1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các thứ tiếng ở Trung Quốc ?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi thuycon, 03/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vomosu

    vomosu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Tôi chỉ thấy người từ Thanh Hoá trở vào nam hay viết sai dấu ngã và dấu hỏi, không thấy viết sai dấu sắc. Người miền nam còn hay viết sai những vần kiểu ít/ích, ngọn/ngọng...
    Người Hà nội viết sai S/X; Tr/Ch; D/Gi/R thì nhiều, viết sai L/N không phải người Hà nội, mà là Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, kiểu "lồi liêu lấu nòng nợn nuộc". Cá nhân tôi không nghĩ họ ngọng, mà coi đó là giọng địa phương, nên không qua đó đánh giá trình độ học vấn. Ở Trung quốc như vùng Đài Loan không phân biệt Sh/S; Ch/C; L/R; Tứ Xuyên, Trùng Khánh cũng hay nói L/N không phân biệt, nhưng họ không viết chữ La tinh, Anh Quốc ngay phụ cận London cũng có tình trạng này, nói L/N sai hoặc không phân biệt. Nếu người ít học vẫn có thể viết sai.
    Nói thêm về những người làm biên tập, tôi không rõ họ được đào tạo thế nào, nhưng nói thẳng luôn là lúc đầu tôi cũng thấy bất mãn, về sau đọc sách báo thấy không những lỗi chính tả nhiều quá, mà nội dung sai sót cũng vô kể luôn, tôi thấy chán mà bỏ qua không thèm để ý tới nữa. Hàng chợ ấy mà.
    Được vomosu sửa chữa / chuyển vào 14:48 ngày 25/09/2009
  2. vomosu

    vomosu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Bác có nhiều quan điểm mà tôi ủng hộ, một là bác tốt, có tấm lòng yêu nước và tinh thần mạnh mẽ; hai là bác nghiên cứu cũng nhiều, quan điểm nhiều cái cũng xác đáng.
    Ngại nhất là bác nói như thẩm phán vậy, đã nói ra là như đúng rồi. Người như bác có nhiều điều để tự hào là đương nhiên, nhưng chúng ta đang tranh luận thì phải để mở vấn đề ra chứ.
  3. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Ai cũng muốn nói lên điều xác đáng .
    Nếu không nói được, thì có người góp ý thêm cho .
    Chuyện vỉa hè, có người nói ngang, có người nói ngược,
    có người nói úp, có người nói mở . Có thế thì mới học lẫn
    nhau chứ. Ai cũng nghĩ như nhau, nói giống nhau, thì còn
    gì là nói chuyện nữa?
    Còn lấy một người ra làm ví dụ, thì không lấy mình còn có
    thể lấy ai nữa đây ? Lấy Bác Hồ ra thì có phải với quá cao
    không ? Lấy người khác ra, thì người ta có cho phép không,
    hay là họ nghĩ rằng mình nói xéo họ ? Trừ các thày giáo tôi
    đã nói ra, thì chỉ còn lấy chính mình là thí dụ sống và cụ thê
    trên TTVNOL, chẳng phải dễ dàng, và tiện mọi bề sao? Kể
    ra bạn cũng có thể phê phán tôi là khoe mình, nhưng chỉ
    khoe là ít lỗi chính tả, thì cũng chẳng có gì đao to búa lớn đâu.
  4. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Nói chung khi đang bàn về ngôn ngữ, nhất là một ngôn ngữ nước ngoài không nên nói về tinh thần yêu nước ở đây. Một người có tinh thần yêu nước vẫn có thể có những hiểu biết hạn hẹp về ngôn ngữ và ngược lại. Chính vì vậy, một người yêu nước không phải nói cái gì cũng đúng.
