1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các thông tin liên quan về Trường cũng như về Thuỷ Lợi - Vào đây mà download các giáo trình và sách

Chủ đề trong 'ĐH Thuỷ Lợi HN' bởi long40d, 18/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. luckyluke42c1

    luckyluke42c1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    3.814
    Đã được thích:
    0
    Mà nếu thế, để giải quyết nạn đầy bùn của một hồ chứa, cứ phải xây thêm 1 cái hồ chứa khác thì chit à?
    Chắc chắn còn phải tìm cách xả bùn và cát sỏi xuống hạ lưu để đảm bảo sinh thái chứ...nếu không thì dần sẽ có vấn đề lớn đối với hạ lưu sông đấy.
    Tui chưa hình dung được là người ta sẽ xây cái cống xả bùn như thế nào thôi
    And nothing else mattes
    Lucky Luke
  2. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0
    Như đã nói ở trên, xây dựng các cống xả cát thì xả được ít cát nhưng tháo cạn hồ chứa thì cực nhanh (xả đáy nên cột nước cao, áp lực lớn, lưu tốc sẽ lớn theo). Vấn đề tháo cạn hồ chứa là cực kỳ quan trọng khi có chiến tranh hoặc nguy cơ tương tự có thể tháo cạn hồ chứa chỉ trong một ngày. Các cống xả cát có nắp đậy theo kiểu chịu lực, có bản lề một bên (tuỳ loại khác nhau), khi cần, người ta kéo, lật nắp cống lên là nước cứ thế chảy qua thôi
    Sa chân một bưóc ngàn thu hận
    Hồi tâm đã hoá khách trăm năm
  3. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0
    Như đã nói ở trên, xây dựng các cống xả cát thì xả được ít cát nhưng tháo cạn hồ chứa thì cực nhanh (xả đáy nên cột nước cao, áp lực lớn, lưu tốc sẽ lớn theo). Vấn đề tháo cạn hồ chứa là cực kỳ quan trọng khi có chiến tranh hoặc nguy cơ tương tự có thể tháo cạn hồ chứa chỉ trong một ngày. Các cống xả cát có nắp đậy theo kiểu chịu lực, có bản lề một bên (tuỳ loại khác nhau), khi cần, người ta kéo, lật nắp cống lên là nước cứ thế chảy qua thôi
    Sa chân một bưóc ngàn thu hận
    Hồi tâm đã hoá khách trăm năm
  4. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0
    Trong 36(x2 tổ hợp mực nước thượng lưu 2 hồ khác nhau) trường hợp tính toán vỡ đập Sơn la thì mỗi bên có 2 trường hợp Nước tràn qua mặt đập Hoà Bình và như vậy chắn chắn sẽ gây vỡ đập Hoà Bình do đập Hoà Bình là đập đất đá hỗn hợp, không thể chịu được nước tràn qua bề mặt đập. Kết quả là cả hai hồ đều vỡ gây tổn thất nặng nề, tuy nhiên trong tính toán ngưòi ta đã cố ý tính (bỏ quên sóng âm trong phần sóng gián đoạn) sao cho hồ Sơn la thấp vỡ sẽ ít nguy hiểm hơn hay nói chung trong báo cáo là an toàn hơn Sơn La cao nếu xẩy ra trường hợp vỡ đập.
    Có một điều là khi tính toán vỡ đập do lũ PMF gây ra với tần suất 0.01% tức một vạn năm mới có khả năng xảy ra một lần trong khi hồ chứa chỉ có tuổi thọ 30 năm (thuỷ điện xây dựng phía trên Sơn La là thuỷ điện Nậm Nhùn hay còn gọi là Lai Châu chỉ có tuổi thọ 20 năm thôi) đây là một điều không nên, trong khi các nước khác như Nhật nó chỉ tính lũ ứng với tần suất có 500 năm một lần. (tất nhiên Sơn La là một công trình cực kỳ quan trọng về phòng lũ nhưng đừng lấy lũ ra doạ anh em)
    Nếu nói rằng một chiếc xe tăng nặng 40 tấn sẽ bị thổi bay như lá vàng là chưa đúng, khi vỡ đập, tại vị trí vỡ, lưu tốc của dòng nước là cực lớn khoảng 30-40m/s nhưng ra sau đó nó sẽ xói lở dòng sông, tạo ra mặt cắt mở rộng, lưu tốc sẽ giảm đi nhiều, một chiếc xe tăng sẽ bị thổi bay như lá vàng cũng không bao giờ trôi ra đến biển đâu.
