1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các thiết bị thám hiểm không gian tự động (Robotic Spacecraft)

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Hero_Zeratul, 18/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Một số mốc thời gian chính trong nhiệm vụ New Horizons
    Đã qua :
    + 19/01/2006 : Tàu vũ trụ được phóng thành công lúc 19h00 UTC.
    + 07/04/2006 : Tàu vũ trụ vượt qua vùng quỹ đạo Sao Hoả
    + Đầu tháng 5/2006 : New Horizons thâm nhập vành đai tiểu hành tinh.
    + 13/06/2006 : Tàu vũ trụ tiếp cận tiểu hành tinh 132524 APL với khoảng cách gần nhất 101867 km
    + Cuối tháng 10/2006 : Tàu vũ trụ rời vành đai tiểu hành tinh
    + Tháng 11/2006 : lần đầu tiên tàu vũ trụ chụp ảnh Sao Diêm Vương (với mục đích chính là kiểm tra khả năng phát hiện thiên thể mục tiêu)
    + 08/01/2007 : Bắt đầu giai đoạn tiếp cận Sao Mộc
    + 10/01/2007 : quan sát vệ tinh Callirrhoe từ khoảng cách xa (với mục đích chính là kiểm tra khả năng định vị)
    + 28/02/2007 : New Horizons bay lướt qua Sao Mộc, khoảng cách gần nhất 2.305 triệu km, đạt được vào lúc 05h45 UTC.
    + 05/03/2007 : Tàu vũ trụ kết thúc giai đoạn tiếp cận và bay lướt qua Sao Mộc
    + 08/06/2008 : Tàu vũ trụ vượt qua vùng quỹ đạo Sao Thổ
    Dự kiến trong tương lai :
    + 18/03/2011 : New Horizons vượt qua vùng quỹ đạo Sao Thiên Vương
    + 01/08/2014 : New Horizons vượt qua vùng quỹ đạo Sao Hải Vương
    + 14/07/2015 : Tàu vũ trụ bay lướt qua Sao Diêm Vương với khoảng cách gần nhất 13695 km, đạt được vào lúc 11h47 UTC. Trong cùng ngày, New Horizons tiếp tục bay lướt qua Charon với khoảng cách gần nhất là 29473 km, đạt được vào lúc 12h01 UTC
    + Từ 2016 ?" 2020 : Tàu vũ trụ bay lướt qua 1 hoặc một số thiên thể thuộc vành đai Kuiper
    + 2029 : New Horizons rời khỏi hệ Mặt Trời
    [​IMG]
    Ảnh : Vị trí hiện tại của New Horizons​
    (còn tiếp)​
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Một số thông tin khác về nhiệm vụ New Horizons
    + Nhiệm vụ dự kiến sẽ kéo dài trong vòng 15 năm (2001 ?" 2016) với tổng chi phí khoảng 650 triệu $.
    + Vào thời điểm bắt đầu dự án cũng như cho đến khi tàu vũ trụ được phóng lên không gian, Sao Diêm Vương vẫn được IAU xếp vào nhóm ?ohành tinh?. Cho đến nay, một số thành viên lãnh đạo và điều hành New Horizons vẫn không đồng ý với quyết định giáng cấp Sao Diêm Vương thành hành tinh lùn của IAU. Điều này có thể thấy rõ trên website chính thức của New Horizons, Sao Diêm Vương vẫn được gọi là một hành tinh (planet).
    + Hai vệ tinh mới của Sao Diêm Vương (Nix và Hydra, kính Hubble phát hiện năm 2005) được đặt tên như vậy một phần do chữ cái đầu tiên trong tên của hai thiên thể này (N và H) có liên quan đến New Horizons. Trong thần thoại Hy Lạp, Nyx là nữ thần bóng tối còn Hydra là con rắn nhiều đầu bị Hercules tiêu diệt. Do trước đó đã có 1 tiểu hành tinh được đặt tên là Nyx (asteroid 3908) nên IAU quyết định viết chệch đi là ?oNix?
