1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các thắc mắc liên quan đến TÂM LÝ

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi dumb, 23/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tinhcadumuc_fath

    tinhcadumuc_fath Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Có nhiều nguyên nhân gây nên tâm trạng buồn của con người. Đôi khi có thể chỉ là thay đổi thời tiết, sự mệt mỏi... Tuy nhiên đó là những yếu tố không chính yếu. Mỗi con người khi có tâm trạng nào thường xuất phát từ một nguyên nhân quan trọng nào đó bên trong. Chẳng hạn như đang thích một người nhưng còn e ngại chưa dám công nhận tình cảm ấy nên sự nhớ nhung chưa thể hiện rõ rằng. Hay nỗi buồn nào đó trong quá khứ đã bị vùi lấp từ lâu nhưng vô tình một tình huống, một vật nào đó khiến ta mơ hồ nhớ đến tạo cho ta một cảm xúc lạ...
    Nhìn chung những nguyên nhân thường được giấu kín bên dưới vô thức, nó chưa được khơi lên một cách rõ ràng nên người ta cứ nghĩ rằng nỗi buồn ấy chẳng có lý do gì. Những người thường "tự làm việc với chính bản thân mình" thì sẽ hiểu mình buồn vì lý do gì.
  2. _X_

    _X_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2003
    Bài viết:
    1.364
    Đã được thích:
    0
    gửi Amateur
    Mình là người đã từng học Tâm lý học. Hồi năm thứ ba, mình đã hỏi thày giáo Tâm Bệnh Học (thày Hoè thì phải) về vấn đề tương tự như của bạn. Thày giáo nói, thực sự chỉ có thể giải thích bằng cảm tính thôi. Như Mr. Dumb nói, đó là sự gợi nhắc của bộ não khi gặp một tín hiệu tương đồng với một ấn tượng nào đó trong quá khứ. Nhưng tôi thấy có những cái tôi chưa bao giờ gặp, mà đến khi tiếp xúc lại có cảm giác như mình vừa nhìn thấy một hoàn cảnh y hệt (y hệt) như cái mình mới nhìn thấy lần đầu tiên. Ngày còn là SV, tôi quá lười nên cũng không tìm hiểu thêm. àh, nhân tiện nói thêm, thày giáo nói đó là một chứng hoang tưởng nhẹ, ko ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. Có ai có ý kiến gì khác ko ?
  3. _X_

    _X_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2003
    Bài viết:
    1.364
    Đã được thích:
    0
    gửi Amateur
    Mình là người đã từng học Tâm lý học. Hồi năm thứ ba, mình đã hỏi thày giáo Tâm Bệnh Học (thày Hoè thì phải) về vấn đề tương tự như của bạn. Thày giáo nói, thực sự chỉ có thể giải thích bằng cảm tính thôi. Như Mr. Dumb nói, đó là sự gợi nhắc của bộ não khi gặp một tín hiệu tương đồng với một ấn tượng nào đó trong quá khứ. Nhưng tôi thấy có những cái tôi chưa bao giờ gặp, mà đến khi tiếp xúc lại có cảm giác như mình vừa nhìn thấy một hoàn cảnh y hệt (y hệt) như cái mình mới nhìn thấy lần đầu tiên. Ngày còn là SV, tôi quá lười nên cũng không tìm hiểu thêm. àh, nhân tiện nói thêm, thày giáo nói đó là một chứng hoang tưởng nhẹ, ko ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. Có ai có ý kiến gì khác ko ?
  4. Candy_

    Candy_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Mình đang thắc mắc 1 điều :
    Liệu những người thuộc típ người thiếu xúc cảm ( non-émotion hay viết tắt là nE ) thì có thể thực sự có Trí Tuệ Xúc Cảm ko ? mình nghĩ trong quá trình họ tìm hiểu về trí tuệ xúc cảm thì họ chỉ có thể hình dung một phần nào về nó bằng tư duy lí trí , chứ ko thể hiểu biết một cách thấu đáo bởi vì thiếu những trải nghiệm ban đầu ( các xúc cảm của bản thân cũng như sự đồng cảm với người khác ) . Mong trả lời giúp .
