1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các thông tin liên quan về Trường cũng như về Thuỷ Lợi - Vào đây mà download các giáo trình và sách

Chủ đề trong 'ĐH Thuỷ Lợi HN' bởi long40d, 18/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0
    Còn nếu phải hạ thấp mức nước chống lũ cho hạ du cao nhất ở Hòa Bình, thì có gì là khó, nếu ta đưa mức nước trước lũ của Hòa Bình từ 104m xuống 100~102m là có thể đạt yêu cầu.
    Nhưng chúng tôi vẫn kiến nghị Đảng, Nhà nước cho mời chuyên gia có kinh nghiệm của các nước đã từng giải quyết về việc này, giúp ta tính toán, đồng thời tập trung các cán bộ có hiểu biết toàn diện và giàu kinh nghiệm tham gia tính toán tiếp thu kiến thức và kinh nghiệm xử lý của chuyên gia, để tự làm các công trình của ta sau này.
    3. Xác định nhiệm vụ của công trình thủy điện Sơn La
    a. Đảng và Nhà nước xác định nhiệm vụ số I của thuỷ điện Sơn La lúc này là sản xuất và cung cấp điện năng để phát triển kinh tế xã hội phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là hết sức chính xác. Vì phát triển nhanh điện năng là nhu cầu bức xúc nhất, và nhu cầu ngày một tăng nhanh để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng, tăng trưởng cao của nền kinh tế và các sinh hoạt xã hội bằng công nghiệp hóa hiện đại hóa trong giai đoạn đầu này, đó là yêu cầu thực tế và cấp bách. Thiếu điện năng thì làm sao có công nghiệp phát triển một cách hiện đại, làm sao công nghiệp hóa nông nghiệp, giao thông, khoa học giáo dục, dịch vụ, du lịch... Nền kinh tế ngày một phát triển, thì yêu cầu phát triển điện năng càng cao càng nhanh. Theo dự báo của ngành điện về nhu cầu điện cả nước năm 2010 và 2020 so với năm 2000 tăng trưởng tương ứng hơn 44 tỷ kwh và 141 tỷ kwh. Kinh nghiệm của các nước phát triển, phát triển điện năng họ thường ưu tiên trước hết phát triển thủy điện, không sớm khai thác nó, thì hàng năm nguồn năng lượng đó cũng theo dòng chảy sông ngòi chảy ra biển, không thể tích trữ được lại tiết kiệm được năng lượng hóa thạch có thể giành cho các giai đoạn sau. Nhưng đặc biệt của thuỷ điện là có thể khai thác tổng hợp nguồn nước và chống lũ, điều phối, điều tần trong lưới điện rất nhanh nhạy đáp ứng nhanh chóng yêu cầu tăng giảm của các hộ dùng điện mà không tốn nước hay thường xuyên phải chạy không tải để phòng dùng điện giờ cao điểm, hỗ trợ rất hiệu quả cho nhiệt điện.
    Theo dự tính: nếu xây dựng công trình Sơn La 215m thì 2400Mw lắp máy và 597Mw công suất bảo đảm, tương ứng 9,2 tỷ kwh năm, trong đó điện lượng bảo đảm chiếm 5,33 tỷ kwh. Cho nên phải xây thêm thuỷ điện Nậm nhùn 295m có Nlm 800Mw, Nbd 141Mw, điện lượng năm 3,2 tỷ kwh và xây thêm 600Mw nhiệt điện chạy than thì mới thay thế được thuỷ điện Sơn La cao 265m và đến 2020 cần phải nhập thêm thủy điện, xây 1000MW thủy điện tích năng và 1200Mw điện nguyên tử. Điều đó nói lên nhu cầu điện năng tăng rất lớn rất bức xúc và ưu tiên xây dựng thủy điện Sơn La là vô cùng chính đáng và cần thiết.