    Một điều cần phải xét đến là ứng với lũ PMF là 60.000m3/s thì Sơn la phải có công trình xả tạm tương ứng cứ cho là 60.000m3/s, trong khi Hoà Bình tất cả các cửa xả chỉ được thiết kế có thể xả tổng lưu lượng là 40.000m3/s (thực tế thiết kế là 37.000m3/s) nhưng từ khi vận hành đến nay mới chỉ xả được với 17.000m3/s thì thị xã Hoà Bình đã ngập chìm trong hơi nước, dòng sông bị xói lở cực mạnh, độ rung động rất lớn. Như vậy nếu thiết kế Sơn La thấp thì ta phải làm thêm một phần vị trí xả khác cho Hoà Bình (có thể làm thêm vào phần âu thuyền đang bị bỏ trống) như vậy mới hạn chế được Hoà Bình vỡ đập. Nếu là Sơn La cao thì phòng lũ sẽ an toàn hơn. Nên lưu ý là trường hợp vỡ đập do lũ gây ra với Sơn La cao xác xuất thấp hơn nhiều so với Sơn La thấp còn nói nó tự vỡ (làm việc bình thường) thì cả Sơn la thấp hay cao đều là thiệt hại như nhau (xoá xổ đồng bằng Bắc Bộ)
    Sa chân một bưóc ngàn thu hận
    Hồi tâm đã hoá khách trăm năm
  5. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0
    Trong 36(x2 tổ hợp mực nước thượng lưu 2 hồ khác nhau) trường hợp tính toán vỡ đập Sơn la thì mỗi bên có 2 trường hợp Nước tràn qua mặt đập Hoà Bình và như vậy chắn chắn sẽ gây vỡ đập Hoà Bình do đập Hoà Bình là đập đất đá hỗn hợp, không thể chịu được nước tràn qua bề mặt đập. Kết quả là cả hai hồ đều vỡ gây tổn thất nặng nề, tuy nhiên trong tính toán ngưòi ta đã cố ý tính (bỏ quên sóng âm trong phần sóng gián đoạn) sao cho hồ Sơn la thấp vỡ sẽ ít nguy hiểm hơn hay nói chung trong báo cáo là an toàn hơn Sơn La cao nếu xẩy ra trường hợp vỡ đập.
    Có một điều là khi tính toán vỡ đập do lũ PMF gây ra với tần suất 0.01% tức một vạn năm mới có khả năng xảy ra một lần trong khi hồ chứa chỉ có tuổi thọ 30 năm (thuỷ điện xây dựng phía trên Sơn La là thuỷ điện Nậm Nhùn hay còn gọi là Lai Châu chỉ có tuổi thọ 20 năm thôi) đây là một điều không nên, trong khi các nước khác như Nhật nó chỉ tính lũ ứng với tần suất có 500 năm một lần. (tất nhiên Sơn La là một công trình cực kỳ quan trọng về phòng lũ nhưng đừng lấy lũ ra doạ anh em)
    Nếu nói rằng một chiếc xe tăng nặng 40 tấn sẽ bị thổi bay như lá vàng là chưa đúng, khi vỡ đập, tại vị trí vỡ, lưu tốc của dòng nước là cực lớn khoảng 30-40m/s nhưng ra sau đó nó sẽ xói lở dòng sông, tạo ra mặt cắt mở rộng, lưu tốc sẽ giảm đi nhiều, một chiếc xe tăng sẽ bị thổi bay như lá vàng cũng không bao giờ trôi ra đến biển đâu.
    Một điều cần phải xét đến là ứng với lũ PMF là 60.000m3/s thì Sơn la phải có công trình xả tạm tương ứng cứ cho là 60.000m3/s, trong khi Hoà Bình tất cả các cửa xả chỉ được thiết kế có thể xả tổng lưu lượng là 40.000m3/s (thực tế thiết kế là 37.000m3/s) nhưng từ khi vận hành đến nay mới chỉ xả được với 17.000m3/s thì thị xã Hoà Bình đã ngập chìm trong hơi nước, dòng sông bị xói lở cực mạnh, độ rung động rất lớn. Như vậy nếu thiết kế Sơn La thấp thì ta phải làm thêm một phần vị trí xả khác cho Hoà Bình (có thể làm thêm vào phần âu thuyền đang bị bỏ trống) như vậy mới hạn chế được Hoà Bình vỡ đập. Nếu là Sơn La cao thì phòng lũ sẽ an toàn hơn. Nên lưu ý là trường hợp vỡ đập do lũ gây ra với Sơn La cao xác xuất thấp hơn nhiều so với Sơn La thấp còn nói nó tự vỡ (làm việc bình thường) thì cả Sơn la thấp hay cao đều là thiệt hại như nhau (xoá xổ đồng bằng Bắc Bộ)
    Sa chân một bưóc ngàn thu hận
    Hồi tâm đã hoá khách trăm năm
  6. mh39c1

