1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các thông tin liên quan về Trường cũng như về Thuỷ Lợi - Vào đây mà download các giáo trình và sách

Chủ đề trong 'ĐH Thuỷ Lợi HN' bởi long40d, 18/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0
    Nhà máy điện thuỷ triều ngầm đầu tiên hoạt động
    [​IMG]Kênh đào Kvalsund, nơi lắp đặt nhà máy điện.
    Hôm thứ bảy (20/9), người dân Na Uy nơi vùng Bắc cực lạnh giá bắt đầu đón nhận dòng điện từ nhà máy điện chạy bằng thuỷ triều. Dòng thuỷ triều đã chính thức chuyển động cánh turbin dài 10m dưới đáy kênh Kvalsund, gần thành phố Hammerfest, để cung cấp điện lưới cho cư dân địa phương.
    Nhà máy điện chạy bằng thuỷ triều đầu tiên trên thế giới này trông giống như một cối xay gió dưới nước. Theo ước tính, mỗi năm nó có thể tạo ra 700.000kW giờ điện, đủ để thắp sáng và sưởi ấm cho 30 gia đình. Ông Harald Johansen, giám đốc điều hành của Công ty Hammerfest Stroem, đơn vị thực hiện dự án, cho biết: "Đây là lần đầu tiên trên thế giới, dòng điện thủy triều hoà vào lưới điện quốc gia".
    Cho đến khi được đưa vào hoạt động ngày thứ 7 vừa qua, chi phí dành cho nhà máy đã lên tới 11 triệu đô la, phần nào giải phóng sự phụ thuộc vào các loại nhiên liệu khoáng khiến khí hậu toàn cầu ấm lên như dầu, hơi đốt. Dòng nước kênh đào tại vùng biển này chảy với tốc độ 2,4m/s trong khoảng 12 tiếng khi thuỷ triều lên xuống. Cánh turbine sẽ tự động di chuyển đối diện với dòng thuỷ triều.
    Nếu thành công, dự án này sẽ là tín hiệu thông đường cho việc sản xuất điện bằng thuỷ triều một cách rộng rãi, mang lại hàng triệu đô la. Trước đây, các nước như Pháp, Canada và Nga cũng đã sử dụng thuỷ triều để vận hành nhà máy điện. Họ xây đập để giữ nước trong đầm nhân tạo những khi thuỷ triều lên cao. Khi nước xuống, sức nước làm quay turbine và tạo ra dòng điện. Tuy nhiên, việc xây đập có thể ảnh hưởng đến môi trường sống của động thực vật tại cửa sông và vùng duyên hải.
    Những người đề xướng dự án chạy máy phát điện bằng thuỷ triều cho biết, ảnh hưởng mà họ gây ra rất nhỏ - không gây ồn ào, không thu hút chú ý. Ngoài ra, cá, cá voi và hải cẩu có thể bơi lội xung quanh mà không sợ bị cánh quạt chém phải.
    Trở ngại lớn nhất đối với dự án này là chi phí quá lớn. Theo ước tính của Công ty Hammerfest Stroem, họ phải bỏ ra 3 lần số tiền dùng để sản xuất thuỷ điện theo phương pháp truyền thống ở Na Uy. Ngoài ra, công việc bảo trì cũng tốn nhiều công sức, vì thợ buộc phải lặn xuống đáy biển. Các nhà máy điện chạy bằng dòng thuỷ triều dưới đáy biển của Australia hay Anh không có giai đoạn hoà vào lưới điện quốc gia.
    Tập đoàn dầu lửa Na Uy Statoil, Tập đoàn công trình Thụy Sỹ-Thụy Điển ABB và ngành dịch vụ công cộng Na Uy đều là đối tác của dự án Hammerfest Stroem. Hanne Lekva, thành viên Statoil, cho biết: "Chúng tôi muốn thu thập kinh nghiệm từ dự án này và trở thành một trong những nhà sản xuất điện sạch".

