1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các thắng cảnh du lịch Hà Nội

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi despi, 06/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. despi

    despi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    Các thắng cảnh du lịch Hà Nội

    Mặc dù dấu vết di tích còn lại không nhiều nhưng thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) vẫn thu hút khá đông khách tham quan. Dự án xây một tòa thành mới trên nền của tòa thành cũ với tổng kinh phí 300 tỷ đồng đang được trình duyệt. Tuy nhiên, ý kiến của các nhà nghiên cứu, nhà khảo cổ học và các kiến trúc sư về dự án này còn rất khác nhau.

    Thành Cổ Loa của thiên niên kỷ thứ ba

    Bất cứ người dân Việt Nam nào cũng biết câu chuyện An Dương Vương (ADV) xây thành Cổ Loa (CL), chuyện nỏ thần, tình sử Mỵ Châu - Trọng Thủy. Hơn 2.000 năm đã trôi qua, tòa thành sừng sững ngày nào chỉ còn là những đoạn tường đất đứt đoạn nhưng vẫn còn đó giếng Trọng Thủy, tượng Mỵ Châu cụt đầu, những mũi tên đồng CL, bia đá, tượng thờ đủ để hậu thế hình dung đã có một CL kinh thành trong những trang sử bi hùng đầy chiến công, máu và nước mắt của dân tộc. Dù di tích còn lại không nhiều nhưng CL vẫn là một điểm thu hút khách hành hương.

    Bây giờ sắp có một CL mới. Để thu hút khách du lịch nhiều hơn, Hà Nội bắt đầu tiến hành việc xây một tòa thành mới ngay trên nền đất của tòa thành cũ với quy mô gần như xưa. Dự án tiền khả thi đã được phê duyệt từ cuối năm 1998 với tổng kinh phí 219 tỷ đồng, và dự án khả thi đang trình duyệt có tổng kinh phí tới 300 tỷ đồng. Người ta sẽ làm gì với CL - tòa quân thành có niên đại vào loại cổ nhất thế giới này? CL sẽ có bộ mặt như thế nào sau khi được rót một số tiền lớn như vậy để tôn tạo? Các chuyên gia sử học, khảo cổ, văn hóa, dân tộc học, kiến trúc có được tham khảo ý kiến khi xây dựng dự án? Và quan điểm thật sự của họ như thế nào?

    Tiến sĩ Nguyễn Doãn Tuân - Trưởng Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội (chủ đầu tư):

    Thành CL có tuổi đời vào loại xưa nhất trong các thành trì trên thế giới (hơn 2.000 năm) và đã ba lần trở thành kinh đô của nước Việt: lần thứ nhất vào thời ADV; lần thứ hai vào thời Ngô Quyền và hiện nay là một phần của thủ đô Hà Nội. Xét về thời gian có ba CL: CL trước ADV, CL thời ADV và CL sau ADV. Xét về tính chất cũng có ba CL: CL kinh thành, CL quân thành và CL thị thành. Hiện tại CL là nơi hội tụ đầy đủ khá nhiều loại hình di tích: đình, đền, chùa, miếu, phủ, am, lăng tẩm, thành quách và rất nhiều di chỉ khảo cổ dưới mặt đất. Ba vòng thành dài 15,7km tuy không còn nguyên trạng nhưng vẫn có thể nhận biết được và hình dung ra quy mô của nó. Cùng với các di tích là các làng cổ, xóm cổ với những giá trị tinh thần tồn tại qua các hình thức: nghề truyền thống, lễ hội, văn bia. ở CL, lịch sử đan xen với huyền thoại tạo nên một không gian văn hóa đặc biệt.

    Chúng tôi đã rất thận trọng khi xác định mục đích và các công việc phải làm khi tôn tạo khu di tích có tầm quan trọng đặc biệt này. Mục đích chính là bảo tồn và phát huy khu di tích kinh thành CL; chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp thuần túy của địa phương sang cơ cấu kinh tế du lịch + dịch vụ văn hóa: biến khu di tích đơn thuần thành khu du lịch sinh thái và du lịch nghiên cứu; tạo việc làm tại chỗ tăng thêm thu nhập cho nhân dân CL và vùng phụ cận.

    Các hạng mục công trình cụ thể mà dự án sẽ tiến hành là: khôi phục lại ba vòng thành; đào lại hệ thống hào bao quanh chân thành; tiến hành đào thám sát khảo cổ học; xây dựng nhà trưng bày trong đó có sa bàn lớn phản ánh toàn cảnh CL, xây dựng khu quản lý và bãi đậu xe; tu bổ các công trình kiến trúc tưởng niệm; khôi phục lại tất cả các cổng thành và các điếm canh; xây dựng vườn cây văn hóa - lịch sử, trong đó có những khu vực đặc sản CL như rừng trám; xây dựng tượng đài ADV và Ngô Quyền; phát triển khu nghỉ ngơi, du lịch; khơi thông dòng chảy sông Thiếp, nối với khu du lịch đầm Vân Trì bằng cả hai đường thủy bộ; nối CL thành một điểm trong tuyến du lịch lịch sử đền Hùng - CL - Ba Đình, không để CL 'cô đơn' nữa.

    Chúng tôi đã tổ chức hàng chục cuộc hội thảo và mời tất cả các giáo sư, các nhà Hà Nội học, các nhà văn hóa đến đóng góp ý kiến. Tất cả những người được hỏi ý kiến đều nồng nhiệt ủng hộ dự án của chúng tôi.

    Kiến trúc sư Hàn Tất Ngạn - Công ty Tu bổ di tích trung ương (chủ trì thiết kế dự án):

    - Hiện trạng thành cổ không còn nhiều, đã bị lấn chiếm để ở, làm đất canh tác hoặc bị xói mòn sạt lở tự nhiên, rất cần được khôi phục kịp thời. Thành được đắp bằng đất, mặt ngoài thẳng đứng mặt trong dốc thoải, bao gồm ba vòng thành.

    Thành nội: hình chữ nhật, chu vi 12km, hiện chỉ còn một số đoạn không hoàn chỉnh; thành phía đông mất gần hết chỉ còn một số đoạn dài tổng cộng 170m; thành phía nam chỉ còn một số đoạn không hoàn chỉnh, tổng chiều dài 325m, rộng trung bình 10m, cao trung bình l-2m; thành phía tây còn một số đoạn, tổng chiều dài 270m, rộng 12-15m, cao trung bình 3,5m; thành phía bắc cũng chỉ còn một số đoạn, dài 350m.