    Trở lại vấn đề ngôn ngữ. Một người sử dụng thành thạo chữ viết khác hoàn toàn với một người sử dụng thành thạo ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ viết nói riêng. Hiện nay xã hội và đặc biệt trong ngành giáo dục người ta thường nhầm lẫn khái niệm này.
    - Một người sử dụng thành thạo chữ viết (hay còn gọi là đọc thông viết thạo) là người có thể sử dụng chữ viết để ghi chép lại những gì anh ta nói ra hoặc đọc được những gì người khác viết. Nhưng chưa chắc anh ta đã biết sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt được suy nghĩ của mình một cách dễ hiểu hoặc hiểu được những gì mà anh ta đọc được.
    - Một người sử dụng thành thạo ngôn ngữ là người có thể diễn đạt được những suy nghĩ, những khái niệm của anh ta thành tiếng nói hoặc chữ viết, để người khác có thể nghe hoặc đọc hiểu một cách chính xác.
    Hiện tượng phổ biến hiện nay là rất nhiều người, ngay cả các sinh viên đại học, mặc dù có thể viết và đọc tất cả các từ trong tiếng việt (sử dụng thành thạo chữ viết) nhưng không viết nổi, hoặc viết rất kém một lá đơn xin nghỉ ốm (không biết sử dụng ngôn ngữ viết để biểu hiện nguyện vọng đơn giản của mình).
    Như vậy là ta có hai khái niệm Chữ viết và Ngôn ngữ Viết. Tôi nghĩ trong tiếng TQ thì cách phát âm có thể khác nhau, nhưng hai khái niêm trên là thống nhất giữa các địa phương.
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Không . Ở TQ, tiếng địa phương khác với tiếng phổ thông kể
    cả ngôn ngữ và chữ viết. Có thể nói, ở tiếng địa phương, thì
    nói làm sao, viết làm vậy. Chữ thì hầu như thống nhất, có nghĩa
    là ở tự điển nhỏ thì không có những chữ của tiếng địa phương,
    nhưng ở tự điển lớn thì có đầy đủ những chữ các địa phương .
    Ở tự điển lớn, có thể thấy chữ, thấy âm, và thấy nghĩa, và biết
    chữ ấy có ở những tiếng địa phương nào. Người TQ khác
    người VN ở chỗ là học cấp 2 đã cần đến tự điển, vì học sinh
    cần biết chữ mình đang đọc là chữ gì, mặc dàu có thể luận ra
    hay đoán ra ý nghĩa của chữ ấy . Người ViệtNam thì sau khi học
    vỡ lòng đã có thể đọc được tất cả các sách báo, mặc dàu chưa
    hiểu hết câu mình đang đọc.
    Lấy tiếng Việt làm minh hoạ, thì cây nến người bắc nói, thì ở
    Huế người ta gọi là đèn cầy. Nếu người Huế nói chuyện với
    người Hà Nội về đèn cầy, thì người Hà Nội chẳng hiểu anh ta
    nói cái gì, mặc dàu người Hà Nội nghe rõ rành rành, có thể
    chép ra chữ mà người Huế thấy là người Hà Nội nghe đúng
    và viết đúng.
    Tiếng địa phương TQ cũng vậy, nhưng những chữ địa phương
    hay xài trong giao tiếp thường ngày rất nhiều, nên mặc dù người
    Bắc Kinh có thể chép ra nhiều chữ trong một câu mà người
    Quảng Châu nói, anh ta cũng không hiểu ý nghĩa của câu nói ấy.
    Bạn đọc từ đầu những bàn luận về điều này, sẽ hiểu rõ hơn về
    phương ngôn (tiếng địa phương) của TQ.
  6. vangadi

