1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các thắc mắc liên quan đến TÂM LÝ

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi dumb, 23/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. _X_

    _X_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2003
    Bài viết:
    1.364
    Đã được thích:
    0
    Tôi thì có một thắc mắc khác:
    Tôi muốn hỏi bạn DUMB một vấn đề ko liên quan tới tâm lý nhiều, ví dụ như nếu ta muốn có một văn phòng tâm lý, theo bạn thì chúng ta nên có những gì?
    Cái cách bạn đối đáp với cô bé phúc âm buồn rất xứng với vi trị của một người làm tâm lý, nhỡ đâu candy thử bạn thì sao, he he.
    Tôi có một số người bạn làm về Tâm Lý Học, nhưng mà hình như chả có mấy người đã hội tụ đầy đủ tố chất làm một nhà tư vấn.
    Theo bạn, một nhà TƯ VẤN TÂM LÝ cần những gì?
    Và theo bạn, trong việc tư vấn tâm lý đại trà, chúng ta cần kỹ năng nghề nghiệp hơn, hay là cần một người được trời phú khả năng thấu hiểu người khác, ví dụ như thày bói, tôi thấy tương quan lực lượng cũng hơi khiếp.
    Tôi nhấn mạnh là trong TƯ VẤN ĐẠI TRÀ. Bởi vì những gì gọi là chuyên môn thì kể cả cái Trung Tâm NT THĐ còn chả được mấy nả thành công.
    Để được xã hội công nhận, TÂM LÝ VIÊN cần phải chứng minh cái gì đầu tiên với xã hội hơn là có hàng chục quyển sách trong đầu ???
    Một việc làm thật cụ thể, hoặc một kế hoạch để đưa các sinh viên Tâm Lý Học tới sự công nhận của XH.
    Àh còn một câu nữa, nhìn cách bạn viết, tôi đoán bạn là con trai.
    Bạn có bao giờ được các bạn gái khác, hoặc bạn trai khác, âu yếm nhìn và nói rằng: Bạn học Tâm lý àh, tưởng khoa đó toàn con gái, tóm lại là chả có tí nam tính nào.
    Nếu có, thì bạn giải quyết sự vui vẻ đó ra sao ?
    Và, bạn học K bao nhiêu thế ?
  2. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Chào bạn
    1/ Về vấn đề muốn có văn phòng tâm lý. Theo tôi bạn cần có người có bằng cấp, chuyên môn tâm lý, được đào tạo bài bản và được công nhận. Sau đó bạn cần có tiền, có địa điểm, giấy phép đăng ký...Còn về những phẩm chất tinh thần thì chắc khỏi cần bàn.
    2/ Tôi không quan tâm lắm đến việc ai đó thử tôi. Có phải nhắm một mục tiêu nào to tát đâu mà phải thử hả bạn. Vả lại, chúng ta chỉ là những người lạ, gặp nhau rồi sau đó lại ai về nhà người nấy, thử để làm gì.
    3/ Nhà tư vấn tâm lý , muốn hợp pháp, phải có bằng cấp chuyên môn tâm lý. Để được mọi người tin tưởng, phải thực sự giỏi chuyên môn và có lương tâm nghề nghiệp...
    Chuyên môn ở đây bao gồm kỹ năng nghề nghiệp và khả năng thấu hiểu người khác. Nếu chỉ có một trong hai yếu tố, không đủ để trở thành tư vấn chuyên nghiệp.
    Tôi không muốn nói đến công việc của các tổ chức mà tôi chưa biết. Theo tôi, người có khả năng thấu hiểu người khác thì rất có ích trong việc tư vấn trong những vấn đề tâm lý chủ yếu liên quan đến cuộc sống đời thường như mâu thuẫn vợ chồng, dạy con cái...Những vấn đề liên quan đến tâm lý - mang tính bệnh lý thì cần phải có kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức chuyên môn
    4/ Để được XH công nhận, tư vấn viên cần phải chứng tỏ hiệu quả thông qua việc tư vấn thành công các ca...Sự trưởng thành có thể đến qua sách vở, cũng như qua kinh nghiệm cuộc sống, nhưng tốt nhất là cả hai.
