1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các thông tin liên quan về Trường cũng như về Thuỷ Lợi - Vào đây mà download các giáo trình và sách

Chủ đề trong 'ĐH Thuỷ Lợi HN' bởi long40d, 18/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chuckle_over

    chuckle_over Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    1.635
    Đã được thích:
    0
    Còn lâu mới đến Tết Hàn thực mà đã có chủ đề bánh trôi bánh chay nhỉ Cơ mà mười mấy đội đều thi bánh trôi bánh chay thế chắc Giám khảo ngấy lắm Em thì em chỉ thích làm như đội số 1, vo bột thành hình tròn tròn nhỏ nhỏ, đưa tọt vào miệng cái, ngon Làm được hình tim với hình sao hình hoa như mấy đội kia xong chưa trần đã thấy bánh có màu
  2. CanhSatday

    CanhSatday Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    591
    Đã được thích:
    0
    Cái đội trái tim là của đại ca đấy. Vào bụng rồi thì cũng thế, thậm chí còn khó tiêu hơn vì vướng. Đại ca mà làm thêm được quả mũi tên bắn xuyên qua thì giải Nhất khó mà thoát.
  3. CanhSatday

    CanhSatday Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    591
    Đã được thích:
    0
    Cái đội trái tim là của đại ca đấy. Vào bụng rồi thì cũng thế, thậm chí còn khó tiêu hơn vì vướng. Đại ca mà làm thêm được quả mũi tên bắn xuyên qua thì giải Nhất khó mà thoát.
  4. mh39c1

    mh39c1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/11/2002
    Bài viết:
    905
    Đã được thích:
    0
    VỀ DỰ ÁN THỦY ĐIỆN SƠN LA
    1- Lý do, ý nghĩa việc xây dựng thuỷ điện Sơn La.
    Việc xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La (TĐSL) được các cơ quan chức năng Việt Nam đặt ra từ những năm 1960, được đẩy mạnh nghiên cứu từ những năm 80 của thế kỷ 20 khi chúng ta xây dựng Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
    Có 2 lý do quyết định xây dựng TĐSL :
    Một là, hiện nay bình quân điện Việt Nam mới đạt 340 kwh/người/năm trong khi đó Thái Lan 2000 kwh/người/năm, Singapore 6000 kwh/người/năm, Inđônễia 2.500 kwh/người/năm... Theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam thiếu 9 tỷ kw mỗi năm, đến năm 2005 Việt Nam phải nhập 6 - 7 tỷ kw.
    Hai là, khi giúp Việt Nam xây dựng Thuỷ điện Hoà Bình, các chuyên gia Liên Xô lúc đó tính toán 10 năm sau Việt Nam phải có công trình thuỷ điện phía trên sông Đà để đảm bảo an toàn đập Hoà Bình. Theo tính toán đập Hoà Bình chỉ chịu được mức xả lũ 37.800 m3/s, nhưng trong những năm gần đây, có lúc lũ liên tục xảy ra với cường suất lớn, khi tính toán lũ cực hạn có khả năng lên tới 60.000 m3/s. Do vậy việc xây dựng TĐSL sẽ giải toả sức ép về lũ cho đập Hoà Bình.
    ý nghĩa của việc xây dựng TĐSL :
    - Cung cấp điện năng để phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
    - Góp phần chống lũ về mùa mưa và cung cấp nước về mùa kiệt cho đồng bằng Bắc Bộ;
    - Góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc, địa bàn có hệ thống hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém, giao thông, thuỷ lợi, thông tin, y tế, giáo dục đều ở mức độ thấp so với cả nước. Kinh tế chủ yếu là tự cấp, tự túc, canh tác lạc hậu, dân cư phân tán, năng suất nông nghiệp, cây công nghiệp thấp. Các tỉnh khu vực Tây Bắc có thu nhập đầu người thấp nhất cả nước, các vùng nông thôn, các thôn bản còn đói nhiều. Do vậy việc xây dựng nhà máy thuỷ điện lớn tại 2 tỉnh Sơn La và Lai Châu như công trình TĐSL là cơ hội để tổ chức lại dân cư, phát triển sản suất, phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc.
    2. Những yêu cầu đặt ra khi xây dựng phương án.
    - Bảo đảm tuyệt đối an toàn cho công trình, cho hạ du và Thủ đô Hà Nội.
    - Đạt hiệu quả kinh tế tổng hợp.
    - Đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Bắc.
    - Giảm thiểu tác động xấu đến môi trường - sinh thái, đa dạng sinh học.
    - Có biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá các dân tộc.
    3- Lựa chọn phương án xây dựng công trình.
    - Chính phủ đã xem xét 5 phương án Quy hoạch bậc thang sông Đà, trên cơ sở khảo sát, thăm dò, nghiên cứu tính hệ quả và mức độ tối ưu của từng phương án. Trong đó nổi lên phương án TĐSL thấp, gồm:
    - Công trình Thủy điện Hoà Bình mực nước dâng bình thường (MNDBT) 115m.
    - Công trình Thủy điện Sơn La thấp MNDBT từ 205 - 215m.
    - Công trình Thủỵ điện Lai Châu (Nậm Nhùn) MNDBT 295m.
    Sau khi .xem xét các kết quả tính toán, phân tích ưu, nhược điểm của từng phương án quy mô công trình Thuỷ điện Sơn La, Chính phủ thống nhất kết luận:
    Phương án sơ đồ 2 bậc thang Hoà Bình (MNDBT 115m) + Sơn La cao (MNDBT 265 m) được đánh giá có hiệu ích về điện năng, chống lũ và cấp nước cao nhất so với các phương án bậc thang khác. Tuy nhiên, phương án này không thoả mãn các yêu cầu còn lại do Quốc hội đặt ra: "Đảm bảo an toàn cho hạ du và Thủ đô Hà Nội", diện tích ngập của 2 tỉnh là quá lớn, số dân di dời quá nhiều, hệ thống giao thông ngập quá lớn, kém hiệu quả về an ninh quốc phòng. Vì vậy, Chính phủ thống nhất không lựa chọn phương án này.
