1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các thắng cảnh du lịch Hà Nội

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi despi, 06/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vuthanhminh

    vuthanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    4.150
    Đã được thích:
    0
    Chùa Một Cột, một trong hai công trình văn hoá
    "Tứ đại khí" của Việt Nam xưa
    (Thông qua nhiêu tài liêu cổ của tác giả Trịnh Quang Vũ)

    Chùa Một Cột (chùa Diện Hữu). Chùa gồm cả một quần thể kiến trúc có xuất xứ từ một giấc mơ không lành: Sư Thiền Tuệ khuyên vua Lý Thái Tổ làm chùa với một ý tưởng kiến trúc đặc biệt. Là một Quốc tự, liên quan tới vua sáng lập triều Lý, được xây dựng gần khu vực Tử cấm thành, hàng tháng cứ rằm, mồng một vua đến đặt lễ cầu phúc. Chùa được xây lần thứ I năm 1049: "Mùa đông tháng 10 dựng chùa Diện Hữu. Trước đây vua chiêm bao thấy Phật Quan âm ngồi trên toà sen, dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy vua nói với bề tôi, có người cho là điềm không lành. Có nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa đất, làm toà sen của phật Quan Âm như đã thấy ở trong mộng. Cho các nhà sư lượn xung quanh tụng kinh cầu nhà vua sống lâu. Vì thế gọi là chùa Diện Hữu ( kéo dài cõi phúc). Năm 1070 mùa xuân tháng giêng năm Thần Võ thứ 2 vua ngự ra chùa viết chữ Phật dài 1 trượng 6 thược khắc vào phiến đá.


    Chùa Diên Hựu1105

    Cổng chùa Diên Hựu





    Lần xây dựng thứ II tiếp theo năm 1105 vua tu bổ chùa Diện Hữu: "Mùa thu tháng 9 làm hai ngọn tháp chỏm trắng ở chùa Diện Hữu... bấy giờ vua chữa lại chùa đẹp hơn chùa cũ, đào hồ Liên Hoa Ðài gọi là hồ Linh Chiểu. Ngoài hồ có hành lang chạm vễ chung quanh, ngoài hành lang lại đào hồ". Bích trì đều bắc cầu vồng để đi qua. Trước sân chùa xây Bảo Tháp. Trước khi vào chùa còn có một phương đình bằng đá xanh cao 8 trượng ( khoảng 26m) trước cổng chùa. Chùa là một cụm kiến trúc bề thế, có ý tưởng độc đáo và thẩm mỹ đẹp đã bị chiến tranh tàn phá, trở thành um tùm rậm rạp thời giặc Minh .
    Thông qua nhiều tài liêu cổ cho biết chiếc cột thần kỳ cao tới 20m, trong đó có bia Sùng Diện Linh ở chùa Long Ðọi Nam Hà do Binh bộ thượng thư Nguyễn Công Bật viết đã mô tả và ghi chép tỷ mỷ việc xây tiếp chùa Một Cột:"Mở cửa chùa Diện Hữu tại vườn tây. Dấu vế theo quy mô thủa trước, lo toan Thánh ý ngày nay. Ðảo hồ thơm Linh Chiểu, giữa hồ trồi lên cột đá. Trên cột đá có một cánh hoa sen ngàn cánh xoè ra. Trên hoa dựng ngôi đền đỏ sẫm. Trong đền đặt pho tượng sắc vàng, ngoài hồ có hành lang bao bọc. Ngoài hành lang lại có hồ Bích Trì, bắc cầu cong đi lại, ở sân trước hai cầu bên tả hữu xây bảo tháp lưu ly...".
    Như vây cụm kiến trúc chùa Diên Hữu là một công trình kiến trúc sáng tạo kết hợp không gian kiến trúc có nhịp điệu cao thấp gồm diêu khắc đá, hội hoạ chạm vẽ hành lang, mặt nước là biểu tượng văn hoá, nghệ thuật cao, tính dân tộc đậm nét. Chùa đã bị huỷ hoại, xây dựng lại nhỏ hơn không đúng với quy mô, mà chỉ như một tiểu cảnh nhắc lại ở đây đã có một thời có cụm kiến trúc trong tứ khí Việt Nam. Năm 1954 giặc Pháp và tay sai trước khi rút khỏi Hà Nội lại cho nổ mìn phá đổ. Khi tiếp quản đã được xây lại hoàn thành vào ngày 29-5-1958 vẫn không đúng với quy mô của tứ khí Thăng Long.

