1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các thông tin liên quan về Trường cũng như về Thuỷ Lợi - Vào đây mà download các giáo trình và sách

Chủ đề trong 'ĐH Thuỷ Lợi HN' bởi long40d, 18/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. S_holland

    S_holland Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/04/2003
    Bài viết:
    2.510
    Đã được thích:
    0
    Cho em hỏi, năm nay trường mình một chọi bao nhiêu ấy nhỉ, có bác nào biết không ạ
  2. ka_mupmip

    ka_mupmip Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/04/2002
    Bài viết:
    2.642
    Đã được thích:
    0
    Khoảng 1 chọi 5.
  3. ka_mupmip

    ka_mupmip Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/04/2002
    Bài viết:
    2.642
    Đã được thích:
    0
    Khoảng 1 chọi 5.
  4. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0
    Vui buồn chuyện website trường học

    Giao diện website của Đại học Thủy Lợi. [​IMG]
    Tùng, sinh viên năm cuối của một đại học quốc gia có sở thích lướt web nhưng không bao giờ ghé thăm địa chỉ của trường mình vì lý do "khó tìm thấy điều gì thú vị ở đó". Trong khi trang web của nhiều trường đại học đang chết dần thì phong trào làm website của tiểu học và THPT lại phát triển mạnh.
    Hiện nay có khoảng trên 50 trường đại học có trang web riêng. Nhưng nếu thống kê những trang hoạt động hiệu quả thì con số không vượt quá 50%. Thực tế là nhiều trang web được xây dựng lên để rồi hoạt động không khác gì một tấm biển quảng cáo điện tử kém hiệu quả vì chẳng có ai buồn ngó ngàng tới. Điển hình trong số này là website của Đại học Thủy Lợi (www.hwru.edu.vn). Tại mục thông tin tuyển sinh vẫn là quy chế, nội dung thi tuyển cho năm 2003. Tại các mục giới thiệu chung, hợp tác quốc tế và hoạt động khoa học công nghệ chỉ cung cấp vài dòng tin sơ sài. Phần thảo luận thì... bất động. Có lẽ phần "hấp dẫn" nhất của website này là mục tiếp xúc, trong đó có ghi đầy đủ số điện thoại của các khoa, phòng trong trường.
    Hàng loạt địa chỉ khác như: www.ftu.edu.vn của Đại học Ngoại thương, www.hau.edu.vn của Đại học Kiến trúc, www.humg.edu.vn của Đại học Mỏ địa chất... đều trong tình trạng rỗng ruột hoặc thông tin quá cũ, có nhiều chuyên mục không hoạt động. "Nhiều sinh viên cũng giống tôi, thất vọng vì website của trường mình đã không giúp gì được trong việc nghiên cứu, học tập hay giao lưu, giải trí", Tùng bày tỏ.

    Giao diện trang web Đại học Kinh tế Quốc dân. [​IMG]
    Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, là một trong số ít trường có website hoạt động hiệu quả. Tại địa chỉ www.hus.edu.vn, lịch công tác tuần của Ban Giám hiệu được update sớm và thường xuyên. Thông tin về tuyển sinh và các hoạt động của cán bộ sinh viên nhà trường khá "nóng" và chi tiết.
    Ngoài ra, một số trường đại học khác như Kinh tế quốc dân thời gian gần đây đã "chăm sóc" nhiều hơn cho trang thông tin điện tử của mình nên nội dung cũng phong phú, đa dạng hơn. Ông Trần Quang Yên, admin của trường này, cho VnExpress biết: " Chúng tôi sẽ cố gắng cập nhật thông tin đầy đủ về hoạt động đối nội, đối ngoại của trường, trao đổi trực tuyến, diễn đàn hay khuyến khích giới thiệu việc làm, công khai điểm cũng như đầu tư nội dung và hình thức tốt hơn để được nhiều người quan tâm".
    Nổi lên trong số những trường THPT có website hoạt động mạnh là Chu Văn An (www.chuvanan.org) và Amstecdam (www.hn-ams.org). Ưu điểm của hai trang này là thông tin phong phú, được cập nhật thường xuyên. Site của trường Chu Văn An còn được thay đổi giao diện liên tục. Nhiều đề tài được các học sinh trong trường bàn luận rất sôi nổi trên diễn đàn càng tăng thêm sức hấp dẫn của trang web.