    Trên New Horizons có một chiếc đĩa với hơn 430 nghìn tên người đăng ký, một mảnh vật liệu chế tạo tàu SpaceShipOne, cờ Hoa Kỳ, một phần tro của nhà thiên văn Clyde Tombaugh, ...
    [​IMG]
    Ảnh : Minh hoạ đường bay của New Horizons​
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 02:53 ngày 21/08/2008
  3. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Dự án VIM (Voyager Interstellar Mission ?" sứ mệnh du hành giữa các vì sao)
    Do sự phát triển vượt bậc của công nghệ, cùng với cuộc chạy đua chinh phục vũ trụ trong thập niên 70, Hoa Kì đã liên tục đưa ra các dự án lớn nhằm khám phá các hành tinh thuộc nhóm thứ hai của hệ Mặt Trời. Hầu hết các dự án này đều thành công ngoài mong đợi trong đó điển hình là dự án phóng hai con tàu Pioneer 10,11 nhằm quay cận cảnh địa cực của sao Mộc và sao Thổ hay dự án sơ cấp của hai con tàu Voyager 1,2 nhằm khám phá sâu hơn những bí ẩn của nhóm hành tinh thứ hai nói riêng, của hệ Mặt Trời nói chung.
    Dự án Voyager Interstellar Mission nằm trong các dự án lớn và lâu dài của NASA nhằm khám phá không gian giữa các hành tinh, giữa các vì sao và sự có mặt của các lực lượng từ tính, bức xạ? xảy ra khi hai con tàu Voyager thoát ra khỏi hệ Mặt Trời. Sứ mệnh này được bắt đầu ngay sau khi kết thúc nhiệm vụ sơ cấp của con tàu Voyager 2 năm 1989 (nhiệm vụ sơ cấp nhằm khám phá sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương). Dự án VIM sẽ kéo dài khoảng 30 năm. Hiện thời có năm đội khoa học tham gia phân tích các dữ liệu gửi về từ hai con tàu Voyager:
    - Đội khảo sát từ trường
    - Đội khảo sát hạt mang điện có năng lượng thấp
    - Đội khảo sát các hiện tượng Plasma
    - Đội khảo sát tia vũ trụ
    - Đội khảo sát sóng Plasma
    Mục tiêu chính yếu của những đội khoa học này là ước lượng và tổng hợp một cách chính xác nhất những dữ liệu liên quan đến:
    - Sự định hướng của từ trường Mặt Trời ngoài không gian
    - Sự hình thành, mật độ và năng lượng của hạt trong vũ trụ
    - Tác động của gió Mặt Trời lên không gian trống ngoài hệ Mặt Trời
    - Tìm hiểu nguồn gốc của những đợt sóng radio mà người ta cho rằng xuất phát từ heliopause - giới hạn ngoài cùng của hệ Mặt Trời
    - Sự phân phối của hiđro ngoài heliosphere ?" không gian giữa Mặt Trời và các vì sao
    Trên hai con tàu Voyager là 7 dụng cụ khoa học chính yếu, 5 trong số đó trực tiếp hỗ trợ dữ liệu cho năm đội khảo sát:
    - MAG Magnetic field investigation (máy khảo sát từ trường)
    - LECP Low energy charged particle investigation (tổ hợp khảo sát hạt năng lượng thấp)
    - PLS Plasma investigation (máy nghiên cứu hạt plasma)
    - CRS Cosmic ray investigation (bộ dò tìm và phân tích tia vũ trụ)
    - PWS Plasma wave investigation (máy dò tìm và khảo sát tia plasma)
    Các dụng cụ khảo sát plasma trên tàu Voyager 1 đã không phản hồi đầy đủ dữ liệu do gặp trục trặc. Ngoài ra các bộ phận khác đều hoạt động tốt. Có hai thiết bị không tham gia vào quá trình khảo sát là :
    - PRA Planetary Radio Astronomy Subsystem (hệ thống liên lạc độc lập liên hành tinh)
    - UVS Ultraviolet Spectrometer Subsystem (quang phổ kế tử ngoại)
    Kế hoạch thu thập dữ liệu
    Dữ liệu được gửi trực tiếp về Trái Đất mà không qua bất kì trạm thu phát sóng trung gian nào với băng thông thực là 160 kbps. Tiến trình thu thập những thông tin quý giá này được thực hiện bằng hệ thống truyền thông liên hành tinh 34 mét (34 meter Deep Space Network - DSN). Thông tin được đều đặn gửi về Trái Đất khoảng 16 giờ mỗi ngày tuy nhiên khả năng lí tưởng này không phải bao giờ cũng thực hiện được do giới hạn kĩ thuật và khoảng cách với 2 con tàu quá lớn. Do vậy cứ một lần một tuần thì 48 giây dữ liệu về plasma lại được con tàu thu và ghi với tốc độ cao (115.2 kbps) trên băng từ Digital Tape Recorder (DTR) để sau đó phát lại. Dữ liệu được tổng hợp và gửi trở về Trái Đất 6 tháng một lần và yêu cầu 70 mét DSN thì mới thu nhận được.
