1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các thông tin liên quan về Trường cũng như về Thuỷ Lợi - Vào đây mà download các giáo trình và sách

Chủ đề trong 'ĐH Thuỷ Lợi HN' bởi long40d, 18/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0
    Thu nhập bình quân đầu người của ta hiện có gần 400USD/năm/người, đã chống được lũ khá cao trong khu vực cũng như trên thế giới, nên yêu cầu tăng cường công trình chống lũ hạ du cho chung cả dòng sông trung hạ du lên tần suất 0,2~0,l% ngay trong giai đoạn sắp tới, không phải bức xúc vội vàng như vậy; giảm thêm tổn thất về lụt không được là bao, mà phải hàng 100~1000 năm mới được 1 lần, thì tổn thất bình quân hàng năm càng hết sức nhỏ bé, nếu đem nó so với tổn thất về điện năng và nguồn nước hàng năm đã không tương xứng và sao lại để lãng phí và ứ đọng vốn lớn như vậy. Có thể hàng mấy chục năm hoặc cả thế kỷ ssau khi ta theo kịp Nhật Bản về kinh tế tính theo đầu người cúng sẽ không muộn, nếu hiện nay ta tăng cường công tác chống lụt bằng biện pháp phi công trình, thì cũng giảm đáng kể tổn thất mà hiện nay ta chưa chú ý làm. Nên không để chống lũ hạ du làm nhiệm vụ số I, là hết sức thích đáng. Còn cứ tăng cường thoả đáng, trước mắt ưu tiên giữ an toàn đập, dùng điện dùng nước, lâu dài cần vẫn có thể tăng cường phòng lũ hạ du.
    Một lần rắn ngoạm
    Mười năm sợ thừng
  2. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0
    c. Về cấp nước hạ du để phát triển sản xuất công nông nghiệp phục vụ dân sinh, vận tải thuỷ, dịch vụ, du lịch, bảo vệ môi trường nước... cho giai đoạn gần và nhiều thế hệ lâu dài sau này.
    Năm 1963, mùa khô thiếu nước, hạ du sông Hồng trong 2 tháng cạn nhất có bình quân 725m3/s nước, mặn phủ kín các cửa cống lấy nước ven biển làm 110.000ha bị mặn, và mức nước sông xuống thấp lại không đủ nước bị hạn 44 vạn ha, thậm chí phải đắp đập tạm dâng nước thì cống Liên Mạc mới lấy được một số ít nước vào sông Nhuệ. Từ bấy đến nay ta đã làm rất nhiều hệ thống thuỷ lợi để tưới và ngăn mặn, hoàn thành hồ Thác Bà tăng thêm cho hạ du về mùa cạn 100m3/s, và Hoà Bình tăng được 338m3/s trong 4 tháng màu kiệt như năm 1963. Đến gần đây đã giải quyết cơ bản sản xuất công nông nghiệp, và các mặt dùng nước khác trogn đó nâng cao được mực nước cho vận tải đường sông, không chỉ giảm được khối lượng nạo vét mấy triệu m3 hàng năm, giảm được thời gian chờ đỉnh triều mới đi ngược dòng, đáng kể nhất là nâng cao tải trọng các đoàn tầu, sà lan từ 200~300 tấn lên hàng 1000T, làm cho khối lượng vận tải tăng đáng kể và giá cước cũng giảm thấp khá nhiều. Đáng tiếc là ngành giao thông chưa tổng kết được và cũng không nêu được quy hoạch vận tải thuỷ để đáp ứng khối lượng vận tải các giai đoạn sau, yêu cầu mớm nước cần thiết để thực hiện cuộc thay đổi lớn về trọng tải tàu trong sông và phà sông biển, phục vụ các hàng hoá khối lượng lớn, nặng và kích thước lớn, giảm giá thành vận chuyển.
    Nguồn nước hạ du sông Hồng từ 1963 tới nay được bổ sung lớn như vậy, nhưng theo thông báo của các đồng chí phụ trách Cục quản lý nước và công trình thuỷ nông và đồng chí phụ trách Viện Quy hoạch thuỷ lợi Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, thì mùa khô năm 1999 đã có biểu hiện thiếu nước, mặn xâm nhập sâu vào nội địa, may mà cuối tháng 4 năm ấy lại có mưa sớm, nên tình trạng thiếu nước đó không phát triển nghiêm trọng, mặc dầu cơ sở nông nghiệp dịch vụ còn nhỏ bé, mới cấp được phần nhỏ cho nhân dân có nước sạch dùng cho sinh hoạt.