    Các phương án TĐSL quy mô nhỏ (MNDBT 190-200m) có ưu điểm giảm thiểu ngập lụt và quy mô di dân nhưng lại có hiệu quả quá thấp trong các mặt cấp điện, chống lũ và cấp nước cho hạ du. Phương án quy mô thuỷ điện Sơn La có MNĐBT 210m trở xuống đảm bảo an toàn cao nhất cho hạ du, nhưng hiệu quả tổng hợp thấp hơn.
    Chính phủ chủ trương chọn quy mô Dự án TĐSL vừa đảm bảo an toàn hạ du, Thủ đô Hà Nội, lại vừa cho hiệu quả kinh tế tốt nhất trong số các phương án đã đạt yêu cầu về an toàn. Các phương án TĐSL quy mô thấp (MNDBT 215m, 210m và 205m) đáp ứng yêu cầu nêu ra trong Nghị quyết của Quốc hội về an toàn, hiệu quả, quốc phòng an ninh, môi trường, văn hoá. Trong đó Phương án thuỷ điện Sơn La có mực MNDBT 215m là phương án đạt hiệu quả năng lượng cao nhất trong các phương án được xem xét.
    Tuy nhiên, nếu có điều tiết mực nước dâng hồ Hoà Bình như đã báo cáo thì phương án MNDBT 215m cũng chủ động xử lý được và an toàn hạ du tương đương.
    Chính phủ nhận thấy rằng, phương án TĐSL quy mô thấp (MNDBT 215m, 210m và 205m), với các quy mô trên đều có hiệu quả và bảo đảm được an toàn cho đập Hoà Bình, cho hạ du và Thủ đô Hà Nội, đảm bảo an ninh, quốc phòng. Vì vậy, Chính phủ nhất trí với kiến nghị của Hội đồng TĐSL về chọn phương án 3 với Sơn La thấp trong quy hoạch khai thác bậc thang thuỷ điện Sông Đà, chọn quy mô công trình Thuỷ điện Sơn La ứng MNDBT không thấp hơn 205m và không vượt quá 215m. Quá trình nâng cấp dự án và thiết kế công trình sẽ chuẩn xác cao trình MNDBT.
    Ngày 16/12/2002, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết:
    Xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La phù hợp với quy hoạch bậc thang thuỷ điện sông Đà gồm ba bậc: Hoà Bình- Sơn La thấp (tuyến Pa Vinh II) - Lai Châu (tuyến Nậm Nhùn) với những thông số cơ bản sau :
    Địa điểm xây dựng: xã ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn la.
    Quy mô công trình: ứng với mức nước dâng bình thường của hồ chứa từ 205m đến 215m, không vượt quá 215m; Công suất lắp máy: từ 1.970 MW đến 2.400 MW; Sản lượng điện trung bình hằng năm: từ 1.555 triệu kw đến 9.209 triệu kw; Vốn đầu tư (chưa tính lãi vay): từ 31.000 tỷ đồng đến 37.000 tỷ đồng, trong đó vốn trong nước khoảng 70%, vốn ngoài nước khoảng 30%; Số dân tái đinh cư tính đến năm 2010: từ 79.000 người đến 91.000 người (từ 16.000 hộ đến 18.000 hộ).
    Thời gian khởi công công trình: vào năm 2005, phát điện tổ máy số 1 vào năm 2012, hoàn thành công trình vào năm : 2015.
    4. Những công việc Chính phủ triển khai.
    Khẩn trương tiến hành các công việc cần thiết để khởi công xây dựng công trình vào năm 2005; Mở rộng và nâng cấp quốc lộ 6; Xây dựng dự án tổng thể về tái định cư theo các phương án, giải quyết tốt các chính sách đối với đồng bào các dân tộc, coi đây là nhiệm vụ quan trọng xây dựng các công trình; Thí điểm các khu tái định cư, định canh mẫu để rút kinh nghiệm.
    5. Thực hiện việc tái định cư.
    Phương án Sơn La thấp phải di chuyển 18.200 hộ với 91.000 nhân khẩu (dự kiến dân số phải di chuyển từ 2003 đến 2010).
    a. Đối với tỉnh Sơn La :
    Tái định cư 11400 hộ, (trong đó vùng tái định cư thu nhận 9150 hộ đáp ứng 80% số hộ phải tái định cư, còn lại 2250 hộ phải phân tán trong tỉnh, chiếm 20%), cụ thể là:
    - Mộc Châu thu nhận 1500 hộ, bố trí 1800 ha.
    - Yên Châu và Mai Sơn tiếp nhận 2000 hộ, bố trí 2500 - 3000 ha.
    - Sông Mã thu nhận 2200 hộ, bố trí 3000 - 3500 ha.
    - Quỳnh Nhai thu nhận 1200 hộ, bố trí 1800 ha.
    - Mường La thu nhận 1100 hộ, bố trí 1700 ha.
    - Thuận Châu thu nhận 1150 hộ, bố trí 1600 -1700 ha.
    - Vùng tái định cư không tập trung, bố trí tại các huyện: Thuận Châu 1300 hộ; Quỳnh Nhai 200 hộ, Mường La 200 hộ; Bắc Yên 350 hộ và thị xã Sơn La 200 hộ.
    b. Đối với tỉnh Lai Châu :
    Tái định cư 6840 hộ, (trong đó vùng tái định cư thu nhận 5840 hộ đáp ứng 85% số hộ phải tái định cư, còn lại 1000 hộ phải phân tán trong tỉnh, chiếm 15%), cụ thể là :
    - Vùng Mường Chà thu nhận 2500 hộ, bố trí 6500 ha.