  5. Candy_

    Candy_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Mình đang thắc mắc 1 điều :
    Liệu những người thuộc típ người thiếu xúc cảm ( non-émotion hay viết tắt là nE ) thì có thể thực sự có Trí Tuệ Xúc Cảm ko ? mình nghĩ trong quá trình họ tìm hiểu về trí tuệ xúc cảm thì họ chỉ có thể hình dung một phần nào về nó bằng tư duy lí trí , chứ ko thể hiểu biết một cách thấu đáo bởi vì thiếu những trải nghiệm ban đầu ( các xúc cảm của bản thân cũng như sự đồng cảm với người khác ) . Mong trả lời giúp .
  6. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Chán cho em qúa. Đây có phải là vấn đề của emkhông???
    Em đọc bài này nhé. Chú ý những chỗ tô vàng
    -------------------------------------------
    Không chỉ vì lý do vốn sống phong phú hơn, mà các bậc cha mẹ ngày càng khó hiểu hành vi của con cái. Những khác biệt lớn nhất có thể ẩn giấu trong cấu trúc hơi dị biệt trong não bộ của chúng - khu vực hình thành lâu hơn dự báo. Quá trình phức tạp này không tự kết thúc trong thời niên thiếu - nó kéo dài, thậm chí đến giai đoạn trưởng thành.
    Khám phá bất ngờ trở thành một trong những chủ đề chính tại cuộc hội thảo quốc tế nhân " Ngày thế giới về não" diễn ra đầu tháng 3 vừa rồi. Tạp chí chuyên ngành, "Nature", nhân dịp này đã công bố tập bản đồ 3 chiều trình bày sự phát triển của não bộ trẻ em từ 3 đến 15 tuổi. Tài liệu đã làm thay đổi khái niệm vốn có về cơ chế hoạt động của bộ não. Lần đầu tiên, nó thể hiện rõ nét quá tình hình thành từng bộ phận riêng biệt của não bộ, theo từng lứa tuổi - nhà thần kinh học nổi tiếng thế giới, G.S Arthur Toga thuộc đại học Tổng hợp California phát biểu.
    Trí tuệ của con trẻ
    Thực ra trước đây, các nhà khoa học đã từng nghiên cứu cơ chế hình thành và phát triển não bộ trẻ em và tuổi vị thành niên, song chưa bao giờ thực hiện với qui mô chính xác cao như thế. Với thiết bị tái tạo từ trường, cứ vài ba tháng, họ ghi lại tất cả thay đổi xuất hiện trong não bộ con trẻ. Kết quả vượt xa sự mong đợi của bản thân người nghiên cứu. Té ra, não người, ngay sau khi đứa trẻ cất tiếng chào đời, không phải là sản phẩm duy nhất giống hệt máy điện toán - thiết bị duy nhất chỉ cần lập trình tốt, theo thời gian.
    Ngoài những mối liên kết mới giữa các nơ ron thần kinh, còn xuất hiện trong đó những biến đổi giải phẫu học có thể so sánh với cái gọi là tuning có khả năng cho phép những kiểu xe hơi mới chạy nhanh hơn, hấp dẫn hơn.
    Các nhà thần kinh học tự ý thức được điều đó, nhưng vẫn đinh ninh rằng, quá trình này diễn ra duy nhất trong giai đoạn thơ ấu và kết thúc cùng thời điểm đứa trẻ qua bậu cửa lớp học - chậm nhất vào năm 8 -12 tuổi. Kết quả những nghiên cứu mới nhất lại phủ nhận điều đó, cho thấy " những tế bào chất xám" tự hoàn thiện cả trong giai đoạn đến tuổi thành niên. Trong một số trung tâm não bộ, số lượng các nơ ron gia tăng, thậm chí gấp đôi - quá trình được bổ sung bằng sự xuất hiện các môí liên kết mới. Tiếp theo là quá trình củng cố hệ thống, mà kết quả là những tế bào và mối liên kết không cần thiết sẽ bị loại bỏ. Trình tự đó tiến triển cho đến thời gian trưởng thành - khi bước qua ngưỡng tuổi 20.