    5/ Hỏi khám bệnh tâm lý là một kỹ năng vô cùng quan trọng và phải được thực hành bài bản tránh gây nên các bệnh do thầy thuốc hay nhà tư vấn tâm lý gây nên.
    6/ Bạn nghĩ tôi là con trai thật a`???
    Rất vui được bạn quan tâm.
  3. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Chào bạn
    1/ Về vấn đề muốn có văn phòng tâm lý. Theo tôi bạn cần có người có bằng cấp, chuyên môn tâm lý, được đào tạo bài bản và được công nhận. Sau đó bạn cần có tiền, có địa điểm, giấy phép đăng ký...Còn về những phẩm chất tinh thần thì chắc khỏi cần bàn.
    2/ Tôi không quan tâm lắm đến việc ai đó thử tôi. Có phải nhắm một mục tiêu nào to tát đâu mà phải thử hả bạn. Vả lại, chúng ta chỉ là những người lạ, gặp nhau rồi sau đó lại ai về nhà người nấy, thử để làm gì.
    3/ Nhà tư vấn tâm lý , muốn hợp pháp, phải có bằng cấp chuyên môn tâm lý. Để được mọi người tin tưởng, phải thực sự giỏi chuyên môn và có lương tâm nghề nghiệp...
    Chuyên môn ở đây bao gồm kỹ năng nghề nghiệp và khả năng thấu hiểu người khác. Nếu chỉ có một trong hai yếu tố, không đủ để trở thành tư vấn chuyên nghiệp.
    Tôi không muốn nói đến công việc của các tổ chức mà tôi chưa biết. Theo tôi, người có khả năng thấu hiểu người khác thì rất có ích trong việc tư vấn trong những vấn đề tâm lý chủ yếu liên quan đến cuộc sống đời thường như mâu thuẫn vợ chồng, dạy con cái...Những vấn đề liên quan đến tâm lý - mang tính bệnh lý thì cần phải có kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức chuyên môn
    4/ Để được XH công nhận, tư vấn viên cần phải chứng tỏ hiệu quả thông qua việc tư vấn thành công các ca...Sự trưởng thành có thể đến qua sách vở, cũng như qua kinh nghiệm cuộc sống, nhưng tốt nhất là cả hai.
    5/ Hỏi khám bệnh tâm lý là một kỹ năng vô cùng quan trọng và phải được thực hành bài bản tránh gây nên các bệnh do thầy thuốc hay nhà tư vấn tâm lý gây nên.
    6/ Bạn nghĩ tôi là con trai thật a`???
    Rất vui được bạn quan tâm.
  4. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Chào bạn
    1/ Khi nào bạn nhớ chính xác tên căn bệnh của bạn, đăng ở đâu, chúng ta sẽ nói tiếp về nó
    2/ Nhiều người có biểu hiện của bệnh, như trầm cảm chẳng hạn, nhưng thực sự không phải mắc bệnh trầm cảm. Về các bệnh liên quan đến tâm lý, tâm thần thường ảnh hưởng đến nhận thức, tư duy hoặc/và cảm xúc, nên khó tránh khỏi ảnh hưởng đến công việc học tập cũng như các mối quan hệ trong cuộc sống. Về định nghĩa thế nào là bệnh, thực sự tôi không có ý đó. Cái đó cần đọc kỹ và cũng có nhiều quan điểm. Ngoài ra còn có nhiều thuật ngữ liên quan như hội chứng...
    3/ Tôi xin đính chính lại, không phải là paranoid mà là paranoia, paranoid states...Xin lỗi bạn.
    Cảm ơn bạn đã tham gia.
  5. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Chào bạn
    1/ Khi nào bạn nhớ chính xác tên căn bệnh của bạn, đăng ở đâu, chúng ta sẽ nói tiếp về nó
    2/ Nhiều người có biểu hiện của bệnh, như trầm cảm chẳng hạn, nhưng thực sự không phải mắc bệnh trầm cảm. Về các bệnh liên quan đến tâm lý, tâm thần thường ảnh hưởng đến nhận thức, tư duy hoặc/và cảm xúc, nên khó tránh khỏi ảnh hưởng đến công việc học tập cũng như các mối quan hệ trong cuộc sống. Về định nghĩa thế nào là bệnh, thực sự tôi không có ý đó. Cái đó cần đọc kỹ và cũng có nhiều quan điểm. Ngoài ra còn có nhiều thuật ngữ liên quan như hội chứng...