    - Vùng Mường Tong, Mường Nhé tiếp nhận 1300 hộ, bố trí 1800 ha.
    - Vùng thấp huyện Sìn Hồ thu nhận 1137 hộ, bố trí mỗi hộ 1- 1,2 ha đất canh tác và 2 - 3 ha đất rừng.
    - Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng - Sa Po bố trí 1000 hộ phi nông nghiệp.
    - Di dân tái định cư tại chỗ 1000 hộ gồm:
    - Thị xã Lai Châu bố trí 800 hộ ven hồ.
    - Vùng Chăn Nưa bố trí 200 hộ.
    Dự kiến tổng mức đầu tư cho công trình là 41.868 tỷ đồng./.
    Ko biết bài này Long40d đã post chưa ấy nhỉ, tìm mãi chẳng thấy bài viết đâu nên post lại vậy :D
  5. mh39c1

    mh39c1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/11/2002
    Bài viết:
    905
    Đã được thích:
    0
    VỀ DỰ ÁN THỦY ĐIỆN SƠN LA
    1- Lý do, ý nghĩa việc xây dựng thuỷ điện Sơn La.
    Việc xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La (TĐSL) được các cơ quan chức năng Việt Nam đặt ra từ những năm 1960, được đẩy mạnh nghiên cứu từ những năm 80 của thế kỷ 20 khi chúng ta xây dựng Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
    Có 2 lý do quyết định xây dựng TĐSL :
    Một là, hiện nay bình quân điện Việt Nam mới đạt 340 kwh/người/năm trong khi đó Thái Lan 2000 kwh/người/năm, Singapore 6000 kwh/người/năm, Inđônễia 2.500 kwh/người/năm... Theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam thiếu 9 tỷ kw mỗi năm, đến năm 2005 Việt Nam phải nhập 6 - 7 tỷ kw.
    Hai là, khi giúp Việt Nam xây dựng Thuỷ điện Hoà Bình, các chuyên gia Liên Xô lúc đó tính toán 10 năm sau Việt Nam phải có công trình thuỷ điện phía trên sông Đà để đảm bảo an toàn đập Hoà Bình. Theo tính toán đập Hoà Bình chỉ chịu được mức xả lũ 37.800 m3/s, nhưng trong những năm gần đây, có lúc lũ liên tục xảy ra với cường suất lớn, khi tính toán lũ cực hạn có khả năng lên tới 60.000 m3/s. Do vậy việc xây dựng TĐSL sẽ giải toả sức ép về lũ cho đập Hoà Bình.
    ý nghĩa của việc xây dựng TĐSL :
    - Cung cấp điện năng để phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
    - Góp phần chống lũ về mùa mưa và cung cấp nước về mùa kiệt cho đồng bằng Bắc Bộ;
    - Góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc, địa bàn có hệ thống hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém, giao thông, thuỷ lợi, thông tin, y tế, giáo dục đều ở mức độ thấp so với cả nước. Kinh tế chủ yếu là tự cấp, tự túc, canh tác lạc hậu, dân cư phân tán, năng suất nông nghiệp, cây công nghiệp thấp. Các tỉnh khu vực Tây Bắc có thu nhập đầu người thấp nhất cả nước, các vùng nông thôn, các thôn bản còn đói nhiều. Do vậy việc xây dựng nhà máy thuỷ điện lớn tại 2 tỉnh Sơn La và Lai Châu như công trình TĐSL là cơ hội để tổ chức lại dân cư, phát triển sản suất, phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc.
    2. Những yêu cầu đặt ra khi xây dựng phương án.
    - Bảo đảm tuyệt đối an toàn cho công trình, cho hạ du và Thủ đô Hà Nội.
    - Đạt hiệu quả kinh tế tổng hợp.
    - Đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Bắc.
    - Giảm thiểu tác động xấu đến môi trường - sinh thái, đa dạng sinh học.
    - Có biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá các dân tộc.
    3- Lựa chọn phương án xây dựng công trình.
    - Chính phủ đã xem xét 5 phương án Quy hoạch bậc thang sông Đà, trên cơ sở khảo sát, thăm dò, nghiên cứu tính hệ quả và mức độ tối ưu của từng phương án. Trong đó nổi lên phương án TĐSL thấp, gồm:
    - Công trình Thủy điện Hoà Bình mực nước dâng bình thường (MNDBT) 115m.
    - Công trình Thủy điện Sơn La thấp MNDBT từ 205 - 215m.
    - Công trình Thủỵ điện Lai Châu (Nậm Nhùn) MNDBT 295m.
    Sau khi .xem xét các kết quả tính toán, phân tích ưu, nhược điểm của từng phương án quy mô công trình Thuỷ điện Sơn La, Chính phủ thống nhất kết luận:
    Phương án sơ đồ 2 bậc thang Hoà Bình (MNDBT 115m) + Sơn La cao (MNDBT 265 m) được đánh giá có hiệu ích về điện năng, chống lũ và cấp nước cao nhất so với các phương án bậc thang khác. Tuy nhiên, phương án này không thoả mãn các yêu cầu còn lại do Quốc hội đặt ra: "Đảm bảo an toàn cho hạ du và Thủ đô Hà Nội", diện tích ngập của 2 tỉnh là quá lớn, số dân di dời quá nhiều, hệ thống giao thông ngập quá lớn, kém hiệu quả về an ninh quốc phòng. Vì vậy, Chính phủ thống nhất không lựa chọn phương án này.
    Các phương án TĐSL quy mô nhỏ (MNDBT 190-200m) có ưu điểm giảm thiểu ngập lụt và quy mô di dân nhưng lại có hiệu quả quá thấp trong các mặt cấp điện, chống lũ và cấp nước cho hạ du. Phương án quy mô thuỷ điện Sơn La có MNĐBT 210m trở xuống đảm bảo an toàn cao nhất cho hạ du, nhưng hiệu quả tổng hợp thấp hơn.