    Sắp tới hoàn thành hồ Tuyên Quang (ở Đại Thị), hồ này lại bổ sung cho hạ lưu sông Hồng về mùa cạn trung bình 51,5m3/s và khi có thêm hồ Sơn La thấp 215m, thì lưu lượng bảo đảm mùa cạn đến Hoà Bình sẽ được 759m3/s tăng được 115m3/s so với khi chỉ có một mình hồ Hòa Bình.
    Cả sông Đà và sông Lô cho đến năm 2020 cũng chỉ bổ sung thêm lưu lượng bình quân mùa kiệt cho hạ du 166,5m3/s (nhỉnh hơn ½ phần lưu lượng của riêng một hồ Hoà Bình bổ sung cho hạ du). tuy nhiên 1ưu 1ượng ở Hòa Bình bổ sung mùa kiệt cho hạ du của cả bậc thang nhỏ hơn có 3~4 bậc còn thấp hơn (685m3/s) chỗ tăng so với trường hợp khi chỉ có một hồ Hoà Bình có 39m3/s, cùng với hồ Tuyên Quang cùng bổ sung được 90m3/s thấp hơn khi có hồ Sơn la thấp 215m đến 78m3/s (lớn hơn riêng hồ Tuyên Quang
    Nhưng hiển nhiên là về lâu dài khi công nghiệp phát triển lớn, nước sinh hoạt, dịch vụ và vệ sinh môi trường cần nhiểu nước như các nước phát triển có dân số bằng ta bây giờ, hay dân số ta đuổi kịp họ như ngày nay (như Đức, Pháp, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc...) thì nhu cầu nước tăng lên nhanh, thì sẽ thiếu nước nhiều, đấy là chưa kể phần Trung Quốc cũng tăng cường lấy nước cho phát triển, cho dù ta thay đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp, thực hiện chế độ dùng nước, chế độ sản xuất tiết kiệm nước và xử lý dùng lại nước thải của sinh hoạt dịch vụ và sản xuất như các nước phát triển đã làm (phần sau sẽ báo cáo rõ hơn).
    Một lần rắn ngoạm
    Mười năm sợ thừng
  3. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0
    c. Về cấp nước hạ du để phát triển sản xuất công nông nghiệp phục vụ dân sinh, vận tải thuỷ, dịch vụ, du lịch, bảo vệ môi trường nước... cho giai đoạn gần và nhiều thế hệ lâu dài sau này.
    Năm 1963, mùa khô thiếu nước, hạ du sông Hồng trong 2 tháng cạn nhất có bình quân 725m3/s nước, mặn phủ kín các cửa cống lấy nước ven biển làm 110.000ha bị mặn, và mức nước sông xuống thấp lại không đủ nước bị hạn 44 vạn ha, thậm chí phải đắp đập tạm dâng nước thì cống Liên Mạc mới lấy được một số ít nước vào sông Nhuệ. Từ bấy đến nay ta đã làm rất nhiều hệ thống thuỷ lợi để tưới và ngăn mặn, hoàn thành hồ Thác Bà tăng thêm cho hạ du về mùa cạn 100m3/s, và Hoà Bình tăng được 338m3/s trong 4 tháng màu kiệt như năm 1963. Đến gần đây đã giải quyết cơ bản sản xuất công nông nghiệp, và các mặt dùng nước khác trogn đó nâng cao được mực nước cho vận tải đường sông, không chỉ giảm được khối lượng nạo vét mấy triệu m3 hàng năm, giảm được thời gian chờ đỉnh triều mới đi ngược dòng, đáng kể nhất là nâng cao tải trọng các đoàn tầu, sà lan từ 200~300 tấn lên hàng 1000T, làm cho khối lượng vận tải tăng đáng kể và giá cước cũng giảm thấp khá nhiều. Đáng tiếc là ngành giao thông chưa tổng kết được và cũng không nêu được quy hoạch vận tải thuỷ để đáp ứng khối lượng vận tải các giai đoạn sau, yêu cầu mớm nước cần thiết để thực hiện cuộc thay đổi lớn về trọng tải tàu trong sông và phà sông biển, phục vụ các hàng hoá khối lượng lớn, nặng và kích thước lớn, giảm giá thành vận chuyển.
    Nguồn nước hạ du sông Hồng từ 1963 tới nay được bổ sung lớn như vậy, nhưng theo thông báo của các đồng chí phụ trách Cục quản lý nước và công trình thuỷ nông và đồng chí phụ trách Viện Quy hoạch thuỷ lợi Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, thì mùa khô năm 1999 đã có biểu hiện thiếu nước, mặn xâm nhập sâu vào nội địa, may mà cuối tháng 4 năm ấy lại có mưa sớm, nên tình trạng thiếu nước đó không phát triển nghiêm trọng, mặc dầu cơ sở nông nghiệp dịch vụ còn nhỏ bé, mới cấp được phần nhỏ cho nhân dân có nước sạch dùng cho sinh hoạt.