    mtv
  2. vuthanhminh

    vuthanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    4.150
    Đã được thích:
    0
    LÀNG GỐM BÁT TRÀNG
    Tên Bát Tràng được hình thành từ thời Lê, đó là sự hội nhập giữa 5 dòng họ gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát xứ thanh với dòng họ Nguyễn ở đất Minh Tràng này.
    Sau đó 5 dòng họ lớn trong làng gốm Bát Bồ là các họ Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm đã nhóm họp và quyết định đưa một số nghệ nhân, thợ gốm và gia đình con cháu họ dời làng di cư về phía kinh thành Thăng Long tìm đất lập nghiệp. Họ dừng chân tại vùng 72 gò đất trắng làng Minh Tràng. Sáu dòng họ trên vùng 72 gò đất trắng ấy đã góp sức cùng nhau làm nên một Bát Tràng với những viên gạch mộc mạc, đơn sơ nhưng để lại một dấu ấn khó quên trong ca dao cổ.
    Ước gì anh lấy được nàng
    Ðể anh mua gạch Bát Tràng về xây
    Xây dọc rồi lại xây ngang
    Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân
    Không chỉ viên gạch cổ, Bát Tràng còn là một làng nghề sản xuất gốm khá nổi tiếng từ bao đời nay. Sản phẩm gốm Bát Tràng như lọ độc bình, song bình, bát vẽ chuồn, bát vẽ các tích cổ...đã được các lái thương Bồ Ðào Nha, Nhật Bản, Hà Lan, Pháp... mua với số lượng lớn. Nhiều nghệ nhân Nhật Bản đã bắt chước phong cách tạo hình, nét vẽ phóng khoáng, màu men đa dạng, giản dị, mộc mạc mà sâu lắng của gốm Bát Tràng.
    Cái khéo cái tài của người làng gốm Bát Tràng được phát huy cao độ trong cơ chế thị trường: Hàng gốm mỹ thuật, gốm sứ công nghiệp, đồ giả cổ, gốm xây dựng cao cấp được dần thay thế cho đồ gia dụng như bát, chén, đĩa, gạch. Những mặt hàng truyền thống xưa chỉ được làm khi có khách đặt để trùng tu phục chế di tích cổ.
    Ðến Bát Tràng hôm nay, ít có ai ngờ có một thời nghề gốm sứ nơi đây đã có cơ mai một, cả làng chỉ còn vài lò gốm của HTX với sản phẩm đa dạng như bát, tích, chén, sành phẩm chất cấp thấp. Ðể có sức sống đầy xuân sắc hôm nay, người Bát Tràng ngoài cái tinh, cái nhạy còn tiềm ẩn một tình yêu da diết với nghề gốm cổ truyền. Bằng lòng yêu nghề và sự miệt mài lao động, tìm tòi sáng tạo, nghệ nhân Ðào Văn Can đã tìm ra bí quyết men mờ, rạn của gốm cổ Việt, các nghệ nhân Lê Văn Vấn, Lê Văn Cam, Nguyễn Văn Khiếu... mỗi người một tìm tòi, phát hiện để góp những kiến thức, kinh nghiệm để phục chế các nước men gốm sứ Bát Tràng xưa. Những thành quả lao động sáng tạo của lớp nghệ nhân già cùng sức trẻ của bát Tràng đã làm nên một thế giới đa dạng, sống động lấp lánh sắc màu từ nắm đất quê hương.
    mtv
  3. vuthanhminh

    vuthanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    4.150
    Đã được thích:
    0
    LÀNG GỐM BÁT TRÀNG
    Tên Bát Tràng được hình thành từ thời Lê, đó là sự hội nhập giữa 5 dòng họ gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát xứ thanh với dòng họ Nguyễn ở đất Minh Tràng này.
    Sau đó 5 dòng họ lớn trong làng gốm Bát Bồ là các họ Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm đã nhóm họp và quyết định đưa một số nghệ nhân, thợ gốm và gia đình con cháu họ dời làng di cư về phía kinh thành Thăng Long tìm đất lập nghiệp. Họ dừng chân tại vùng 72 gò đất trắng làng Minh Tràng. Sáu dòng họ trên vùng 72 gò đất trắng ấy đã góp sức cùng nhau làm nên một Bát Tràng với những viên gạch mộc mạc, đơn sơ nhưng để lại một dấu ấn khó quên trong ca dao cổ.
    Ước gì anh lấy được nàng
    Ðể anh mua gạch Bát Tràng về xây
    Xây dọc rồi lại xây ngang
    Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân
    Không chỉ viên gạch cổ, Bát Tràng còn là một làng nghề sản xuất gốm khá nổi tiếng từ bao đời nay. Sản phẩm gốm Bát Tràng như lọ độc bình, song bình, bát vẽ chuồn, bát vẽ các tích cổ...đã được các lái thương Bồ Ðào Nha, Nhật Bản, Hà Lan, Pháp... mua với số lượng lớn. Nhiều nghệ nhân Nhật Bản đã bắt chước phong cách tạo hình, nét vẽ phóng khoáng, màu men đa dạng, giản dị, mộc mạc mà sâu lắng của gốm Bát Tràng.
    Cái khéo cái tài của người làng gốm Bát Tràng được phát huy cao độ trong cơ chế thị trường: Hàng gốm mỹ thuật, gốm sứ công nghiệp, đồ giả cổ, gốm xây dựng cao cấp được dần thay thế cho đồ gia dụng như bát, chén, đĩa, gạch. Những mặt hàng truyền thống xưa chỉ được làm khi có khách đặt để trùng tu phục chế di tích cổ.
    Ðến Bát Tràng hôm nay, ít có ai ngờ có một thời nghề gốm sứ nơi đây đã có cơ mai một, cả làng chỉ còn vài lò gốm của HTX với sản phẩm đa dạng như bát, tích, chén, sành phẩm chất cấp thấp. Ðể có sức sống đầy xuân sắc hôm nay, người Bát Tràng ngoài cái tinh, cái nhạy còn tiềm ẩn một tình yêu da diết với nghề gốm cổ truyền. Bằng lòng yêu nghề và sự miệt mài lao động, tìm tòi sáng tạo, nghệ nhân Ðào Văn Can đã tìm ra bí quyết men mờ, rạn của gốm cổ Việt, các nghệ nhân Lê Văn Vấn, Lê Văn Cam, Nguyễn Văn Khiếu... mỗi người một tìm tòi, phát hiện để góp những kiến thức, kinh nghiệm để phục chế các nước men gốm sứ Bát Tràng xưa. Những thành quả lao động sáng tạo của lớp nghệ nhân già cùng sức trẻ của bát Tràng đã làm nên một thế giới đa dạng, sống động lấp lánh sắc màu từ nắm đất quê hương.
    mtv
  4. idiot60

    idiot60 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2002
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Bạn nào quan tâm xin hãy vào
    http://ttvnol.com/forum/t_156734
    Và cùng Hưởng ứng