    Thành trung: chu vi 6,5km, hiện chỉ còn hơn một nửa, không nguyên vẹn (mặt thành phía nam mất gần hết, phần san làm lối đi, phần nằm dưới nhà dân; tổng diện tích thổ cư nằm trên mặt thành 42.000m2) .

    Thành ngoại: chu vi 8km, nhiều đoạn thành bị phá (đặc biệt là thành phía nam và phía đông), thành bị san lấp nhiều để làm đường sắt xuyên qua và làm đất thổ cư tổng diện tích đất thổ cư nằm trên mặt thành là 49.000 m2. Đầm Cả hiện đang làm ruộng, sông Hoàng chỉ còn là một đoạn nhỏ và nông, giếng Ngọc sạt lở nhiều, cây đa nghìn tuổi đang có nguy cơ chết, chùa CL xuống cấp nghiêm trọng.

    - Đòi hỏi thiết kế gốc với một công trình kiến trúc như thành CL là một điều không tưởng. Nhưng chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu cổ, từ Đại Việt sử ký toàn thư đến tài liệu khảo cổ mới đây nhất. Thành là một công trình quân sự, và các công trình quân sự thì cùng có những mẫu số chung thống nhất về phong cách xây dựng. Hơn nữa chúng tôi cũng chỉ đắp bằng đất tại chỗ và lại trên nền thành cũ, có gì mà không đảm bảo?

    - Còn tùy thuộc vào bên thi công, nhưng có lẽ sẽ đắp chủ yếu bằng phương pháp thủ công để tận dụng nguồn nhân lực dư thừa tại chỗ. Cũng rất có khả năng nhân dân địa phương sẽ lao động với một phần hình thức công đức. Thành CL là một công trình xứng đáng được sự ủng hộ công đức như vậy lắm chứ.

    Trong khi đó, ý kiến từ các nhà nghiên cứu, các nhà khảo cổ và các kiến trúc sư lại rất khác, chúng tôi ghi lại ý kiến ban đầu của ba người:

    Giáo sư sử học - nhà nghiên cứu văn hóa Trần Quốc Vượng:

    Tôi chưa bao giờ dự bất cứ một cái gì gọi là hội nghị, hội thảo hay góp ý kiến cho cái gọi là dự án CL. Tôi chưa thể có ý kiến gì về dự án vì tôi chưa biết nó thế nào, nhưng việc đắp lại gần như toàn bộ một tòa thành, theo tôi, là không nên vì không ai có thể biết chính xác ngày xưa nó như thế nào mà bảo đắp lại như cũ. Nếu để phục vụ du lịch thì lại càng không được vì chắc chẳng mấy ai đến đấy để nghỉ ngơi cả.

    Tiến sĩ khảo cổ học Lại Văn Tới (người có hơn 20 năm nghiên cứu các di chỉ khảo cổ ở CL và được giới chuyên môn coi là chuyên gia đầu ngành về CL sau Giáo sư Trần Quốc Vượng):

    - Tôi không được biết người ta đang làm gì với CL, nghe nói có một dự án rất lớn về du lịch ở đó. Không ai hỏi ý kiến chúng tôi cả nên tôi cũng không biết cần phải góp ý với ai. Nhưng theo tôi cách tốt nhất là giữ nguyên những gì đang có, nếu có điều kiện thì giải tỏa khu vực bị lấn chiếm và giữ nguyên hiện trạng. Không đâu trên thế giới lại đi làm mới di tích như chúng ta. Về khảo cổ, CL còn rất nhiều khu di chỉ cần được tiếp tục khai quật, nếu xây dựng lớn như vậy sẽ vùi lấp tất cả. Như ở khu di chỉ bãi Mèn chúng tôi đã đào được rất nhiều hiện vật vào năm 1998 và đang cần được khai quật tiếp thì ngay lập tức đã bị san phẳng để làm đường và bãi đỗ xe mất rồi!

    Tiến sĩ - kiến trúc sư hoàng đạo kính - Phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, nguyên giám đốc Trung tâm Thiết kế và tu bổ di tích trung ương.

    - Tôi có nghe nói về dự án và bởi vì lúc đó tôi đang làm công tác tu bổ di tích nên rất quan tâm đến nó, nhưng không ai hỏi ý kiến tôi cả. Và tôi đã làm một việc hơi quá sốt sắng là gửi một bản đóng góp ý kiến cho Bộ Văn hóa - Thông tin là cơ quan thẩm định về chuyên môn của dự án. Bản góp ý của tôi không có phản hồi. Tôi xin dẫn lại:

    1. Cần thận trọng trong việc xác định quy mô đầu tư, nhất là đầu tư cho khai thác du lịch, cũng như trong việc dự báo hiệu quả kinh tế.

    2. Lặp lại ở thế kỷ 20 - 21 cái kỳ công đào đắp của tổ tiên cách đây hàng ngàn năm xem ra không phải là việc trí tuệ lắm. Chỉ nên phục hồi từng đoạn thành đất hào, mặt nước ở những nơi trọng điểm, dễ tham quan và quan sát.

    3. Chỉ nên giải tỏa nhà dân ở trên thành, ở gần chân thành; còn nếu giải tỏa cự ly 100m thì chỉ nên đối với những đoạn thành phục chế lại.

    4. Không nên đặt vấn đề dựng tượng ADV và Ngô Quyền ở đất CL. Đã có đền ADV tại chỗ và ở nơi khác đã có đền thờ Ngô Quyền.

