1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các thứ tiếng ở Trung Quốc ?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi thuycon, 03/11/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. rongdenvn

    rongdenvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    HongKong là HongKong mà Guangzhou là guangzhou, một thằng lớn lên ở Hongkong qua đại lục nói u a ú ớ, đánh đồng với Guangzhou sao được
    Thôi vậy em xin 2 chữ bình yên
  2. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Cái này tôi hoàn toàn đồng ý với bác Codep. Vì vợ tôi là người Quảng Đông nên tôi có thể đưa ra rất nhiều phần (từ) thuộc về ngữ pháp căn bản hoàn toàn khác với tiếng phổ thông.
    Chẳng hạn khi nói "là" người Quảng dùng chữ "Hệ" , (đọc là "hầy"). Trong khi tiếng phổ thông là "Thị"~
    Động từ "nói" người Quảng dùng chữ "Giảng" >(đọc là "coỏng"). Trong khi tiếng phổ thông dùng "Thuyết" 說 (Giản thể là 说)
    Đấy là những chữ trong chữ Hán có. Còn nhiều chữ không thuộc về chữ Hán thì nhiều vô thiên lủng.
    Chẳng hạn như người Quảng nói "mách dẹ" là "cái gì". Từ "mách dẹ" này không có chữ Hán nào diễn giải mà phải dùng một chữ giống như chữ Nôm nhà mình. Rồi cụm "Hầm pà lằng" (tổng cộng, tùm lum). Nhiều lắm...
    Nói chung là chữ Quảng Đông mà viết ra thì người học tiếng Quan thoại đọc không hiểu được. Chắc chắn là thế bởi vì khác nhau không phải là ở giản thể hay phồn thể mà khác nhau ở ngữ pháp và từ ngữ căn bản dùng.
    Được votma sửa chữa / chuyển vào 09:51 ngày 14/01/2009
  3. rongdenvn

    rongdenvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Còn vợ tôi vốn là người Hoa gốc sinh ra và lớn lên tại Nam Ninh, trước khi đến Quảng Châu sinh sống thì cô ấy đã hiểu sẵn tiếng Quảng Đông,
    đến nay làm việc ở Quảng Châu cũng được vài năm, cô ấy nói với tôi có thể nghe hiểu gần hết tiếng Quảng mặc dù không thể phát âm được,
    bạn tôi người Trung Quốc hiểu tiếng Quảng đều công nhận đọc chữ Quảng Đông có thể hiểu tới chín phần mười bác ạ.
    Một người học tiếng Quảng chưa được bao lâu như tôi đọc câu chữ tiếng Quảng tự vỗ ngực có thể hiểu được già nửa câu tiếng Quảng, tôi
    khôngphủ nhận tiếng Quảng là thứ phương ngôn có nhiều khác biệt khá rõ rệt với tiếng phổ thông, ví như việc tiếng Quảng còn lưu lại những
    từ Hán cổ, cách dùng từ đơn âm của người Việt, hay cách đặt trạng ngữ sau động từ,... tôi không lạ do đã từng học qua chỉ sau dăm ba tháng và
    cả Hán cổ đại, đấy là chưa kể người Bắc ở Quảng Châu họ còn hiểu nhiều hơn tôi dù họ không học qua trường lớp gì. Một điều nữa là sự tương
    đồng giữa tiếng Quảng và tiếng PT trong cách hành văn chiếm phần lớn mà không có khác biệt nhiều với tiếng Quảng, người Bắc đã quen thuộc
    và dễ dàng hiểu được, còn những ví dụ bác đã nêu là kiến thức căn bản nhất, không tin mời bác đọc qua: http://baike.baidu.com/view/10816.htm#9
    Đây không là box bàn về chuyên môn, nhưng nếu bác có nhã hứng mời bác qua box Trung Club topic tiếng Quảng:
    http://www10.ttvnol.com/forum/chinese/219523/trang-17.ttvn
    Trong link này có 36 câu bạch thoại bác Codep nhờ người trong box dịch giúp, nếu vợ bác từng học qua tiếng phổ thông thì soát xem người Viết
    36 câu này có phải là người bản địa và nhờ vợ bác dịch sang tiếng phổ thông, nếu bác hiểu Trung Văn (cấp cao), trình độ tiếng Quảng chỉ cần sơ
    cấp, xem thử liệu có thể hiểu được bao nhiêu sẽ rõ. Vợ tôi thì quả quyết vài câu trong đó viết đặc sệt giọng phổ thông chứ không phải là người
    bản địa, có một câu vợ tôi nói em không hiểu câu này anh viết gì, tôi đã ghi dấu hỏi chấm vào đó.
