1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các thể loại âm nhạc

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi tienghatngoclan, 02/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tienghatngoclan

    tienghatngoclan Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Các thể loại âm nhạc

    DẪN LUẬN
    Âm nhạc là một môn nghệ thuật có nhiều loại hình phong phú và đa dạng ,từ làn điệu dân ca mộc mạc , từ nét nhạc tấu đơn giản của cây đàn nghiệp dư , đến những bản a-ri-a hết sức phức tạp trong opera hay các hình thức âm nhạc giao hưởng như u-véc-tuya , liên kết giao hưởng , trường ca giao hưởng .
    Âm nhạc là một môn nghệ thuật âm thanh phản ánh phản ánh cuộc sống xung quanh chúng ta bằng các hình tượng âm thanh . Cũng như các bộ môn nghệ thuật khác , với sức mạnh diễn cảm lớn lao , âm nhạc thể hiện tất cả những gì gắn liền với cuộc sống của con người : niềm vui và nỗi khổ , cuộc đấu tranh sinh tồn , những suy tư , chí hướng và ước mơ hạnh phúc .
    Âm nhạc phản ánh các khía cạnh khác nhau của thực tại trước hết thông qua việc khai thác thế giới nội tâm của con người . Nét đặc trưng điển hình , một trong những ưu thế nổi bật hơn cả của nghệ thuật âm nhạc là khi phản ánh quá trình phát triển và chuyển biến không ngừng từ trạng thái này sang trạng thái khác của tình cảm , nó có khả năng truyền đạt những sắc thái tinh tế nhất , gây ấn tượng vô cùng sâu sắc cho người nghe .

    Có những tác phẩm âm nhạc vĩ đại có nội dung là những suy nghĩ về cuộc sống , là hoạt động căng thẳng của tư duy , là chí hướng và những niềm khát vọng mãnh liệt , là sự miêu tả các nhân cách khác nhau qua các mối quan hệ qua lại ,trong các tình huống xung đột và trong các cuộc đấu tranh sinh tồn . Thậm chí âm nhạc giao hưởng , hợp xướng o-pê-ra còn xây dựng cả những hình tượng vĩ đại của tập thể quần chúng , cuộc đấu tranh giải phóng nhân dân , những biến cố lịch sử lớn lao , những xung đột xã hội sâu sắc .
    "Thể loại âm nhạc " là khái niệm chỉ các loại hình tác phẩm khác nhau của nghệ thuật âm nhạc , chẳng hạn như bài ca lao động , bài hát ru , rô-măng-xơ , vũ khúc , hành khúc , prê-luýt , u-véc-tuya . Các tác phẩm âm nhạc thuộc cùng một thể loại , tuy nội dung hết sức đa dạng , song vẩn có những nét giống nhau về phương thức biểu diễn âm nhạc , về tính chất của mối quan hệ giữa nó với thực tại , với đời sống .Ngay những thính giả mới tiếp xúc với âm nhạc ,khi nghe tác phẩm mới cũng có thể phân biệt được dễ dàng một khúc hát ru , bản hành khúc chiến đấu , hành khúc tang lễ , bài ca cách mạng và các loại vũ khúc : vũ khúc Nga , le-dơ-ghin-ca , pôn-ca , van-xơ .
    Thể loại ( tiếng Pháp có nghĩa là chủng loại , giống ) là loại hình nhất định của sáng tác nghệ thuật gắn liền với thực tiễn lịch sử đã sản sinh ra nó , với đời sống sinh hoạt bằng một phương thức nhất định .
    Cũng như các lĩnh vực sáng tác nghệ thuật khác , âm nhạc rất phong phú về thể loại.Nếu chia tất cả các thể loại âm nhạc thành những nhóm cùng loại , xuất phát từ đặc tính biểu diễn của chúng thì ta có thể nêu lên những nhóm lớn sau đây :
    a, Âm nhạc dân gian truyền miệng gồm bộ phận thanh nhạc và khí nhạc .
    b, Âm nhạc sinh hoạt và âm nhạc giải trí ( đơn ca , độc tấu , âm nhạc cho dàn nhạc phòng khách , dàn nhạc hơi , nhạc jazz )
    c, Âm nhạc thính phòng do một hoặc một số nghệ sĩ điêu luyện biểu diễn trong các phòng hoà nhạc nhỏ .
    d, Âm nhạc giao hưởng viết cho dàn nhạc giao hưởng lớn , biểu diễn trong phòng nhạc đồ sộ .
    e, Âm nhạc hợp xướng viết chi dàn nhạc hợp xướng lớn biểu diễn .
    f, Các loại âm nhạc sân khấu biểu diễn trong nhà hát ( ô-pê-ra ,ba lê , hài nhạc kịch , ô-pê-rét )

    Tuy nhiên , cũng có thể phân loại theo một phương thức khác , nghĩa là chia tất cả các thể loại âm nhạc viết cho giọng hát ( có đệm bằng nhạc cụ , hoặc không có đệm ) và nhóm khí nhạc viết cho nhạc cụ diễn tấu .
    Phân loại theo phương thức này người ta căn cứ không những vào đặc điểm của phương thức biểu diễn , mà cả các quy luật mỹ học rất quan trọng gắn liền với những khả năng hoàn toàn khác trong việc thể hiện nội dung .Chúng tôi muốn nói tới mối quan hệ trực tiếp với hầu hết các thể loại thanh nhạc với lời ca , với ngôn từ , một yếu tố giúp người nghe dễ tiếp thu tác phẩm , cho dù đó là bài dân ca đơn giản , một bản rô-măng-xơ , một chương trình hợp xướng hay một vở ô-pê-ra .
    Trái lại , trong các tác phẩm khí nhạc , nội dung tư tưởng sâu sắc mà các nhạc sĩ đưa vào đó lại được thể hiện hoàn toàn bằng các hình tượng âm thanh , không có lời ca . Đây chính là khác biệt đậm nét giữa các thể loại thanh nhạc và khí nhạc .Vì thế , ta sẽ nghiên cứu riêng từng loại .
    ( còn tiếp )
  2. tienghatngoclan

    tienghatngoclan Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Lịch sử lâu đời của nền nghệ thuật âm nhạc chứng minh rằng trong nhiều thế kỉ qua , ở khắp các nước trên thế giới , đã xuất hiện và phát triển nhiều loại hình thức âm nhạc khác nhau , với những phương tiện biểu hiện độc đáo và những đặc điểm ngôn ngữ riêng biệt .Con đường mà nền nghệ thuật âm nhạc chuyên nghiệp đã trải qua trong những thế kỉ là con đường đi từ điệu hò lao động hết sức đơn giản , từ những bài dân ca mộc mạc , những vũ khúc sinh hoạt đến những tác phẩm giao hưởng và hợp xướng phức tạp của các nhạc sĩ cổ điển ( để biểu diễn những tác phẩm này cần có sự tham gia của hàng chục thậm chí hàng trăm nhạc công và ca sĩ chuyên nghiệp ) .
    Âm nhạc tồn tại ở mọi thời đại và trong cuộc sống của tất thảy các dân tộc . Nó ra đời từ thời cổ đại xa xưa như một phương tiện giao tiếp có hiệu lực cao của loài người . Từ những thời kỳ tiền sử , âm nhạc đã gắn liền mật thiết với hoạt động thực tiễn và nhu cầu vật chất của con người . Những người thợ săn và những người bẫy chim rừng dùng cây sáo bắt chước rất tài tình tiếng chim hót để nhử chúng vào bẫy .Những người săn nai miền bắc thường dùng một thứ tù và đặc biệt để gọi nai .Cứ như vậy , dần dần người ta đã biết dùng nhạc cụ để phản ánh tiếng nói sinh động của thiên nhiên .
    Tiếng hò trong lao động có tác dụng liên kết một cách nhịp nhàng nỗ lực chung của mọi người khi cần khiêng vác hoặc di chuyển những vật nặng . Từ thời cổ xưa người ta đã thấy xuất hiện nhạc hiệu săn bắn , vũ khúc chiến binh , những bài ca cầu nguyện huyền bí .
    Ngay những hình thức âm nhạc và ca hát đơn giản , mộc mạc nhất của các bộ lạc săn bắn thời nguyên thủy cũng đã có khả năng gây ấn tượng sâu sắc , khích lệ con người đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt ,hùng vĩ và các thế lực thù địch .
    Trong nhiều thế kỉ , nhiều thiên niên kỉ qua , các thể loại ca khúc và khí nhạc đa dạng đã là người bạn đường của nhân loại .Các bà mẹ ngân nga điệu hát ru êm ái bên nôi em bé .Các trò chơi trẻ thơ của mỗi dân tộc đều kèm theo những bài hát vui , dí dỏm về chim muông và thú rừng , với những điệu hát " tập đếm " , "im lặng " , "châm chọc ".v..v.. Âm nhạc còn đệm cho thanh niên nhảy múa , vui chơi .Những bài ca hôn lễ của các dân tộc ca ngợi trí tuệ , sắc đẹp và đức chuyên cần lao động của các cặp vợ chồng trẻ .Còn biết bao bài ca , điệu nhạc muôn màu muôn vẻ , chan hoà công cuộc lao động và giờ phút nghỉ ngơi của người nông dân , công nhân , của những người lao động .Tiếng đàn tiếng hát vang lên từ những ngày hội gia đình , những ngày lễ tế chung của dân tộc .Từ bao đời nay tiếng kèn xung trận hùng tráng đã khích lệ các chiến sĩ nơi trận tuyến .
    Mỗi thể loại khí nhạc và thanh nhạc đều có những phương tiện diễn cảm âm nhạc tiêu biểu ,đã được gọt giũa qua nhiều thế kỷ trong sáng tác âm nhạc của các dân tộc khác nhau .Trong quá trình gạn lọc những âm điệu đặc sắc ,có khả năng gây ấn tượng mãnh liệt nhất ,chọn lựa các hình nét giai điệu ,các loại nhịp múa ,các kiểu bước hùng dũng trang trọng ,đã hình thành phương pháp điển hình hoá nghệ thuật tiêu biểu cho từng thể loại âm nhạc trong việc phản ánh các hiện tượng khác nhau của thực tại .Chính vì thế khái niệm "thể loại " là yếu tố có ý nghĩa hết sức lớn lao .Nhiều đặc tính diễn cảm của các hình tượng âm nhạc , ta không thể nhận thức và đánh giá đúng được , nếu tách khỏi những đặc điểm thể loại đã sản sinh ra chúng .
    Lịch sử cho thấy trong quá trình phát triển của nền âm nhạc chuyên nghiệp , ở thời trung cổ , âm nhạc vẫn liên hệ chặt chẽ với cơ sở sinh hoạt của nhân dân và đời sống xã hội của các đô thị trung cổ . Ngoài ca khúc , vũ khúc , các nhạc sĩ thời xa xưa ấy còn sáng tác những nhạc hiệu nhà binh và săn bắn , âm nhạc cho các cuộc diễu hành trang trọng , các lễ xuất quân hoặc các nghi thức tôn giáo ,những nhạc điệu giải trí nhẹ nhàng cho các buổi tiếp tân , các đêm khiêu vũ , các hội cải trang .Tất cả những thể loại sinh hoạt đó ra đời là do vai trò phục vụ thực tiễn của nghệ thuật âm nhạc thời bấy giờ .
    ( còn tiếp )
  3. tienghatngoclan