    mh39c1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/11/2002
    Bài viết:
    905
    Đã được thích:
    0
    Hic! Toàn các cao thủ thế này sợ chẳng dám đọc nữa .
    Take the TIME to know what Real LOVE is
  7. mh39c1

    mh39c1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/11/2002
    Bài viết:
    905
    Đã được thích:
    0
    Hic! Toàn các cao thủ thế này sợ chẳng dám đọc nữa .
    Take the TIME to know what Real LOVE is
  8. cukhoaimoc

    cukhoaimoc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/05/2002
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    Thật quá nể bác Long luôn đấy, đúng là SV sắp ra trường có khác, kiến thức chuyên ngành đầy mình mà lại cập nhật thông tin rất mới. Đọc bài của bác, em thấy có rất nhiều vấn đề cần hỏi bác.
    Thứ nhất: Nếu như hồ Hoà Bình chỉ cần xả với lưu lượng 17.000m3/s mà thị xã Hoà Bình đã nguy như thế thì khi mà hồ Sơn La bắt buộc phải xả với lưu lượng lớn, không cần đến khả năng tối đa của hồ, mà chỉ là khoảng 30.000m3/s thì làm sao hồ Hoà Bình có thể xả cho kịp được. Tình huống như thế xảy ra thì giải quyết như thế nào? Nếu xả kịp thì coi như xoá xổ thị xã Hoà Bình, còn nếu không xả kịp thì dễ bị vỡ hồ mà chỉ cần hồ Hoà Bình vỡ thôi là đủ cho Hà Nội ngập sâu dưới nước 4m rồi, phải chăng khi đó ta sẽ hy sinh thị xã Hoà Bình để bảo vệ Thủ đô.
    Thứ hai: em nghe nói là phía thượng lưu của sông Đà bên Trung Quốc cũng có một cái hồ chứa khá lớn, mà nghe nói là mấy năm nữa TQ họ sẽ phá đi để xây cái mới thì việc họ phá sẽ ảnh hưởng thế nào đến hệ thống hồ thuỷ điện bậc thang của nước ta?
    Thứ ba: các thông tin khoa học và về thuỷ lợi mình thì bác đi tìm ở đâu trên mạng hả bác Long? Tất nhiên, nếu được Tiếng Việt thì càng tốt còn nếu là là ngoại ngữ thì nhà em chỉ có LVTD thôi, nên chỉ chấp nhận Tiếng Anh thôi. Anh làm ơn chỉ dùm em với, cũng đang muốn tìm hiều thêm về ngành của mình mà...Cảm ơn anh trước.
    Too much love will kill you
    Cukhoaimoc
  9. cukhoaimoc

