì bà Đông phải đón nhận một nỗi đau tưởng khó vượt qua khi con trai cả và con dâu lần lượt từ giã cõi đời trong đau đớn giày vò của bệnh tật. Giờ đây người con trai còn lại cũng đang trong giai đoạn cuối của căn bệnh hiểm nghèo.
    Hoàn cảnh nghiệt ngã ấy đã khiến bà Đông có cái nhìn cảm thông với những số phận người không may nhiễm HIV. Cho đến giờ đã hơn 20 năm bà Đông chăm sóc các bệnh nhân HIV với tất cả tấm lòng. Với một quán nước liêu xiêu hàng ngày phải dậy từ sớm tinh mơ để ra chợ bán hàng và kiêm thêm việc thu vé nhà vệ sinh của chợ, thu nhập chẳng đáng là bao nhưng chưa bao giờ bà nghĩ đến việc lấy tiền của những gia đình có bệnh nhân AIDS. Cũng có khi đi đến một vài nhà người ta có biếu ít tiền nhưng bà không nhận vì bà nghĩ làm việc này cốt ở cái tâm chứ bà không làm để kiếm tiền.
    Sự kỳ thị của xã hội về căn bệnh HIV/AIDS vẫn còn rất nặng nề. Song việc làm giúp những bệnh nhân HIV cảm nhận hơi ấm từ cộng đồng để họ đỡ cô quạnh hơn ở những giây phút cuối đời của bà Đông thật cao cả.
  2. mau.vn

    mau.vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2010
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Quỹ Từ thiện Philip Jones Griffiths - Tấm lòng với nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

    Với công việc của một nhà báo ảnh, Philip Jones Griffiths đã đến hơn 120 quốc gia. Những bức ảnh chụp về cuộc chiến tranh tại Việt Nam đã đưa tên tuổi phóng viên ảnh người xứ Wales này nổi tiếng khắp thế giới. Bộ sưu tập gồm 47 bức ảnh tiêu biểu có tên “Chất độc da cam ở Việt Nam” của ông vừa được trao tặng cho Bảo tàng Chứng tích chiến tranh TPHCM. Xúc động hơn, một quỹ từ thiện dành hỗ trợ cho các nạn nhân chất độc da cam mang tên Philip Jones Griffiths vừa chính thức ra mắt tại TPHCM.

    [​IMG]
    Bà Heather Holden (giữa, vợ của nhà nhiếp ảnh Philip Jones Griffiths) và hai con gái chụp ảnh với các nạn nhân chất độc da cam VN Nguyễn Thị Thùy Linh và Nguyễn Đức. Ảnh: M.An​

    Dấn thân với nghiệp

    Nhà báo Philip Jones Griffiths sinh tại Rhuddlan, thuộc vùng Denbighshire ở miền Bắc xứ Wales năm 1936. Ông làm quen với việc chụp hình bằng chiếc máy ảnh Kodak Brownie khi còn nhỏ. Nghiệp cầm máy đã đưa Griffiths đến với hơn 120 quốc gia trên khắp thế giới, chụp ảnh về mọi thứ: từ Phật giáo ở Campuchia, hạn hán tại Ấn Độ, đói nghèo ở Texas, chương trình khôi phục môi trường ở Việt Nam đến hậu quả của cuộc chiến vùng Vịnh tại Kuwait.

    Từ năm 1966 đến 1971, ông tới Việt Nam đưa tin cho Hãng Thông tấn Magnum và kết quả của những năm tháng lăn lộn trên chiến trường này là cuốn Vietnam Inc xuất bản năm 1971, tập trung mô tả những nỗi đau mà thường dân Việt Nam phải gánh chịu đã gây sốc cho công chúng Mỹ và thế giới thời đó, làm dấy lên phong trào phản chiến tại Mỹ. Vietnam Inc trở thành nhân tố chủ yếu dẫn đến quan điểm đòi chấm dứt cuộc chiến vô nghĩa này tại nước Mỹ và đã được tái bản vào năm 2001. Đến nay, đây vẫn được coi là một bộ sách ảnh kinh điển và trở thành thứ được sưu tầm.