    Tôi nghĩ vợ bác cũng vậy.
  4. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tôi đã lấy từ gốc này:
    http://www.cantonese.sheik.co.uk/dictionary/characters/851/
    đã đưa từ trên, là một trang trong từ điển của chữ Lầy sY
    Trang này khẳng định đưa ra 36 câu của chữ này chỉ có trong tiếng
    Quảng, mà người Hoa không biết tiếng Quảng thì không thể hiểu được .
    "This character is used in Cantonese, not Mandarin/Standard written Chinese. 粵"
    Dịch: khi có chú thích với chữ 粵 (Việt) thì chữ này được xài theo
    nghĩa tiếng Quảng (Bạch Thoại), không phải tiếng phổ thông Trung Hoa
    (Quan Thoại).
    Tôi đưa vào box tiếng Hoa để xem mọi người ở đấy hiểu biết tiếng
    Quảng đến đâu, nên tôi không đưa link cho họ .
    Đợi có người hiểu được ý nghĩa của các câu này, tôi mới đề nghị họ
    dịch sang tiếng Phổ thông xem khác nhau ra sao .
    Đương nhiên tôi biết tiếng Anh, có thể hiểu nghĩa, và cũng có thể
    dịch sang tiếng phổ thông được, nhưng để anh em làm xem sao . Mặt
    khác, tôi có thể viết tay trên giấy, nhưng không đánh máy ra chữ Hoa
    phổ thông được, nên rất ngại tham gia viết tiếng Hoa trong box này.
    Trang này có 56 từ ngữ trong đó có chữ Lầy ("See all 59 compounds")
    và có 36 câu có chữ này (36 examples containing sY) chỉ xài trong
    Bạch Thoại, mà không kể ra cách xài nó trong Quan Thoại ra sao.
  5. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Tôi mù tịt tiếng Hoa, nhưng nghe các bác nói thì thấy sự khác biệt giữa tiếng Quảng Đông và Phổ thông cũng tương tự sự khác nhau giữa tiếng Quảng Nam và Hà nội phải không ah?
  6. aliosha1970

    aliosha1970 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2003
    Bài viết:
    636
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng không biết 1 chữ tiếng Hoa nào, nhưng có nghe 1 cô bạn người Hoa trong SG nói là cô ta có thể hiểu (nói và viết) tiếng Quảng Đông và tiếng Phổ Thông và còn khẳng định, khi nói chuyện thì như hai ngôn ngữ nước ngoài vậy. Nhưng khi lên văn bản thì khoảng 90% là giống nhau. Có thể hiểu được
    Tiếng Hoa hay thế ah? phải chi mình còn thời gian ma học nó cái nhỉ.. Nghe phim TQ thấy giọng Bắc Kinh hay như tiếng chuông vậy. Thích thật
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Chỉ căn cứ vào cô bạn này, thì có thể tin rằng nếu văn bản viết đúng y
    chang nói chuyện, thì 2 tiếng này cũng như hai ngôn ngữ nước ngoài.
    Khi xưa, Unicode chưa có, thì mới có văn bản bằng tiếng phổ thông .
    Sau khi Unicode có, thì tiếng phổ thông được lên Internet, rồi dần
    dần các chữ Nôm (đương nhiên của ViệtNam) được đăng ký vào Unicode .
    Cùng lúc, các chữ của tiếng Quảng Đông cũng được đăng ký vào Unicode,
    và cũng là chữ Hán, nhưng các chữ Hán này chỉ có trong từ điển Quảng
    Châu, và các từ điển Hán lớn, không đủ chỗ trong các từ điển Hán nhỏ.