    tienghatngoclan Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Đời sống xã hội ngày một phát triển và trở nên phức tạp hơn , tầm nhìn của con người trong lãnh vực tư tưởng cũng mở rộng ,do đó cần có những tác phẩm âm nhạc mang nội dung sâu sắc hơn , và đồng thời với hình thức đa dạng , phức tạp hơn . Trong âm nhạc dân gian ,thể loại ca khúc trữ tình phong phú và đa dạng về giai điệu dần dần đã trở thành thể loại âm nhạc chủ đạo .Trong âm nhạc chuyên nghiệp thì những thể loại cổ mất dần đi tính thực dụng .Nếu theo dõi quá trình phát triển các thể loại nhạc múa ta sẽ dễ nhận thấy điều đó hơn . Trong các tổ khúc nhạc múa (1) viết cho hai vi-ô-lông có đệm của Cô-re-li ( 1653-1713 ) - nhà soạn nhạc kiêm biểu diễn vi-ô-lông xuất sắc của nước Ý - hay trong các tổ khúc của các nhạc sĩ Đức vĩ đại thế kỷ XVIII là Handen và G.X.Bắc , những tiểu khúc mang tên gọi của các vũ khúc cổ ( điệu a-lơ-măng Đức ,điệu cu-răng ,ga-vốt ,mơ-nuy-ê của Pháp , điệu xa-ra-băng-đa của Tây Ban Nha ) .Rõ ràng không còn tính chất âm nhạc sinh hoạt ban đầu nửa . Người ta không thể nhảy múa bằng những điệu nhạc đó được . Với tiết tấu quen thuộc của các điệu nhạc múa tinh tế ấy , nhạc sĩ G.X.Bắc vĩ đại đã sáng tạo những tác phẩm âm nhạc có nội dung sâu sắc , những tác phẩm thuần túy mang tính chất trỡ tình , mà đôi khi có cả màu sắc kịch tính nữa .
    Bên cạnh các thể loại âm nhạc sinh hoạt cổ đã được cải biên ấy , trong thế kỷ XVII-XVIII ta còn thấy xuất hiện các loại hình âm nhạc mới không chỉ phục vụ riêng cho mục đích thực tiễn . Nổi bật hơn cả trong số các thể loại ấy là những hình thức âm nhạc lớn : xô-nát , giao hưởng ,công-xéc-tô .Cũng gần trong khoảng thời gian này ( thời điểm ranh giới giữa thế kỷ XVI-XVII ) ở Ý đã xuất hiện một thể loại sân khấu mới , đó là ô-pê-ra .Chỉ trong một thời gian ngắn nó đã trở thành một thể loại được hoan nghênh nhiệt liệt ở nhiều nước trên thế giới .
    Nhưng thể loại âm nhạc xuất hiện sớm hơn cả là âm nhạc thính phòng .Khái niệm "thính phòng " lấy từ danh từ camera ( tiếng Ý camera có nghĩa là văn phòng ) .Lúc đầu người ta dùng khái niệm này để chỉ loại âm nhạc biểu diễn nghiệp dư ,với sự tham gia có hạn của những người yêu nhạc .Vì thế ở thế kỷ XV-XVII , khái niệm "âm nhạc thính phòng " gắn liền với những ca khúc đơn giản có đệm những vũ khúc mộc mạc , các loại tiểu khúc ( như prê-luýt ,phóng tác , biến tấu ) và cả những tác phẩm liên khúc gọi là tổ khúc , bao gồm nhiều tiểu khúc hoặc những vũ khúc nhỏ , đôi khi còn gọi là pac-ti-ca ( tiếng Ý có nghĩa là tác phẩm nhiều chương ) .
    Dần dần ,những thể loại khí nhạc xuất hiện trong sinh hoạt gia đình ấy đã trở thành những thể loại âm nhạc biểu diễn trong sân khấu hoà nhạc lớn .Tuy thế khi biểu diễn loại tác phẩm thính phòng , các nghệ sĩ vẫn có quan hệ trực tiếp và chân tình hơn với thính giả , điều này được thực hiện một cách tự nhiên trong các phòng hoà nhạc nhỏ (2) .
    Một đặc điểm quan trọng khác nữa của âm nhạc thính phòng là sự nổi bật lên hàng đầu giá trị nghệ thuật cá nhân của người biểu diễn : ca sĩ , nghệ sĩ pi-a-nô , vi-ô-lông hay hợp tấu khí nhạc - tứ tấu ,tam tấu (3).Nội dung tư tưởng tình cảm của âm nhạc thính phòng thường được thể hiện nhờ sự nỗ lực sáng tạo của một hoặc một nhóm nghệ sĩ : của hai người trong tác phẩm song tấu ( chẳng hạn song tấu vi-ô-lông và pi-a-nô ) , của ba người trong tác phẩm tam tấu , bốn người trong tứ tấu , năm người trong ngũ tấu .Giữa các thành viên hợp tấu có mối quan hệ bình đẳng về nghệ thuật .Mỗi bè của hợp tấu âm nhạc thường có những nét giai điệu cá biệt có sắc thái âm lượng tinh tế và đôi khi có kỹ xảo phức tạp .Chính vì vậy các nghệ sĩ lớn rất hào hứng tham gia biểu diễn những hợp tấu thính phòng cổ điển của Hai-đơn , Mô-da , Be-tô-ven , Su-be , Su-man , Bramx , Glin-ca , Trai-cốp-xki , Bô-rô-đin, Gla-du-nốp ,Ta-nhê-ép .
    Trong khi đó , âm nhạc giao hưởng là loại hình mà ý đồ nghệ thuật thường do lực lượng của một tập thể lớn các nhạc công thực hiện ,dưới sự điều khiển của người chỉ huy .Trong những tác phẩm đó , nội dung tư tưởng sâu sắc kết hợp với quy mô đồ sộ , với lối phát triển chủ đề bao quát , đồng thời , các hình tượng và chủ đề âm nhạc chính của chúng lại vẫn đơn giản , đậm đà và nổi bật .Các liên khúc giao hưởng , khúc phóng tác và trường ca giao hưởng , dù có quy mô lớn , có ý đồ phức tạp đến đâu chăng nữa thì các chủ đề chính của chúng thường cũng vẫn đơn giản và có sức truyền cảm , vì chúng bắt nguồn từ các thể loại âm nhạc sinh hoạt : các làn điệu dân ca , các âm điệu rô-măng-xơ , các nhịp điệu hành khúc hùng tráng ,tiếng kèn phăng-pha khích động lòng người chiến sĩ hoặc các loại tiết tấu vũ khúc .Bởi thế , ngay những thính giả mới tiếp xúc với âm nhạc cũng có thể phân tích được tương đối dễ dàng ý nghĩa và nguồn gốc thể loại của các hình tượng chủ yếu trong nhiều tác phẩm giao hưởng .
    Khi nhận định về các thể loại âm nhạc , nhà soạn nhạc Nga , Đ.Sô-xta-cô-vit đã viết : " Trong các thể loại âm nhạc khác nhau , nền âm nhạc giao hưởng lớn dường như chiếm vị trí hàng đầu .Nó có nội dung sâu sắc hơn cả và là vị thống soái của vương quốc âm nhạc .Không có một vĩ nhân nào lại không am hiểu thế giới tư tưởng tình cảm phong phú vô tận chứa trong đó ,không biết đến niềm cảm hứng cao đẹp mà tri thức và sự hiểu biết âm nhạc giao hưởng có thể đem lại cho con người "(4).
    Phụ lục :
    (1) : Tổ khúc là biên khúc gồm nhiều tác phẩm âm nhạc nhỏ , khác nhau về tính chất , các tổ khúc cổ thế kỷ XVI-XVIII thường bao gồm các vũ khúc sinh hoạt đa dạng.
    (2) Chỉ trong những buổi biểu diễn của các nghệ sĩ bậc thầy như X.Rich-te ,E.Ghi-lenx,Van-cli-bớc v..v.. thì các tác phẩm này mới được đưa lên sân khấu hoà nhạc lớn .
    (3) Hợp tấu là hình thức biểu diễn tập thể của một số nhạc công hay ca sĩ , đồng thời , hợp tấu còn là tên gọi của loại tác phẩm viết cho một số nghệ sĩ cùng biểu diễn .
    (4) Đ.Sô-xta-cô-vít , "Tìm hiểu và yêu thích âm nhạc " - Maxcơva , NXB " Đội thanh niên cận vệ " ,1958 .
    Hết phần Dẫn Luận .
    ( còn tiếp )
  4. tienghatngoclan