    Sau Vietnam Inc, ông xuất bản thêm 3 cuốn sách ảnh khác là: Agent Orange (Chất độc da cam) nói về những tác động kinh khủng đối với con người mà chất độc da cam quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam gây ra, cuốn Vietnam At Peace (Việt Nam trong thời bình) như một biên niên sử bằng hình ảnh về Việt Nam sau cuộc chiến và cuốn Dark Odyssey (Cuộc hành trình u ám) tập hợp những bức ảnh xuất sắc nhất của ông. Ông đã được Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam trao tặng kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” năm 2008.

    Tấm lòng với nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

    Tiếp nhận bộ sưu tập Chất độc da cam ở Việt Nam của nhà báo Philip Jones Griffiths, bà Huỳnh Ngọc Vân, Giám đốc Bảo tàng Chứng tích chiến tranh phát biểu: “Những bức ảnh tư liệu của ông Philip Jones đã giúp người Việt và quốc tế hiểu rõ hơn hậu quả của chất độc da cam do quân đội Mỹ gây ra. Cùng với nhiều nhà nhiếp ảnh trong nước và quốc tế, Philip Jones đã tích cực góp phần lên án tội ác chiến tranh xâm lược, chất độc da cam, đồng thời kêu gọi sự đồng cảm, ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với nạn nhân chất độc da cam Việt Nam”.

    Thực hiện tâm nguyện của cha, cô con gái Katherine - đảm nhận Chủ tịch điều hành quỹ từ thiện Philip Jones Griffiths - cho biết: “Lúc sinh thời, cha vẫn thường nói với chúng tôi về Việt Nam và các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam. Tôi biết ông dành cho các nạn nhân da cam Việt Nam một tình cảm đặc biệt. Ông muốn cho thế giới biết quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc da cam gây độc hại cho người dân Việt Nam như thế nào. Họ đã đền bù cho các cựu binh của họ, còn những nạn nhân như ở Việt Nam thì chưa. Vì sao?”.

    Bà Heather Holden, vợ của nhà nhiếp ảnh Philip Jones Griffiths, chia sẻ thêm: “Điều quan trọng là công việc của ông ấy sẽ được ngày càng nhiều người biết đến để sự thờ ơ sẽ không còn nữa. Đây là lý do chúng tôi hy vọng những cuộc triển lãm trưng bày các công trình của Philip và những thành tựu tiếp nối của Quỹ Từ thiện Philip Jones Griffiths sẽ góp phần giúp đạt được mục đích này”.