    b. Còn yêu cầu chống lụt cho trung hạ du sông Hồng khi miền Bắc mới giải phóng cũng hết sức bức xúc; trong thời kỳ thuộc Pháp, bình quân hơn 2 năm, lũ làm vỡ đê một lần, đê Hưng Yên vỡ 18 năm liền biến đồng ruộng thành bãi sậy. Lũ tháng 8/1945, chính quyền dân chủ nhân dân còn ở thời kỳ trứng nước, công trình chống lụt còn rất thấp, Pháp không tu bồ, mải lo chiến tranh trước đó. Lũ lớn năm 1945 tới 33.500m3/s đã làm vỡ 54 đoạn đê, gây ngập hơn 30 vạn ha ruộng, chưa kể cả hơn 10 vạn ha chưa được đê bảo vệ, làm ảnh hưởng 2 triệu dân kể cả số dân chưa được bảo vệ nếu không vỡ đê mức nước Hà Nội sẽ lên tới 14,l0m. Cho nên qui hoạch trị thuỷ và khai thác sông Hồng giai đoạn đầu, đã được Đảng và Nhà nước quyết định lấy chống lũ hạ du là mục tiêu số I của giai đoạn qui hoạch đó: trước hết là đắp cao đê, xây dựng vùng phân lũ và các vùng chậm lũ, tăng cường công tác trồng rừng, chống lụt, xây dựng các hồ Thác Bà và hồ Hòa Bình cắt lũ cho đồng bằng. Với tổng dung tích phòng lũ cho hạ du từ 5,5~ 6km3 để chống được lũ năm 1945 với 13,30m ở Hà Nội.
    Với biện pháp đắp đê và phân chậm lũ đã chống được 3 trận lũ liên tiếp 1968, 1969 (13,20m) và 1970. Năm 1971 còn xảy ra lũ lớn hơn 1945, với 38.000m3/s ở Sơn Tây. MN Hà Nội tới 14,13m, nếu không vỡ đê nhiều nơi thì mực nước lũ ờ Hà Nội sẽ lên tới 14,8m. Có thêm hồ Thác Bà tham gia cắt một phần lũ, nhưng vẫn còn ngập tới 270.000ha đất nông nghiệp. Cho nên gấp rút phải xây dựng hồ Hòa Bình giao nhiệm vụ số I là phụ trách 4,9km3 phòng chống lũ cho hạ du để hạ mức lũ ở Hà Nội xuống 13,30m, nay đã 32 năm chưa có vỡ đê. Từ khi có hồ Hoà Bình đến nay đồng bằng sông Hồng được bảo vệ với lũ từ 150 ~ 200 năm / 1 lần hầu như lớn nhất châu á, kể cả Trung Quốc có quá trình mấy nghìn năm chống.lụt, và cả Nhật Bản, năm 1977 tổng GDP là 3035 tỷ USD/năm bình quân đầu người 42,719usd/năm/người mà hàng năm bão lũ làm ngập 37.000km2 tuy chiếm 10% lãnh thổ, là những đồng bằng ven biển tập trung đông nhất các thành phố và các khu công nghiệp, chiếm 50% dân số và trên 70% tài sản toàn quốc. Lũ từ thế chiến II đến thập kỷ 70, mỗi năm làm chết và mất tích 1340 người, tổn thất về tài sản 0,84 tỷ USD. Từ đó đến nay, do kinh tế tăng trưởng, nên tổn thất càng ngày càng lớn. Các thành phố mới chống được lũ 1% phấn đấu chống lũ 0,5%, còn nông thôn chống lũ 10- 20năm.
    Một lần rắn ngoạm
    Mười năm sợ thừng
  2. ka_mupmip

    ka_mupmip Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/04/2002
    Bài viết:
    2.642
    Đã được thích:
    0
    Theo thông tin vừa mới nhận được, tại giải Olimpic Cơ học Toàn quốc vừa qua, Trường ĐH Thuỷ Lợi đã đoạt nhiều giải thưởng nhất với 41 giải cá nhân và 6 giải đồng đội.
    Xin chúc mừng.
    MUPMIP
  3. ka_mupmip

    ka_mupmip Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/04/2002
    Bài viết:
    2.642
    Đã được thích:
    0
    Theo thông tin vừa mới nhận được, tại giải Olimpic Cơ học Toàn quốc vừa qua, Trường ĐH Thuỷ Lợi đã đoạt nhiều giải thưởng nhất với 41 giải cá nhân và 6 giải đồng đội.