    tienghatngoclan Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    * Các thể loại sẽ được trình bày
    Thanh nhạc
    Rô-măng-xơ và A-ri-a
    Ba-lát
    Các khí nhạc một chương
    Nhạc múa
    Van-xơ
    Ma-duốc-ca và pô-lô-ne
    Các hình thức phức điệu Phu-ga
    Xô- nát
    Âm nhạc giao hưởng , liên khúc giao hưởng
    Ô-pê-ra và các hình thức âm nhạc trong ô-pê-ra
    Thể loại Ô-ra-tô-ri-ô và Căng-tát
    Ba-lê
  5. tienghatngoclan

    tienghatngoclan Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    *** XÔ-NÁT _ T.Pô-pô-va
    Bao gồm các nội dung :
    - Giới thiệu
    - Liên khúc xô-nát và hình thức xô-nát
    - Tính chất của liên khúc xô-nát
    - Xô-nát tiền cổ điển
    - Xô-nát cổ điển và những người sáng tạo
    - Xô-nát thời kì sau Be-tô-ven
    - Xô-nát của các nhạc sĩ Nga
    Trước hết xin lưu ý mình (tienghatngoclan ) không biết cách ghi lại khuông nhạc lên đây nên đành phải bỏ qua
    I . GIỚI THIỆU .
    Trong các loại hình đa dạng của nền khí nhạc cổ điển , những hình thức liên khúc ( gồm nhiều chương ) như xô-nát , giao hưởng , công-xéc-tô , là những thể loại có vị trí nổi bật hơn cả .Mỗi tác phẩm thuộc loại này thường có ba hay bốn chương độc lập ( ít khi có hai chương ). Các chương đó khác nhau về tính chất âm nhạc và nhịp điệu ;chúng liên kết với nhau thành một chỉnh thể nhờ ý đồ nghệ thuật chung .
    Tuy ba loại tác phẩm kể trên khác nhau rõ rệt trước hết ở phương thức biểu diễn ( chẳng hạn liên khúc giao hưởng thì do dàn nhạc biểu diễn ,công-xéc-tô do nghệ sĩ độc tấu và dàn nhạc đệm ,còn xô-nát thì do một ,hai hoặc nhiều nhóm nghệ sĩ hoà tấu (1) ,song, chúng có không ít những điểm giống nhau .Nổi bật lên trên sự giống nhau về kết cấu liên khúc của loại tác phẩm này ,về trật tự đặc biệt của các chương trong liên khúc và cả cấu trúc của một số chương xây dựng theo quy luật của hình thức được gọi là hình thức xô-nát (2).
    Khác với các hình thức khí nhạc nhỏ ( như prê-luýt ,khúc tùy hứng ),các liên khúc xô-nát , giao hưởng bao gồm không phải một , hai hình tượng âm nhạc chủ yếu ,mà cả một hệ thống các hình tượng khác nhau .Nhờ cách bố trí xen kẽ các chương có nhịp độ nhanh và chậm trong liên khúc xô-nát giao hưởng ,người nghe tiếp thu được nhiều hình tượng âm nhạc khác nhau về tính chất - những hình tượng nói lên một cách toàn diện ý đồ chung của tác phẩm trong quá trình phát triển căng thẳng và tập trung .
    Ngay từ những năm đầu học pi-a-nô , vi-ô-lông , vi-ô-lông-xen hay bất cứ các loại nhạc cụ nào khác học viên đã phải tiếp xúc với các loại xô-nát và xô-na-tin (3) .Khi tập chơi đàn bản xô-na-tin hay xô-nát ,người nhạc công trẻ tiếp thu được lối phát triển bao quát và toàn diện các ý nhạc .Chính vì thế chương trình học của mỗi nhạc công trẻ ( chẳng hạn chương trình thi tốt nghiệp trường sơ cấp hoặc trung cấp âm nhạc ) nhất thiết phải có loại tác phẩm có hình thức lớn , thường là xô-nát ,xô-na-tin ( đôi khi là công-xéc-tô ) .Các học sinh sơ cấp âm nhạc ,cũng như các học viên tham gia các tổ nhạc ngoại khoá , từ nhỏ sẽ tập nghe và biểu diễn những bản xô-nát dễ ,dần dần sẽ tiếp thu loại tác phẩm này .
    Những thính giả chưa có trình độ kiến thức âm nhạc nhất định sẽ khó tiếp thu và khó yêu thích loại xô-nát của các nhạc sĩ cổ điển , nhất là những ai mới chỉ tiếp xúc với nghệ thuật âm nhạc qua các tác phẩm nhạc nhẹ. Các thính giả không quen theo dõi sự tập trung phát triển của những ý nhạc sâu xa và nghiêm túc đôi khi cảm thấy hình như xô-nát cổ điển buồn tẻ và khó hiểu .
    Nhà văn Pháp Ăng-toan đơ Xăng-Ê-duy-pê-ri , khi miêu tả thế giới tâm hồn cao đẹp của một trong các nhân vật của mình - người thanh niên phi công - đã bổ sung vào tính cách nhân vật một chi tiết nhỏ nhưng đậm nét : lòng yêu thích loại âm nhạc hay và nghiêm túc .Đối với nhân vật này , một nét giai điệu trong bản xô-nát nào đó đã là cả một chân lý nghệ thuật .
    Với tâm trạng đầy lo lắng cho kết quả chuyến bay thường kì , nhân vật trong cuốn truyện nhớ lại "... mấy nốt trong bản xô-nát hôm qua anh được nghe cùng nhóm bạn bè .Bạn anh không hiểu âm nhạc ".
    -Thứ nghệ thuật này làm cho người ta phát ngấy .Cả cậu cũng vậy , nhưng cậu không dám thú nhận điều đó .
    - Cũng có thể - Anh đáp .
    Lúc đó , anh cũng cảm thấy cô đơn như giờ đây , nhưng anh hiểu ngay rằng , chính nỗi cô đơn ấy làm cho tâm hồn anh thêm phong phú .Âm nhạc đem tin tức đến cho anh , cho riêng mình anh giữa đám người ngu dốt kia .Âm nhạc dịu dàng thủ thỉ với anh những điều thầm kín riêng tư , cũng giống như các tín hiệu ngôi sao trời nói với anh .Nó nói với anh bằng thứ ngôn ngữ riêng mình anh hiểu qua đầu bấy nhiêu con người ". (4)
    Các thính giả mới bắt đầu tiếp xúc với âm nhạc sẽ dần dần biết cảm thụ âm nhạc , hiểu được những tác phẩm khí nhạc phức tạp hơn ,và lúc đó họ sẽ thấy rằng , chính xô-nát là thể loại âm nhạc gắn liền với cả một kho tàng phong phú của nền âm nhạc tuyệt diệu làm rung động lòng người , với những hình tượng âm nhạc muôn màu muôn vẻ .
    Có nhiều tác phẩm văn học đã nhắc đến ấn tượng sâu sắc của các xô-nát cổ điển đối với người nghe .Ta hãy nhớ lại thiên truyện ngắn " Chuỗi hạt lựu " của A.Cu-prin , trong đó , thế giới tâm hồn của nhân vật thể hiện qua việc tiếp xúc với chương chậm trang nghiêm tuyệt diệu của bản xô-nát số 2 của Be-tô-ven ( chương Largo appassinato ) ; hay thiên truyện ngắn bi ai của I.Tuốc-ghê-nhép nhan đề " Bất hạnh " , trong đó hình ảnh nữ nhân vật được liên tưởng với ấn tượng kì diệu của bản "A-pa-xi-ô-na-ta " do chính nàng biểu diễn .Nhà văn Tuốc-ghê-nhép đã nhắc đến bản "phóng tác " giọng đô thứ nổi tiếng của Mô-da trong bộ tiểu thuyết " Cha và con " ; bản xô-nát "Ánh trăng " được Tôn-xtôi gợi lại trong tác phẩm "Hạnh phúc gia đình " .Một thiên truyện vừa của Tôn-xtôi mang tên tác phẩm của Be-tô-ven : Xô-nát "Crây-de ". Ta còn có thể kể thêm nhiều thí dụ tương tự khác nữa .
    Các xô-nát ưu tú đều là những tác phẩm có nội dung tư tưởng nghệ thuật phong phú , đa dạng và sâu sắc , có nhiều hình tượng âm nhạc đẹp và thơ mộng , có hình thức nghệ thuật hoàn chỉnh .
    Những xô-nát có nội dung nghệ thuật lớn lao và sâu sắc hơn cả thường được đưa vào chương trình biểu diễn của các nghệ sĩ ưu tú .Những chương trình hoà nhạc mà trong đó các tác phẩm tuyệt diệu như xô-nát " Pa-tê-tích " , " Xô-nát có hát nói " hay " A-pa-xi-ô-na-ta" của Be-tô-ven , xô-nát có chương hành khúc tang lễ của Sô-panh .Xô-nát "Phao-xto" giọng si thứ của Lixt hay các xô-nát vi-ô-lông của Grích , đều thu hút được sự chú ý của đông đảo thính giả . Nhiều khi , cả người biểu diễn lẫn thính giả đều chú trọng chủ yếu đến những tác phẩm này trong chương trình biểu diễn chung .
    Nghệ thuật biểu diễn thiên tài của A.Ru-bin-stanh qua bản Xô-nát "Ánh trăng" của Be-tô-ven gây cho thính giả ấn tượng nghệ thuật kì diệu mà V.Xta-xốp đã miêu tả như sau .
    "...Cả hội trường lặng đi một khoảnh khắc yên tĩnh - Ru-pin-stanh đang chuẩn bị , đang suy tư - không ai dám thở mạnh , tất cả dường như chết lịm đi cùng một lúc và trong hội trường không còn một ai nữa .Lúc bấy giờ tưởng chừng như từ xa , rất xa ,từ cõi sâu thẳm vô hình của tâm hồn , mới vọng đến những âm thanh nhỏ nhẹ , trang trọng .Có những âm thanh buồn một vẻ buồn vô tận , có những âm thanh sâu lắng gợi lên những hồi ức ,những linh cảm về nỗi đợi chờ khủng khiếp . Những gì Ru-bin-stanh tạo ra ở giây phút đó ,nghệ sĩ đã đem theo tới nơi an nghỉ cuối cùng , và có thể là không bao giờ còn có ai được nghe những tiếng nói đó của tâm hồn , những âm thanh rung động , xao xuyến .Cần phải có một con người vô song ,như Ru-bin-stanh ,ra đời một lần nữa và một lần nữa đem tới cùng với mình những phát hiện mới "...
    *Phụ lục
    (1) Theo quy tắc thông thường , những xô-nát viết cho hợp tấu nhạc cụ được gọi theo số lượng người tham gia biểu diễn .Xô-nát cổ điển viết cho ba nhạc cụ được gọi là "tam tấu " , cho năm nhạc cụ là " ngũ tấu " , cho sáu nhạc cụ là " hợp tấu sáu đàn "v.v..
    (2) Cần phân biệt ba khái niệm : hình thức xô-nát , liên khúc xô-nát giao hưởng và bản xô-nát với tư cách là một thể loại khí nhạc độc lập ( xem phần phân tích cơ cấu của xô-nát ).
    (3) Xô-na-tin ( tiếng Ý : Sonatina ) là bản xô-nát nhỏ .Nó khác xô-nát ở chỗ nội dung đơn giản hơn , quy mô ngắn gọn hơn .Có nhiều bản xô-na-tin ( chẳng hạn hai xô-na-tin dễ ,giọng son trưởng và pha trưởng của Be-tô-ven ) hoàn toàn không có các chương viết theo hình thức xô-nát , đó chỉ là liên khúc gồm các bản nhạc nhỏ mang tính chất ca khúc ( viết theo thể hai đoạn , ba đoạn hoặc rông-đô ) . Những tác phẩm này giống loại xô-nát cổ điển chủ yếu về âm điệu và giai điệu .Ngoài ra các nhạc sĩ hiện đại như nhạc sĩ Pháp Mô-rix Ra-ven (1875-1937) , hay các nhạc sĩ Xô-viết N.Mia-xốp-xki và Đ.ca-ba-lép-xki đã sáng tác những xô-na-tin tương đối khó về kĩ thuật và chủ yếu mang tính chất trữ tình .
    (4) Ăng-toan đơ Xăng -Ê-duy-pê-ri __Chuyến bay đêm __ Trong cuốn "Trái đất của con người " .Maxcơva .NXB Văn nghệ 1957 .
  6. tienghatngoclan