    Chính phủ chủ trương chọn quy mô Dự án TĐSL vừa đảm bảo an toàn hạ du, Thủ đô Hà Nội, lại vừa cho hiệu quả kinh tế tốt nhất trong số các phương án đã đạt yêu cầu về an toàn. Các phương án TĐSL quy mô thấp (MNDBT 215m, 210m và 205m) đáp ứng yêu cầu nêu ra trong Nghị quyết của Quốc hội về an toàn, hiệu quả, quốc phòng an ninh, môi trường, văn hoá. Trong đó Phương án thuỷ điện Sơn La có mực MNDBT 215m là phương án đạt hiệu quả năng lượng cao nhất trong các phương án được xem xét.
    Tuy nhiên, nếu có điều tiết mực nước dâng hồ Hoà Bình như đã báo cáo thì phương án MNDBT 215m cũng chủ động xử lý được và an toàn hạ du tương đương.
    Chính phủ nhận thấy rằng, phương án TĐSL quy mô thấp (MNDBT 215m, 210m và 205m), với các quy mô trên đều có hiệu quả và bảo đảm được an toàn cho đập Hoà Bình, cho hạ du và Thủ đô Hà Nội, đảm bảo an ninh, quốc phòng. Vì vậy, Chính phủ nhất trí với kiến nghị của Hội đồng TĐSL về chọn phương án 3 với Sơn La thấp trong quy hoạch khai thác bậc thang thuỷ điện Sông Đà, chọn quy mô công trình Thuỷ điện Sơn La ứng MNDBT không thấp hơn 205m và không vượt quá 215m. Quá trình nâng cấp dự án và thiết kế công trình sẽ chuẩn xác cao trình MNDBT.
    Ngày 16/12/2002, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết:
    Xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La phù hợp với quy hoạch bậc thang thuỷ điện sông Đà gồm ba bậc: Hoà Bình- Sơn La thấp (tuyến Pa Vinh II) - Lai Châu (tuyến Nậm Nhùn) với những thông số cơ bản sau :
    Địa điểm xây dựng: xã ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn la.
    Quy mô công trình: ứng với mức nước dâng bình thường của hồ chứa từ 205m đến 215m, không vượt quá 215m; Công suất lắp máy: từ 1.970 MW đến 2.400 MW; Sản lượng điện trung bình hằng năm: từ 1.555 triệu kw đến 9.209 triệu kw; Vốn đầu tư (chưa tính lãi vay): từ 31.000 tỷ đồng đến 37.000 tỷ đồng, trong đó vốn trong nước khoảng 70%, vốn ngoài nước khoảng 30%; Số dân tái đinh cư tính đến năm 2010: từ 79.000 người đến 91.000 người (từ 16.000 hộ đến 18.000 hộ).
    Thời gian khởi công công trình: vào năm 2005, phát điện tổ máy số 1 vào năm 2012, hoàn thành công trình vào năm : 2015.
    4. Những công việc Chính phủ triển khai.
    Khẩn trương tiến hành các công việc cần thiết để khởi công xây dựng công trình vào năm 2005; Mở rộng và nâng cấp quốc lộ 6; Xây dựng dự án tổng thể về tái định cư theo các phương án, giải quyết tốt các chính sách đối với đồng bào các dân tộc, coi đây là nhiệm vụ quan trọng xây dựng các công trình; Thí điểm các khu tái định cư, định canh mẫu để rút kinh nghiệm.
    5. Thực hiện việc tái định cư.
    Phương án Sơn La thấp phải di chuyển 18.200 hộ với 91.000 nhân khẩu (dự kiến dân số phải di chuyển từ 2003 đến 2010).
    a. Đối với tỉnh Sơn La :
    Tái định cư 11400 hộ, (trong đó vùng tái định cư thu nhận 9150 hộ đáp ứng 80% số hộ phải tái định cư, còn lại 2250 hộ phải phân tán trong tỉnh, chiếm 20%), cụ thể là:
    - Mộc Châu thu nhận 1500 hộ, bố trí 1800 ha.
    - Yên Châu và Mai Sơn tiếp nhận 2000 hộ, bố trí 2500 - 3000 ha.
    - Sông Mã thu nhận 2200 hộ, bố trí 3000 - 3500 ha.
    - Quỳnh Nhai thu nhận 1200 hộ, bố trí 1800 ha.
    - Mường La thu nhận 1100 hộ, bố trí 1700 ha.
    - Thuận Châu thu nhận 1150 hộ, bố trí 1600 -1700 ha.
    - Vùng tái định cư không tập trung, bố trí tại các huyện: Thuận Châu 1300 hộ; Quỳnh Nhai 200 hộ, Mường La 200 hộ; Bắc Yên 350 hộ và thị xã Sơn La 200 hộ.
    b. Đối với tỉnh Lai Châu :
    Tái định cư 6840 hộ, (trong đó vùng tái định cư thu nhận 5840 hộ đáp ứng 85% số hộ phải tái định cư, còn lại 1000 hộ phải phân tán trong tỉnh, chiếm 15%), cụ thể là :
    - Vùng Mường Chà thu nhận 2500 hộ, bố trí 6500 ha.
    - Vùng Mường Tong, Mường Nhé tiếp nhận 1300 hộ, bố trí 1800 ha.
    - Vùng thấp huyện Sìn Hồ thu nhận 1137 hộ, bố trí mỗi hộ 1- 1,2 ha đất canh tác và 2 - 3 ha đất rừng.
    - Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng - Sa Po bố trí 1000 hộ phi nông nghiệp.
    - Di dân tái định cư tại chỗ 1000 hộ gồm:
    - Thị xã Lai Châu bố trí 800 hộ ven hồ.