    Khi chưa có Unicode, người Hán Quảng Châu có thể viết và in báo kiểu
    xưa không cần Unicode lời mình nói ra mà không phải dịch thành tiếng
    Phổ thông. Ngày nay, tuy Unicode đã có nhiều chữ hơn, nhưng cũng không
    thể có hết các từ tiếng Quảng Đông, gọi tắt là Bạch Thoại. Người Hoa
    ở ViệtNam phần lớn là người nói tiếng Quảng, và văn hoá thấp. Người văn
    hoá cao có thể viết được tiếng Quảng y chang như nói, nhưng người văn
    hoá thấp chỉ có thể viết được tiếng Phổ thông thôi. Người văn hoá thấp
    nữa thì chỉ viết được tên họ. Các giòng chữ trên TV và phim ảnh của
    Hồng Kông phần lớn là tiếng Phổ thông, không khớp với lời nói. Nếu bạn
    có DVD thì có thể dừng lại mà đếm âm xem có đúng với số chữ trên màn
    ảnh không.
    Ví dụ một câu tiếng Việt: "Cái gì cũng không biết" thì người Hoa nói
    tiếng phổ thông là "Sẩn ma yể pu tri tao" và theo giọng Quảng thì là
    "Sập mố yể pắt tri tâu" theo tiếng Hán Việt là "Thập ma dã bất tri đạo"
    nhưng theo tiếng Quảng thì là "Mắt yể tấu ừm tri" và nghĩa Việt theo
    từng chữ là "Cái gì đều không biết" trong đó chữ Mắt yể không viết
    ra chữ Sẩn ma được, nhưng chữ Tấu là đều, và chữ Yể là cũng thì đều
    có thể viết và hiểu bằng tiếng phổ thông, chỉ có cách nói khác mà thôi.
    Còn tiếng nói, thì tiếng nào cũng hay cả, một khi yêu nó .
  8. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    À quên, câu ví dụ trên thì tiếng Quảng còn có cách nói hay xài hơn là
    "ừm xếch" có nghĩa là "không biết" trong đó chữ "xếch" thì âm Hán Việt
    là "thức." Người nói tiếng Phổ thông thì hay nói "pắt tri" âm Hán Việt
    là "bất tri."
    Vậy trong cái câu ngắn gọn và loài người hay nói này thì tiếng Quảng
    có 3 chữ không xài trong tiếng Phổ thông là "Mắt yể" (cái gì) và "ừm"
    (chẳng), và có 8 chữ có trong tiếng phổ thông nhưng không xài như tiếng
    phổ thông là "sập mố" (cái gì), "yả" (cũng), "tấu" (đều), "pắt"
    (không), "tri tao" ( biết), và "xếch" (biết).
    Thực tế, khi nghe người Quảng nói câu này, thì người nói tiếng Phổ
    thông chẳng hiếu nổi lấy một từ, nhưng khi đọc chữ viết thì nhận được
    vài chữ, nhưng chủ ngữ và từ phủ định không đọc được thì cả câu cũng
    không thể hiểu được.
    Còn câu thứ nhất trong 36 câu tôi trích dẫn thì có nghĩa là:
    Anh có phải người địa phương ở đây không?
  9. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Vậy mà trước đây tôi lại cứ tưởng:
    - "Bạch thoại" là thứ tiếng nói hàng ngày dùng trong giao tiếp cho dễ hiểu, nhưng không chuẩn xác về ngôn từ, ngữ pháp.
    - Ngưọc lại với "Bạch thoại" là "Văn ngôn" là thứ ngôn ngữ trong sách vở, văn bản. Ngôn ngữ này chính xác về từ cũng như ngữ pháp để tránh những sự nhầm lẫn có thể có khi dùng văn ngôn. Nhưng nó cũng rườm rà và phức tạp hơn.
    Theo tôi được biết thì trong ngôn ngữ nào cũng có hai hình thái trên.( Tiếng Việt, Anh, Nga, Pháp .....) Mỗi hình thái cũng có những nhóm từ vựng riêng, thành ngữ riêng. VD: các bạn nam có thể khen "con bé đó hơi bị đẹp đấy" Nhưng trong văn bản không thể viết "sản phẩm này hơi bị đạt chất lượng" được.