    Idiot
  5. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    HỔm rày viết về Huế và Đà Lạt hôm nay kevin bay ra hà nội giao lưu với anh em một chuyến , nhân dịp nói về hà nội 36 phố Phường anh em nào nhớ hêt post lên phụ giúp kevin nhe.
    Đồng Xuân, Yên Tĩnh, Yên Thành, Yên Phụ, Yên Ninh, Tiền Trung, Vinh Hạnh, Phương Trung, Vĩnh Trú, Hà Khẩu, Thanh Hà, Văn Lâm, Thanh Ngộ, Thanh Miếu, Thái Cam, Thụy Khê, Thịnh Yên, Thiền Chung, Hàm Long, Tiên Tích (đường cái quan), Khán Xuân (Bách thú), Phủ Từ (Hàng Cót), Vĩnh Thuận, Cầu Đông, Yên Thái, Bảo Thiên, Kim Ngư, Gia Ngư, Nam Ngư, Cự Phú, Hà Trung (Ngõ Trạm), Đông Thổ.
    Hà Nội có 36 phố phường... rồi có nơi bán hàng hóa. Đặc biệt là nơi bán hàng người ta thường tập trung vào một khu vực. Ví dụ : hàng Đào ,hàng nón ( chuyên bán nón )..vv..vv..
    Nhưng nếu ai đến hay những ai cư ngụ tại Hà Nội thì biết...đi xe xích lô vòng Thủ đô Hà Nội...thì chừng 25 phút là trở về chốn cũ.
    Để kỳ sau chúng tôi nói rõ diện tích thủ đô Hà Nội và dân số và quận hạt bao nhiêu.
    Còn Saigon...thì khác.Nhưng tổ chức cơ cấu cũng không khác bao nhiêu.
    Ví dụ : một người bạn chúng tôi cư ngụ tại Quận 4 Saigon là :
    49 Lê quốc Hưng , Quận 4 - Saigon - Việt Nam ( trước 1975 )
    nay là 49 Lê quốc Hưng , Quận 4 - thành phố HỒ chí Minh - Việt Nam ( sau 1975 ) ..... thì gởi thư sẽ đến nơi.
    Nhưng nếu ghi kỷ thì :
    -- Tổ 11 , khóm 22 , phường Khánh Hội , số 49 đường Lê quốc Hưng , Quận 4 - thành phố Hồ chí Minh - Việt Nam
    thì ngay xác xuất luôn
    Hà Nội sở dĩ người miền Nam , sanh đẽ tại Saigon...chưa từng bao giờ ra Hà Nội...mà người ấy nhớ Hà Nội y như nhớ Saigon là vì người ấy thích đọc sách văn chương Việt Ngữ...mà hầu như tác giã viết sách văn chương hầu hết 85 % là người Bắc.
    Như người ấy đọc sách cũa Nhất Linh , Thạch Lam cũa Khái Hưng
    và ngay cã một nhà học giã lão thành mà ai ai cũng mến là Nguyễn hiến Lê...ông mưu sinh , ông làm việc , ông hành nghề viết văn...rồi ông mất đi , chôn đi...cũng tại Long Xuyên ( Hậu Giang )...ông NGuyễn hiến Lê là người Bắc Hà Nội...nên mến ông thì tự nhiên... hồn Hà Nội cũa ông vào theo làn hơi thở cũa mình mà không hay.
    Văn chương và mỹ thuật có sức lôi hút người ta lạ lùng. Nếu bạn thích truyện và phim mà nhan đề là : " Zobra the Greek " thì bạn sẽ nhớ đến một tỉnh lỵ nhõ , xứ Hy Lạp..có thầy giáo nghèo... người đóng phim trắng đen nổi danh là : "Anthony Quin "... rồi tưỡng tài tữ nầy là người Hy Lạp luôn... nhưng thật sự ông là " mẹ là người Mexico và cha là người Anh.
    Như nhà văn Hermingway viết sách : " Ngư ông và biển cã " ( có lẽ tôi quên nhưng là The Old man and the Sea )...thì chúng ta thấy nhớ đến bờ biển cũa ngôi làng nghèo tại Cuba...chớ thật sự ông có đến Cuba chơi , rồi sách viết xong tại Florida / USA...mà xưa kia thì từ Florida sang Cuba y như ta từ Rạch Giá đến Phú Quốc vậy...
    thôi mệt quá rồi mai post tiếp
  6. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    sorry anh chị em ở hà nội nhe, kevinlà dân miền nam chính gốc, post topic này thấy ngại quá, mong anh chị em thứ lỗi cho kevin ....
  7. Khotakid