    Một lần rắn ngoạm
    Mười năm sợ thừng
  2. chanlihaiphan

    chanlihaiphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2003
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    Lâu rồi không vào box, giờ lại thấy bài của anh Long làm phấn chấn cả người. Chân lí hai phần dạo này không tiếp tục đọc tài liệu để nghiên cứu về thuỷ điện bậc thang một hồ chứa, vì chưa có kiến thức chuyên ngành nên càng đọc càng rối rắm. Lần này là một vài điều hay hay ở xứ người post lên cho mọi người biết, hy vọng trường mình cũng có thể thử làm xem sao.
    1- Giới thiệu khoa: Ở đây, trước mỗi văn phòng khoa đều có ghi rõ thời khoá biểu của các thầy cô giáo trong khoa trong một bảng nhỏ, như vậy việc tìm và liên lạc với giáo viên của lớp sẽ rất dễ dàng. Dọc các hành lang trước cửa các lớp học có treo các bản vẽ xuất sắc, tóm lược hoặc toàn bộ công trình khoa học được đánh giá cao của các năm trước. Sinh viên có thể tham khảo như là bài mẫu, biết rõ mình sẽ học gì ở môn học nào, cần phải làm gì khi học... Ví dụ như khi học Vẽ kĩ thuật có thể đến khoa vẽ kĩ thuật tham khảo Bài vẽ bóng hoặc bài vẽ thực hành tiêu biểu. Nhiều cái Chân lí hai phần trên lớp nghe chưa hiểu, nhìn bản vẽ là hiểu ra tất cả, như khái niệm điểm hội tụ và đường mức ngang (không rõ có phải tiếng việt là vậy không), giáo viên giảng nhanh quá nghe không kịp, chạy ra hành lang nhìn bản vẽ là hiểu.
    2- Thư viện: Thư viện trường mình vẫn ghi vào sổ và dùng bút kí, vừa tốn giấy bút, lại tốn thời gian. Ở đây Chân lí hai phần thấy họ dán một Code vào thẻ sinh viên rồi dùng máy đọc code đó. Code này là mã số truy nhập vào một tài khoản sách của sinh viên. Trong mỗi cuốn sách đều có dán code (như hàng ở siêu thị vậy) chỉ cần lướt ống phóng điện tử qua là sẽ tự động nhập mã số của cuốn sách của người đó vào, kích hoạt tài khoản trong máy tính và nhập lần lượt các code sách mượn. Dễ dàng kiểm soát lượng sách còn lại trong kho để phân bổ hợp lí cho các lớp đi mượn sau. Khi trả sách cũng chỉ lướt qua là tự động xoá đi. Vừa tiết kiệm thời gian, vừa nhẹ nhàng. Thư viện ở đây có rất nhiều sách (theo thống kê là 4 triệu cuốn, nhưng mà sách có quyển chỉ mỏng có mấy chục trang, có quyển như bách khoa thư vậy) nhưng quản lí sách và phân bổ rất hợp lí, trừ những sách đặc biệt, thủ thư chỉ cần bấm máy là biết còn sách trong thư viện hay không, không cần đi tìm.
    3- Thùng rác trong nhà trường rất nhiều và phân bố hợp lí tại những điểm mà mọi người thích xả rác nên trường rất sạch. Trường mình nói chung là cũng sạch rồi nhưng nhiều khi thấy rác nhiều lắm, nhất là mùa thi.
    Đấy là một số điểm có thể thấy ngay và làm ngay được, chân lí hai phần chẳng biết làm cách nào chuyển được tới tay người cần đọc nên post tạm lên đây vậy.