    Minh An​

    Nguồn : http://sggp.org.vn/nhipcaunhanai/2010/11/244469/
  3. mau.vn

    mau.vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2010
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Thuongthuong210 - bài ca cuộc sống từ một cô gái Xương thuỷ tinh
    Sinh năm 1983 trong một gia đình đông anh em, cô gái mang tên Thu Thương không may mắc phải căn bệnh xương thuỷ tinh, chỉ cần bất cứ va chạm nhẹ nào cũng có thể làm xương bị gãy...... Nhưng những gì cô làm được đã viết một bài ca cho cuộc sống........
    [​IMG]
    SInh năm 1983 trong một gia đình đông anh em, cô gái tên Thu Thương đã không may mắc phải căn bệnh xương thuỷ tinh, chỉ cần bất cứ một va chạm nhẹ nào cũng có thể làm xương bị gãy. Suốt 27 năm qua Thương chỉ nằm lăn lóc trên một vuông chiếu:
    [​IMG]
    27 tuổi Thương chỉ cao 80cm và nặng 18kg. Song với bàn tay khéo léo cùng sự kiên trì nhẫn lại cùng từng đường kim, mũi chỉ Thương đã cho ra đời những sản phẩm thủ công đầy ấn tượng. Việc làm những sản phẩm thủ công với người bình thường đã rất khó khăn thì với Thương lại càng khó khăn gấp bội lần:
    [​IMG]
    Để làm được một chiếc đèn bàn Thương cần đến 600 chiếc cúc áo và 1tuần làm việc. Đều đặn hàng ngày sáng từ 7h - 11h, chiều từ 14h - 17h.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Thương bên cạnh sản phẩm mới hoàn thành​
    [​IMG]
    Những người ******** nguyện, những khách hàng đến thăm, giao lưu đều ngạc nhiên với sự lạc quan, dí dỏm và thông minh của Thương:
    [​IMG]
    Được bạn bè giúp đỡ webside thuongthuong.net của Thương đã được ra đời, trên đó giới thiệu các sản phẩm thủ công do thương và những bạn khuyết tật khác làm.
    [​IMG]
    Phương Anh - ******** nguyện của Thương muốn bế nhưng được mọi người nói không được vì dễ làm Thương bị gãy xương phải 2 - 3 tháng sau mới tự lành lại được.​
    Giúp đỡ Thương hàng ngày là người em gái của cô:
    [​IMG]
    Em gái Thương người ngồi đầu tiên phía bên trái​
    [​IMG]
    Hình ảnh người mẹ ngày ngày cặm cụi bên chiếc máy may kiếm tiền khiến thương vô cùng xót xa​
    Dưới đây là hình ảnh một số sản phẩm của Thương và những người bạn khuyết tật của cô:
    [​IMG]
    Để đan được chiếc khăn này Thương phải mất 4ngày​
    [​IMG]
    [​IMG]
    Thương rất yêu ca hát, cô thường hát karaoke với những người bạn:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Thương đã được trao tặng rất nhiều danh hiệu:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Bạn có thể ghé thăm Thương tại webside thuongthuong.net hoặc email thuongthuong210@yahoo.com điện thoại 0906247031.
    Thu Thương đang viết lên bài ca đẹp trong cuộc đời......​
    [/FONT][/COLOR][/FONT][/COLOR]

    Nguồn : http://senviet.vicongdong.vn/271094...ai-ca-cuoc-song-tu-mot-co-gai-Xuong-thuy-tinh
  4. mau.vn

    mau.vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2010
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Những người giữ kỷ lục hiến máu tại Việt Nam

    Những người nắm giữ kỷ lục thông thường nhắm đến thành tích để khẳng định khả năng và bản lĩnh của mình, còn những người mà chúng tôi nói đến trong bài viết này đều được nhận các kỷ lục hiến máu một cách bất đắc dĩ.




    [​IMG]
    Tôn vinh những cá nhân tiêu biểu hiến máu cứu người. Điều khác biệt thêm nữa, họ cũng là những người tiên phong trong xu hướng hiến máu hiện đại mà thế giới đang hướng tới.

    Người cao tuổi nhất

    Có mặt trong “Lễ tôn vinh 100 người hiến máu tiêu biểu cả nước 2010” diễn ra ngày 12.6 tại Hà Nội, ông Tô Phúc Hòa (ở 467/20 Điện Biên Phủ, phường 3, quận 3, TPHCM) là người hiến máu cao tuổi nhất hiện nay. 60 tuổi đời, ông cũng có tròn 60 lần tình nguyện hiến máu.

    Lần đầu tiên hiến máu năm 1997, qua 14 năm, cứ đều đặn mỗi năm 4 lần theo đúng tiêu chuẩn, ông lại dành thời gian sắp xếp công việc kinh doanh vốn rất bận rộn tại Hợp tác xã thương mại Bàn Cờ, cho mình 1 ngày nghỉ. Ngày ấy, ông dành cho việc đi hiến máu. Có những năm, ông lại để dành hiến máu vào dịp 24.12, bởi ông muốn có thêm một niềm vui nhỏ trong sinh nhật của mình.

    Để có thể đảm bảo định kỳ 4 lần hiến máu trong một năm, ông Hòa đã duy trì chế độ sinh hoạt không thuốc lá, chế độ sáng sữa đậu nành, hạn chế bia rượu, tập thể dục đều đặn, đi bộ hằng ngày. Cao 1,70m, từ trọng lượng trước kia chỉ là 60kg, mỗi năm hiến máu ông thấy mình như khỏe hơn. Và dường như năm tháng đầu hàng trước sự năng động và dẻo dai, mái tóc vẫn xanh, vóc dáng cân đối của ông với trọng lượng duy trì 72kg từ 5 năm qua.