    - Vùng Chăn Nưa bố trí 200 hộ.
    Dự kiến tổng mức đầu tư cho công trình là 41.868 tỷ đồng./.
    Ko biết bài này Long40d đã post chưa ấy nhỉ, tìm mãi chẳng thấy bài viết đâu nên post lại vậy :D
  6. CanhSatday

    CanhSatday Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    591
    Đã được thích:
    0
    Trường mình thi Olimpic tin học Sinh viên toàn quốc có bạn Triệu Ngọc Minh được giải Nhì. Siêu quá. Không biết bạn này học lớp nào nhỉ?
    Năm nay Thuỷ Lợi hơi bi đát khi chỉ có mỗi 1 giải này cho cả 2 khối Chuyên và Không chuyên. Không biết tin này mình biết chính xác không?
  7. CanhSatday

    CanhSatday Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    591
    Đã được thích:
    0
    Trường mình thi Olimpic tin học Sinh viên toàn quốc có bạn Triệu Ngọc Minh được giải Nhì. Siêu quá. Không biết bạn này học lớp nào nhỉ?
    Năm nay Thuỷ Lợi hơi bi đát khi chỉ có mỗi 1 giải này cho cả 2 khối Chuyên và Không chuyên. Không biết tin này mình biết chính xác không?
  8. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0
    Minh là sinh viên khoa K, nam ngoai da di HP mot lan va dat giai KK, Chuc mung, chuc mung
  9. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0
    Minh là sinh viên khoa K, nam ngoai da di HP mot lan va dat giai KK, Chuc mung, chuc mung
  10. Dien_Quyhoach_2_0

    Dien_Quyhoach_2_0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    0
    MẶT TRỜI NHỎ TRÊN SÔNG MEKONG
    Các dự án khai thác sông Mekong của Trung Quốc đã có từ thập niên 70 trong thời kỳ còn bức màn sắt cô lập đất nước này với thế giới bên ngoài. Kể từ khi Trung Quốc bắt đầu mở cửa mãi tới năm 1989 người ta chỉ mới được biết sơ qua các dự án thủy điện Vân Nam qua một cuốn sách duy nhất của Vân Nam Nhân Dân Thư Xã ấn bản tiếng Trung Hoa dày hơn 600 trang nhan đề "Lan Thương Giang: Tiểu Thái Dương" gồm 45 bài viết về các đề tài khác nhau nhưng tựu chung là chỉ đề cập tới những lợi lộc về thủy điện và nguồn nước của chuỗi 7 con đập bậc thềm trên sông Mekong tỉnh Vân Nam với tổng số công suất lên tới 15,400 Megawatt tổn phí dự trù là 7.7 tỉ $US.
    Nhưng đó là những con số của thập niên 70. Bây giờ là năm 2002, tưởng cũng nên cập nhật hóa - Hiroshi Hiro, một chuyên gia uy tín về sông Mekong của Nhật Bản cho biết theo tài liệu chính thức của Tỉnh Ủy Vân Nam, thì không phải chỉ có BẢY mà con số đã lên tới MƯỜI BỐN con đập trên dòng chính khúc thượng nguồn sông Mekong chưa kể vố số những con đập phụ lưu.
    Tên 14 con đập theo thứ tự từ bắc xuống nam đó là 1/ Liutongsiang, 2/ Jiabi, 3/ Wunenglong, 4/ Tuoba, 5/ Huangdeng, 6/ Tiemenkan, 7/ Guongguoqiao / Công Quả Kiều, 8/ Xiaowan / Tiểu Loan_ khởi công 2001, 9/ Manwan / Mạn Loan, 10/ Daichaoshan / Đại Triều Sơn, 11/ Nuozhado / Nọa Trát Độ, 12/ Jinhong / Cảnh Hồng, 13/ Ganlanba / Cảm Lãm Bá, 14/ Mengsong / Mãnh Tòng .
    Khúc sông Mekong từ Tây Tạng xuống Vân Nam chảy rất siết [nên có tên Lan Thương Giang / Con Sông Xanh Cuộn Sóng] với rất nhiều ghềnh thác có nơi cao hơn 600 mét . Với độ dốc ấy, dòng chảy siết ấy được coi là lý tưởng cho việc xây cất chuỗi những con đập thủy điện khổng lồ, lại thêm lợi điểm nữa là vị trí các con đập trên vùng thưa dân nên không phải tốn kém nhiều trong việc tái định cư các nạn nhân trong vùng xây đập.
    Tuy đã có kế hoạch rất hấp dẫn khai thác sông Mekong rất sớm từ những năm 70 nhưng vì thiếu ngân sách nên mãi tới năm 80 con đập Manwan / Mạn Loan đầu tiên cao 99 mét với bức tường thành cao 35 tầng mới được khởi công và 13 năm sau thì xây xong và ngay sau đó cảnh thiếu điện tối tăm của Vân Nam và thủ phủ Côn Minh đã trở thành quá khứ. Khi hoàn tất chuỗi các con đập Vân Nam này, Trung Quốc sẽ dư khả năng điện khí hóa toàn các tỉnh phía nam và phía đông cận duyên của Trung Hoa. Cuốn sách cũng đề cập tới tiềm năng sông Mekong như một thủy lộ để đi về phương nam.
    Nhưng điều đáng nói là cả cuốn sách không có bài viết nào nghiên cứu về hậu quả "có thể chấp nhận được hay không" của chuỗi các con đập ấy đối với 5 nước vùng hạ lưu là Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam. Trung Quốc thì luôn luôn giấu kín nhẹm các kế hoạch khai thác sông Mekong của mình - như một thứ bí mật quân sự. Lê Quang Minh, Phó Viện Trưởng Viện Đại Học Cần Thơ Đồng Bằng Sông Cửu Long đã phải than thở: "Thật khó để có được thông tin từ phía Trung Quốc. Điều ấy khiến chúng tôi thật sự lo ngại".