    Thời gian hoạt động của các con tàu Voyager
    Hai con tàu thăm dò Nhà du hành 1,2 vẫn tiếp tục hoạt động dưới sự chỉ đạo hết sức chặt chẽ của dự án VIM nhằm tiết kiệm năng lượng và tránh để mất mát thông tin. Điện năng trên hai con tàu này được cung cấp bởi những máy phát nhiệt điện đồng vị phóng xạ. Nguồn phóng xạ được sử dụng là Plutonium (Pu). Do sự phân rã tự nhiên của nguồn nhiên liệu Plutoni, năng lượng điện do các máy phát này cung cấp liên tục giảm xuống theo thời gian. Lúc rời Trái Đất, năng lượng trên các con tàu này duy trì ổn định ở mức 30V - 470W. Tuy nhiên tới đầu năm 2001 thì nguồn năng lượng này đã giảm xuống đáng kể: chỉ còn 315W đối với Voyager 1 và 319W đối với Voyager 2.
    Để tăng thời gian hoạt động của 2 con tàu này, dự án VIM đã tính đến khả năng phải tắt dần các thiết bị khoa học ?ongốn? quá nhiều năng lượng. Quá trình tắt này sẽ kéo dài đến tận năm 2020, khi nguồn plutoni trên các con tàu hoàn toàn cạn kiệt.
    [​IMG]
    Việc kết thúc hoạt động của con quay hồi chuyển sẽ kéo theo sự ngừng hoạt động của từ kế và những dụng cụ liên quan. Theo định kì thì cứ 6 lần một năm, con tàu sẽ quay tròn 360° mười lần liên tiếp quanh trục để ghi nhận các số liệu về từ tính quanh mình. Việc kết thúc qua trình này cũng là hợp lí bởi sẽ đến lúc từ trường do con tàu gây ra (do hoạt động của các dụng cụ thí nghiệm) lớn hơn từ trường đo được từ Mặt Trời. Khi đó, các kết quả đo đạc sẽ hoàn toàn bị sai lệch. Tuy nhiên việc kết thúc thao tác con quay sẽ làm cho 2 dụng cụ cực kì quan trọng là cảm biến Mặt Trời và bộ điều hợp ăngten công suất cao (High Gain Antenna pointing direction) bị vô hiệu hóa.
  4. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Hành trình tới các vì sao của hai con tàu Voyager bắt đầu từ năm 1977 và sẽ kết thúc vào năm 2020.​
    [​IMG]
    Logo trên trang chủ của hai con tàu Voyager cùng sứ mệnh VIM của chúng​
    [​IMG]
    Một chiếc đĩa đồng mạ vàng được đặt trên mỗi con tàu Voyager nhằm gửi chúng đến cho những nền văn minh xa lạ ngoài hệ Mặt Trời. Chiếc đĩa này dày khoảng 12 inch, trên đó có ghi những rãnh chứa âm thanh và những hình vẽ tượng trưng cho các nền văn hóa trên Trái Đất đồng thời chỉ dẫn vi trí của hệ Mặt Trời trong dải Ngân Hà cũng như cách đọc chiếc đĩa này.