    tienghatngoclan Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    II. LIÊN KHÚC XÔ-NÁT VÀ HÌNH THỨC XÔ-NÁT .
    Xô-nát ( tiếng sonare có nghĩa là âm vang ) là một trong các thể loại âm nhạc thính phòng .
    Giống như các thể loại âm nhạc cổ điển khác ( tổ khúc , công-xéc-tô ,liên khúc giao hưởng ),xô-nát là loại tác phẩm liên khúc nhiều chương .Nó bao gồm những chương độc lập ( ba , bốn ,đôi khi hai chương ) ,song, giữa các chương đó có mối quan hệ nội tại mật thiết .
    Xô-nát cổ điển ( cũng giống như các thể loại có nhiều điểm giống nó là giao hưởng và công-xéc-tô ) khác những loại tác phẩm liên khúc ( như tổ khúc - một kết cấu gồm nhiều tiểu khúc âm nhạc trong vũ khúc nối tiếp nhau) ở chỗ các chương trong liên khúc xô-nát được sắp xếp theo một trật tự cố định hơn .Thêm nữa trong các thời kỳ lịch sử khác nhau ,tính chất , nội dung tư tưởng ,tình cảm của những chương này , nhiều khi gắn liền với nhóm hình tượng nghệ thuật nhất định .
    Các chương của xô-nát ,ít nhất có một chương viết theo hình thức xô-nát (1) ( thường là chương một , và đôi khi có cả chương khác nữa )
    Qua những điểm đã trình bày ở trên ta nhận thấy khái niệm "xô-nát " với tư cách là một tác phẩm liên khúc khác với khái niệm "hình thức xô-nát " .Bởi vì "liên khúc xô-nát " hay "bản xô-nát " là tác phẩm gồm nhiều chương có tính chất khác nhau ,trong đó không phải chương nào cũng viết ở hình thức xô-nát .Còn hình thức xô-nát là cấu trúc nội tại của một trong các chương ( thường là chương 1 ) của một tác phẩm khí nhạc lớn như liên khúc xô-nát ,giao hưởng , công-xéc-tô , u-véc-tuya , tứ tấu , tam tấu v..v..
    Hình thức xô-nát là một hình thức như thế nào ? Đây là một loại kết cấu kịch tính đúng với ý nghĩa chân chính của từ này ,có ý đồ rộng lớn , hình thành trên cơ sở đối chiếu tương phản các hình tượng âm nhạc , các ý nhạc khác nhau , đôi khi dựa vào các mối xung đột căng thẳng .Trong liên khúc xô-nát , chính các chương viết ở hình thức xô-nát là những chương có quá trình phát triển hết sức căng thẳng , dồn dập , nhiều khi có kịch tính sâu sắc .
    Hình thức xô-nát cổ điển xây dựng trên cơ sở đối chiếu tương phản hai chủ đề âm nhạc , và bao gồm ba phần như sau : phần trình bày , phần triển khai và phần tái hiện .
    *Phần trình bày là phần giới thiệu 2 ý nhạc , đôi khi cả một nhóm các chủ đề nhạc .Chủ đề thứ nhất ( viết ở giọng chính của toàn tác phẩm ) được gọi là chủ đề chính hay bè chính , bởi vì nội dung âm điệu của chủ đề đó quyết định về cơ bản tính chất của toàn tác phẩm .Đối lập với chủ đề đó là chủ đề thứ hai , ít nhiều tương phản với chủ đề một , và nhất thiết phải được viết ở giọng mới (2) ( ít ổn định hơn giọng điệu ban đầu của chủ đề chính ). Theo quy ước thông thường , người ta gọi đó là chủ đề phụ .
    Không nên căn cứ vào cách gọi quen thuộc đó để đi đến kết luận rằng chủ đề phụ có nội dung âm nhạc kém hơn chủ đề chính .Tên này xuất hiện trong quá trình phát triển lịch sử của thể loại , do chỗ chủ đề thứ hai của hình thức xô-nát nhất thiết phải được trình bày ở một giọng phụ , chứ không phải ở giọng chính của tác phẩm .Khi nghiên cứu các xô-nát cổ thế kỉ XVII-XVIII ,ta thấy trong các tác phẩm đó ,hai chủ đề này thường có màu sắc tương phản rõ rệt .Đôi khi chủ đề phụ chỉ là nhắc lại một đoạn chủ đề chính ,nhưng dịch chuyển sang một giọng điệu mới .Các nhạc sĩ thời đó đã bằng lòng với sự tương phản riêng về giọng điệu , mặc dù chất liệu của hai chủ đề chính và phụ giống nhau .Ngay trong những xô-nát , giao hưởng và hợp tấu thính phòng của Hai-đơn , Mô-da và các nhạc sĩ khác ở thế kỉ XVIII , nhiều khi các chủ đề cũng không tương phản .Song , do sự tăng dần chiều sâu nội dung của các liên khúc xô-nát , tính chất tương phản của các chủ đề trong phần trình bày đã trở nên đậm nét và nổi bật hơn .Hơn thế nữa , trong những bản xô-nát có nội dung kịch tính sâu sắc thì bản thân chủ đề chính , nhiều khi cũng bao gồm những yếu tố tương phản đậm nét .
    Ta hãy nhớ lại chương một có nhịp độ nhanh trong bản xô-nát pi-a-nô giọng đô thứ của Mô-da ( phần trên của nó là bản phóng tác nổi tiếng , một sáng tác đầy thi hứng của nhạc sĩ ). Một hình tượng khắc nghiệt , quyết liệt ,và đối lập với nó là : nét nhạc mềm mại , nhỏ nhẹ ở âm khu giữa , xây dựng bằng các âm điệu đầy vẻ đau đớn , dường như van lơn .Nảy sinh từ các yếu tố tương phản đầy kịch tính đó , chủ đề chính của xô-nát giữa mãi về sau tính chất kịch tính sôi động ban đầu .Trong quá trình phát triển tư tưởng chính , âm nhạc mỗi lúc một căng thẳng , mãnh liệt hơn . Do đó , sự xuất hiện chủ đề trữ tình êm ái , với vẻ hiền hoà thanh bình càng nổi bật hơn .Vốn là một nét nhạc du dương , ngân nga , lại có màu sắc giọng trưởng tươi sáng , giai điệu tuyệt đẹp này tương phản đậm nét với chủ đề chính khắc nghiệt , giàu kịch tính . Song , đây chưa phải là chủ đề phụ , bởi vì nó chỉ thoáng hiện lên mà thôi .Dòng nhạc du dương thanh bình ấy ngắt ra từng đoạn và trở nên sôi nổi hơn , điệu tính ít ổn định hơn , rõ ràng nó có tính chất của nét nhạc "vào đề " .Và mãi về sau này , mới nổi lên chủ đề phụ mang tính chất trữ tình du dương ,lai láng , viết dưới hình thức đối thoại hai bè .
    Nhiều chủ đề trong các xô nát của Be-tô-ven cũng được xây dựng trên cơ sở đối chiếu các hình tượng tương phản kịch tính như vậy , thí dụ như phần mở đầu chậm của bản xô-nát "Pa-tê-tích " hay chủ đề chính của bản xô-nát pi-a-nô số 5 , giọng đô thứ .Chủ đề anh hùng ca với nét nhạc phăng-pha hùng dũng giọng thứ này ,ngay từ những âm thanh đầu ,đã vang dội như biểu trưng của niềm khát vọng mãnh liệt .Đối lập với nó là những âm điệu than thở đầy đau thương , những âm điệu nói lên một tâm trạng ngỡ ngàng đầy xót xa .Trong chủ đề của bản xô-nát này , dường như Be-tô-ven dựng nên hình tượng tiêu biểu của người anh hùng thời đại cách mạng mà ông đang sống , người anh hùng vươn tới sự nghiệp hoạt động tích cực , lao vào cuộc đấu tranh dũng cảm , nhưng còn chưa thoát được những mối băn khoăn dao động , chưa tin ở sức mình :
    Khuông nhạc : Molto allegro e con brio
    ...
    Toàn bộ phần phát triển ngắn tiếp theo đó của chủ đề chính là những cuộc đấu tranh giữa niềm khát vọng dũng cảm , giữa tiếng gọi hành động , với tâm trạng lo lắng , hoài nghi .Nhưng , lòng dũng cảm , chủ nghĩa anh hùng đã chiến thắng .Khi nhắd lại chủ đề phăng-pha ban đầu thì những âm điệu than thở đau thương đã được thau thế bằng tiếng nói kiên quyết , khẳng định .Tiếng nói kien quyết kết thúc đường nét mạnh dạn của chủ đề chính đó , dường như khẳng định thêm thắng lợi của khát vọng và ý chí mãnh liệt :
    KN ...
    Trong những bản xô-nát có nội dung tư tưởng phong phú và phức tạp , nhiều khi trước chủ đề phụ , còn có đoạn phát triển lớn của ý nhạc chính ( đoạn này thường không ổn định về điệu tính ) .Trong nhiều xô-nát , chẳng hạn như bản xô-nát đô thứ của Mô-da , xô-nát Pa-tê-tích nổi tiếng và chương kết bản xô-nát Ánh trăng của Be-tô-ven phần nhạc tiếp nối giữa hai chủ đề chính và phụ , mà khoa hình thức âm nhạc gọi là chủ đề "liên kết " ,được xây dựng trên cơ sở phát triển những âm điệu đặc sắc nhất của chủ đề chính .Trong các xô-nát thời kì đầu của Hai-đơn , MÔ-da và các nhạc sĩ khác thì tình hình không như vậy .Ở những đoạn tiếp nối các nhạc sĩ thường dùng chất liệu âm nhạc "trung lập" hơn , những nét lướt ồn ào , những chuỗi hợp âm rải , nhiều khi những đoạn tiếp nối này "tách biệt " với nhóm hình tượng nghệ thuật chung toàn chương.
    Các xô-nát thời kỳ thành đạt của Mô-da và Be-tô-ven lại có những quy luật khác .Trong những bản giàu chủ đề tương phản và có nội dung phức tạp hơn ,thì chủ đề mới với đường nét giai điệu nổi bật và diễn cảm , đôi khi xuất hiện ngay trong đoạn "liên kết " không ổn định về điệu tính đó .Các thính giả ít kinh nghiệm dễ lầm tưởng đó là chủ đề phụ .Song , cần nhớ rằng , một trong những đặc tính quan trọng của chủ đề phụ là màu sắc điệu tính rõ ràng , nó được viết ở một giọng mới đã được phát triển trước đó của chủ đề liên kết .Ngược lại , những nét nhạc mới trong chủ đề liên kết ( đặc biệt hay gặp trong các xô-nát của Mô-da) bao giờ cũng không ổn định về điệu tính , tuy chúng có hình tượng giai điệu độc lập và nội dung trữ tình sâu sắc .Với âm hưởng căng thẳng ,chúng làm nhiệm vụ chuẩn bị cho sự xuất hiện chủ đề phụ thực sự , mà đôi khi có thể thua kém cả chủ đề liên kết về phương diện nội dung , giai điệu phong phú và đặc sắc .
    Chủ đề liên kết du dương trong chương một của bản xô-nát pi-a-nô số 5 của Be-tô-ven là một nét giai điệu độc lập , mang tính chất suy tư ,chiêm ngưỡng thanh bình . Vì nó tương phản sâu sắc với chủ đề chính giàu kịch tính , nên ta có thể lầm đó là chủ đề phụ :
    KN...
    Song , chủ đề phụ thực sự , cũng mang tính chất du dương trữ tình , lại xuất hiện muộn hơn một chút ( ở giọng trưởng song song là loại giọng các nhạc sĩ rất thích dùng trong xô-nát cổ điển giọng thứ ) .Chủ đề này trong sáng thơ mộng ,nhưng đồng thời cũng sôi nổi :
    KN...
    Nhưng rồi âm hưởng trở nên căng thẳng hơn ,sôi động hơn .Và bất ngờ , tất cả kết thúc bằng sự lập lại những âm điệu của chủ đề chính .Ở một điệu trưởng trong sáng , chúng có âm hưởng mới , màu sắc chiến thắng vui tươi :
    KN...
    Phần trình bày kết thúc một cách lô-gích và hợp lí bằng đoạn kết nhỏ .
    Qua sự phân tích trên , ta thấy những phần trình bày của xô-nát xây dựng không phải bằng hai mà bằng nhiều hình tượng âm nhạc khác nhau , một trong các chủ đề trữ tình tương phản đôi khi xuất hiện ngay trong chủ đề liên kết , trước khi nổi lên chủ đề trữ tình chủ yếu là chủ đề phụ .Phần trình bày có thể có cấu trúc phức tạp hơn , nếu đối lập với chủ đề chính không phải chỉ có một mà là hai hay cả một nhóm chủ đề phụ .
    Chủ đề nhạc với hình hài giai điệu độc lập đôi khi xuất hiện cả ở cuối phần trình bày , tạo thành chủ đề kết , như người ta thường gọi ( nhưng thông thường chủ đề kết là sự nhắc lại và phát triển các âm điệu của chủ đề chính ).
    Nhiều xô-nát của Be-tô-ven rất phong phú về chủ đề .Nét đặc trưng điển hình của các xô-nát đó là sự tiếp nối liên tục , dồn dập các tư tưởng và hình tượng nghệ thuật .Thí dụ như chương kết của bản xô-nát "Ánh trăng " nổi tiếng , một trong những tác phẩm giàu kịch tính hơn cả của Be-tô-ven .
    Hình tượng chủ yếu của chủ đề chính trong chương kết xô-nát "Ánh trăng " là sức mạnh quyết liệt của lòng phẫn nộ trào dâng như một dòng thác .Các hợp âm rải ngắn , mạnh ở âm thanh cuối cùng , vang dội như những đời sống mãnh liệt không gì ngăn cản nổi .
    KN : Presto agitato
    Trên nền âm sôi động đó nổi lên nét nhạc đượm vẻ âu lo căng thẳng của chủ đề phụ , với những âm điệu xao xuyến tựa như một giọng nói thiết tha :
    KN : Presto agitato
    Những tiếng thét điên cuồng ấy ( với lối nhấn đặc biệt vào bậc V của điệu thức ) lặp đi lặp lại nhiều lần , bằng những quãng tám đồng âm bao quát âm vực mỗi lúccao hơn , ngeh như một câu hỏi day dứt triền miên .Không khí tình cảm căng thẳng ấy đã chuyển thành cơn bão tố khát vọng bất ngờ .Những hợp âm trưởng chói lọi có nhịp nhấn lệch , tựa những tia chớp , được kết hợp với những nét lướt như cơn lốc xoáy .
    Sau ánh sáng rực rỡ loé lên phút chốc đó , lại trở lại nét ảm đạm của giọng thứ .Sự nhắc lại kiên trì mãi một âm thanh khiến cho người nghe có cảm tưởng như một niềm âu lo dai dẳng nào ám ảnh .Trên nền âm thanh đó , vang lên một chủ đề trữ tình mới có sức truyền cảm mãnh liệt , như một giọng nói đầy xúc động , như lời tự sự xót xa với những dấu hỏi lo âu , đặt ra cho mình , cùng những lời giải đáp khẳng định và phủ định .
    Chính chủ đề chứa chan tình cảm này đã kết thúc phần trình bày trong chương kết của Xô-nát Ánh trăng .Xét về tính trữ tình sâu sắc và tính thơ mộng thì đây là một trong những chủ đề nhạc đẹp và lớn lao nhất , không những trong xô-nát Ánh trăng mà trong cả toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Be-tô-ven .Nó làm nhiệm vụ chủ đề kết trong phần trình bày của chương kết ; tính chất nhịp nhàng ,kiềm chế của tiết tấu ,cũng như sự ổn định rõ ràng về điệu tính , là những yếu tố chứng tỏ vai trò chủ đề kết đó của nét nhạc này
    KN...
    Nhìn chung , phần đầu chương kết trong xô-nát "Ánh trăng" là mẫu mực tuyệt diệu của một phần trình bày xô-nát phức tạp , có nhiều chủ đề , mà trong số đó các chủ đề tương phản đậm nét được gắn với nhau , bằng cơ sở tiết tấu nhấn sôi nổi và sự giống nhau về âm điệu .
    Được tienghatngoclan sửa chữa / chuyển vào 10:48 ngày 04/07/2004
  7. tienghatngoclan