    3/ Tôi xin đính chính lại, không phải là paranoid mà là paranoia, paranoid states...Xin lỗi bạn.
    Cảm ơn bạn đã tham gia.
  6. _X_

    _X_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2003
    Bài viết:
    1.364
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn DumB.
    Cám ơn vì bạn đã trả lời các câu hỏi đó. Lúc tôi đặt ra câu hỏi tôi có một mục đích khác. Và hình như cách đặt câu hỏi của tôi hơi kém nên bạn ko hiểu mục đích chính của tôi.
    Chúng ta hãy nói về khoa TL trường Nhân Văn chẳng hạn
    Trong đó có rất nhiều vị đã làm TS ở nước này nước nọ, nói tóm lại là bằng cấp đủ cả. Hình như cô Đức đã làm đầu trò một TRUGN TÂM TÂM LÝ NÀO ĐÓ RỒI.
    Tức là đã có các trung tâm tâm lý do những người có chuyên môn và có nhiệt huyết đầy mình đứng ra tuyển chọn các nhân viên là các sinh viên tâm lý cũng đầy mình toàn sách.
    Hiệu quả của chúng tới đâu rồi, bạn có biết không ?
    Bạn có biết có bao nhiêu Case thành công ở trung tâm 54 THĐạo ko ?
    Bạn có biết những người dự các Case đó có mục đích gì không ?
    .... Thật ra, người VN biết tới tâm lý là từ chính những người trả lời báo chí như ThanH Tâm hay cái gì đó tương tự, mà tiếc thay họ không học lớp Tâm Lý nào.
    Nhưng họ làm việc có hiệu quả không ??
    Có, đúng không bạn.
    Tôi nghĩ thế này, để phát triển cái mà đa số những người tham gia ở đây đang học, hãy làm gì để người ta thấy RÕ RÀNG hiệu quả của nó, những lợi ích ngay trước mắt đã.
    Có một trung tâm, gọi là trung tâm nghiên cứu con người của một ông nào đó làm tâm lý nhưng mà chức vụ ở Bộ còn quan trọng với ông ý hơn.
    Bạn có biết tại sao ông ấy đẻ ra cái trung tâm đó kô? Khi mà một thời gian rất lâu rồi trung tâm đó thực sự chả có việc gì làm?...
    Tôi có một sự quan tâm đặc biệt đến sự phát triển Tâm Lý Học ở Việt Nam. Vì dù sao, tôi cũng đã từng học nó. Tôi thấy sinh viên các khoá về sau rất giỏi.
    Nhưng mà các thầy cô chúng ta sẽ làm gì để nó phát triển đây, hay là đợi các bạn đang ngồi trên ghế nhà trường, đi du học vài năm cho có bằng cấp, rồi về và an nghỉ trên một chiếc quan tài có tên là chức tước...
    Bạn có bao giờ muốn làm một cái gì đó cho TLH ko dumb?
    Còn việc bạn là Nam Hay là Nữ, đó chỉ là một câu hỏi ngớ ngẩn tôi bung ra thôi :) . Chúng ta chỉ là hai cái nick.
    Chúc bạn có thể làm được một cái gì đó, dù là rất nhỏ để đưa cái ngành tôi đã học lên một bước, vì của đáng tội, tôi cũng mê nó lắm, tiếc là năng lực có hạn thôi.
    Tôi thấy Tâm lý cũng như làm Kiến Trúc vậy, tất nhiên hơi khập khiễng, nhưng bạn có thể giỏi Toán Lý Hoá tới mấy bạn cũng ko thể lên đến đỉnh cao nếu thiếu đầu óc tưởng tượng.
    Yếu tố năng khiếu tôi đặt lên cao hơn học vấn, nếu bạn thấy không hợp lý thì cứ chứng minh.
    Cảm ơn bạn rất nhiều, dù có thể bạn vẫn đang ngồi trên ghế sắt của nhà nối A-B
  7. _X_

    _X_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2003
    Bài viết:
    1.364
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn DumB.