    [​IMG]
    Bức ảnh chụp rất rõ nét bề mặt thô nhám của Oberon ?" một vệ tinh của sao Thiên Vương. Bức ảnh chụp vào tháng 1/1986 này từ tàu Voyager 2 cho thấy những lòng chảo rất nông chứa đầy băng và một số miệng núi lửa thấp trên Oberon ?" một thế giới của sự tĩnh lặng.
    [​IMG]
    Ảnh chụp vệt tối của sao Hải Vương từ tàu Voyager 2 vào tháng 8/1989. Bức ảnh chỉ rõ một vệt tối khổng lồ với kích thước lớn hơn Trái Đất, điểm xuyết xung quanh là những đám mây ti màu trắng bị kéo theo với tốc độ 2000 km/h. Thực chất đây là một cơn bão rất lớn tại cực Nam của hành tinh này.
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 12:10 ngày 25/09/2008
  5. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Một vài số liệu liên quan đến hai con tàu Voyager
    Tàu Voyager 1 được phóng đi ngày 5-9-1977 với tốc độ 15.7 km/s bay lên cao hơn so với mặt phẳng Hoàng đạo. Đến năm 2002, con tàu này cách Trái Đất 12.7 tỷ km. Tàu này thăm dò sao Mộc, sao Thổ, các hành tinh của 2 sao này và khoảng không bên ngoài hệ Mặt Trời. Tàu Voyager 2 được phóng đi ngày 20-8-1977, tốc độ 17.23 km/s lên quỹ đạo thấp hơn mặt phẳng các hành tinh, năm 2002 tàu cách Trái Đất 10.08 tỷ km. Tàu này tìn kiếm thông tin về sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương, các vệ tinh của bốn sao này và khoảng không gian bên ngoài hệ Mặt Trời. Suốt 25 năm, hai con tàu trên bay và hoạt động rất tốt, liên tục truyền về những dữ liệu ghi nhận được về các hành tinh và khoảng không gian xa xôi bên ngoài hệ Mặt Trời, nơi vũ trụ giữa các vì sao bắt đầu. Cơ quan hàng không vũ trụ Mĩ NASA cho biết hai con tàu nặng 1 tấn này bị đẩy khỏi lực hút của Mặt Trời và sẽ mãi mãi bay trong vũ trụ giữa các vì sao và sẽ di chuyển với tốc độ khoảng 3AU một năm (3 đơn vị thiên văn = 3.150 triệu km). Những chuyên gia kiểm soát chuyến bay của hai con tàu này thông báo rằng hoạt động của chúng cho thấy sau 25 năm, chúng vẫn còn khả năng hoạt động dài hạn, đủ để thực hiện một khám phá quan trọng khác, đó là đương ranh giới, nơi hệ Mặt Trời kết thúc và phần kia của vũ trụ bắt đầu. Không ai biết chính xác phần không gian này nằm ở đâu.
    Khi vượt ra khỏi ranh giới của hệ Măt Trời, liên lạc từ Trái Đất với Voyager 1 mất tới 23 giờ và hơn 18 giờ với Voyager 2. Các nhà khoa học cho rằng chúng phải mất từ 3 đến 4 năm để vượt qua ranh giới giữa hệ Mặt Trời và phần còn lại của vũ trụ, khi con tàu đạt khoảng cách 15 tỉ km, gấp 100 lần khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời.