    tienghatngoclan Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Phần triển khai là phần lớn thứ hai của hình thức xô-nát .Nó có đặc điểm là không ổn định về giọng điệu , xây dựng trên cơ sở phát triển mạnh mẽ chất liệu âm nhạc đã có , qua sự xung đột và đấu tranh căng thẳng giữa các chủ đề ,các hình tượng âm nhạc chủ đạo ( chủ đề chính , chủ đề phụ , chủ đề liên kết ) .Trong phần triển khai , các hình tượng và ý nhạc chính của phần trình bày thường được khai thác ở khía cạnh mới , dường như xuất phát từ các góc độ khác nhau .Trong phần lớn các tác phẩm xô-nát , phần triển khai là giai đoạn phát triển nổi bật nhất , căng thẳng nhất của toàn bộ cấu trúc âm nhạc .
    Nếu đem so sánh những tác phẩm xô-nát ra đời trong các thời đại lịch sử khác nhau ( cuối thế kỉ XVII , thế kỉ XVIII và thế kỉ XIX ) ta sẽ thấy rằng ý nghĩa của phần triển khai ngày càng trở nên lớn lao , càng được tăng cường hơn .Trong xô-nát cổ , phần triển khai chỉ "chớp nhoáng" và quy mô của nó thường không lớn lắm ( đôi khi tác giả hoàn toàn lược bỏ phần này ).
    Rô-manh Rô-lăng đã viết :''... Các nhạc sĩ tiền bối của Be-tô-ven coi đoạn này chỉ là một phương tiện chuyển tiếp biến chúng từ phần trình bày sang phần tái hiện ; ở đây các nhạc sĩ trưng bày một cách khiêm tốn ( bởi lẽ thời đại đó là một thời đại lịch thiệp ) tài nghệ điều khiển cuộc tranh biện của các chủ đề .TRong các sáng tác của Mô-da , phần triển khai không bao giờ lớn quá 2/3 chương một , thường nó chỉ bằng 1/3 chương ".
    Trong các xô-nát tiền cổ điển ,ta có thể gặp những kết cấu không có phần triển khai , mà chỉ có phần trình bày và tái hiện . Đó là kết cấu của một số xô-nát đơn giản hơn cả của các nhạc sĩ thế kỉ XVIII : Xcác-lát-ti , Ph.E.Bắc , G.Hai-đơn và Mô-da .
    Trong sự nghiệp sáng tác của Be-tô-ven , phần triển khai có ý nghĩa lớn lao hơn nhiều , trong những xô-nát và giao hưởng có nội dung phong phú nhất của nhạc sĩ . ( chẳng hạn , trong chương một và chương kết của bản "A-pa-xi-ô-na-ta " ) ,phần triển khai đã trở thành vũ đài đấu tranh rộng lớn , một trung tâm kịch tính , nó có ý nghĩa như một trong những đỉnh cao quan trọng nhất của quá trình phát triển tác phẩm .
    Phần thứ ba của hình thức xô-nát là phần tái hiện .Đó là đoạn nhắc lại và khẳng định chất liệu âm nhạc ban đầu của phần trình bày dưới hình thức biến đổi đôi chút .
    Ranh giới đậm nét giữa phần triển khai căng thẳng , không ổn định về điệu tính và phần tái hiện , chính là thời điểm ,khi chủ đề được nhắc lại ( nhất thiết phải ở giọng chính ổn định của tác phẩm ). Sau đó , nhắc lại các chủ đề khác đã có trong phần trình bày ;chúng có thể biến dạng ít nhiều .Sự khác biệt quan trọng nhất ở đây là giữa chủ đề chính và chủ đề phụ không còn sự tương phản đậm nét về điệu tính nữa ( điều này đặc biệt thấy rõ trong một số xô-nát giọng thứ ). Như vậy , trong phần tái hiện , tính chất kịch tính và mâu thuẫn của các chủ đề ít nhiều có giảm bớt .Có những xô-nát ,phần tái hiện không nhắc lại toàn bộ chất liệu âm nhạc của phần trình bày .Tác giả thường lược bỏ một phần chủ đề liên kết hoặc một trong các chủ đề phụ ,chẳng hạn như trong chương một , bản xô-nát có hành khúc tang lễ của Sô-panh .Sở dĩ như vậy là vì phần triển khai rất giàu kịch tính trong xô-nát của sô-panh được xây dựng hoàn toàn bằng âm điệu của chủ đề chính ;chủ đề này đã phát triển mạnh mẽ và căng thẳng tới mức sự nhắc lại hình tượng ban đầu của nó trong phần tái hiện sẽ trở nên vô nghĩa về phương diện nghệ thuật .
    Sau phần tái hiện , nhiều khi còn có một đoạn làm nhiệm vụ tổng kết toàn chương , hoặc toàn tác phẩm , nếu chương đó là chương cuối .Đoạn kết đó được gọi là đoạn cô-đa .
    Trong một số xô-nát có quy mô lớn và ý đồ tư tưởng sâu xa , thì cô-đa có thể mở rộng ,như một phần độc lập của hình thức xô-nát .Chẳng hạn , trong chương kết xo-nát "Ánh trăng " , cũng như trong chương kết bản " A-pa-xi-ô-na-ta " của Be-tô-ven , phần cô-đa có âm hưởng hùng mạnh làm nhiệm vụ của đỉnh cao kịch tính lớn nhất , tổng kết nội dung tư tưởng của toàn tác phẩm .
    Hết II .
  8. tienghatngoclan