    Thu Hà thực hiện



    Winning isn't every thing, it's the only thing!​
  2. despi

    despi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    Những phát hiện mới đây về khảo cổ học ở xã Kim Lan, Gia Lâm, Hà Nội, cho thấy quy mô của làng gốm Bát Tràng xưa vốn lớn hơn rất nhiều. Và Kim Lan cũng có thể chính là nơi khởi dựng của làng gốm Bát Tràng từ thế kỷ 13.
    Trước năm 2000, những hiểu biết về trung tâm gốm Bát Tràng chính là làng Bát Tràng hôm nay. Giới nghiên cứu từng thừa nhận Bát Tràng hiện đại chính là một phần còn lại của làng Bát Tràng cổ xưa. Nhưng chỉ những khám phá mới của ngành khảo cổ trong tháng ba vừa rồi mới hé mở những bí ẩn về lịch sử Bát Tràng.
    Từ đầu tháng 4-2000, dân Kim Lan ngẫu nhiên phát hiện nhiều di vật cổ khi bãi bồi ven sông bị sụt lở. Kim Lan là xã nằm cùng dải ven bờ sông Hồng, cách Bát Tràng con kênh đào Bắc Hưng Hải. Cổ vật khá phong phú bao gồm tiền đồng, gạch ngói, vật liệu trang trí kiến trúc, chiếm số lượng lớn là đồ gốm có niên đại khá dài từ thời Đường (Thế kỷ 7 -10) đến thời Lê (Thế kỷ 17 - 18). Các sưu tập quý này hiện được các cụ trong xã bảo quản cẩn thận. Các khu vực ven sông xóm Chùa và xóm Chiền có dấu vết của việc sản xuất gốm với những mảnh bát chén vẽ lam thời Trần bị méo do nung quá lửa và các mảnh bao nung. Những dấu vết này đóng góp cho suy đoán của giới khảo cổ học: Kim Lan từng là một làng gốm, có các lò gốm hoạt động từ thời Trần. Thật ra từ năm 1958, khi đào thủy lợi Bắc Hưng Hải, phía nam Bát Tràng (giáp Kim Lan) ở độ sâu 12-13m, người ta đã tìm thấy dấu tích cư trú và những sản phẩm gốm có niên đại muộn, khoảng thế kỷ 16 - 18.
    Gốm sứ thời Trần tìm thấy ở đây có rất nhiều loại, bao gồm gốm men nâu đen, gốm men trắng ngà, gốm men xanh ngọc, gốm hoa lam và khá nhiều đồ gốm hoa nâu, đáng chú ý là những mảnh bát và chén vẽ lam. Những mảnh gốm đều có chất lượng khá cao và phong cách thể hiện hoa văn có thể so sánh với một số tiêu bản đã tìm thấy ở Philippines và Indonesia. Điều này cho thấy nhiều sản phẩm gốm của Kim Lan đã được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
    Một số mảnh bát, đĩa và lọ nhỏ men trắng vẽ lam, có hoa văn như phong cách Chu Đậu xuất khẩu thế kỷ 15, cũng được tìm thấy ở xóm Chùa. Đáng lưu ý là kiểu lọ nhỏ tương tự như Kim Lan đã được tìm thấy rất nhiều lọ nhỏ tương tự. Từ những manh mối ban đầu có thể suy đoán rằng vào thế kỷ 15, những lò gốm hoạt động Kim Lan là những lò sản xuất gốm hoa lam phục vụ xuất khẩu như Chu Đậu (Hải Dương). Bên cạnh đó, các di vật gốm thời Hậu Lê cũng được tìm thấy với số lượng khá phong phú.
    Phát hiện quan trọng đó cho biết, quy mô của làng gốm Bát Tràng xưa vốn khá rộng lớn, bao gồm cả những xóm ven sông thuộc xã Kim Lan ngày nay. Những đồ gốm có niên đại sớm tìm thấy tại đây cho thấy Kim Lan xưa có thể là nơi khởi dựng của làng gốm Bát Tràng, và những lò gốm này được hình thành ít nhất từ thời Trần, khoảng thế kỷ 13 và hoạt động kéo dài sang thời Hậu Lê.
    Viện khảo cổ học phối hợp với Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội quyết định khai quật đợt thứ nhất khu di chỉ quan trọng này vì đây là vùng bị ngập nước thường xuyên vào mùa mưa và bờ sông hay bị lở. Khu vực ven sông xóm Chùa có khá nhiều vết tích kiểu 'trụ móng chân cột' của những công trình kiến trúc cổ. Kết quả tìm thấy nhiều đồ gốm sứ, chủ yếu là thời Trần, niên đại thế kỷ 14, đặc biệt là gốm hoa lam, trong đó có một mảnh đĩa lớn rất đẹp có đường kính miệng khoảng 45cm, giữa lòng vẽ hình chim phượng và mây, thành trong vẽ hoa cúc dây theo phong cách gốm thời Nguyên (Trung Quốc, lò Cảnh Đức Trấn), thành ngoài vẽ dải hồi văn lá đề. Trong số những đồ gốm sớm niên đại thế kỷ 7 đến thế kỷ 10 có nhiều sản phẩm giống hệt như lò gốm Đương Xá (Bắc Ninh) niên đại thế kỷ 9-10. Đó là các loại vò có bốn hoặc sáu quai ngang và loại bát men xanh xám, trong lòng có vết cạo men hình cánh hoa.
    Cuộc đào mới kết thúc nên các nhà khảo cổ học chưa có thời gian chỉnh lý và thống kê số lượng di vật cụ thể. Tuy mới đào diện tích nhỏ nhưng đã tìm được một khối lượng di vật lớn. Do nước sông lên cao, đợt khai quật thứ hai sẽ diễn ra vào cuối năm, tiếp tục làm rõ thêm câu chuyện lịch sử của Bát Tràng, một trong những làng nghề cổ xưa nổi tiếng nhất miền bắc.
    Bùi Minh Trí
    Winning isn't every thing, it's the only thing!​
  3. despi