    Cám ơn vì bạn đã trả lời các câu hỏi đó. Lúc tôi đặt ra câu hỏi tôi có một mục đích khác. Và hình như cách đặt câu hỏi của tôi hơi kém nên bạn ko hiểu mục đích chính của tôi.
    Chúng ta hãy nói về khoa TL trường Nhân Văn chẳng hạn
    Trong đó có rất nhiều vị đã làm TS ở nước này nước nọ, nói tóm lại là bằng cấp đủ cả. Hình như cô Đức đã làm đầu trò một TRUGN TÂM TÂM LÝ NÀO ĐÓ RỒI.
    Tức là đã có các trung tâm tâm lý do những người có chuyên môn và có nhiệt huyết đầy mình đứng ra tuyển chọn các nhân viên là các sinh viên tâm lý cũng đầy mình toàn sách.
    Hiệu quả của chúng tới đâu rồi, bạn có biết không ?
    Bạn có biết có bao nhiêu Case thành công ở trung tâm 54 THĐạo ko ?
    Bạn có biết những người dự các Case đó có mục đích gì không ?
    .... Thật ra, người VN biết tới tâm lý là từ chính những người trả lời báo chí như ThanH Tâm hay cái gì đó tương tự, mà tiếc thay họ không học lớp Tâm Lý nào.
    Nhưng họ làm việc có hiệu quả không ??
    Có, đúng không bạn.
    Tôi nghĩ thế này, để phát triển cái mà đa số những người tham gia ở đây đang học, hãy làm gì để người ta thấy RÕ RÀNG hiệu quả của nó, những lợi ích ngay trước mắt đã.
    Có một trung tâm, gọi là trung tâm nghiên cứu con người của một ông nào đó làm tâm lý nhưng mà chức vụ ở Bộ còn quan trọng với ông ý hơn.
    Bạn có biết tại sao ông ấy đẻ ra cái trung tâm đó kô? Khi mà một thời gian rất lâu rồi trung tâm đó thực sự chả có việc gì làm?...
    Tôi có một sự quan tâm đặc biệt đến sự phát triển Tâm Lý Học ở Việt Nam. Vì dù sao, tôi cũng đã từng học nó. Tôi thấy sinh viên các khoá về sau rất giỏi.
    Nhưng mà các thầy cô chúng ta sẽ làm gì để nó phát triển đây, hay là đợi các bạn đang ngồi trên ghế nhà trường, đi du học vài năm cho có bằng cấp, rồi về và an nghỉ trên một chiếc quan tài có tên là chức tước...
    Bạn có bao giờ muốn làm một cái gì đó cho TLH ko dumb?
    Còn việc bạn là Nam Hay là Nữ, đó chỉ là một câu hỏi ngớ ngẩn tôi bung ra thôi :) . Chúng ta chỉ là hai cái nick.
    Chúc bạn có thể làm được một cái gì đó, dù là rất nhỏ để đưa cái ngành tôi đã học lên một bước, vì của đáng tội, tôi cũng mê nó lắm, tiếc là năng lực có hạn thôi.
    Tôi thấy Tâm lý cũng như làm Kiến Trúc vậy, tất nhiên hơi khập khiễng, nhưng bạn có thể giỏi Toán Lý Hoá tới mấy bạn cũng ko thể lên đến đỉnh cao nếu thiếu đầu óc tưởng tượng.
    Yếu tố năng khiếu tôi đặt lên cao hơn học vấn, nếu bạn thấy không hợp lý thì cứ chứng minh.
    Cảm ơn bạn rất nhiều, dù có thể bạn vẫn đang ngồi trên ghế sắt của nhà nối A-B
  8. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Tôi tham gia mạng TTVNOL chủ yếu vì điều này và mong muốn sự đóng góp tham gia của các bạn.
    Tôi không học chuyên ngành tâm lý của bất cứ truòng nào, tôi cũng không có liên quan đến bất cứ các trung tâm hay tổ chức tâm lý nào cả. Và tôi cũng không quan tâm đến điều này. Tôi chỉ quan tâm đến việc mình có thể làm gì cho trước tiên là một sở thích , sau đó, một điều mà tôi cho là có ý nghĩa với tôi.