    tienghatngoclan Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    III. TÍNH CHẤT CỦA LIÊN KHÚC XÔ-NÁT
    Ở thế kỷ thứ XVIII , liên khúc xô-nát viết cho nhạc cụ độc tấu thường là liên khúc gồm ba chương khác nhau về tính chất , nhưng gắn với nhau bởi ý đồ nghệ thuật chung .Trật tự điển hình hơn cả của các chương này là : chương nhanh , sôi nổi ( allegro ) , chương chậm trữ tình rồi lại đến một chương nhanh có tính chất và nhịp độ khác với chương một .
    *Chương một của liên khúc xô-nát cổ điển thường có nhịp điệu nhanh , sôi nổi . Với sức mạnh nghệ thuật lớn lao , nó phản ánh các khía cạnh khác nhau của thực tại , mà trước hết là thế giới nội tâm muôn hình muôn vẻ của con người , những biến động của tâm hồn , cuộc đấu tranh sinh tồn , cùng với các khía cạnh khác nhau của tính cách trong mối quan hệ thân ái hoặc qua những va chạm xung đột .Chương một thường có nhịp độ nhanh , viết ở hình thức xô-nát , cho nên chính xác nó được gọi là chương " xô-nát allegro" .
    Phần lớn các chương một của xô-nát cổ điển đều phát triển mãnh liệt sôi nổi , dồn dập và căng thẳng .Có những tác phẩm , chẳng hạn như bản xô-nát " Pa-tê-tích " của Be-tô-ven còn có phần mở đầu chậm đặt trước chương một , giống như trong liên khúc giao hưởng vậy .
    *Chương hai của xô-nát cổ điển thường là chương chậm , du dương , mang tính chất ca khúc đơn giản , đôi khi lại có hình thức ngâm vịnh rất diễn cảm .Các kí hiệu chỉ nhịp điệu điển hình của chương chậm trong xô-nát là andante - nhịp nhàng , adagio- chậm , dịu dàng , tình cảm ; largo - rộng lớn , đầy đặn .
    Nội dung các chương chậm trong xô-nát cổ điển thường mang tính chất trữ tình .Trong một số xô-nát pi-a-nô , chương chậm được thay bằng hình thức tang lễ ( bản xô-nát thứ 12 của Be-tô-ven , xô-nát của Sô-panh , ngũ tấu của Su-man ) Cũng có những xô-nát không có chương chậm .
    * Chương ba của xô-nát cổ điển - chương kết - thường có nhịp độ rất nhanh .Phần lớn các chương kết của thế kỉ XVIII đều thể hiện thế giới quan trong sáng lạc quan của tác giả .Nhiều khi đó là những bức tranh sinh hoạt lộng lẫy , xây dựng trên cơ sở tiết tấu vũ khúc ( thí dụ tiết tấu điệu mơ-nuy-ê ) hoặc xây dựng bằng các chủ đề kiểu ca khúc dân gian .
    Đôi khi , chương kết của xô-nát có nhịp độ không nhanh , khoan thai , gần như chậm .Chẳng hạn trong chương kết bản xô-nát pi-a-lông độc tấu của I.E.Khan-đô-skin là một bản biến tấu nhịp độ chậm ; chương kết của bản xô-nát pi-a-nô cuối cùng của Be-tô-ven ( số 32 ) là một bản a-ri-ét-ta với các biến tấu , chương kết của bản xô-nát niên thiếu đầu tiên của Xcri-a-bin là một bản hành khúc tang lễ đầy đau thương .
    Có những trường hợp chương kết của xô-nát cổ điển là kết cấu rông-đô .
    Rông- đô ( tiếng Ý và tiếng Pháp có nghĩa là vòng tròn ) là một kiểu kết cấu " vòng tròn " , giống như kết cấu của điệu múa vòng ;đặc điểm của nó là chủ đề chính được nhắc lại nhiều lần ( không dưới 3 lần ) .Trong hình thức này chủ đề chính lặp đi lặp lại xen kẽ với những đoạn tương phản khác ;phần lớn những đoạn xen kẽ đều mang tính chất triển khai .Đôi khi một trong những đoạn nhạc đó có chủ đề mới , thường là một nét ca khúc du dương .
    Nhiều chương rông-đô trong các xô-nát cổ điển ( cũng như trong các giao hưởng cổ điển ) được xây dựng bằng các chủ đề ca khúc dân gian đặc sắc , chẳng hạn bản rông-đô tươi vui lạc quan dựa theo một chủ đề ca khúc dân gian của những người trồng nho vùng sông Ranh trong bản xô-nát " Bình minh " viết cho pi-a-nô của Be-tô-ven , bản rông-đô với chủ đề nhạc dân gian Hung-ga-ri trong chương kết của một trong những các tam tấu phổ cập hơn cả của Hai-đơn .
    Cuối thế kỷ XVIII và trong thế kỷ XIX , do sự tăng cường nội dung sâu sắc và lớn lao , các chương kết của xô-nát cổ điển thường được viết ở hình thức xô-nát .Nhiều khi các chương này là đỉnh cao kịch tính của toàn tác phẩm , dường như ở đó tập trung những khâu quan trọng nhất của diễn biến kịch tính căng thẳng . Chẳng hạn các chương kết trong nhiều xô-nát của Be-tô-ven ( xô-nát Ánh trăng , xô-nát " A-pa-xi-ô-na-ta " .v.v.. )
    Đi đôi với việc sử dụng ngày càng nhiều hình thức xô-nát trong các chương kết , hình thức rông-đô truyền thống cũng biến dạng rõ rệt .Dần dần nó trở thành một hình thức gọi là : rông-đô xô-nát " . Kết cấu của "rông-đô xô-nát " thực ra rất gần với hình thức xô-nát , chỉ khác là sau phần trình bày , chủ đề chính lại được nhắc lại trọn vẹn ( ở giọng chính ) .Hình thức rông-đô xô-nát được sử dụng trong nhiều chương kết xô-nát của Be-tô-ven như bản xô-nát số 8 " Pa-tê-tích " , xô-nát số 15 " Đồng quê " , xô-nát số 27.
    Các liên khúc xô-nát viết cho nhạc cụ độc tấu của các nhạc sĩ thế kỉ XVIII ( Ph.E.Bắc , Hai-đơn , Mô-da ) thường chỉ có hai hoặc ba chương , riêng trong các sáng tác của Be-tô-ven thì ngay từ những tác phẩm đầu tiên , nhạc sĩ đã mở rộng liên khúc tới bốn chương , làm cho nó gần với thể loại giao hưởng và tứ tấu . Giữa chương chậm và chương kết , đôi khi có bổ sung chương mơ-nuy-ê sôi nổi - một loại vũ khúc rất phổ cập ở thế kỷ XVIII .Nhưng , thông thường , ông đưa vào vị trí đó chương xkéc-dô - đó là một tiểu khúc nhanh , gợi cho người ta cảm giác chuyển động thanh thoát , không bị ràng buộc trong khuôn khổ tiết tấu nhạc múa đều đặn .
  9. tienghatngoclan