    Chân lí hai phần
  3. chanlihaiphan

    chanlihaiphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2003
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    Lâu rồi không vào box, giờ lại thấy bài của anh Long làm phấn chấn cả người. Chân lí hai phần dạo này không tiếp tục đọc tài liệu để nghiên cứu về thuỷ điện bậc thang một hồ chứa, vì chưa có kiến thức chuyên ngành nên càng đọc càng rối rắm. Lần này là một vài điều hay hay ở xứ người post lên cho mọi người biết, hy vọng trường mình cũng có thể thử làm xem sao.
    1- Giới thiệu khoa: Ở đây, trước mỗi văn phòng khoa đều có ghi rõ thời khoá biểu của các thầy cô giáo trong khoa trong một bảng nhỏ, như vậy việc tìm và liên lạc với giáo viên của lớp sẽ rất dễ dàng. Dọc các hành lang trước cửa các lớp học có treo các bản vẽ xuất sắc, tóm lược hoặc toàn bộ công trình khoa học được đánh giá cao của các năm trước. Sinh viên có thể tham khảo như là bài mẫu, biết rõ mình sẽ học gì ở môn học nào, cần phải làm gì khi học... Ví dụ như khi học Vẽ kĩ thuật có thể đến khoa vẽ kĩ thuật tham khảo Bài vẽ bóng hoặc bài vẽ thực hành tiêu biểu. Nhiều cái Chân lí hai phần trên lớp nghe chưa hiểu, nhìn bản vẽ là hiểu ra tất cả, như khái niệm điểm hội tụ và đường mức ngang (không rõ có phải tiếng việt là vậy không), giáo viên giảng nhanh quá nghe không kịp, chạy ra hành lang nhìn bản vẽ là hiểu.
    2- Thư viện: Thư viện trường mình vẫn ghi vào sổ và dùng bút kí, vừa tốn giấy bút, lại tốn thời gian. Ở đây Chân lí hai phần thấy họ dán một Code vào thẻ sinh viên rồi dùng máy đọc code đó. Code này là mã số truy nhập vào một tài khoản sách của sinh viên. Trong mỗi cuốn sách đều có dán code (như hàng ở siêu thị vậy) chỉ cần lướt ống phóng điện tử qua là sẽ tự động nhập mã số của cuốn sách của người đó vào, kích hoạt tài khoản trong máy tính và nhập lần lượt các code sách mượn. Dễ dàng kiểm soát lượng sách còn lại trong kho để phân bổ hợp lí cho các lớp đi mượn sau. Khi trả sách cũng chỉ lướt qua là tự động xoá đi. Vừa tiết kiệm thời gian, vừa nhẹ nhàng. Thư viện ở đây có rất nhiều sách (theo thống kê là 4 triệu cuốn, nhưng mà sách có quyển chỉ mỏng có mấy chục trang, có quyển như bách khoa thư vậy) nhưng quản lí sách và phân bổ rất hợp lí, trừ những sách đặc biệt, thủ thư chỉ cần bấm máy là biết còn sách trong thư viện hay không, không cần đi tìm.
    3- Thùng rác trong nhà trường rất nhiều và phân bố hợp lí tại những điểm mà mọi người thích xả rác nên trường rất sạch. Trường mình nói chung là cũng sạch rồi nhưng nhiều khi thấy rác nhiều lắm, nhất là mùa thi.
    Đấy là một số điểm có thể thấy ngay và làm ngay được, chân lí hai phần chẳng biết làm cách nào chuyển được tới tay người cần đọc nên post tạm lên đây vậy.

