1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các thông tin liên quan về Trường cũng như về Thuỷ Lợi - Vào đây mà download các giáo trình và sách

Chủ đề trong 'ĐH Thuỷ Lợi HN' bởi long40d, 18/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0
    Câu1: Về việc cắt lũ thì khi có lũ đến Sơn La, thì vừa chứa một phần vào hồ, vừa xả một phần (cắt lũ không hoàn toàn) do đó lưu luợng xả xuống Hoà Bình sẽ bị giảm bớt một phần. Đến Hoà Bình lại tiếp tục cắt bớt lũ bằng cách chứa tiếp vào hồ và xả một phần cố gắng sao mực nước trong hồ Hoà Bình không vượt quá mực nước gia cường (nếu tràn qua mặt đập chắc chắn sẽ gây vỡ đập) Do vậy trong trường hợp nguy cấp vẫn phải xả hết công suất để cứu đập Hoà Bình trước, còn về việc thị xã Hoà Bình có bị xoá sổ không thì, tốt nhất em nên lên đó xem địa hình, sẽ biết (đấy là vùng núi chứ không phải đồng bằng nên có khác). Nếu đập Hoà Bình vỡ sẽ có một số phương án phân nước qua đập đáy, vào sông Đuống (cái này thì anh ka nắm rõ hơn) và vẫn đảm bảo cho Hà nội an toàn (Hà nội có mấy tuyến đê bảo vệ cơ mà, nguy hiểm nhất thì vẫn là đê Sông Hồng thôi vì nghe nói toàn ăn cắp ximăng... khi thi công, hiện chỉ có 4 loại xi măng được phép sử dụng trong xây dựng thuỷ lợi là Hoàng Thạch, Bút Sơn, Bỉm Sơn và Chinfon nhưng ở đây bị thay bởi xi măng Sông Đà)
    Câu2: Việc sử dụng chung hồ chứa cũng đã từng có, ví dụ như giữa Mỹ và Canada có sử dụng chung một hệ thống, nước ngập từ Mỹ qua bên kia Canada, hàng năm, Mỹ phải trả cho Canada một khoản ngoại tệ nào đó. Việc chúng ta có ngập sang Trung Quốc hay không, theo chủ trương của Bộ Chính trị và Bộ Quốc Phòng thì không được ngập trong bất cứ trường hợp nào (trường hợp dễ ngập nhất là do nước dềnh thượng lưu khi có lũ). Việc TQ có xây hay không, phá hay xây lại thì cũng chỉ ảnh hưởng một phần lưu lượng thôi, không ảnh hưởng nhiều nếu chúng ta có một cái hồ thật to (năm nhiều bù năm ít)
    Câu 3: Sử dụng các công cụ tìm kiếm!
    Sa chân một bưóc ngàn thu hận
    Hồi tâm đã hoá khách trăm năm
  2. luckyluke42c1

    luckyluke42c1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    3.814
    Đã được thích:
    0
    Thực ra vấn đề mà cukhoaimoc thắc mắc là phát sinh khi nghe bác Long40d nói thôi. Những cái đó...có thể mình sẽ biết rõ hơn sau khi học một số môn học chuyên ngành sau này như Thuỷ công, Chỉnh trị sông... nhất là cái đợt đi thăm đập hoà bình năm sau.
    Bác Long ah!
    Nghe bác nói về mức độ lũ có thể đạt được như thế...vậy thì đó chỉ là khả năng có thể xảy ra 1vạn năm 1 lần thôi chứ? Hay là 500 năm 1 lần? hay là chỉ năm sau thôi?
    And nothing else mattes
    Lucky Luke
  3. luckyluke42c1

    luckyluke42c1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    3.814
    Đã được thích:
    0
    Thực ra vấn đề mà cukhoaimoc thắc mắc là phát sinh khi nghe bác Long40d nói thôi. Những cái đó...có thể mình sẽ biết rõ hơn sau khi học một số môn học chuyên ngành sau này như Thuỷ công, Chỉnh trị sông... nhất là cái đợt đi thăm đập hoà bình năm sau.
    Bác Long ah!
    Nghe bác nói về mức độ lũ có thể đạt được như thế...vậy thì đó chỉ là khả năng có thể xảy ra 1vạn năm 1 lần thôi chứ? Hay là 500 năm 1 lần? hay là chỉ năm sau thôi?
    And nothing else mattes
    Lucky Luke
  4. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0
    Cái này phải để dành cho ka trả lời thôi, cứ lấn sân của anh ấy mãi thì sau này cùng khó làm ăn.
    Sa chân một bưóc ngàn thu hận
    Hồi tâm đã hoá khách trăm năm
  5. long40d