    Giao diện trang web trường tiểu học Cát Linh. [​IMG]
    Bên cạnh đó, website của trường tiểu học Cát Linh cũng hoạt động khá hiệu quả, cung cấp thông tin về từng học sinh của trường. Tại www.catlinhschool.edu.vn, những thông tin mới nhất về nhà trường và thông báo của thầy cô với cha mẹ học sinh cũng được đăng tải thường xuyên. Khác với trang web của những trường khác, site này chủ yếu phục vụ cha mẹ học sinh. Các bậc phụ huynh có thể theo dõi tình hình học tập và sinh hoạt tại trường của con em mình ngay trên website này.
    Thầy Đỗ Quang Hợp, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết ý tưởng làm website xuất phát từ mong muốn có thêm nhiều đồng nghiệp, phụ huynh và những người khác biết về hoạt động của nhà trường để có thể trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và cũng muốn có sự liên hệ chặt chẽ hơn đối với phụ huynh học sinh.
    Trường Cát Linh đã thuê nhà thiết kế và đường truyền với giá gần 6 triệu đồng. Đến nay, ngoài khoản thuê bao đường truyền khoảng 3,4 triệu đồng/năm thì không phải mất kinh phí duy trì nào vì tin bài hầu hết do đích thân thầy hiệu trưởng duyệt rồi tự đưa lên mạng vào những lúc ngoài giờ làm việc, hoặc do một số thầy cô phụ trách môn tin học đảm nhiệm việc đánh máy và đưa lên. Hoạt động từ tháng 10/2001 đến nay, trang web của tiểu học Cát Linh có hơn 39.000 lượt người truy cập và nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và phụ huynh. Điểm nổi bật của site này là rất chú trọng đến những bản tin giáo dục trên các báo khác để biên tập lại và đăng trên trang. Thầy Hợp cũng cho biết nhà trường đã có máy ảnh số nên hứa hẹn sẽ có nhiều hình ảnh đẹp hơn.
  5. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0
    Vui buồn chuyện website trường học

    Giao diện website của Đại học Thủy Lợi. [​IMG]
    Tùng, sinh viên năm cuối của một đại học quốc gia có sở thích lướt web nhưng không bao giờ ghé thăm địa chỉ của trường mình vì lý do "khó tìm thấy điều gì thú vị ở đó". Trong khi trang web của nhiều trường đại học đang chết dần thì phong trào làm website của tiểu học và THPT lại phát triển mạnh.
    Hiện nay có khoảng trên 50 trường đại học có trang web riêng. Nhưng nếu thống kê những trang hoạt động hiệu quả thì con số không vượt quá 50%. Thực tế là nhiều trang web được xây dựng lên để rồi hoạt động không khác gì một tấm biển quảng cáo điện tử kém hiệu quả vì chẳng có ai buồn ngó ngàng tới. Điển hình trong số này là website của Đại học Thủy Lợi (www.hwru.edu.vn). Tại mục thông tin tuyển sinh vẫn là quy chế, nội dung thi tuyển cho năm 2003. Tại các mục giới thiệu chung, hợp tác quốc tế và hoạt động khoa học công nghệ chỉ cung cấp vài dòng tin sơ sài. Phần thảo luận thì... bất động. Có lẽ phần "hấp dẫn" nhất của website này là mục tiếp xúc, trong đó có ghi đầy đủ số điện thoại của các khoa, phòng trong trường.
    Hàng loạt địa chỉ khác như: www.ftu.edu.vn của Đại học Ngoại thương, www.hau.edu.vn của Đại học Kiến trúc, www.humg.edu.vn của Đại học Mỏ địa chất... đều trong tình trạng rỗng ruột hoặc thông tin quá cũ, có nhiều chuyên mục không hoạt động. "Nhiều sinh viên cũng giống tôi, thất vọng vì website của trường mình đã không giúp gì được trong việc nghiên cứu, học tập hay giao lưu, giải trí", Tùng bày tỏ.