    Chân lí hai phần
  4. chanlihaiphan

    chanlihaiphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2003
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    Hôm trước chân lí hai phần có trao đổi với giáo viên dạy bộ môn Sử Ngành (~с,о?ия с,?ой,елOного дела) về vấn đề đập thuỷ điện không có hồ chứa. Giáo sư có nói là về nguyên tắc thì khi hai trạm thuỷ điện ("ЭС - dịch chính xác ra là nhà máy thuỷ điện) hoạt động trên cùng một con sông thì việc xây dựng nhà máy thuỷ điện thứ hai ở phía hạ lưu (một cách tương đối vì cả hai đều ở thượng nguồn) không cần thiết phải xây thêm hồ chứa vì rất lãng phí (trong việc di dân) gây tổn hại đến môi trường (thay đổi cả cụm sinh thái) làm giảm lượng phù sa của sông. Tuy nhiên việc xây đập thuỷ điện không có hồ chứa đòi hỏi kĩ thuật cao, vì đập sẽ chịu sức công phá thẳng của dòng nước, hơn thế về mùa mưa lũ dù cho đập dưới có mở nhiều cửa xả hơn đập trên thì vẫn làm mực nước trước đập (ве?.ний бOе"- dịch chính xác là mặt nước trên) dâng lên cao hơn bình thường (Để khắc phục tình trạng này hiện nay đã có kĩ thuật làm cửa xả thấp, nhưng kĩ thuật này cũng rất phức tạp, hơn nữa làm giảm công suất của nhà máy). Chính vì thế theo giáo sư hiện nay các đập thuỷ điện không hồ chứa ở Nga chỉ được thực hiện ở các con sông nhỏ (nhỏ với Nga thôi, không nhỏ với Việt Nam tí nào đâu, đặc thù các con sông của Việt Nam là ngắn, nhỏ và rất dốc), hoặc tại các nơi không thể xây hồ chứa (do điều kiện địa chất, điều kiện sinh thái, hoặc đơn giản là vấn đề xã hội)/ Nhà xây dựng đào một con sông mới tại khúc cua của con sông lớn, tính toán sao cho chỉ đưa khoảng 30% lượng nước của con sông vào và ở cửa ra của con sông (nơi hoà lại vào con sông lớn) xây đập thuỷ điện. Công suất trung bình của các nhà máy thuỷ điện này chỉ khoảng 200.000 - 300.000MW. tức là chỉ khoảng 1/10 so với nhà máy thuỷ điện Sơn La. Nhưng với điều kiện địa hình Sông Đà việc xây khoảng 15 nhà máy thuỷ điện nhỏ như vậy là không tưởng.
    Chân lí hai phần không hỏi về phương pháp giật mìn tạo thác vì đã tự phát hiện nhược điểm của phương pháp này.
    (Hơ xin phép mọi người viết mấy câu chúc mừng bác ka-mupmip vào đây cái vì mỗi tháng chân lí hai phần chỉ được post có ba bài. )
    Chúc mừng bác ka-mupmip

    Chân lí hai phần
  5. chanlihaiphan

    chanlihaiphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2003
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    Hôm trước chân lí hai phần có trao đổi với giáo viên dạy bộ môn Sử Ngành (~с,о?ия с,?ой,елOного дела) về vấn đề đập thuỷ điện không có hồ chứa. Giáo sư có nói là về nguyên tắc thì khi hai trạm thuỷ điện ("ЭС - dịch chính xác ra là nhà máy thuỷ điện) hoạt động trên cùng một con sông thì việc xây dựng nhà máy thuỷ điện thứ hai ở phía hạ lưu (một cách tương đối vì cả hai đều ở thượng nguồn) không cần thiết phải xây thêm hồ chứa vì rất lãng phí (trong việc di dân) gây tổn hại đến môi trường (thay đổi cả cụm sinh thái) làm giảm lượng phù sa của sông. Tuy nhiên việc xây đập thuỷ điện không có hồ chứa đòi hỏi kĩ thuật cao, vì đập sẽ chịu sức công phá thẳng của dòng nước, hơn thế về mùa mưa lũ dù cho đập dưới có mở nhiều cửa xả hơn đập trên thì vẫn làm mực nước trước đập (ве?.ний бOе"- dịch chính xác là mặt nước trên) dâng lên cao hơn bình thường (Để khắc phục tình trạng này hiện nay đã có kĩ thuật làm cửa xả thấp, nhưng kĩ thuật này cũng rất phức tạp, hơn nữa làm giảm công suất của nhà máy). Chính vì thế theo giáo sư hiện nay các đập thuỷ điện không hồ chứa ở Nga chỉ được thực hiện ở các con sông nhỏ (nhỏ với Nga thôi, không nhỏ với Việt Nam tí nào đâu, đặc thù các con sông của Việt Nam là ngắn, nhỏ và rất dốc), hoặc tại các nơi không thể xây hồ chứa (do điều kiện địa chất, điều kiện sinh thái, hoặc đơn giản là vấn đề xã hội)/ Nhà xây dựng đào một con sông mới tại khúc cua của con sông lớn, tính toán sao cho chỉ đưa khoảng 30% lượng nước của con sông vào và ở cửa ra của con sông (nơi hoà lại vào con sông lớn) xây đập thuỷ điện. Công suất trung bình của các nhà máy thuỷ điện này chỉ khoảng 200.000 - 300.000MW. tức là chỉ khoảng 1/10 so với nhà máy thuỷ điện Sơn La. Nhưng với điều kiện địa hình Sông Đà việc xây khoảng 15 nhà máy thuỷ điện nhỏ như vậy là không tưởng.
    Chân lí hai phần không hỏi về phương pháp giật mìn tạo thác vì đã tự phát hiện nhược điểm của phương pháp này.
    (Hơ xin phép mọi người viết mấy câu chúc mừng bác ka-mupmip vào đây cái vì mỗi tháng chân lí hai phần chỉ được post có ba bài. )
    Chúc mừng bác ka-mupmip