    Xin chúc mừng.
    MUPMIP
  4. cukhoaimoc

    cukhoaimoc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/05/2002
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    Vâng cũng xin thông báo với mọi người là lớp tui cũng tham gia và đóng góp 4 giải trong số những giải trên:
    1 giải nhất môn SBVL
    1 giải nhì môn SBVL
    1 giải khuyễn khích môn SBVL ( do sinh viên Campuchia của lớp giành được)
    1 giải nhất môn Thủy Lực ( cả trường chỉ có một giải nhất)
    Rất tự hào.
    Too much love will kill you
    Cukhoaimoc
  5. cukhoaimoc

    cukhoaimoc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/05/2002
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    Vâng cũng xin thông báo với mọi người là lớp tui cũng tham gia và đóng góp 4 giải trong số những giải trên:
    1 giải nhất môn SBVL
    1 giải nhì môn SBVL
    1 giải khuyễn khích môn SBVL ( do sinh viên Campuchia của lớp giành được)
    1 giải nhất môn Thủy Lực ( cả trường chỉ có một giải nhất)
    Rất tự hào.
    Too much love will kill you
    Cukhoaimoc
  6. mh39c1

    mh39c1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/11/2002
    Bài viết:
    905
    Đã được thích:
    0
    Tự hào hơn nữa là 80% giải lần này do female giành được
    Đại Ca
  7. mh39c1

    mh39c1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/11/2002
    Bài viết:
    905
    Đã được thích:
    0
    Tự hào hơn nữa là 80% giải lần này do female giành được
    Đại Ca
  8. hiendtt

    hiendtt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/11/2002
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Có một sự tĩnh lặng lạ kỳ ở khu vực này của sông Dương Tử. Con nước liếm dần lên cao từng ngày ở nơi từng là khúc dữ dội nhất trong các con sông Trung Quốc, và một khu vực rộng hơn 550 km vuông đang dần biến thành một cái hồ hẹp.
    Sau hàng chục năm tranh luận, nhiều năm xây dựng và di cư hơn 700.000 người bản địa, đập Tam Hiệp đang dần khép những cửa xả cuối cùng.
    Hôm 11/6, mực nước hồ chứa đã đạt 135 m. Một ngày sau đó, chiếc tàu thương mại đầu tiên sẽ chạy qua các cửa, mở ra một thời kỳ mới trong giao thông thủy khu vực: các tàu viễn dương sẽ theo dòng sông ngược hàng trăm km lên Trùng Khánh - một đô thị đang bùng nổ ở miền trung Trung Quốc.
    Tháng 8, hai tuabin đầu tiên của nhà máy phát điện lớn nhất thế giới này bắt đầu phát điện lên lưới - thành quả đầu tiên của dự án trị giá hơn 20 tỷ USD, đi kèm với những lợi và hại gây tranh cãi không bao giờ dứt.
    "Đối với cả nước, công trình này có thể là tốt", Yang Hongwen, chủ một doanh nghiệp nhỏ ở Fenggi, thành phố cách đập Tam Hiệp hơn 200 km về phía thượng nguồn, nhận xét.
    "Nhưng đối với dân thường bản địa, đây là một sai lầm", ông Yang nói, mắt nhìn về nơi từng là một thị trấn sầm uất với hơn 100 nghìn dân, nay đã bị san phẳng để làm lòng hồ. Nơi đó, những đám người nghèo khổ đang chen chúc đào bới nhặt nhạnh từng cân sắt vụn còn sót lại.
    Rất nhiều trong số những người tái định cư đã phải giành giật để có được khu đất tốt hay nghề nghiệp ngon lành. Cho đến khi dự án đập thuỷ điện hoàn thành vào năm 2009, khoảng 430.000 nhân khẩu nữa sẽ phải rời khu vực. Với những người đã gắn bó lâu ở vùng đất này, như ông Yang chẳng hạn, nỗi luyến tiếc thật là sâu xa.
