1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các Thông số kỹ thuật cơ bản của máy ảnh

Chủ đề trong 'Nghệ thuật Nhiếp ảnh' bởi ntv_vn, 07/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ntv_vn

    ntv_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Các Thông số kỹ thuật cơ bản của máy ảnh

    Chào tất cả các bác,

    Tớ là thành viên mới, đang tập tễnh chụp ảnh vớ vẩn, thấy các bác thảo luận về nhiếp ảnh hay quá, nhưng các thông số kỹ thuật của máy ảnh các bác giải thích chuyên nghiệp quá, tớ hơi bị kém thông minh nên không hiểu rõ lắm. Tớ cũng có cái máy ảnh Canon với một cái Tele 135mm, nhìn cũng chuyên nghiệp lắm nhưng tớ chẳng biết xài, chụp xấu wắc.

    Các bác có thể giải thích cho tôi một số kỹ thuật ghi trên máy được không ? Để tôi có thể chụp vớ vẩn, hoa lá cành.

    - Cái nút tròn tròn ghi : B, 30, 60, 125,.... để làm chi chi vậy.
    - Trên ống kính có ghi: f2.6, f2.8, f4.5, f5.6, f8, f11,f16, f22,... là cái chi chi ?

    - Khi chụp bình thường, ban ngày và ban tối(đám cưới chẳng hạn) thì film có ASA bao nhiêu là vừa, 100, 200, 400 ?

    - Ống kính đề 35mm có nghĩa là sao ?

    - Tớ thấy mấy tay chụp ảnh thường gắn một ống tròn tròn hay vuông vuông trên ống kính để làm chi vậy ?

    Các bác thông cảm cho cái sự kém thông minh của tớ mà t rả lời dùm.
  2. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0
    Thứ nhất cái nút tròn đây là để chinh Shutter Value bác ạ, bác có thể chọn tốc độ VD: 60 là 1/60 sec, 125 là 1/125 sec. B là tuỳ chọn thời gian mở ống kính. Trên lens có ghi f2.6, f2.8, f4.5, f5.6, f8, f11,f16, f22 là để bác chọn aperture value. Còn ASA bác căn vào film và tuỳ theo nếu bác muốn push film đến đâu. 2 câu còn lại tôi ko hiểu ý của bác cho lắm.
    Còn gì vui thích bằng chúng ta cùng ăn kem sữa chua SUSU
  3. ntv_vn

    ntv_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Shutter value và aperture value để làm gì ?
    Shutter value và aperture value có liên quan gì với nhau không ?
    À, tại thấy mấy tay chụp ảnh thường có gắn một cái ống vuông vuông hay tròn tròn trước ống kính, nên hỏi để biết làm gì ấy mà.
    Mong bác giải thích dùm.
  4. hardrocker

    hardrocker Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/01/2002
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Tốc độ
    Shutter value : Tốc độ màn trập, tốc độ càng chậm thì ánh sáng vào film càng nhiều
    Aperture value: Độ mở ống kính, số càng to thì độ mở ống kính càng nhỏ.
    Shutter value và aperture value có liên quan gì với nhau không ?
    Cả hai thông số cùng dùng với để điều chỉnh lượng sáng vào đến film. Nếu kết hợp cả hai thì khả năng điều chỉnh ánh sáng lớn hơn nhiều so với chỉ chỉnh một thông số.
    À, tại thấy mấy tay chụp ảnh thường có gắn một cái ống vuông vuông hay tròn tròn trước ống kính, nên hỏi để biết làm gì ấy mà.
    Cái này để che bớt không cho ánh sáng không cần thiết đi vào ống kính, làm cho ảnh đẹp hơn. Nó cũng như là khi bác đi ngoài trời nắng gắt, bạn lấy tay che trên mắt bạn để bạn nhìn rõ hơn ấy mà (khỏi bị loá mắt), máy ảnh cũng vậy thôi.
    Mong bác giải thích dùm.
  5. thanhluutat