    Tôi hiểu câu hỏi của bạn nhưng tôi không muốn bình luận về công việc của người khác, cho đến khi tôi biết về nó.
    Cảm ơn và xin chia sẻ những bức xúc của bạn. Hy vọng bạn sẽ góp tay vào làm được điều gì đó cho bộ môn Tâm lý học ở Việt Nam.
    Chúc những ngày nghỉ vui vẻ.
  9. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Tôi tham gia mạng TTVNOL chủ yếu vì điều này và mong muốn sự đóng góp tham gia của các bạn.
    Tôi không học chuyên ngành tâm lý của bất cứ truòng nào, tôi cũng không có liên quan đến bất cứ các trung tâm hay tổ chức tâm lý nào cả. Và tôi cũng không quan tâm đến điều này. Tôi chỉ quan tâm đến việc mình có thể làm gì cho trước tiên là một sở thích , sau đó, một điều mà tôi cho là có ý nghĩa với tôi.
    Tôi hiểu câu hỏi của bạn nhưng tôi không muốn bình luận về công việc của người khác, cho đến khi tôi biết về nó.
    Cảm ơn và xin chia sẻ những bức xúc của bạn. Hy vọng bạn sẽ góp tay vào làm được điều gì đó cho bộ môn Tâm lý học ở Việt Nam.
    Chúc những ngày nghỉ vui vẻ.
  10. Gai_ma_hong

    Gai_ma_hong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2003
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Em là một sinh viên học tâm lý khóa 45 đây, em thấy anh đặt câu hỏi nhiều quá. Đặt câu hỏi thì người ta đặt nhiều rồi, và đều hay cả. Vậy anh có ý tưởng gì, ý kiến gì để trả lời và đưa ra biện pháp nào chưa?
    Em có một vài suy nghĩ, chưa ra đâu vào đâu nhưng cũng xin mạn phép trả lời như sau dù anh hỏi anh dumb:
    Nguồn: http://www.tamlyhoc.net/diendan/viewtopic.php?p=1595#1595
    Mình mới post bài Nơi làm việc cho sinh viên tâm lý, các bạn có thể tham khảo thêm. Cái mình muốn bàn ở trong bài này là tương lai ngành tâm lý học của mình.
    Hiện giờ mọi người đều nhận thấy nhu cầu ngày càng lớn của xã hội đối với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tinh thần và những ứng dụng của tâm lý học.
    Từ việc xác định được nhu cầu như thế, không ít nhà... kinh doanh đã xây dựng nên nhiều trung tâm, tổ chức, và phần nào tạo thêm cơ hội công ăn việc làm cho sinh viên tâm lý. Nhưng mặt khác, do chú trọng yếu tố kinh doanh, chưa chú trọng yếu tố nghề nghiệp (ở đây là tâm lý) nên các dịch vụ, trung tâm đó có chất lượng còn chưa tốt. Như thế, một mặt xã hội vẫn có các trung tâm, tổ chức cung cấp dịch vụ tâm lý, mặt khác người dân, các đơn vị kinh doanh... vẫn không biết tìm nơi đáp ứng nhu cầu của mình ở đâu, và chưa tin vào khả năng của những người cung cấp các dịch vụ đó.
    Mà quả thực chất lượng các dịch vụ tâm lý thấp cũng không phải chỉ tại các nhà kinh doanh. Trên thực tế, chất lượng đầu vào của sinh viên ngành tâm lý chưa tốt, chất lượng đào tạo cũng chưa tốt, sinh viên ra trường chưa có tay nghề tốt, ngay lý thuyết cũng chưa nắm vững (ở nhiều người).
    Cũng đúng thôi, tâm lý là một ngành mới ở Việt Nam. Hiện tại ngay giáo trình, sách vở còn rất thiếu, những người được đào tạo chuyên sâu và giỏi ở nước ngoài còn ít, chương trình còn lạc hậu, khả năng ngoại ngữ của sinh viên lại kém, hầu như chẳng tìm đọc được thêm là bao. Thế nên tương lai gần của tâm lý nói là sáng sủa lắm thì cũng chưa ai dám tin.