    long40d Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    1.028
    Đã được thích:
    0
    Cái này phải để dành cho ka trả lời thôi, cứ lấn sân của anh ấy mãi thì sau này cùng khó làm ăn.
    Sa chân một bưóc ngàn thu hận
    Hồi tâm đã hoá khách trăm năm
  6. ka_mupmip

    ka_mupmip Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/04/2002
    Bài viết:
    2.642
    Đã được thích:
    0
    Chú long40d lôi chuyện này ra thì tự giải quyết chứ.
    Chú cukhoaimoc ham học hỏi nhỉ. Việc hồ Hoà Bình xả lũ là cả một bài toán quy hoạch hệ thống. Để giải quyết nó thì tuỳ từng tính huống cụ thể mà người ta quyết định lưu lượng xả lũ là bao nhiêu. Khi có lũ lớn tràn về người ta có thể phòng tránh cho Hà Nội bằng cách phân lũ và chậm lũ. Có thể phá một đoạn đê của một vùng nào đó (có bụng chứa lớn, ít dân cư và ít tổn thất nhất nếu có thể). Phân lũ vào sông Đáy là một ví dụ. Người ta xây một cái đập có hệ thống đóng mở cửa để đến khi nước tràn về sẽ hình thành một hồ chứa nước lớn (làm giảm bớt nước về Hà Nội) (Long có nhầm một chỗ là người ta phải phân lũ trước khi hồ Hoà bình vỡ, bởi nếu vỡ thì còn gì để nói nữa). Nếu trường hợp nguy cấp nhất (không còn chỗ nào để phân lũ nữa) theo hiểu biết của anh thì bắt buộc phải bảo vệ hồ Hoà Bình (tức là lưu lượng đến = lưu lượng xả). Bởi nếu hồ Hoà Bình bị vỡ thì thiệt hại còn to lớn hơn nhiều. Tuy nhiên hồ Hoà Bình được thiết kế để chống lũ 1 vạn năm (tần suất 0,01% cỡ khoảng 45->55000m3/s thì phải), cái này các nhà khoa học Nga và Việt Nam đang tranh cãi và trận lũ lớn nhất thực tế mới chỉ khoảng 37000 m3/s (Sơn Tây), phân lũ sông Đáy cũng chưa thực hiện bao giờ. Theo văn bản thiết kế hồ Hoà bình thì để an toàn không tính điều tiết nghĩa là mực nước trong hồ vượt quá +115m(không biết đúng ko) thì lũ đến bao nhiêu xả bấy nhiêu cho kết quả là khả năng chống được lũ 44000 và xả tối đa 38000. 17000 thì đã thấm tháp gì. Theo khuyến cáo của nơi thiết kế hồ Hoà Bình thì 10 năm sau khi TĐ Hoà Bình đưa vào khai thác thì phải có hồ Sơn La tức là hồ Sơn La ra đời trước hết là đảm bảo an toàn cho đập Hoà Bình (chi tiết long40d đã nói). Còn chuyện đê thì lại khác. Hệ thống đê đồng bằng sông Hồng - Thái Bình có thể đảm bảo chống được lũ tháng 8-1971 với mực nước lũ lớn nhất Hà Nội là 13,60m ứng với p ~ 0,8%(n~125năm) khi có hồ Thác Bà và Hoà Bình cắt lũ ở thượng lưu. Nói một cách khác hệ thống đê Bắc Bộ chỉ chống được lũ lớn nhất xảy ra ứng với mực nước lũ lớn nhất tại Hà Nội dưới 13,60m. Hà nội mãi phải được đảm bảo an toàn bất kỳ xảy ra trận lũ lớn nào. Đê Hà nội cũng như hệ thống đê khác luôn phải được tu bổ củng cố về mặt chất lượng nhưng ko thể tôn cao mãi đỉnh đê. Đê được phép tràn chứ ko được vỡ. Vì thế vấn đề nâng cao tiêu chuẩn chống lũ cho hạ du là do xây dựng thêm các công trình điều tiết ở thượng nguồn, củng cố các khu phân, chậm lũ.
    Có một cái rất hay, đó là tại sao lại xây dựng hồ Hoà Bình trên sông Đà mà ko phải trên sông Thao, sông Lô? (sông Đà, Thao, Lô hợp nhau tại Việt Trì rồi mới đổ về Hà Nội). Có ai biết ko? Trả lời nếu hay sẽ vote cho 5* (không chơi kiểu hồ Hoà Bình phải xây dựng ở Hoà Bình thuộc sông Đà bởi nếu xây ở nơi khác thì nó đã ko có tên là Hoà Bình) hì hì.
    * Vấn đề thứ 2 thì lại liên quan đến chính trị. Nói như long40d nôm na là dùng chung. Nó giống như sông Mêkong (sông Cửu long, con sông cấp nước chính cho đồng bằng Nam bộ), nếu Thái Lan và Campuchia đều khai thác mà ko quan tâm tới hạ lưu thì có khả năng đồng bằng Nam bộ thiếu nước mùa kiệt và thừa nước vào mùa lũ. Chính vì thế, thế giới phải đưa ra quan điểm "dùng chung nguồn nước". Ta có thể thấy, Việt nam ko phải có nguồn nước dồi dào mà phụ thuộc nhiều các nước ở thượng lưu sông. Còn nếu có thể xây cái hồ thật to như long nói thì còn gì để cãi nhau nữa????
    To lucky luke : 1 vạn năm 1 lần ở đây chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết. Nói 1 vạn năm mới xảy ra một con lũ lớn ko có nghĩa là cứ 1 vạn năm,nó mới xảy ra. Nó có thể xảy ra ngay năm sau khi vừa mới xảy ra lũ lớn. Cái này em học môn Xác suất rồi đấy thôi. Khả năng đoán trúng số đề là 1/100 nhưng em có thể đoán 100 lần ăn cả hoặc đoán 1000 lần cũng chả trúng được phát nào.
    MUPMIP
  7. ka_mupmip