    Giao diện trang web Đại học Kinh tế Quốc dân. [​IMG]
    Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, là một trong số ít trường có website hoạt động hiệu quả. Tại địa chỉ www.hus.edu.vn, lịch công tác tuần của Ban Giám hiệu được update sớm và thường xuyên. Thông tin về tuyển sinh và các hoạt động của cán bộ sinh viên nhà trường khá "nóng" và chi tiết.
    Ngoài ra, một số trường đại học khác như Kinh tế quốc dân thời gian gần đây đã "chăm sóc" nhiều hơn cho trang thông tin điện tử của mình nên nội dung cũng phong phú, đa dạng hơn. Ông Trần Quang Yên, admin của trường này, cho VnExpress biết: " Chúng tôi sẽ cố gắng cập nhật thông tin đầy đủ về hoạt động đối nội, đối ngoại của trường, trao đổi trực tuyến, diễn đàn hay khuyến khích giới thiệu việc làm, công khai điểm cũng như đầu tư nội dung và hình thức tốt hơn để được nhiều người quan tâm".
    Nổi lên trong số những trường THPT có website hoạt động mạnh là Chu Văn An (www.chuvanan.org) và Amstecdam (www.hn-ams.org). Ưu điểm của hai trang này là thông tin phong phú, được cập nhật thường xuyên. Site của trường Chu Văn An còn được thay đổi giao diện liên tục. Nhiều đề tài được các học sinh trong trường bàn luận rất sôi nổi trên diễn đàn càng tăng thêm sức hấp dẫn của trang web.

    Giao diện trang web trường tiểu học Cát Linh. [​IMG]
    Bên cạnh đó, website của trường tiểu học Cát Linh cũng hoạt động khá hiệu quả, cung cấp thông tin về từng học sinh của trường. Tại www.catlinhschool.edu.vn, những thông tin mới nhất về nhà trường và thông báo của thầy cô với cha mẹ học sinh cũng được đăng tải thường xuyên. Khác với trang web của những trường khác, site này chủ yếu phục vụ cha mẹ học sinh. Các bậc phụ huynh có thể theo dõi tình hình học tập và sinh hoạt tại trường của con em mình ngay trên website này.
    Thầy Đỗ Quang Hợp, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết ý tưởng làm website xuất phát từ mong muốn có thêm nhiều đồng nghiệp, phụ huynh và những người khác biết về hoạt động của nhà trường để có thể trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và cũng muốn có sự liên hệ chặt chẽ hơn đối với phụ huynh học sinh.
    Trường Cát Linh đã thuê nhà thiết kế và đường truyền với giá gần 6 triệu đồng. Đến nay, ngoài khoản thuê bao đường truyền khoảng 3,4 triệu đồng/năm thì không phải mất kinh phí duy trì nào vì tin bài hầu hết do đích thân thầy hiệu trưởng duyệt rồi tự đưa lên mạng vào những lúc ngoài giờ làm việc, hoặc do một số thầy cô phụ trách môn tin học đảm nhiệm việc đánh máy và đưa lên. Hoạt động từ tháng 10/2001 đến nay, trang web của tiểu học Cát Linh có hơn 39.000 lượt người truy cập và nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và phụ huynh. Điểm nổi bật của site này là rất chú trọng đến những bản tin giáo dục trên các báo khác để biên tập lại và đăng trên trang. Thầy Hợp cũng cho biết nhà trường đã có máy ảnh số nên hứa hẹn sẽ có nhiều hình ảnh đẹp hơn.
  6. thuc2009

    thuc2009 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Em không hiểu ý với câu này của anh Long. Theo em khả năng chịu động đất của công trình là do kết cấu chịu rung và khả năng ổn định lớn. Ở Nhật bản khi động đất thì nhà cao tầng rụng xuống trước, rồi mới đến nhà gỗ. Về sau các kiến trúc sư đã phát hiện những ngôi chùa rất cao mà đứng vững hàng trăm năm. Mỗi ngôi chùa đều có một trụ rất cao ở giữa, chính trụ này là cột chịu lực chính của chùa. Về sau họ tìm cách xây nhà bằng vật liệu kết nối lỏng lẻo, nhưng có khả năng ổn định cao.
    Em nghĩ rằng, đập thuỷ điện lớn thì dĩ nhiên áp lực cũng rất lớn, chỉ cần đứt gãy nhỏ trong kiến trúc thì sẽ có thể gây ra hậu quả khôn lường. Em không biết rõ lắm về bản vẽ đập sơn la, nhưng theo em đoán thì là đập bê tông trọng lực, thuộc khối thuỷ điện hầm (chẳng biết dịch thế nào, nhưng đại khái tuốc bin nằm trong lòng núi) Loại này độ ổn định của đập rất cao, nhưng nhà máy thuỷ điện ở trong lòng núi thì không được ok lắm. Hôm nào anh Long upload các thông tin về bản thiết kế nhà máy thuỷ điện sơn la lên cho anh em xem đi. Em nghe nói hình như tuyên quang, se san và đồng nai cũng có những điểm kì lạ lắm cơ.
    Em dạo này không có mạng, mà khi đi nhờ mạng thì lại không đăng nhập được. Chán gần chết anh ạ.
  7. thuc2009