    Thản hoặc nếu có chút hé mở ra thì Bắc Kinh chỉ toàn nói tới những điều tốt đẹp các khía cạnh màu hồng với hiệu quả tích cực của các con đập "mang tính giai thoại - anecdotal" chứ không phát xuất từ một cuộc nghiên cứu nghiêm chỉnh nào. Chẳng hạn theo họ thì chỉ với ba con đập đầu tiên Mạn Loan, Đại Triều Sơn và Cảnh Hồng có thành vách cao với các hồ chứa theo mùa / seasonal reservoirs, lấy nước tối đa trong Mùa Mưa và xả nước trong Mùa Khô sẽ có tác dụng chống lũ lut và chống hạn cho các quốc gia dưới nguồn.
    Nhưng với những người Cam Bốt hiểu biết thì thấy ngay rằng nếu không còn con lũ hàng năm từ thượng nguồn đổ về để tạo dòng chảy ngược từ con sông Tonlé Sap vào Biển Hồ [như trái tim và sự sống của Cam Bốt] thì rõ ràng đó là tương lai của một Biển Hồ chết . Riêng với Đồng Bằng Sông Cửu Long Nam Việt Nam thì các con sông Tiền sông Hậu sẽ không còn phù sa (nguồn phù sa chủ yếu từ thượng nguồn bị giữ lại trong các hồ chứa Vân Nam) mà cả cạn nguồn nước ngọt để thay thế bằng một biển mặn vì lòng sông thấp hơn mặt biển và rồi ra sẽ chẳng còn đâu vựa lúa nuôi sống cả nước và cũng không còn đâu cả một Nền Văn Minh Miệt Vườn. Trung Quốc đang ngang ngược và độc quyền khai thác con sông Mekong bằng cái giá của hạnh phúc an sinh và cả sống còn của hàng trăm triệu cư dân nơi các quốc gia hạ nguồn.
    SÔNG MEKONG NHƯ MỘT CON SÔNG QUỐC TẾ.
    Theo định nghĩa chính trị địa dư (geopolitics), một con sông được coi là quốc tế khi: (a) chảy qua hai hay nhiều quốc gia, hoặc (b) tiêu tưới cho lưu vực [drainage basin] của hai hay nhiều quốc gia hoặc (c) liên quan tới vấn đề biên giới thuộc lãnh vực công pháp quốc tế hay (d) là phương tiện giao thông đi lại bằng một thỏa thuận quốc tế.
    Khảo sát từng khía cạnh trên với con sông Mekong: (a) Chảy qua 7 quốc gia: Tây Tạng, Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam trước khi đổ vào Biển Đông. (b) Tiêu tưới cho vùng Lưu Vực Lớn Sông Mekong (Greater Mekong Subregion) bao gồm Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Nam Việt Nam. (c) Con sông Mekong trong quá khứ đã từng liên quan tới vấn đề tranh chấp biên giới. Hơn 100 năm trước (1893) Pháp nhân danh sự toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương, đã đưa tàu chiến tới và ra tối hậu thư bắt vua Thái phải nhượng lại tất cả đất đai thuộc phía đông sông Mekong; rút cuộc Thái chỉ còn khúc sông 750 km như là đường biên giới thiên nhiên với nước Lào. (d) Di chuyển trên sông Mekong như một thủy lộ quốc tế lẽ ra là hoàn toàn tự do theo bộ luật La Mã nhưng trên thực tế tự do ấy chỉ có nghĩa rất tương đối bởi vì khi con sông chảy vào nội địa một quốc gia nào thì quyền tự do giao thông vẫn bị hạn chế hay cả bị tước đoạt tùy theo cách diễn dịch của quốc gia liên hệ.
    Do hội đủ tất cả các Đặc tính Chính trị Địa dư ấy, sông Mekong đúng nghĩa là một Con Sông Quốc Tế _ International River.
    NGUY HẠI MÔI SINH CỦA CHUỖI ĐẬP VÂN NAM
    Ảnh hưởng trên vùng xây đập: ngoài việc phải tái định cư dân chúng đang sống trên vùng xây đập, các công trình xây cất quy mô sẽ tàn phá sinh cảnh, phá hủy môi trường sống của các loài thú. Nước tù đọng từ các hồ chứa làm gia tăng các bệnh về nước_ water-borne diseases (sốt rét, sốt xuất huyết, bệnh sán gan do sên); nước hồ bốc hơi gây thay đổi khí hậu. Ngoài ra nước hồ chứa có thể bị rỉ thoát, làm đất xụp. Và kinh hãi hơn nữa là các trận "động đất do hồ chứa_reservoir triggerred seismicity", Các nhà khoa học địa chất khảo sát những con đập lớn nhận thấy sức nặng thường trực của khối nước khổng lồ trong hồ chứa đã gây ra tình trạng mất cân bằng địa chấn, gây đứt đoạn lớp địa từng dưới đáy có thể làm vỡ cấu trúc toàn con đập.