    Sắp tới hoàn thành hồ Tuyên Quang (ở Đại Thị), hồ này lại bổ sung cho hạ lưu sông Hồng về mùa cạn trung bình 51,5m3/s và khi có thêm hồ Sơn La thấp 215m, thì lưu lượng bảo đảm mùa cạn đến Hoà Bình sẽ được 759m3/s tăng được 115m3/s so với khi chỉ có một mình hồ Hòa Bình.
    Cả sông Đà và sông Lô cho đến năm 2020 cũng chỉ bổ sung thêm lưu lượng bình quân mùa kiệt cho hạ du 166,5m3/s (nhỉnh hơn ½ phần lưu lượng của riêng một hồ Hoà Bình bổ sung cho hạ du). tuy nhiên 1ưu 1ượng ở Hòa Bình bổ sung mùa kiệt cho hạ du của cả bậc thang nhỏ hơn có 3~4 bậc còn thấp hơn (685m3/s) chỗ tăng so với trường hợp khi chỉ có một hồ Hoà Bình có 39m3/s, cùng với hồ Tuyên Quang cùng bổ sung được 90m3/s thấp hơn khi có hồ Sơn la thấp 215m đến 78m3/s (lớn hơn riêng hồ Tuyên Quang
    Nhưng hiển nhiên là về lâu dài khi công nghiệp phát triển lớn, nước sinh hoạt, dịch vụ và vệ sinh môi trường cần nhiểu nước như các nước phát triển có dân số bằng ta bây giờ, hay dân số ta đuổi kịp họ như ngày nay (như Đức, Pháp, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc...) thì nhu cầu nước tăng lên nhanh, thì sẽ thiếu nước nhiều, đấy là chưa kể phần Trung Quốc cũng tăng cường lấy nước cho phát triển, cho dù ta thay đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp, thực hiện chế độ dùng nước, chế độ sản xuất tiết kiệm nước và xử lý dùng lại nước thải của sinh hoạt dịch vụ và sản xuất như các nước phát triển đã làm (phần sau sẽ báo cáo rõ hơn).
    Một lần rắn ngoạm
    Mười năm sợ thừng
  4. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0
    Sai lầm, E.Coli là một loại vi khuẩn dùng làm chỉ số để đo tổng lượng vi khuẩn, nó không gây ra bất cứ bệnh nào!
    Một lần rắn ngoạm
    Mười năm sợ thừng
  5. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0
    Sai lầm, E.Coli là một loại vi khuẩn dùng làm chỉ số để đo tổng lượng vi khuẩn, nó không gây ra bất cứ bệnh nào!
    Một lần rắn ngoạm
    Mười năm sợ thừng
  6. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0
    Ảnh đâu bà chị yêu quý????
    Một lần rắn ngoạm
    Mười năm sợ thừng
  7. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0
    Ảnh đâu bà chị yêu quý????
    Một lần rắn ngoạm
    Mười năm sợ thừng
  8. ka_mupmip

    ka_mupmip Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/04/2002
    Bài viết:
    2.642
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề này sẽ được đưa vào trong topic Những thông tin Thuỷ Lợi cho khỏi loãng.
    Thanks
    MUPMIP
    Được ka_mupmip sửa chữa / chuyển vào 00:22 ngày 18/06/2003
  9. ka_mupmip

    ka_mupmip Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/04/2002
    Bài viết:
    2.642
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề này sẽ được đưa vào trong topic Những thông tin Thuỷ Lợi cho khỏi loãng.
    Thanks
    MUPMIP
    Được ka_mupmip sửa chữa / chuyển vào 00:22 ngày 18/06/2003
  10. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0
    Thành bại của thủy điện Sơn La là ở công tác di dân
    "Ta nói di dân tái định cư là cuộc sống mới phải tốt hơn nơi ở cũ. Nhưng thế nào là tốt hơn? Ta thấy hơn nhưng dân không thấy thì sao?". Đại biểu Nguyễn Viết Chức đặt vấn đề như vậy về mảng công tác quan trọng của dự án thủy điện Sơn La. Ý kiến của ông được nhiều đại biểu chia sẻ trong buổi thảo luận hôm qua.
    Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ trưởng NN&PTNT chủ trì xây dựng quy hoạch tổng thể việc di dân, tái định cư. Ước tính có 18.200 hộ với 91.000 người phải di dời (với quy mô Sơn La thấp). Chính phủ đã tách nội dung này thành dự án riêng, giao cho một phó thủ tướng làm trưởng ban chỉ đạo. Vốn rót vào công tác di dân tái định cư là khoảng 9.600 tỷ đồng, tính ra mỗi hộ dân được 500 triệu đồng.
    Thảo luận tại hội trường, các đại biểu đánh giá số tiền này là khá lớn so với thu nhập của dân cư khu vực phải di dời (1,5-2 triệu đồng/hộ/năm). Nhưng vấn đề là làm sao sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tận dụng được cơ hội tái sắp xếp, cơ cấu dân cư cùng kinh tế xã hội vùng Tây Bắc. Đại biểu Nguyễn Ngọc Trân nói: "Chương trình này mới được nhìn thuần túy ở góc độ kinh tế, chưa quan tâm đầy đủ tới vấn đề xã hội và môi trường". Giám đốc Sở VHTT Hà Nội Nguyễn Viết Chức nhận xét, ở các khu tái định cư mẫu chỉ thấy nhà bê tông mọc san sát, mỗi hộ chỉ được 200-400 m2, khác hẳn truyền thống sinh sống phóng khoáng, hòa nhập với thiên nhiên của bà con dân tộc. Hơn nữa, chuyện ăn, chuyện ở, chuyện tín ngưỡng... đều liên quan đến văn hóa, nên phải được nghiên cứu ngay từ đầu.
    Đại biểu Vừ A Phía, tỉnh Lai Châu nhấn mạnh yêu cầu công bằng giữa người phải di dời với dân ở nơi tái định cư: "Không thể để người mới đến có nhà bê tông kiên cố, còn người sở tại vẫn nhà tranh dột nát". Theo vị Phó bí thư Tỉnh ủy, đất đai những vùng quy hoạch tái định cư đều đã có chủ, nếu xử lý không khéo có thể dẫn đến xung đột giữa cộng đồng dân cư cũ và mới. Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thoa san sẻ mối lo lắng này, và cho rằng không thể áp đặt lối quy hoạch theo kiểu đô thị cho bà con dân tộc. Theo bà, để tận dụng cơ hội phát triển kinh tế xã hội Tây Bắc thì bên cạnh những chủ trương của trung ương còn phải có sự tham gia của người dân để làm sao đến vùng mới sinh sống, bà còn vẫn giữ gìn và phát huy được phong tục truyền thống của mình. Nếu triển khai không đúng tâm lý, văn hóa của người dân tộc, theo bà Thoa, có thể dẫn đến tình trạng: "Chính phủ xây nhà nhưng dân không ở, giao đất nhưng bà con không dùng mà vẫn tiếp tục phá rừng".
    Các đại biểu còn cho rằng không thể quy định cứng là hỗ trợ lương thực cho đối tượng tái định cư trong 1 năm, bởi trong thời gian đó bà con chưa thể kịp làm quen với vùng đất mới. Đại biểu Tôn Thất Bách chỉ ra bài học ở công trình Tam Hiệp, Trung Quốc: người dân phải mất 5 năm mới ổn định được cuộc sống. Theo ông, không nên ấn định hỗ trợ 1 hay 2 năm, mà phải giúp đỡ bà con cho tới khi họ an tâm sinh sống. Đại biểu Bùi Thị Bình nói: "Phải rút ra những bài học ở Hòa Bình, Yaly, nơi mà công trình hoàn thành cả chục năm nay mà hậu quả xã hội vẫn còn đeo đẳng. Đến mức dân Hòa Bình có câu truyền miệng: chạy vì nước nhưng không có nước, chạy vì điện mà không có điện".
    Kiến nghị cụ thể cho chương trình xã hội rộng lớn này, đại biểu Thào Xuân Sùng đặt vấn đề cho hai tỉnh Sơn La, Lai Châu được bầu thêm một phó chủ tịch tỉnh chuyên trách chỉ đạo công tác di dân, tái định cư. Ông Vừ A Phía đề nghị cho tách đôi tỉnh Lai Châu, không cần chờ đến khi nước hồ dâng lên chia cắt địa lý tỉnh này. Cả hai địa phương mong muốn được ứng trước vốn để triển khai việc xây dựng cơ sở hạ tầng và đền bù đất sản xuất để xây dựng khu tái định cư tập trung.
    Sai lầm, thành bại là sự ảnh hưởng đến thế hệ sau, sự phát triển của xã hội mà không được dự báo đúng mức, sự phát triển nhu cầu của từng người dân, nhu cầu dùng nước, sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng....
    Một lần rắn ngoạm
    Mười năm sợ thừng

Chia sẻ trang này