    thuc2009 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Em không hiểu ý với câu này của anh Long. Theo em khả năng chịu động đất của công trình là do kết cấu chịu rung và khả năng ổn định lớn. Ở Nhật bản khi động đất thì nhà cao tầng rụng xuống trước, rồi mới đến nhà gỗ. Về sau các kiến trúc sư đã phát hiện những ngôi chùa rất cao mà đứng vững hàng trăm năm. Mỗi ngôi chùa đều có một trụ rất cao ở giữa, chính trụ này là cột chịu lực chính của chùa. Về sau họ tìm cách xây nhà bằng vật liệu kết nối lỏng lẻo, nhưng có khả năng ổn định cao.
    Em nghĩ rằng, đập thuỷ điện lớn thì dĩ nhiên áp lực cũng rất lớn, chỉ cần đứt gãy nhỏ trong kiến trúc thì sẽ có thể gây ra hậu quả khôn lường. Em không biết rõ lắm về bản vẽ đập sơn la, nhưng theo em đoán thì là đập bê tông trọng lực, thuộc khối thuỷ điện hầm (chẳng biết dịch thế nào, nhưng đại khái tuốc bin nằm trong lòng núi) Loại này độ ổn định của đập rất cao, nhưng nhà máy thuỷ điện ở trong lòng núi thì không được ok lắm. Hôm nào anh Long upload các thông tin về bản thiết kế nhà máy thuỷ điện sơn la lên cho anh em xem đi. Em nghe nói hình như tuyên quang, se san và đồng nai cũng có những điểm kì lạ lắm cơ.
    Em dạo này không có mạng, mà khi đi nhờ mạng thì lại không đăng nhập được. Chán gần chết anh ạ.
  8. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0
    Thuy điện Sơn La khác nhiều so với Hoà Bình!. Mục đích chống động đất là phải liền thành một khối có các tỷ lệ kích thước không quá lớn với nhau. Thực ra các nhà cao tầng bị sập là do các trụ phía dưới nơi tầng hầm, hoặc tầng trệt không có các bản liên kết nhau. Nhiều nhà cao tầng trải qua động đất chỉ sập phần dưói thôi còn phía trên lại không hư hại mấy!
    Để lúc nào anh post ảnh sau nhé!
  9. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0
    Thuy điện Sơn La khác nhiều so với Hoà Bình!. Mục đích chống động đất là phải liền thành một khối có các tỷ lệ kích thước không quá lớn với nhau. Thực ra các nhà cao tầng bị sập là do các trụ phía dưới nơi tầng hầm, hoặc tầng trệt không có các bản liên kết nhau. Nhiều nhà cao tầng trải qua động đất chỉ sập phần dưói thôi còn phía trên lại không hư hại mấy!
    Để lúc nào anh post ảnh sau nhé!
  10. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Khởi công xây dựng Nhà máy thủy điện Bản Vẽ tại Nghệ An
    Sáng 7-8, tại ngã ba Bản Vẽ thuộc địa phận xã Yên Na (Tương Dương, Nghệ An), Tổng công ty Ðiện lực Việt Nam (EVN) phối hợp Tổng công ty Sông Ðà (đơn vị tổng thầu xây dựng công trình) và tỉnh Nghệ An tổ chức trọng thể lễ khởi công xây dựng Nhà máy thủy điện Bản Vẽ.
    Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ *************** dự và phát lệnh khởi công công trình.
    Thủy điện Bản Vẽ (trước đây gọi là thủy điện Bản Lả) là một công trình điện lớn nhất khu vực bắc miền trung, có tổng vốn đầu tư khoảng 6.158 tỷ đồng và do EVN làm chủ đầu tư. Nhà máy là một trong hai dự án thủy điện trên bậc thang sông Cả, có công suất lắp máy 320 MW, cung cấp sản lượng điện trung bình hằng năm là 1.076 triệu kWh.
    Ngoài mục tiêu chính là phát điện, hòa vào hệ thống lưới điện quốc gia và cung cấp một phần điện cho nước bạn Lào, Dự án thủy điện Bản Vẽ còn có nhiệm vụ cung cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất, điều tiết lưu lượng nước hạ lưu sông Cả vào mùa khô và mùa lũ. Dự án còn góp phần tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng các bản làng khu vực miền núi Nghệ An.
    Dự kiến, thủy điện Bản Vẽ sẽ phát điện vào cuối năm 2008 và hoàn thành toàn bộ công trình trong năm 2009.

Chia sẻ trang này