    Chân lí hai phần
  6. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0
    Metan Hydrat: Nguồn năng lượng dồi dào hay mối nguy hại đối với môi trường
    [​IMG]Công trình nghiên cứu Metan Hydrat
    Trước đây nhiều năm, đã có nhiều nghiên cứu về triển vọng cũng như những mối nguy hại tiềm tàng đối với môi trường của metan hydrat. Nhiều công trình nghiên cứu sâu về trữ lượng khí này và nhiều chương trình quốc tế nghiên cứu các kỹ thuật tách chiết khả dĩ, tuy nhiên vẫn có những lo ngại về tác động xấu. Trong một dự án đề cập đến tình hình chung tại trường Đại học Georgia Tech, do Carolyn Ruppel, Phó Giáo sư Tiến sĩ Địa Vật lý thuộc Khoa Trái đất và các Khoa học Khí quyển lãnh đạo, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu cả những khía cạnh tích cực và tiêu cực, trong đó các yếu tố tiêu cực như sự gia tăng mạnh của nhiệt độ trên toàn cầu và các rủi ro đối với việc sản xuất dầu và khí ở dưới biển sâu.
    Ruppel cho biết, nếu khai thác được các loại hydrat này từ đáy biển, người ta sẽ thu nhận được khí tự nhiên có nồng độ đậm đặc. Nhưng vấn đề là ở chỗ liệu năng lượng dùng để khai thác khí hydrat có lớn hơn là năng lượng khí có thể cung cấp không? Ngoài ra, các hoạt động khai thác như vậy có thể làm mất sự ổn định của đáy biển hoặc thậm chí còn kích hoạt sự mất ổn định các hydrat. Về khía cạnh kỹ thuật sản xuất, có thể khai thác metan bằng cách bơm chất lỏng đã gia nhiệt vào trầm tích hydrat để hoà tan và thu nhận khí, tuy nhiên quy trình này dường như sử dụng nhiều năng lượng.
    Một số nghiên cứu cho thấy, trong nhiều trường hợp có thể có các nguồn trữ khí tự nhiên ở sát cạnh lớp khí metan-nước đóng băng và như vậy mở ra khả năng khoan xuyên qua trầm tích rắn để khai thác khí tự do nằm bên dưới. Quy trình này đỡ tốn kém hơn, tuy nhiên có nhiều rủi ro khi vận hành, nhất là kiến thức hiện nay về quy mô và tính chất của các trầm tích hydrat còn hạn chế.
    Cần nghiên cứu sâu thêm nữa
    Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Georgia Tech cho rằng cần nhiều thông tin hơn nữa về bản chất và quy mô của metan hydrat trước khi đi đến kết luận về tính thực tiễn của việc khai thác nguồn tài nguyên này. Trong các vấn đề cần nghiên cứu, Ruppel cho rằng, cần phát triển các kỹ thuật cho phép xác định các trầm tích lớn có tiềm năng sử dụng làm nhiên liệu. Năm ngoái, một dự án liên các trường đại học, do Cơ quan quản lý Biển và Khí quyển Quốc gia tài trợ, mà Ruppel tham gia trong đó, đã khám phá ra các trầm tích hydrat ở bờ biển Nam California tại Blake Ridge. Năm nay, họ liên kết với các chuyên gia của trường Đại học Rice và Viện Hải dương học Scripps trong một dự án do Quỹ Khoa học Quốc gia tài trợ để nghiên cứu trầm tích ở Vịnh Mêhicô.