    Tuy nhiên không phải ai cũng buồn rầu. Những người thích nghi nhanh đã thấy được những cơ hội tốt. Các thị trấn cũ vài km về thượng nguồn, một khu dân cư mới cao tầng, sáng rực bởi các sắc màu trang trí, đã mọc lên làm nơi cư trú cho hơn 80.000 người. Nhiều doanh nghiệp đã được thành lập và ăn nên làm ra trong guồng quay của hàng tỷ đôla chi cho xây dựng các đô thị mới, đường sá và cầu. Bận tâm với cuộc mưu sinh, không mấy ai rỗi hơi lo chuyện những di sản văn hoá và phong cảnh sẽ bị nhấn chìm, hay băn khoăn về nạn ô nhiễm vốn là vấn đề đau đầu các chuyên gia. Với một lượng nước khổng lồ tĩnh tại trong hơn một tuần, đã có sự gia tăng đột biến các bệnh gây ra do vi khuẩn E.coli.
    Sự kiện hàn đập và bắt đầu tích nước hôm 1/6 là dấu mốc quan trọng của dự án. Theo kế hoạch, đến 2009, mực nước hồ chứa sẽ dâng thêm 130 feet, nhấn chìm thêm những khu vực rộng lớn xung quanh gồm các khu dân cư và rừng. Nơi từng là những khu dân cư đông đúc, những nhà máy nhộn nhịp và khu chợ sầm uất đã biến mất trong bãi đổ nát rộng mênh mông. Trên đó là một cảnh tượng giống như hồi thế kỷ 19. Hàng trăm người, đàn ông và đàn bà, lao động cật lực trong biển bê tông đủ hình thù, đập lấy những mẩu sắt vụn và gạch còn nguyên vẹn. Bán chúng đi, họ thu được khoảng 25 USD mỗi tháng.
    Li Shinli, 51 tuổi, gác cái cuốc chim lên một phiến bê tông đang treo lơ lửng ngay trên đầu ông ta và nói: "Tôi phải tiết kiệm tiền cho con trai đi học cao đẳng. Việc này nguy hiểm thật đấy, nhưng làm thế nào được!".
    Được hỏi ông thấy thế nào về công trình khổng lồ này, ông Li cho biết: "Người làng tôi chẳng có ý kiến gì hết. Nhưng ít nhất, con đập mang đến cho chúng tôi cơ hội kiếm tí tiền".
    Những người bán hàng và cư dân còn nán lại ở ven thị trấn đã bị san phẳng sẽ phải ra đi vào năm sau, hoặc năm sau nữa. Họ rất bất bình với khoản tiền đền bù tái định cư và kêu ca về tình trạng tham nhũng. Một phụ nữ 50 tuổi nói rằng bà rất uất ức vì ở nơi ở mới, vợ chồng bà sẽ không được chia cửa hàng hay một căn hộ như những nhà ở bên trong thị trấn. Đôi bạn già đang chờ nhận khoản đền bù hoa màu dành cho nông dân.

    Thuyền của dân trôi trên một trong ba đèo nổi tiếng.
    Thuỷ điện Tam Hiệp, cũng giống như những đại công trình khác, luôn là đề tài tranh cãi không có hồi kết về lợi và hại. Lợi ích về mặt giao thông thủy thì đã rõ, tuy nhiên một số người lo ngại rằng việc tích tụ quá nhiều phù sa ở phía Trùng Khánh sẽ gây nguy hiểm. Sản lượng điện khổng lồ từ Tam Hiệp sẽ là điều kiện thúc đẩt công nghiệp Trung Quốc, thay thế cho nhiều nhà máy nhiệt điện đốt than. Đây cũng là cái được về môi trường.
    Công trình chứa hàng tỷ m3 nước sẽ giúp chế ngự những trận lụt liên miên ở vùng châu thổ sông Dương Tử hàng trăm năm nay. Các nhà thủy văn dự đoán đập Tam Hiệp sẽ ngăn nhiều cơn lũ, tuy nhiên không thể làm gì với những trận lụt như năm 1998, bởi khi đó nước đổ về châu thổ từ các sông nhánh đầy nước ở phía hạ lưu so với đập.