    Đã có nhiều tường trình về các trận động đất gây ra do hồ chứa làm chấn động dư luận thế giới. Như hồ chứa Đập Aswan High_ Ai Cập khi lấy đầy nước; thì sau đó các trận động đất M4.7_ 3/82, M4.3_ 2/83 đã xảy ra trên một vùng đất mà trước 1980 chưa hề có ghi nhận một cơn địa chấn nào. Tại Trung Quốc, gần tỉnh Quảng Đông, có con đập Tân Phong Giang / Xinfengjian cấu trúc giống đập Aswan đã bị một cơn địa chấn M6.1 vào năm 1961. Các trận động đất khác do hồ chứa cũng đã xảy ra với con đập Koina_ Ấn Độ M5.5_ 9/67, M6.3_12/67 làm nứt thành đập và khiến hơn 180 người chết}. [6]
    Nhưng quan trọng nhất phải kể tới một chuỗi tác hại trước mắt của những con đập đối với các nước hạ nguồn như : gây rối loạn dòng chảy, gây xói lở bờ sông, đọng muối trong đất. Làm mất nguồn phù sa như nguồn phân bón thiên nhiên do những cơn lũ hàng năm đem lại cho vùng châu thổ. Gây tổn hại về cá và ngư nghiệp bao gồm nguồn cá nước ngọt và cả hệ thủy sản nước lợ. Gây ô nhiễm nguồn nước với Điện khí hóa_ Kỹ nghệ hóa_ Đô thị hóa, trút đổ chất phế thải kỹ nghệ độc hại như chì, kẽm, cyanide từ các khu quặng mỏ rất giàu có của Vân Nam xuống sông và Đồng Bằng Sông Cửu Long luôn luôn là điểm hẹn cuối cùng. Do không còn phù sa bồi đắp, mũi Cà Mau và vùng duyên hải sẽ bị sạt lở, lại thêm lòng sông thấp hơn mặt biển, nước mặn sẽ càng ngày càng lấn sâu vào toàn vùng Đồng bằng Châu Thổ, có thể lên xa tới tận Nam Vang (cá đuối_ cá nước mặn đã vào tới Đồng Tháp).
    THÊM CON ĐẬP MẸ KHỔNG LỒ TIỂU LOAN / XIAOWAN
    Đập Tiểu Loan được xây nơi khúc giữa Lan Thương Giang (tên Trung Quốc của con sông Mekong). Đây là đập thủy điện thứ ba nhưng lại là lớn nhất trong chuỗi những con đập Bậc Thềm Vân Nam [Mekong Cascades] của Trung Quốc trên dòng chính sông Mekong tiếp theo sau hai con đập Mạn Loan 1500 MW, Đại Triều Sơn 1350 MW.
    Đập Tiểu Loan sẽ có 4 đơn vị phát điện với công suất lên tới 4200 MW [gần bằng tổng số công suất cả ba con đập Mạn Loan, Đại Triều Sơn và Cảnh Hồng]. Tiểu Loan sẽ như một con khủng long trên trên thượng nguồn sông Mekong, chỉ riêng những con số cũng đã gây mối quan tâm lo ngại cho các nhà bảo vệ môi sinh và 5 quốc gia nơi hạ nguồn. Đây sẽ là một con "đập cao nhất thế giới" 292 mét tương đương tòa nhà chọc trời cao 100 tầng. Và theo Kou Wei giám đốc thủy lợi sông Mekong thì hồ chứa đập Tiểu Loan sẽ là "Con Đập Mẹ / Mother Dam" dung lượng lên tới 15 tỉ mét khối nước lấy từ con sông Mekong - bằng tổng số dung lượng tất cả các hồ chứa tỉnh Vân Nam. Tổn phí để xây con đập Tiểu Loan lên tới trên 4 tỉ $US cũng là tổn phí cao nhất cho tất cả các dự án Vân Nam trong nửa thế kỷ qua. Nhiều chục ngàn công nhân đã được điều động tới để xây dựng cầu đường và các dự án yểm trợ cho đại công trình. Dự trù đập Tiểu Loan sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2010 và đạt toàn công suất năm 2013, mỗi năm sản xuất 18.9 tỉ kilowatt/giờ , phân nửa lượng điện ấy sẽ được chuyển qua Quảng Đông và các tỉnh cận duyên Trung Quốc.
    Tiểu Loan nằm trong chiến lược sản xuất điện của Trung Quốc nơi vùng Tây Nam nghèo khó chưa phát triển nhưng lại rất giàu nguồn "than trắng". Số lượng điện hiện giờ đã dư dùng cho thủ phủ Côn Minh và các khu kỹ nghệ Vân Nam và nay đã có thể chuyển sang các tỉnh thiếu điện miền đông. Chỉ riêng năm nay Vân Nam đã cung cấp cho tỉnh Quảng Đông 900 000 kilowatt/giờ và dự trù sẽ cung cấp 15 triệu kilowatt/giờ trong vòng 15 năm tới.
    LÝ LẼ CỦA KẺ MẠNH
    Năm 1995 Bắc Kinh đã dứt khoát từ chối tham gia Ủy Hội Sông Mekong để vẫn là một nước Trung Hoa "ngoài vòng kiêm tỏa" tự do muốn làm gì thì làm. Ủy Hội Sông Mekong không có Trung Quốc tham gia và hợp tác sẽ trở thành một tổ chức vô hiệu và tê liệt.