    Như mọi ngành chưa phát triển, hiện giờ sự phát triển của ngành tâm lý phụ thuộc mật thiết vào 2 yếu tố chính: chất lượng của lực lượng làm nghề tâm lý và sự quảng bá nó tới xã hội.
    Việc quảng bá chưa thể làm mạnh ngay lúc này, bởi vì quảng cáo mạnh mà ta làm chưa tốt sẽ gây phản tác dụng. Vậy việc trước hết là những sinh viên, người yêu, tâm huyết với ngành tâm lý có trách nhiệm tìm cách tự nâng cao trình độ của mình, từ khả năng ngoại ngữ, khả năng diễn đạt, giao tiếp, rồi đến tự học thêm ngoài những gì nhà trường có thể cung cấp. Chưa hết, nếu chỉ một mình mình phát triển thì ngành nghề cũng chưa phát triển được. Chúng ta mới có ít người lắm, cần phải đoàn kết với nhau thành một nhóm, một khối của những người học và làm về tâm lý. Làm gì mà có một tập thể cũng gây được tiếng vang tốt hơn từng cá nhân, nhất là trong việc quảng bá hình ảnh ra xã hội. Chính vì thế chúng ta mới tập hợp nhau trên diễn đàn này. Để chúng ta biết nhau, trở thành bạn của nhau, trở thành một nhóm của những người mang tên tâm lý học, học hỏi lẫn nhau và cùng nhau tìm ra cách làm cho tâm lý phát triển hơn ở Việt Nam. Ta có thể làm được ít, được nhiều, nhưng quan trọng là ta có làm gì đó.
    Mà chúng ta thì có vô vàn việc để làm. Nếu tâm lý phát triển được thì mỗi chúng ta đều có lợi, xã hội cũng có lợi. Vậy đây cũng là việc rất nên làm, đáng làm.
    Tương lai tâm lý học phụ thuộc một phần vào chính chúng ta. Chúng ta làm gì đó, nếu không thành công như mong muốn, những người khác chắc chắn sẽ làm cho nó thành công. Làm gì đó, từ việc nhỏ nhất là mỗi người tự trau dồi ngoại ngữ, kiến thức, tay nghề của mình. Không phải ra trường rồi mới có thể trau dồi tay nghề. Thực tế cho thấy những bạn năng động thường có thể kiếm được những việc làm thêm, có tiền hoặc không từ khi học năm thứ 2,3 để rèn luyện tay nghề của chuyên ngành mình theo, và ra trường những bạn đó thường có việc làm ngay. Phải có ngoại ngữ vì tâm lý học ở các nước đều mạnh hơn ở Việt Nam, ta buộc phải học họ rồi mới phát triển được.
    Còn những bạn đi làm rồi, thường là rất bận vì hiện tại lương của người làm tâm lý chưa cao, đều phải làm thêm cho đủ sống, nên chỉ lo được cho mình mà ít có thời gian quan tâm và giao lưu với người khác. Song các bạn hãy cố gắng dành chút thời gian tìm hiểu và giao lưu với nhau, dần tạo nên một mạng lưới những người làm nghề. Người trước chỉ bảo, hỗ trợ người sau, học hỏi lẫn nhau, chia xẻ những khó khăn cuộc sống với nhau. Nếu có 1 mạng lưới tốt, chúng ta có thể làm được biết bao nhiêu việc cho tâm lý học. Có thể tổ chức hội chợ chung, có thể tự tin quảng cáo mình ra xã hội hơn vì ngoài mình còn nhiều người bạn cùng hỗ trợ.. Quan trọng hơn là mọi người khác biết tới cả nhóm đó với cái tên Tâm lý học, không phải anh A, chị B, anh C cụ thể.
    Đây là những tâm sự của mình về tương lai tâm lý học ở Việt Nam. Cũng là động cơ chính mình và các bạn tha thiết muốn lập ra diễn đàn này. Hiện giờ các nội dung và hình thức của mạng đều còn chưa tốt, và mình rất mong muốn có sự tham gia của đông đảo mọi người hơn nữa, những người bạn tâm lý học, để chúng ta biết nhau, làm quen với nhau, giúp nhau được nhiều hơn trong cuộc sống và nghề nghiệp, để tất cả cùng có cơ hội phát triển mình và phát triển tâm lý học.

Chia sẻ trang này