    Thời kỳ não bộ hình thành đầy đủ la giai đoạn dễ xảy ra khủng hoảng nhất đối với trẻ vị thành niên - TS Jay Giedd, nhà trị liệu tâm thần thuộc Viện nghiên cứu sức khoẻ Tâm lý học quốc gia Mỹ, nhấn mạnh. Theo TS Giedd, những đam mê của thanh thiếu niên trong độ tuổi này - thể thao, âm nhạc, hay khoa học - là tấm gương phản ánh thiên hướng phát triển trí tuệ của chúng.
    Với lứa tuổi này, tác động của gia đình với thế hệ trẻ là rất hạn chế, bởi chúng đã bắt đầu tạo ra thế giới riêng của mình và hướng theo con đường của bản thân, không thích lệ thuộc. đúng như bài học " Dậy con từ thủo còn thơ" hết sức thông thái của người Á đông, người lớn - nếu như có thể tác động cái gì đó đối với con cháu, duy nhất chỉ có thể trong tuổi mẫu giáo và những năm đầu cắp sách đến trường. Song cũng chỉ mang tính định hướng, kích thích, chứ không thể nhào nặn theo ý muốn.
    Sự xuất hiện con người
    Tự nhiên, quá trình phát triển cảm xúc không theo kịp sự phát triển trí tuệ. Đến năm 12 tuổi, chậm nhất là năm 16 tuổi, lớp "chất xám" trên vỏ não mới phát triển - nó cũng được gọi là lớp tột đỉnh của vỏ não - liên kết với mảng cảm xúc và trung tâm ngôn ngữ, sẽ giữ vai trò trụ sở những năng lực ảo và không gian. Xấp xỉ đến hết tuổi 16, lớp vỏ não 2 bên thái dương liên quan đến trung tâm thính giác và ngôn từ cũng kết thúc giai đoạn hoàn chỉnh. Muộn hơn nhiều, mãi đến năm tuổi 20, mới hình thành lớp chất xám nằm ở phía trước não bộ ( vị trí trán) đảm đương vai trò điều tiết tình cảm, năng lực làm chủ bản thân thực hiện đánh giá chính xác và kế hoạch hoá các hoạt động.
    Những bước đầu tiên của sự phát triển trung tâm trên sớm hơn, từ năm 11 - 12 tuổi. Thế nhưng, trong những năm tiếp theo, tốc độ phát triển lại chậm lại đáng kể, dường như nhường sức cho quá trình hoàn thiện những trung tâm khác, quan trọng hơn. Việc ngày càng khó tìm tiếng nói chung với trẻ con, từ giai đoạn này chính là hậu quả từ tình trạng đó. Không nghi ngờ rằng, sự khác biệt về tuổi tác, tình cảm quan điểm và vốn sống đóng vai trò mang tính quyết định, nhưng thủ phạm cũng có thể là sự thiếu năng lực nhận biết tình cảm từ gương mặt và cử chỉ của người khác của trẻ con, thuộc lứa tuổi này. Những nghiên cứu não bộ đối tượng cho thấy: những khu vực vỏ não chịu trách nhiêmj thực hiện phần việc trên phản ứng rất yếu. Có lẽ, con trẻ trong lứa tuổi này vẫn chưa có khả năng can thiệp cần thiết vào những thông tin mang tính ảo, trí tuệ và tình cảm.