    Khotakid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Hà nội có bao nhiêu phố bắt đầu bằng chữ "HÀNG" ?
    Cứ theo thực trạng hiện nay, Hà Nội có 53 phố và ngõ bắt đầu bằng chữ Hàng, nếu xếp theo a,b,c thì là Hàng Bạc, Hàng Bài, Hàng Bè, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Bột (ngõ), Hàng Buồm, Hàng Bún, Hàng Chai, Hàng Cháo, Hàng Chỉ (ngõ), Hàng Chiếu, Hàng Chĩnh, Hàng Chuối, Hàng Cỏ (ngõ), Hàng Cót, Hàng Da, Hàng Dầu, Hàng Đào, Hàng Đậu, Hàng Điếu, Hàng Đồng, Hàng Đường, Hàng Gà, Hàng Gai, Hàng Giày, Hàng Giấy, Hàng Hành, Hàng Hòm, Hàng Hương, Hàng Khay, Hàng Khoai, Hàng Lược, Hàng Mã, Hàng Mành, Hàng Mắm, Hàng Muối, Hàng Ngang, Hàng Nón, Hàng Phèn, Hàng Quạt, Hàng Rươi, Hàng Than, Hàng Thiếc, Hàng Thùng, Hàng Thịt (ngõ), Hàng Tre, Hàng Trống, Hàng Vải, Hàng Vôi. Nhưng trong thực tế lịch sử thì còn nhiều phố Hàng nữa. Có điều là đã bị thay thế dần cùng thời gian. Ví dụ ngày trước còn có Hàng Hài (nay là đoạn đầu Hàng Bông), Hàng Mụn (nay là Hàng Bút). Còn Hàng Bút vốn là đoạn cuối của phố Thuốc Bắc. Hàng Bừa và Hàng Cuốc (nay gộp lại là phố Lò Rèn), Hàng Tàn tức Hàng Lọng (nay là đoạn đầu phố Lê Duẩn), Hàng Bột (nay là phố Tôn Đức Thắng), Hàng Chè (nay là đoạn đầu phố Đinh Tiên Hoàng), phố Hàng Giò (đoạn đầu phố Bà Triệu), Hàng Kèn (đoạn phố Bà Triệu từ ngã năm Trần Hưng Đạo đến ngã năm Nguyễn Du), phố Hàng Đàn (nay là phố Hàng Quạt), phố Hàng Màn (nay là đoạn đầu phố Hàng Giày), phố Hàng Lam (đoạn đầu phố Hàng Ngang), phố Hàng Lờ (cuối Hàng Bông), phố Hàng Nâu (nay là Trần Nhật Duật), phố Hàng Tiện (nay là đoạn đầu Hàng Gai), phố Hàng Sơn (nay là Chả Cá), phố Hàng Đẫy (nay là đoạn đầu phố Nguyễn Thái Học), phố Hàng Mã dưới và phố Hàng Mây (nay gộp lại thành phố Mã Mây), phố Hàng Trứng (đoạn cuối phố Hàng Mắm), phố Hàng Gạo (phố Đồng Xuân), phố Hàng Thêu (nay là đoạn cuối Hàng Trống), phố Hàng Sắt (nay là đoạn đầu phố Thuốc Bắc)...
    Như vậy là có đến trên hai chục phố có tên bắt đầu bằng chữ Hàng, song nay đã đổi ra tên khác hoặc gộp vào thành một phố dài. Có một số phố vẫn giữ được mặt hàng truyền thống như Hàng Bạc còn đó với một số hiệu vàng, bạc mà xưa kia là nơi sản xuất vòng, xuyến, kiềng, vàng cho lớp người giàu sang. Hàng Khay vẫn còn một số thợ khảm trứ danh từ mảnh gỗ, vỏ trai mà tạo nên tác phẩm thực sự, óng ánh... Hàng Than nổi tiếng với món bánh cốm ngon lạ thường chỉ có Hà Nội mới có, gợi nhớ đến mùa cưới của người Hà Nội. Hàng Đào vẫn phấp phới màu sắc của quần áo nhắc nhở đến những phiên chợ tơ năm xưa. Hàng Trống cho đến ngày nay còn một số nhà có nghề làm trống cổ truyền, dựng tang trống, thuộc da, lên mặt trống đều bằng phương pháp thủ công. Hàng Mành vẫn làm mành. Hàng Thiếc làm thùng tôn, cắt kính. Hàng Mã vẫn bán đồ chơi Trung thu cho trẻ em... Bên cạnh đó, nhiều phố mang tên cũ nhưng không còn một ai làm nghề cũ như Hàng Gà, Hàng Cá, Hàng Gai, Hàng Bún, Hàng Cót, Hàng Bồ...
  8. Khotakid