    Bạch thoại với tư cách là tiếng nói hàng ngày nên thay đổi theo thói quen, giọng điệu địa phương. VD: ở Sơn tây người ta nói "trong gói thuôc còn nhõn điếu" thay cho "trong gói thuốc lá còn mỗi một điếu" như nơi khác thường nói.
    Thậm chí mỗi tầng lớp, nhóm người trong xã hội cũng có thể có những quy ước riêng về từ vựng để hiểu nhau.
    Tôi không hiểu những quan niệm của tôi ở trên có sai không. Từ "Bạch thoại" tôi dùng có đúng không?
    Được datvn sửa chữa / chuyển vào 23:12 ngày 18/01/2009
  10. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Định nghĩa này gần đúng thời cổ.
    Lúc ấy "văn ngôn" là ngôn ngữ để viết, không đúng ngữ pháp, rất ngắn
    gọn, khó hiểu, dễ hiểu sai. Bây giờ người ta gọi là "cổ văn." Các sách
    cổ Trung Hoa ngày nay đều có bản dịch bạch thoại tương đương để người
    đọc đối chiếu nguyên văn và hiểu nghĩa. Ai không thích bản gốc, thì cứ
    đọc bản dịch thôi. Điều này rất tiện cho người Hoa và người nước ngoài,
    vì chỉ người Hoa học trên đại học và có tuổi mới đủ sức đọc nguyên văn
    sách cổ. Sử Ký của Tư Mã Thiên trên Internet có cả bản gốc lẫn bản dịch
    ra tiếng Hoa hiện đại, nhưng nhiều người không đủ sức hiểu, nên mới xảy
    ra các học thuyết của Trần Đại Sỹ và Trương Thái Du. Bạn nên tham khảo
    mà coi, cuốn đó được viết với từng cụm 4 từ, chẳng có ngữ pháp gì cả, phảy chấm tuỳ tiện, một chủ ngữ xài cho một dãy dài những chuỗi
    cách nhau bằng dấu phảy. Cũng không nên trách lỗi này, vì sách báo
    Hoa ngày nay cũng mắc lỗi này, và không ít người Việt viết trên TTVNOL
    cũng mắc lỗi này.
    Ngày nay "bạch thoại" có hai nghĩa, là tiếng nói hàng ngày, cũng là
    chữ viết trong sách vở, báo chí, không phải là "cổ văn" và nghĩa hẹp
    là những tiếng địa phương như tiếng Thượng Hải, Triều Châu, Quảng Đông,
    và Khách gia (tôi không nhớ hết, nhưng biết chắc một điều rằng chúng
    chỉ ở ven biển, kể từ Thượng Hải, xuống đến sát ViệtNam), nghĩa rất hẹp
    nữa là tiếng Quảng Đông, kể cả Hương Cảng (HongKong) và Áo Môn (Macau).
    Nghĩa này cũng là tiếng người Việt ở miền bắc xài để chỉ 2 thứ tiếng
    Trung Quốc là Quan Thoại và Bạch Thoại. Bác Hồ cũng giỏi 2 thứ tiếng
    này, và cũng gọi tiếng Quảng Đông là Bạch Thoại. Hồi còn trẻ không
    hiểu biết mấy, tôi cũng chỉ biết có 2 từ này, mà không hiểu gì hết
    về ý nghĩa của chúng cả. Lúc ấy tôi chỉ biết có 1 nghìn từ thông dụng
    tiếng Quan Thoại, mà không biết tiếng Quảng, mặc dù bạn bè quen biết
    tôi biết nói tiếng Quảng, nhưng chỉ biết viết tiếng Quan Thoại. Họ cũng
    chẳng giải thích được vì sao họ nói một đằng, viết một nẻo.
    Nếu nghiên cứu văn học cổ Trung Hoa, bạn sẽ quen hiểu "cổ văn" hay
    "văn ngôn" là thứ ngôn ngữ của sách cổ, còn "bạch thoại" là ngôn ngữ
    trong sách vở ngày nay.
    Từ điển Hoa cũng có các nghĩa này, nhưng không giải thích tường tận và
    tỉ mỉ. Trong lịch sử văn học, và lời nói đầu của cuốn Thuỷ Hử mới nói
    Thuỷ Hử là cuốn đầu tiên được viết bằng văn bạch thoại như ngày nay.

Chia sẻ trang này