    Hai con tàu Voyager không phải là những con tàu đầu tiên được phóng lên sao Thổ và sao Mộc. Con tàu Pioneer 10 và 11 có kích thước nhỏ hơn đã tiến hành quan sát cận cảnh sao Mộc và sao Thổ trong những năm 1973, 1974 và 1979. Tuy nhiên những thông tin mà chúng gửi về quả đất không thể sánh với khối lượng và sự rõ nét của những bức ảnh do hai tàu Voyager gửi về, cùng những số liệu khác liên quan như từ tính, bức xạ vũ trụ và các hiện tượng sóng trong không gian. Các nhà khoa học rằng sứ mệnh nghiên cứu vũ trụ của hai con tàu Voyager là thành công lớn nhất mà NASA từng thực hiện. Dự đoán hai con tàu thám hiểm này sẽ tồn tại hàng triệu năm trong cuộc du ngoạn vô tận giữa các vì sao?
    [​IMG]
    Hình vẽ mô tả vị trí của hai con tàu Voyager khi chúng sắp vượt qua Heliopause và tiến tới vị trí ?oBow Shock? ?" nơi tập trung bụi và khí gas đến từ Mặt Trời và các ngôi sao lân cận. Khi tiến đến nơi này, hai con tàu sẽ phải chịu một chấn động nhỏ do va chạm với các phần tử bụi và khí dày đặc hòa trộn lẫn lộn. Vì vậy mà khu vực bí ẩn này có tên là ?oBow Shock?, một thuật ngữ chuyên môn trong ngành hàng hải để ám chỉ những chấn động của mũi tàu khi gặp một đợt sóng nước.
    Nguồn: APOD, JPL, Voyager''s main page, CNN
  6. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Chương trình Surveyor
    Tài liệu tham khảo
    1. Tài liệu về các tàu Surveyor tại Trung tâm Dữ liệu của NASA (National Space Science Data Center)
    http://nssdc.gsfc.nasa.gov/planetary/lunar/surveyor.html
    2. Tài liệu về các tàu Surveyor tại wikipedia tiếng Anh
    http://en.wikipedia.org/wiki/Surveyor_program
    1. Giới thiệu
    Trong thời gian từ năm 1966 đến năm 1968, NASA đã thực hiện chương trình Surveyor với 7 tàu thám hiểm tự động đổ bộ xuống Mặt Trăng với mục đích chính là chuẩn bị cho quá trình chinh phục thiên thể này bằng các tàu Apollo. Nhiệm vụ chủ yếu của chương trình là thử nghiệm kỹ thuật hạ cánh mềm xuống Mặt Trăng của các tàu không gian. Bên cạnh đó, trên các tàu Surveyor còn được triển khai các thiết bị phân tích đánh giá thành phần, kết cấu của đất đá trên bề mặt Mặt Trăng để kiểm tra tính khả thi của việc đưa con người đổ bộ lên bề mặt thiên thể này.
    Cả 7 tàu Surveyor đều tiếp cận thành công Mặt Trăng, tuy nhiên 2 tàu Surveyor-2 và Surveyor-4 đã gặp thất bại ở giai đoạn cuối và bị phá hủy khi đâm (crash) xuống Mặt Trăng. 5 tàu còn lại đều hạ cánh mềm (soft land) thành công như kế hoạch. Cho đến nay, các tàu Surveyor đều đang còn ở trên Mặt Trăng, chỉ có một phần của Surveyor-3 được phi hành đoàn Apollo-12 mang về Trái Đất.
    [​IMG]
    Tàu Surveyor trong quá trình thử nghiệm dưới mặt đất​
  7. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Các tàu Surveyor có hình dạng giống như chiếc giá với 3 chân, trên đó triển khai các thiết bị, máy móc. Tàu vũ trụ cao khoảng 3.3 mét, tính từ giữa ra đến đầu mút của mỗi chân dài khoảng 4.3 mét. Năng lượng để duy trì hoạt động chủ yếu được cung cấp từ một một tấm pin mặt trời rộng 0.855 mét vuông, công suất khoảng 85 watt.