    vangadi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2016
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Căn bản thì đúng như bạn nói. Còn đây là những gì mình biết, đúng sai mong bạn chỉnh sửa:
    Cái này phần nhiều dân TQ có thể cho là xàm, bắt bẻ, nhưng "ngôn đối ngôn, thoại đối thoại", chứ so sánh như mấy thầy ngôn ngữ học giờ khập khiễng quá
    1.ngôn. Văn ngôn là lời lẽ ghi trên văn tự. Nó vốn không tối nghĩa (đọc mấy tác phẩm Hán văn người Việt sáng tác sẽ thấy), tối nghĩa là do tác giả dùng nó. Không phải cứ "chi", "hồ",.. là bác học. Giá trị nội dung mới là quan trọng. Phương ngôn là ngôn từ địa phương. Nó có tính chất quán tính, cục bộ, không đòi hỏi cao việc hiểu cặn kẽ từng chữ như người Việt và người Quảng xưa giờ hay học. Cũng vì là địa phương nên đôi khi rất bừa bãi, mình nói mình hiểu. Văn ngôn được chọn chính thức ngày xưa vì 1 lẽ đơn giản: nó thỏa hiệp khá tốt về ngữ pháp giữa các phương ngôn, mặc khác nó không lệ thuộc nhiều vào quán tính ngôn ngữ, ngữ nghĩa các từ ghép phần nhiều rành mạch từng chữ chứ không quán tính, cho phép chế từ mới khi có khái niệm mới lạ (đây là cách người Nhật dịch hàng vạn thuật ngữ phương Tây)=> phương ngôn không học trước cũng học sau. Chỉ những thành tố hợp lý của phương ngôn mới lưu truyền rộng và sau đó vào văn ngôn. Nhã ngôn cũng là văn ngôn, nhưng ý nói Đường về trước, sỡ dĩ gọi vậy vì nó có thương hiệu với thơ đường nổi tiếng cùng các tác phẩm hay kinh điển
    2.thoại
    2.1.Bắc phương thoại là tiếng của vùng Hoàng Hà trở lên phía bắc (đúng nghĩa phương bắc ngày xưa). Nó mang nhiều đặc điểm ngữ âm, ngữ pháp của các tiếng lân cận như: tiền-hậu tố (cá, tử,..) đôi khí cách không cần thiết. Phổ biến chủ yếu từ thời Nam Tống
    2.2.Quan thoại là tiếng quan quyền dùng giao tiếp, chủ yếu là Hoa Hạ (kẹp giữa Hoàng Hà và Dương Tử Giang), các vùng hẻo lánh. Ngữ âm nó gần như Hán Việt và Hán Nhật, Hán Triều. Mình nói vậy là do các sách ngôn ngữ học đã khẳng định âm Hán Việt là âm Đường. Hán Việt và Hán Triều, tiếng Quảng chủ yếu dùng âm Đường về trước, nên âm nghe hay, đa dạng. Tiếng Nhật chủ yếu dùng thời Tống trở đi, ngữ âm không hay bằng nhưng dễ hơn (iê->e, âm cuối t,p->tsu, âm cuối m,n-=>n,...). Tiếng Okinawa giao thương thời Minh nên đơn giản và giống Bắc phương thoại hơn cả (thân cốt khí = Shinkokki (Nhật) = Chinkuchi (Okinawa))
    2.3.Bạch thoại là tiếng Quảng, vừa dễ hiểu rành mạch, dân dã như phương ngôn vừa linh hoạt như như văn ngôn. Nếu xem mấy tác phẩm cũ như vở "Đế Nữ Hoa" sẽ thấy ngữ pháp văn ngôn cổ nhiều vô kể. Có 2 xu hướng song hành là văn ngôn và bán văn bán bạch (mảng này mạnh hơn).
    3.Ngữ
    3.1.Việt ngữ: tiếng Quảng. Tuy ngữ pháp vẫn ngược nhưng ngữ pháp xuôi chiếm đa số. VD: ngôn ngữ sao không phải ngữ ngôn. Trấn Nam Quan sao không phải là Nam Trấn Quan, Thần Nông sao không phải là Nông Thần,...
    3.2.Hán ngữ. Tiếng của cư dân sông Hán. Ban đầu vốn là vậy, vùng ấy tuy không sông ngòi dày đặc như phương nam nhưng cũng khá (sông Hán nhánh phụ lớn nhất của Dương Tử) nên tuy khác Việt ngữ hơn chút nhưng cũng không quá xa.
    3.3Hoa ngữ. Tiếng của người Hoa Hạ, cũng khá nhiều cái như "Quan thoại Đường" bên Hán Việt. Hoa ngữ về sau chỉ tiếng Hoa hải ngoại. Hoa và Hán xài ngữ pháp ngược mức độ gần giống nhau
    3.4Không biết có từ gì, nhưng phương Bắc (Hoa Bắc) có "Tấn ngữ", do giống khá nhiều tiếng phổ thông bây giờ nên hay bị 1 số cuộc khảo sát đánh đồng
    4.văn. Kim văn, giáp văn,...Người Tần hay dùng Tiểu triện, người Giang Nam hay dùng Điểu trùng văn, người Quảng hay dùng Lệ văn,... dấu tích này vẫn còn lưu trong mấy phim cổ. Phim tiếng Quảng rất hay dùng Lệ văn (Lệ thư) để ghi chữ vào phim, có lẽ không chỉ là viết vẽ không, mà còn có truyền thống lâu đời.
    Chữ dị thể bên cạnh phương bắc mình thấy nhiều hơn cả là ở người Quảng. VD cái biển hiệu "Lĩnh Nam hội quán". Chữ hội lại là Nhân+Tây+viết/Nhật chứ không như chữ Hội thường
    p/s: cho mình hỏi chữ trên biển này là Quỳnh Hoa hội quán phải không?
    [​IMG]
  7. canhdongbattan92

    canhdongbattan92 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2016
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Có gì lạ đâu nhỉ. Như là người Hà Nội với người Thanh Hóa, Quảng Nam, hay gần hơn là người Sơn Tây (Hà Tây cũ). Cùng là nói tiếng Kinh nhưng họ nói nghe ko hiểu nhau. Vì nó khác nhau về khẩu âm, khẩu ngữ địa phương...

Chia sẻ trang này