    Đến năm 1997, cho dù Liên Hiệp Quốc đã phê chuẩn công ước liên quan tới vấn đề hợp tác phát triển bền vững và sử dụng nước trên các con sông quốc tế nhưng cũng chính Trung Quốc đã lại bỏ phiếu chống. Tháng 08 năm 2000 có thêm một Hội Nghị "ASEAN Plus Three" họp tại vương quốc Brunei, ngoài các nước thuộc Hiệp Hội Quốc Gia Đông Nam Á, còn có thêm ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Nam Hàn nhưng do thái độ ngang ngạnh của Bắc Kinh nên cũng không đưa tới một kết quả cụ thể nào, phá tan niềm hy vọng hợp tác của các nước hạ nguồn với Trung Quốc trong kế hoạch phát triển Sông Mekong. [4]
    Trong khi đó Trung Quốc vẫn không ngừng "xây thêm - xây thêm" những con đập Vân Nam. Trung Quốc đã tự do lấy nước vào các hồ chứa khổng lồ, làm cạn dòng sông, ngăn chặn nguồn phù sa, hủy hoại nguồn cá, với tác hại lâu dài trên toàn hệ sinh thái ảnh hưởng tới đời sống của hàng trăm triệu cư dân dưới nguồn. Xa hơn nữa họ còn có khả năng đổi dòng sông Mekong để có nước tưới cho những vùng đất mênh mông khô hạn của Trung Quốc và cả dùng chất nổ phá vỡ những khối đá trên sông để mở thủy lộ giao thông đi rất xa về phương nam. Điển hình là vào tháng 4 năm 2001, Trung Quốc đã ký một thỏa hiệp về thủy vận trên sông Mekong nhưng chỉ với 3 quốc gia Miến Điện, Thái Lan và Lào với kế hoạch vét lòng sông, cả dùng cốt mìn chất nổ phá tung những khối đá trên các đoạn ghềnh thác, các đảo nhỏ trên sông để khai thông mở rộng đường sông cho tàu lớn trọng tải từ 500-700 tấn có thể di chuyển từ cảng Simao Vân Nam xuống Chiang Khong Chiang Sean Thái Lan xuống thẳng tới Vạn Tượng thủ đô nước Lào. Trong khi Việt Nam và Cam Bốt là hai quốc gia cuối nguồn, trực tiếp chịu ảnh hưởng của kế hoạch ấy thì bị gạt ra ngoài. [9]
    TRUNG QUỐC NẮM MỌI CON BÀI.
    Sông Mekong_ con sông Danube của Phương Đông, như một con sông quốc tế lớn thứ 11 thế giới và thứ ba Châu Á ấy đang đứng trước những nguy cơ do những bước phát triển tự phát bừa bãi dẫn tới từng bước hủy hoại toàn hệ sinh thái vô cùng phong phú của con sông [chỉ đứng thứ hai sau con sông Amazon Nam Mỹ].
    Thảm họa lớn nhất cho con sông Mekong là Những Đập Thủy Điện không ngừng được xây thêm - xây thêm trên dòng chính và cả các phụ lưu. Đáng sợ nhất vẫn là Chuỗi 14 Con Đập Bậc Thềm Khổng Lồ Vân Nam khiến nhiều khúc sông bị bóp nghẽn, làm ảnh hưởng trên toàn sinh cảnh của dòng sông và tác hại lâu dài trên hàng trăm triệu cư dân sống hai bên bờ con sông ấy.
    Witoon Permpongsachareon, chủ tịch nhóm bảo vệ môi sinh TERRA (Towards Ecological Recovery & Regional Alliance) có văn phòng ở Bangkok phát biểu: "Những con đập là mối đe dọa lớn nhất đối với con sông Mekong và sự trong lành của môi sinh. Xây một con đập thì cũng giống như kẹp một động mạch trên một cơ thể khỏe mạnh. Nếu máu không lưu thông chắc chắn cơ thể ấy sẽ bị tổn hại". Cũng lại chính Witoon tiếp: "Chúng ta phải cùng nhau hợp tác khai thác con sông Mekong như một toàn thể và không để cho bị chia cắt bằng những hàng rào chánh trị".
    Đó chỉ là tiếng kêu cứu trong sa mạc bởi vì trớ trêu thay, tất cả mong ước ấy có thành tựu được hay không lại hoàn toàn do Bắc Kinh định liệu. Và khi mà những con đập thủy điện Vân Nam được coi như yếu tố tích cực tạo sức bật cho các bước canh tân nhảy vọt của Trung Quốc thì theo Dai Qing nhà hoạt động môi sinh nổi tiếng đã có nhận định là "Trung Quốc sẽ không có một thay đổi nào trong kế hoạch khai thác sông Mekong của họ cho dù ảnh hưởng tác hai ra sao đối với các quốc gia dưới nguồn". Bắc Kinh đã hành động như chính mình đã sở hữu suốt chiều dài con sông - vốn là một con sông quốc tế.
    CHIẾN TRANH MÔI SINH VÀ NHÂN QUYỀN.
    Phải làm gì khi mà thế liên minh của các quốc gia Đông Nam Á thực sự là chia rẽ và suy yếu. Các nước nhỏ ấy có thể làm khó gây thương tích cho nhau (self-inflicted injury) nhưng lại có chung một thái độ cam chịu trước sự hoành hành của nước lớn Trung Quốc. Mà Trung Quốc thì bao giờ cũng theo chánh sách chia để trị và chỉ chấp nhận những cuộc thương thảo song phương trong các vụ tranh chấp và hiển nhiên không có một nước nào có đủ sức mạnh và tư thế ngoại giao [diplomatic leverage] để khiến Trung Quốc phải lắng nghe tiếng nói của mình.
    Trước mắt, việc đưa Trung Quốc ra trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc về thái độ độc quyền khai thác con sông Mekong như một con sông quốc tế mà bất kể tới hậu quả nơi các quốc gia hạ nguồn sẽ như một báo động cảnh giác ít ra cũng khiến Trung Quốc và cả những đại công ty tư bản tài trợ cho các dự án thủy điện ấy biết là thế giới đang theo dõi họ khiến ở một chừng mực nào đó họ phải làm việc với những phương thức công khai minh bạch và hành sử một cách có trách nhiệm hơn thay vì với thái độ cao ngạo và trịch thượng Sống Chết mặc Bay như hiện nay.
    Với một cái nhìn toàn cảnh trong mối tương quan chánh trị địa dư của toàn vùng, thì việc tiếp tục xây thêm những con đập trên dòng chính sông Mekong - điển hình là việc khởi công xây thêm con đập mẹ khổng lồ Tiểu Loan / Xiaowan, phải được xem là hành động thù nghịch, tuy chưa có tiếng nổ của súng đạn nhưng chính đó là một cuộc chiến tranh môi sinh không tuyên chiến của Trung Quốc. Đây cũng là "một vi phạm nhân quyền / human right violation trên quy mô lớn nhất".

Chia sẻ trang này