    Từ năm 2000, Trung tâm Hiến máu TPHCM có thông báo về việc mỗi người có thể hiến 350ml hoặc 450ml, thay vì chỉ 250ml như trước. Dù đã bước qua tuổi 50, ông Hòa bao giờ cũng sẵn sàng cho máu ở thể tích cao nhất, có túi máu ở cỡ nào ông đều hiến ở cỡ đó.

    Chỉ đơn giản ông nghĩ rằng, khi các bác sĩ khuyến cáo cho máu ở khối lượng nào cũng đều đã có những tính toán kỹ về mặt khoa học, đảm bảo sức khỏe cho người hiến. Hơn nữa cùng một lần hiến máu, một quy trình sản xuất, chắc chắn với những túi máu nặng hơn sẽ đạt hiệu suất hơn.

    [​IMG]
    Tôn vinh những cá nhân tiêu biểu hiến máu cứu người.

    Chạm thời hạn được hiến máu theo quy định của ngành y tế, ông Tô Phúc Hòa tự trào mình sắp “mãn” khả năng hiến máu. Nhưng tấm lòng và nhiệt huyết ấy, ông đã kịp truyền lại cho con cháu của mình và người thân. Bà Tô Thị Minh Hiền - em gái ông - đã nhiều lần hiến máu. Hai người con trai của ông - anh Tô Phúc Hậu (30 tuổi) đã 16 lần, anh Tô Phúc Hiệp (28 tuổi) đã 6 lần.

    Năm xưa, khi người vợ đầu gối tay ấp qua đời, vì gia đình bà phản đối, ông đã không thể để bà hiến xác như nguyện vọng của cả hai vợ chồng. Nhưng sau này, khi ông đã về với thiên cổ, ông đã dặn dò và động viên con cháu để mình được toại nguyện hiến tất cả những gì trên cơ thể mình có thể có ý nghĩa cho y học, chữa bệnh cứu người: Giác mạc, gan, thận, xác...

    Người hiến máu nhiều lần nhất

    Giữa ông Tô Phúc Hòa và anh Nguyễn Hữu Thuận, tuy cách nhau 25 năm cuộc đời, công việc khác nhau, nhưng họ đều gặp nhau ở một điểm chung: Làm sao hiến được nhiều máu nhất, chất lượng tốt nhất cho người bệnh. 36 tuổi, anh có tới 16 năm thâm niên hiến máu. Là một trong những người tiên phong trong phong trào hiến máu nhân đạo, anh Thuận là người hiến máu nhiều nhất không chỉ ở TPHCM mà ở trên cả nước, với 120 lần. Vốn từng là võ sĩ, có thời gian anh ngừng tập luyện khiến cơ thể nở ra tới 108kg.

    Anh tiết lộ, bí quyết để có thể duy trì được trọng lượng 82kg với chiều cao 1,70m hiện nay chính là hiến máu đều đặn cùng với duy trì các buổi tập hằng tuần. Kỷ lục về hiến máu của anh khiến ai cũng có thể ngạc nhiên. Hai lần đầu tiên, anh hiến liền 2 túi 250ml, lý do anh đưa ra thuyết phục các BS là mình to béo quá. “Sức khỏe mình có thì mình giúp được nhiều hơn người khác thôi”. Từ lần thứ ba trở đi, anh chỉ “xài” bịch 450ml, lý do là một lần đi hiến được nhiều nhất mà lại không mất công tiến hành các thao tác và tốn thêm một vỏ túi nữa.

    Lý giải về việc anh Thuận trong 16 năm mà đã hiến máu được 120 lần, PGS - TS Nguyễn Anh Trí - Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư - cho biết: Anh Thuận đã không chỉ hiến máu toàn phần - với định kỳ 3 tháng/lần, mà còn hiến máu thành phần, định kỳ 1 tháng có thể nhắc lại. Hiện nay, số người hiến 350ml hoặc 450ml/lần đã chiếm khoảng 30%.