    ka_mupmip Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/04/2002
    Bài viết:
    2.642
    Đã được thích:
    0
    Chú long40d lôi chuyện này ra thì tự giải quyết chứ.
    Chú cukhoaimoc ham học hỏi nhỉ. Việc hồ Hoà Bình xả lũ là cả một bài toán quy hoạch hệ thống. Để giải quyết nó thì tuỳ từng tính huống cụ thể mà người ta quyết định lưu lượng xả lũ là bao nhiêu. Khi có lũ lớn tràn về người ta có thể phòng tránh cho Hà Nội bằng cách phân lũ và chậm lũ. Có thể phá một đoạn đê của một vùng nào đó (có bụng chứa lớn, ít dân cư và ít tổn thất nhất nếu có thể). Phân lũ vào sông Đáy là một ví dụ. Người ta xây một cái đập có hệ thống đóng mở cửa để đến khi nước tràn về sẽ hình thành một hồ chứa nước lớn (làm giảm bớt nước về Hà Nội) (Long có nhầm một chỗ là người ta phải phân lũ trước khi hồ Hoà bình vỡ, bởi nếu vỡ thì còn gì để nói nữa). Nếu trường hợp nguy cấp nhất (không còn chỗ nào để phân lũ nữa) theo hiểu biết của anh thì bắt buộc phải bảo vệ hồ Hoà Bình (tức là lưu lượng đến = lưu lượng xả). Bởi nếu hồ Hoà Bình bị vỡ thì thiệt hại còn to lớn hơn nhiều. Tuy nhiên hồ Hoà Bình được thiết kế để chống lũ 1 vạn năm (tần suất 0,01% cỡ khoảng 45->55000m3/s thì phải), cái này các nhà khoa học Nga và Việt Nam đang tranh cãi và trận lũ lớn nhất thực tế mới chỉ khoảng 37000 m3/s (Sơn Tây), phân lũ sông Đáy cũng chưa thực hiện bao giờ. Theo văn bản thiết kế hồ Hoà bình thì để an toàn không tính điều tiết nghĩa là mực nước trong hồ vượt quá +115m(không biết đúng ko) thì lũ đến bao nhiêu xả bấy nhiêu cho kết quả là khả năng chống được lũ 44000 và xả tối đa 38000. 17000 thì đã thấm tháp gì. Theo khuyến cáo của nơi thiết kế hồ Hoà Bình thì 10 năm sau khi TĐ Hoà Bình đưa vào khai thác thì phải có hồ Sơn La tức là hồ Sơn La ra đời trước hết là đảm bảo an toàn cho đập Hoà Bình (chi tiết long40d đã nói). Còn chuyện đê thì lại khác. Hệ thống đê đồng bằng sông Hồng - Thái Bình có thể đảm bảo chống được lũ tháng 8-1971 với mực nước lũ lớn nhất Hà Nội là 13,60m ứng với p ~ 0,8%(n~125năm) khi có hồ Thác Bà và Hoà Bình cắt lũ ở thượng lưu. Nói một cách khác hệ thống đê Bắc Bộ chỉ chống được lũ lớn nhất xảy ra ứng với mực nước lũ lớn nhất tại Hà Nội dưới 13,60m. Hà nội mãi phải được đảm bảo an toàn bất kỳ xảy ra trận lũ lớn nào. Đê Hà nội cũng như hệ thống đê khác luôn phải được tu bổ củng cố về mặt chất lượng nhưng ko thể tôn cao mãi đỉnh đê. Đê được phép tràn chứ ko được vỡ. Vì thế vấn đề nâng cao tiêu chuẩn chống lũ cho hạ du là do xây dựng thêm các công trình điều tiết ở thượng nguồn, củng cố các khu phân, chậm lũ.