    Khu 3 đèo nổi tiếng, từ lâu được ca tụng trong văn chương và thơ ca, sẽ biến mất, nhưng nó vẫn còn sức thu hút tiềm ẩn. Vả lại, khách du lịch sẽ tới trên những con tàu tham quan hồ chứa nước. Nguồn lợi du lịch cũng là một ưu điểm của công trình này.
    Sự mất mát lớn nhất về văn hoá có lẽ là những khu khảo cổ, di tích, đền và lăng tẩm bị nhấn chìm. Một số đã được di chuyển, nhưng còn rất nhiều thứ quý giá khác có thể không bao giờ được khám phá. Một trong những khu di tích quan trọng là đền Bạch Đế, toạ lạc ngay lối vào khu ba đèo. Toà nhà chính sẽ nằm ngay trên mực nước dự kiến của năm 2009, nhưng phần lớn công trình đã bị nuốt gọn bởi lòng nước hồ.
    Mấy năm gần đây, các nhà khoa học đã cảnh báo mạnh mẽ về nạn ô nhiễm sẽ xảy ra bởi các độc chất từ rác thải công nghiệp, hoá chất dùng trong nông nghiệp và nước thải sinh hoạt đều tuôn vào lòng hồ trên sông Dương Tử, sau đó chảy ra biển. Chính phủ đã cho xây dựng 19 trạm xử lý nước thải ở các thành phố thượng nguồn con sông, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Vi khuẩn gây bệnh đường ruột có thể sinh sôi cực nhanh trong môi trường nước lặng của hồ chứa, khiến người ta không thể sử dụng nó cho sinh hoạt hàng ngày.
    Tuy nhiên, vấn đề gai góc nhất hiện nay là việc tái định cư cho hàng trăm nghìn người, tại một khu vực đất dốc và bạc màu, trên một đất nước có số dân đông đúc. Đến năm 2009, tổng số người phải chuyển đi lên đến hơn 1 triệu, trong đó có nhiều nông dân như ông Li, hiện vẫn chưa biết quê mới của mình là ở nơi nào.
  9. hiendtt

    hiendtt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/11/2002
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Có một sự tĩnh lặng lạ kỳ ở khu vực này của sông Dương Tử. Con nước liếm dần lên cao từng ngày ở nơi từng là khúc dữ dội nhất trong các con sông Trung Quốc, và một khu vực rộng hơn 550 km vuông đang dần biến thành một cái hồ hẹp.
    Sau hàng chục năm tranh luận, nhiều năm xây dựng và di cư hơn 700.000 người bản địa, đập Tam Hiệp đang dần khép những cửa xả cuối cùng.
    Hôm 11/6, mực nước hồ chứa đã đạt 135 m. Một ngày sau đó, chiếc tàu thương mại đầu tiên sẽ chạy qua các cửa, mở ra một thời kỳ mới trong giao thông thủy khu vực: các tàu viễn dương sẽ theo dòng sông ngược hàng trăm km lên Trùng Khánh - một đô thị đang bùng nổ ở miền trung Trung Quốc.
    Tháng 8, hai tuabin đầu tiên của nhà máy phát điện lớn nhất thế giới này bắt đầu phát điện lên lưới - thành quả đầu tiên của dự án trị giá hơn 20 tỷ USD, đi kèm với những lợi và hại gây tranh cãi không bao giờ dứt.
    "Đối với cả nước, công trình này có thể là tốt", Yang Hongwen, chủ một doanh nghiệp nhỏ ở Fenggi, thành phố cách đập Tam Hiệp hơn 200 km về phía thượng nguồn, nhận xét.
    "Nhưng đối với dân thường bản địa, đây là một sai lầm", ông Yang nói, mắt nhìn về nơi từng là một thị trấn sầm uất với hơn 100 nghìn dân, nay đã bị san phẳng để làm lòng hồ. Nơi đó, những đám người nghèo khổ đang chen chúc đào bới nhặt nhạnh từng cân sắt vụn còn sót lại.