    Hỗ trợ cho các nghiên cứu này là việc phát triển các thiết bị giám sát mới, hiện đại như thiết bị cảm biến nhỏ gọn dùng xác định các hợp chất hữu cơ ở dưới đáy biển, do Phó Giáo sư Boris Mizaikoff và cộng sự thuộc Trường Hoá học và Sinh hoá học Đại học Georgia Tech thiết kế. (Bộ Năng lượng Mỹ tài trợ, thông qua một chương trình của trường Đại học Mississippi). Hệ thống thiết bị này được gọi là kính hiển vi cảm biến hoá học để nghiên cứu ở đáy biển, sử dụng các cảm biến sợi quang biến tính bằng hoá học kết nối với phổ kế hồng ngoại biến đổi Fourrier. Lớp phủ polyme đặc biệt trên sợi quang hấp thụ các hợp chất từ trong nước. Một nguồn sáng hồng ngoại kích thích các phân tử được hấp phụ thông qua trường ảo được điều khiển ngoài sợi quang và những sự hấp phụ này được phân tích bởi thiết bị hồng ngoại để quan sát phía trước FLIR. Như vậy sẽ cung cấp được các dữ liệu định tính và định lượng của các hợp chất.
    Mizaikoff cho biết, dụng cụ đã được sử dụng thành công để xác định nhiều hợp chất hữu cơ, gồm cả các hydrocacbon và hydrocacbon clo hoá. Hiện nay, nhóm nghiên cứu đang nghiên cứu một hệ thống cảm biến quang học có thể đo đạc liên tục, chính xác.
    Một lần rắn ngoạm
    Mười năm sợ thừng
  7. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0
    Metan Hydrat: Nguồn năng lượng dồi dào hay mối nguy hại đối với môi trường
    [​IMG]Công trình nghiên cứu Metan Hydrat
    Trước đây nhiều năm, đã có nhiều nghiên cứu về triển vọng cũng như những mối nguy hại tiềm tàng đối với môi trường của metan hydrat. Nhiều công trình nghiên cứu sâu về trữ lượng khí này và nhiều chương trình quốc tế nghiên cứu các kỹ thuật tách chiết khả dĩ, tuy nhiên vẫn có những lo ngại về tác động xấu. Trong một dự án đề cập đến tình hình chung tại trường Đại học Georgia Tech, do Carolyn Ruppel, Phó Giáo sư Tiến sĩ Địa Vật lý thuộc Khoa Trái đất và các Khoa học Khí quyển lãnh đạo, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu cả những khía cạnh tích cực và tiêu cực, trong đó các yếu tố tiêu cực như sự gia tăng mạnh của nhiệt độ trên toàn cầu và các rủi ro đối với việc sản xuất dầu và khí ở dưới biển sâu.
    Ruppel cho biết, nếu khai thác được các loại hydrat này từ đáy biển, người ta sẽ thu nhận được khí tự nhiên có nồng độ đậm đặc. Nhưng vấn đề là ở chỗ liệu năng lượng dùng để khai thác khí hydrat có lớn hơn là năng lượng khí có thể cung cấp không? Ngoài ra, các hoạt động khai thác như vậy có thể làm mất sự ổn định của đáy biển hoặc thậm chí còn kích hoạt sự mất ổn định các hydrat. Về khía cạnh kỹ thuật sản xuất, có thể khai thác metan bằng cách bơm chất lỏng đã gia nhiệt vào trầm tích hydrat để hoà tan và thu nhận khí, tuy nhiên quy trình này dường như sử dụng nhiều năng lượng.