    Khotakid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Hà nội 36 phố phường ?
    Nội thành Hà Nội hiện nay có 7 quận gồm 102 phường, tức 102 đơn vị hành chính cấp cơ sở với trên 400 phố và ngõ.
    Nhưng đó là phường và phố Hà Nội hiện nay. Còn ca dao cổ có câu:
    Hà Nội băm sáu phố phường
    Hàng Gạo, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh...
    Câu ca dao đó nay ai cũng thuộc nhưng không chính xác!
    Thực ra, phố và phường là hai phạm trù khác nhau.
    Vào thời Lê, "phường" ngoài nội dung chỉ các tổ chức của những người cùng làm một nghề (phường chèo, phường thợ) thì còn một nội dung nữa, chỉ những khu vực địa lý được coi là đơn vị hành chính cấp cơ sở ở kinh thành Thăng Long. Sử cũ còn ghi Thăng Long đời Lê gọi là phủ Phụng Thiên. Chia ra hai huyện Vĩnh Xương (sau đổi ra Thọ Xương) và Quảng Đức (sau đổi ra Vĩnh Thuận). Mỗi huyện 18 phường. Như vậy Thăng Long có 36 phường. Suốt ba thế kỷ, nhà Lê vẫn giữ nguyên sự phân định hành chính đó.
    Sang đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn đổi gọi Thăng Long là phủ Hoài Đức và chia nhỏ ra làm nhiều đơn vị mới, có tên gọi là phường, thôn, trại. Huyện Thọ Xương bị chia ra làm 8 tổng với 183 phường, thôn, trại; huyện Vĩnh Thuận bị chia ra làm 5 tổng với 56 phường, thôn, trại. Tổng cộng phủ Hoài Đức, tức kinh thành Thăng Long cũ, gồm 13 tổng, 239 phường, thôn, trại.
    Đến khoảng giữa thế kỷ XIX, hai huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận vẫn y nguyên 13 tổng nhưng con số các phường, thôn, trại rút xuống mạnh (do sáp nhập): Thọ Xương còn 113 phường, thôn, trại. Vĩnh Thuận còn 40 phường, thôn, trại. Tổng cộng là 153 phường, thôn, trại. Như vậy là nhà Lê cho Thăng Long hưởng một quy chế riêng (gọi là Phủ, trực thuộc trung ương và suốt ba thế kỷ chỉ gồm có 36 phường). Ngược lại, nhà Nguyễn đã đánh đồng Thăng Long với các phủ khác, phải lệ thuộc vào tỉnh và cũng có tổng, có thôn, có trại như mọi nơi. Đó là một việc làm của chủ trương "hạ cấp" Thăng Long.
    Như thế, không làm gì có cái gọi là "Hà Nội 36 phố phường". Chỉ có Thăng Long thời Lê có 36 phường hoặc là Hà Nội thời Minh Mạng có 239 phường, thôn, trại và Hà Nội thời Tự Đức với 153 phường, thôn, trại. Do tình hình chia nhỏ Thăng Long nên một phường đời Lê đã phân ra làm nhiều phường, thôn, trại thời Nguyễn.
    Bây giờ sang vấn đề "phố". Phố khác hẳn phường. Nếu phường nguyên nghĩa là một khu vực hành chính thì phố nguyên nghĩa là chỗ bán hàng, nơi bày hàng, tức là như ta nói ngày nay là cửa hàng, cửa hiệu. Phố có thể là một ngôi nhà bày bán hàng mà cũng có thể ban đầu chỉ là một chỗ trống nhưng lấy làm nơi bày hàng hoá để buôn bán. Cho nên ví dụ như cụm từ phố Hàng Trống nguyên nghĩa chỉ là một ngôi nhà, một cửa hàng có bán mặt hàng là trống. Cũng vậy phố Hàng Chiếu vốn chỉ một nhà có bán mặt hàng chiếu... Song do các "phố" tập trung ken sát nhau thành một dãy (dài hoặc ngắn là tuỳ) nên cái dãy gồm nhiều phố ấy (phố với nghĩa là cửa hàng, cửa hiệu) cũng được gọi tắt là phố. Và dần dần cái từ phố với biến nghĩa là một dãy các cửa hàng cửa hiệu đã lấn át cái từ phố có nguyên nghĩa là một ngôi nhà bày bán hàng. Và thế là thay vì nói dãy phố Hàng Chiếu, người ta nói phố Hàng Chiếu, phố Hàng Bạc... để chỉ những con đường mà hai bên là những ngôi nhà bày bán chiếu, bán vàng bạc... Hiện nay trong ngôn ngữ miền Bắc, từ phố với nguyên nghĩa là ngôi nhà, cửa hàng đã phai mờ hoàn toàn, song miền Trung, miền Nam thì lớp trung niên trở lên vẫn sử dụng.
    Do sự hình thành như vậy mà trong một phường cổ có nhiều phố. Như cùng trong phường Đông Các có phố Hàng Bạc, phố Hàng Mắm, phố Hàng Giày... Cho nên phường không bao giờ lại ngang hàng với phố mà là trùm lên các phố. Và cũng vì thế, 36 phường thời Lê không thể là 36 phố + phường được./.

Chia sẻ trang này