    Rất nhiều trong số những người tái định cư đã phải giành giật để có được khu đất tốt hay nghề nghiệp ngon lành. Cho đến khi dự án đập thuỷ điện hoàn thành vào năm 2009, khoảng 430.000 nhân khẩu nữa sẽ phải rời khu vực. Với những người đã gắn bó lâu ở vùng đất này, như ông Yang chẳng hạn, nỗi luyến tiếc thật là sâu xa.
    Tuy nhiên không phải ai cũng buồn rầu. Những người thích nghi nhanh đã thấy được những cơ hội tốt. Các thị trấn cũ vài km về thượng nguồn, một khu dân cư mới cao tầng, sáng rực bởi các sắc màu trang trí, đã mọc lên làm nơi cư trú cho hơn 80.000 người. Nhiều doanh nghiệp đã được thành lập và ăn nên làm ra trong guồng quay của hàng tỷ đôla chi cho xây dựng các đô thị mới, đường sá và cầu. Bận tâm với cuộc mưu sinh, không mấy ai rỗi hơi lo chuyện những di sản văn hoá và phong cảnh sẽ bị nhấn chìm, hay băn khoăn về nạn ô nhiễm vốn là vấn đề đau đầu các chuyên gia. Với một lượng nước khổng lồ tĩnh tại trong hơn một tuần, đã có sự gia tăng đột biến các bệnh gây ra do vi khuẩn E.coli.
    Sự kiện hàn đập và bắt đầu tích nước hôm 1/6 là dấu mốc quan trọng của dự án. Theo kế hoạch, đến 2009, mực nước hồ chứa sẽ dâng thêm 130 feet, nhấn chìm thêm những khu vực rộng lớn xung quanh gồm các khu dân cư và rừng. Nơi từng là những khu dân cư đông đúc, những nhà máy nhộn nhịp và khu chợ sầm uất đã biến mất trong bãi đổ nát rộng mênh mông. Trên đó là một cảnh tượng giống như hồi thế kỷ 19. Hàng trăm người, đàn ông và đàn bà, lao động cật lực trong biển bê tông đủ hình thù, đập lấy những mẩu sắt vụn và gạch còn nguyên vẹn. Bán chúng đi, họ thu được khoảng 25 USD mỗi tháng.
    Li Shinli, 51 tuổi, gác cái cuốc chim lên một phiến bê tông đang treo lơ lửng ngay trên đầu ông ta và nói: "Tôi phải tiết kiệm tiền cho con trai đi học cao đẳng. Việc này nguy hiểm thật đấy, nhưng làm thế nào được!".
    Được hỏi ông thấy thế nào về công trình khổng lồ này, ông Li cho biết: "Người làng tôi chẳng có ý kiến gì hết. Nhưng ít nhất, con đập mang đến cho chúng tôi cơ hội kiếm tí tiền".
    Những người bán hàng và cư dân còn nán lại ở ven thị trấn đã bị san phẳng sẽ phải ra đi vào năm sau, hoặc năm sau nữa. Họ rất bất bình với khoản tiền đền bù tái định cư và kêu ca về tình trạng tham nhũng. Một phụ nữ 50 tuổi nói rằng bà rất uất ức vì ở nơi ở mới, vợ chồng bà sẽ không được chia cửa hàng hay một căn hộ như những nhà ở bên trong thị trấn. Đôi bạn già đang chờ nhận khoản đền bù hoa màu dành cho nông dân.

    Thuyền của dân trôi trên một trong ba đèo nổi tiếng.
    Thuỷ điện Tam Hiệp, cũng giống như những đại công trình khác, luôn là đề tài tranh cãi không có hồi kết về lợi và hại. Lợi ích về mặt giao thông thủy thì đã rõ, tuy nhiên một số người lo ngại rằng việc tích tụ quá nhiều phù sa ở phía Trùng Khánh sẽ gây nguy hiểm. Sản lượng điện khổng lồ từ Tam Hiệp sẽ là điều kiện thúc đẩt công nghiệp Trung Quốc, thay thế cho nhiều nhà máy nhiệt điện đốt than. Đây cũng là cái được về môi trường.