    tienghatngoclan Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Tuy trong các tác phẩm xô-nát đầu tiên của mình , Be-tô-ven đã sáng tạo hình thức xô-nát bốn chương , gần với hình thức liên khúc giao hưởng ( xem các xô-nát số 1,2,3,4,7,11,12,13,18 ) , nhưng sau này , vào thời kì trưởng thành , chủ yếu nhạc sỉ viết loại xô-nát ba chương , và đôi khi , chỉ hai chương . Những xô-nát độc tấu của các nhạc sĩ thế kỉ XIX ( Su-be , Su-man , Sô-panh , Grích ) thường lại là những liên khúc bốn chương lớn .
    Nét đặc trưng điển hình trong kết cấu liên khúc của phần lớn các xô-nát cổ điển là sự kết hợp xen kẽ các loại nhịp độ : nhanh -chậm-nhanh .Tuy nhiên , số lượng các chương trong liên khúc xô-nát , cũng như thứ tự của chúng , có thể hoàn toàn khác nhau .Điều đó làm cho thể loại xô-nát khác nhiều so với giao hưởng cổ điển và tứ tấu , đây là loại tác phẩm chủ yếu có thứ tự bốn chương truyền thống .
    Xô-nát ba chương nhiều khi hoàn toàn không có chương chậm ( Hai-đơn thường thay thế chương chậm bằng một tiểu khúc nhạc múa là điệu mơ-nuy-ê ) . Nhiều xô-nát hai chương , xây dựng trên cơ sở tương phản nhịp độ nhanh dồn dập và nhanh vừa , cũng không có chương chậm .
    Một điều dễ nhận thấy là trong nhiều sáng tác xô-nát hai chương , tác giả cố ý tạo cho mỗi chương có được cả những đặc điểm của chương khác trong liên khúc hoàn chỉnh thông thường . Chẳng hạn , chương của xô-nát pi-a-nô số 27 của Be-tô-ven ( giọng mi thứ ) là một chương viết theo hình thức xô-nát allegro giàu kịch tính , trên cơ sở tiết tấu hành khúc -vũ khúc ; còn chương kết rông-đô mang tính chất ca khúc du dương , nhịp độ không nhanh quá thì đồng thời vừa làm nhiệm vụ chương chậm trữ tình , vừa làm nhiệm vụ chương kết có hình thức " múa vòng " điển hình .

    Đôi khi xô-nát mở đầu bằng một chương chậm .Đó thường là các biến tấu của một chủ đề ca khúc ( bản xô-nát pi-a-nô giọng la trưởng của Mô-da , xô-nát số 12 có hành khúc tang lễ của Be-tô-ven ) .
    * Bản xô-nát phóng tác tuyệt diệu của Be-tô-ven mà người đời đương thời gọi là xô-nát Ánh trăng bắt đầu bằng một chương chậm mang tính chất suy tưởng sâu xa .Tên gọi Ánh trăng liên quan đến chương một hết sức thơ mộng của tác phẩm . Một thính giả nhiệt thành hâm mộ sáng tác của Be-tô-ven là Ren-stáp đã nhận thấy trong chương nhạc đó bức tranh đêm trăng tuyệt diệu bên bờ hồ Phiếc-van-stet ở Thụy Sĩ . Thực vậy , những chùm ba ngân vang nhịp nhàng trong toàn chương một của xô-nát đã tạo nên những âm thanh huyền ảo , mềm mại gợi cho thính giả tiếng lá rì rào hay tiếng sóng vỗ nhịp nhàng .
    Ngay từ những nhịp đầu của chương chậm trữ tình , một bản dạ khúc độc đáo của thế kỷ XIX đã nổi lên nét nhạc du dương , ngân vang trên nền âm thanh mềm mại của bè trầm . Đối đáp với nó là những âm thanh đượm vẻ đau thương tưởng chừng như sinh ra từ âm điệu hồi hộp của một giọng nói đầy xúc động :
    Khuông nhạc : adagio sostenuto
    ---
    Niềm suy tư sâu xa , nỗi đau buồn và băn khoăn lo lắng trong chốc lát đã được thay thế bằng những niềm hy vọng tươi sáng , những ước mơ hạnh phúc , những khát vọng rạo rực . Nhưng rồi âm hưởng mỗi lúc một căng thẳng dồn dập hơn , chuẩn bị lập lại chủ đề chính ( phần tái hiện ) .
    Chương hai - Allegretto - ngắn , sinh động , vang lên sau đó như một sự tương phản đậm nét . Màu sắc tươi sáng , tiết tấu nhạc múa uyển chuyển của nó dường như làm dịu bớt không khí căng thẳng trước cơn bão tố được miêu tả trong chương chậm đầy vẻ đau buồn trên .
    KN : Allegretto
    ----
    Nhưng , bầu trời hửng sáng chẳng được bao lâu . Chương allegretto duyên dáng chuyển trực tiếp vào cơn lốc tàn bạo khủng khiếp của chương kết , theo lời Rô-lăng thì đây là bức tranh một đêm bão tố rùng rợn.
    Chương kết lớn của xô-nát Ánh trăng , chương Presto ( presto chỉ nhịp độ rất nhanh ) rực lửa , là một chương mang tính chất anh hùng ca , giàu kịch tính , thấm nhuần tinh thần đấu tranh sôi sục và quyết liệt . Chính trong chương kết viết ở hình thức xô-nát này , cơ sở kịch tính , cơ sở tích cực của tác phẩm mạnh mẽ hơn cả . Toàn bộ chương kết của xô-nát Ánh trăng là một quá trình phát triển kịch tính căng thẳng dẫn tới cao trào ở phần cô-đa . Nó khẳng định ý chí dũng cảm , vươn tới cuộc đấu tranh anh hùng , quyết liệt trong tương lai . Như vậy , chương kết của xô-nát Ánh trăng là trung tâm kịch tính của toàn bộ tác phẩm . Các chủ đề nối tiếp nhau xuất hiện trong một cơn lốc âm thanh khủng khiếp ; những chủ đề kịch tính sôi nổi , hối hả , mãnh liệt hoặc đau thương hay suy tưởng , nói lên một cách sâu sắc tấm bi kịch của tâm hồn .
    Chương kết trong nhiều xô-nát khác của Be-tô-ven cũng có ý nghĩa như đỉnh cao kịch tính ; điều đó ta thấy ngay từ những bản xô-nát đầu tay đầy thi hứng của nhạc sĩ thời trẻ , rồi ở bản " A-pa-xi-ô-na-ta " thiên tài , ở xô-nát giọng xi thứ của Sô-panh .Nhưng , đồng thời , trong nhiều xô-nát khác , chương kết vẫn giữ hình thức truyền thống của nó là bức tranh sinh hoạt tươi vui , chẳng hạn , xô-nát "Đồng quê" ( số 15 ) , xô-nát " Bình minh " ( số 21 ) của Be-tô-ven , các xô-nát vi-ô-lông tuyệt diệu của Grích .
    Hết III .
    Được tienghatngoclan sửa chữa / chuyển vào 12:48 ngày 04/07/2004
  10. tienghatngoclan

