1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các tầng trời - khái niệm về việc phân công cai quản thế gian trong các tôn giáo

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi diendanrieng, 14/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. diendanrieng

    diendanrieng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Các tầng trời - khái niệm về việc phân công cai quản thế gian trong các tôn giáo

    Chắc nhiều người đã từng nghe đến khái niệm Cửu trùng thiên - 9 tầng trời. Các tầng trời là khái niệm có trong nhiều tôn giáo và một số tôn giáo còn có cả một hệ thống phân công trong việc cai quản các tầng trời và vai trò của các tầng trời đối với cuộc sống muôn loài. Trong kinh thánh cũng đề cập đến cả việc thay đổi quyền lực trên các tầng trời. Khi đó sẽ có sự đảo lộn trật tự trong cuộc sống trên trái đất trong đó có con người. Điều đó cũng có thể dẫn đến việc thay đổi cả một số hệ thống giá trị và sự đánh giá hàng loạt về các nhân vật ghi dấu ấn trong lịch sử con người. Các cụ ta ngày xưa dùng từ " động đất chuyển trời " để nói về điều đó. Ví dụ như Nguyễn Bình Khiêm có dùng câu : "Bao giờ động đât chuyển trời - Bấy giờ thánh sẽ ra tay anh hùng" . Đạo cao đài có câu : "Bao giờ đất dậy trời thay xác. Trời , phật , thần , tiên xuống ở trần ".
    Các bạn nghĩ gì về điều này ?
  2. deckelrand

    deckelrand Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2006
    Bài viết:
    801
    Đã được thích:
    132
    Cứ lấy chuyện trời đất chuyển dời để nói thì chắc ăn hơn nhiều .Vì từ xưa đến nay người ta coi trời đất là hằng số mà. Trong cách nói bình thường cung có thể thấy điều này , ví dụ người ta nói: " thằng này mà không có ý gì thì trời sup! " , nghĩa là thằng này nhất định phải có ý gì, vì trời là một hằng số, không thể sụp được.. Cũng như vậy, cách nói ccủa đạo CĐ ở trên là bọc lót cho chắc ăn. Trời đất không thể biến chuyển được nên lời "tiên tri" của họ rất chắc chắn vì không kiểm chứng dược. Còn NBK thì lại khác, ông ta là thánh nhân, và trong thời đại loạn lạc như vậy, ông ta không thể nói suy nghĩ của mình một cách bình thường được.
  3. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    cách nghĩ rất hay.... trời là một hằng số
    honghoavi
  4. diendanrieng

    diendanrieng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Chết thật, các bạn không biết rằng vũ trụ đang dãn nở với tôc độ vô cùng lớn à ? nếu trời là hằng số thì nó là ?, đơn vị tính là gì vậy. Thậm chí có thể còn tồn tại nhiều vũ trụ nữa ấy chứ ! Tất nhiên có thể tồn tại ở những trạng thái khác nhau và có những hệ thống quy luật khác nhau. Không biết khi đó tại điểm giao nhau của các vũ trụ điều gì sẽ xẩy ra nhỉ ? Tuy nhiên ngay trong thần thoại Hy Lạp và một số lý luận của các đạo ( ví dụ đạo Lão chẳng hạn ) người ta đã cho rằng điểm khởi đầu của vũ trụ là một cái gì đó hỗn mang, không xác định được. Người ta có thể liên tưởng đến điểm khởi đầu của vũ trụ : một sự tập trung các thể vật chất cực lớn để chuẩn bị cho vụ nổ lớn. Nhưng mà cái gì điều khiển quá trình tạo thành vũ trụ : Có phải Thượng đế không ? Câu trả lời còn bỏ ngỏ để chúng ta tiếp tục tìm hiểu.
  5. diendanrieng

    diendanrieng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Nhân đây tôi xin nói về một câu sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm mà nhièu người biết :
    " Cửu cửu càn khôn dĩ định
    Thanh minh thời tiết hoa tàn
    Trực đáo dương đầu mã vĩ
    Hồ binh bát vạn nhập Tràng an "
    Có người giải thích sự kiện này tương ứng với việc quân đội tiến vào thủ đô năm 1954 ( năm ngọ ). Họ cho rằng "cửu cửu" = 9 x 9 = 81 năm tính từ ngày Pháp tiến đánh HN ( 1873 ) , "thanh minh thời tiết hoa tàn" nói về việc Pháp thất thủ ở ĐBP, "dương đầu, mã vĩ " nói về cuối năm ngọ, đầu năm mùi , "Hồ binh bát vạn ... " là nói về 8 vạn bộ đội tiến vào thủ đô. Ở đây ta thấy có điểm không hợp lý : Bộ đội tiến vào HN 10/10/1954 vẫn là tầm tháng 8-9 âm lịch còn lâu mới sang năm mùi. Như vậy dùng từ "dương đầu, mã vĩ " không thích hợp. Theo ý kiến cá nhân của tôi 81 năm có thể tính từ thời điểm năm 1925 ( thành lập VN thanh niên CM đồng chí hội ).
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Trời khác với vũ trụ chứ. Trong dân gian người ta thường dùng chữ "trời" như 1 thán từ. Nếu bạn xem trời như vũ trụ thì cũng có thể hiểu nó có những hằng số như:
    - Gia tốc giản nở.
    - Bức xạ nền.
    - Đặc biệt là tỉ lệ của các thông số vật lý của vũ trụ. Tỉ lệ này, theo thuyết vị nhân là ưu tiên cho sự sống.
  7. mixture

    mixture Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    311
    Đối với tất cả những người bình thường, dù là có tín ngưỡng hay nhìn vũ trụ một theo quan điểm của khoa học, thì nó mãi là hằng số với cả loài người, chứ đừng nói đến một kiếp người. Một sự biến chuyển sẽ kéo theo đa số quan điểm là tận thế . Nhưng nó quá xa vời với tất cả mọi người, trừ vài giáo phái điên khùng đi tự tử tập thể hay đầu độc hơi ngạt.
    Được mixture sửa chữa / chuyển vào 23:17 ngày 15/05/2006
  8. diendanrieng

    diendanrieng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Bạn nói về các hằng số vũ trụ chứ gì : như gia tốc dãn nở chẳng hạn. Bạn chắc biết người ta căn cứ vào tốc độ dịch chuyển nguồn sáng của các vì sao để xác định tốc độ và gia tốc giãn nở của vũ trụ . Nhưng ánh sáng của các vì sao đó đến với chúng ta là ánh sáng của nhiều triệu, thậm chí nhiều tỉ năm trước ( tuỳ theo sao đó cách xa chúng ta bao nhiêu ). Vì vậy bạn chỉ có thể xác định được tốc độ và gia tốc dãn nở của vũ trụ vào thời điểm nhiều triệu năm trước thôi, sao có thể bao đảm bây giờ nó vẫn như thế ?
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Điều bạn nêu lại thuộc về Thiên Văn rồi. Nhưng bạn có công nhận "Trời" là khác với "vũ trụ" không ?
    Trời = vũ trụ đã biết + vũ trụ chưa biết.

Chia sẻ trang này