    despi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    Những phát hiện mới đây về khảo cổ học ở xã Kim Lan, Gia Lâm, Hà Nội, cho thấy quy mô của làng gốm Bát Tràng xưa vốn lớn hơn rất nhiều. Và Kim Lan cũng có thể chính là nơi khởi dựng của làng gốm Bát Tràng từ thế kỷ 13.
    Trước năm 2000, những hiểu biết về trung tâm gốm Bát Tràng chính là làng Bát Tràng hôm nay. Giới nghiên cứu từng thừa nhận Bát Tràng hiện đại chính là một phần còn lại của làng Bát Tràng cổ xưa. Nhưng chỉ những khám phá mới của ngành khảo cổ trong tháng ba vừa rồi mới hé mở những bí ẩn về lịch sử Bát Tràng.
    Từ đầu tháng 4-2000, dân Kim Lan ngẫu nhiên phát hiện nhiều di vật cổ khi bãi bồi ven sông bị sụt lở. Kim Lan là xã nằm cùng dải ven bờ sông Hồng, cách Bát Tràng con kênh đào Bắc Hưng Hải. Cổ vật khá phong phú bao gồm tiền đồng, gạch ngói, vật liệu trang trí kiến trúc, chiếm số lượng lớn là đồ gốm có niên đại khá dài từ thời Đường (Thế kỷ 7 -10) đến thời Lê (Thế kỷ 17 - 18). Các sưu tập quý này hiện được các cụ trong xã bảo quản cẩn thận. Các khu vực ven sông xóm Chùa và xóm Chiền có dấu vết của việc sản xuất gốm với những mảnh bát chén vẽ lam thời Trần bị méo do nung quá lửa và các mảnh bao nung. Những dấu vết này đóng góp cho suy đoán của giới khảo cổ học: Kim Lan từng là một làng gốm, có các lò gốm hoạt động từ thời Trần. Thật ra từ năm 1958, khi đào thủy lợi Bắc Hưng Hải, phía nam Bát Tràng (giáp Kim Lan) ở độ sâu 12-13m, người ta đã tìm thấy dấu tích cư trú và những sản phẩm gốm có niên đại muộn, khoảng thế kỷ 16 - 18.
    Gốm sứ thời Trần tìm thấy ở đây có rất nhiều loại, bao gồm gốm men nâu đen, gốm men trắng ngà, gốm men xanh ngọc, gốm hoa lam và khá nhiều đồ gốm hoa nâu, đáng chú ý là những mảnh bát và chén vẽ lam. Những mảnh gốm đều có chất lượng khá cao và phong cách thể hiện hoa văn có thể so sánh với một số tiêu bản đã tìm thấy ở Philippines và Indonesia. Điều này cho thấy nhiều sản phẩm gốm của Kim Lan đã được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
    Một số mảnh bát, đĩa và lọ nhỏ men trắng vẽ lam, có hoa văn như phong cách Chu Đậu xuất khẩu thế kỷ 15, cũng được tìm thấy ở xóm Chùa. Đáng lưu ý là kiểu lọ nhỏ tương tự như Kim Lan đã được tìm thấy rất nhiều lọ nhỏ tương tự. Từ những manh mối ban đầu có thể suy đoán rằng vào thế kỷ 15, những lò gốm hoạt động Kim Lan là những lò sản xuất gốm hoa lam phục vụ xuất khẩu như Chu Đậu (Hải Dương). Bên cạnh đó, các di vật gốm thời Hậu Lê cũng được tìm thấy với số lượng khá phong phú.
    Phát hiện quan trọng đó cho biết, quy mô của làng gốm Bát Tràng xưa vốn khá rộng lớn, bao gồm cả những xóm ven sông thuộc xã Kim Lan ngày nay. Những đồ gốm có niên đại sớm tìm thấy tại đây cho thấy Kim Lan xưa có thể là nơi khởi dựng của làng gốm Bát Tràng, và những lò gốm này được hình thành ít nhất từ thời Trần, khoảng thế kỷ 13 và hoạt động kéo dài sang thời Hậu Lê.
    Viện khảo cổ học phối hợp với Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội quyết định khai quật đợt thứ nhất khu di chỉ quan trọng này vì đây là vùng bị ngập nước thường xuyên vào mùa mưa và bờ sông hay bị lở. Khu vực ven sông xóm Chùa có khá nhiều vết tích kiểu 'trụ móng chân cột' của những công trình kiến trúc cổ. Kết quả tìm thấy nhiều đồ gốm sứ, chủ yếu là thời Trần, niên đại thế kỷ 14, đặc biệt là gốm hoa lam, trong đó có một mảnh đĩa lớn rất đẹp có đường kính miệng khoảng 45cm, giữa lòng vẽ hình chim phượng và mây, thành trong vẽ hoa cúc dây theo phong cách gốm thời Nguyên (Trung Quốc, lò Cảnh Đức Trấn), thành ngoài vẽ dải hồi văn lá đề. Trong số những đồ gốm sớm niên đại thế kỷ 7 đến thế kỷ 10 có nhiều sản phẩm giống hệt như lò gốm Đương Xá (Bắc Ninh) niên đại thế kỷ 9-10. Đó là các loại vò có bốn hoặc sáu quai ngang và loại bát men xanh xám, trong lòng có vết cạo men hình cánh hoa.
    Cuộc đào mới kết thúc nên các nhà khảo cổ học chưa có thời gian chỉnh lý và thống kê số lượng di vật cụ thể. Tuy mới đào diện tích nhỏ nhưng đã tìm được một khối lượng di vật lớn. Do nước sông lên cao, đợt khai quật thứ hai sẽ diễn ra vào cuối năm, tiếp tục làm rõ thêm câu chuyện lịch sử của Bát Tràng, một trong những làng nghề cổ xưa nổi tiếng nhất miền bắc.
    Bùi Minh Trí
    Winning isn't every thing, it's the only thing!​
  4. De_Vinci