    Tương tự, bộ phận lớn nhất, dài khoảng 7-10 cm kết nối giữa 2 bán cầu não trái và phải, tác động đến trí tuệ và ý thức cũng có thời gian hoàn thiện rất dài. Thường kết thúc vào tuổi 30. Trái lại, trung tâm đảm đương năng lực ngôn ngữ hình thành sớm hơn nhiều: Những thay đổi lớn nhất hình thành trong giai đoạn từ 6 - 15 tuổi. Có điều, ngay sau tuổi 12 khả năng làm chủ ngoại ngữ sa sút đột ngột. Việc phát triển năng khiếu âm nhạc và toán học cần phải thực hiện sớm hơn. Tuy vậy, với nhiều năng lực khác, thời gian bắt đầu dường như không bao giờ là quá muộn. Chìa khoá thành đạt không phải là chỉ số thông minh cao và đa tài. Kết quả nhiều nghiên cứu thực tế chỉ ra rằng, đa số những thiên tài và những nhân vật lỗi lạc đều là những cá nhân có nghị lực phi thường, có động cơ làm việc lớn, có cá tính mạnh mẽ và khả năng tập trung cao độ vào mục tiêu đã chọn ./.
    Nguồn:
    Focus số 13/2000
    PS: Em đã bình tĩnh lại chưa. Rồi thì cứ pm lên Admin đăng ký làm mod. Anh ủng hộ.
  7. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Chán cho em qúa. Đây có phải là vấn đề của emkhông???
    Em đọc bài này nhé. Chú ý những chỗ tô vàng
    -------------------------------------------
    Không chỉ vì lý do vốn sống phong phú hơn, mà các bậc cha mẹ ngày càng khó hiểu hành vi của con cái. Những khác biệt lớn nhất có thể ẩn giấu trong cấu trúc hơi dị biệt trong não bộ của chúng - khu vực hình thành lâu hơn dự báo. Quá trình phức tạp này không tự kết thúc trong thời niên thiếu - nó kéo dài, thậm chí đến giai đoạn trưởng thành.
    Khám phá bất ngờ trở thành một trong những chủ đề chính tại cuộc hội thảo quốc tế nhân " Ngày thế giới về não" diễn ra đầu tháng 3 vừa rồi. Tạp chí chuyên ngành, "Nature", nhân dịp này đã công bố tập bản đồ 3 chiều trình bày sự phát triển của não bộ trẻ em từ 3 đến 15 tuổi. Tài liệu đã làm thay đổi khái niệm vốn có về cơ chế hoạt động của bộ não. Lần đầu tiên, nó thể hiện rõ nét quá tình hình thành từng bộ phận riêng biệt của não bộ, theo từng lứa tuổi - nhà thần kinh học nổi tiếng thế giới, G.S Arthur Toga thuộc đại học Tổng hợp California phát biểu.
    Trí tuệ của con trẻ
    Thực ra trước đây, các nhà khoa học đã từng nghiên cứu cơ chế hình thành và phát triển não bộ trẻ em và tuổi vị thành niên, song chưa bao giờ thực hiện với qui mô chính xác cao như thế. Với thiết bị tái tạo từ trường, cứ vài ba tháng, họ ghi lại tất cả thay đổi xuất hiện trong não bộ con trẻ. Kết quả vượt xa sự mong đợi của bản thân người nghiên cứu. Té ra, não người, ngay sau khi đứa trẻ cất tiếng chào đời, không phải là sản phẩm duy nhất giống hệt máy điện toán - thiết bị duy nhất chỉ cần lập trình tốt, theo thời gian.
    Ngoài những mối liên kết mới giữa các nơ ron thần kinh, còn xuất hiện trong đó những biến đổi giải phẫu học có thể so sánh với cái gọi là tuning có khả năng cho phép những kiểu xe hơi mới chạy nhanh hơn, hấp dẫn hơn.
    Các nhà thần kinh học tự ý thức được điều đó, nhưng vẫn đinh ninh rằng, quá trình này diễn ra duy nhất trong giai đoạn thơ ấu và kết thúc cùng thời điểm đứa trẻ qua bậu cửa lớp học - chậm nhất vào năm 8 -12 tuổi. Kết quả những nghiên cứu mới nhất lại phủ nhận điều đó, cho thấy " những tế bào chất xám" tự hoàn thiện cả trong giai đoạn đến tuổi thành niên. Trong một số trung tâm não bộ, số lượng các nơ ron gia tăng, thậm chí gấp đôi - quá trình được bổ sung bằng sự xuất hiện các môí liên kết mới. Tiếp theo là quá trình củng cố hệ thống, mà kết quả là những tế bào và mối liên kết không cần thiết sẽ bị loại bỏ. Trình tự đó tiến triển cho đến thời gian trưởng thành - khi bước qua ngưỡng tuổi 20.