    Công trình chứa hàng tỷ m3 nước sẽ giúp chế ngự những trận lụt liên miên ở vùng châu thổ sông Dương Tử hàng trăm năm nay. Các nhà thủy văn dự đoán đập Tam Hiệp sẽ ngăn nhiều cơn lũ, tuy nhiên không thể làm gì với những trận lụt như năm 1998, bởi khi đó nước đổ về châu thổ từ các sông nhánh đầy nước ở phía hạ lưu so với đập.
    Khu 3 đèo nổi tiếng, từ lâu được ca tụng trong văn chương và thơ ca, sẽ biến mất, nhưng nó vẫn còn sức thu hút tiềm ẩn. Vả lại, khách du lịch sẽ tới trên những con tàu tham quan hồ chứa nước. Nguồn lợi du lịch cũng là một ưu điểm của công trình này.
    Sự mất mát lớn nhất về văn hoá có lẽ là những khu khảo cổ, di tích, đền và lăng tẩm bị nhấn chìm. Một số đã được di chuyển, nhưng còn rất nhiều thứ quý giá khác có thể không bao giờ được khám phá. Một trong những khu di tích quan trọng là đền Bạch Đế, toạ lạc ngay lối vào khu ba đèo. Toà nhà chính sẽ nằm ngay trên mực nước dự kiến của năm 2009, nhưng phần lớn công trình đã bị nuốt gọn bởi lòng nước hồ.
    Mấy năm gần đây, các nhà khoa học đã cảnh báo mạnh mẽ về nạn ô nhiễm sẽ xảy ra bởi các độc chất từ rác thải công nghiệp, hoá chất dùng trong nông nghiệp và nước thải sinh hoạt đều tuôn vào lòng hồ trên sông Dương Tử, sau đó chảy ra biển. Chính phủ đã cho xây dựng 19 trạm xử lý nước thải ở các thành phố thượng nguồn con sông, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Vi khuẩn gây bệnh đường ruột có thể sinh sôi cực nhanh trong môi trường nước lặng của hồ chứa, khiến người ta không thể sử dụng nó cho sinh hoạt hàng ngày.
    Tuy nhiên, vấn đề gai góc nhất hiện nay là việc tái định cư cho hàng trăm nghìn người, tại một khu vực đất dốc và bạc màu, trên một đất nước có số dân đông đúc. Đến năm 2009, tổng số người phải chuyển đi lên đến hơn 1 triệu, trong đó có nhiều nông dân như ông Li, hiện vẫn chưa biết quê mới của mình là ở nơi nào.
  10. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0
    Thu nhập bình quân đầu người của ta hiện có gần 400USD/năm/người, đã chống được lũ khá cao trong khu vực cũng như trên thế giới, nên yêu cầu tăng cường công trình chống lũ hạ du cho chung cả dòng sông trung hạ du lên tần suất 0,2~0,l% ngay trong giai đoạn sắp tới, không phải bức xúc vội vàng như vậy; giảm thêm tổn thất về lụt không được là bao, mà phải hàng 100~1000 năm mới được 1 lần, thì tổn thất bình quân hàng năm càng hết sức nhỏ bé, nếu đem nó so với tổn thất về điện năng và nguồn nước hàng năm đã không tương xứng và sao lại để lãng phí và ứ đọng vốn lớn như vậy. Có thể hàng mấy chục năm hoặc cả thế kỷ ssau khi ta theo kịp Nhật Bản về kinh tế tính theo đầu người cúng sẽ không muộn, nếu hiện nay ta tăng cường công tác chống lụt bằng biện pháp phi công trình, thì cũng giảm đáng kể tổn thất mà hiện nay ta chưa chú ý làm. Nên không để chống lũ hạ du làm nhiệm vụ số I, là hết sức thích đáng. Còn cứ tăng cường thoả đáng, trước mắt ưu tiên giữ an toàn đập, dùng điện dùng nước, lâu dài cần vẫn có thể tăng cường phòng lũ hạ du.
    Một lần rắn ngoạm
    Mười năm sợ thừng

Chia sẻ trang này