    Có một cái rất hay, đó là tại sao lại xây dựng hồ Hoà Bình trên sông Đà mà ko phải trên sông Thao, sông Lô? (sông Đà, Thao, Lô hợp nhau tại Việt Trì rồi mới đổ về Hà Nội). Có ai biết ko? Trả lời nếu hay sẽ vote cho 5* (không chơi kiểu hồ Hoà Bình phải xây dựng ở Hoà Bình thuộc sông Đà bởi nếu xây ở nơi khác thì nó đã ko có tên là Hoà Bình) hì hì.
    * Vấn đề thứ 2 thì lại liên quan đến chính trị. Nói như long40d nôm na là dùng chung. Nó giống như sông Mêkong (sông Cửu long, con sông cấp nước chính cho đồng bằng Nam bộ), nếu Thái Lan và Campuchia đều khai thác mà ko quan tâm tới hạ lưu thì có khả năng đồng bằng Nam bộ thiếu nước mùa kiệt và thừa nước vào mùa lũ. Chính vì thế, thế giới phải đưa ra quan điểm "dùng chung nguồn nước". Ta có thể thấy, Việt nam ko phải có nguồn nước dồi dào mà phụ thuộc nhiều các nước ở thượng lưu sông. Còn nếu có thể xây cái hồ thật to như long nói thì còn gì để cãi nhau nữa????
    To lucky luke : 1 vạn năm 1 lần ở đây chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết. Nói 1 vạn năm mới xảy ra một con lũ lớn ko có nghĩa là cứ 1 vạn năm,nó mới xảy ra. Nó có thể xảy ra ngay năm sau khi vừa mới xảy ra lũ lớn. Cái này em học môn Xác suất rồi đấy thôi. Khả năng đoán trúng số đề là 1/100 nhưng em có thể đoán 100 lần ăn cả hoặc đoán 1000 lần cũng chả trúng được phát nào.
    MUPMIP
  8. ka_mupmip

    ka_mupmip Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/04/2002
    Bài viết:
    2.642
    Đã được thích:
    0
    Đâu rồi? Cãi nhau tiếp đi? Đang hay lại... cụt hứng. Hì hì
    MUPMIP
  9. ka_mupmip

    ka_mupmip Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/04/2002
    Bài viết:
    2.642
    Đã được thích:
    0
    Đâu rồi? Cãi nhau tiếp đi? Đang hay lại... cụt hứng. Hì hì
    MUPMIP
  10. luckyluke42c1

    luckyluke42c1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    3.814
    Đã được thích:
    0
    Đây đây! Tìm mãi mới thấy cái topic này....
    Đọc xong mới thấy mình thật may mắn vì sống ở HN...tức là sẽ rất ít có khả năng phải sống trong cảnh ngập lụt.
    And nothing else mattes
    Lucky Luke

Chia sẻ trang này