    Thời kỳ não bộ hình thành đầy đủ la giai đoạn dễ xảy ra khủng hoảng nhất đối với trẻ vị thành niên - TS Jay Giedd, nhà trị liệu tâm thần thuộc Viện nghiên cứu sức khoẻ Tâm lý học quốc gia Mỹ, nhấn mạnh. Theo TS Giedd, những đam mê của thanh thiếu niên trong độ tuổi này - thể thao, âm nhạc, hay khoa học - là tấm gương phản ánh thiên hướng phát triển trí tuệ của chúng.
    Với lứa tuổi này, tác động của gia đình với thế hệ trẻ là rất hạn chế, bởi chúng đã bắt đầu tạo ra thế giới riêng của mình và hướng theo con đường của bản thân, không thích lệ thuộc. đúng như bài học " Dậy con từ thủo còn thơ" hết sức thông thái của người Á đông, người lớn - nếu như có thể tác động cái gì đó đối với con cháu, duy nhất chỉ có thể trong tuổi mẫu giáo và những năm đầu cắp sách đến trường. Song cũng chỉ mang tính định hướng, kích thích, chứ không thể nhào nặn theo ý muốn.
    Sự xuất hiện con người
    Tự nhiên, quá trình phát triển cảm xúc không theo kịp sự phát triển trí tuệ. Đến năm 12 tuổi, chậm nhất là năm 16 tuổi, lớp "chất xám" trên vỏ não mới phát triển - nó cũng được gọi là lớp tột đỉnh của vỏ não - liên kết với mảng cảm xúc và trung tâm ngôn ngữ, sẽ giữ vai trò trụ sở những năng lực ảo và không gian. Xấp xỉ đến hết tuổi 16, lớp vỏ não 2 bên thái dương liên quan đến trung tâm thính giác và ngôn từ cũng kết thúc giai đoạn hoàn chỉnh. Muộn hơn nhiều, mãi đến năm tuổi 20, mới hình thành lớp chất xám nằm ở phía trước não bộ ( vị trí trán) đảm đương vai trò điều tiết tình cảm, năng lực làm chủ bản thân thực hiện đánh giá chính xác và kế hoạch hoá các hoạt động.
    Những bước đầu tiên của sự phát triển trung tâm trên sớm hơn, từ năm 11 - 12 tuổi. Thế nhưng, trong những năm tiếp theo, tốc độ phát triển lại chậm lại đáng kể, dường như nhường sức cho quá trình hoàn thiện những trung tâm khác, quan trọng hơn. Việc ngày càng khó tìm tiếng nói chung với trẻ con, từ giai đoạn này chính là hậu quả từ tình trạng đó. Không nghi ngờ rằng, sự khác biệt về tuổi tác, tình cảm quan điểm và vốn sống đóng vai trò mang tính quyết định, nhưng thủ phạm cũng có thể là sự thiếu năng lực nhận biết tình cảm từ gương mặt và cử chỉ của người khác của trẻ con, thuộc lứa tuổi này. Những nghiên cứu não bộ đối tượng cho thấy: những khu vực vỏ não chịu trách nhiêmj thực hiện phần việc trên phản ứng rất yếu. Có lẽ, con trẻ trong lứa tuổi này vẫn chưa có khả năng can thiệp cần thiết vào những thông tin mang tính ảo, trí tuệ và tình cảm.