    thanhluutat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2003
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Shutter value : Tốc độ màn trập, tốc độ càng chậm thì ánh sáng vào film càng nhiều
    Aperture value: Độ mở ống kính, số càng to thì độ mở ống kính càng nhỏ.
    Cả hai thông số cùng dùng với để điều chỉnh lượng sáng vào đến film. Nếu kết hợp cả hai thì khả năng điều chỉnh ánh sáng lớn hơn nhiều so với chỉ chỉnh một thông số.
    Mong các bác chỉ giáo cho vài đường cơ bản về cách sử dụng hai thông số nêu trên.
    Khi chụp trong một số trường hợp cụ thể:
    Chụp chân dung trong nhà
    Chụp chân dung ngoài trời
    Chụp chân dung buổi tối
    Chụp phong cảnh
    Chụp MACRO
    Chụp TELE
    Chụp thể thao....
    Cám ơn các bác nhiều
    Người chụp ảnh chưa được học
    Thanh Luu Tat
  6. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho hỏi kỹ thuật chụp đuổi ảnh ...? Và một vấn đề nữa như chụp ảnh cảnh đằng sau nhoè so với cảnh đằng trước ..
    Các bác biết kỹ thuật chụp chồng ảnh không ? Có phải là chụp một kiểu nào đó trước ,rồi tua lại phim chụp tiếp lần nữa .Như thế có được không ?
    Cha Mẹ nuôi con như biển hồ lai láng .
    Con nuôi Cha Mẹ sao tính tháng , tính ngày .
  7. hardrocker

    hardrocker Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/01/2002
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Do bác hỏi về cơ bản khá nhiều, tui xin bàn một cách kỹ lưỡng hơn về các thống số cơ bản của kỹ thuật chụp ảnh. Trong phần này, ta bàn về ánh sáng, tại làm sao mà người ta lại đặt ra các thông số của máy ảnh như vậy.
    Máy ảnh là một phương tiện để ghi lại hinh ảnh của vật. Hình ảnh của vật đi qua ống kính và màn trập, vào đến film (hay sensor, từ giờ trở đi nói film mang hai ý nghĩa, film và sensor của máy số) tạo nên hình ảnh trên film. Vấn đề xảy ra là vật của chúng ta có nhiều độ sáng khác nhau. Ví dụ khi trời nắng vật thể sẽ sáng hơn nhiều khi với trời mây. Trong khi đó, độ nhạy cảm của film là cố định. Độ nhạy cảm của film là một đại lượng cho biết khi với một lượng sáng lớn bao nhiêu thì film sẽ thể hiện là màu trắng, còn ít thế nào thì film sẽ thể hiện là màu đen.
    Vì vậy nhiệm vụ của máy ảnh là điều chỉnh lượng sáng vào đến film thế nào đó để cho film thể hiện được đúng độ sáng hình ảnh của vật, ví dụ như màu trắng cho thành màu trắng, màu đen thành màu đen trên film.
    Ví dụ ta cần chụp một bảng các độ sáng khác nhau từ màu đen đến màu trắng hoàn toàn. Ô số 1 là màu đen hoàn toàn, ô số 9 là màu trắng hoàn toàn. Các ô còn lại thể hiện các màu xám có mức khác nhau.

    Khi chúng ta cho lượng sáng vào film nhiều hơn bình thường. Ảnh sẽ như ảnh ở dưới đây. Chú ý rằng lúc này ô số 8 thành màu trắng hoàn toàn, trong khi đó ô số 1 không còn là màu đen nữa mà chuyển thành màu xám. Như vậy, chúng ta chỉ còn phân biệt được các chi tiết từ ô số 2 đến ô số 7, hay là ảnh thể hiện được ít chi tiết hơn so với ảnh gốc chụp đúng. Ảnh bị quá sáng.
    Ngược lại khi ta cho lượng sáng vào film ít đi thì ô số 2 chuyển từ màu xám thành màu đen hoàn toàn, đồng thời ô số 9 chuyển từ màu trắng thành màu xám. Chi tiết chỉ còn được thể hiện từ ô số số 2 đến ô số 9. Ảnh bị thiếu sáng.
    Tóm lại, khi ảnh bị thừa sáng hay thiếu sáng, ảnh sẽ không còn thể hiện tốt được vật thể nữa. Chi tiết mà ảnh thể hiện được cũng ít đi. Lượng sáng vào film như thế nào phụ thuộc vào độ nhạy của film. Film có độ nhạy càng cao, lượng sáng vào càng cần ít đi, hay ta chụp được vật thể tối hơn.
    Tuy nhiên, ảnh chuẩn sáng, thừa sáng hay thiếu sáng như thế nào còn phụ thuộc vào từng vật thể, vào cách thể hiện và ý đồ của người cầm máy chứ không bao giờ nhất thiết phải có một giá trị chuẩn cố định nào đó. Chính điều này góp phần làm cho nhiếp ảnh trở nên một môn nghệ thuật, có nhiều tính sáng tạo.
    (mệt rùi, nghỉ cái đã, còn tiếp...)

Chia sẻ trang này