    Người hiến nhiều hơn 250ml/lần ngày càng tăng, đó cũng là xu hướng hiến máu hiện đại, không chỉ làm tăng số máu thu gom được, đáp ứng nhu cầu người bệnh hơn; việc đó còn tạo thuận lợi cho công tác sản xuất và sử dụng chế phẩm máu là hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương và yếu tố đông máu. Ví dụ nếu sử dụng túi 250ml, cần 4 túi mới tách chiết được 1 đơn vị tiểu cầu, nhưng với túi 350ml chỉ cần 3 túi. Người nhận tiểu cầu tách chiết từ 3 túi máu chắc chắn sẽ chịu ít nguy cơ rủi ro hơn 4 túi”.

    Bệnh nhân có nhu cầu sử dụng máu từng phần, chế phẩm máu cũng ngày càng nhiều. Do đó, song song với việc nâng số máu trong lần hiến lên 350ml hoặc 450ml, ngành huyết học đang phát triển xu hướng hiến máu từng phần nhằm nâng cao chất lượng điều trị hơn”.

    Những thanh niên trẻ tuổi nhất

    [​IMG]
    Sinh viên là lực lượng hiến máu nhiều nhất
    .

    Họ là các thủ lĩnh của phong trào vận động hiến máu trong tuổi trẻ thủ đô: Nguyễn Đại Phong (22 tuổi, ĐH Y Hà Nội), Trần Viết Khánh (23 tuổi, Tập đoàn Viettel), Lê Khả Thành Công (SN 1989, ĐH Mỏ - Địa chất), Nguyễn Văn Trực (22 tuổi, ĐH Kiến trúc HN), Vàng Thế Hưng (20 tuổi, ĐH Bách khoa Hà Nội).

    Bước chân vào ngưỡng cửa trường ĐH, họ đều lần đầu tiên đi hiến máu ở tuổi 18, mỗi người đều đã trải qua từ 6 - 16 lần cho máu. Trần Viết Khánh sau khi tốt nghiệp Học viện Bưu chính Viễn thông và đi làm, vẫn đảm nhiệm vị trí Chi hội trưởng Chi hội 14.6 - Hội thanh niên vận động hiến máu HN. Đơn giản, Khánh nghĩ rằng: Mình chỉ dành 1 - 2h đi hiến máu, nhưng số máu đó có thể cứu sống được 1 người, còn nếu như máu được tách chiết ra các chế phẩm: Hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương thì có thể cứu được ít nhất 3 người”.

    Nếu không có gì thay đổi, em gái của Khánh - bạn Trần Hoàng Vân tháng 9 tới cũng từ quê hương huyện Con Cuông, Nghệ An ra Hà Nội học. Khánh kể: “Từ năm lớp 10, Vân đã tham gia các hoạt động đoàn thể trong trường. Một trong những điều đầu tiên Vân nóng lòng ra thủ đô để làm được là đi... hiến máu”.

    Gia đình có truyền thống hiến máu

    Với gia đình ông Lê Đình Duật và bà Lê Thị Kim Dinh (tổ 23, đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội), hiến máu không chỉ là hành động cống hiến, mà còn như là truyền thống. Từ năm 2000 đến nay, bốn thành viên của gia đình đã 45 lần hiến máu, vợ ông - bà Lê Thị Kim Dinh ở tuổi ngoài 60 cũng đã hiến máu 10 lần, con gái cả Lê Thanh Hà 6 lần, con gái thứ hai Lê Thanh Nam 17 lần và con trai út Lê Quyết Thắng 12 lần. Còn ông, căn bệnh huyết áp thấp khiến lần xung phong hiến máu từ năm 1999 đã bị từ chối.

    Không được hiến máu, ông lại vận động mọi người và lấy gia đình mình làm gương đi trước. Là người lính năm xưa luôn tâm niệm và dạy các con: “Có tiền không chắc đã cứu được người bệnh, nhưng chỉ một giọt máu cho đi thì cũng có thể cứu được một người ở lại”.