    Tương tự, bộ phận lớn nhất, dài khoảng 7-10 cm kết nối giữa 2 bán cầu não trái và phải, tác động đến trí tuệ và ý thức cũng có thời gian hoàn thiện rất dài. Thường kết thúc vào tuổi 30. Trái lại, trung tâm đảm đương năng lực ngôn ngữ hình thành sớm hơn nhiều: Những thay đổi lớn nhất hình thành trong giai đoạn từ 6 - 15 tuổi. Có điều, ngay sau tuổi 12 khả năng làm chủ ngoại ngữ sa sút đột ngột. Việc phát triển năng khiếu âm nhạc và toán học cần phải thực hiện sớm hơn. Tuy vậy, với nhiều năng lực khác, thời gian bắt đầu dường như không bao giờ là quá muộn. Chìa khoá thành đạt không phải là chỉ số thông minh cao và đa tài. Kết quả nhiều nghiên cứu thực tế chỉ ra rằng, đa số những thiên tài và những nhân vật lỗi lạc đều là những cá nhân có nghị lực phi thường, có động cơ làm việc lớn, có cá tính mạnh mẽ và khả năng tập trung cao độ vào mục tiêu đã chọn ./.
    Nguồn:
    Focus số 13/2000
    PS: Em đã bình tĩnh lại chưa. Rồi thì cứ pm lên Admin đăng ký làm mod. Anh ủng hộ.
  8. Candy_

    Candy_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Rất tiếc đó ko phải vấn đề của mình mà là của bạn đó dumb à .
    Còn vấn đề của mình là : mình có một đặc điểm hơi lạ là thường nói những gì trái với mình suy nghĩ , nghĩ một đằng nói một nẻo . Nhiều lúc có cái gì như thôi thúc mình nói những điều ngược lại , giống như một sự ức chế vậy , nhiều lúc điều đó tự nhiên như một bản năng có sẵn vậy. Và hậu quả là cuộc sống của mình trở nên khó khăn , hay bị hiểu nhầm , oan ức chất chồng ...nhưng mà sửa thì ko phải dễ chúc nào .
    Vậy thì nguyên nhân của điều này là gì ? có phải là là do thường xuyên che dấu xúc cảm của bản thân hay ko ? phải khắc phục như thế nào ? hình như đây cũng là một kiểu rối loạn trong giao tiếp .
    Nhưng mà có một điều hơi lạ là tại sao khi nói ra xúc cảm của bản thân thì người ta hay mắc cở , xấu hổ , mà đôi khi xúc cảm cũng biến mất theo lời nói . Theo mình nghĩ chắc tại trong quá trình nói hay viết thì người ta cũng có dịp lí trí hoá xúc cảm , lựa chọn ngôn ngữ để diễn tả ... và thường thì ko được như ý muốn . Và sau nhiều lần tinh chế các xúc cảm bằng lí trí thì nó cũng nhạt dần . Có lẽ người ta viết nhật kí hay tâm sự với bạn bè để nguôi bớt ưu phiền cũng vì như vậy ?
  9. Candy_

    Candy_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Rất tiếc đó ko phải vấn đề của mình mà là của bạn đó dumb à .
    Còn vấn đề của mình là : mình có một đặc điểm hơi lạ là thường nói những gì trái với mình suy nghĩ , nghĩ một đằng nói một nẻo . Nhiều lúc có cái gì như thôi thúc mình nói những điều ngược lại , giống như một sự ức chế vậy , nhiều lúc điều đó tự nhiên như một bản năng có sẵn vậy. Và hậu quả là cuộc sống của mình trở nên khó khăn , hay bị hiểu nhầm , oan ức chất chồng ...nhưng mà sửa thì ko phải dễ chúc nào .
    Vậy thì nguyên nhân của điều này là gì ? có phải là là do thường xuyên che dấu xúc cảm của bản thân hay ko ? phải khắc phục như thế nào ? hình như đây cũng là một kiểu rối loạn trong giao tiếp .