    Các tàu Surveyor được phóng đến Mặt Trăng bằng hệ thống tên lửa Atlas-Centaur. Trong quá trình đổ bộ, tên lửa hãm được khởi động cho đến khi tàu vũ trụ chỉ còn cách bề mặt khoảng 3.5 mét. Tại độ cao này, tên lửa hãm tắt và Surveyor sẽ rơi tự do xuống Mặt Trăng. Các trình quan sát, phân tích sẽ được tiến hành ngay sau khi hạ cánh mềm thành công.
    [​IMG]
    Quá trình bay từ Trái Đất đến Mặt Trăng của các tàu Surveyor​
    [​IMG]
    Các thành phần cơ bản của tàu Surveyor-3 (cấu tạo cơ bản của các tàu Surveyor giống nhau, tuy nhiên, tuỳ từng nhiệm vụ có thể được triển khai thêm các thiết bị riêng)​
    (Còn tiếp)​
  8. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Surveyor-1
    Được phóng về phía Mặt Trăng ngày 30/05/1966, mục đích chính của Surveyor-1 là thử nghiệm khả năng hạ cánh mềm xuống Mặt Trăng. Ngoài những trang thiết bị được triển khai chung cho các tàu trong chương trình, Surveyor-1 không mang theo thêm thiết bị nào được biệt. 63 giờ sau khi phóng, Surveyor-1 tiếp cận Mặt Trăng. Tại độ cao 75.3 km, vận tốc 2.612 km/s, tàu vũ trụ khởi động tên lửa hãm chính. 40 giây sau, Surveyor-1 cách bề mặt Mặt Trăng 11 km, vận tốc đã giảm xuống 110 m/s. Tàu vũ trụ vứt bỏ tên lửa hãm chính, tiếp tục dùng tên lửa hãm phụ. Khi độ cao chỉ còn 3.4 mét, Surveyor-1 tắt tên lửa, rơi tự do và hạ cánh an toàn xuống Mặt Trăng. Surveyor-1 là tàu vũ trụ đầu tiên của Mỹ hạ cánh mềm xuống Mặt Trăng, là tàu vũ trụ thứ 2 trên thế giới làm được điều này (sau Luna-9 của Liên Xô, ngày 03/02/1966)
    Surveyor-1 đổ bộ xuống vị trí 2.45 vĩ độ Nam, 316.79 kinh độ Đông, thuộc về phía tây nam đại dương Procellarum (đại dương Bão Tố). Sau khi tiến hành các kiểm tra, Surveyor-1 bắt đầu quá trình chụp ảnh và gửi về Trái Đất trong suốt phần thời gian còn lại của ?ongày mặt trăng?. Cho đến ?ođêm? (ngày 14/06), tàu vũ trụ đã chụp và gửi về Trái Đất tổng cộng 10388 bức ảnh. Không chỉ chụp ảnh, Surveyor-1 còn kiểm tra được độ phản xạ của bề mặt Mặt Trăng và nhiệt độ môi trường. Surveyor-1 đã trải qua được đêm mặt trăng đầu tiên và tiếp tục hoạt động lại vào buổi trưa ?ongày mặt trăng? thứ 2 (07/07) và tiếp tục truyền các bức ảnh về Trái Đất. Tàu vũ trụ kết thúc hoạt động ngày 13/07, ngay sau khi Mặt Trời lặn trong ?ongày mặt trăng thứ 2?. Toàn bộ các mục tiêu đặt ra cho nhiệm vụ Surveyor-1 đều được thực hiện thành công với tổng cộng 11237 bức ảnh được truyền về Trái Đất.
    [​IMG]
    Một trong những bức ảnh Surveyor-1 chụp phần chân đế với mục đích kiểm tra cơ học đất Mặt Trăng, chuẩn bị cho quá trình đổ bộ của các tàu Apollo​
    (còn tiếp)​
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 23:45 ngày 04/12/2008
  9. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Surveyor-2
    Sau thành công của Surveyor-1, ngày 20/09/196, NASA tiếp tục phóng tàu vũ trụ thứ 2 trong chương trình về phía Mặt Trăng. Cấu tạo của Surveyor-2 giống như Surveyor-1, không triển khai thêm thiết bị gì đặc biệt.