    Không chỉ động viên con cháu, ông bà đã vận động được 162 lượt người cùng tham gia hiến máu. Lần sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, khi biết nhiều bệnh nhân nặng đang trông chờ có máu, ông đã thuê xe ôm, rồi chở xe đạp đưa 6 người, trong đó có 3 thành viên của gia đình đến địa điểm hiến máu ngay ngày hôm đó.

    Hai vợ chồng ông đều ở tuổi thất thập cổ lai hy, nhưng vẫn lặn lội đến từng nhà, phát tài liệu tuyên truyền, giải thích, rồi mang cả những đồng lương hưu ít ỏi để làm kinh phí đưa đón, bồi dưỡng cho người đi hiến máu.

    10 năm qua, hiến máu và vận động hiến máu đối với gia đình ông đã trở thành việc làm quen thuộc. Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư đã tặng gia đình với 154 đơn vị máu được hiến của ông danh hiệu “Gia đình hiến máu nhiều nhất”.

    Những người nắm giữ kỷ lục thông thường thường nhắm đến thành tích để khẳng định khả năng và bản lĩnh của mình, còn những người mà chúng tôi nói đến trong bài viết này đều giữ kỷ lục hiến máu một cách bất đắc dĩ. Chia sẻ dòng máu nóng của mình để cứu người bệnh, sức nóng của lòng nhiệt tình ấy không bao giờ vơi đi như quy luật lẽ thường. Danh thơm của họ sẽ hữu xạ tự nhiên, không chỉ được con cháu họ nối tiếp, mà sẽ lan tỏa trong cộng đồng những ngôi nhà bền vững cho sự nghiệp hiến máu cứu người trên cả nước.


    Nguồn : http://www.laodong.com.vn/Tin-Tuc/Nhung-nguoi-giu-ky-luc-hien-mau/2379
  5. mau.vn

    mau.vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2010
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    "Con người ý tưởng" và cuộc chiến máu trắng
    Câu chuyện rơi nước mắt về chàng sinh viên trường ĐH Tổng hợp QG Tula (Nga) dù đang mắc căn bệnh tai ác nhưng vẫn tràn đầy niềm tin cuộc sống là nội dung chính của chương trình Công dân toàn cầu phát sóng 14h ngày 27/6 trên VTV3.
    [​IMG]