    De_Vinci Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    0

    Trong gần một tháng qua, một đợt khai quật khảo cổ học được các chuyên gia của Viện Khảo cổ học VN (do PGS-TS Tống Trung Tín chủ trì) phối hợp cùng Ban Chỉ đạo kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội tiến hành tại khu vực nhà 62 - 64 phố Trần Phú, quận Ba Đình (HN), đã phát hiện một số hiện vật hiếm quý liên quan tới lịch sử Thăng Long xưa...
    Khu vực nói trên rộng 5.000m2, có 3 mặt phố vây quanh: Trần Phú, Hùng Vương và Ông ích Khiêm thuộc sở hữu của ngành bưu điện (đang giải toả xây công trình mới). Việc khai quật khảo cổ học được thực hiện trong diện tích 200m2, bước đầu triển khai trong 2 hố lớn. Theo TS Hà Văn Cẩn cho biết, trong hố 1 (rộng 30m2, sâu 3,6m), các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều mảnh vật liệu kiến trúc trong địa tầng xáo trộn, không bày lớp ổn định. Điều này toát lên giả định các vật liệu kiến trúc được lấp xuống ao hoặc hào thành, có nhiều niên đại khác nhau, qua nhiều thế kỷ thuộc các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Trong hố 2 (rộng 20m2, sâu 4,5m), ở độ sâu 1,6m, nhiều viên đá ong được tìm thấy và ở độ sâu hơn một chút đã phát hiện được một đoạn tường kiến trúc, xây thành 2 lớp, bằng đá ong (mỗi viên dài 64 - 68cm và rộng 17 - 20cm) nhưng chưa xác định được chất liệu vữa.
    Phía dưới đoạn tường này có một rãnh nước (rộng 0,6m và sâu 0,7m), chạy chui xuống chân tường. Tường có thể dài hơn, nhưng mới chỉ được khảo cứu trong diện tích nhỏ nên chưa có số liệu cuối cùng và cũng do điểm phát hiện sát vách hố đào thám sát nên chưa thể đo được bề dày của tường. Tại đây, các nhà khảo cổ đã tìm thấy mỗi bên vách có một hàng cọc kè bờ. Dự đoán, các hiện vật có niên đại ở thời Trần.
    Trong đợt đào thám sát này, các chuyên gia còn tìm thấy các vật gia dụng (bát, đĩa, âu, vại sành... trong đó có một số vật được trang trí đẹp) và một số mũi tên, dao găm, vỏ ngao, sò, di cốt cá rô (được ủ kín trong đất, nên khá nguyên vẹn). Phía cạnh tường còn phát hiện một số di cốt người và ngựa, đang xác định niên đại và kết quả sẽ giúp chúng ta biết được con ngựa đã được sử dụng ở VN từ thời gian nào (điều mà nhiều nhà nghiên cứu đang tìm hiểu).
    Ngay trưa 9/10, khi phóng viên Lao Động đang có mặt tại hiện trường, các chuyên gia của Viện Khảo học VN đã thực sự vui mừng khi vừa tìm thấy một di vật hiếm tại điểm tường đá ong nói trên. Đó là con kê (vật chống dính men khi nung). Căn cứ những dấu tích trên di vật, ông Trần Anh Dũng (thành viên nhóm khảo cổ) cho hay: "Hiện vật có dính mảnh gốm men trắng vẽ lam, có 2 đế bát chồng lên nhau. Chiếc ở trên có dính một con kê hình tròn bằng đất nung. Từ lâu, các nhà khảo cổ học VN dự đoán xung quanh kinh thành Thăng Long có nơi sản xuất đồ gốm và để xác định được vấn đề này cần căn cứ vào các yếu tố liên quan tới việc "sản xuất tại chỗ" (như lò, gạch bao nung, gạch xây lò, vật chống dính, xỉ lò, nắp bao nung...). Như vậy, qua việc tìm thấy con kê có thể xác định rằng, ở thời Lê (thế kỷ XVI) tại địa điểm này có lò sản xuất đồ gốm có men".
    Việc phát hiện một số di vật có liên quan tới lịch sử Thăng Long xưa như một lời chào của các nhà khảo cổ học VN nhân kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng thủ đô (10.10). Tuy nhiên, theo TS Hà Văn Cẩn, nhóm khảo cổ đang đứng trước những khó khăn trong đợt thám sát này, như việc xác định quy mô, niên đại và loại hình kiến trúc. Do vậy, để có điều kiện khảo cứu thêm và hy vọng sẽ tìm thấy nhiều di vật hiếm tại địa điểm này, đoàn khảo cổ có thể phải mở rộng hố khai quật...


    what is love ??

  5. De_Vinci

    De_Vinci Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    0

    Trong gần một tháng qua, một đợt khai quật khảo cổ học được các chuyên gia của Viện Khảo cổ học VN (do PGS-TS Tống Trung Tín chủ trì) phối hợp cùng Ban Chỉ đạo kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội tiến hành tại khu vực nhà 62 - 64 phố Trần Phú, quận Ba Đình (HN), đã phát hiện một số hiện vật hiếm quý liên quan tới lịch sử Thăng Long xưa...
    Khu vực nói trên rộng 5.000m2, có 3 mặt phố vây quanh: Trần Phú, Hùng Vương và Ông ích Khiêm thuộc sở hữu của ngành bưu điện (đang giải toả xây công trình mới). Việc khai quật khảo cổ học được thực hiện trong diện tích 200m2, bước đầu triển khai trong 2 hố lớn. Theo TS Hà Văn Cẩn cho biết, trong hố 1 (rộng 30m2, sâu 3,6m), các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều mảnh vật liệu kiến trúc trong địa tầng xáo trộn, không bày lớp ổn định. Điều này toát lên giả định các vật liệu kiến trúc được lấp xuống ao hoặc hào thành, có nhiều niên đại khác nhau, qua nhiều thế kỷ thuộc các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Trong hố 2 (rộng 20m2, sâu 4,5m), ở độ sâu 1,6m, nhiều viên đá ong được tìm thấy và ở độ sâu hơn một chút đã phát hiện được một đoạn tường kiến trúc, xây thành 2 lớp, bằng đá ong (mỗi viên dài 64 - 68cm và rộng 17 - 20cm) nhưng chưa xác định được chất liệu vữa.
    Phía dưới đoạn tường này có một rãnh nước (rộng 0,6m và sâu 0,7m), chạy chui xuống chân tường. Tường có thể dài hơn, nhưng mới chỉ được khảo cứu trong diện tích nhỏ nên chưa có số liệu cuối cùng và cũng do điểm phát hiện sát vách hố đào thám sát nên chưa thể đo được bề dày của tường. Tại đây, các nhà khảo cổ đã tìm thấy mỗi bên vách có một hàng cọc kè bờ. Dự đoán, các hiện vật có niên đại ở thời Trần.
    Trong đợt đào thám sát này, các chuyên gia còn tìm thấy các vật gia dụng (bát, đĩa, âu, vại sành... trong đó có một số vật được trang trí đẹp) và một số mũi tên, dao găm, vỏ ngao, sò, di cốt cá rô (được ủ kín trong đất, nên khá nguyên vẹn). Phía cạnh tường còn phát hiện một số di cốt người và ngựa, đang xác định niên đại và kết quả sẽ giúp chúng ta biết được con ngựa đã được sử dụng ở VN từ thời gian nào (điều mà nhiều nhà nghiên cứu đang tìm hiểu).
    Ngay trưa 9/10, khi phóng viên Lao Động đang có mặt tại hiện trường, các chuyên gia của Viện Khảo học VN đã thực sự vui mừng khi vừa tìm thấy một di vật hiếm tại điểm tường đá ong nói trên. Đó là con kê (vật chống dính men khi nung). Căn cứ những dấu tích trên di vật, ông Trần Anh Dũng (thành viên nhóm khảo cổ) cho hay: "Hiện vật có dính mảnh gốm men trắng vẽ lam, có 2 đế bát chồng lên nhau. Chiếc ở trên có dính một con kê hình tròn bằng đất nung. Từ lâu, các nhà khảo cổ học VN dự đoán xung quanh kinh thành Thăng Long có nơi sản xuất đồ gốm và để xác định được vấn đề này cần căn cứ vào các yếu tố liên quan tới việc "sản xuất tại chỗ" (như lò, gạch bao nung, gạch xây lò, vật chống dính, xỉ lò, nắp bao nung...). Như vậy, qua việc tìm thấy con kê có thể xác định rằng, ở thời Lê (thế kỷ XVI) tại địa điểm này có lò sản xuất đồ gốm có men".
    Việc phát hiện một số di vật có liên quan tới lịch sử Thăng Long xưa như một lời chào của các nhà khảo cổ học VN nhân kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng thủ đô (10.10). Tuy nhiên, theo TS Hà Văn Cẩn, nhóm khảo cổ đang đứng trước những khó khăn trong đợt thám sát này, như việc xác định quy mô, niên đại và loại hình kiến trúc. Do vậy, để có điều kiện khảo cứu thêm và hy vọng sẽ tìm thấy nhiều di vật hiếm tại địa điểm này, đoàn khảo cổ có thể phải mở rộng hố khai quật...