    cukhoaimoc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/05/2002
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    Thật quá nể bác Long luôn đấy, đúng là SV sắp ra trường có khác, kiến thức chuyên ngành đầy mình mà lại cập nhật thông tin rất mới. Đọc bài của bác, em thấy có rất nhiều vấn đề cần hỏi bác.
    Thứ nhất: Nếu như hồ Hoà Bình chỉ cần xả với lưu lượng 17.000m3/s mà thị xã Hoà Bình đã nguy như thế thì khi mà hồ Sơn La bắt buộc phải xả với lưu lượng lớn, không cần đến khả năng tối đa của hồ, mà chỉ là khoảng 30.000m3/s thì làm sao hồ Hoà Bình có thể xả cho kịp được. Tình huống như thế xảy ra thì giải quyết như thế nào? Nếu xả kịp thì coi như xoá xổ thị xã Hoà Bình, còn nếu không xả kịp thì dễ bị vỡ hồ mà chỉ cần hồ Hoà Bình vỡ thôi là đủ cho Hà Nội ngập sâu dưới nước 4m rồi, phải chăng khi đó ta sẽ hy sinh thị xã Hoà Bình để bảo vệ Thủ đô.
    Thứ hai: em nghe nói là phía thượng lưu của sông Đà bên Trung Quốc cũng có một cái hồ chứa khá lớn, mà nghe nói là mấy năm nữa TQ họ sẽ phá đi để xây cái mới thì việc họ phá sẽ ảnh hưởng thế nào đến hệ thống hồ thuỷ điện bậc thang của nước ta?
    Thứ ba: các thông tin khoa học và về thuỷ lợi mình thì bác đi tìm ở đâu trên mạng hả bác Long? Tất nhiên, nếu được Tiếng Việt thì càng tốt còn nếu là là ngoại ngữ thì nhà em chỉ có LVTD thôi, nên chỉ chấp nhận Tiếng Anh thôi. Anh làm ơn chỉ dùm em với, cũng đang muốn tìm hiều thêm về ngành của mình mà...Cảm ơn anh trước.
    Too much love will kill you
    Cukhoaimoc
  10. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0
    Câu1: Về việc cắt lũ thì khi có lũ đến Sơn La, thì vừa chứa một phần vào hồ, vừa xả một phần (cắt lũ không hoàn toàn) do đó lưu luợng xả xuống Hoà Bình sẽ bị giảm bớt một phần. Đến Hoà Bình lại tiếp tục cắt bớt lũ bằng cách chứa tiếp vào hồ và xả một phần cố gắng sao mực nước trong hồ Hoà Bình không vượt quá mực nước gia cường (nếu tràn qua mặt đập chắc chắn sẽ gây vỡ đập) Do vậy trong trường hợp nguy cấp vẫn phải xả hết công suất để cứu đập Hoà Bình trước, còn về việc thị xã Hoà Bình có bị xoá sổ không thì, tốt nhất em nên lên đó xem địa hình, sẽ biết (đấy là vùng núi chứ không phải đồng bằng nên có khác). Nếu đập Hoà Bình vỡ sẽ có một số phương án phân nước qua đập đáy, vào sông Đuống (cái này thì anh ka nắm rõ hơn) và vẫn đảm bảo cho Hà nội an toàn (Hà nội có mấy tuyến đê bảo vệ cơ mà, nguy hiểm nhất thì vẫn là đê Sông Hồng thôi vì nghe nói toàn ăn cắp ximăng... khi thi công, hiện chỉ có 4 loại xi măng được phép sử dụng trong xây dựng thuỷ lợi là Hoàng Thạch, Bút Sơn, Bỉm Sơn và Chinfon nhưng ở đây bị thay bởi xi măng Sông Đà)
    Câu2: Việc sử dụng chung hồ chứa cũng đã từng có, ví dụ như giữa Mỹ và Canada có sử dụng chung một hệ thống, nước ngập từ Mỹ qua bên kia Canada, hàng năm, Mỹ phải trả cho Canada một khoản ngoại tệ nào đó. Việc chúng ta có ngập sang Trung Quốc hay không, theo chủ trương của Bộ Chính trị và Bộ Quốc Phòng thì không được ngập trong bất cứ trường hợp nào (trường hợp dễ ngập nhất là do nước dềnh thượng lưu khi có lũ). Việc TQ có xây hay không, phá hay xây lại thì cũng chỉ ảnh hưởng một phần lưu lượng thôi, không ảnh hưởng nhiều nếu chúng ta có một cái hồ thật to (năm nhiều bù năm ít)
    Câu 3: Sử dụng các công cụ tìm kiếm!
    Sa chân một bưóc ngàn thu hận
    Hồi tâm đã hoá khách trăm năm

Chia sẻ trang này