    tienghatngoclan Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    IV. XÔ-NÁT TIỀN CỔ ĐIỂN
    Tên gọi xô-nát xuất hiện lần đầu tiên vào đầu thế kỷ XVII , trong sự nghiệp sáng tác của các nhạc sĩ Ý ( các nhạc sĩ thành Vơ-ni-dơ là A.Ha-bri-en và Đ.Ha-bri-en .Song , ở thời đại đó , danh từ "xô-nát " còn là một khái niệm rất mơ hồ ; tên gọi đó dành cho các tiểu khúc khí nhạc đa dạng về nội dung cũng như hình thức ( kể cả các tổ khúc khí nhạc múa ) , để phân biệt với các loại hình tác phẩm thanh nhạc ."Xô-nát " nghĩa đen là " tấu " ) - tác phẩm do nhạc cụ "tấu" , "tấu" chứ không phải "hát ".
    Thế kỷ XVIII là thời kỳ phát triển rực rỡ của khí nhạc . Vị trí của các nhạc cụ độc tấu , nhất là vi-ô-lông ngày càng nổi bật . Bên cạnh các thể loại như biến tấu và tổ khúc múa , hình thức liên khúc mới là xô-nát ( xô-nát hoà tấu và thính phòng ) ngày càng có ý nghĩa lớn lao .
    Lần đầu tiên xô-nát hình thành như một liên khúc gồm nhiều chương khác nhau về tính chất và nhịp độ , vào nửa sau thế kỷ XVIII , trong sự nghiệp sáng tác của các nghệ sĩ Vi-ô-lông người Ý rất tài năng ở thành Vơ-ni-dơ ( Ma-ri-ni , Lê-gren-xi , Mê-ru-la ) và ở thành Bô-lô-nhơ ( Tô-rê-li , Ba-xô-ni , và sau này có Cô-re-li ) .
    Phần lớn các xô-nát thế kỷ XVII đều viết cho hai đàn vi-ô-lông có nhạc cụ phím hoặc nhạc cụ dây trầm đệm ( vi-ô-lông-xen , vi-ô-la trầm ) , do đó mới có tên gọi là xô-nát tam tấu .Loại hợp tấu này bắt nguồn từ nghệ thuật của các nhạc sĩ dân gian . Hợp tấu hai vi-ô-lông và nhạc cụ trầm là hình thức hợp tấu được ưa thích ở nhiều nước , trong đó có các nước thuộc dòng Xla-vơ ( Ba Lan , Be-lô-ru-xi-a , U-crai-na ) .
    Loại xô-nát hình thành sớm hơn cả là xô-nát Nhà Thờ * , gồm bốn chương viết cho hai cây vi-ô-lông và đàn óoc-gan .
    Những bản xô-nát này thường mở đầu bằng chương chậm trang nghiêm , sau đó là một tiểu khúc nhanh , hùng tráng ,phần lớn viết theo lối phức điệu có đối bè sôi nổi . Rồi lại đến một chương trữ tình nhịp độ chậm , kín đáo , chân tình hơn chương một .Chương kết thì nhịp độ nhanh , sôi nổi ( một số xô-nát của các nhạc sĩ vi-ô-lông thành Bô-lô-nhơ có chương kết mang tính chất trang nghiêm ).

    Cơ sở của liên khúc xô-nát này là sự tiến hành hai lần tương phản nhịp độ nhanh và chậm .Cả về phương diện này , xô-nát tiền cổ điển thế kỷ XVII và nửa đầu thế kỷ XVIII cũng gần với thể loại tổ khúc nhạc múa lúc bấy giờ .Cơ sở của tổ khúc nhạc múa là sự kết hợp xen kẽ bốn điệu nhạc múa tương phản : chương một có nhịp điệu vừa phải , uyển chuyển , sau đến một điệu múa nhanh ( a-lơ-măng và cu-răng ) , rồi tiếp đến một điệu múa chậm , và nó sẽ được thay thế bằng một điệu múa nhanh dồn dập ( xa-tra-băng-đa và gi-ga ). Không phải ngẫu nhiên , các tổ khúc múa của Ý lúc đó gọi là "xô-nát thính phòng " ( sonata camera ) nghĩa là những tác phẩm được dùng trong sinh hoạt gia đình .

    Như trên đã nói , một trong những nét tiêu biểu của liên khúc xô-nát là : ít nhất phải có một chương trong liên khúc xô-nát viết theo hình thức xô-nát . Song , riêng đối với loại liên khúc xô-nát của thế kỷ XVII và nửa đầu thế kỷ XVIII thì đó không phải là một tiêu chuẩn chính xác , bởi vì , lúc bấy giờ hình thức xô-nát như khái niệm chúng ta ngày nay , mới chỉ bắt đầu được hình thành .Thỉnh thoảng mới có trường hợp chương một -chương nhanh- trong một số xô-nát của Cô-re-li có cấu trúc gần với hình thức xô-nát , tuy nhiên vẫn chưa có sự tương phản rõ rệt về chủ đề .Chính vì vậy , xô-nát vi-ô-lông của các nhạc sĩ thế kỷ XVII và nửa đầu thế kỷ XVIII ( của Cô-re-li , Bắc , Han-đen ) thường được gọi là xô-nát tiền cổ điển .

    ...Sự sáng tạo về giai điệu , sự phong phú và đa dạng của các hình tượng âm nhạc , cùng với hình thức nghệ thuật tinh tế không thể phủ nhận được của các xô-nát tiền cổ điển của các nghệ sĩ vi-ô-lông nổi tiếng người Ýthế kỷ XVII -XVIII ( Cô-re-li , Vi-van-đi , Tác-ti-ni ) , cũng như của các nhạc sĩ Đức vĩ đại là G.X.Bắc và G.Ph.Han-đen , đã làm cho loại tác phẩm này trở thành một bộ phận hết sức qúy giá cho kho tàng âm nhạc thính phòng .Cho đến nay , bản xô-nát vi-ô-lông tuyệt vời của Tác-ti-ni (1692-1770) nhan đề "Tiếng hát quỷ dữ " vẫn là một tác phẩm hết sức nổi tiếng với sự sáng suốt thiên tài , tác giả đã gợi ra nhiều thủ pháp vi-ô-lông mà sau này trở thành những thủ pháp điển hình cho thế kỷ XIX .

    Trong thời kỳ này , hình thức xô-nát pi-a-nô cũng phát triển mạnh mẽ .Nhạc sĩ tài năng người Ý - Đô-mê-ni-cô Xcác-lat-ti ( 1685-1757 ) - đã có nhiều đóng góp cho việc hoàn thiện hình thức xô-nát allegro .Vốn là một nhà biểu diễn đàn phím xuất sắc , Xcác-lat-ti là nhạc sĩ đầu tiên dành cho thể loại tiểu khúc pi-a-nô một vị trí quan trọng như vậy trong sự nghiệp sáng tác của mình .

    Xcác-lát-ti thường gọi những tiểu khúc pi-a-nô muôn hình muôn vẻ của mình là những "bài tập " , cũng như một nghệ sĩ tài năng khác người bạn đồng hương của Xcác-lát-ti là M.Đu-răng-te , đã sử dụng danh từ ê-tuýt ( studio ) - cùng với mục đích đó , nhưng vì lẽ , hầu hết các tiểu khúc của Xcác-lát-ti đều viết ở thể xô-nát allegro cho nên về sau này , chúng đã xứng đáng được gọi là những bản xô-nát .

    Thể nghiệm sáng tác hình thức xô-nát allegro , D.Xcác-lát-ti đã có nhiều cống hiến cho sự phát triển hình thức này .Ông là một trong những nhạc sĩ đầu tiên , trong tác phẩm của mình đã sử dụng hết sức mạnh dạn các kiểu tương phản chủ đề ( chẳng hạn trong bản xô-nát nổi tiếng giọng rê trưởng ) . Tính chất mộc mạc chân tình của âm điệu đậm chất hài hước , nhiệt tình sôi nổi vô tận trong các xô-nát của Xcác-lát-ti , cho đến nay vẫn là yếu tố đặc biệt hấp dẫn thính giả âm nhạc .
    Hết IV .

Chia sẻ trang này