    what is love ??

  6. vuthanhminh

    vuthanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    4.150
    Đã được thích:
    0
    HỒ TRÚC BẠCH
    Hồ cách Hồ Tây bởi con đường Thanh Niên. Thế kỷ 18, chúa Trịnh Giang cho xây một cung nghỉ mát ở gần hồ gọi là viện Trúc Lâm. Sau viện này trở thành nơi an trí những cung nữ có tội buộc phải tự dệt lụa để nuôi thân. Lụa do cung nữ dệt rất đẹp, nổi tiếng khắp kinh thành, có tên là lụa làng Trúc, vì vậy hồ được gọi là hồ Trúc Bạch.
    Ven bờ hồ Trúc Bạch cũng có nhiều di tích lịch sử và công trình kiến trúc đặc sắc. Mặt hồ phẳng lặng, êm ả. Phía tây nam hồ là đền Quan Thánh, bờ đông có chùa Châu Long, góc bắc hồ có một đảo nhỏ trên đó có ngôi đền Cẩu Nhi.
    mtv
  7. vuthanhminh

    vuthanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    4.150
    Đã được thích:
    0
    Một khu phố cổ ở cửa sông có danh tiếng của Hà Nội là phố Hàng Chiếu, Hàng Buồm, Hàng Khoai, Nguyễn Siêu?nối cửa Ô Quan Chưởng với Ðồng Xuân. Thời xưa, đây vốn là đất thôn cổ Thanh Hà thuộc tổng Hậu Túc của huyện Thọ Xương, huyện lớn, phía bắc gồm cả Tây Hồ có "Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương?".
    Trên vòm cửa chính cửa Ô Quan Chưởng nay vẫn còn thấy khắc ba chữ: "Ðông Hà Môn" nghĩa là cửa Ðông Hà. Yếu tố "hà" trong địa danh Thanh Hà, Ðông Hà, Hà Khẩu?mới xuất hiện từ nửa thế kỉ 18. "Hà" ở đây chỉ sông Hồng, còn có tên gọi là sông Cái, đến đầu thế kỉ 19, Thăng Long đổi thành Hà Nội, thành phố nằm bên trong con sông.
    Còn trước thế kỉ 18, Hà Khẩu có tên là Giang Khẩu. Người ta đổi Giang thành Hà vì kị huý chúa Trịnh Giang (1729-1740). Lúc bấy giờ Giang Khẩu đã là một trong 36 phường của Thăng Long. Từ thời Lý (1009-1225) đến thời Trần (1225-1400) đã phát triển tới hơn 60 phường. Những phường này chưa tách khỏi nông nghiệp và chủ yếu sản xuất hàng thủ công. Sau phường gắn với thương mại, buôn bán, dịch vụ hoặc sản xuất nhằm phục vụ buôn bán tại chỗ. Sở dĩ tên phường Ðông Hà đổi thành phường Hàng Chiếu vì giữa thế kỉ 19, ở đây có bán chiếu và bát. Chiếu từ các làng ven biển, bát từ Bát Tràng, An Quảng (Móng Cái) đưa về Thăng Long ?" Hà Nội qua cửa sông vào Ðông Hà. Ô Quan Chưởng là đầu mối giao thông giữa phố Hàng Chiếu nói riêng, Hà Nội nói chung với các tàu thuyền ra vào thành phố qua cửa Giang Khẩu - Hà Khẩu. Chính sự buôn bán sầm uất này mà đẻ ra phố Hàng Buồm vốn là nơi chuyên sản xuất buồm bằng vải hoặc cói và vá chữa buồm rách của các thuyền buồm. ]
    Thời kỳ đầu toàn quốc kháng chiến, (1946-1947), nhà 45 Hàng Chiếu là trụ sở, còn trong các phố phường hướng ra sông Hồng là nới các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô cảm tử lấy quân. Ngày mồng một Tết Ðinh Hợi (22-1-1947), Trung đoàn Thủ đô đã tổ chức bữa liên hoan tạm biệt Thủ đô, vượt qua sông Hồng để mở đường lên vùng rừng núi kháng chiến (1946-1954). Sau 9 năm kháng chiến, cũng từ cửa ô này, nhiều đơn vị bộ đội đã trở về giải phóng Thủ đô, trong đó có các chiến sĩ cảm tử quân Hà Nội.
    Giờ đây, các phố phường cổ nay vẫn được lưu giữ nhiều di tích lịch sử, văn hoá trong quá trình đô thị hoá lớn những năm cuối thế kỷ 20, trên cơ sở bảo vệ những nét đẹp của văn hoá dân tộc để chuyển giao sang thế kỷ 21.
    mtv
  8. vuthanhminh

    vuthanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    4.150
    Đã được thích:
    0
    VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM
    Văn Miếu được xây dựng tháng 10 năm 1070, thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam.
    Năm 1076, nhà Quốc Tử Giám được xây kề sau Văn Miếu, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả các học trò giỏi trong thiên hạ.
    Văn Miếu có tường bao quanh xây bằng gạch. Bên trong có những lớp tường ngăn ra làm 5 khu. Khu thứ nhất bắt đầu với cổng chính, trên cổng có chữ Văn Miếu, dưới cổng là đôi rồng đá mang phong cách thời Lê sơ (thế kỷ 15). Lối đi ở giữa dẫn đến cổng Ðại Trung Môn mở đầu cho khu thứ hai. Hai bên còn hai cổng nhỏ. Vẫn lối đi ấy dẫn đến Khuê Văn Các (gác vẻ đẹp của sao khuê, chủ đề văn học). Hai bên gác cũng có hai cổng nhỏ. Khu thứ ba là từ gác Khuê Văn tới Ðại Thành Môn, ở giữa khu này có một hồ vuông gọi là Thiên Quang Tỉnh (giếng trời trong sáng) có tường bao quanh.
    Hai bên hồ là hai khu vườn bia tức nơi dựng các tấm bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ (năm 1993 với sự tài trợ một phần của tổ chức doanh nghiệp Mỹ, Ban Quản lý Văn Miếu đã dựng được tám ngôi nhà che cho các bia này). Tiến sĩ là người đỗ cao nhất trong kỳ thi Ðình. Ngày trước, người đi học sau khoảng 10 năm đèn sách đủ vốn chữ để dự thi Hương tức khoa thi tổ chức liên tỉnh, cứ ba năm mở một khoa. Ðạt điểm cao của kỳ thi này đạt học vị Cử nhân. Năm sau các ông Cử tới kinh đô dự kỳ thi Hội. Những người đủ điểm chuẩn sẽ dự kỳ thi Ðình (thi Hội và thi Ðình thực ra là hai giai đoạn của một cuộc thi). Trúng tuyển kỳ thi này được gọi là Tiến sĩ. Ðỗ Tiến sĩ có thể được bổ làm quan. Hiện có 82 bia, xưa nhất là bia ghi về khoa thi năm 1442, muộn nhất là bia khoa năm 1779. Ðó là những di vật quý nhất của khu di tích. Bước qua cửa Ðại thành là tới khu thứ tư. Một cái sân rộng, hai bên là dãy nhà Tả Vu, Hữu Vu, vốn dựng làm nơi thờ các danh nho. Cuối sân là nhà Ðại bái và Hậu cung, kiến trúc đẹp và hoành tráng. Tại đây có một số hiện vật quý: bên trái có chuông đúc năm 1768, bên phải có một tấm khánh đá, trên mặt có khắc bài văn nói về công dụng của loại nhạc khí này.
    Bố cục của toàn thể Văn Miếu như vậy muộn nhất là cũng có từ đời Lê (thế kỷ 15 - thế kỷ 18). Riêng Khuê Văn Các mới được dựng khoảng đầu thế kỷ 19, nhưng cũng nằm trong quy hoạch tổng thể vốn có của những Văn Miếu (như Văn Miếu ở Khúc Phụ, Trung Quốc, quê hương của Khổng Tử, có đủ Ðại Trung Môn, Khuê Văn Các, Ðại Thành Môn, Ðại Thành Ðiện, bia tiến sĩ...). Khuê Văn Các ở Văn Miếu Hà nội thường là nơi tổ chức bình các bài văn thơ hay của các sĩ tử.

    Sau khu Ðại Bái vốn là trường Quốc Tử Giám đời Lê, một loại trường đại học đương thời. Khi nhà Nguyễn rời trường này vào Huế thì nới đây chuyển làm đền Khải Thánh thờ cha và mẹ Khổng Tử, nhưng đền này đã bị hư hỏng trong chiến tranh. Văn Miếu là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội.

    mtv
  9. vuthanhminh

    vuthanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    4.150
    Đã được thích:
    0
    VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM
    Văn Miếu được xây dựng tháng 10 năm 1070, thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam.
    Năm 1076, nhà Quốc Tử Giám được xây kề sau Văn Miếu, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả các học trò giỏi trong thiên hạ.
    Văn Miếu có tường bao quanh xây bằng gạch. Bên trong có những lớp tường ngăn ra làm 5 khu. Khu thứ nhất bắt đầu với cổng chính, trên cổng có chữ Văn Miếu, dưới cổng là đôi rồng đá mang phong cách thời Lê sơ (thế kỷ 15). Lối đi ở giữa dẫn đến cổng Ðại Trung Môn mở đầu cho khu thứ hai. Hai bên còn hai cổng nhỏ. Vẫn lối đi ấy dẫn đến Khuê Văn Các (gác vẻ đẹp của sao khuê, chủ đề văn học). Hai bên gác cũng có hai cổng nhỏ. Khu thứ ba là từ gác Khuê Văn tới Ðại Thành Môn, ở giữa khu này có một hồ vuông gọi là Thiên Quang Tỉnh (giếng trời trong sáng) có tường bao quanh.
    Hai bên hồ là hai khu vườn bia tức nơi dựng các tấm bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ (năm 1993 với sự tài trợ một phần của tổ chức doanh nghiệp Mỹ, Ban Quản lý Văn Miếu đã dựng được tám ngôi nhà che cho các bia này). Tiến sĩ là người đỗ cao nhất trong kỳ thi Ðình. Ngày trước, người đi học sau khoảng 10 năm đèn sách đủ vốn chữ để dự thi Hương tức khoa thi tổ chức liên tỉnh, cứ ba năm mở một khoa. Ðạt điểm cao của kỳ thi này đạt học vị Cử nhân. Năm sau các ông Cử tới kinh đô dự kỳ thi Hội. Những người đủ điểm chuẩn sẽ dự kỳ thi Ðình (thi Hội và thi Ðình thực ra là hai giai đoạn của một cuộc thi). Trúng tuyển kỳ thi này được gọi là Tiến sĩ. Ðỗ Tiến sĩ có thể được bổ làm quan. Hiện có 82 bia, xưa nhất là bia ghi về khoa thi năm 1442, muộn nhất là bia khoa năm 1779. Ðó là những di vật quý nhất của khu di tích. Bước qua cửa Ðại thành là tới khu thứ tư. Một cái sân rộng, hai bên là dãy nhà Tả Vu, Hữu Vu, vốn dựng làm nơi thờ các danh nho. Cuối sân là nhà Ðại bái và Hậu cung, kiến trúc đẹp và hoành tráng. Tại đây có một số hiện vật quý: bên trái có chuông đúc năm 1768, bên phải có một tấm khánh đá, trên mặt có khắc bài văn nói về công dụng của loại nhạc khí này.
    Bố cục của toàn thể Văn Miếu như vậy muộn nhất là cũng có từ đời Lê (thế kỷ 15 - thế kỷ 18). Riêng Khuê Văn Các mới được dựng khoảng đầu thế kỷ 19, nhưng cũng nằm trong quy hoạch tổng thể vốn có của những Văn Miếu (như Văn Miếu ở Khúc Phụ, Trung Quốc, quê hương của Khổng Tử, có đủ Ðại Trung Môn, Khuê Văn Các, Ðại Thành Môn, Ðại Thành Ðiện, bia tiến sĩ...). Khuê Văn Các ở Văn Miếu Hà nội thường là nơi tổ chức bình các bài văn thơ hay của các sĩ tử.