    Nhưng mà có một điều hơi lạ là tại sao khi nói ra xúc cảm của bản thân thì người ta hay mắc cở , xấu hổ , mà đôi khi xúc cảm cũng biến mất theo lời nói . Theo mình nghĩ chắc tại trong quá trình nói hay viết thì người ta cũng có dịp lí trí hoá xúc cảm , lựa chọn ngôn ngữ để diễn tả ... và thường thì ko được như ý muốn . Và sau nhiều lần tinh chế các xúc cảm bằng lí trí thì nó cũng nhạt dần . Có lẽ người ta viết nhật kí hay tâm sự với bạn bè để nguôi bớt ưu phiền cũng vì như vậy ?
  10. narcissus

    narcissus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Tớ thử lý giải về "vấn đề tâm lý" của Candy dựa trên kinh nghiệm bản thân (tớ không nghĩ đó là một vấn đề, nhưng tôn trọng cách dùng từ của tác giả).
    Việc bạn nghĩ một đằng, nói một nẻo tớ nghĩ có hai trường hợp:
    1> Bạn cảm thấy bực bội, nhất là với những người thân, rằng họ không hiểu bạn, rằng họ vô cớ hiểu sai lệch bạn đi như thế, hoặc đó cũng có thể là một sự chống đối thường rất hay gặp ở trẻ vị thành niên (khoảng dưới 20 tuổi). Bạn cho rằng một việc rõ ràng như thế mà họ không chịu hiểu hoặc cố tình hiểu sai. Và việc nói ngược lại suy nghĩ được hiểu như là thể hiện sự giận dữ. Tớ đã tự rút ra được rằng: đừng bao giờ mong chờ người khác hiểu chính xác những gì bạn cảm thấy. Cho dù đó có là cha mẹ, những người thân nhất vơi bạn đi chăng nữa. Nhất là khi bạn không thèm giải thích về cảm xúc của mình. Cách duy nhất làm cho người khác hiểu bạn là giải thích một cách thành thật nhất.
    2> Bạn cảm thấy xấu hổ về chính bản thân, về những điều mình nghĩ , không muốn nói ra. Hoặc bạn quá nhút nhát không dám bày tỏ ý kiến của mình. Hoặc bạn sợ rằng sẽ làm cho người đối diện hả dạ nếu bạn phản ứng đúng như người ta nghĩ bạn sẽ làm. Tớ nghĩ rằng lý do là bạn thiếu lòng tin vào chính mình. Hoặc là bạn không dám công nhận khiếm khuyết của mình, cố gắng làm như là nó không tồn tại. Chẳng ai là không có khiếm khuyết cả. Điều quan trọng là dám nhìn thẳng vào nó thì mới có thể khắc phục được. Cũng đừng luôn nhìn sự việc một cách bi quan. Bất kỳ một việc gì cũng đều có ít nhất 2 mặt. Bạn không nên chỉ chú ý vào mặt xấu mà quên đi mặt tốt. Cái mà bạn cho là khiếm khuyết và làm cho bạn ghét chính mình không phải luôn luôn là một điều xấu nếu bạn nhìn một cách khách quan.
    "Sửa không dễ chút nào", tớ đồng ý, nhưng chỉ cần bạn thực sự muốn thì sẽ làm được. Bạn cũng không nên thất vọng nếu không sửa được một sớm một chiều.
    Tớ cũng đồng ý là khi nói ra, người ta sẽ có cơ hội suy nghĩ và giải thích một cách khách quan hơn, nếu không sẽ không được sự hưởng ứng của người đói thoại, nên sẽ nhẹ đi rất nhiều ưu phiền. Còn viết nhật ký, nhất là khi bạn buồn thì không phải lúc nào cũng tốt đâu. Tớ nhớ là đã đọc đâu đó một bài viết nghiên cứu về thói quen viết nhật ký. Thông thường khi có chuyện buồn, cần phải quên đi, như trong trường hợp bạn tâm sự với người khác, nói xong rồi thôi. Nhưng người có thói quen viết nhật ký lại hay đào bới sâu thêm những suy nghĩ tiêu cực, lại có thể thỉnh thoảng giở ra xem lại nữa nên càng cảm thấy buồn hơn, có xu hướng bị trầm cảm nhiều hơn.
    Chúc bạn vui và luôn yêu đời nhé!

Chia sẻ trang này