    Các giai đoạn đầu của quá trình phóng diễn ra bình thường cho đến khi tàu vũ trụ chỉ còn cách Mặt Trăng 130 km. Tại đây, Surveyor-2 hiệu chỉnh quỹ đạo nhưng hệ thống tên lửa hoạt động không chính xác. Surveyor-2 bị mất cân bằng và bị phá huỷ khi đâm xuống Mặt Trăng vào lúc 03h18 UTC ngày 23/09/1966 tại khu vực đông nam crater Copernicus.
    [​IMG]
    Surveyor-2 được phóng lên không gian​
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 20:01 ngày 02/01/2009
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Surveyor-3
    Surveyor-3 được hệ thống tên lửa đẩy Atlas-Centaur đưa lên không gian ngày 17/04/1967. Mọi quá trình hiệu chỉnh quỹ đạo đều diễn ra thành công cho đến vài giây cuối trước khi tàu vũ trụ đổ bộ xuống Mặt Trăng (20/04). Do độ phản xạ quá lớn của bề mặt khu vực đổ bộ, radar đo độ cao của Surveyor-3 đã bị nhiễu. Hệ thống điều khiển ngay lập tức chuyển sang chế độ hoạt động bằng lệnh trực tiếp từ Trái Đất. Mặc dù lệnh tắt tên lửa hãm đã được Trái Đất gửi đi ngay sau cú va chạm với bề mặt đầu tiên nhưng tổng cộng Surveyor-3 cũng đã va chạm 3 lần mới dừng hẳn (do tên lửa không tắt ngay). Vị trí của lần chạm thứ nhất và thứ hai cách nhau 20 mét, giữa lần thứ 2 và thứ 3 là 11 mét. Tàu vũ trụ đổ bộ an toàn xuống vị trí 3.01 vĩ độ nam, 336.66 kinh độ đông, thuộc về phía đông nam của đại dương Bão Tố (Oceanus Procellarum).
    Một giờ sau khi đổ bộ, tàu vũ trụ bắt đầu quá trình chụp ảnh. Ngoài cấu tạo chung của các tàu trong cùng chương trình, Surveyor-3 còn có 1 chiếc gầu nhỏ (dài 12 cm, rộng 5 cm, gắn trên 1 cánh tay máy dài 1.5 mét) để lấy mẫu đất đá. Các bức ảnh chụp quá trình tàu vũ trụ đào, xúc,? sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cấu tạo lớp đất bề mặt Mặt Trăng. 2 ngày sau khi đổ bộ, Surveyor-3 bắt đầu vận hành cánh tay máy trong vòng 18 giờ 22 phút (tuy nhiên, quá trình này chỉ được chụp ảnh và gửi về Trái Đất, tàu vũ trụ không hề tiến hành bất kỳ thí nghiệm, phân tích nào).
    Quá trình hoạt động của Surveyor-3 diễn ra trong gần nửa ngày mặt trăng cho đến khi Mặt Trời lặn (trên Mặt Trăng) tương ứng với ngày 04/05 tại Trái Đất. Nửa tháng sau, khi Mặt Trời lên kết thúc buổi đêm trên Mặt Trăng, Surveyor-3 đã không thể hoạt động trở lại được nữa. Tổng cộng đã có 6326 bức ảnh được chụp và truyền thành công về Trái Đất.
    Hơn 2 năm sau, ngày 19/11/1969, module đổ bộ tàu Apollo-12 đã đáp xuống cùng vị trí, chỉ cách Surveyor-3 khoảng 180 mét. Trong lần hoạt động ngoài phi thuyền thứ 2, phi công vũ trụ Pete Conrad và Alan Bean đã tiếp cận Surveyor-3, tháo gỡ 1 phần thiết bị của tàu vũ trụ mang trở lại Trái Đất.
    [​IMG]
    Alan Bean và Surveyor-3​
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 20:04 ngày 02/01/2009

Chia sẻ trang này