    Một số nghiên cứu cho thấy, trong nhiều trường hợp có thể có các nguồn trữ khí tự nhiên ở sát cạnh lớp khí metan-nước đóng băng và như vậy mở ra khả năng khoan xuyên qua trầm tích rắn để khai thác khí tự do nằm bên dưới. Quy trình này đỡ tốn kém hơn, tuy nhiên có nhiều rủi ro khi vận hành, nhất là kiến thức hiện nay về quy mô và tính chất của các trầm tích hydrat còn hạn chế.
    Cần nghiên cứu sâu thêm nữa
    Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Georgia Tech cho rằng cần nhiều thông tin hơn nữa về bản chất và quy mô của metan hydrat trước khi đi đến kết luận về tính thực tiễn của việc khai thác nguồn tài nguyên này. Trong các vấn đề cần nghiên cứu, Ruppel cho rằng, cần phát triển các kỹ thuật cho phép xác định các trầm tích lớn có tiềm năng sử dụng làm nhiên liệu. Năm ngoái, một dự án liên các trường đại học, do Cơ quan quản lý Biển và Khí quyển Quốc gia tài trợ, mà Ruppel tham gia trong đó, đã khám phá ra các trầm tích hydrat ở bờ biển Nam California tại Blake Ridge. Năm nay, họ liên kết với các chuyên gia của trường Đại học Rice và Viện Hải dương học Scripps trong một dự án do Quỹ Khoa học Quốc gia tài trợ để nghiên cứu trầm tích ở Vịnh Mêhicô.
    Hỗ trợ cho các nghiên cứu này là việc phát triển các thiết bị giám sát mới, hiện đại như thiết bị cảm biến nhỏ gọn dùng xác định các hợp chất hữu cơ ở dưới đáy biển, do Phó Giáo sư Boris Mizaikoff và cộng sự thuộc Trường Hoá học và Sinh hoá học Đại học Georgia Tech thiết kế. (Bộ Năng lượng Mỹ tài trợ, thông qua một chương trình của trường Đại học Mississippi). Hệ thống thiết bị này được gọi là kính hiển vi cảm biến hoá học để nghiên cứu ở đáy biển, sử dụng các cảm biến sợi quang biến tính bằng hoá học kết nối với phổ kế hồng ngoại biến đổi Fourrier. Lớp phủ polyme đặc biệt trên sợi quang hấp thụ các hợp chất từ trong nước. Một nguồn sáng hồng ngoại kích thích các phân tử được hấp phụ thông qua trường ảo được điều khiển ngoài sợi quang và những sự hấp phụ này được phân tích bởi thiết bị hồng ngoại để quan sát phía trước FLIR. Như vậy sẽ cung cấp được các dữ liệu định tính và định lượng của các hợp chất.
    Mizaikoff cho biết, dụng cụ đã được sử dụng thành công để xác định nhiều hợp chất hữu cơ, gồm cả các hydrocacbon và hydrocacbon clo hoá. Hiện nay, nhóm nghiên cứu đang nghiên cứu một hệ thống cảm biến quang học có thể đo đạc liên tục, chính xác.
    Một lần rắn ngoạm
    Mười năm sợ thừng
  8. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0

    Một lần rắn ngoạm
    Mười năm sợ thừng
  9. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0

    Một lần rắn ngoạm
    Mười năm sợ thừng
  10. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0

    Một lần rắn ngoạm
    Mười năm sợ thừng

Chia sẻ trang này