    Sau khu Ðại Bái vốn là trường Quốc Tử Giám đời Lê, một loại trường đại học đương thời. Khi nhà Nguyễn rời trường này vào Huế thì nới đây chuyển làm đền Khải Thánh thờ cha và mẹ Khổng Tử, nhưng đền này đã bị hư hỏng trong chiến tranh. Văn Miếu là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội.

    mtv
  10. vuthanhminh

    vuthanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    4.150
    Đã được thích:
    0
    Chùa Một Cột, một trong hai công trình văn hoá
    "Tứ đại khí" của Việt Nam xưa
    (Thông qua nhiêu tài liêu cổ của tác giả Trịnh Quang Vũ)

    Chùa Một Cột (chùa Diện Hữu). Chùa gồm cả một quần thể kiến trúc có xuất xứ từ một giấc mơ không lành: Sư Thiền Tuệ khuyên vua Lý Thái Tổ làm chùa với một ý tưởng kiến trúc đặc biệt. Là một Quốc tự, liên quan tới vua sáng lập triều Lý, được xây dựng gần khu vực Tử cấm thành, hàng tháng cứ rằm, mồng một vua đến đặt lễ cầu phúc. Chùa được xây lần thứ I năm 1049: "Mùa đông tháng 10 dựng chùa Diện Hữu. Trước đây vua chiêm bao thấy Phật Quan âm ngồi trên toà sen, dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy vua nói với bề tôi, có người cho là điềm không lành. Có nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa đất, làm toà sen của phật Quan Âm như đã thấy ở trong mộng. Cho các nhà sư lượn xung quanh tụng kinh cầu nhà vua sống lâu. Vì thế gọi là chùa Diện Hữu ( kéo dài cõi phúc). Năm 1070 mùa xuân tháng giêng năm Thần Võ thứ 2 vua ngự ra chùa viết chữ Phật dài 1 trượng 6 thược khắc vào phiến đá.


    Chùa Diên Hựu1105

    Cổng chùa Diên Hựu





    Lần xây dựng thứ II tiếp theo năm 1105 vua tu bổ chùa Diện Hữu: "Mùa thu tháng 9 làm hai ngọn tháp chỏm trắng ở chùa Diện Hữu... bấy giờ vua chữa lại chùa đẹp hơn chùa cũ, đào hồ Liên Hoa Ðài gọi là hồ Linh Chiểu. Ngoài hồ có hành lang chạm vễ chung quanh, ngoài hành lang lại đào hồ". Bích trì đều bắc cầu vồng để đi qua. Trước sân chùa xây Bảo Tháp. Trước khi vào chùa còn có một phương đình bằng đá xanh cao 8 trượng ( khoảng 26m) trước cổng chùa. Chùa là một cụm kiến trúc bề thế, có ý tưởng độc đáo và thẩm mỹ đẹp đã bị chiến tranh tàn phá, trở thành um tùm rậm rạp thời giặc Minh .
    Thông qua nhiều tài liêu cổ cho biết chiếc cột thần kỳ cao tới 20m, trong đó có bia Sùng Diện Linh ở chùa Long Ðọi Nam Hà do Binh bộ thượng thư Nguyễn Công Bật viết đã mô tả và ghi chép tỷ mỷ việc xây tiếp chùa Một Cột:"Mở cửa chùa Diện Hữu tại vườn tây. Dấu vế theo quy mô thủa trước, lo toan Thánh ý ngày nay. Ðảo hồ thơm Linh Chiểu, giữa hồ trồi lên cột đá. Trên cột đá có một cánh hoa sen ngàn cánh xoè ra. Trên hoa dựng ngôi đền đỏ sẫm. Trong đền đặt pho tượng sắc vàng, ngoài hồ có hành lang bao bọc. Ngoài hành lang lại có hồ Bích Trì, bắc cầu cong đi lại, ở sân trước hai cầu bên tả hữu xây bảo tháp lưu ly...".
    Như vây cụm kiến trúc chùa Diên Hữu là một công trình kiến trúc sáng tạo kết hợp không gian kiến trúc có nhịp điệu cao thấp gồm diêu khắc đá, hội hoạ chạm vẽ hành lang, mặt nước là biểu tượng văn hoá, nghệ thuật cao, tính dân tộc đậm nét. Chùa đã bị huỷ hoại, xây dựng lại nhỏ hơn không đúng với quy mô, mà chỉ như một tiểu cảnh nhắc lại ở đây đã có một thời có cụm kiến trúc trong tứ khí Việt Nam. Năm 1954 giặc Pháp và tay sai trước khi rút khỏi Hà Nội lại cho nổ mìn phá đổ. Khi tiếp quản đã được xây lại hoàn thành vào ngày 29-5-1958 vẫn không đúng với quy mô của tứ khí Thăng Long.

    mtv

Chia sẻ trang này