    Trường An khi ở Nga (ảnh:vicongdong)
    "Con người ý tưởng" và cuộc chiến "Máu trắng"
    Câu chuyện rơi nước mắt về chàng sinh viên trường ĐH Tổng hợp QG Tula (Nga) dù đang mắc căn bệnh tai ác nhưng vẫn tràn đầy niềm tin cuộc sống là nội dung chính của chương trình Công dân toàn cầu phát sóng 14h ngày 27/6 trên VTV3. Vũ Trường An - Tự hào người Việt trẻ
    Trường An là tác giả của Bộ sổ tay Photoshop 2007, là người sáng lập ra trang web của cộng đồng Sinh viên tại Tula - Liên Bang Nga, là trưởng dự án Mùa đông ấm áp quyên góp quần áo cũ ủng hộ những người gặp hoàn cảnh khó khăn, là người đứng đầu thực hiện chương trình 1000 năm Thăng Long tại Thành phố Tula - Liên Bang Nga và là chủ nhân của rất nhiều ý tưởng chưa thực hiện…
    Những người xung quanh chàng du học sinh gốc Ninh Bình gọi cậu là một con người của ý tưởng và là người bận rộn. Ngoài thời gian học tập, vào hè, An thường đi làm thêm, làm từ thiện, giúp đỡ bạn bè. Đặc biệt, chàng thanh niên là con út trong một gia đình nông dân nghèo ở Ninh Bình này lại rất giỏi về máy tính, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi họ cần giúp như đi mua hộ máy, cài máy, sửa chữa máy tính.
    Thế nhưng, cách đây hơn 1 tuần, khi đang đi vận động cho chương trình 1000 năm Thăng Long tại thành phố Tula - chương trình mà An coi như một phần máu thịt thì An đã nhận được tin dữ: đang mang trong người căn bệnh Máu trắng, sau một thời gian chịu đựng những cơn đau không rõ nguyên nhân.
    Trở về Việt Nam trị bệnh từ giữa tháng 5, thời điểm cách ngày tốt nghiệp của An chỉ 2 tháng trời, giờ đây, An phải đối mặt và chiến đấu với sự đau đớn mà căn bệnh quái ác gây ra tại viện Huyết học - truyền máu trung ương… Mọi việc lỡ dở, đều phải gác lại vì một cuộc chiến không cân sức… Dẫu vậy, trong An vẫn còn niềm tin mãnh liệt, tin vào tương lai và thậm chí còn động viên những người cùng cảnh ngộ…
    Một số nội dung đáng chú ý khác trong chương trình:
    Cảm hứng toàn cầu: Trào lưu Parkour
    Parkour được coi là một loại nghệ thuật tìm kiếm những cách mới để vượt những khoảng không trong thành phố lớn, nhảy, trèo, đu người trong những chuyển động hết sức nhẹ nhàng và mềm dẻo. Nó giống như những bước nhảy hơn là một môn thể thao. Theo những tín đồ của môn nghệ thuật đường phố này, Parkour còn có ý nghĩa nhiều hơn chỉ là một trò tiêu khiển, nó là một thứ triết học hay nói cách khác là một cách sống.
    Kết nối toàn cầu: Tình nguyện trong một ngày tìm nhà trọ cho thí sinh Đại học
    Trong mùa thi tuyển sinh đại học, Thành đoàn Hà Nội đã xây dựng chiến dịch cho các đoàn viên thanh niên trực tiếp đến từng địa bàn, tình nguyện tìm nhà trọ cho các sĩ tử ở xa về thủ đô thi tuyển. Để hiểu rõ hơn chiến dịch này, Công dân toàn cầu sẽ đưa quí vị đến với hành trình tham gia tình nguyện trong một ngày tìm nhà trọ cùng bạn trẻ Nguyễn Thị Lan Anh. ​
    Mời quí vị xem chi tiết chương trình vào 14h Chủ nhật (27/6) trên kênh VTV3.
  6. mau.vn

    mau.vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2010
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Gửi lời chúc mừng ngày 5/12 - Quốc Tế Người Tình Nguyện

    [​IMG]
    “Trong đầm gì đẹp bằng sen,
    Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
    Nhị vàng bông trắng lá xanh,
    Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. ​

    Chúc cho những người đã, đang và sẽ tham gia các hoạt động tình nguyện những điều tốt đẹp nhất, chúc cho mỗi người tình nguyên viên chúng ta dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, bất cứ khó khăn nào cũng luôn cố gắng và nố lực hết mình vì một thế giới tốt đẹp hơn...
  7. mau.vn

    mau.vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2010
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Những tấm gương tình nguyện còn lại là quá nhiều vì Mau.vn Club chỉ tình cờ tìm được nhưng tấm gương tình nguyên trong các lĩnh vực khác nhau, các địa điểm khác nhau, các môi trường khác nhau...và muốn chia sẻ với các bạn mà thôi.
    Mau.vn Club xin kết thúc chuỗi bài tại đây, và hẹn tới 5/12 năm tới sẽ đưa tiếp những gương mặt đang khâm phục trong phong trào tình nguyện của Việt Nam và thế giời trong 2011. Hi vọng lúc đó bạn sẽ hưởng ứng bằng cách gửi cho Mau.vn club các tấm gương vào forum.mau.vn@gmail.com chỉ đơn giản là
    vì "hạnh phúc là sẽ chia"
    Chúng ta có thể khác nhau về màu da
    Chúng ta có thể khác nhau về giới tính
    Chúng ta có thể khác nhau về tuổi tác
    Có thể chúng ta không cùng sở thích
    Có thể chúng ta không sống gần nhau
    Nhưng chúng ta cùng dòng máu
    Và chúng ta sẵn sàng chia sẽ cho nhau hơi ấm, tình thương và lòng nhân ái...

Chia sẻ trang này